Định nghĩa dân số mục tiêu và cỡ mẫuDân số mục tiêu là đối tượng để chọn mẫu phù hợp, Có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc kết hợp cả hai chúng ta cần xác định khung phân tích và khung
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ – MARKETING BỘ MÔN NGHIÊN CỨU MARKETING
Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu thưởng thức ẩm thực của cộng đồng người sinh sống tại Thành phố
Hồ Chí Minh về món ăn miền Trung để kinh doanh nhà hàng miền Trung
NHÓM 2
1 2 3 4 5 6 7
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2023
Trang 2B RESEARCH PROPOSAL
1 Mục đích dự án nghiên cứu 3
2 Loại nghiên cứu 3
3 Định nghĩa dân số mục tiêu và cỡ mẫu 3
4 Phương pháp thiết kế mẫu 4
5 Công cụ nghiên cứu 6
5.1 Phỏng vấn sâu cá nhân 6
5.2 Phỏng vấn theo từng nhóm tập trung 7
5.3 Thang đo 7
6 Lợi ích quản lý tiềm năng của nghiên cứu đề xuất 12
7 Chi phí dùng cho toàn bộ đề án 13
8 Hồ sơ năng lực công ty nghiên cứu 13
9 Bảng kết quả giả định nghiên cứu 17
Trang 31 Mục đích dự án nghiên cứu
● Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của nhà hàng khi thưởng thức món ăn miền Trung
● Nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng thông qua bảng câu hỏi khảo sát
● Nghiên cứu và phân tích các nhu cầu của khách hàng khi thưởng thức món ăn miền Trung
2 Loại nghiên cứu
“Nghiên cứu mô tả: Thu thập dữ liệu bằng cách tìm ra câu trả lời cho 6W (Who, What, When, Where, Why, Way)
WHO: Ai làm người được chọn để tiến hành nghiên cứu?
Đối tượng khảo sát của bài nghiên cứu là cộng đồng những người đang sống tại TP.HCM có độ tuổi từ 18 – 45 tuổi có nhu cầu thưởng thức ẩm thực miền Trung Chủ yếu sẽ là nhóm đối tượng nhân viên văn phòng
WHAT: Thông tin nào nên thu thập từ những người phỏng vấn?
Giá cả, thẩm mỹ, môi trường xung quanh, chất lượng thực phẩm, chất lượng dịch vụ, giá trị cảm nhận tác động thế nào đến ý định đến nhà hàng ẩm thực miền Trung
WHEN: Khi nào thông tin cần thu thập?
Tiến hành thu thập thông tin trong tháng 3/2023
WHERE: Người tiêu dùng được phỏng vấn ở đâu?
Trả lời trực tiếp thông qua phiếu câu hỏi online trên mạng xã hội
WHY: Tại sao phải thu thập thông tin từ khách hàng? Tại sao dự án nghiên cứu Marketing cần tiến hành?
Để phát hiện những thị hiếu và nhu cầu của khách hàng và có một chiến lược Marketing hiệu quả cho việc mở một nhà hàng ẩm thực miền Trung tại khu vực TP HCM, thế nên dự án nghiên cứu này đã được tiến hành
WAY: Bằng cách nào chúng ta có thể thu thập thông tin từ khách hàng?
Thông qua bảng khảo sát online.”
Trang 43 Định nghĩa dân số mục tiêu và cỡ mẫu
Dân số mục tiêu là đối tượng để chọn mẫu phù hợp,
Có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc kết hợp cả hai chúng ta cần xác định khung phân tích và khung hành động để lựa chọn dân số liên quan
Dựa trên độ tuổi, giới tính, sở thích, thói quen và thu nhập của các cá nhân để xác định được dân
số mục tiêu
Cỡ mẫu là :
Số đơn vị mẫu (người, hộ gia đình) được lựa chọn vào nghiên cứu nhằm đưa ra kết quả phục vụ cho việc nghiên cứu
Là số lượng quan sát được sử dụng để xác định ước tính của một tổng thể nhất định Kích thước của cỡ mẫu đã được rút ra từ tổng thể.Chọn mẫu là quá trình lựa chọn một tập hợp con các cá thể
từ quần thể để ước tính các đặc điểm của cả quần thể Số lượng thực thể trong một tập hợp con của tập hợp được chọn để phân tích
Kích thước mẫu nhỏ:
Đôi khi kích thước mẫu có thể rất nhỏ Khi cỡ mẫu nhỏ (n <30), chúng ta sử dụng phân phối t thay cho phân phối chuẩn Nếu phương sai tổng thể không xác định và kích thước mẫu nhỏ, thì chúng tôi sử dụng thống kê t để kiểm tra giả thuyết rỗng với cả một phía và hai phía, trong đó
=X¯– μSn√
Kích thước mẫu lớn:
Tạo ra các ước tính chính xác hơn nhưng cỡ mẫu lớn có thể gây khó khăn trong việc giải thích các phép thử thông thường có ý nghĩa và vấn đề tương tự có thể phát sinh trong trường hợp cỡ mẫu rất nhỏ Do đó, cỡ mẫu không quá lớn cũng không quá nhỏ sẽ giúp ích cho các dự án nghiên cứu
Cỡ mẫu thường được tính toán dựa trên công thức tính cỡ mẫu với các tham số phù hợp
4 Phương pháp thiết kế mẫu
Phương pháp thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu (định tính quan sát, khảo sát hoặc thử nghiệm):
- Phương pháp thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu là quá trình tạo ra một bộ dữ liệu đại diện cho tổng thể mà chúng ta muốn nghiên cứu Phương pháp này giúp cho việc nghiên cứu và phân tích
dữ liệu được chính xác và tin cậy hơn
Có 3 phương pháp chính để thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu, đó là:
● Định tính quan sát: Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật quan sát và ghi nhận thông tin
về hành vi hoặc tình trạng của đối tượng mà không can thiệp hoặc thay đổi nó Ví dụ: quan sát hành vi của khách hàng trong siêu thị, quan sát các hoạt động của nhóm thanh niên trên mạng xã hội
Trang 5● Khảo sát: Phương pháp này sử dụng các câu hỏi để thu thập thông tin từ người tham gia nghiên cứu, thông qua các cuộc khảo sát trực tiếp hoặc trên mạng Ví dụ: khảo sát ý kiến của khách hàng về sản phẩm mới, khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên về công việc
● Thử nghiệm: Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật can thiệp và thay đổi để kiểm tra những giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến Ví dụ: thử nghiệm tác động của một loại thuốc đến bệnh nhân, thử nghiệm hiệu quả của một chiến lược tiếp thị mới
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu mà chúng ta có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp trên để thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu Việc lựa chọn phương pháp phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo tính tin cậy và chính xác của kết quả nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát là một phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu xã hội, được sử dụng để thu thập ý kiến, suy nghĩ, tư duy hoặc thông tin về các đối tượng nghiên cứu thông qua việc đặt câu hỏi và thu thập phản hồi từ người tham gia
Phương pháp khảo sát có thể được tiến hành bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm:
● Khảo sát trực tiếp: Đây là phương pháp khảo sát mà người thu thập dữ liệu tiếp xúc trực tiếp với người tham gia hoặc đối tượng nghiên cứu để đặt câu hỏi và ghi lại phản hồi của họ
● Khảo sát qua điện thoại: Đây là phương pháp khảo sát mà người thu thập dữ liệu đặt câu hỏi và ghi lại phản hồi của người tham gia thông qua cuộc gọi điện thoại
● Khảo sát qua email: Phương pháp khảo sát này cho phép người thu thập dữ liệu gửi một
bộ câu hỏi đến người tham gia qua email và ghi lại phản hồi của họ
● Khảo sát trực tuyến: Đây là phương pháp khảo sát mà người thu thập dữ liệu đăng tải các
bộ câu hỏi lên trang web hoặc ứng dụng để người tham gia có thể truy cập và đưa ra phản hồi
- Thiết kế mẫu là quá trình lựa chọn đối tượng nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu phù hợp để đảm bảo rằng dữ liệu thu thập được đủ đại diện và có khả năng tổng quát hóa cho tổng thể của đối tượng nghiên cứu Sau đây là một số bước để thiết kế mẫu nghiên cứu:
● Xác định đối tượng nghiên cứu: Đầu tiên, người nghiên cứu cần xác định đối tượng nghiên cứu của mình và đặt ra câu hỏi về đối tượng này
● Xác định khung mẫu: Sau khi xác định đối tượng nghiên cứu, người nghiên cứu cần xác định khung mẫu (frame) - tức là tập hợp toàn bộ cá nhân, đối tượng hoặc phần tử có thể được chọn làm mẫu cho nghiên cứu Khung mẫu có thể bao gồm toàn bộ đối tượng nghiên cứu hoặc chỉ một phần của đối tượng nghiên cứu
● Lựa chọn phương pháp lấy mẫu: Người nghiên cứu cần xác định phương pháp lấy mẫu phù hợp để đảm bảo rằng mẫu được chọn là đại diện cho khung mẫu của nghiên cứu Các phương pháp lấy mẫu có thể bao gồm lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản, lấy mẫu theo tầm quan sát hoặc lấy mẫu đa giai đoạn
Trang 6● Xác định kích thước mẫu: Kích thước mẫu là số lượng cá nhân hoặc đối tượng trong mẫu.
Để xác định kích thước mẫu, người nghiên cứu cần tính toán và ước tính số lượng mẫu cần thiết để đạt được độ chính xác mong muốn
● Thực hiện lấy mẫu: Sau khi đã thiết kế mẫu, người nghiên cứu sẽ tiến hành lấy mẫu và thu thập dữ liệu từ các đối tượng trong mẫu
● Thiết kế mẫu là một phần quan trọng của quá trình nghiên cứu và đóng một vai trò quyết định đến chất lượng dữ liệu thu thập được và hiệu quả của nghiên cứu Việc lựa chọn phương pháp lấy mẫu, xác định kích thước mẫu và đảm bảo tính đại diện của mẫu là rất quan trọng để đạt được kết quả nghiên cứu chính xác và có giá trị
- Thu thập dữ liệu từ khảo sát là một trong những phương pháp chính để thu thập thông tin và ý kiến của người tham gia Dưới đây là các bước cơ bản để thu thập dữ liệu từ khảo sát:
● Xác định mục tiêu của nghiên cứu: Người nghiên cứu cần phải xác định rõ mục tiêu của nghiên cứu và đặt câu hỏi mà họ muốn trả lời thông qua khảo sát
● Chuẩn bị câu hỏi: Sau khi xác định được mục tiêu, người nghiên cứu cần chuẩn bị các câu hỏi cho khảo sát Các câu hỏi phải được định nghĩa rõ ràng và dễ hiểu để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu thu thập được
● Thiết kế bảng khảo sát: Người nghiên cứu cần thiết kế bảng khảo sát theo thứ tự logic và
có tính liên quan với mục tiêu của nghiên cứu Bảng khảo sát cũng nên đi kèm với thông tin giải thích để giúp người tham gia hiểu rõ câu hỏi và đưa ra phản hồi chính xác
● Chọn đối tượng tham gia: Người nghiên cứu cần lựa chọn đối tượng tham gia phù hợp cho khảo sát, bao gồm các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp và quan điểm cá nhân
● Thu thập dữ liệu: Sau khi chuẩn bị mọi thứ, người nghiên cứu sẽ thực hiện thu thập dữ liệu từ người tham gia thông qua việc trả lời các câu hỏi trong bảng khảo sát
● Xử lý dữ liệu: Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý, kiểm tra tính chính xác và phân tích
để đưa ra kết luận hoặc giải thích về mục tiêu của nghiên cứu
Các bước trên giúp người nghiên cứu thu thập dữ liệu từ khảo sát một cách chính xác và tin cậy nhất để đưa ra kết quả và giải pháp có ý nghĩa cho mục tiêu của nghiên cứu
- Phương pháp thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu: Khảo sát phù hợp với đề tài: Nghiên cứu nhu cầu thưởng thức ẩm thực của cộng đồng người sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh về món ăn miền Trung để kinh doanh nhà hàng miền Trung Khảo sát được tiến hành bằng cách: Khảo sát trực tuyến Nhóm tạo ra bảng câu hỏi 30 câu trên Google Form, sau đó chia sẽ link để mọi người
có thể tham gia khảo sát Tuy nhiên, đối tượng tham gia khảo sát giới hạn chỉ sống tại TP.Hồ Chí Minh mà thôi Có khoảng 350 người tham gia khảo sát Mục tiêu của khảo sát lần này nhằm mục đích hiểu được nhu cầu ẩm thực miền trung của người sinh sống tại TP Hồ Chí Minh, Thiết kế
Trang 7menu phù hợp, phương thức thanh toán ra sao, mức chi trả cho một bữa ăn là bao nhiêu, những vẫn đề khác được làm rõ
5 Công cụ nghiên cứu
5.1 Phỏng vấn sâu cá nhân
Phỏng vấn sâu là phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm thực hiện các cuộc phỏng vấn cá nhân sâu với một số lượng nhỏ người Người được hỏi bày tỏ quan điểm của họ về một ý tưởng, chương trình hoặc tình huống cụ thể tương ứng Phỏng vấn sâu đặc biệt ở chỗ chúng giúp thu thập dữ liệu, đồng thời cung cấp thông tin chuyên sâu về trải nghiệm của khách hàng và sở thích của đối tượng mục tiêu từ nhiều mẫu khác nhau
Phỏng vấn sâu gồm các dạng câu hỏi như “Bạn bao nhiêu tuổi”
Trong khi nói chuyện với mẫu khảo sát là cá nhân, người phỏng vấn có nhiều cơ hội để tìm hiểu
và nhận được các phản hồi thông tin bổ sung về nhu cầu món ăn miền Trung, các món ăn yêu thích, mùi vị đặc trưng được từng cá nhân mô tả, mức độ yêu thích,…
5.2 Phỏng vấn theo từng nhóm tập trung
Phỏng vấn nhóm tập trung là phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm thực hiện các cuộc phỏng vấn từng nhóm khách hàng tiềm năng Người được hỏi bày tỏ quan điểm của họ về một ý tưởng, chương trình hoặc tình huống cụ thể tương ứng Phỏng vấn nhóm tập trung giúp thu thập
dữ liệu linh hoạt theo thiết kế phỏng vấn, cung cấp cái nhìn đa chiều của khách hàng,…
Bên cạnh việc phỏng vấn sâu từng cá nhân, nhóm cũng tiến hành gửi bảng câu hỏi cho các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình để thu thập thông tin
Mẫu thu thập dữ liệu
5.2.1 Phương pháp chọn mẫu
B1: Xác định tổng thể mẫu
B2: Chọn lựa khung lấy mẫu
B3: Chọn lựa phương pháp lấy mẫu
B4: Xác định kích thước mẫu
B5: Lựa chọn các thành viên của mẫu
5.2.2 Thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp: là những dữ liệu có sẵn cho mục đích nghiên cứu trước đó Nhóm không chọn phương pháp này do đây là đề tài nghiên cứu của riêng nhóm và chưa có bài nghiên cứu trước đó
Trang 8Thu thập dữ liệu sơ cấp: là những dữ liệu do nhóm tự nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp từng cá nhân, từng nhóm và gửi bảng câu hỏi khảo sát Nhóm chuẩn bị trước bảng câu hỏi gồm 30 câu và khảo sát với cỡ mẫu là 350 mẫu trả lời khảo sát
5.3 Thang đo
5.3.1 Thang đo danh nghĩa (Norminal Scale)
Là các dạng câu hỏi dựa trên sự phân loại và đặt tên cho các đối tượng mẫu Các đối tượng trong bảng dữ liệu sau khi được đặt tên sẽ mang một ký số và từ đó dễ dàng để phân loại hơn
Một số phép toán thống kê phân tích có thể thực hiện trong thang đo danh nghĩa:
● Tần suất (frequency): số lần xuất hiện của từng phần tử trong một tập dữ liệu
● Số trội (mode): giá trị phần tử có số lần xuất hiện nhiều nhất trong tập dữ liệu
● Thực hiện các phép kiểm định
Ví dụ như: giới tính của bạn là gì?
1 Nam
2 Nữ
3 Khác
Trong trường hợp này, thang đo danh nghĩa đã quy ước biến “giới tính” thành các giá trị 1 =
“nam”, 2 = “nữ”, 3 = “khác” Những con số ở đây không có giá trị về mặt tính toán, mà chỉ mang
ý nghĩa định danh
Thang đo danh nghĩa thường được sử dụng để tính tần suất, đếm, thực hiện các phép kiểm định,
…
Statistics
Giới tính
Missi
Giới tính
Trang 9Frequen cy
Percen t
Valid Percent
Cumulative Percent Val
id
na
khá
Tot
Bảng kết quả phân tích thang đo danh nghĩa cho biến Giới tính
5.3.2 Thang đo thứ bậc (Ordinal scale)
Có thể nói, đây là mức độ nâng cao của thang đo danh nghĩa Thang đo thứ bậc cũng dùng các con số danh nghĩa nhưng chúng được sắp xếp theo các thứ bậc hơi kém Thang đo thứ bậc là thang đo danh nghĩa nhưng không phải thang đo danh nghĩa nào cũng là thang đo thứ bậc
Ví dụ như: Bạn sẵn sàn chi trả bữa ăn cho 1 người là bao nhiêu?
1 dưới 50k
2 từ 50k – 100k
3 trên 100k
Statistics
Bạn sẵn sàn chi trả bữa ăn cho 1 người là bao nhiêu tiền
Bạn sẵn sàn chi trả bữa ăn cho 1 người là bao nhiêu tiền
Frequen cy
Percen t
Valid Percent
Cumulative Percent
Trang 10id từ 50k -
Bảng kết quả phân tích thang đo thứ bậc cho biến Bạn sẵn sàn chi trả bữa ăn cho 1 người là bao nhiêu tiền
Ở mỗi câu trả lời được mã hóa, có thể xác định được mức độ cao thấp của xếp hạng với câu trả lời cho dữ liệu Điểm đặc biệt của phương pháp này là khuynh hướng trung tâm được xem xét bằng số trung vị và số mode, độ phân tán đo bằng khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị.
5.3.3 Thang đo khoảng (Interval scale) Đây là dạng thang đo có thể tính được khoảng cách giữa các thứ bậc Để biểu hiện cho thang đo khoảng, người tạo ra một dãy số từ bé đến lớn, với hai đầu là hai mức độ hoàn toàn trái ngược
Một số phép toán thống kê phân tích có thể thực hiện trong thang đo khoảng:
● Trung vị (median):
● Trung bình (mean): giá trị trung bình của một tập hợp các dữ liệu của biến quan sát
● Khoảng biến thiên (range): khoảng cách giữa giá trị quan sát nhỏ nhất đến giá trị quan sát lớn nhất
● Độ lệch chuẩn (std deviation): độ phân tán của một tập các giá trị so với giá trị trung bình của chúng
● Thực hiện các phép kiểm định
Ví dụ: Mức độ yêu thích món ăn miền Trung của bạn như thế nào?
1 Không thích
2 Hơi thích
3 Thích
4 Rất thích
Statistics