1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luật kinh doanh Đề tài công ty cỗ phần

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Ty Cổ Phần
Tác giả Nhóm Thực Hiện: July
Người hướng dẫn GVHD: Lê Thị Hồng Liễu
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Kinh Doanh
Thể loại Báo Cáo Chuyên Đề
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 679,56 KB

Nội dung

1 Cơ sỡ pháp lý công ty cổ phần:Theo Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 , công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó : + Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cỗ phần + Nhi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-Báo Cáo Chuyên đề MÔN: LUẬT KINH DOANH

ĐỀ TÀI: CÔNG TY CỖ PHẦN

GVHD: LÊ THỊ HỒNG LIỄU

Nhóm thực hiện: JULY

Tp Hồ Chí Minh – 8.2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG

NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp Hồ Chí Minh, ngày17 tháng 8 năm 2024

Thông tin các thành viên trong nhóm:

STT

1

2

3

4

5

6

7

Trang 3

1) Cơ sỡ pháp lý công ty cổ phần:

Theo Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 , công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó :

+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cỗ phần

+ Nhiều chủ sở hữu ( tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối

đa )

+ Cổ đông chịu trách nhiệm trong vi phạm góp vốn

+ Cổ đông được quyền chuyển nhượng vốn

+ Cố tư cách pháp nhân

+ Được quyền pháp hành cổ phần, trái phiếu và các loại chính khoán khác của công ty

2) Chủ thể được phép thành lập :

Thành lập công ty cổ phần phải có tối thiểu 03 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng tối đa (điểm b khoản 1 Điều 111 Luật Doanh Nghiệp 2020)

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân ( điểm b khoản 1 Điều 111 Luật Doanh Nghiệp 2020)

3) Phân loại trách nhiệm của các thành viên trong doanh nghiệp trên ? Có tư cách pháp nhân không? Vì sao?

- Đại hội đồng cổ đông:

Trang 4

 Thông qua định hướng phát triển của công ty: Xác định chiến lược và kế hoạch phát triển dài hạn

 Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán: Bao gồm việc quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần

 Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Kiểm soát viên: Đảm bảo cơ cấu quản lý và giám sát hiệu quả

 Quyết định đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị lớn: Thường là

từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên, trừ khi Điều lệ công ty quy định khác

 Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty: Đảm bảo các quy định nội

bộ phù hợp với pháp luật và tình hình thực tế

 Thông qua báo cáo tài chính hàng năm: Đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

 Quyết định mua lại cổ phần: Thường là trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại

 Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị và Kiểm soát viên: Đảm bảo trách nhiệm và minh bạch trong quản lý

 Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty: Đưa ra các quyết định quan trọng về sự tồn tại và phát triển của công ty

Trang 5

 Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát: Đảm bảo

sự công bằng và động lực cho các thành viên quản lý

- Hội đồng quản trị:

 Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;

 Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông

 Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục

 trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;

 Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty

- Giám đốc hoặc tổng giám đốc:

 Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;

 Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

 Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công;

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

 Tuyển dụng lao động;

 Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh

Các thành viên trong doanh nghiệp có tư cách pháp nhân vì theo điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, vì nó được tổ chức theo quy định pháp luật, có cơ cấu quản lý độc lập, tài sản tách bạch và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp

Trang 6

4) Cơ Cấu tổ chức hoạt động của công ty cổ phần:

Đại hội đồng cổ đông:

- Đây là cơ quan cao nhất của công ty cổ phần, bao gồm tất cả các

cổ đông có quyền biểu quyết

- Đại hội đồng cổ đông có quyền thông qua các quyết định quan trọng như: bầu và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, phê duyệt báo cáo tài chính, chia lợi nhuận, và thay đổi điều lệ công ty

Hội đồng quản trị:

- Là cơ quan quản lý công ty, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra

- Hội đồng quản trị quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển và định hướng hoạt động của công ty

- Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu cơ quan này và có quyền tổ chức các cuộc họp và điều hành hoạt động của Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát:

- Ban kiểm soát chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động tài chính, kế toán và kiểm toán của công ty nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định nội bộ

- Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và báo cáo trực tiếp lên Đại hội đồng cổ đông

Ban Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc/ Giám đốc):

- Ban Giám đốc là cơ quan điều hành, quản lý trực tiếp các hoạt động hàng ngày của công ty

- Tổng giám đốc/Giám đốc là người đứng đầu Ban Giám đốc, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động kinh doanh và thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị

Các phòng ban chức năng: Các phòng ban này sẽ hỗ trợ hoạt

động của Ban Giám đốc và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cụ thể như tài chính, nhân sự, marketing, sản xuất, và phát triển kinh doanh

Trang 7

5) Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn,

bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

6) Hội đồng thành viên( Triệu tập, điều kiện họp) của công ty cổ phần:

*Triệu tập cuộc họp ( Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020):

1 Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường Hội đồng quản trị triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:

a) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty; b) Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật; c) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này;

d) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;

đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty

2 Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp;

b) Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;

c) Lập chương trình và nội dung cuộc họp;

d) Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp;

đ) Dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp; danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên

Trang 8

trong trường hợp bầu thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

e) Xác định thời gian và địa điểm họp;

g) Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Luật này;

h) Công việc khác phục vụ cuộc họp

đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty

*Điều kiện họp (Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020):

1 Cuộc họp Đại hội cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định

2 Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện thi thông báo mời họp lần thứ hai (30 ngày từ ngày dự hợp lần thứ nhất) có

số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên

3 Trường hợp cuộc lần thứ hai không đủ điều kiện thì thông báo mời họp lần thứ ba (20 ngày từ ngày dự họp lần thứ hai), lần này không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp

7) Cách thức chia lợi nhuận trong công ty cổ phần

Hình thức chi trả lợi nhuận

- Theo khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật

- Như vậy, cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, tài sản khác hoặc cổ phiếu (cổ phiếu là chứng chỉ do công ty phát hành xác nhận quyền sở hữu cổ phần) Việc chi trả này sẽ dẫn đến những hệ quả khác nhau, cụ thể:

Trang 9

Chi trả bằng tiền mặt và

tài sản khác Chi trả bằng cổ phiếu

Cổ đông sẽ có thêm

khoản thu nhập từ hoạt

động kinh doanh có lãi

của công ty

- Vốn điều lệ của công ty

được giữ nguyên

Số lượng cổ phần của cổ đông

và tổng số vốn điều lệ của công

ty tăng thêm

- Là hình thức “tái đầu tư” đối với cổ đông Số cổ phần cổ đông sở hữu càng nhiều thì mức

cổ tức năm tiếp theo họ được nhận càng cao

Quy trình chi trả lợi nhuận

- Theo điểm b khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần Tuy nhiên, Hội đồng quản trị có quyền kiến nghị mức cổ tức được trả

- Căn cứ khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, quy trình công

ty chi trả cổ tức cho cổ đông như sau:

- Bước 1 : Hội đồng quản trị kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết

định thời hạn và thủ tục trả cổ tức

- Bước 2 : Đại hội đồng cổ đông tiến hành cuộc họp thường niên để

xem xét phương án trả cổ tức, quyết định mức cổ tức đối với mỗi

cổ phần của từng loại

- Bước 3 : Sau khi ấn định thời gian trả cổ tức, Hội đồng quản trị lập

danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức

- Bước 4 : Gửi thông báo về việc trả cổ tức tới các cổ đông Thông

báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là

15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức

Trang 10

- Bước 5 : Tiến hành chi trả cổ tức Cổ tức phải được thanh toán đầy

đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên

- Lưu ý:

- Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả

cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty

- Nếu chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần Tuy nhiên, công ty phải đăng ký tăng vốn điều

lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức

- Tóm lại, điểm nổi bật về cách thức chia lợi nhuận trong công ty cổ phầnlà cổ đông sẽ được nhận cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ phần theo Điều lệ Việc chi trả cổ tức cho cổ đông sẽ được công ty thực hiện hằng năm

- Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tình huống về luật công ty cổ phần để bạn tham khảo:

8) Câu hỏi trắc nghiệm:

1 Số lượng thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần?

A Từ 3 đến 11 thành viên

B Không hạn chế số lượng thành viên

C Từ 3 thành viên trở lên

D Từ 11 thành viên trở xuống

2 Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về giải thể công ty được thông qua khi?

A Số đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất

cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành

B Số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành

C Số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất

cả cổ đông công ty tán thành

Trang 11

D Số cổ đông đại diện từ 50% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành

9) Bài tập tình huống:

1 Công ty cổ phần Y có 5 thành viên Hội đồng quản trị: A là Tổng giám đốc, B là Chủ tịch Hội đồng quản trị, C, D và E là thành viên Trong một cuộc họp, E vắng mặt và kết quả biểu quyết là B và C cùng ý kiến, A và D cùng ý kiến Quyết định cuối cùng thuộc về phía nào?

A B và C

B Quyết định không được thông qua do cuộc họp vắng E nên không hợp lệ

C A và D

D Phải biểu quyết lại

2 Công ty cổ phần Z có 4 cổ đông sáng lập: A, B, C, và D A sở hữu 40% cổ phần, B sở hữu 30%, C sở hữu 20%, và D sở hữu 10% Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, A đề xuất phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ Tuy nhiên, B và C phản đối Quyết định cuối cùng sẽ như thế nào?

A Đề xuất của A được thông qua nếu D ủng hộ

B Đề xuất của A không được thông qua

C Đề xuất của A được thông qua nếu có sự đồng ý của ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết

D Đề xuất của A được thông qua nếu có sự đồng ý của ít nhất 50% tổng số phiếu biểu quyết

Ngày đăng: 28/12/2024, 14:55