PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAIĐƠN VỊ: KHOA NÔNG HỌC BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ NCKH CẤP CƠ SỞ Tên nhiệm vụ: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RU
Trang 1PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐƠN VỊ: KHOA NÔNG HỌC
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ NCKH CẤP CƠ SỞ
Tên nhiệm vụ: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
TRÊN GIỐNG NGỰA LAI NHẬP KHẨU
Cơ quan chủ quản: Phân hiệu - Trường Đại Lâm nghiệp
Đơn vị chủ trì: Khoa Nông học
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Bùi Thị Diệu Mai
Thời gian thực hiện: 2022 - 2023
Đồng Nai, Tháng 11/2023
Trang 2PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐƠN VỊ: KHOA NÔNG HỌC
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ NCKH CẤP CƠ SỞ
Tên nhiệm vụ: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
TRÊN GIỐNG NGỰA LAI NHẬP KHẨU
Cơ quan chủ quản: Phân hiệu - Trường Đại Lâm nghiệp
Đơn vị chủ trì: Khoa Nông học
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Bùi Thị Diệu Mai
Thời gian thực hiện: 2022 - 2023
Đồng Nai, Tháng 11/2022
Trang 3PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
ĐƠN VỊ: KHOA NÔNG HỌC
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ NCKH CẤP CƠ SỞ
Tên nhiệm vụ: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
TRÊN GIỐNG NGỰA LAI NHẬP KHẨU
Đồng Nai, Tháng 11/2023
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ v
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Yêu cầu 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tổng quan về ngựa Thoroughbred 3
1.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm chung 3
1.3 Một số loài giun, sán ký sinh đường ruột phổ biến phát hiện trên ngựa trong nghiên cứu 5
1.3.1 Loài Strongylus equinus (Muller, 1780) 5
1.3.2 Loài Strongyloides westeri (Ihle, 1918) 9
1.3.3 Loài Oxyuris equi (Schrank, 1788) 13
1.3.4 Loài Parascaris equorum (Goeze, 1782) 16
1.4 Tác hại của giun, sán ký sinh đường ruột đối với ngựa 21
1.6.1 Thuốc Fenbendazole 22
1.6.2 Thuốc Ivermectin 24
1.6 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 25
1.6.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 25
1.6.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 26
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 33
Trang 52.1.2 Phạm vi nghiên cứu 33
2.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 34
2.3 Nội dung nghiên cứu 35
2.3.1 Đánh giá tình trạng nhiễm giun, sán ký sinh đường ruột trên ngựa nuôi tại trường đua ngựa Thiên Mã – Madagui 35
2.3.2 So sánh khả năng điều trị của 2 loại thuốc tẩy giun, sán ký sinh đường ruột trên ngựa Thoroughbred 36
2.4 Phương pháp nghiên cứu 36
2.4.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 36
2.4.2 Đánh giá tình trạng nhiễm giun, sán ký sinh đường ruột trên giống ngựa Thoroughbred nuôi tại trường đua ngựa Thiên Mã – Madagui 36
2.4.3 So sánh khả năng điều trị của hai loại thuốc tẩy giun, sán ký sinh đường ruột trên ngựa Thoroughbred 38
2.5 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính 42
2.6 Xử lý số liệu 42
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
3.1 Đánh giá tình trạng nhiễm giun, sán ký sinh đường ruột trên giống ngựa Thoroughbred nuôi tại trường đua ngựa Thiên Mã – Madagui 42
3.1.1 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun, sán ký sinh đường ruột qua xét nghiệm phân trên giống ngựa Thoroughbred 43
3.1.2 Thành phần và tỷ lệ nhiễm giun, sán ký sinh đường ruột trên giống ngựa Thoroughbred theo loài qua xét nghiệm phân 48
3.1.3 Tỷ lệ đơn nhiễm và đa nhiễm các loài giun, sán ký sinh đường ruột trên giống ngựa Thoroughbred nuôi tại trường đua ngựa Thiên Mã – Madagui 51
3.1.4 Tỷ lệ nhiễm giun, sán ký sinh đường ruột trên giống ngựa Thoroughbred theo phương thức chăn nuôi 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
1 Kết luận 61
2 Kiến nghị 62
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
°C Độ Celsius Đơn vị đo nhiệt độ
cm Centimet Đơn vị đo chiều dài
CSF Cerebrospinal fluid Dịch não tủy
EPG Egg per gram Số lượng trứng trên 1 gram phânGABA Gamma aminobutyric acid Chất ức chế dẫn truyền thần
kinh chính trong hệ thống thầnkinh trung ương
gram Grammes Đơn vị đo khối lượng
kg Kilogram Đơn vị đo khối lượng
km Kilomet Đơn vị đo độ dài
mg Miligram Đơn vị đo khối lượng
ml Mililit Đơn vị đo độ dài
mm Milimet Đơn vị đo độ dài
SD Standard Deviation Độ lệch chuẩn
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
TrangBảng 2.1: Bảng bố trí thí nghiệm 39Bảng 2.2: Các bước trong tiến trình thí nghiệm 40Bảng 3.1: Kết quả đánh giá tỷ lệ nhiễm và so sánh cường độ nhiễm trung bình dựavào phương pháp xét nghiệm phân tại 3 trại ngựa Thiên Mã – Madagui 43Bảng 3.2: Tỷ lệ cường độ nhiễm giun, sán ký sinh đường ruột của ngựa qua xétnghiệm phân tại 3 trại ngựa tại trường đua ngựa Thiên Mã – Madagui 44Bảng 3.3: Thành phần và tỷ lệ nhiễm giun, sán đường ruột trên ngựa theo loài tạicác trại qua xét nghiệm phân 48Bảng 3.4: Tình trạng đơn nhiễm và đa nhiễm các loài giun, sán ký sinh đường ruộttrên giống ngựa Thorougbred tại trường đua ngựa Thiên Mã – Madagui 51Bảng 3.5: Tỷ lệ nhiễm giun, sán ký sinh đường ruột của ngựa nuôi tại trường đuangựa Thiên Mã – Madagui theo phương thức nuôi 53Bảng 3.6: Kết quả điều trị giun, sán ký sinh đường ruột trên ngựa Thoroughbred tạitrường đua ngựa Thiên Mã 56Madagui bằng thuốc Fenbendazole và Ivermectin 56
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Ngựa Thoroughbred được nuôi tại các trại ngựa thuộc trường đua ngựa
Thiên Mã – Madagui tỉnh Lâm Đồng 4
Hình 1.2: Trứng Strongylus equinus dưới kính hiển vi 6
Hình 1.3: Vòng đời của Strongylus equinus ở ngựa 6
Hình 1.4: Trứng Strongyloides westeri 9
Hình 1.5: Vòng đời của Strongyloides westeri 10
Hình 1.6: Trứng Oxyuris equi 14
Hình 1.7: Vòng đời của Oxyuris equi ở ngựa 14
Hình 1.8: Trứng Parascaris equorum dưới kính hiển vi 17
Hình 1.9: Vòng đời của Parascaris equorum 18
Hình 1.10: Công thức cấu tạo của Fenbendazole 22
Hình 1.11: Công thức cấu tạo của Ivermectin 24
Hình 2.1: Tổng quan trại ngựa 33
Hình 2.2: Lọ đựng phân và dụng cụ cân phân 34
Hình 2.3: Thuốc fenbendazole và ivermectin dạng bột 34
Hình 2.4: Lấy phân trực tràng của ngựa 37
Hình 2.5: Các vị trí lấy phân ở ngựa 37
Hình 2.6: Các thời điểm lấy mẫu phân và sử dụng thuốc 40
Hình 2.7: Thuốc trộn với thức ăn tinh cho ngựa ăn trực tiếp 41
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nhiễm giun, sán ký sinh đường ruột trên ngựa ở các cường độ khác nhau tại ba trại qua xét nghiệm phân 44
Hình 3.1: Ngựa nuôi bán chăn thả tiếp xúc trực tiếp với môi trường 46
Hình 3.2: Ngựa nuôi nhốt hoàn toàn và kiểm tra sức khỏe hàng ngày 46
Hình 3.3: Cánh đồng trồng cỏ của trại 47
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nhiễm các loài giun, sán ký sinh đường ruột trên ngựa tại 3 trại ngựa thuộc Trường đua ngựa Thiên Mã – Madagui 49
Hình 3.4: Trứng Strongylus equinus dưới kính hiển vi 50
Hình 3.5: Trứng Strongyloides westeri dưới kính hiển vi 50
Trang 9Hình 3.6: Trứng Parascaris equorum dưới kính hiển vi 51
Hình 3.7: Trứng Oxyuris equi dưới kính hiển vi 51
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ đơn nhiễm và đa nhiễm các loài giun, sán ký sinh trên ngựa 52
Hình 3.8: Phân ngựa được để trực tiếp vào gốc cây, không đảm bảo vệ sinh 54
Hình 3.9: Ngựa tiếp xúc trực tiếp với phân trên bãi chăn 54
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ giảm trứng, hiệu lực tẩy sạch và độ an toàn của thuốc fenbendazole và ivermectin trên ngựa thí nghiệm 57
Biểu đồ 3.5: Biến động của trứng giun, sán trước và sau khi dùng thuốc 57
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Giun, sán ký sinh đường ruột là bệnh thường gặp và phổ biến trên tất cả cácloài động vật ở khắp các nơi trên thế giới, chúng ký sinh trong đường ruột của cácloài động vật nói chung và trên ngựa nói riêng rất đa dạng và phong phú cả vềchủng loại và giống loài Vật nuôi nhiễm bệnh sẽ bị các loài giun, sán sống ký sinhchiếm đoạt chất dinh dưỡng gây tình trạng thiếu máu, làm tổn thương niêm mạcđường ruột và gây nên những biến đổi bệnh lý khác (Nguyễn Thị Kim Lan và cộng
sự, 2012)
Tại Việt Nam, nhiều tỉnh thành có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc pháttriển chăn nuôi ngựa Lâm Đồng là một trong những tỉnh có điều kiện tự nhiênthuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi ngựa ở khu vực Tây Nguyên Theo số liệuthống kê chăn nuôi Việt Nam năm 2021, đàn ngựa ở khu vực Tây Nguyên là 374con, riêng tỉnh Lâm Đồng chiếm 327 con Tuy nhiên, chăn nuôi ngựa ở Lâm Đồngnói riêng cũng như cả nước nói chung còn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán, tốc độphát triển chậm và một trong số những trở ngại cho việc phát triển chăn nuôi ngựa
là sự gây hại của bệnh giun, sán ký sinh đường tiêu hóa nói chung và đường ruộtnói riêng Theo Skrjabin và Petrov (1963), Arundel (1978); Souslby (1982) vàKaufmann (1996) đến nay trên thế giới đã phát hiện 48 loài giun, sán chủ yếu thuộc
25 giống, 11 họ ký sinh phổ biến trong đường tiêu hóa ở ngựa Hoàng Văn Dũng(2001) phát hiện 1 loài sán dây và 13 loài giun tròn ký sinh trên đường tiêu hóa củangựa
Ngựa Thoroughbred là một trong những giống ngựa đua có tốc độ nhanh vàsinh trưởng mạnh Trường đua ngựa Thiên Mã – Madagui là một trong những địađiểm tập trung nuôi dưỡng ngựa Thoroughbred với số lượng nhiều Tuy nhiên, hiệnnay tại Việt Nam các nghiên cứu về ngựa Thoroughbred nói chung cũng như bệnhgiun, sán ký sinh đường ruột trên giống ngựa này nói riêng chưa được nghiên cứumột cách đầy đủ và toàn diện
Để điều trị bệnh giun, sán ký sinh đường ruột trên ngựa cần phải thực hiện
Trang 11các biện pháp phòng trị tổng hợp Một trong số những biện pháp được sử dụng phổbiến đó là dùng thuốc tẩy giun sán Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiềuloại thuốc tẩy giun, sán khác nhau với khả năng điều trị cũng khác nhau Vì vậy,việc so sánh và tìm ra loại thuốc có khả năng điều trị tốt nhất là điều cần thiết trongchăn nuôi ngựa Nếu đánh giá chính xác được khả năng điều trị giun, sán ký sinhcủa các loại thuốc sẽ góp phần nâng cao sức khỏe đàn ngựa, mang lại hiệu quả tốtnhất trong điều trị bệnh giun, sán ký sinh đường ruột và hạn chế thấp nhất nhữngtổn thất kinh tế mà bệnh gây ra cũng như làm cơ sở cho những công trình nghiêncứu về sau
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đề tài “Phân tích khả năng điều trị bệnh ký sinh trùng đường ruột của một số loại thuốc trên giống ngựa lại nhập khẩu” được thực hiện tại Trường đua Thiên Mã – Madagui xã Đạ Oai, huyện ĐạHuoai, tỉnh Lâm Đồng
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tình trạng nhiễm giun, sán ký sinh đường ruột và so sánh khả năngđiều trị của một số loại thuốc tẩy trừ giun, sán ký sinh trên ngựa Thoroughbred
2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định được thành phần, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm các loài giun, sán
ký sinh đường ruột trên ngựa tại khu vực nghiên cứu
Đánh giá được hiệu lực tẩy sạch, tỷ lệ giảm trứng, độ an toàn và so sánhđược khả năng điều trị giun, sán ký sinh đường ruột bằng 2 loại thuốc tẩy giun, sánfenbendazole và ivermectin
3 Yêu cầu
Tất cả các thông tin và số liệu được thu thập bằng phương pháp nghiên cứuhồi cứu quan sát, phỏng vấn, điều tra và ghi chép lại chi tiết một cách trung thực
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về ngựa Thoroughbred
1.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm chung
1.1.1.1 Nguồn gốc
Ngựa Thoroughbred là giống ngựa được biết đến nhiều ở Châu Âu, có nguồngốc từ nước Anh vào thế kỷ XVII – thời điểm môn đua ngựa rất phổ biến và việcnuôi ngựa để đua là một việc thiết yếu (Cassidy R 2002) Để tạo ra giống ngựaThoroughbred, người ta sử dụng ba con ngựa giống gốc Barb, Turkomen và Ả Rậpnhập từ Trung Đông đến Vương quốc Anh và tiến hành lai tạo với giống ngựa cáibản địa Mục đích là tạo ra một giống ngựa khỏe mạnh, tinh khôn và có sức bền hơn
so với giống ngựa bản địa Kết quả đã tạo ra được một giống ngựa khỏe mạnh, sứcbền cao và tốc độ ổn định trong khoảng cách dài – đây là những phẩm chất tốt manglại một chiều hướng mới và tích cực cho môn thể thao đua ngựa đang ngày càngphát triển và rất được giới quý tộc thời đó ủng hộ (Cunningham và cộng sự, 2001)
Nguồn gốc ngựa đực của giống ngựa Thoroughbred được ghi chép rõ ràng là
từ một số ít ngựa giống Trung Đông, trong đó có ảnh hưởng nhất là Barb,
Turkomen và Ả Rập (Hewitt A và cộng sự, 2006) Tuy nhiên, nguồn gốc của ngựa
Thoroughbred cái ít được biết đến Sách General Studbook – cơ quan đăng ký giốngcho ngựa Thoroughbred (Montgomery, 1980) các tài liệu phả hệ giống ngựaThoroughbred có nền móng vào thế kỷ XVII, xác định có 74 ngựa cái Sách GeneralStudbook ngày nay đòi hỏi phải có hồ sơ toàn diện, bao gồm xác minh đặc điểm ditruyền về huyết thống của ngựa Tuy nhiên, trong lịch sử ban đầu của giống ngựanày, người ta chỉ ghi chép những chi tiết cơ bản về ngựa cái vì giống cái khôngđược coi là quan trọng (Prior, 1924)
1.1.1.2 Đặc điểm chung
Ngựa Thoroughbred có tinh thần cao và được biết đến nhờ sự can đảm củachúng Tại Việt Nam, giống ngựa Thoroughbred ít được biết đến và được chăn nuôikhông phổ biến như các giống ngựa khác, chúng chỉ tập trung ở một số địa điểmnuôi nhất định, trường đua ngựa Thiên Mã – Madagui hiện tại nuôi tập trung với số
Trang 13lượng lớn giống ngựa này.
Ngựa Thoroughbred có các đặc điểm như đầu nhỏ, mắt to, cổ nhỏ, dài và hơicong hướng về phía trước Lưng dài, vai dốc và ngực rộng Chân dài, cổ chân (phầndưới chân ngay trên móng guốc) dài, dốc và móng guốc nhỏ và chắc chắn (BrentKelley, 2001) Trong nhiều thập kỷ, ngựa Thoroughbred đã được coi trọng như mộtloài ngựa đua và là một trong những giống ngựa đua có giá trị nhất thế giới(Cassidy, 2002) Ngựa Thoroughbred đực trưởng thành cao 159 cm và vòng ngực
183 cm, ngựa cái có số đo lần lượt là 156,4 cm và 179,2 cm, sức kéo lớn nhất là 40
kg (Scott và cộng sự, 2020)
Hình 1.1: Ngựa Thoroughbred được nuôi tại các trại ngựa thuộc trường đua
ngựa Thiên Mã – Madagui tỉnh Lâm Đồng
Trong hơn 300 năm giống ngựa này không ngừng được cải tiến về nòi giống
để nổi bật những tố chất cần thiết của một chiến mã chuyên nghiệp gồm cao to,mạnh mẽ, thể hình đẹp và tốc độ Tốc độ đạt nhanh nhất của chúng ở cự ly từ 1 – 3
km và tốc độ cực đại hơn 60 km/giờ Ngựa Thoroughbred là một trong những giốngngựa đua tốt nhất thế giới hiện nay Với cấu tạo cơ thể vượt trội hơn so với các loàingựa khác nên ngựa Thoroughbred có tốc độ vượt trội hơn hẳn so với bất cứ loạingựa nào khác về tốc độ Tuy nhiên, sức đề kháng của chúng kém xa so với các loàigia súc và ngựa cỏ nên chi phí chăm sóc chúng rất tốn kém (Vamplew và Kay,2005)
Trang 141.3 Một số loài giun, sán ký sinh đường ruột phổ biến phát hiện trên ngựa trong nghiên cứu
Theo Phan Thế Việt và cộng sự (1977), Nguyễn Thị Lê và cộng sự (1996),phát hiện 12 loài giun tròn ký sinh đường tiêu hóa của ngựa Hoàng Văn Dũng(2001) đã phát hiện và thống kê được 13 loài giun tròn ký sinh đường tiêu hóa ở
ngựa (gồm 12 loài đã công bố trước đó và 1 loài Strongyloides westeri, trong đó có
10 loài trên tổng số 13 loài (chiếm 76,92%) ký sinh ở ruột ở ngựa bao gồm:
Parascaris equorum, Strongyloides westeri, Oxyuris equi, Strongylus equinus, Alfortia edentatus, Delafondia vulgaris, Triodontophorus serratus, Trichonema longibursatum, Trichonema catinatum và Cylicocyclus nassatum.
1.3.1 Loài Strongylus equinus (Muller, 1780)
Bệnh do loài Strongylus equinus, thuộc họ Strongylidae gây ra Giun ký sinh
ở ruột già và manh tràng ngựa
1.3.1.1 Vị trí Strongylus equinus trong hệ thống phân loại động vật
Theo Phan Thế Việt và cộng sự (1977), Trịnh Văn Thịnh và cộng sự (1978),
Nguyễn Thị Kỳ (1994), Nguyễn Thị Lê và cộng sự (1996) thì vị trí của Strongylus
equinus trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Lớp giun tròn: Nematoda Rudolphi, 1808
Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942
Bộ Strongylida Railhet et Henry, 1913
Họ Strongylidae Baird, 1853 Phân họ Strongylinae Railliet, 1893 Giống Strongylus Muuer, 1780 Loài Strongylus equinus Muuer, 1780.
1.3.1.2 Đặc điểm hình thái
Giun đực dài 25 – 35 mm, rộng nhất 1,10 – 1,35 mm Phễu miệng có méphơi vặn xoắn, vành tia ngoài có 42 – 50 tia, vành tia trong có 42 – 80 tia Túi sinhdục có 2 thuỳ bên rộng và to, thuỳ giữa ngắn và hẹp hơn Hai gai sinh dục dài bằngnhau (3 mm) Giun cái dài 39 – 45 mm, rộng 1,8 – 2,1 mm, đuôi mảnh và thẳng Lỗ
Trang 15sinh dục cách mút đuôi 11 – 14 mm Trứng có kích thước 0,085 x 0,050 mm(Nguyễn Thị Lê, 1996)
Hình 1.2: Trứng Strongylus equinus dưới kính hiển vi
(Nguồn: https://shire.science.uq.edu.au/parasites/gallery/nematodes-gallery.php)
1.3.1.3 Vòng đời
Hình 1.3: Vòng đời của Strongylus equinus ở ngựa
(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Lan, 2012)
Theo Skrjabin và cộng sự (1963) Strongylus equinus có vòng đời phát triển
trực tiếp Trứng theo phân ra ngoài gặp nhiệt độ, ẩm độ thích hợp, sau 2 – 8 ngày thìphôi thai trong trứng có ấu trùng Trứng nở ra ấu trùng kỳ I ở ngoại cảnh, ấu trùngnày qua 2 lần lột xác thành ấu trùng có sức gây bệnh Ngựa nuốt phải ấu trùng nàylẫn vào thức ăn, nước uống thì mắc bệnh Tới ruột, ấu trùng mất vỏ, chui vào niêmmạc ruột hình thành kén, sau đó ấu trùng theo màng treo ruột di hành về tuyến tụy
và xoang bụng Ở đó, ấu trùng lột xác lần 3 và 4 rồi trở về ký sinh ở ruột già và pháttriển thành giun đực và giun cái trưởng thành Thời gian hoàn thành vòng đời là 8
Trang 16Tuổi mắc bệnh: mắc bệnh ở tất cả các nhóm tuổi của ngựa.
Mùa phát bệnh: tất cả các mùa trong năm Tuy nhiên, Strongylus equinus
kém hoạt động hơn vào mùa đông khô lạnh
Sức đề kháng của trứng: trong lớp nước sâu khoảng 3 mm trở lên thì trứng đãngừng phát triển Ở nhiệt độ thấp, trứng phát triển rất chậm Ấu trùng gây nhiễm cósức đề kháng mạnh với ngoại cảnh Khi khô ráo, ấu trùng chui xuống lớp đất bềmặt, ở dưới đất ấu trùng sống được hơn 1 tháng Ánh nắng chiếu trực tiếp dễ làmchết ấu trùng Ấu trùng có thể bò lên cây cỏ ẩm ướt, khi có ánh nắng mạnh thì ấutrùng chui xuống đất Ấu trùng gây nhiễm rất nhạy cảm với nhiệt độ, chúng hoạtđộng mạnh vào mùa ấm áp và kém hoạt động hơn vào mùa khô lạnh Trứng nởthành ấu trùng ở ngoại cảnh tỷ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ của môi trường, thờigian tối thiểu trứng nở thành ấu trùng là 1 tuần (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012)
1.3.1.5 Cơ chế sinh bệnh
Ấu trùng di hành vào tuyến tụy gây viêm tuyến tụy, rối loạn chức năng tuyếntụy, gây viêm ruột, đau bụng Ấu trùng vào thành ruột già, tạo thành những u kén ởniêm mạc ruột, ảnh hưởng tới chức năng của ruột già Giun cái trưởng thành có túimiệng lớn, bám vào ruột già để hút máu, gây viêm loét ruột già Trong quá trìnhsống, giun tiết độc tố gây dung huyết hồng cầu Độc tố còn ảnh hưởng tới hệ thầnkinh (Phan Địch Lân và cộng sự, 2005)
Trang 17được sử dụng trong chẩn đoán bệnh Đối với ngựa đã chết, tiến hành mổ khám để
phát hiện Strongylus equinus ký sinh trên ngựa (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012).
bị viêm, chức năng tuyến tuỵ bị rối loạn, ruột viêm cata kèm theo đau bụng Giuntrưởng thành có túi miệng lớn, bám vào niêm mạc ruột già, hút máu và gây loét,đồng thời giun thải chất độc gây dung huyết, ảnh hưởng đến hệ thần kinh Ngựa bịnhiễm nặng suy dinh dưỡng, sức đề kháng giảm và dễ nhiễm các bệnh truyền nhiễmkhác Theo Phan Địch Lân và cộng sự (2005) triệu chứng thể hiện không rõ khingựa nhiễm nhẹ Ngựa con bị bệnh chậm lớn, còi cọc, lông thưa, ăn ít, mệt mỏi, đaubụng dữ dội nằm lăn trên đất 4 chân chổng ngược lên trời, ỉa chảy và có thể chết
Mổ khám ngựa bị bệnh thấy xác gầy, thiếu máu, niêm mạc ruột loét, có rấtnhiều giun bám trên niêm mạc ruột già Trên thành ruột có nhiều u kén nhỏ do ấutrùng gây ra (Phan Địch Lân và cộng sự, 2005)
1.3.1.8 Phòng trị bệnh
Có thể dùng một số thuốc sau để điều trị giun, sán cho ngựa:
Phenothiazin: liều 0,1 gram/kg thể trọng
Trang 181.3.2 Loài Strongyloides westeri (Ihle, 1918)
Bệnh do loài Strongyloides westeri, thuộc họ Strongyloilidae gây ra Ký sinh
ở niêm mạc ruột non ngựa
1.3.2.1 Vị trí Strongyloides westeri trong hệ thống phân loại động vật
Theo Phan Thế Việt và cộng sự (1977), Trịnh Văn Thịnh và cộng sự (1978),
Nguyễn Thị Kỳ (1994), Nguyễn Thị Lê và cộng sự (1996) vị trí của Strongyloides
westeri trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Lớp giun tròn: Nematoda Rudolphi 1808
Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942
Bộ Rhabditida Chitwood, 1938
Phân bộ Rhabditina Chitwood, 1938
Họ Strongyloilidae Chitwood et Mcinstosch, 1934 Giống Strongyloides Grasi, 1879
Loài Strongyloides westri, Ihle, 1918.
1.3.2.2 Đặc điểm hình thái
Giun cái ký sinh dài 5,1 – 9,0 x 0,08 – 0,09 mm, đuôi nhọn và nhỏ Thựcquản hình ống, dài 1,2 – 1,5 mm Lỗ sinh dục ở 1/3 đoạn sau thân, có nắp âm hộnhô ra Buồng trứng uốn khúc Trứng hình bầu dục, có khi tròn, kích thước 0,03 –0,048 mm x 0,018 – 0,03 mm, vỏ mỏng, màu trắng xám, trong có ấu trùng (NguyễnThị Lê, 1996)
Hình 1.4: Trứng Strongyloides westeri
(Nguồn:
https://www.msdvetmanual.com/digestive-system/gastrointestinal-parasites-of-horses/strongyloides-westeri-associated-disease-in-horses)
Trang 191.3.2.3 Vòng đời
Hình 1.5: Vòng đời của Strongyloides westeri
(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Lan, 2012) Strongyloides westeri cái đẻ trứng ở ruột non, trứng theo phân ra ngoài đã có
ấu trùng ở bên trong Trứng ra ngoài sẽ phát triển theo 2 hướng:
Trực tiếp: vào mùa hè (ấm áp), sau 5 – 6 giờ trứng nở ra ấu trùng giun lươn,
2 – 3 ngày sau thành ấu trùng có sức gây nhiễm Vào mùa đông, sau 15 – 17 giờtrứng nở thành ấu trùng, sau 3 – 4 ngày phát triển thành ấu trùng có sức gây nhiễm
Gián tiếp: trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng phát triển thành giun đực và cáisống tự do Giun đực dài 0,65 – 0,81 mm, giun cái dài 0,81 – 1,02 mm Sau khi giaophối, giun cái đẻ trứng có ấu trùng giống như giun cái sống ký sinh Trứng này sau
5 – 6 giờ nở thành ấu trùng, sau 1 – 2 ngày phát triển thành ấu trùng có sức gâybệnh Hình thái ấu trùng có sức gây bệnh ở hướng phát triển trực tiếp hay gián tiếphoàn toàn giống nhau (dài 0,6 – 0,7 mm, thực quản hình ống dài, không có chỗphình to) Ấu trùng này vào cơ thể ký chủ theo 2 đường:
Qua da: ấu trùng chui qua da vào tổ chức liên kết, tới cơ, theo máu và dịch
lâm ba về phổi, ấu trùng chui qua mạch máu vào chi nhánh khí quản, theo đờm lênhầu rồi được nuốt xuống ruột non, sau 6 – 8 ngày thì thành giun trưởng thành kýsinh
Qua đường tiêu hoá: ấu trùng lẫn vào thức ăn, nước uống, vào đường tiêu
hoá thì chui qua niêm mạc dạ dày vào mạch máu, rồi về phổi, ấu trùng chui quamạch máu vào chi nhánh khí quản, theo đờm lên hầu rồi được nuốt xuống ruột non.Tuổi thọ của giun lươn trưởng thành ở gia súc non khoảng 5 – 9 tháng (Nguyễn Thị
Trang 20Nguyên và Bắc Kạn nhiễm Strongyloides westeri là 5,08%, tỷ lệ nhiễm giảm theo
tuổi ngựa (ngựa 1 – 3 tháng tuổi nhiễm 23,4%, 4 – 6 tháng tuổi nhiễm 14,4%, 7 – 9tháng tuổi nhiễm 4,5%)
Mùa phát bệnh: bệnh thấy quanh năm, nhưng nhiều hơn ở mùa ấm (xuân, hè,đầu thu)
Sức đề kháng của trứng: nhiệt độ thấp trứng ngừng phát triển Ở trên 50oC vàdưới - 9oC trứng bị chết Ấu trùng gây nhiễm sống ở nơi ẩm ướt được 2 tháng,không sống được ở nơi khô hạn Thời gian trứng nở thành ấu trùng ở ngoại cảnhliên quan nhiều tới nhiệt độ: nhiệt độ 20 – 30oC trứng nở thành ấu trùng sau 5 – 6giờ; nhiệt độ 10 – 12oC, trứng nở thành ấu trùng sau 15 giờ
1.3.2.5 Cơ chế sinh bệnh
Tác động cơ giới: ấu trùng chui qua da, qua mạch máu phổi, các phế nang,làm tổn thương tổ chức các cơ quan, gây viêm phổi Giun trưởng thành ở ruột nongây viêm ruột, rối loạn tiêu hoá (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012)
Tác động mang trùng: ấu trùng có thể mang vi khuẩn (ví dụ, vi khuẩnSamonella) từ bên ngoài, qua da vào cơ thể ký chủ, gây bệnh truyền nhiễm ghép vớibệnh ký sinh trùng (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012)
1.3.2.6 Triệu chứng và bệnh tích
Ngựa non nhiễm bệnh thể hiện triệu chứng rõ rệt Ngựa non có biểu hiện đaubụng nhẹ, chướng hơi, gầy yếu, ỉa chảy nhiều Ngựa con sau đẻ 3 – 4 tuần nhiễm
Trang 21bệnh rất nặng, chết tới 50% trong số con nhiễm Con vật gầy còm, có nhiều mụntrên da (do ấu trùng chui qua da gây viêm da), viêm kết mạc mắt, ỉa chảy, phân cólẫn máu, thân nhiệt tăng, có triệu chứng viêm phổi (con vật ho) Triệu chứng kéodài 15 – 30 ngày Nếu nặng có thể chết Khi nhiễm nhẹ, triệu chứng không rõ rệt.
Theo dõi ngựa bị bệnh Strongyloides westeri Hoàng Văn Dũng (2001) thấy triệuchứng lâm sàng như bệnh ỉa chảy nặng, phân rất loãng, dính bê bết ở vùng quanhhậu môn và đuôi, khoeo chân Ngựa mệt mỏi, da khô, lông xù, đi lại xiêu vẹo ởngựa con mắc bệnh
Dưới da có những điểm tụ huyết, tổ chức cơ và phổi cũng có nhiều điểmhoặc đám tụ huyết, viêm khí quản, viêm cata dạ dày – ruột, niêm mạc ruột có nhữngđiểm tụ huyết, niêm mạc dạ dày có nhiều mụn loét nhỏ Trong niêm mạc ruột non
có nhiều giun ký sinh (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012)
1.3.2.7 Chẩn đoán
Vì Strongyloides westeri có kích thước rất nhỏ, lại ký sinh trong niêm mạc ruột non nên phải có kỹ thuật mổ khám và thu thập tốt mới tìm thấy Strongyloides
westeri Do đó, phương pháp chẩn đoán chủ yếu là:
Xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi để tìm trứng Strongyloides
westeri Phải lấy phân tươi và kiểm tra ngay, vào mùa hè không để quá 4 giờ, mùathu và đông không quá 12 – 14 giờ
Phân ly ấu trùng theo phương pháp Baerman với phân để khoảng 5 – 6 giờ(mùa hè), 15 – 17 giờ (mùa thu, đông) cho kết quả tốt
Trang 22dụng cụ chăn nuôi Cho ngựa non ăn uống tốt để nâng cao sức đề kháng với bệnh.Định kỳ sát trùng chuồng trại 1 – 2 lần trong 1 tháng Sát trùng chuồng ngựa mẹtrước khi cho ngựa mẹ vào đẻ Tập trung phân ủ nhiệt để diệt trứng giun, sán Chănthả luân phiên đồng cỏ Tiến hành diệt ký chủ trung gian.
1.3.3 Loài Oxyuris equi (Schrank, 1788)
Bệnh do loài Oxyuris equi, thuộc họ Oxyuridae gây ra Giun ký sinh ở ruột
già của ngựa
1.3.3.1 Vị trí Oxyuris equi trong hệ thống phân loại động vật
Theo Phan Thế Việt và cộng sự (1977), Trịnh Văn Thịnh và cộng sự (1978),Nguyễn Thị Kỳ (1994), Nguyễn Thị Lê và cộng sự (1996) thì vị trí của Oxyuris
equi trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Lớp giun tròn: Nematoda Rudolphi 1808
Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942
Bộ Oxyurida Skrjabin, 1923
Liên họ Oxyuroidea Railliet, 1916
Họ Oxyuridae Cobbold, 1861
Phân họ Oxyurinae Hall, 1916
Giống Oxyuris Rudolphi, 1803 Loài Oxyuris equi Schrank, 1788.
1.3.3.2 Đặc điểm hình thái
Oxyuris equi ký sinh ở ngựa, lừa, la có kích thước tương đối lớn, đặc biệt là
con cái Giun có 6 gai chồi ở đầu, có 2 môi vòng quanh miệng Túi miệng ngắn vànông Thực quản hình chày, phình to ở trước và sau, giữa thắt lại Giun đực dài 6 –
15 mm, rộng 0,6 – 1,0 mm, có một gai giao hợp dạng uốn cong, phần gốc gai tohơn, mút gai nhọn, không có bánh lái gai giao hợp Giun cái dài 24 – 57 mm, rộng1,6 – 2,5 mm, thân có dạng hơi cong, đoạn trước thân hơi nhỏ, phía đuôi nhỏ dần,mút đuôi nhọn, âm hộ ở 1/4 phía trước, cách đầu 5 – 10 mm Trứng hình bầu dục,gần đối xứng, có 4 lớp vỏ, 1 đầu có nắp giả, kích thước của trứng là 0,09 – 0,1 x0,04 – 0,05 mm (Nguyễn Thị Lê, 1996)
Trang 23Hình 1.6: Trứng Oxyuris equi
(Nguồn: https://shire.science.uq.edu.au/parasites/gallery/nematodes-gallery.php)
1.3.3.3 Vòng đời
Hình 1.7: Vòng đời của Oxyuris equi ở ngựa
(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Lan, 2012)
Sau khi giao phối, giun cái di hành tới hậu môn vật chủ đẻ trứng, còn giunđực thì chết Khi đẻ, phần đầu của giun cái thường nhô ra ngoài, phần sau ở tronghậu môn Do cơ hậu môn co bóp, giun bị ép mạnh nên rất nhiều trứng được đẻ ra vàdính lại với nhau thành cục nhỏ bám quanh hậu môn hoặc âm hộ Nhiệt độ xungquanh hậu môn rất thuận lợi cho trứng phát triển, chỉ cần 2,5 – 3 ngày thì thànhtrứng có sức gây bệnh Khi ngựa thải phân, giun cái có thể theo phân ra ngoài, một
số con dính ở mặt ngoài phân vẫn tiếp tục đẻ trứng, những con ở trong phân thìkhông đẻ Những trứng có sức gây bệnh lẫn vào thức ăn, nước uống Ngựa nuốtphải trứng có sức gây bệnh, vào đường tiêu hoá, ấu trùng nở ra, tới ruột già, tiếp tụcphát triển, sau khoảng 6 tuần thành giun trưởng thành (Phan Địch Lân và cộng sự,2005)
Trang 24Tuổi mắc bệnh: tỷ lệ nhiễm Oxyuris equi tăng theo tuổi ngựa Theo Hoàng
Văn Dũng (2001), ngựa 1 – 3 tháng tuổi nhiễm Oxyuris equi tỷ lệ 0%, 4 – 6 tháng
tuổi nhiễm 42,3%, 7 – 9 tháng tuổi nhiễm 62,2%, 10 – 12 tháng tuổi nhiễm 68,5%,trên 12 tháng tuổi nhiễm 75,7% Tuy nhiên, bệnh thường phát ra ở ngựa con dưới 1năm tuổi, ngựa trưởng thành cũng bị bệnh nhưng chủ yếu ở dạng mang trùng Ởnhững cơ sở chăn nuôi ngựa kém vệ sinh thì bệnh phát ra với triệu chứng lâm sàng
rõ Ngược lại, ở những cơ sở chăn nuôi tốt, vệ sinh thường xuyên thì ngựa không cótriệu chứng rõ rệt
Sức đề kháng của trứng: nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng.Nhiệt độ 25oC trứng phát triển nhanh nhất và diễn ra trong 2 ngày Nhiệt độ 20oC và
15oC trứng phát triển chậm lại tương ứng 3 và 5 ngày
1.3.3.5 Cơ chế sinh bệnh
Oxyuris equi ký sinh ở ruột già làm niêm mạc ruột bị tổn thương, ruột viêm
cata Ngoài ra, trong quá trình sống, giun còn tiết độc tố làm ngựa bị trúng độc, gầycòm, chậm lớn
1.3.3.6 Triệu chứng và bệnh tích
Ngựa thường bị ngứa vùng hậu môn (do giun cái di chuyển ra hậu môn đẻtrứng) nên thường cọ sát mông và gốc đuôi vào tường làm đuôi bị loét, lông rụnghoặc vón lại, chỗ loét bị nhiễm trùng Con vật ngứa, luôn cọ sát, bứt rứt không yênnên ngựa ăn uống thất thường, thần kinh bị kích thích, rối loạn tiêu hoá, gầy dần(Skrjabin và Petrov, 1963; Joseph, 1986; Kaufmann, 1996)
Bệnh tích của ngựa mắc bệnh Oxyuris equi thấy rõ nhất là những tổn thương
Trang 25ở vùng gốc đuôi, viêm cata ở ruột già là biến đổi thường thấy ở ngựa nhiễm bệnhnặng Khi có nhiều giun sẽ gây viêm ở ruột già, niêm mạc ruột bị tổn thương Ngoài
ra trong quá trình sống Oxyuris equi còn tiết độc tố làm ngựa trúng độc (Phan Địch
Lân và cộng sự, 2005)
1.3.3.7 Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm phân để chẩn đoán bệnh
Oxyuris equi Kết hợp với việc nạo cặn ở quanh hậu môn hoặc âm hộ kiểm tra dướikính hiển vi tìm trứng giun Khi bệnh nặng có thể thấy giun Oxyuris equi thải ra ở
phân (Phan Địch Lân và cộng sự, 2005)
1.3.3.8 Phòng trị bệnh
Sử dụng một trong các loại thuốc sau để điều trị cho ngựa:
Phenothiazin: liều 25 mg/kg thể trọng
Piperazin hydrat: liều 250 mg/kg thể trọng
Piperazin citrat: liều 100 mg/kg thể trọng
1.3.4 Loài Parascaris equorum (Goeze, 1782)
Bệnh gây ra do loài Parascaris equorum, thuộc họ Ascarididae, ký sinh ở
ruột non của ngựa
1.3.4.1 Vị trí Parascaris equorum trong hệ thống phân loại động vật
Theo Phan Thế Việt và cộng sự (1977), Trịnh Văn Thịnh và cộng sự (1978),
Trang 26Nguyễn Thị Kỳ (1994), Nguyễn Thị Lê và cộng sự (1996) thì vị trí của giun xoăn
Parascaris equorum trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Lớp giun tròn: Nematoda Rudolphi 1808
Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942
Bộ Ascaridida Skrjabin et Schulz, 1940 Phân bộ Ascaridina Skrjabin, 1915
Họ Ascarididae Baird, 1853 Giống Parascaris Yorke et Maplestone, 1926 Loài Parascaris equorum Goeze, 1782.
1.3.4.2 Đặc điểm hình thái
Parascaris equorum hình ống, hai đầu thon dần, màu vàng nhạt, xung quanhmiệng có 3 môi, môi ở lưng to, 2 môi bụng thì nhỏ Phía trong môi còn có răng nhỏ.Thực quản đơn giản, hình ống, phía sau phình to Giun cái dài 18 – 47 cm, đuôithẳng, âm hộ ở mặt bụng và ở khoảng 1/4 phía trước thân Giun đực dài 15 – 28 cm,đuôi cong về phía bụng, cánh đuôi hơi nhỏ, 2 gai giao hợp dài bằng nhau (2,4 – 3,0mm) Trứng giun hơi tròn, màu vàng sẫm hoặc nâu, đường kính 0,09 – 0,1 mm, vỏ
có 4 lớp, lớp vỏ ngoài nhấp nhô làn sóng, có khi lớp vỏ này bị chuội đi (Nguyễn Thị
Lê, 1996)
Hình 1.8: Trứng Parascaris equorum dưới kính hiển vi
(Nguồn: https://wellcomecollection.org/works/j2egm5sm)
1.3.4.3 Vòng đời
Trang 27Hình 1.9: Vòng đời của Parascaris equorum
(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Lan, 2012)
Giun cái sau khi thụ tinh đẻ trứng ở ruột non, trứng theo phân ra ngoài.Trứng phân tán ở chuồng ngựa, bãi chăn Sau 7 – 8 ngày ở ngoại cảnh, trứng pháttriển thành trứng có phôi thai và có sức gây bệnh Thời gian phát triển của trứngphụ thuộc nhiều vào nhiệt độ bên ngoài (nhiệt độ là 5oC cần 37 ngày, 25oC cần 8ngày, 35oC cần 4 ngày) Ẩm độ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của trứng Trứnggây nhiễm theo thức ăn, nước uống vào tới ruột non thì nở ra ấu trùng Ấu trùngchui vào tĩnh mạch ruột, theo máu về tĩnh mạch cửa vào gan, qua tim, lên phổi, vàophế bào, chi nhánh khí quản, khí quản, lên hầu rồi miệng, được nuốt lại đường tiêuhoá, tới ruột non thì ký sinh ở đó và phát triển thành giun trưởng thành Thời gianhoàn thành vòng đời cần khoảng 2 tháng (trung bình là 44 – 47 ngày) (Nguyễn ThịKim Lan, 2012)
1.3.4.4 Dịch tễ học
Khu vực mắc bệnh: bệnh phân bố rộng khắp các nới trên thế giới, ở ViệtNam phân bố nhiều ở trung du và miền núi phía Bắc
Bệnh thấy ở ngựa, lừa, la Bệnh do Parascaris equorum gây thiệt hại lớn cho
những cơ sở chăn nuôi ngựa tập trung, có khi làm chết đến 30 – 40% số ngựa non
Tuổi mắc bệnh: ngựa từ 2,5 tháng đến 25 tuổi đều mắc Nhưng bệnh thấynhiều và nặng ở những ngựa non, còn ngựa lớn ít thấy hơn
Đường truyền bệnh: chủ yếu là qua miệng vào đường tiêu hoá Ngoài ra cònqua bãi chăn thả, nền chuồng nhiễm giun
Mùa mắc bệnh: bệnh thấy ở cả 4 mùa trong năm, nhưng tập trung nhiều vào
Trang 28mùa hè và mùa thu (Hoàng Văn Dũng, 2001)
Trứng Parascaris equorum có sức đề kháng mạnh, dễ phát tán ngoài ngoại
cảnh nên bệnh phân bố rộng Ở nhiệt độ trên 39oC trứng mất khả năng gây bệnh,nhưng ở nhiệt độ thấp (-9oC hoặc -11oC) trứng còn sống được 16 – 55 ngày Theo
Geogi (1985), ngựa nhiễm Parascaris equorum rất sớm sau khi sinh Vì vậy, việc
vệ sinh bầu vú ngựa mẹ và chuồng nuôi ngựa là biện pháp có hiệu quả cao Austin
và cộng sự (1990) cho biết, ngựa đang bú sữa và cai sữa mắc Parascaris equorum là
chủ yếu (tỷ lệ nhiễm dưới 1 năm tuổi là 31 - 36%, trên 1 năm là 25%) Kết quảnghiên cứu của Hoàng Văn Dũng (2001) cho thấy, ngựa ở Thái Nguyên và Bắc Kạnnhiễm giun đũa là 25,02%, cường độ nhiễm trung bình là 1.436,3 trứng/gram phân;
tỷ lệ nhiễm qua mổ khám ngựa là 28,87%, cường độ nhiễm 1 – 224 giun/ngựa
1.3.4.5 Cơ chế sinh bệnh
Giun trưởng thành gây tổn thương ruột non: viêm, tắc, thủng ruột Có một sốtrường hợp viêm phúc mạc do giun làm thủng ruột Có khi giun chui vào ống dẫnmật làm ống dẫn mật tắc, có khi giun chui vào tuyến tụy Giun tiết độc tố làm cơnăng tiêu hoá bị rối loạn, con vật có triệu chứng thần kinh do độc tố giun tác độngđến hệ thần kinh Ấu trùng di hành trong cơ thể có thể mang vi khuẩn từ ruột vào
các tổ chức khác Ngựa non mắc Parascaris equorum dễ mắc bệnh truyền nhiễm và
bệnh truyền nhiễm sẽ phát ra nặng hơn do sức đề kháng của cơ thể giảm
1.3.4.6 Triệu chứng và bệnh tích
Ngựa lớn nhiễm Parascaris equorum thường ở trạng thái mang trùng, triệu
chứng không rõ rệt Ở ngựa non, triệu chứng biểu hiện nặng và rõ Thời kỳ đầu ấutrùng di hành làm ngựa non bị ho, nước mũi chảy, thân nhiệt hơi tăng, có lúc thầnkinh con vật bị kích thích Thời kỳ sau (giun đã phát triển thành trưởng thành) ngựathường bị viêm ruột, tiêu hoá rối loạn, bụng to, chậm lớn, thân nhiệt tăng cao, cókhi có triệu chứng thần kinh Niêm mạc nhợt nhạt do hồng cầu và huyết sắc tốgiảm Theo Skrjabin và Petrov (1963), ngựa con bị bệnh Parascaris equorum cóhiện tượng động kinh, co giật, bại liệt phần thân sau, thậm chí giãy dụa điên dại.Niêm mạc nhợt nhạt, táo bón và ỉa chảy xen kẽ, phân màu xanh xám nhợt nhạt, mùi
Trang 29hôi thối Con vật chướng hơi ruột, bụng chướng to, đau bụng
Viêm cata dạ dày, viêm cata hoặc viêm cata xuất huyết các phần tiếp theocủa hệ tiêu hoá, thuỷ thũng do ứ huyết dưới tầng niêm mạc và dưới tầng tương mạcruột già (Phan Địch Lân và cộng sự, 2005) Có các loại lâm ba cầu, bạch cầu áitoan, bạch cầu trung tính hình gậy phủ kín trên niêm mạc Thấy hiện tượng tăngsinh tầng ngoài động mạch ở các cơ quan nội tạng Hệ nội võng mạc, hạch lâm batăng sinh, nhiều mạch máu bị giãn ra, tổ chức tăng sinh Trong chất thẩm xuất củakhí quản đều có nhiều hoặc ít tế bào lâm ba cầu và bạch cầu ái toan
1.3.4.7 Chẩn đoán
Đối với ngựa còn sống: kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi tìm trứng
Parascaris equorum Có thể dùng thuốc đặc hiệu tẩy Parascaris equorum ngựa để
chẩn đoán bệnh Đối với ngựa đã chết: mổ khám kiểm tra bệnh tích và tìm
Parascaris equorum ở ruột non
1.3.4.8 Phòng trị bệnh
Sử dụng một trong các loại thuốc sau để tẩy giun cho ngựa:
Piperazin:
- Ngựa nhỏ hơn 10 tháng tuổi: 8 – 10 gram/ kg thể trọng
- Ngựa từ 10 đến 12 tháng tuổi: 10 – 12 gram/ kg thể trọng
- Ngựa hơn 1 tuổi: 20 – 25 gram/ kg thể trọng
Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống và dụng cụ chăn nuôi ngựa Chú ý khâu
Trang 30nuôi dưỡng, quản lý và chăm sóc ngựa non để hạn chế bệnh.
1.4 Tác hại của giun, sán ký sinh đường ruột đối với ngựa
Bệnh ký sinh trùng nói chung và giun, sán ký sinh đường ruột nói riêngthường diễn biến âm ỉ, kéo dài, làm chết số lượng vật nuôi không nhiều nhưng làmsức khoẻ của chúng giảm sút, làm giảm rõ rệt năng suất chăn nuôi và mở đường chonhiều bệnh truyền nhiễm phát triển Một số loài giun, sán ký sinh có khả năng lâylan mạnh, lưu hành ở từng vùng, làm vật nuôi nhiễm bệnh với tỷ lệ cao và gây chếtnhiều, nhất là gia súc non
Giun, sán ký sinh làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của ngựa:theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) ngựa khi bị bệnh giun, sán đều có tốc độ sinhtrưởng giảm rõ rệt so với những ngựa bình thường cùng tuổi
Làm giảm khả năng lao tác của ngựa giảm: giun, sán ký sinh làm ngựa trúngđộc ở thể mạn tính Ngựa bị bệnh gầy, yếu, còi cọc, chậm sinh trưởng, khả năng càykéo giảm sút và dễ chết trong những giai đoạn thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thức ănkhan hiếm
Làm phát sinh bệnh khác: trong khi di chuyển đến vị trí ký sinh thích hợp, ấutrùng giun, sán gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể vật chủ; giun, sán trưởngthành ký sinh ở những vị trí nhất định cũng gây tổn thương, mở đường cho các bệnhkhác kế phát (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012)
Giun, sán ký sinh gây nên những biến đổi cơ giới, ngăn trở ít nhiều chứcnăng của các khí quan mà nó xâm nhập; hoặc làm tắc; hoặc chèn ép và phá hoại các
tổ chức; hoặc làm thủng, làm rách; hoặc do các khí quan bám hút của ký sinh trùnglàm tróc niêm mạc, gây xuất huyết Thường thấy hậu quả của tác động này là gâyviêm cấp tính, thứ cấp tính, mạn tính Viêm dẫn tới sản sinh một cái vỏ bằng tổchức liên kết bọc lấy ký sinh trùng, cái vỏ và ký sinh trùng bọc bên trong khi chết đibiến thành một cái hạt, trong hạt có hiện tượng vôi hoá
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) độc tố của giun, sán ký sinh gồm tất cảnhững sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất của chúng, nội và ngoại độc
tố do giun, sán ký sinh tiết ra Giun, sán ký sinh bài tiết các chất độc hàng ngày, ký
Trang 31chủ hấp thụ chất độc, sinh ra những biến loạn khác nhau, nhưng thường thấy nhất làbiến loạn thần kinh (co giật, bại liệt ), và tuần hoàn (gây dung huyết, bần huyết).Độc tố còn làm tê liệt các tế bào thực bào của ngựa Nói chung, chất độc do ấutrùng sinh ra mạnh hơn chất độc do ký sinh trùng trưởng thành sinh ra
Giun, sán ký sinh chiếm đoạt chất dinh dưỡng để tự nuôi dưỡng bằng ăn tổchức của ký chủ, chiếm đoạt một phần thức ăn của ký chủ đã tiêu hoá, hoặc hút máu
ký chủ Tác động này tiếp diễn liên tục bởi rất nhiều loài giun, sán, gây nên tổn hạirất to lớn cho ngựa (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012)
Như vậy, giun, sán ký sinh gây ra nhiều tác hại to lớn và nghiêm trọng chongựa Vì vậy, cần phải có những biện pháp phòng trị và thuốc điều trị tốt nhất đểmang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe cho
ngựa 6 Giới thiệu một số thuốc điều trị giun, sán, ký sinh đường ruột trên
n1.6 Giới thiệu một số thuốc điều trị giun, sán, ký sinh đường ruột trên ngựagựa
1.6.1 Thuốc Fenbendazole
Fenbendazole là một dẫn xuất của Imidazole, thuộc nhóm Benzimidazole.Thuốc dạng bột màu trắng, ít hoà tan trong nước
1.6.1.1 Công thức cấu tạo
Hình 1.10: Công thức cấu tạo của Fenbendazole
1.6.1.2 Công thức hóa học
Công thức hóa học: C15H13N2O2S
1.6.1.3 Tác dụng
Thuốc có phổ hoạt tính rộng trên các loài giun tròn ký sinh đường tiêu hóa
Có tác động chống các giai đoạn chưa trưởng thành (ấu trùng) và giai đoạn trưởngthành của các loại ký sinh trong dạ dày, ruột, đường hô hấp và đường tiết niệu độngvật Fenbendazole cũng có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị trứng các loài giun,
Trang 32sán Fenbendazole được chỉ định để tẩy trừ giun, sán trên ngựa: Strongylus spp.
(S.edentatus, S.equinus, S.vulgaris), Cyathostomum spp., Cylicocylus spp., Cylicostephanus spp., Triodontaphorus spp.,), Oxyuris equi, Parascaris equorum,… 1.6.1.4 Dược lực học
Ở nhiệt độ cao trong cơ thể động vật fenbendazole có ái lực với giun, sán.Chúng gắn vào cấu trúc hình ống của tế bào ruột giun, sán, ngăn cản sự tổng hợp tếbào ruột, ức chế hoạt động của fumarate reductase, ngăn cản sự hấp thu glucose, giảm
dự trữ glycogen, làm chết đói giun, sán ở dạng trưởng thành và chưa trưởng thành
1.6.1.5 Dược động học
Sau khi dùng fenbendazole được hấp thu kém, chỉ một lượng nhỏ được hấpthụ Động vật nhai lại hấp thụ chậm và động vật dạ dày đơn nhanh hơn mộtchút Sau khi dùng thuốc các fenbendazole được hấp thụ được chuyển hóa thànhsulfoxide (hoạt chất phenfenazole) và sulfone Ở ngựa 44% đến 50% fenbendazoleđược bài tiết qua phân và dưới 1% được bài tiết qua nước tiểu Fenbendazole đượchấp thu ở các loài động vật và liều lượng khác nhau, thuốc đạt mức cao nhất tronghuyết thanh trong 6 – 39 giờ sau khi uống
1.6.1.6 Độc tính và độ an toàn
Fenbendazole là một loại thuốc chống giun nhóm benzimidazole phổ rộng,hiệu quả cao Trong cấu trúc, nó có ái lực mạnh với tubulin ký sinh trùng, bằng cáchảnh hưởng đến sự vận chuyển tế bào và chuyển hóa năng lượng, nó đóng vai tròngăn chặn sự trùng hợp của các ống siêu nhỏ Mà cuối cùng phá hủy tính toàn vẹncủa các tế bào ký sinh và truyền năng lượng Fenbendazole đặc biệt an toàn, khônglàm ngộ độc ngay khi sử dụng quá liều Liều cao tới 1000 mg/ kg thể trọng đã được
sử dụng mà không có tác dụng phụ Fenbendazole được hấp thu kém qua đường tiêuhóa ở hầu hết các loài (DiPietro và cộng sự, 1987)
1.6.1.7 Liều lượng ở ngựa
Ngựa 7,5 – 10mg/kg thể trọng
1.6.1.8 Tác dụng không mong muốn
Ở liều thông thường, fenbendazole không gây tác dụng phụ Tuy nhiên, điều
Trang 33trị các giai đoạn ấu trùng của giun, sán bằng fenbendazole, đặc biệt là liều cao hơnliều thông thường, có thể gây ra phản ứng quá mẫn tại chỗ hoặc toàn thân do ấu trùng
ký sinh di trú chết và giải phóng kháng nguyên từ chúng (DiPietro và cộng sự, 1987)
1.6.2 Thuốc Ivermectin
Là một loại thuốc trị ký sinh trùng nằm trong nhóm avermectin có cấu trúc hóahọc liên quan đến vòng macrolid Ivermectin là chất bán tổng hợp từ avermectin.
Thuốc dạng bột màu trắng, ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ
1.6.2.1 Công thức cấu tạo
Hình 1.11: Công thức cấu tạo của Ivermectin
dụng tiêu diệt những ký sinh trưởng thành (Strongylus vulgaris, Strongylus
edentatus, Strongylus equinus, Triodontophorus spp.) và những ấu trùng của
Dictyocaulus arnfieldi , Oxyuris equi, Strongyloides westeri, Parascaris equorum,…
1.6.2.4 Dược lực học
Thuốc gây ra tác dụng độc trực tiếp, làm bất động và thải trừ ấu trùng quađường bạch huyết Ivermectin kích thích tiết chất dẫn truyền thần kinh là acidgamma – amino butyric (GABA) Ở các loài giun, sán nhạy cảm, thuốc tác độngbằng cách tăng cường sự giải phóng GABA ở sau sinap của khớp thần kinh cơ làmcho giun bị liệt vĩnh viễn (DiPietro và cộng sự, 1987)
Trang 341.6.2.5 Dược động học
Sau khi uống ivermectin được hấp thu mạnh Ở thú dạ dày đơn, sự hấp thụivermectin sau khi uống được tăng 95% Ivermectin phân phối đến các mô bào tốtnhưng không xâm nhập vào trong CSF, do đó hạn chế tính độc của nó Ivermectin
có thời gian bán hủy dài ở đa số các loài, nó đi qua gan và được biến đổi đó, chủyếu được bài thải qua phân, < 5% thuốc được bài thải qua nước tiểu
1.6.2.6 Độc tính và độ an toàn
Ivermectin được xem là an toàn để sử dụng trong thời gian mang thai, nhữngnghiên cứu về sinh sản, sức sản xuất của chó, ngựa, heo, gia súc không biểu hiệnnhững ảnh hưởng bất lợi đến bào thai Sức sản xuất, sinh sản ở thú đực cũng không
bị ảnh hưởng Ở ngựa dùng liều 1,8 mg/kg thể trọng (9 lần liều đề nghị) không gâyđộc, nhưng liều 2 mg/kg thể trọng gây suy giảm trực quan, bồn chồn, mất điều hòa
và trầm cảm Phản ứng có hại tương đối không phổ biến Một trong những phản ứngphổ biến hơn được quan sát là sưng và ngứa đường giữa bụng bắt đầu 24 giờ saukhi điều trị (DiPietro và cộng sự, 1987)
1.6.2.7 Liều dùng
Ngựa: 0,2 mg/ kg thể trọng
1.6.2.8 Tác dụng không mong muốn
Ở ngựa, sau khi sử dụng thuốc có thể xuất hiện sưng lên và ngứa ở vùngbụng giữa, có thể thấy sau 24 giờ sử dụng thuốc Nếu không điều trị, thường chỗsưng sẽ giảm sau 7 – 10 ngày và cơn ngứa sẽ ngưng ở tuần thứ 3 Ivermectin khôngnên dùng cho ngựa con dưới 4 tháng tuổi Điều này là do sự an toàn chưa đượcchứng minh ở đủ số lượng ngựa con ở độ tuổi này Tuy nhiên, liều cao tới 1 mg/kgthể trọng đã được dung nạp bởi ngựa con dưới 30 ngày tuổi mà không có dấu hiệunhiễm độc (DiPietro và cộng sự, 1987)
1.6 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.6.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.6.1.1 Tổng hợp các nghiên cứu về giun, sán ký sinh trên ngựa Thoroughbred
Ở Việt Nam các nghiên cứu về ngựa Thoroughbred cũng như bệnh giun, sán
Trang 35ký sinh đường ruột và thuốc điều trị giun, sán ký sinh trên giống ngựa này rất hạnchế Nguyễn Ngọc Luân (2020) tiến hành điều tra tổng quát tình hình chăn nuôi và
tỷ lệ mắc các bệnh đường tiêu hóa trên 3 giống ngựa (Giống ngựa nội địa, giốngngựa Mông Cổ và giống ngựa Thoroughbred) Kết quả đã tìm thấy bốn loài ký sinhtrùng đường tiêu hóa trên ngựa ở các mức độ phổ biến khác nhau Tỷ lệ nhiễm
Dictocaulus arnfieldi 11,2%, Strongyloides westeri 14%, Parascaris equorum 24%,Strongylus equinus 58,6% Đây chính là nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam về ký
sinh trùng đường ruột có liên quan đến ngựa Thoroughbred
1.6.1.2 Tổng hợp nghiên cứu về thuốc fenbendazole và ivermectin trên ngựa
Nguyễn Quốc Doanh và Phạm Văn Khôi (2012) đã thử nghiệm thuốc chothấy thuốc ivermectin liều 0,2 – 0,3 mg/kg thể trọng làm giảm từ 90,91% – 95,66
% trứng giun, tỷ lệ sạch trứng là 66,67%; thuốc levamisole, liều 1 ml/12kg thểtrọng, 1ml/15kg thể trọng làm giảm 80,16% đến 86,34% trứng giun, tỷ lệ sạch trứng
là 33,33%
Hoàng Văn Dũng (2001) đã sử dụng thuốc ivermectin 0,2 mg/ kg thể trọng
đã xác định thuốc có khả năng tẩy sạch 100% đối với loài Parascaris equorum, Strongylida và Oxyuris equi.
Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào về khả năng điều trị của fenbendazole trênngựa ở Việt Nam
1.6.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.6.2.1 Tổng hợp các nghiên cứu về giun, sán ký sinh trên ngựa Thoroughbred
Russell và cộng sự (1948) đã nghiên cứu sự lây nhiễm giun ở 26 con ngựa
Thoroughbred bằng cách kiểm tra phân hàng tuần bằng kính hiển vi Strongyloides
westeri, phát triển sớm ngay cả khi nuôi nhốt trong nhà, tuy nhiên với ngựacái dường như không bị nhiễm bệnh, ngựa con nhanh chóng có được khả năng miễn
dịch và có khả năng chống bội nhiễm Parascaris equorum phát hiện ở ngựa con lần
đầu khi được 16 – 18 tuần tuổi và giảm dần ở tuần tuổi thứ 19 – 28
Tại Mỹ, Lyons và cộng sự (1993) trong khoảng thời gian từ ngày 28 tháng 2đến ngày 1 tháng 7 năm 1992, các mẫu phân được thu thập và kiểm tra
Trang 36trứng giun một lần từ 382 con ngựa con (364 ngựa Thoroughbred, 16 conStandardbreds, 1 ngựa Lippizaner và 1 con ngựa kéo) ở trung tâm Kentucky trong
độ tuổi từ 7 đến 63 ngày Chín trang trại trong nghiên cứu được coi là đều có cácchương trình tẩy giun tổng thể Không có ngựa con nào được điều trị bằng hợp chấtchống ký sinh trùng trước khi nghiên cứu Kết quả nghiên cứu phát hiện trứng
của Strongyloides westeri được tìm thấy ở 6% (22 trong số 382) con ngựa con trên
78% (7 trong số 9) trang trại Sự phổ biến hiện tại của ký sinh trùng này ở ngựa conđược thảo luận liên quan đến các nghiên cứu trước khi có sẵn và sử dụng các loạithuốc hiệu quả
Tại Mỹ, Lyons và cộng sự (2004) nghiên cứu trên 79 ngựa Thoroughbredsinh năm 2004 tại ba trang trại ngựa Thoroughbred (C, M và S) ở trung tâmKentucky, được cho ăn pyrantel tartrate hàng ngày, bắt đầu từ khoảng 3 thángtuổi Ngoài ra, các thuốc điều trị ký sinh trùng khác (fenbendazole, ivermectin hoặckết hợp ivermectin với praziquantel, oxibendazole, pyrantel pamoate và moxidectin)
đã được dùng định kỳ Dựa trên số lượng trứng trên một gam phân (EPG) đối vớingựa con sau khi điều trị, hiệu lực trên những ngựa dùng thuốc là cao nhất đến thấpnhất đối với moxidectin, ivermectin và ivermectin / praziquantel, fenbendazole,oxibendazole, pyrantel pamoate và fenbendazole (2× trong 5 ngày) Cácmacrocyclic lacton (moxidectin và ivermectin) rất vượt trội so với các hợp chấtkhác Một số mẫu có số lượng trứng cao (trên 2.000 trứng), đặc biệt là ở một trangtrại (S), trong thời gian ngựa con chỉ nhận được pyrantel tartrate, nhưng vài ngàysau khi dùng liều điều trị của thuốc ivermectin hoặc moxidectin, chúng âm tính
hoặc còn nhưng rất thấp Trứng Parascaris equorum có trong phân của ba con ngựa
con sau khi điều trị bằng sự kết hợp của ivermectin và praziquantel Tỷ lệ trứng
Parascaris equorum ở mức thấp (0, 4 và 31%), của Strongyloides westeri rất thấp
(chỉ một con ngựa bị nhiễm bệnh) cho ba trang trại, C, M và S, tương ứng
Tại Venezuela, Morales B và cộng sự (2012) 400 con đực và 494 con cái từcác trung tâm nhân giống ở miền trung Venezuela đã được nghiên cứu về ký sinh
trùng đường ruột Các mẫu phân được kiểm tra bằng phương pháp Mc.Master
Trang 37Trứng Strongyle được tìm thấy ở 553 mẫu, trứng Parascaris equorum trong 69 mẫu và Oxyuris equi ở 8 mẫu Tổng số 264 mẫu âm tính Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ký sinh trùng cao nhất được quan sát là 62% Strongyles, 8% Parascarisequorum, Oxyuris equi 1% và 30% âm tính với sự hiện diện của trứng ký sinhtrùng Sự hiện diện của ngựa bị nhiễm strongyles vẫn nằm trong khoảng 600 – 1900
EPG, trong khi ở Parascaris equorum EPG là 350 – 800 và Oxyuris equi có mứctrung bình là 400 EPG Những kết quả này cho thấy những sai sót trong kế hoạch y
tế đặc biệt để kiểm soát ký sinh trùng Có thể liên quan đến khả năng kháng thuốccủa ký sinh trùng đối với điều trị thông thường cũng như các mối liên quan với sựthay đổi khí hậu
Tại Brazil, Lucena và cộng sự (2012) nghiên cứu tỷ lệ chết của ngựa con
Thoroughbred liên quan đến Strongyloides westeri: Một đợt bùng phát bệnh nhiễm
Strongyloides westeri ở ngựa con được mô tả Có 5 trong số 6 con ngựa conThoroughbred đang cai sữa bị tiêu chảy, sụt cân, tăng albumin máu và thiếu
máu Số lượng lớn trứng Strongyloides westeri đã được phát hiện trong phân của hai
trong số những con ngựa con đó Ba con ngựa con chết một cách tự nhiên và mộtcon thứ tư đã chết trong tình trạng cực đoan Phát hiện động kinh từ ba con ngựacon có hiện tượng phù nề dưới da, cổ trướng, thủy thũng và chấm xuất huyết ở niêmmạc tá tràng Về mặt mô học, những thay đổi được giới hạn ở tá tràng và được đặctrưng bởi sự teo lông nhung và thâm nhiễm viêm limphoplasmacytic ở lớpđệm Trong các chóp lông nhung có nhiều hốc nhỏ chứa đầy ký sinh trùng
Strongyloides westeri và trứng phôi Dựa trên dịch tễ học, các đặc điểm hình thái
của Strongyloides westeri và bệnh hoại tử được tìm thấy từ vết mổ của ba con ngựa
bị ảnh hưởng
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Toktamİș và cộng sự (2012) đã nghiên cứu những ngựaThoroughbred sinh sản ở vùng Adana và Mersin từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 2năm 2010 đã phát hiện sự hiện diện và phân bố của giun, sán ký sinh đường tiêu hóatrên giống ngựa này Các tác giả đã thu thập phân của 419 con ngựa Thoroughbred
từ 22 trang trại bao gồm 21 khu vực đồng cỏ đã được kiểm tra bằng cách sử dụng 2
Trang 38phương pháp lắng cặn và phù nổi Kết quả phát hiện các bệnh nhiễm giun, sán kýsinh đường tiêu hóa liên quan đến việc chăn thả ngoài đồng cỏ được tìm thấy rất
phổ biến (76,1%) ở ngựa Thoroughbred Tỷ lệ nhiễm là 74,9% Strongylidae, 8,6%
Parascaris equorum và 2,1% Anoplocephalidae Nghiên cứu cũng xác định được tỷ
lệ đơn nhiễm và đa nhiễm các loài giun, sán ký sinh đường ruột như sau số ngựađơn nhiễm là 280 mẫu chiếm tỷ lệ 66,8%, nhiễm 2 loài là 38 mẫu chiếm tỷ lệ 9,1%
và nhiễm 3 loài là 1 mẫu chiếm tỷ lệ 0,2%
Tại Anh, Relf và cộng sự (2013) đã thu thập 1221 mẫu phân ngựaThoroughbred tại 22 trại ngựa trên khắp nước Anh để phân tích và xác định loàigiun, sán ký sinh trên giống ngựa này Kết quả nghiên cứu đã xác định được thànhphần các loài và tỷ lệ nhiễm giun, sán trên ngựa Thoroughbred lần lượt là
Strongyles, Parascaris equorum, Tapeworm spp và Strongyloides westeri 56, 9, 4
và 8%
Tại Mỹ, Lyons và cộng sự (2013) nghiên cứu thực địa ở 373 con ngựa cáiThoroughbred tại 9 trang trại ở Trung tâm Kentucky (Mỹ) vào năm 2013 để quansát trên Strongyloides westeri và Parascaris equorum Kiểm tra định tính được thực hiện trên phân của ngựa con để tìm sự hiện diện của Strongyloides westeri và
Parascaris equorum Mục đích chính của nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm là thu thập dữ
liệu hiện tại về Strongyloides westeri ở ngựa con Thoroughbred Điều này được
thực hiện để so sánh những phát hiện này với các nghiên cứu trước đây ở khu vựcđịa lý này, nơi mà tỷ lệ nhiễm loại ký sinh trùng này rất thấp trong vài thập kỷ
qua Mức độ phổ biến của Strongyloides westeri ở ngựa con là 0 – 3% ở hai trang trại, 6 – 9% ở ba trang trại và 20 – 51% ở bốn trang trại Tỷ lệ nhiễm Parascaris
equorum ở ngựa con là 0 – 14% ở ba trang trại, 27 – 38% ở ba trang trại và 46 –
51% ở ba trang trại Ảnh hưởng của các loại thuốc được đưa ra trước nghiên cứuhiện tại, đối với sự phổ biến của hai loài tuyến trùng ký sinh, đã được thảoluận Ngoài ra, ba thử nghiệm thực địa đã được thực hiện bởi các tác giả hiện tại để
đánh giá hoạt động của ba loại thuốc riêng lẻ hoặc kết hợp chống lại Parascaris
equorum Tuy nhiên, sự kết hợp oxibendazole và oxibendazole / piperazine có hiệu