Vì vậy, việc doanh nghiệp tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng các quyết định mua của khách hàng là vô cùng cần thiếtbởi thị trường mì ăn liền tuy rất hấp dẫn nhưng không phải ai cũng thành cô
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN: NGHIÊN CỨU MARKETING
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ QUYẾT ĐỊNH MUA CÁC SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lớp học phần: DHMK15D- 420300396704 Khoa: Quản trị kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Túc Nhóm thực hiện: Nhóm 12
TP.HCM, ngày 24 tháng 10 năm 2021
Trang 3Chương I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.3 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
1.4.1 Câu hỏi nghiên cứu tổng quát
1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
1.6.1 Ý nghĩa lý thuyết
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
1.7 Kết cấu đề tài nghiên cứu
Chương II: CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 Các khái niệm mì ăn liền
2.1.1 Khái niệm mì ăn liền
2.1.2 Khái niệm người tiêu dùng
2.1.3 Quy trình ra quyết định mua
2.1.4 Khái niệm hành vi tiêu dùng
2.2 Nghiên cứu thị trường mì ăn liền ở TP HCM
2.2.1 Tổng quan về sản phẩm mì ăn liền và các nhà cung cấp tại Việt Nam2.2.2 Đối tượng khách hàng
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng ( văn hóa, xã hội, tấm lí, bản thân)
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới số lượng mì tiêu thụ
2.4 Các lý thuyết liên quan
2.5 Mô hình nghiên cứu
2.5.1 Bảng tóm tắt các yếu tố trong mô hình tham khảo
2.5.2 Biện luận các yếu tố đưa vào mô hình đề xuất
2.5.3 Mô hình đề xuất
2.5.4 Định nghĩa các yếu tố trong mô hình đề xuất
2.5.5 Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Sơ đồ nghiên cứu
Trang 43.3.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ
3.3.2 Chọn mẫu nghiên cứu và cỡ mẫu
3.3.2.1 Phương pháp chọn mẫu
3.3.2.2 Công thức tính cỡ mẫu
3.3.3 Đo lường và thu thập dữ liệu
3.3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.3.5 Phương pháp phâ tích dữ liệu
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thống kê mô tả mẫu
4.1.1 Kết quả thu thập và sang lọc phiếu khảo sát
4.1.2 Mô tả cấu trúc mẫu
4.1.2.1 Cơ cấu giới tính
4.1.2.2 Cơ cấu về độ tuổi
4.1.2.3 Cơ cấu về thu nhập
4.1.2.4 Cơ cấu về nghề nghiệp
4.1.2.5 Tần suất
4.1.2.6 Lý do sử dụng
4.1.2.7 Các thương hiệu đã dùng
4.2 Kiểm định Cronbach Alpha
4.2.1 Thang đo nhân tố thương hiệu
4.2.2 Thang đo nhân tố giá cả
4.2.3 Thang đo nhân tố chất lượng
4.2.4 Thang đo nhân tố bao bì
4.2.5 Thang đó nhân tố chiêu thị
4.2.6 Thang đo quyết định mua
4.3 Phân tích nhân tố EFA
4.4 Phân tích tương quan Pearson
4.5 Phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết
4.5.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình
4.5.2 Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy
4.5.2.1 Giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư
4.5.2.2 Giả định liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
4.5.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Trang 54.6 Phân tích phương sai ANOVA giữa các biến kiểm soát
4.6.1 T-test: Kiểm định sự khác biệt trung bình ý định mua hàng của người tiêu dùng tại TP.HCM theo giới tính
4.6.2 T-test: Kiểm định khác biệt về quyết định mua sản phẩm mì ăn liền của người tiêu dùng tại TP.HCM theo độ tuổi
4.6.3 T-test: Kiểm định sự khác biệt trung bình về ý định mua hàng của người tiêu dùng tại TP.HCM theo nghề nghiệp
4.6.4 T-test: Kiểm định sự khác biệt về quyết định mua sản phẩm mì ăn liềncủa người tiêu dùng tại TP.HCM theo thu nhập
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN ĐỂ TĂNG Ý ĐỊNH MUA HÀNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu
5.2 Hàm ý quản trị nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm mì ăn liền để tăng ý định mua hàng của người tiêu dùng
5.3 Hạn chế của nghiên cứu
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trang 61.1 Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, xã hội đang dần phát triển và cuộc sống con người ngày càng nâng cao, đồng thời người ta cũng dành nhiều thời gian cho công việc hơn Vì thế, người tiêu dùng đã và đang có xu hướng sử dụng các sản phẩm mang tính tiện lợi ngày càng cao Và chính do nhu cầu này , mì ăn liền ra đời
Đến nay, hiếm có sản phẩm nào có độ phủ sóng rộng khắp như mì ăn liền và cũng khó sản phẩm nào lại có tiếng nói chung về khẩu vị giữa người giàu và người nghèonhư mì ăn liền Cuộc chiến chạy đua giữa các doanh nghiệp nhằm cạnh tranh vị trí trong tâm trí của khách hàng chưa bao giờ hạ nhiệt Vì vậy, việc doanh nghiệp tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng các quyết định mua của khách hàng là vô cùng cần thiếtbởi thị trường mì ăn liền tuy rất hấp dẫn nhưng không phải ai cũng thành công khi bước vào nếu như không thực sự hiểu rõ về những mong muốn, hành vi mua của người tiêu dùng Khi doanh nghiệp hiểu và nắm rõ được nguyên lý hoạt động cũng như các yếu tố có thể tác động đến hành vi khách hàng, thì việc vạch ra chiến lược đưa sản phẩm tiếp cận đến khách hàng sẽ có hiệu quả hơn
Ngày nay, sản phẩm mì ăn liền đã trở nên quá quen thuộc với mọi người thậm chí sản phẩm này dường như có sẵn trong bếp của mọi nhà Tiện lợi trong cách sử dụng
và đa dạng trong chế biến, mì ăn liền đã là người bạn hết sức thân thuộc với tất cả người Việt Nam còn bởi yếu tố giá cả rất hợp lý Vậy nên, khách hàng rất dễ thay đổi thương hiệu nếu như không còn cảm thấy hài lòng với sản phẩm hiện tại Do đó,doanh nghiệp muốn thương hiệu của mình tồn tại trong suy nghĩ của khách hàng và
xa hơn nữa là tin tưởng để quyết định lựa chọn sản phẩm thì cần phải hiểu được chính xác những yếu tố nào tạo nên cơ sở tác động đến quyết định mua của khách hàng Không những vậy, theo nghiên cứu mì ăn liền được các công ty nghiên cứu thị trường xếp vào nhóm 7 thực phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh và nhu cầu
mì ăn liền Việt Nam đạt khoảng 5 tỷ gói (2015) Đặc biệt, vào thời điểm dịch
covid-19 đang diễn ra vô cùng phức tạp như lúc này thì nhu cầu sử dụng sản phẩm mì ăn liền của khách hàng tăng đột ngột
Từ tất cả những lí do trên ,nên nhóm 12 đã quyết định thảo luận và tiến hành nghiêncứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm mì ăn liền của khách hàng tại Tp.HCM
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
Đưa ra các giải pháp để nâng cao khả năng quyết định mua các sản phẩm mì ăn liềncủa khách hàng tại Tp.HCM
Trang 7- Những đề xuất hàm ý quản trị để nâng cao khả năng quyết định mua sản phẩm mì
ăn liền của khách hàng tại Tp.HCM
1.3 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát:
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định mua các sản phẩm mì ăn liền của khách hàng tại Tp.HCM
- Đối tượng khảo sát: Khách hàng có thói quen đã và đang sử dụng mì ăn liền sử dụng mì ăn liền tại TP.HCM
1.4 Câu hỏi nghiên cứu:
1.4.1 Câu hỏi nghiên cứu tổng quát:
Giải pháp nào để nâng cao khả năng quyết định mua các sản phẩm mì ăn liền của khách hàng tại Tp.HCM?
1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể:
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm mì ăn liền của khách hàng tại Tp.HCM?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động như thế nào đến quyết định mua sản phẩm mì ăn liền của khách hàng tại Tp.HCM?
- Có sự khác biệt về quyết định mua các sản phẩm mì ăn liền của khách hàng tại Tp.HCM theo đặc điểm cá nhân hay không?
- Những đề xuất hàm ý quản trị nào để nâng cao khả năng quyết định mua sản phẩm
mì ăn liền của khách hàng tại Tp.HCM?
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính:
Trang 8Phương pháp này được thực hiện thông qua việc phỏng vấn một số khách hàng đã mua và chưa mua sản phẩm mì ăn liền nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định mua đồng thời phát triển thang đo của những yếu tố này đối với sản phẩm Ngoài ra, nhóm còn thực hiện phương pháp này thông qua việc quan sát hành vi mua hàng của khách hàng tại Tp.HCM
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Phương pháp này được thực hiện thông qua khảo sát khách hàng bằng bảng câu hỏichi tiết Cách thức lấy mẫu là chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất Dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được xử lý trên hệ thống phần mềm SPSS Thang đo được dùng để kiểm định là Cronbach’s Alpha Sau đó sẽ tiến hành kiểm định mô hình lý thuyết bằng phương pháp phân tích hồi quy bội qua đó xác định cường độ tác động của cácyếu tố tác động đến các hành vi mua hàng của khách hàng
1.6 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu:
1.6.1 Ý nghĩa lý thuyết:
Nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, về ý định mua, các
mô hình lý thuyết về hành vi người tiêu dùng
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm mì ăn liền của khách hàng tại Tp.HCM, từ đó sẽ giúp các nhà quản trị nâng cao khả năng thu hút, quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm mì ăn liền
1.7 Kết cấu đề tài tiểu luận:
Đề tài được trình bày theo kết cấu 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương này sẽ trình bày khái quát lí
do chọn đề tài nghiên cứu Sau đó sẽ xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lí luận Chương này sẽ trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến hành vi mua của người tiêu dùng, thị trường mì ăn liền ở Tp.HCM Qua đó sẽ
đề xuất các mô hình nghiên cứu cho phù hợp
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày những cách thức, phương pháp thực hiện nghiên cứu, điều chỉnh thang đo, cách thức phân tích dữ liệunghiên cứu
Trang 9Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày các thông tin về mẫu khảo sát, kiểm định các thang đo, các gải thuyết nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị Ở chương cuối cùng, bài tiểu luận tóm tắt các kết quả nghiên cứu được, đồng thời đề xuất ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng thu hút, quyết định mua của khách hàng và nêu lên những hạn chế, những khuyến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm mì ăn liền
Theo Wikipedia định nghĩa mì ăn liền như sau: Mì ăn liền hay ăn liền, còn gọi
là mì tôm (thông dụng trong tiếng Việt miền Bắc), là một sản phẩm ngũ cốc ăn liền, dạng khô, được đóng gói cùng gói bột xúp, dầu gia vị, nguyên liệu sấy khô,…Gia vị thường được đóng thành từng gói riêng hoặc được rót sẵn chung với vắt mì (mì ly) Khi ăn chỉ cần chế nước sôi vào hoặc có thể ăn sống Sản phẩm này đặc trưng bằng việc sử dụng quá trình gelatin hóa sơ bộ và khử nước bằng cách chiên (mì chiên) hoặc sấy (mì không chiên)
2.1.2 Khái niệm người tiêu dùng
Dưới góc độ kinh tế, theo từ điển Kinh tế học hiện đại định nghĩa: “Người tiêu
dùng là bất cứ đơn vị kinh tế nào có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng…, thông thường, người tiêu dùng được coi là một cá nhân nhưng trên thực tế, người tiêu dùng có thể là cơ quan, các cá nhân và nhóm cá nhân Trong trường hợp cuối cùng, điều đáng lưu ý là, để có quyết định, đơn vị tiêu dùng là hộ gia đình chứ
không phải là cá nhân”
Tại Việt Nam, khái niệm pháp lý người tiêu dùng được đề cập đến đầu tiên trong Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 Sau này, khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 được ban hành thay thế Pháp lệnh, nhiều nội dung đã được sửa đổi, bổ sung Tuy nhiên, khái niệm “Người tiêu dùng” vẫn được quy định như trong Pháp lệnh Theo đó, Khoản 1 Điều 3 quy định: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”
2.1.3 Quy trình ra quyết định mua
Quy trình ra quyết định mua gồm 5 giai đoạn:
- Nhận biết nhu cầu:
Trang 10 Nhu cầu được hình thành khi khách hàng hay người tiêu dùng nhận ra sự khác biệt giữa thực tế và mong muốn của họ
Nhu cầu này có thể bị kích thích bởi các kích thích bên trong (nhu cầu cơ bản của con người ví dụ như đói hoặc khát, khi các kích thích này tác động đến một mức độ nào đó buộc con người phải thỏa mãn chúng) và các kích thích bên ngoài (ví dự như các biển quảng cáo, băng rôn, )
- Tìm kiếm thông tin
Khách hàng tìm kiếm thông tin nhằm tìm ra sản phẩm/dịch vụ mà họ cho rằng là tốt nhất
Các nguồn thông tin có thể bao gồm nhiều nguồn như nguồn thông tin thương mại (đến từ các chuyên gia tiếp thị), nguồn tin cá nhân (người thân, bạn bè, hàng xóm, )
- Đánh giá các thay thế
Ở giai đoạn này, người mua đánh giá các thương hiệu/sản phẩm khác nhau dựa trên nhiều thuộc tính nhằm mục đích chính là tìm hiểu xem những thương hiệu/sản phẩm với những thuộc tính này có thể mang lại lợi ích mà mình đang tìm kiếm hay không
Hệ thống đánh giá sẽ bao gồm các quy tắc sau:
Quy tắc đánh giá dựa trên chức năng kinh tế và quy tắc tâm lý cảm xúc
Quy tắc đánh giá về hình ảnh nhãn hàng khắc ghi trong tâm trí người tiêudùng
Quy tắc đánh giá dựa trên thái độ đối với nhãn hàng và sản phẩm
Quy tắc đánh giá dựa trên mức độ cấp thiết của nhu cầu và quyết địnhmua
- Quyết định mua
Giai đoạn này bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố:
Yếu tố thứ nhất là quan điểm của người khác và mức độ sẵn lòng nghe theo các quan điểm này của người mua
Yếu tố thứ hai là các tình huống bất ngờ, không thể dự đoán được như suy thoái kinh tế, suy giảm tiền lương,
- Hành vi sau mua
Các hành vi sau khi mua của khách hàng và cách giải quyết sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc giữ khách hàng Trong ngắn hạn, khách hàng sẽ tiến hành so sánh kỳ vọng về sản phẩm với tính hiệu quả mà nó thực sự mang lại và sẽ cảm thấy hài lòng (nếu tính hiệu quả của sản phẩm vượt xa kỳ
Trang 11vọng) hoặc không hài lòng (nếu tính hiệu quả của sản phẩm không được như kỳ vọng)
Khách hàng cảm thấy hài lòng với sản phẩm thì họ sẽ nảy sinh một lòng trung thành với thương hiệu và rồi giai đoạn tìm kiếm thông tin cũng như
đo lường - đánh giá sẽ diễn ra một cách nhanh chóng hoặc thậm chí bị bỏ qua hoàn toàn
Khách hàng cảm thấy không hài lòng với sản phẩm, họ sẽ có hai hướng phản ứng Ở hướng thứ nhất khách hàng sẽ chọn cách im lặng và âm thầm chuyển sang các thương hiệu khác hoặc họ lan truyền các thông tin xấu về sản phẩm cũng như doanh nghiệp Theo hướng thứ hai, khách hàng sẽ phản ứng một cách công khai, họ có thể trực tiếp đòi nhà sản xuất bồi thường hoặc khiếu nại
2.1.4 Khái niệm hành vi tiêu dùng
- Thuật ngữ hành vi người tiêu dùng (Tiếng Anh: Consumer Behavior) là
hành vi của người tiêu dùng có thể được định nghĩa là những hành vi của các
cá nhân (người tiêu dùng) liên quan trực tiếp đến việc tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn, sử dụng và loại bỏ hàng hóa và dịch vụ Hay nói cách khác, hành vi người tiêu dùng là quá trình và hành động ra quyết định của những người liên quan đến việc mua và sử dụng sản phẩm
- Theo Philip Kotler, “ hành vi của người tiêu dùng là việc nghiên cứu cách các cá nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng và trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ”
- Theo David L.Loudon & Albert J Della Bitta, “hành vi người tiêu dùng
được định nghĩa là quá trình ra quyết định và hành động thực tế của các cá nhân khi đánh giá, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ những hàng hoá và dịch vụ”
2.2 Nghiên cứu thị trường mì ăn liền ở TP.HCM
2.2.1 Tổng quan về sản phẩm mì ăn liền và các nhà cung cấp tại Việt Nam
- Theo một báo cáo được công bố mới đây của Kantar Worldpanel về thị trường
mì ăn liền Việt Nam trong 2 quý đầu năm 2019, bình quân khối lượng tiêu thụ
mì ăn liền tính trên đầu người mỗi năm tại khu vực nông thôn lên đến 56 gói;
ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ là 36 gói Đáng chú ý, có đến 90%
hộ gia đình Việt Nam sử dụng thực phẩm này và bình quân cứ 2 ngày, thị trường lại đón nhận thêm một thương hiệu mì ăn liền mới Thị trường mì ăn liền ngày càng đa dạng về mẫu mã, bao bì, mùi vị, ngoài mì gói còn có mì ly,
mì tô… với đủ vị chua cay, chay và luôn đặt tính tiện lợi lên hàng đầu để người tiêu dùng dễ dàng sử dụng
Trang 12- Một số nhà cung cấp mì ăn liền tại Việt Nam
Acecook: làđơn vị đứng đầu trong lĩnh vực mì ăn liền, Acecook chính thứcgia nhập thị trường vào năm 1995, cho đến nay và vẫn được coi là “đại gia”đầu ngành, khi thị phần chiếm đến 50% ở thành phố và 43% trên cả nước Sản phẩm được ưa chuộng nhất của Acecook chính là mì ăn liền Hảo Hảo, với lượng cung ứng bình quân gần 3 tỷ gói mỗi năm Theo báo cáo hồi tháng 6-2021 của Facts & Factors chỉ ra Acecook Việt Nam là một trong 11 nhà máy sản xuất mì gói lớn nhất khu vực Châu Á
Masan: doanh nghiệp với đa dạng các mặt hàng và có mạng lưới rộng khắpViệt Nam Theo kết quả khảo sát của Kantar Worldpanel, có khoảng 98%
hộ gia đình Việt Nam có sử dụng ít nhất một sản phẩm của Masan Trong
đó, phải kể đến là mì ăn liền Omachi, loại mì này thống trị phân khúc cao cấp với 45% thị phần, mì Kokomi hiện là nhãn hiệu mì bán chạy nhất tại miền Bắc với thị phần 41.5% Thị phần mì ăn liền của Masan đứng thứ hai với 27.9% toàn ngành
Asia Food: gắn liền với hình ảnh mì ăn liền Gấu Đỏ, Trứng Vàng Các nhà máy của Asia Food phân bổ khắp 3 miền và có công suất khoảng 1.25 tỷ góimỗi năm
Uniben: Uniben hiện đang sở hữu 2 nhà máy thực phẩm lớn và hiện đại bậc nhất, với các thương hiệu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh là 3 Miền, Reeva, JOCO và BONCHA Trong đó, mì 3 Miền là nhãn hiệu được người tiêu dùng Việt chọn mua hàng đầu liên tục từ 2015 đến nay với trên 27.5% thị phần
2.2.2 Đối tượng khách hàng
- Mì ăn liền là sản phẩm phổ thông nên đa số đối tượng khách hàng là những người tiêu dùng dễ tính Đối tượng khách hàng mục tiêu là sinh viên, trẻ em, các bà nội trợ và nhân viên văn phòng,… Mì ăn liền với các yếu tố như sự tiệnlợi, hương vị, đa dạng về chủng loại và giá cả phù hợp với tất cả các phân khúc người tiêu dùng, từ phân khúc bậc thấp, tầm trung cho đến phân khúc khách hàng cao cấp
- Đối tượng khách hàng miền bắc Người miền Bắc có xu hướng dùng các loại
mì đơn giản về khẩu vị , ngon, bổ dưỡng và không sợ nóng Đối tượng khách hàng miền nam có xu hướng thích vị chua cay với đủ các hương vị tôm, gà, bò,… Với thị trường mì ăn liền đa dạng như hiện nay có thể đáp ứng được đông đảo nguời tiêu dùng trên thị trường
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng: ( văn hóa, xã hội ,tâm lí,bản thân)
Trang 13- Các yếu tố văn hoá: Là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn và hành vi của người mua hàng Người làm marketing cần quan tâm đến các yếu tố này khi thiết kế chiến lược marketing hay các thông điệp quảng cáo, màu sắc và kiểu dáng sản phẩm hay thái độ của nhân viên bán hàng.
Văn hoá đặc thù: Mỗi nền văn hóa chứa đựng những nhóm nhỏ hay các vănhóa đặc thù, là những văn hóa tạo nên nét đặc trưng riêng và mức độ hòa nhập với xã hội cho các thành viên đó Các nhóm văn hóa đặc thù bao gồm các dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, các vùng địa lý
Tâng lớp xã hội: Tầng lớp xã hội là những giai tầng tương đối đồng nhất và bền trong một xã hội, được sắp xếp theo một trật tự tôn ti và các thành viên trong những thứ bậc ấy đều cùng chia sẻ những giá trị, mối quan tâm và cách cư xử giống nhau
- Các yếu tố xã hội: Hành vi của một người tiêu dùng cũng chịu sự tác động củanhững yếu tố xã hội như gia đình, vai trò và địa vị xã hội, nhóm tham khảo
Gia đình: Gia đình ảnh hưởng nhiều tới hành vi tiêu dùng của thành viên trong gia đình đó Ở những gia đình mà cha mẹ vẫn tiếp tục sống chung với con cái đã trưởng thành thì ảnh hưởng của họ mang tính chất quyết định có phần nhiều hơn Người làm marketing cần phải xác định xem thường thành viên nào có ảnh hưởng lớn hơn đến việc mua sắm những sản phẩm và dịch
vụ khác nhau
Vai trò, địa vị xã hội: người mua thường lựa chọn các sản phẩm nói lên vai trò và địa vị trong xã hội Người làm marketing cần nhận thức rõ khả năng thể hiện địa vị xã hội của các sản phẩm và nhãn hiệu
- Các yếu tố cá nhân
Tuổi tác: Mỗi độ tuổi đều có những thói quen và nhu cầu mua hàng khácnhau Dân chúng thay đổi hàng hóa và dịch vụ mà họ mua qua các giai đoạncủa cuộc đời họ Những người làm marketing thường chọn lọc các nhómkhách hàng theo chu kỳ sống và hoàn cảnh sống của họ làm thị trường mụctiêu của mình
Nghề nghiệp Mỗi nghề nghiệp cũng có những nhu cầu mua sắm khác nhau:
để phù hợp với nghề Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng tới việcmua sắm và tiêu dùng hàng hóa của họ Những nhà làm marketing cần địnhdạng những nhóm nghề nghiệp có nhiều quan tâm đến các sản phẩm vàdịch vụ của mình
Phong cách sống: Dù cho mọi người ở chung tầng lớp xã hội, chung độ tuổihay chung nền văn hóa thì cũng sẽ có những người có những phong cáchsống khác nhau dẫn đến nhu cầu mua sắm của họ cũng khác nhau
Hoàn cảnh kinh tế: Hoàn cảnh kinh tế của một người sẽ ảnh hưởng rất lớnđến sự lựa chọn sản phẩm của người đó Hoàn cảnh kinh tế của một người
Trang 14bao gồm số thu nhập dành cho tiêu dùng, số tiền gửi tiết kiệm và tài sản, kể
cả khả năng vay mượn và thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm
- Các yếu tố tâm lý
Động cơ: Nhu cầu mua sắm riêng của người tiêu dùng sẽ tạo thành động cơgây sức ép mạnh mẽ khiến họ phải tìm cách thoả mãn nhu cầu của mình
Nhận thức: Hành động mua hàng của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều
từ nhận thức Dưới cùng một hiện tượng, mỗi các nhân sẽ có sự nhận thứckhác nhau
Chú ý có chọn lọc: Con người trong xã hội luôn bị đặt trước một lượng lớnnhững tác nhân kích thích Họ sẽ không thể chú ý được hết tất cả mà sẽ có
sự chọn lọc
Chỉnh sửa có chọn lọc: Nhiều kích thích không được người dùng tiếp nhậnbởi thông tin không đáp ứng được ý định của họ và các cá nhân sẽ cố chỉnhsửa thông tin theo ý tưởng của mình
Lưu giữ có chọn lọc: Con người có xu hướng chỉ giữ những thông tin củng
cố niềm tin và quan điểm của họ
Sự hiểu biết: Hành vi tiêu dùng của con người có thể thay đổi do kết quảcủa những kinh nghiệm mà họ nhận được từ sự từng trải và học hỏi về cuộcsống
Niềm tin và thái độ: Nếu một người có niềm tin tốt vào sản phẩm của doanhnghiệp, họ sẽ thường xuyên quay lại và ưu tiên lựa chọn sản phẩm đó
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới số lượng mì tiêu thụ
- Giới tính: Giới tính là yếu tố cá nhân đầu tiên có ảnh hưởng tiên quyết đếnhành vi tiêu dùng Do những đặc điểm tự nhiên, phụ nữ và đàn ông có nhu cầutiêu dùng khác nhau và cách lựa chọn hàng hóa cũng khác nhau Các nghiêncứu đã cho thấy, nếu quyết định lựa chọn hàng hóa của phụ nữ căn cứ chủ yếuvào giá cả, hình thức, mẫu mã của hàng hóa thì đàn ông lại chú trọng đến côngnghệ, uy tín của hàng hóa này
- Nơi ở: Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã
- hội và cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau vàcách thức họ tiêu dùng khác nhau Cách sống “thủ cựu” được thể hiện trongcách ăn mặc bảo thủ, dành nhiều thời gian cho gia đình và đóng góp cho nhàthờ của mình Hay những người có thể chọn lối sống “tân tiến” có đặc điểm làlàm việc thêm giờ cho những đề án quan trọng và tham gia hăng hái khi có dịp
đi du lịch và chơi thể thao và chi tiêu nhiều hơn cho việc đáp ứng những nhucầu cá nhân
2.4 Các lí thuyết liên quan
Một trong những vấn đề cơ bản trong hành vi tiêu dùng là cách người tiêu dùngphát triển, thích nghi và ra quyết định mua hàng Việc ra quyết định của người tiêudùng có thể được định nghĩa như “mô hình hành vi của người tiêu dùng, có trình tự
Trang 15thực hiện, xác định và tuân theo quá trình ra quyết định đáp ứng nhu cầu bằng cácsản phẩm, ý tưởng hoặc dịch vụ”
- Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action- TRA)
Mô hình TRA cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành
vi tiêu dùng Để quan tâm hơn về các yếu tố góp phần đến xu hướng mua thìxem xét hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng Trong mô hìnhTRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm.Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các ích lợi cần thiết và
có mức độ quan trọng khác nhau Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì cóthể dự đoán gần kết quả lựa chọn của người tiêu dùng Trong mô hình thuyếthành động hợp lý thì niềm tin của mỗi cá nhân người tiêu dùng về sản phẩmhay thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến thái độ hướng tới hành vi, và thái độ hướngtới hành vi sẽ ảnh hưởng đến xu hướng mua chứ không trực tiếp ảnh hưởng đếnhành vi mua Do đó thái độ sẽ giải thích được lý do dẫn đến xu hướng mua sắmcủa người tiêu dùng, còn xu hướng là yếu tố tốt nhất để giải thích xu hướnghành vi của người tiêu dùng
- Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)
Được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA, Ajzen & Fishbein, 1980),giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướnghành vi để thực hiện hành vi đó Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồmcác nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức
độ nổ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó Xu hướng hành vi lại
là một hàm của ba nhân tố Thứ nhất, các thái độ được khái niệm như là đánhgiá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện Nhân tố thứ hai là ảnh hưởng xãhội mà đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không thựchiện hành vi đó Cuối cùng, thuyết hành vi dự định được Ajzen xây dựng bằngcách bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình TRA Thànhphần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thựchiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội
để thực hiện hành vi Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác độngtrực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảmnhận về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành
vi
2.5 Mô hình nghiên cứu
2.5.1 Bảng tóm tắt các yếu tố trong mô hình tham khảo
Trang 16Các yếu tố trong mô hình tham
Thái độ của người tiêu dùng
2.5.2: Biện luận các yếu tố đưa vào mô hình đề xuất
Nghiên cứu này lựa chọn mô hình dựa vào lý thuyết hành vi người tiêu dùng củaKotler và Keller (2012), thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein (1980),thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) Đây là những mô hình được lựa chọnnghiên cứu trong nhiều lĩnh vực tại nhiều quốc gia châu Á, trong đó có một sốnghiên cứu trong lĩnh vực quyết định mua thực phẩm
Trên nền tảng cùng là nghiên cứu quyết định mua sản phẩm thực phẩm, đây sẽ là cơ
sở lý thuyết vững chắc, giúp nghiên cứu vận dụng mô hình phù hợp với điều kiện nghiên cứu các sản phẩm mì ăn liền tại Tp.HCM Như vậy, mô hình đề xuất gồm 06yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua các sản phẩm mì ăn liền tại tp.HCM gồm: (1)Giá cả sản phẩm, (2) Chất lượng sản phẩm, (3) Thương hiệu, (4) Hoạt động chiêu thị, (5) Bao bì
2.5.3 Mô hình đề xuất
Trang 172.5.4 Định nghĩa các yếu tố trong mô hình đề xuất
- Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng của một sản phẩm là mức độ mà nó đáp ứng các mong đợi của khách hàng hiện tại hoặc tương lai Do đó, chất lượng của sản phẩm được định nghĩa về các thuộc tính của sản phẩm và phản ứng của người mua với những thuộc tính đó, đây được coi là yếu tố đầu tiên then chốt, chiếm 56% đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng
Chất lượng sản phẩm thường thể hiện ở mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, khả năng thỏa mãn thị hiếu người tiêu dùng … Nếu sản phẩm có chất lượng cao
sẽ được người tiêu dùng chú ý đến nhiều hơn, lấy được sự tín nhiệm của người dùng và ngược lại, chất lượng thấp sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi thịtrường Đây là nhân tố chủ quan thuộc về doanh nghiệp, thể hiện trình độ taynghề của người lao động và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật,các kinh nghiệm quản lý vào sản xuất kinh doanh
Giới tính
Độ tuổiNghề nghiệpThu nhậpChất lượng sản phẩm
Quyết địnhmua các sảnphẩm mì ăn
Giá cả sản phẩm
Thương hiệu
Hoạt động chiêu thị
Bao bì
Trang 18- Giá cả sản phẩm:
Giá cả sản phẩm là một trong những nhân tố chủ yếu tác động tới hoạt động tiêu thụ Xác định giá đúng sẽ thu hút được khách hàng đảm bảo khả năng tiêuthụ thu được lợi nhuận cao nhất hay tránh được ứ đọng, hạn chế thua lỗ Nếu như chất lượng sản phẩm là yếu tố đầu tiên thì giá cả cạnh tranh là yếu tố quantrọng mà các doanh nghiệp phải tính đến nếu muốn bán được hàng Trong thờiđại hội nhập như ngày nay, các doanh nghiệp không những phải cạnh tranh trong nước mà còn cả thị trường thế giới Do đó, để khách hàng chú ý và tìm mua sản phẩm thì cách duy nhất là giá cả cạnh tranh Có thể lợi nhuận sẽ bị giảm nhưng sẽ đem lại doanh thu và lợi nhuận khả quan nếu bán chủ yếu dựa vào số lượng
- Thương hiệu
Một thương hiệu là một tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hoặc thiết kế hoặc một sự kết hợp của tất cả những thứ đó, nhằm xác định các hàng hóa và dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán và để phân biệt với những đối thủ cạnh tranh Qua thực tiễn và sự hiểu biết con người ta có được niềm tin và thái
độ, điều này lại ảnh hưởng đến hành vi mua của họ vì vậy doanh nghiệp phải chiếm được lòng tin của khách hàng về các nhãn hàng của mình
- Hoạt động chiêu thị:
Hoạt động chiêu thị là các hoạt động truyền thông tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới người tiêu dùng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như sản phẩm, và mua sản phẩm của doanh nghiệp Hoạt động tiếp thị có các mục đích cơ bản là thông báo, thuyết phục và nhắc đối tượng nhận tin về sản phẩm của doanh nghiệp Qua các các nội dung, thông điệp, doanh nghiệp thông báo cho người tiêu dùng
về sự có mặt của doanh nghiệp, của sản phẩm trên thị trường, thuyết phục họ vềcác ưu việt của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh, và nhắc nhở họ nhớ đến sản phẩm khi có nhu cầu
- Bao bì:
Hình thức bao bì của sản phẩm cũng là một yếu tố để quyết định tới doanh số bán hàng của sản phẩm Sở dĩ có điều này là do bao bì của sản phẩm chính là một cơ hội cuối cùng để tiếp xúc với khách hàng khi mà họ tìm kiếm các sản phẩm trên kệ hàng
Lúc này, khi đã đến siêu thị hoặc nơi bán sản phẩm họ không còn những tiêu chí nào để đánh giá, lựa chọn sản phẩm nào nữa mà yếu tố quyết định cuối cùngảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm chính là dựa vào bao bì của sản phẩm
Trang 19Nếu bao bì của sản phẩm nổi bật và hấp dẫn hơn những sản phẩm cùng loại thì khả năng chúng được khách hàng lựa chọn sẽ cao hơn.
Việc truyền tải thông tin cho khách hàng thông qua hình thức bao bì sản phẩm cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Bao bì của sản phẩm cũng chính là nơi để cung cấp những thông tin bắt buộc cũng như những thông tin không bắt buộc như: tên của sản phẩm, thành phần sản phẩm, công dụng sản phẩm, chức năng của sản phẩm, hạn sử dụng và thông tin nhà sản xuất…
2.5.5 Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu
Lý thuyết về hành vi của khách hàng của tác giả Kotler và Keller và các lý thuyếtliên quan đã xác định hành vi của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của một số biếnđặc điểm cá nhân Các biến đặc điểm cá nhân này không phải là trọng tâm củanghiên cứu này Tuy nhiên để khẳng định việc đưa các biến độc lập vào mô hình là
có ý nghĩa, việc kiểm soát mức độ ảnh hưởng của các biến đặc điểm cá nhân này làrất cần thiết Vì vậy, từ những lập luận trên, ta có giả thuyết như sau:
Giả thuyết H1: Giá cả sản phẩm có tác động cùng chiều đến quyết định mua sảnphẩm mì ăn liền của người tiêu dùng tại tp.HCM
Giả thuyết H2: Chất lượng sản phẩm tác động cùng chiều đến quyết định mua sảnphẩm mì ăn liền của người tiêu dùng tại tp.HCM
Giả thuyết H3: Bao bì tác động cùng chiều đến quyết định mua sản phẩm mì ăn liềncủa người tiêu dùng tại tp.HCM
Giả thuyết H4: Thương hiệu tác động cùng chiều đến quyết định mua sản phẩm mì
ăn liền của người tiêu dùng tại tp.HCM
Giả thuyết H5: Hoạt động chiêu thị tác động cùng chiều đến quyết định mua sảnphẩm mì ăn liền của người tiêu dùng tại tp.HCM
Giả thuyết H6-1: Có sự khác biệt về quyết định mua sản phẩm mì ăn liền của ngườitiêu dùng tại tp.HCM theo giới tính
Giả thuyết H6-2: Có sự khác biệt về quyết định mua sản phẩm mì ăn liền của ngườitiêu dùng tại tp.HCM theo độ tuổi
Giả thuyết H6-3: Có sự khác biệt về quyết định mua sản phẩm mì ăn liền của ngườitiêu dùng tại tp.HCM theo nghề nghiệp
Giả thuyết H6-4: Có sự khác biệt về quyết định mua sản phẩm mì ăn liền của ngườitiêu dùng tại tp.HCM theo thu nhập
Trang 20CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Sơ đồ nghiên cứu:
Mục tiêu
nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Kiểm định giảthuyết nghiêncứu bằng môhình
Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy
Kiểm tra độ phù hợp của mô hình
Kiểm tra và kiểm định ý nghĩa của hệ sô hồi quy
Loại các biến có trọng số nhân
tố nhỏ
Kiểm tra yếu tố trích được
Điều chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Loại các biến hệ số tương quan với biến tổng nhỏ
Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha
Hiệu chỉnh thang
đo (khảo sát 50)
Nghiên cứu địnhtính (thảo luậnnhóm)
Thang đonháp
Thang đochính thức
Viết báo cáo
Kiểm định EFA
Cronbach’sAlpha
Nghiên cứuđịnh lượng
Đề xuất mô hìnhnghiên cứu
Trang 213.2 Phân tích định tính
3.2.1 Bảng câu hỏi khảo sát ban đầu :
Câu hỏi 1:Giới tính
Câu hỏi 2: Độ tuổi
Câu hỏi 3: Thu nhập
1 Dưới 5 triệu 2.Từ 5triệu – 10 triệu 3.Trên 10 triệuCâu hỏi 4: Nghề nghiệp
1.Học sinh – sinh viên 2.Nhân viên văn phòng 3.Giáo viên
Câu hỏi 5: Tần suất sử dụng
4) Trên 7 gói/tuần
Câu hỏi 6 : Lý do lựa chọn mì ăn liền
Câu hỏi 7: Thương hiệu mì thường hay sử dụng
Trang 22Các ấn phẩm truyền thông ấn tương
(TVC quảng cáo, poster, banner,…)
Trang 23- Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm được coi là một trong những phương pháp quan trọng trong nghiên cứu khoa học nói chung Cùng với phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm cũng là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trong nghiên cứuđịnh tính Thảo luận nhóm cho phép các thành viên tham gia được thể hiện ý kiến của mình và thảo luận một cách tích cực để đưa ra ý kiến thống nhất đối với vấn đề đặt ra Nếu như phương pháp phỏng vấn sâu là để thu thập thông tin/ý kiến đánh giá từ cá nhân thì thảo luận nhóm có thể thu được kết quả mang tính đa chiều dưới nhiều góc độ của tập thể/nhóm
- Quá trình thảo luận nhóm bao gồm:
Chọn mẫu: Việc lựa chọn đối tượng đúng ngay từ ban đầu giúp rút ngắn quátrình nghiên cứu một cách đáng kể
- Kỹ năng cần thiết đối với người điều hành
Phương pháp thảo luận nhóm cần có người điều hành có năng lực để đảm bảo buổi thảo luận theo đúng hướng Người điều hành cần động viên sự tương tác giữa các thành viên nhằm phát hiện cảm xúc của họ Những câu hỏi mở (tại sao, cái gì, như thế nào …) có thể được sử dụng để khơi gợi nhiều thông tin hơn và giữ cho buổi thảo luận tiếp diễn
- Người điều hành được chuẩn bị để:
Trang 24 Giải thích rõ ràng mục đích của buổi thảo luận
Đảm bảo rằng tất cả mọi người đều nghe rõ
Đảm bảo rằng không cá nhân nào chi phối buổi thảo luận
Duy trì thứ tự rõ ràng, hợp lý và luôn hướng dẫn nhóm thảo luận trong suốt buổi thảo luận
- Tiến trình thực hiện thảo luận nhóm tập trung:
Bước 1 Giới thiệu mục đích và nội dung buổi làm việc, giới thiệu các thànhviên tham dự
Bước 2 Thảo luận: Thời gian tối ưu cho buổi thảo luận nhóm là khoảng 60 phút – 90 phút Nội dung là tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua các sản phẩm mì ăn liền của khách hàng tại Tp.HCM
Hình thức thảo luận có thể là dưới dạng các câu hỏi hoặc dưới dạng bài tập nhỏ để các thành viên tham gia thảo luận
Bước 3: Kết thúc phần thảo luận bằng cách người điều hành tóm tắt lại những ý kiến của người tham gia
Sau khi thực hiện thảo luận nhóm, thu được kết quả như sau: Với đề cương thảo luận được đưa ra hầu hết những người tham gia đều đồng ý rằng: nội dung thảo luận dễ hiểu, rõ ràng Các gợi ý đưa ra để đo lường các thang đo hầu như khá đầy
đủ Tuy nhiên 2/3 thành viên tham gia thảo luận đồng ý bổ sung vào 01 yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng đáng kể đối với quyết định mua sản phẩm mì ăn liền, là “Sự sẵn có của sản phẩm” vào nghiên cứu tại khu vực Tp.HCM Trên cơ
sở các ý kiến đóng góp, bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng Sau khi thử nghiệm để kiểm tra điều chỉnh cách trình bày ngôn ngữ, bảng câu hỏi chính thức được sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo
3.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính :
Hầu hết mọi người cho rằng nếu họ có thái độ tích cực đối với việc tiêu dùng mộtsản phẩm nào đó tốt thì họ sẽ tiêu dùng sản phẩm đó nhiều hơn Thái độ được giả thuyết là một trong những nhân tố quyết định chính trong việc lý giải hành vi tiêu dùng sản phẩm Thông qua thái độ tiêu dùng để đưa những mối liên hệ và đánh giá xem ý định tiêu dùng và sử dụng mì ăn liền ra sao Thái độ dẫn đến việcthích hay không thích một đối tượng sản phẩm Có thái độ tích cực với sản phẩm
mì ăn liền có thể dẫn đến việc gia tang tần suất sử dụng