1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều chỉnh pháp luật về vi phạm hợp Đồng khi chưa Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Ở việt nam

163 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều Chỉnh Pháp Luật Về Vi Phạm Hợp Đồng Khi Chưa Đến Thời Hạn Thực Hiện Nghĩa Vụ Ở Việt Nam
Tác giả Đào Trọng Tú
Người hướng dẫn PGS. TS Dương Anh Sơn
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế”, đồng thời góp phần “Nâng cao hiệu quả và bảo đảm thời gian giải quyết tranh chấp, đầu tư, kinh doanh, thương mại và người

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐÀO TRỌNG TÚ

ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ VI PHẠM HỢP ĐỒNG KHI CHƯA ĐẾN THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐÀO TRỌNG TÚ

ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ VI PHẠM HỢP ĐỒNG KHI CHƯA ĐẾN THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 62.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS DƯƠNG ANH SƠN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH , NĂM 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận án này là công trình do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của P.GS.TS Dương Anh Sơn Mọi số liệu, kết quả nghiên cứu đã công bố được tham khảo trong Luận án đều trung thực và trích dẫn nguồn đúng quy định Những kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình của tác giả nào khác

Nghiên cứu sinh

Đào Trọng Tú

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Những điểm mới của luận án 6

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6

7 Cấu trúc của luận án 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8

1.1 Tình hình nghiên cứu 8

1.1.1 Công trình nghiên cứu ở nước ngoài 8

1.1.2 Công trình nghiên cứu ở trong nước 22

1.1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 31

1.1.3.1 Những kết quả đạt được từ các công trình nghiên cứu trước 31

1.1.3.2 Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết 31

1.2 Lý thuyết nghiên cứu 32

1.2.1 Lý thuyết về chi phí giao dịch 32

1.2.2 Lý thuyết công bằng 33

1.2.3 Lý thuyết công lợi 34

1.2.4 Lý thuyết hợp đồng 35

1.2.5 Lý thuyết dự định hành vi 36

Trang 5

1.3 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và kết quả nghiên cứu 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40 CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HỢP ĐỒNG KHI CHƯA ĐẾN THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ 41 2.1 Khái niệm, đặc điểm vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ 41

2.1.1 Khái niệm 412.1.2 Đặc điểm vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ 50

2.2 Sự cần thiết của quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ 57

2.2.1 Cơ sở của việc quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ 572.2.2 Lợi ích của việc thừa nhận vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ 60

2.2.2.1 Giảm thiểu thiệt hại, sớm giải phóng các bên khỏi hợp đồng 61 2.2.2.2 Bảo đảm tuân thủ nguyên tắc thiện chí, trung thực trong thực hiện hợp đồng 67

2.3 Căn cứ xác định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa

vụ 73

2.3.1 Trước thời hạn thực hiện, một bên trong hợp đồng tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ 742.3.2 Một bên trong hợp đồng rõ ràng không thực hiện, không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn 79

2.3.2.1 Trước thời hạn, một bên trong hợp đồng có hành vi không thực hiện nghĩa vụ rõ ràng và nghiêm trọng 80 2.3.2.2 Thông báo và bảo đảm đầy đủ thực hiện hợp đồng 84

Trang 6

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 90 CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VI PHẠM HỢP ĐỒNG KHI CHƯA ĐẾN THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ 91 3.1 Hoãn thực hiện nghĩa vụ khi chưa đến thời hạn thực 91

3.1.1 Khái quát về hoãn thực hiện nghĩa vụ 913.1.2 Hoãn thực hiện hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, thực tiễn thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam 93

3.2 Hủy hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ 96

3.2.1 Khái quát về hủy hợp đồng 963.2.2 Hủy hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, thực tiễn thế giới

và kinh nghiệm cho Việt Nam 97

3.3 Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ 109

3.3.1 Khái quát về bồi thường thiệt hại 1093.3.2 Bồi thường thiệt hại khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, thực tiễn thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam 110

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 117 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP QUY ĐỊNH VỀ VI PHẠM HỢP ĐỒNG KHI CHƯA ĐẾN THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ 118 4.1 Yêu cầu mang tính nguyên tắc quy định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật Việt Nam 118

4.1.1 Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng 1194.1.2 Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế thương mại 1254.1.3 Phù hợp với yêu cầu hợp tác, hội nhập quốc tế 127

Trang 7

4.2 Đề xuất, kiến nghị quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ 129

4.2.1 Bổ sung quy định về hủy bỏ, hoãn thực hiện hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong LTM 1314.2.2 Bổ sung quy định về hủy bỏ, hoãn thực hiện hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong BLDS 1364.2.3 Sửa đổi một số thuật ngữ liên quan đến vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ 138

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 141 KẾT LUẬN 142 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

of Goods)

PECL Bộ nguyên tắc về luật hợp đồng châu Âu

(The Principles of European Contract Law)

UPICC Những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT

(Principles of International Commercial Contract)

UCC Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ

(Uniform Commercial Code)

ULIS Luật thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1964

(Uniform Law on theInternational Sale ofGoods 1964)

VPHĐKCĐTHNV Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong giao lưu dân sự thương mại, không phải mọi hợp đồng đã có hiệu lực đều được thực hiện đúng như các bên đã cam kết Hợp đồng có thể không được thực hiện đúng hạn, thậm chí trước thời hạn các bên biết chắc chắn hợp đồng sẽ không được thực hiện Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như cách giải thích, cách hiểu không đúng về đối tượng, nội dung của hợp đồng; về sự thiếu thiện chí, trung thực trong thực hiện; thiếu sự chuẩn bị cho thực hiện hợp đồng, hoặc chưa có khả năng điều kiện thực hiện những cam kết, nghĩa vụ hợp đồng; sự tác động của thị trường; nhu cầu, lợi ích cá nhân có sự thay đổi… Trước thời hạn thực hiện hợp đồng, nếu một trong các bên không có thiện chí, tuyên bố chính thức không thực hiện hợp đồng, không có khả năng thực hiện hợp đồng, hoặc một bên có đầy đủ căn cứ xác đáng để khẳng định rằng phía bên kia chắc chắn sẽ không thực hiện hoặc không thể thực hiện nghĩa vụ của mình khi hợp đồng đến thời hạn thực hiện

Quy định của pháp luật không phải lúc nào cũng tốt và việc áp dụng đúng pháp luật không phải luôn đảm bảo công lý Mọi sự vật hiện tượng luôn vận động thay đổi,

tư duy của con người thay đổi và phát triển, quan hệ xã hội, quan hệ hợp đồng có những thay đổi, có những yêu cầu mới đặt ra Pháp luật với vai trò là công cụ, phương tiện của nhà nước duy trì trật tự xã hội cần có sự thay đổi, điều chỉnh phù hợp với thực tiễn Chính vì vậy, khác với cách tiếp cận truyền thống, nghiên cứu pháp luật hợp đồng dưới góc độ triết học và kinh tế nhằm xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, để giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm quyền lợi của các bên, thúc đẩy quan

hệ kinh doanh thương mại phát triển… học thuyết về vi phạm hợp đồng khi chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ - “anticipatory breach of contract” đã xuất hiện, và được ghi nhận trong pháp luật của nhiều quốc gia, như Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nga… và điều ước quốc tế liên quan đến hợp đồng, như CISG, UPICC, PECL

Ở Việt Nam, vấn đề vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ chưa được sự quan tâm thỏa đáng Trong pháp luật thực định, khi nghiên cứu về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ còn có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng Điều 412 BLDS 1995, Điều 415 BLDS 2005, Điều

Trang 10

313 LTM 2005 có “bóng dáng”1, hoặc ghi nhận dè dặt2 về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ; có quan điểm cho rằng quy định tại Điều 425 BLDS

2015 đã có quy định đủ rộng để cho phép hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn3 Qua nghiên cứu, ngoại trừ Điều 313 LTM 2005 giống với Điều 73 CISG, Điều 411 BLDS

quy định về hoãn thực hiện nghĩa vụ gần “giống” khoản 1 Điều 71 CISG, các quy định trong BLDS và LTM chúng ta không tìm thấy thuật ngữ “vi phạm hợp đồng trước thời hạn” hoặc những thuật ngữ tương tự

Trong thực tiễn xét xử, khảo sát một số bản án có tình tiết tranh chấp liên quan đến vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Nghiên cứu 13 bản

án về kinh doanh - thương mại thì có 4 bản án được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ghi nhận có vi phạm hợp đồng trước thời hạn4 Tuy nhiên, vì chưa có quy định nên các tranh chấp trên không thể giải quyết theo hướng vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

Dưới góc độ nghiên cứu, đã có một số công trình nghiên cứu về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Tuy nhiên, các công trình mới chỉ nêu, so sánh khái lược các quy định trên thế giới và quy định có liên quan trong pháp luật hợp đồng Việt Nam Các công trình không đi sâu luận giải một cách đầy đủ có

hệ thống về cơ sở lý luận, căn cứ xác định, những biện pháp cần được áp dụng xử lý

vi phạm, chưa luận giải làm rõ sự cần thiết quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong BLDS, LTM nói riêng và trong pháp luật hợp đồng Việt Nam

Để bảo đảm và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể, hạn chế tổn thất, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn Việt Nam, cùng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng

vào các thể chế kinh tế quốc tế; trên quan điểm “Tiếp tục đổi mới hợp tác quốc tế về

pháp luật theo hướng chủ động, tích cực, tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc

Tư pháp, tr 388,389

Minh, tập 2, tr 868

chuyên khảo, Nxb Hồng đức – Hội luật gia Việt Nam, tr 400

mại và hành chính năm 2010 – 2012, Hà Nội 2014

Trang 11

tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế”, đồng thời góp phần

“Nâng cao hiệu quả và bảo đảm thời gian giải quyết tranh chấp, đầu tư, kinh doanh, thương mại và người tiêu dùng theo đúng quy định của pháp luật”.5 Chính vì vậy, nghiên cứu pháp luật hợp đồng Việt Nam quy định trong BLDS và LTM, nghiên cứu pháp luật trên thế giới về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, qua đó tiếp thu có chọn lọc những điểm hợp lý tiến bộ, góp phần cho pháp luật hợp đồng Việt Nam ngày càng hoàn thiện và có sự tương đồng hơn với pháp luật trên thế giới là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn Đó chính là lý do nghiên cứu sinh (NCS)

lựa chọn đề tài “Điều chỉnh pháp luật về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn

thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam” làm luận án tiến sỹ luật học

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu cần đạt được của luận án là bổ sung, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại Nghiên cứu làm sáng tỏ lý luận, thực tiễn và pháp luật của một số quốc gia và điều ước quốc tế tiêu biểu, cũng như những vấn đề có liên quan trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị giải pháp pháp lý bổ sung, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật hợp đồng Việt Nam đối với vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án có nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:

- Nhận diện rõ về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, như: khái niệm, đặc điểm và căn cứ xác định;

- Phân tích làm rõ sự cần thiết quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ;

- Xác định các biện pháp khắc phục do vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, như: hoãn, hủy và bồi thường thiệt hại cũng như thời điểm xác định thiệt hại;

5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia

sự thật, tập 2, tr 150, 154

Trang 12

- Trên cơ sở lý luận và thực trạng, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm trên thế giới

để đề xuất giải pháp bổ sung, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa

- Nghiên cứu pháp luật hợp đồng Việt Nam có liên quan

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung, luận án nghiên cứu về: khái niệm, đặc điểm, căn cứ xác định; sự cần thiết quy định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ; các biện pháp khắc phục như hoãn, hủy và bồi thường thiệt hại

- Về không gian, luận án nghiên cứu pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về

vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ của một số quốc gia (Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Trung Quốc, Nga) và điều ước quốc tế (CISG, UPICC, PECL) Luận

án nghiên cứu bản án, các quy định trong BLDS, LTM Việt Nam có liên quan

- Nghiên cứu hợp đồng ký kết hợp pháp đã có hiệu lực pháp luật quy định trong LTM và BLDS, không nghiên cứu thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

và trường hợp bất khả kháng

4 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, đề tài vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin và các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý, cụ thể:

Trang 13

- Phương pháp phân tích: phân tích có bình luận và đánh giá làm sáng tỏ các

quan điểm, pháp luật thực định, tình huống, thực tiễn áp dụng pháp luật về vi phạm

hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Phương pháp phân tích cũng được

sử dụng triệt để trong nghiên cứu để đề xuất, kiến nghị giải pháp hoàn hiện pháp luật

về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam.Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt luận án

- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các nội dung đã được nghiên cứu trong luận án

Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong đánh giá tổng quan vấn đề nghiên cứu Phương pháp này cũng được sử dụng tổng hợp các quan niệm, quan niệm của các nhà nghiên cứu về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Sau khi phân tích, bình luận, đánh giá và so sánh, phương pháp này được sử dụng để xâu chuỗi tổng hợp các vấn đề nghiên cứu liên quan, qua đó rút ra kết luận, những điểm mới, những nội dung sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển trong luận án

- Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh, đối chiếu từ đó có đánh giá về các quan điểm khoa học trình bày trong chương tổng quan cũng như trong từng chương về các vấn đề nghiên cứu cụ thể của luận án So sánh, đối chiếu các quan niệm, quan điểm của các nhà nghiên cứu và pháp luật thực định trên thế giới cũng như ở Việt Nam về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ.Sử dụng phương pháp so sánh trong đó có so sánh luật học để qua đó nhận diện được những ưu điểm, bất cập, sự tương đồng và khác biệt của vấn đề nghiên cứu; từ đó đề xuất kiến nghị bổ sung, hoàn thiện pháp luật hợp đồng Việt Nam về vi phạm hợp đồng khi chưa tới thời hạn thực hiện nghĩa vụ Phương pháp so sánh được sử dụng tại Chương 2 để so sánh các quan niệm, quan điểm cũng như quy định của pháp luật về nhận diện, cơ sở và căn cứ quy định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Trong Chương 3, phương pháp này được sử dụng làm rõ hơn về các biện pháp khắc phục So sánh các quy định trên thế giới và liên hệ với Việt Nam Từ những so sánh này, tác giả đưa ra giải pháp bổ sung hoàn thiện pháp luật Việt Nam

về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

Trang 14

- Phương pháp bình luận, lịch sử: mỗi vấn đề cần được nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử cụ thể Nghiên cứu, tham khảo phân tích, tổng hợp và so sánh quan điểm của các nhà nghiên cứu, pháp luật thực định trên thế giới trong từng thời kỳ Nghiên cứu kết hợp các lý thuyết kinh tế với các lý thuyết, quan điểm về pháp lý nhằm làm sáng tỏ lý luận, nhận diện đầy đủ toàn diện và sự cần thiết quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Từ bối cảnh lịch sử, những thay đổi

về kinh tế - xã hội, phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có đánh giá và nhận định phù hợp với yêu cầu thực tiễn

5 Những điểm mới của luận án

Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong luận án có một số điểm mới sau đây:

Một là, luận án là công trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu chuyên

sâu, toàn diện và có hệ thống về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

Hai là, nghiên cứu có hệ thống, làm sáng tỏ cơ sở lý luận quy định về vi phạm

hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Luận giải, làm rõ căn cứ xác định, và ba biện pháp khắc phục do vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

Ba là, nghiên cứu làm rõ hạn chế, tồn tại trong pháp luật hợp đồng, cũng như

sự cần thiết quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị giải pháp quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong BLDS và LTM

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Đề tài nghiên cứu và làm sáng tỏ một cách có hệ thống những lý luận nền tảng

và thực tiễn về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, góp phần tạo tiền đề lý luận cho việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng Việt Nam về vấn đề này trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, nhằm (i) giảm thiểu thiệt hại, cân bằng lợi ích và sớm giải phóng các bên khỏi hợp đồng; (ii) bảo đảm tuân thủ nguyên tắc thiện chí, trung thực trong thực

Trang 15

hiện hợp đồng; (iii) góp phần xây dựng hành lang pháp lý ổn định, an toàn, thúc đẩy quan hệ pháp luật hợp đồng phát triển

- Kết quả nghiên cứu đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc xây dựng pháp luật, nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành luật hợp đồng trong các cơ sở đào tạo về luật

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu gồm 4 chương

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Lý luận về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu

1.1.1 Công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ xuất hiện từ thế kỷ thứ 19 với nhiều tranh luận và là chủ đề đã, đang lan tỏa, được quan tâm nghiên cứu trên diễn đàn quốc tế với nhiều công trình khoa học, sách, bài viết bằng tiếng nước ngoài (phần lớn là tiếng Anh), đó chính là những tài liệu tham khảo chủ yếu, liên quan mật thiết đến việc nghiên cứu luận án của tác giả, cụ thể như sau:

1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

Nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, không thể không nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử hình thành phát triển, khái niệm, những dấu hiệu, căn cứ nhận diện về dạng vi phạm này Thời gian qua đã có những công trình tiêu biểu sau được công bố:

(1) Bài báo “Anticipatory breach of contract and the necessity of adequate assurance under Englishlaw and Uniform Commercial Code” (tạm dịch Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ và sự cần thiết sự đảm bảo đầy đủ theo pháp luật Anh và Bộ luật Thương mại thống nhất”) tác giả Reza Beheshti, đăng

trên tạp chí Lloyd's Maritime and Commercial Law Quarterly, 2018

Tác giả bài báo tập trung làm rõ sự cần thiết đảm bảo đầy đủ (thông báo cam kết của bên vi phạm) trong pháp luật hợp đồng Anh và Bộ luật Thương mại thống nhất

Mỹ Tác giả so sánh và nêu những ưu điểm của Bộ luật Thương mại thống nhất Mỹ với pháp luật hợp đồng của Anh Trong bài báo tác giả cũng đã giành dung lượng đáng kể khái lược về:

(i) Lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ;

(ii) Giảm thiểu tổn thất thiệt hại là cơ sở thừa nhận vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ;

Trang 17

(iii) Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ xảy ra trước thời hạn khi bên có nghĩa vụ bằng lời nói, hành vi hoặc biểu hiện ý định không thực hiện nghĩa vụ Cùng với đó, tác giả bài báo cho rằng, bên bị vi phạm có thể lựa chọn chờ đợi đến hạn hoặc chấm dứt hợp đồng;

(iv) So sánh, luận giải một số điểm bất cập hạn chế pháp luật hợp đồng của Anh với Mỹ về việc thông báo của bên bị vi phạm và cam kết hoặc không cam kết của bên

vi phạm (bảo đảm đầy đủ) Tác giả làm rõ về sự cần thiết của việc bảo đảm đầy đủ,

và đây còn là căn cứ xác định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa

vụ khi một bên có hành vi không thực hiện nghĩa vụ

Bài báo mới chỉ cung cấp khái lược chưa luận giải làm rõ về khái niệm, đặc điểm và căn cứ nhận diện về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa

vụ Tuy nhiên, bài báo đã cung cấp luận cứ khoa học để tác giả luận án tham khảo, kế thừa trong việc luận giải những nội dung lý luận trong Chương 2

(2) Luận án tiến sĩ “Anticipatory breach” (tạm dịch, Vi phạm khi chưa đến thời hạn thực hiện), tác giả Qiao Liu, nhà xuất bản Oxford and Portland, Oregon, 2011

Công trình “Anticipatory breach” gồm 4 phần 9 chương Tác giả nghiên cứu lịch

sử, phân tích, bình luận, đánh giá quan điểm của các nhà nghiên cứu và các thẩm phán; đi sâu vào nghiên cứu bình luận các phán quyết của tòa án trong các quốc gia thuộc hệ thống thông luật (Anh, Mỹ, Úc, Canada ) về vi phạm hợp đồng chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Trong đó, tác giả đã luận giải một số thuật ngữ, các tình huống về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, để qua đó đưa ra: khái niệm, bản chất, tiêu chí xác định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ; đồng thời tác giả cũng khẳng định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ không chỉ áp dụng đối với các dạng hợp đồng song

vụ mà còn được áp dụng với cả những cam kết – hợp đồng đơn vụ Có thể thấy rằng, tác giả đã đưa ra quan điểm về vi phạm hợp đồng trước thời hạn một cách khá đầy đủ

và toàn diện Trong đó nhấn mạnh “ an anticipatory breach is a breach present in

form yet future in substance” (tạm dịch Một vi phạm hợp đồng trước thời hạn là một

vi phạm ở hiện tại nhưng có dạng tương lai về bản chất) “It is in the anticipation of

a future breach that the doctrine of anticipatory breach finds its new, healthy life”

Trang 18

(tạm dịch Chính trong dự đoán của một vi phạm hợp đồng trong tương lai mà học thuyết về vi phạm hợp đồng trước thời hạn tìm thấy đời sống mới, lành mạnh của nó)

Tuy nhiên, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu các quan điểm, hệ thống pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa

vụ trong pháp luật các nước theo hệ thống pháp luật Common Law Công trình này nghiên cứu đối với tất cả các loại hợp đồng, và hợp đồng đã đang được thực hiện nhưng chưa đến thời hạn hoàn thành Bên cạnh đó, tác giả không đề cập đến việc bảo đảm đầy đủ (thông báo của bên bị vi phạm và cam kết của bên vi phạm)

Đây là công trình tiêu biểu, đã nêu ra và giải quyết khá thỏa đáng những nội dung từng gây nhiều tranh luận về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Công trình này được tác giả luận án sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình nghiên cứu luận án, đồng thời tiếp tục làm sáng tỏ những nội dung mà công trình này chưa đề cập

(3) Luận án tiến sĩ “Защита гражданских прав привозникновении угрозы их нарушения” (tạm dịch Bảo vệ quyền dân sự khi xuất hiện sự đe dọa vi phạm), tác giả

Bondarenko Sergey Sergeevich, Saint Peterburg, 2011

Công trình đề cập các hình thức và biện pháp bảo vệ quyền dân sự khi có sự đe

dọa vi phạm, trong đó Chương III, "Bảo vệ một số quyền dân sự tương đối trong trường hợp bị đe dọa vi phạm", giành mục 3.2 “Предвидимое нарушение договора” (tạm dịch Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ)

(từ trang 142 đến trang 154)

Nghiên cứu việc Bảo vệ quyền dân sự khi xuất hiện sự đe dọa vi phạm, tác giả

công trình đã đề cập, so sánh, đánh giá quan niệm của một số nhà nghiên cứu ở Nga (M S Kamenetskaya, A.G Karapetov); so sánh Điều 310, khoản 3 Điều 450 Bộ luật Dân sự Nga với một số điều luật tương tự trong pháp luật hợp đồng của Anh, Mỹ, Hà Lan, Đức và một số điều ước quốc tế (CISG, PECL) liên quan Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đã khái quát căn cứ xác định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, nếu có một trong những hành vi sau: (i) một bên (có nghĩa vụ) từ chối thực hiện hợp đồng trước hạn (ii) hành vi hoặc vị trí (hoàn cảnh) của bên có nghĩa vụ (con nợ) không phù hợp với việc thực hiện các nghĩa vụ đúng thời hạn Đây

Trang 19

là trường hợp một bên trong hợp đồng không trực tiếp từ chối thực hiện hợp đồng, nhưng có hành vi hoặc hoàn cảnh cho thấy nghĩa vụ hợp đồng sẽ không được thực hiện khi đến hạn Điều này được ghi nhận tại khoản 2 Điều 715, khoản 1 Điều 821

Bộ luật Dân sự Liên bang Nga đối với việc vay hoặc thực hiện công việc liên quan xây dựng Tuy nhiên, tác giả nêu những hạn chế trong các quy định trên, như chưa xác định rõ ràng cơ chế thông báo (bảo đảm đầy đủ thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng) như một số quốc gia và các điều ước quốc tế

Bên cạnh đó, tác giả công trình cũng đề cập dạng vi phạm này chỉ áp dụng đối với hợp đồng dài hạn, thực hiện theo kỳ Đây là một trong những nội dung mà tác giả

sẽ tiếp thu và kế thừa trong luận án

(4) Bài báo “A Brief history of anticipatory repudiation in American contract law” (tạm dịch Sơ lược về lịch sử từ chối hợp đồng trước thời hạn trong Luật Hợp đồng của Mỹ), tác giả Keith A Rowley, đăng trên tạp chí University of Cincinnati

Law Review, 2001

Trong bài báo, tác giả đã tập trung ba nội dung:

(i) Tác giả quan tâm đến những tranh luận của các nhà nghiên cứu, các thẩm phán về việc thừa nhận hay không thừa nhận học thuyết vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà một bên tuyên

bố không thực hiện hợp đồng, hoặc có biểu hiện không thực hiện hợp đồng có phải là

vi phạm hợp đồng hay không? Thông qua những tranh luận của các nhà lý luận và các nhà thực tiễn (thẩm phán), tác giả bài báo đã làm rõ hơn về học thuyết và thừa nhận có vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Đây là dạng vi phạm và là một phần không thể thiếu của Luật Hợp đồng Mỹ

(ii) Tác giả bài báo đã khái quát về quá trình phát triển học thuyết về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật hợp đồng của Mỹ qua các giai đoạn: trong The first restatement of contracts, năm 1932; UCC năm 1960,

và trong The second restatement of contracts năm 1980 Trong đó nêu bật sự phát triển học thuyết vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ghi nhận tại Điều 2 UCC và trong The second restatement of contracts năm 1980 nhằm khắc phục những hạn chế trong các quy định trước đó, như: yêu cầu về thông báo và

Trang 20

thời gian xác nhận từ chối thực hiện hợp đồng; sự xác nhận về vi phạm trước thời hạn, cam kết của bên vi phạm hợp đồng nếu bên đó rút lại từ chối hoặc có biểu hiện khả năng không thực hiện hợp đồng; mở rộng quyền yêu cầu đảm bảo đầy đủ cho tất

cả các hợp đồng, trong có cả các hợp đồng đơn vụ

(iii) Nêu một số điểm tương đồng và khác biệt giữa Điều 2 UCC và The second restatement of contracts với Điều 71, Điều 72 CISG về thông báo và thời gian xác nhận việc từ chối hoặc thực hiện hợp đồng

Bài báo đã cung cấp những luận cứ, cơ sở cho việc nhận diện vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ không chỉ áp dụng với hợp đồng song vụ mà còn được mở rộng cho tất cả các cách thức hợp đồng

(5) Bài báo “Some problems of anticipatory breach” (tạm dịch, Một vài vấn đề

về vi phạm hợp đồng trước thời hạn) của tác giả Samuel Stoljar, đăng trên Tạp chí

Melbourne University Law Review, tháng 6/1974

Tác giả bài báo nêu ra hai trường hợp chấm dứt hợp đồng, trong đó vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện là một trong trường hợp chấm dứt hợp đồng Tác giả bài báo đã đưa ra và bình luận khái quát một số vụ án có liên quan để nhận diện vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, nếu: (i) bên có nghĩa

vụ (hứa hẹn) thoái thác, từ chối hợp đồng (từ chối thực hiện); hoặc (ii) bên có nghĩa

vụ thể hiện ý định không thực hiện, trước khi thời gian thực hiện đã đến Không chỉ bình luận làm rõ một số dấu hiệu của vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, tác giả bài báo còn mở rộng đối với vi phạm hợp đồng đang trong quá trình thực hiện nhưng chưa đến hạn chấm dứt

(6) Bài báo “The Impact of Article 2 of the U.C.C on the Doctrine of Anticipatory repudiation” (tạm dịch Tác động của Điều 2 Luật Thương mại thống nhất Mỹ đối với học thuyết từ chối/thoái thác trước thời hạn) của tác giả E Hunter

Taylor, Jr, đăng trên Tạp chí Boston College Law Review, năm 1968

Tác giả bài báo đã nêu và phân tích bình luận về hai luồng quan điểm:

Trang 21

(i) Một số quan điểm cho rằng học thuyết về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ là không cần thiết, không thể có vi phạm trước, thừa nhận dạng vi phạm này sẽ tạo ra sự phức tạp và không chắc chắn;

(ii) Nêu quan điểm của một số nhà nghiên cứu, thẩm phán và của chính tác giả

về việc thừa nhận học thuyết về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Bởi lẽ, trước thời hạn, căn cứ vào việc một bên trong hợp đồng tuyên bố hoặc không mong muốn hoặc không có khả năng thực hiện hợp đồng thì chắc chắn sẽ dẫn đến vi phạm khi đến hạn, do đó hành vi đó phải được quy định là vi phạm hợp đồng, điều đó đáp ứng kỳ vọng của các bên và phản ánh đúng bản chất của hợp đồng Quan điểm của tác giả bài báo đưa ra căn cứ về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ sẽ được kế thừa và tiếp tục phát triển trong luận án đáp ứng với điều kiện cụ thể của Việt Nam

(7) Bài báo “Anticipatory breach of contract”6, (tạm dịch Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ) của tác giả Will Kenton, đăng trên web

Investopedia Bài viết đã đưa ra định nghĩa: Vi phạm hợp đồng trước thời hạn là một hành động cho thấy ý định của một bên không muốn thực hiện hợp đồng đối với bên kia Một vi phạm trước thời hạn sẽ cho phép phía đối tác chấm dứt trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của mình Vi phạm hợp đồng trước thời hạn còn được gọi là thoái thác trước thời hạn Tác giả nhấn mạnh, khi một bên thể hiện ý định không thực hiện nghĩa

vụ của mình vào một thời điểm đã ấn định là đã cấu thành vi phạm hợp đồng trước thời hạn mà không cần phải có thông báo bằng văn bản hoặc lời nói cho bên kia

(8) Bài báo “Law on anticipatory breach of contract in India”7, (tạm dịch Luật

Vi phạm hợp đồng trước thời hạn ở Ấn Độ) của tác giả Antim Amlan

Trên cơ sở nghiên cứu quy định tại Mục 39 Luật Hợp đồng của Ấn Độ và pháp luật tiêu biểu trên thế giới về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa

vụ, tác giả bài báo đã nêu ra 5 nội dung:

(i) Định nghĩa về “Vi phạm hợp đồng trước thời hạn là khi một bên tham gia hợp đồng không thực hiện được hợp đồng trước khi việc thực hiện hợp đồng đến hạn”

6 https://www.investopedia.com/terms/a/anticpatory-breach.asp on May 21, 2020;

7 https://www.myadvo.in/blog/law-on-anticipatory-breach-of-contract-in-india/ on May 21, 2020;

Trang 22

(ii) Vi phạm hợp đồng trước thời hạn gồm 02 dạng, đó là: thẳng thắn từ chối (tuyên bố không thực hiện) và ngụ ý từ chối trước thời hạn

(iii) Nêu ra 04 yếu tố xem xét xác định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ: (1) một bên đã thông báo rõ ràng rằng bên đó sẽ không thực hiện phần nghĩa vụ của mình; (2) việc từ bỏ hoặc thoái thác thực hiện hợp đồng không điều kiện; (3) bên cạnh việc cần quyết định liệu đã có đủ căn cứ để từ chối thực hiện nghĩa

vụ của hợp đồng hay chưa; (4) đồng thời phải đánh giá liệu một người ở vị trí của bên

bị vi phạm có coi việc từ chối của bên vi phạm là rõ ràng và duy nhất hay không Nếu hội đủ 04 yếu tố thì có vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

(iv) Bên bị vi phạm có quyền lựa chọn không chấp nhận vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ và chờ đến hạn thực hiện hợp đồng, sau đó khởi kiện bên vi phạm hợp đồng như hợp đồng đến hạn

(v) So sánh sự khác nhau giữa vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ và vi phạm hợp đồng đến hạn mà tác giả gọi là vi phạm hợp đồng thực

tế Trong đó nêu ra 3 nội dung khác biệt cơ bản về thời điểm, bản chất và tác động ảnh hưởng của vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ với vi phạm hợp đồng đến hạn

Tác giả bài báo đã không phân tích sâu từng nội dung mà chỉ khái quát về dạng, căn cứ xác định và so sánh sự khác biệt cơ bản giữa vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ và vi phạm hợp đồng thực tế/đến hạn Bên cạnh đó, tác giả cho rằng việc có vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ hay không còn tùy thuộc vào sự chấp nhận (lựa chọn) của bên bị vi phạm

1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu về biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

(1) Luận án tiến sĩ “Anticipatory breach” (tạm dịch, Vi phạm khi chưa đến thời hạn thực hiện), tác giả Qiao Liu, nhà xuất bản Oxford and Portland, Oregon, 2011

Trong công trình nghiên cứu, ngoài những nội dung về lý luận, tác giả công trình giành phần IV luận giải về biện pháp khắc phục Hủy hợp đồng và bồi thường thiệt hại là hai biện pháp khắc phục được tác giả nêu và tập trung luận giải về các vấn

Trang 23

đề bồi thường thiệt hại, như: trách nhiệm của các bên liên quan, xác định thời điểm

vi phạm, thiệt hại cần bồi thường… Việc bồi thường do các bên thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan tài phán

Công trình đã phân tích, so sánh, bình luận nhiều quan điểm khác nhau về các biện pháp khắc phục, tuy nhiên tác giả không đề cập đến hoãn thực hiện nghĩa vụ Tác giả luận án sẽ tiếp tục kế thừa và phát triển những nội dung của công trình nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án

(2) Luận án tiến sỹ “Основные тенденции правового регулирования

расторжения нарушенного договора в зарубежном и российском гражданском

праве” (tạm dịch Những phương hướng chính điều chỉnh về mặt pháp luật đối với việc chấm dứt hợp đồng bị vi phạm trong pháp luật dân sự quốc tế và Liên bang Nga),

tác giả Karapetov Artem Georgievich, Maxcơva 2011

Công trình giành Chương 4 mục 4 Chấm dứt hợp đồng trong trường hợp có thể thấy trước vi phạm (Расторжение договора при предвидимом нарушении) (từ trang 360 đến trang 379) đề cập đến vấn đề chấm dứt hợp đồng khi có sự vi phạm trước thời hạn

Công trình nêu những điểm tương đồng, khác biệt về quyền từ chối, căn cứ tạm đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng quy định trong pháp luật của Nga (khoản 2 Điều 328, khoản

2 Điều 715, khoản 1 Điều 821 Bộ luật Dân sự) với quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật Anh, Mỹ, Hà Lan và trong một

số điều ước quốc tế có liên quan Trong đó luận giải những bất, hạn chế trong pháp luật hợp đồng của Nga đối với việc đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng Pháp luật hợp đồng Nga chỉ cho phép đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng trong một số trường hợp đặc biệt khi có căn cứ xác định một bên rõ ràng không thực hiện hợp đồng đến hạn

(3) Luận án tiến sĩ “Защита гражданских прав привозникновении угрозы их нарушения” (tạm dịch Bảo vệ quyền dân sự khi xuất hiện sự đe dọa vi phạm), tác giả

Bondarenko Sergey Sergeevich, Saint Peterburg, 2011

Cũng như tác giả Karapetov Artem Georgievich, tác giả Bondarenko Sergey Sergeevich khẳng định hủy hợp đồng trước hạn khi:

Trang 24

(i) việc từ chối thực hiện hợp đồng trước thời hạn phải được coi là một hành động gây ra nguy cơ vi phạm các quyền của bên kia Trong trường hợp này, hủy hợp đồng sẽ là một biện pháp bảo vệ quyền bên kia (chủ nợ), nhằm giảm bớt tổn thất đã

có do chính sự từ chối của bên có nghĩa vụ

(ii) hành vi hoặc vị trí (hoàn cảnh) của bên có nghĩa vụ (con nợ) không phù hợp với việc thực hiện các nghĩa vụ đúng thời hạn Đây là trường hợp một bên trong hợp đồng không trực tiếp từ chối thực hiện hợp đồng, nhưng có hành vi hoặc có hoàn cảnh cho thấy không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi đến hạn Điều này cũng đã được ghi nhận trong pháp luật của Nga đối với một số trường hợp đặc biệt về cho vay hoặc thực hiện công việc liên quan xây dựng (khoản 2 Điều 715, khoản 1 Điều 821 Bộ luật Dân sự Liên bang Nga) Tuy nhiên, những quy định đó còn nhiều hạn chế, không xác định được cơ chế đảm bảo như: tính chất, mức độ của vi phạm, xác nhận vi phạm,

Do đó, theo tác giả, pháp luật Nga cần có quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ như một số quốc gia và các điều ước quốc tế, trong đó xác định chính xác, khách quan, mức độ vi phạm của bên có nghĩa vụ nhưng không thực hiện đối với tất cả các loại hợp đồng

(4) Bài báo “Anticipatory Breach under the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods” (tạm dịch Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) của Mercédeh Azeredo da Silveira, đăng trên tạp chí Nordic

Journal of Commercial Law, Issue 2005

Bài báo tập trung làm rõ hai nội dung:

(i) Phân tích, đánh giá căn cứ tạm dừng (đình chỉ), hủy bỏ hợp đồng và bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 71, Điều 72, Điều 73 CISG

(ii) Những tác động, những điểm tương đồng và khác biệt về các căn cứ tạm dừng, hủy bỏ, thông báo, thời điểm xác định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ giữa của CISG đối với UPICC và PECL

Bài báo đã nghiên cứu, phân tích làm rõ những biểu hiện như “trở nên rõ ràng",

“rõ ràng”, “hợp lý”, “phần đáng kể nghĩa vụ”, “vi phạm cơ bản”, “sự bảo đảm đầy đủ”, “thông báo hợp lý” tại Điều 71, Điều 72 CISG Việc tạm ngừng, hủy bỏ hợp

Trang 25

đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ quy định trong CISG phải là vi phạm

rõ ràng, cơ bản và và chỉ khi chính bên được coi là vi phạm trong tương lai không cung cấp sự đảm bảo đầy đủ về việc thực hiện hợp đồng Đây cũng là sự khác biệt cơ bản giữa Điều 71, 72, 73 của CISG với Điều 8, 9 của PECL và Điều 7 của UPICC Tác giả luận án sẽ tiếp tục kế thừa và phát triển những nội dung của Bài báo nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án

(5) Sách chuyên khảo “Remedies for Non-performance: Perspectives from CISG, UNIDROIT Principles & PECL” (tạm dịch Các biện pháp khắc phục cho tình trạng không thực hiện nghĩa vụ: Các quan điểm từ CISG, Nguyên tắc UNIDROIT & PECL), tác giả Liu Chengwei, 2003 Công trình giành chương 9 (Chapter 9

Anticipatory Non-Performance) đề cập đến việc không thực hiện nghĩa vụ khi chưa đến thời hạn thực hiện

Công trình phân tích, đối sánh các quy định Điều 71, Điều 72, Điều 73 của CISG với Điều 7.3.3 UPICC và Điều 8, Điều 9 của PECL So sánh về căn cứ, điều kiện tạm dừng (đình chỉ), hủy hợp đồng, quyền của người bán trong việc ngừng giao hàng hóa, nghĩa vụ thông báo ngừng thực hiện hợp đồng, cam kết thực hiện đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng khi đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khi có vi phạm chưa đến thời hạn nghĩa vụ Trong đó, tập trung vào những nội dung cơ bản sau:

(i) Cả Điều 71, Điều 72, Điều 73 của CISG; Điều 7.3.3 của UPICC và Điều 8, Điều 9 của PECL đều đưa căn cứ, điều kiện đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp động khi một bên rõ ràng là thiếu hụt nghiêm trọng khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc vi phạm cơ bản; bên được cho là bị vi phạm cần có thông báo kịp thời, thích hợp để yêu cầu một

sự đảm bảo đầy đủ thực hiện nghĩa vụ từ phía bên kia, và tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình cho đến khi nhận được sự đảm bảo đầy đủ thích hợp Các bên tiếp tục thực hiện nghĩa vụ sau khi có sự đảm bảo đầy đủ thích hợp với khoảng thời gian hợp lý từ phía bên được cho là vi phạm

(ii) Khoản 1 và 3 Điều 71 CISG chỉ cho phép đình chỉ thực hiện hợp đồng khi

có sự vi phạm nghiêm trọng Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 72 CISG và Điều 7.3.3 UPICC

Trang 26

và Điều 9: 304 PECL chỉ cho phép đình chỉ hợp đồng nếu trước ngày thực hiện hợp đồng mà thấy rõ một trong các bên vi phạm cơ bản hợp đồng

Công trình đã nghiên cứu, phân tích và so sánh về căn cứ, điều kiện đình chỉ (tạm ngừng), hủy bỏ hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ được quy định trong CISG, UPICC, PECL Qua nghiên cứu thực tiễn, quan điểm của các nhà nghiên cứu, đối sánh các quy định liên quan, công trình đã góp phần luận giải làm sáng tỏ sự tương đồng và khác biệt về căn cứ hoãn, hủy do vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ ghi nhận trong CISG, UPICC, PECL

Những nội dung trên, tác giả luận án sẽ tiếp tục kế thừa và phát triển phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án

(6) Bài báo “A Brief history of anticipatory repudiation in American contract law” (tạm dịch Sơ lược về lịch sử từ chối hợp đồng trước thời hạn trong Luật Hợp đồng của Mỹ), tác giả Keith A Rowley, đăng trên tạp chí University of Cincinnati

Law Review, 2001

Tác giả bài báo nêu ra những điểm tương đồng, khác biệt giữa Điều 71, 72 và Điều 73 CISG với Điều 2 UCC và The second Restatement of Contracts Bài báo nêu bật những ưu điểm trong việc tiếp thu và hệ thống hóa học thuyết này trong Điều 2 UCC và The second Restatement of Contracts, trong đó áp dụng các biện pháp khắc phục như, như: đình chỉ, hủy hợp đồng, bồi thường thiệt hại, các biện pháp bảo đảm

vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ không chỉ áp dụng với hợp đồng song phương mà còn được mở rộng cho tất cả các cách thức hợp đồng Sự khác biệt đó chính là việc hủy bỏ, tạm dừng hợp đồng nếu vi phạm đó là cơ bản và chủ yếu quy định trong CISG Đối với UCC, hủy khi một bên từ chối thực hiện, hoặc tạm dừng nếu bên kia có dấu hiệu không thực hiện trước thời hạn và chờ bảo đảm thực hiện trong thời gian hợp lý

Những nội dung của Bài báo sẽ được tác giả luận án chọn lọc kế thừa và phát triển phù hợp với mục tiêu nghiên cứu

1.1.1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở quy định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

Trang 27

(1) Bài báo “Anticipatory breach of contract and the necessity of adequate assurance under Englishlaw and Uniform Commercial Code” (tạm dịch Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ và sự cần thiết sự đảm bảo đầy đủ theo pháp luật Anh và Bộ luật Thương mại thống nhất”) tác giả Reza Beheshti, đăng

trên tạp chí Lloyd's Maritime and Commercial Law Quarterly, 2018

Thông báo và cam kết (bảo đảm đầy đủ - doctrine of adequate asurance) thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng là nội dung được tác giả bài báo tập trung nghiên cứu Trong đó, tác giả bài báo phân tích và cho rằng sự xác nhận bảo đảm đầy đủ là tiêu chí, điều kiện quan trọng, là một hệ quả logic đối với việc xác định một cách chắc chắn vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Cơ chế chấm dứt hoặc duy trì hợp đồng chính là nhằm bảo đảm lợi ích của các bên và giảm thiểu thiệt hại

Không đề cập đến sự thiện chí trung thực trong thực hiện hợp đồng, tác giả bài báo khẳng định rằng, mục đích quy định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ là để giảm thiểu thiệt hại cho các bên trong hợp đồng Nội dung bài báo sẽ được tiếp tục phát triển trong luận án

(2) Luận án tiến sĩ “Anticipatory breach” (tạm dịch, Vi phạm khi chưa đến thời hạn thực hiện) tác giả Qiao Liu, nhà xuất bản Oxford and Portland, Oregon, 2011

Mặc dù không mở riêng chương mục đề cập đến cơ sở, lợi ích của việc thừa nhận học thuyết về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Tuy nhiên, trong bốn phần của công trình đều đề cập đến cơ sở và mục đích thừa nhận dạng vi phạm này là:

(i) Giảm thiểu thiệt hại,

(ii) Giải phóng các bên nhanh chóng khỏi hợp đồng,

(iii) Đảm bảo tuân thủ sự thiện chí trung thực

Tác giả công trình khẳng định đó là nền tảng của học thuyết về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Những nội dung của công trình sẽ được tiếp tục kế thừa làm sáng tỏ trong luận án của tác giả

(3) Luận án tiến sỹ “Основные тенденции правового регулирования

расторжения нарушенного договора в зарубежном и российском гражданском

Trang 28

праве” (tạm dịch Những phương hướng chính điều chỉnh về mặt pháp luật đối với việc chấm dứt hợp đồng bị vi phạm trong pháp luật dân sự quốc tế và Liên bang Nga),

tác giả Karapetov Artem Georgievich, Maxcơva 2011

Nghiên cứu một số quan điểm, so sánh pháp luật của Anh, Mỹ, Hà Lan, một số điều ước quốc tế (CISG, PECL và UPICC) với pháp luật hợp đồng Nga có liên quan đến vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, tác giả công trình phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập trong pháp luật hợp đồng Nga về quyền

từ chối, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng khi một bên trong hợp đồng rõ ràng sẽ vi phạm trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ Thông qua nghiên cứu, tác giả công trình đã đề xuất kiến nghị quy định trong pháp luật dân sự của Nga về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ đối với tất cả các loại hợp đồng, có cơ chế phù hợp với mục đích và xuất phát từ việc bảo vệ quyền của người bị vi phạm

(4) Luận án tiến sỹ “Защита гражданских прав привозникновении угрозы их нарушения” (tạm dịch Bảo vệ quyền dân sự khi xuất hiện sự đe doạ vi phạm), tác giả

Bondarenko Sergey Sergeevich, Saint Peterburg, 2011

Công trình đề cập các hình thức và biện pháp bảo vệ quyền dân sự khi có sự đe

dọa vi phạm, trong đó Chương III, "Bảo vệ một số quyền dân sự tương đối trong trường hợp bị đe dọa vi phạm", giành mục 3.2 “Предвидимое нарушение договора” (tạm dịch Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ)

(từ trang 142 đến trang 154)

Tác giả công trình phân tích, đánh giá thực chất nguy cơ vi phạm pháp luật, các hình thức và phương pháp bảo vệ quyền dân sự của công dân trong trường hợp bị đe dọa và nêu lên những bất cập hạn chế trong pháp luật Nga; đồng thời tác giả phản bác, chỉ ra những hạn chế trong quan điểm một số nhà nghiên cứu ở Nga (M S Kamenetskaya, A.G Karapetov), qua đó luận giải vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ (vi phạm thấy trước) là một trong những nguy cơ cần có

cơ chế điều chỉnh trong pháp luật hợp đồng Nga Do đó, tác giả đề xuất, trước thời hạn một bên được chấm dứt hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ nếu bên kia rút (từ chối) khỏi hợp đồng hoặc không thực hiện hoặc có khả năng rõ ràng

Trang 29

không thực hiện hợp đồng Quy định như vậy nhằm bảo vệ quyền dân sự khi xuất hiện sự đe dọa vi phạm

(5) Bài báo “A Brief history of anticipatory repudiation in American contract law” (tạm dịch Sơ lược về lịch sử từ chối hợp đồng trước thời hạn trong Luật Hợp đồng của Mỹ), tác giả Keith A Rowley, đăng trên tạp chí University of Cincinnati

Law Review, 2001

Tác giả bài báo đã phân tích về ưu điểm, lợi ích của việc quy định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ và khẳng định đây là một phần không thể thiếu của luật hợp đồng Mỹ Việc bác bỏ không thừa nhận vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ chính là không xem xét hết giá trị của Học thuyết, theo tác giả, việc chấm dứt hợp đồng sẽ: (i) giải phóng sớm các bên khỏi hợp đồng và giúp giảm thiểu thiệt hại; (ii) cho phép bên bị vi phạm khởi kiện để bảo vệ quan hệ kinh doanh; (iii) và thúc đẩy sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy các nguồn lực và lợi ích xã hội

Những nội dung của công trình sẽ được tiếp tục kế thừa làm sáng tỏ, phù hợp với mục tiêu luận án của tác giả

(6) Bài báo “The Impact of Article 2 of the U.C.C on the Doctrine of Anticipatory repudiation” (tạm dịch Tác động của Điều 2 Luật Thương mại thống nhất Mỹ đối với học thuyết từ chối/thoái thác trước thời hạn), tác giả E Hunter Taylor,

Jr, đăng trên Tạp chí Boston College Law Review, năm 1968

Tác giả bài báo nghiên cứu, luận giải các nội dung trong Điều 2 UCC về các trường hợp bồi thường thiệt hại (2-706, 2-708, 2-709) do vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, tác giả phân tích các tình huống giả định và mối liên

hệ giữa việc áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại với nguyên tắc thiện chí trung thực (1-203 UCC) Tuân thủ nguyên tắc thiện chí trung thực chính là sự công nhận lợi ích mong đợi của tất cả các bên trong hợp đồng, vì việc bảo vệ quyền lợi, lợi ích của các bên trong hợp đồng chính là cơ sở thực sự của học thuyết về vi phạm hợp đồng trước hạn

Cùng với đó còn có những công trình khác, như: “Civil remedies in Malaysia” của Cheong May Fong; Law in Commerce của Brendan Sweeney, Jenifer O’reilly;

Trang 30

The law of Contracts của Jonh D Calamari and Joseph M Perillo; “Commercial law” của Roy Goode, The Doctrine of Anticipatory Breach of Contract của David W

Robertson Trong những công trình này, các tác giả đều cho rằng vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ là một dạng của vi phạm hợp đồng

1.1.2 Công trình nghiên cứu ở trong nước

Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước, ở cả khía cạnh kinh tế và pháp lý Có thể liệt

kê một số các công trình tiêu biểu như sau:

1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

(1) Bài báo “Nghiên cứu so sánh pháp luật hợp đồng Việt Nam, Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế về vấn đề vi phạm hợp đồng trước thời hạn” của nhóm tác giả Nguyễn

Trung Nam, Lê Trần Đức Huy, Nguyễn Hiếu Bình, Ngụy Thị Bích, Nguyễn Trịnh Thủy Tiên, Tạp chí Khoa học Pháp lý, 07(110)/2017 - 2017

Nhóm tác giả bài báo đã nghiên cứu 2 nội dung gồm: (i) Khái lược về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ (ii) Nêu, so sánh quy định của CISG, UPICC và quy định của BLDS Việt Nam về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

Bài báo phân tích thuật ngữ “rõ ràng” trong biểu hiện không mong muốn hoặc

không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn của một bên trong hợp đồng quy

định trong CISG và UPICC Những biểu hiện “rõ ràng” không có khả năng thực hiện

hợp đồng là căn cứ xác định vi phạm Cùng với căn cứ đó, bên có khả năng bị vi phạm phải có nghĩa vụ thông báo cho bên có khả năng vi phạm trước hạn và bên đó có nghĩa

vụ cam kết thực hiện Nhóm tác giả thừa nhận sự tồn tại vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng cho rằng bên bị vi phạm, bị thiệt hại có quyền lựa chọn thời điểm xử lý – chấm dứt hợp đồng Đây là điểm chưa phù hợp, vì không

có biện pháp xử lý ngay sẽ làm mất đi giá trị và ý nghĩa của học thuyết về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

Trang 31

(2) Luận án tiến sĩ “Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở

Việt Nam hiện nay”, tác giả Lê Thị Tuyết Hà, Viện Khoa học và Xã hội, năm 2016

Đề cập đến trách nhiệm pháp lý, tác giả công trình đã nêu ra:

(i) Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ là một trong các loại vi phạm

(ii) Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ là việc một bên

có căn cứ xác định bên kia sẽ không thực hiện đúng theo cam kết trong hợp đồng khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, theo đó bên bị vi phạm sẽ áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý tương ứng đối với hành vi vi phạm của bên vi phạm (iii) Căn cứ xác định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa

vụ, nếu: Có tuyên bố từ bỏ thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bằng văn bản của một bên; hoặc thể hiện qua hành vi một bên ví dụ đã thực hiện một công việc như đã bán hàng hóa đó cho người khác, bên kia đã không còn tài sản hoặc không còn khả năng thực hiện hợp đồng; và thông báo của bên bị vi phạm

Tác giả công trình mới chỉ nêu ra và không đi sâu nghiên cứu về đặc điểm, căn

cứ xác định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Những kết

quả nghiên cứu của công trình sẽ được tác giả luận án tiếp tục kế thừa và làm rõ

(3) Bài báo “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều chỉnh pháp luật đối với vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ”, tác giả Dương Anh Sơn,

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4, 2006

Cùng với việc phân tích tình huống giả định, và sự cần thiết quy định vi phạm hợp đồng khi chưa thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam, tác giả đã phân tích khát quát nội dung sau:

(i) Giới thiệu về học thuyết vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

(ii) Phân tích quan điểm của một số nhà nghiên cứu tiêu biểu về có hay không

sự tồn tại vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

(iii) Phân tích căn cứ, điều kiện cần và đủ xác định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Trong đó, tuyên bố không thực hiện hoặc rõ ràng biểu hiện không mong muốn hoặc không có khả năng thực hiện hợp đồng trước thời

Trang 32

hạn là một trong những căn cứ Trường hợp mới chỉ là những biểu hiện thì cần có sự thông báo của bên bị vi phạm và bảo đảm thực hiện của bên vi phạm – điều kiện căn

cứ đủ để xác định vi phạm

Bài báo đã làm khái quát lý luận về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, những nội đó sẽ được luận án kế thừa và tiếp tục phát triển

(4) Luận văn thạc sĩ “Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa

vụ, sự cần thiết phải điều chỉnh trong pháp luật hợp đồng của Việt Nam”, tác giả

Phạm Thị Trong, Đại học Luật TP.HCM, 2006

Tác giả nghiên cứu về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa

vụ, cụ thể:

(i) Khái quát nguồn gốc hình thành, phát triển học thuyết và quá trình pháp điển hóa trong pháp luật của một số quốc gia, CISG, UPICC, UCC, PECL

(ii) Nêu khái niệm, tính chất, căn cứ xác định vi phạm

Tác giả đã nghiên cứu, phân tích khá cơ bản về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, đưa ra khái niệm, sơ lược căn cứ xác định vi phạm; nêu

ra những lý do để đề xuất bổ sung quy định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự Việt Nam Tuy nhiên, công trình còn mang tính viện dẫn, chưa đi sâu nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống về cơ sở lý luận, bản chất, đặc điểm, căn cứ và thời điểm xác định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

1.1.2.2 Công trình nghiên cứu liên quan đến biện pháp khắc phục do vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

(1) Luận án tiến sĩ “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng”, tác giả Bùi Thị Thanh Hằng, Đại học Luật Hà Nội, năm 2018

Tác giả công trình đã tập trung vào các nội dung sau:

(i) Cơ sở lý luận về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

(ii) Căn cứ áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

(iii) Xác định mức bồi thường thiệt hại Tác giả nghiên cứu so sánh bồi thường thiệt hại và mối quan hệ với các biện pháp khắc phục khác trong pháp luật của Anh, Pháp, CISG, UPICC, PECL và pháp luật Việt Nam có liên quan

Trang 33

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã được tác giả nghiên cứu một cách cặn kẽ, tuy nhiên bồi thường thiệt hại trong vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ chưa được tác giả đề cập Đây là nội dung còn bỏ ngỏ, tác giả luận

án sẽ tiếp tục nghiên cứu

(2) Luận án tiến sĩ “Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở

Việt Nam hiện nay”, tác giả Lê Thị Tuyết Hà, Viện Khoa học và Xã hội, năm 2016

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả công trình xác định trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm hợp đồng trước thời hạn Tác giả cho rằng, hậu quả của vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ là hợp đồng sẽ chấm dứt, hành vi vi phạm thể hiện qua việc từ bỏ hợp đồng của bên vi phạm tương tự biện pháp đơn phương chấm dứt hợp đồng, tuy nhiên hành vi đơn phương này là một sự vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ Tác giả cho rằng, việc bên bị vi phạm áp dụng những loại trách nhiệm làm chấm dứt hợp đồng đối với bên vi phạm trong trường hợp này không có nhiều ý nghĩa, vì bên vi phạm đã tự mình từ bỏ hợp đồng Trong những trường hợp như vậy việc áp dụng biện pháp hủy hợp đồng và bồi thường thiệt hại là hữu hiệu hơn tất cả Với vi phạm này để áp dụng bồi thường thiệt hại người ta không xác định mức độ thiệt hại thực tế, mà xác định thiệt hại dự đoán từ khi ký kết hợp đồng

Công trình đã sơ lược về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, tác giả luận án chọn lọc kế thừa và phát triển

(3) Luận án tiến sĩ “Vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam”, tác giả Võ Sỹ Mạnh, Trường đại học Luật

TP.HCM, 2015

Nghiên cứu vi phạm cơ bản hợp đồng theo CISG và liên hệ với pháp luật hợp đồng Việt Nam, tác giả công trình đã giành một dung lượng đáng kể đề cập đến vi phạm dự đoán trước (vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ), với nội dung:

(i) Vi phạm dự đoán trước là một đặc điểm của vi phạm cơ bản hợp đồng

Trang 34

(ii) Công trình giành tiểu mục 4.2.1.3 - Hủy hợp đồng khi vi phạm cơ bản dự đoán trước Trong đó, vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ là một trong những căn cứ để hủy bỏ hợp đồng, được áp dụng trong Điều 71, Điều 72, Điều 73 CISG; Điều 7.3 UPICC; Điều 8:105 PECL, và được áp dụng phổ biến trong các quốc gia theo hệ thống luật Common Law Tác giả đã phân tích và nêu một số điều kiện, căn cứ, sự bảo đảm đầy đủ, rõ ràng,

(iii) Tác giả công trình cho rằng hiện nay pháp luật hợp đồng Việt Nam còn “bỏ ngỏ”, cần quy định vi phạm cơ bản hợp đồng dự đoán trước (vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ) là căn cứ hủy bỏ hợp đồng

Tuy nhiên, công trình không coi vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ là một dạng vi phạm, mà mới chỉ nhìn nhận vi phạm này là đặc điểm của vi phạm cơ bản hợp đồng, là căn cứ để tạm ngừng hoặc hủy bỏ hợp đồng Kết quả nghiên cứu của công trình cũng là hữu ích và sẽ được kế thừa và tiếp tục làm rõ hơn trong luận án về khái niệm, đặc điểm, căn cứ xác định, biện pháp khắc phục do vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật hợp đồng Việt Nam

(4) Sách chuyên khảo “Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng

trong pháp luật Việt Nam” của tác giả Đỗ Văn Đại, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội,

năm 2010 và được tái bản năm 2013 (có sửa chữa, bổ sung)

Tác giả công trình đã đề cập tới nội dung sau:

(i) Những vấn đề lý luận về không thực hiện đúng hợp đồng

(ii) Những biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng do pháp luật dự liệu

(iii) Những biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng do các bên thỏa thuận

(iv) Kết luận và kiến nghị về một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng

Tác giả công trình đã nghiên cứu đưa ra quan điểm về các biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng, như: hoãn, hủy, và bồi thường thiệt hại Trong đó, tác giả đã đề xuất về việc hoãn thực hiện hợp đồng trong trường hợp bên

Trang 35

phải thực hiện nghĩa vụ trước thấy bên kia có nguy cơ hoặc rơi vào hoàn cảnh không

có khả năng thực hiện nghĩa vụ đến hạn Những nội dung này sẽ được tác giả luận án

kế thừa và phát triển trong Chương 3

(5) Sách chuyên khảo “Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam”, tác

giả Nguyễn Ngọc Khánh, Nxb Tư pháp, 2007

Trong phần: Vi phạm hợp đồng là cơ sở của trách nhiệm hợp đồng, tác giả công trình đã đề cập đến vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ (vi phạm thấy trước hay vi phạm tiên liệu trước) Nêu, phân tích khái lược quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật hợp đồng Anh, Mỹ; Điều 71, Điều 72, Điều 73 CISG; Điều 7.3.1 và Điều 7.3.3 UPICC

Tác giả so sánh quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ (vi thấy trước hay vi phạm tiên liệu trước) ghi nhận trong pháp luật Anh,

Mỹ, CISG và UPICC với Điều 302, Điều 305, Điều 415 BLDS 2005 và Điều 12, Điều

13, Điều 293, Điều 299, Điều 310, Điều 312 LTM 2005 để tìm những điểm tương đồng Tác giả cho rằng vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mới chỉ có “dáng dấp” trong pháp luật hợp đồng Việt Nam

Tác giả công trình khái lược về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa

vụ - một trong những cơ sở của trách nhiệm hợp đồng Tác giả cho rằng vi phạm cơ bản là dấu hiệu xác định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn là chưa thật thuyết phục, vi phạm cơ bản chỉ là cơ sở, điều kiện hủy bỏ hoặc tạm ngừng thực hiện hợp đồng trước thời hạn Những vấn đề này, tác giả luận án sẽ kế thừa và tiếp tục làm rõ

(6) Bài báo “Vấn đề hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ luật Dân

sự Việt Nam”, tác giả Đỗ Văn Đại, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 3, 2004

Bài báo đề cập đến 2 nội dung:

(i) Nêu, phân tích quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ tại khoản 1 Điều 72 CISG, Điều 7.3.3 UPICC, Điều 9:304 PECL, Điều

94 khoản 2 Luật Hợp đồng 1999 của Trung Quốc Tác giả cho rằng, căn cứ để hủy

bỏ, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, nếu trước thời hạn, một bên trong hợp đồng tuyên

bố không mong muốn thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện thì pháp luật cho

Trang 36

phép một bên có thể hủy bỏ, tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng nếu bên kia có

vi phạm nghiêm trọng hợp đồng

(ii) Nghiên cứu quy định Bộ luật Dân sự Việt Nam về vi phạm hợp đồng Tác giả bài báo khẳng định Bộ luật Dân sự Việt Nam không quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Tác giả cho rằng việc không quy định

vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, đó là sự lạc hậu

Bài báo không đi sâu phân tích về khái niệm, đặc điểm, thời điểm xác định thiệt hại, biện pháp khắc phục do vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Tuy nhiên, tác giả bài báo ủng hộ học thuyết, coi đây là dạng vi phạm hợp đồng cần được quy định trong Bộ luật Dân sự Việt Nam Kết quả nghiên cứu của bài báo được kế thừa và sẽ tiếp tục làm rõ trong luận án

(7) Luận văn thạc sĩ “Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa

vụ, sự cần thiết phải điều chỉnh trong pháp luật hợp đồng của Việt Nam”, tác giả

Phạm Thị Trong, Đại học Luật TP.HCM, 2006

Cùng với việc khái quát nguồn gốc hình thành, phát triển học thuyết và nêu khái niệm, tính chất của vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, tác giả đã nêu hậu quả pháp lý của vi phạm là: hủy và hoãn thực hiện hợp đồng

1.1.2.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thừa nhận vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

(1) Luận án tiến sĩ “Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở

Việt Nam hiện nay”, tác giả Lê Thị Tuyết Hà, Viện Khoa học và Xã hội, năm 2016

Tác giả công trình xác định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực nghĩa

vụ là một loại vi phạm và phải chịu trách nhiệm pháp lý Nghiên cứu quy định liên quan ở một số quốc gia và điều ước quốc tế, nghiên cứu pháp luật hợp đồng Việt Nam, tác giả cho rằng pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện hành không ghi nhận loại

vi phạm này, vì vậy tác giả đã đề xuất kiến nghị ghi nhận trong pháp luật thương mại,

vì mục đích:

Trang 37

(i) Xác định có hành vi vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa

vụ để hạn chế thiệt hại không đáng có cho bên bị vi phạm, giảm khoản bồi thường cho bên vi phạm, việc xác định có loại vi phạm này giúp hai bên cùng có lợi

(ii) Xác định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ là nhằm giảm chi phí, thời gian không cần thiết cho các bên trong hợp đồng khi phải chờ đến hạn thì mới xác định vi phạm hợp đồng

Tác giả không phân tích luận giải đầy đủ cơ sở, lợi ích của việc quy định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả có giá trị gợi mở để tác giả luận án kế thừa và tiếp tục phát triển

(2) Sách chuyên khảo “Luật Hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án”,

tác giả Đỗ Văn Đại, tái bản lần thứ tám, Nxb Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, 2020 Thông qua bình luận bản án giải quyết vi phạm hợp đồng; viện dẫn ý kiến của một số nhà nghiên cứu, đồng thời đối sánh với pháp luật một số quốc gia và điều ước quốc tế về hủy, tạm ngừng hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ Tác giả đã làm rõ thực trạng pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện hành và cần thiết để quy định trong pháp luật hợp đồng về tạm ngừng, hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ; trong đó tác giả nêu ra một số bất cập khi thiếu vắng quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, như:

(i) Áp dụng không đúng pháp luật trong giải quyết tranh chấp

(ii) Chưa bảo vệ được quyền và lợi ích của các bên

(iii) Tranh chấp kéo dài, không hạn chế được tổn thất; và thiếu hợp lý, không công bằng khi không cho phép một bên hủy hay chấm dứt hợp đồng trong khi biết chắc là bên kia sẽ không thực hiện hợp đồng

Thông qua bình luận 01 bản án liên quan đến việc không thực hiện đúng hợp đồng, tác giả đã nêu ra dấu hiệu, căn cứ có thể áp dụng giải quyết kịp thời, đảm bảo quyền nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nếu pháp luật hợp đồng Việt Nam có quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

(3) Bài báo “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều chỉnh pháp luật đối với vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ”, tác giả Dương Anh Sơn,

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4, 2006

Trang 38

Tác giả đã khái quát về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa

vụ Phân tích tình huống giả định và phương thức giải quyết khi áp dụng pháp luật trên thế giới và áp dụng pháp luật hợp đồng Việt Nam có liên quan Thông qua đó luận giải điều kiện, lý do về sự cần thiết quy định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam, đó là cân bằng lợi ích, đảm bảo nguyên tắc trung thực thiện chí, giảm thiểu thiệt hại Nội dung của bài báo đã làm sáng rõ nhiều vấn

đề về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, những nội đó sẽ được luận án kế thừa và tiếp tục phát triển

(4) Bài báo “Vấn đề hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ luật Dân

sự Việt Nam”, tác giả Đỗ Văn Đại, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 3, 2004

Bài báo đề cập đến 2 nội dung:

(i) Nêu, phân tích quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ tại khoản 1 Điều 72 CISG, Điều 7.3.3 UPICC, Điều 9:304 PECL, Điều

94 khoản 2 Luật Hợp đồng 1999 của Trung Quốc

(ii) Nghiên cứu quy định Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 về vi phạm hợp đồng Tác giả bài báo khẳng định Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 không quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Tác giả cho rằng việc không quy định vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, đó là sự lạc hậu Do đó cần quy định vấn đề này nhằm bảo vệ quyền

và lợi ích của các bên trong hợp đồng và giảm thiểu thiệt hại

Bài báo không đi sâu phân tích về khái niệm, đặc điểm, thời điểm xác định thiệt hại, biện pháp khắc phục do vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Tuy nhiên, tác giả bài báo ủng hộ học thuyết, coi đây là dạng vi phạm hợp đồng cần được quy định trong Bộ luật Dân sự Việt Nam Kết quả nghiên cứu của bài báo được kế thừa và sẽ tiếp tục làm rõ trong luận án

Cùng với những công trình nêu trên, còn có một số công trình khoa học khác nghiên cứu liên quan đến vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa

vụ Các công trình này sẽ được tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu kế thừa vận dụng trong luận án

Trang 39

1.1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.1.3.1 Những kết quả đạt được từ các công trình nghiên cứu trước

Nhìn chung, các công trình dù ở các cấp độ, khía cạnh nghiên cứu khác nhau nhưng đều đưa tới những nhận thức phổ quát sau:

- Các công trình đã khái quát về sự hình thành, phát triển và bổ sung hoàn thiện

lý luận về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

- Vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ xuất hiện khi một bên tuyên bố không thực hiện, không có khả năng thực hiện hợp đồng trước thời hạn

Từ yêu cầu thực tiễn đặt ra, các nhà nghiên cứu đã từng bước bổ sung các căn cứ xác định vi phạm, hoàn thiện về Học thuyết, góp phần xây dựng khung pháp lý về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

- Từ góc độ pháp lý – kinh tế, vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ là vi phạm nguyên tắc trung thực, thiện chí, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; làm mất đi lợi ích, làm trì trệ sự phát triển, lưu thông hàng hóa tiền tệ, ngừng trệ các hoạt động dân sự thương mại Thông qua nghiên cứu, bình luận, đánh giá các bản án, quy định trong các điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, các công trình phân tích, luận giải về cơ sở lý luận, xây dựng hoàn chỉnh cấu thành của vi phạm, biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

1.1.3.2 Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết

- Các công trình nghiên cứu ngoài nước quan tâm đến điều chỉnh pháp luật vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Tuyên bố không thực hiện hoặc hành vi biểu hiện rõ ràng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trước hạn là vi phạm hợp đồng, là căn cứ để tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng Quy định

đó không chỉ bảo vệ bên bị vi phạm mà còn bảo vệ các bên trong hợp đồng, giảm thiểu thiệt hại và thúc đẩy giao lưu dân sự thương mại Tuy nhiên, đại đa số các công trình nghiên cứu tập trung vào hệ thống pháp luật Common Law Bên cạnh đó, phạm

vi nghiên cứu của các công trình không chỉ đối với hợp đồng thương mại mà còn nghiên cứu với tất cả các loại hợp đồng; và nghiên cứu vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời điểm thực hiện nghĩa vụ đan xen với vi phạm hợp đồng chưa đến thời hạn chấm dứt (thời điểm hoàn thành hợp đồng) Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào phân

Trang 40

tích và đánh giá chuyên sâu về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong bối cảnh của pháp luật hợp đồng Việt Nam

- Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu chủ yếu sơ lược lịch sử hình thành phát triển của học thuyết về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, quy định trong các điều ước quốc tế và pháp luật một số quốc gia trên thế giới Khái lược một số hạn chế, bất cập trong pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện hành và đề xuất quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Các công trình nghiên cứu ở trong nước chưa đi sâu làm rõ một cách có hệ thống những vấn đề

về khái niệm, đặc điểm, căn cứ xác định, cơ sở lý luận và bồi thường thiệt hại, biện pháp khắc phục, Chưa làm rõ được sự cần thiết, yêu cầu cần phải quy định về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong BLDS và LTM phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và kỹ thuật, truyền thống lập pháp của Việt Nam

Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình, luận án sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu có hệ thống những nội dung sau:

+ Làm rõ về khái niệm, đặc điểm của vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

+ Luận giải cơ sở lý luận, căn cứ xác định (nhận diện) về vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

+ Biện pháp khắc phục, như hoãn, hủy bỏ hợp đồng, bồi thường và thời điểm xác định thiệt hại cần bồi thường

+ Làm rõ những yêu cầu thực tiễn đặt ra và có giải pháp pháp lý bổ sung, hoàn thiện pháp luật hợp đồng Việt Nam

1.2 Lý thuyết nghiên cứu

1.2.1 Lý thuyết về chi phí giao dịch 8

- Cùng với lý thuyết về chi phí xã hội, Ronan Coase là nhà kinh tế học người Anh, là giáo sư danh dự tại Đại học Luật Chicago, người đoạt giải Nobel về kinh tế năm 1991 đã xây dựng lý thuyết chi phí giao dịch

8 Tomasz Famulski, “Selected Legal Aspects of Transaction Costs”, Journal of Finance and Financial Law,

2017, p.22; Raymond Wacks, Triết học luật pháp, Phạm Kiều Tùng dịch, Nxb Tri thức, 2011, tr125

Ngày đăng: 28/12/2024, 11:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
18. Nguyễn Ngọc Ánh, Quang Hùng (1996), Từ điển Anh – Việt, Nxb Giáo dục 19. Bộ Chính Trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng vàhoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến 2020, ngày 24 tháng 05 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Anh – Việt", Nxb Giáo dục 19. Bộ Chính Trị (2005), "Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và "hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến 2020
Tác giả: Nguyễn Ngọc Ánh, Quang Hùng (1996), Từ điển Anh – Việt, Nxb Giáo dục 19. Bộ Chính Trị
Nhà XB: Nxb Giáo dục 19. Bộ Chính Trị (2005)
Năm: 2005
21. Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Luật học
Tác giả: Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp
Năm: 2006
22. Chính phủ, Tờ trình số: 173/TTr-CP Về việc gia nhập Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, ngày 22 tháng 4 năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tờ trình số: 173/TTr-CP Về việc gia nhập Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
24. Nguyễn Thị Dung (2001), Áp dụng trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Thị Dung
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
25. Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb CAND 26. Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước vàPháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam", Nxb CAND 26. Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), "Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và "Pháp luật
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb CAND 26. Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb CAND 26. Đại học Quốc gia Hà Nội (2001)
Năm: 2001
27. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật
Tác giả: Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
28. Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học, Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, sách chuyên khảo, Nxb Hồng đức – Hội luật gia Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học, Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, sách chuyên khảo
Tác giả: Đỗ Văn Đại (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Hồng đức – Hội luật gia Việt Nam
Năm: 2016
29. Đỗ Văn Đại (2010), Luật Hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án, sách chuyên khảo tái bản lần thứ 2, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án, sách chuyên khảo tái bản lần thứ 2
Tác giả: Đỗ Văn Đại
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2010
30. Đỗ Văn Đại (2010), Hoãn do không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Tòa án, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Tòa án
Tác giả: Đỗ Văn Đại
Năm: 2010
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia sự thật
Năm: 2021
34. Nguyễn Minh Đoan (2002), Hiệu quả pháp luật – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả pháp luật – những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Minh Đoan
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
35. Lê Thị Tuyết Hà (2016), “Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Lê Thị Tuyết Hà
Năm: 2016
36. Bùi Thị Thanh Hằng (2018), “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng”, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Tác giả: Bùi Thị Thanh Hằng
Năm: 2018
37. Dg Nguyễn Minh Hằng (2011), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, Nxb Từ điển bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng
Tác giả: Dg Nguyễn Minh Hằng
Nhà XB: Nxb Từ điển bách khoa
Năm: 2011
39. Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Thuật ngữ pháp lý, Nxb Chính trị quốc gia 40. Lê Minh Hùng (2010), “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luậtViệt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ pháp lý", Nxb Chính trị quốc gia 40. Lê Minh Hùng (2010), “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Thuật ngữ pháp lý, Nxb Chính trị quốc gia 40. Lê Minh Hùng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia 40. Lê Minh Hùng (2010)
Năm: 2010
41. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Khánh
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2007
42. Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn (2007), Giáo trình, Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Nxb Đại học quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình, Luật hợp đồng thương mại quốc tế
Tác giả: Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia TP.HCM
Năm: 2007
43. Võ Sỹ Mạnh (2015), “Vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam
Tác giả: Võ Sỹ Mạnh
Năm: 2015
44. Phạm Minh (2000), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nxb Thống kê 45. Giản Thị Lê Na (2019), “Vi phạm hợp đồng hiệu quả từ thuyết vị lợi củaJeremy Bentham và tư tưởng tự do của John stuart mill”, kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường đại học Kinh tế - Luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Thương mại quốc tế", Nxb Thống kê 45. Giản Thị Lê Na (2019), “Vi phạm hợp đồng hiệu quả từ thuyết vị lợi của Jeremy Bentham và tư tưởng tự do của John stuart mill”, "kỷ yếu hội thảo khoa học
Tác giả: Phạm Minh (2000), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nxb Thống kê 45. Giản Thị Lê Na
Nhà XB: Nxb Thống kê 45. Giản Thị Lê Na (2019)
Năm: 2019
47. Phạm Duy Nghĩa (2011), Giáo trình Luật kinh tế, Nxb Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật kinh tế
Tác giả: Phạm Duy Nghĩa
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2011

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w