Một doanh nghiệp cũng vậy, sẽ không thể có được sự phát triển bền vững và lâu dài nếu không có một nền văn hóa chuyên biệt, đặc thù, một nền văn hóa văn minh, hiện đại, công bằng là điều
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:
VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
CHỦ ĐỀ : CÁC BI U HI N C A Ể Ệ Ủ VĂN HOÁ DOANH NGHI P Ệ
TRONG M T DOANH NGHI Ộ ỆP CỤ THỂ
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BIỂU HIỆN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
TRONG TẬP ĐOÀN FPT
Hà Nội, Tháng 08/2021
Họ và Tên sinh viên : Bùi Tấn Thành
Lớp niên chế : D14QK02
Số thứ tự : 54
Giảng viên hướng dẫn : Phùng Thị Mỹ Linh
Lớp tín chỉ : D15KT05
Trang 2CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUY T V Ế Ề VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 1
1.2 Bi u hi n c ể ệ ủa văn hoá doanh nghiệ p 3 1.3 Các nhân t ố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệ p 6 1.4 Vai trò c ủa văn hoá doanh nghiệ p 7
2.1 Gi i thi u v t ớ ệ ề ập đoàn FPT 9 2.2 Bi u hi ể ện văn hoá doanh nghiệ ập đoàn FPT p t 11
Trang 3Một quốc gia sẽ không thể tồn tại nếu thiếu đi sự bảo tồn, giữ gìn được nét văn hóa truyền thống của mình Một gia đình không thể đầm ấm sum vầy, đóng góp tích cực cho xã hội nếu thiếu đi sự gia phong, gia giáo Một doanh nghiệp cũng vậy, sẽ không thể có được
sự phát triển bền vững và lâu dài nếu không có một nền văn hóa chuyên biệt, đặc thù, một nền văn hóa văn minh, hiện đại, công bằng là điều kiện lý tưởng cho nhân viên làm việc hiệu quả, thúc đẩy sự sáng tạo
Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam cùng với những khó khăn thử thách đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi, định hình phong cách, bản sắc của mình Các triết lý, quy tắc và phương pháp phù hợp với xu hướng
có ý nghĩa quan trọng không chỉ giúp giải quyết những vấn đề về quản lý mà còn để hạn chế việc phải khắc phục những hậu quả của các quyết định sai lầm có thể mắc phải Đó chính là quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doang nghiệp trở thành giá trị cốt lõi để xác định thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu hàng hóa Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để các doanh nghiệp phát triển bền vững
Tại Việt Nam, với hơn 30 năm hoạt động và phát triển, tập đoàn FPT luôn không ngừng nỗ lực với mục tiêu cao nhất là mang lại sự hài lòng cho khách hàng, công ty đã gặt hái được không ít những thành tựu nổi bật Có thể nói, tập đoàn FPT đã xây dựng và tạo lập nên được một nền văn hóa mang bản sắc riêng của mình và là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam xây dựng và phát triển thành công văn hóa doanh nghiệp Với mục tiêu hiểu sâu rộng kiến thức môn văn hóa doanh nghiệp, nghiên cứu về biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp trong tập đoàn FPT và đặc biệt là vai trò quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh đối với một tổ chức, em xin phép lấy đề tài: “Phân tích biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp trong tập đoàn FPT” làm đề tài Tiểu luận kết thúc học phần môn Văn hóa doanh nghiệp
Trang 4NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HOÁ DOANH
NGHIỆP
1.1 M t s khái niộ ố ệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm văn hoá
Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa Trong tiếng việt,văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức,lối sống Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn Trong khi theo nghĩa rộng, thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh
vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng,phong tục,lối sống
+ Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử"
+ Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:
- Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
- Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sng1 tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội
- Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát);
- Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát);
- Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh;
- Văn hóa còn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn
Trang 5Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”
Tóm lại, ăn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong v quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra 1.1.2 Khái niệm văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ
và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích
Văn hóa doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt Trước hết, văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó Văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp
Để dễ hình dung, chúng ta có thể hiểu văn hóa của doanh nghiệp giống như “cá tính” của doanh nghiệp đó Ở mỗi cá nhân, cá tính giúp phân biệt người này với người khác, “văn hóa” cũng chính là bản sắc riêng giúp một doanh nghiệp không thể lẫn với doanh nghiệp
Trang 6khác dù có cùng hoạt động trong một lĩnh vực và cung cấp những sản phẩm tương tự ra thị trường Văn hóa doanh nghiệp có ba nét đặc trưng, đó là:
- Tính nhân sinh tức là gắn với con người Tập hợp một nhóm người cùng làm việc
với nhau trong tổ chức sẽ hình thành nên những thói quen, đặc trưng của đơn vị đó Do đó, văn hóa doanh nghiệp có thể hình thành một cách “tự phát” hay “tự giác” Theo thời gian, những thói quen này sẽ dần càng rõ ràng hơn và hình thành ra “cá tính” của đơn vị Nên, một doanh nghiệp, dù muốn hay không, đều sẽ dần hình thành văn hóa của tổ chức mình Văn hóa doanh nghiệp khi hình thành một cách tự phát có thể phù hợp với mong muốn và mục tiêu phát triển của tổ chức hoặc không Chủ động tạo ra những giá trị văn hóa mong muốn là điều cần thiết nếu doanh nghiệp muốn văn hóa thực sự phục vụ cho định hướng phát triển chung, góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh của mình
- Tính giá trị: Không có văn hóa doanh nghiệp “tốt” và “xấu” (cũng như cá tính, không có cá tính tốt và cá tính xấu), chỉ có văn hóa phù hợp hay không phù hợp (so với định hướng phát triển của doanh nghiệp) Giá trị là kết quả thẩm định của chủ thể đối với đối tượng theo một hoặc một số thang độ nhất định; và những nhận định này được thể hiện
ra thành “đúng sai”, “tốt xấu”, “đẹp xấu”…, nhưng hàm ý của “sai” của “xấu”, về bản chất, - - -chỉ là “không phù hợp” Giá trị cũng là khái niệm có tính tương đối, phụ thuộc vào chủ thể, không gian và thời gian Trong thực tế, người ta hay áp đặt giá trị của mình, của tổ chức mình cho người khác, đơn vị khác, nên dễ có những nhận định “đúng sai” về văn hóa của -một doanh nghiệp nào đó
- Tính ổn định: Cũng như cá tính của mỗi con người, văn hóa doanh nghiệp khi đã được định hình thì “khó thay đổi” Qua thời gian, các hoạt động khác nhau của các thành viên doanh nghiệp sẽ giúp các niềm tin, giá trị được tích lũy và tạo thành văn hóa Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính ổn định của văn hóa
1.2 Biể u hi n cệ ủa văn hoá doanh nghi p ệ
Văn hoá doanh nghiệp được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng thường hướng tới việc hình thành một tập hợp các khuôn mẫu hành vi được áp dụng trong các mối quan
hệ xã hội Những khuôn mẫu hành vi này có thể được sử dụng để phản ánh bản sắc văn hoá doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp của một doanh nghiệp tồn tại dưới 2 hình thức là trực
quan và phi trực quan
Trang 71.2.1 Các biểu hiện trực quan của văn hoá doanh nghiệp
- Đặc điểm: Bao gồm những kiến trúc đặc trưng của một tổ chức gồm kiến trúc ngoại
thất và kiến trúc nội thất bởi nó thể hiện hình ảnh và bộ mặt của công ty trong mối giao tiếp
xã hội Các doanh nghiệp hiện nay đều xây dựng những công trình phức tập về kiến trúc,
đồ sộ về quy mô với mong muốn gây ấn tượng đối với mọi người về sự khác biệt mình Đó cũng chính là biểu tượng hình ảnh, thể hiện tính cách và bản sắc riêng của công ty Một số thiết kế nội thất ví dụ như lối đi, không gian làm việc hay thậm chí là cây xanh, khu vực vệ sinh đều được thiết kế cho dễ sử dụng, nhiều tiện ích và không quên tạo ấn tượng thiện trí cùng sự quan tâm
- Nghi lễ, các hoạt động tập thể: Là những hoạt động được dự kiến từ trước và chuẩn
bị kỹ lưỡng dưới các hoạt động, sự kiện văn hoá – xã hội chính thức, nghiêm trang, tình cảm được thực hiện định kỳ hay thất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ chức và vì lợi ích của những người tham dự Người quản lý có thể sử dụng lễ nghi để như một cơ hội quan trọng để giới thiệu về những giá trị mà tổ chức coi trọng ví dụ như nêu gương, khen thưởng cho nhân viên đạt kết quả xuất sắc…
- Ngôn ngữ, khẩu ngữ: Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặc
biệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tải một ý nghĩa cụ thể đến nhân viên của mình và những người xung quanh
1.2.2 Các biểu hiện phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp
- Giá trị, niềm tin và thái độ: Về bản chất, giá trị là khái niệm liên quan đến chuẩn
mực đạo đức và cho biết con người cho rằng họ cần phải làm gì Những cá nhân và tổ chức đánh giá cao tính trung thực, nhất quán và sự cởi mở cho rằng họ cần hành động một cách thật thà, kiên định và thẳng thắn Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng, thế nào là sai Niềm tin của những người lãnh đạo dần dần được chuyển hóa thành niềm tin của tập thể thông qua những giá trị Thái độ được định nghĩa là một thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng theo một cách nhất quán mong muốn hoặc không mong muốn đối với sự vật, hiện tượng Thái độ được hình thành theo thời gian từ những phán xét và những khuôn mẫu điển hình, thay vì từ những sự kiện cụ thể; thái độ con người là tương đối ổn định và có những ảnh hưởng lâu dài đến động cơ của người lao động
Trang 8- Giá trị cốt lõi: Là những phẩm chất cao quý nhất trong doanh nghiệp Giá trị cốt lõi
không thay đổi theo thời gian Là thước đo mọi hành vi, là nền tảng, là những điều “luật bất thành văn” ăn sâu vào trong tiềm thức, ngấm vào máu các thành viên và được thực hiện qua các hành vi hằng ngày Giá trị cốt lõi thực sự thể hiện sự khác biệt của doanh nghiệp Trong bảng giá trị của doanh nghiệp phải thể hiện được những mong muốn tốt đẹp của lãnh đạo đồng thời phải thể hiện các giá trị đã hình thành từ lâu trong mỗi thành viên của doanh nghiệp, đã được tu luyện và giữ vững trong thời gian khá dài
- Sứ mệnh, tầm nhìn: Mỗi một doanh nghiệp ra đời đều mang trong mình một sứ
mệnh Sứ mệnh của doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi: Tại sao ta lập doanh nghiệp? Mục đích lâu dài của nó? Doanh nghiệp làm gì để tồn tại và phát triển? Khi sứ mệnh được tuyên
bố một cách rõ ràng thì các thành viên sẽ dễ dàng hơn trong việc ra quyết định, cùng doanh nghiệp đi đúng hướng và thực hiện được sứ mệnh của nó Khi nhân viên hiểu hết về sứ mệnh của doanh nghiệp sẽ có sự tin tưởng hơn vào con đường mà mình đang đồng hành, thấy rõ ý nghĩa của công việc mình đang thực hiện Chỉ có sứ mệnh rõ ràng, lâu dài thì doanh nghiệp mới trường tồn được Tầm nhìn là bức tranh lý tưởng của doanh nghiệp trong tương lai Tầm Nhìn là kết quả của việc thực hiện sứ mệnh nếu như không có bất cứ khó khăn trở ngại nào
- Lịch sử phát triển và thuyền thống văn hoá: Là nên tảng cho sự hình thành và
phát triển văn hóa trong doanh nghiệp, thông qua sự hình thành và lịch sự phát triển của doanh nghiệp chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình hình thành, vận động và thay đổi các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp, những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng tới quá trình phát triển, vận động và thay đổi các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp “Thực tế cho thấy, những tổ chức có lịch sử phát triển lâu đời và bề dày truyền thống thường khó thay đổi về
tổ chức hơn những tổ chức mới, non trẻ, chưa định hình rõ phong cách hay đặc trưng văn hóa Những truyền thống, tập quán, nhân tố văn hóa đã định hình và xuất hiện trong lịch sử vừa là chỗ dựa, nhưng cũng có thể trở thành những “rào cản tâm lý” không dễ vượt qua trong việc xây dựng và phát triển những đặc trưng văn hóa mới
- Triết lý kinh doanh: Triết lý kinh doanh thể hiện hình ảnh của doanh nghiệp trong
ngành và trong xã hội và nó có ý nghĩa như mục tiêu phát triển xuyên suốt, có ý nghĩa định hình cho doanh nghiệp trong cả thời kỳ phát triển lâu dài Thông qua triết lý kinh doanh, doanh nghiệp tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo, xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và cho khách hàng biết đến doanh nghiệp Hiểu theo một cách khác, triết lý kinh
Trang 9doanh của doanh nghiệp là một tín điều, nhắc nhở các thành viên về tinh thần, giá trị xã hội nhân văn xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức đó Đồng thời, triết lý kinh doanh còn là sự liên hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh doanh bên ngoài, là sứ mệnh nhiệm vụ và phương thức thực hiện sứ mệnh của doanh nghiệp, là mục tiêu và phương thức đạt mục tiêu của doanh nghiệp Nó trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thành viên và định hướng hoạt động của mỗi thành viên Vì vậy triết lý kinh doanh trở thành giá trị văn hóa vô hình điển hình trong doanh nghiệp phải có thời gian hình thành truyền từ đời này sang đời khác
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp
1.3.1 Văn hoá dân tộc
Văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc Mọi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp đều chịu tác động của các giá trị văn hóa dân tộc Vậy nên văn hóa dân tộc phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp là điều tất yế Mỗi cá nhân u thuộc giới tính, văn hóa, dân tộc… với các bản sắc văn hóa khác nhau hình thành cho họ các nền tảng suy nghĩ, học hỏi và phản ứng khác nhau Khi tập hợp chung lại trong tổ chức, những nét nhân cách này sẽ được tổng hợp tạo nên một phần văn hóa doanh nghiệp Vì vậy, văn hóa ở mỗi nước, mỗi vùng miền sẽ có những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển, trình độ và lịch sử của khu vực đó Chủ doanh nghiệp sẽ dựa trên mức độ đa dạng văn hóa trong công ty cũng như những giá trị đang có để xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho phù hợp
Ưu thế nổi bật của văn hóa Việt Nam có thể kể đến như: Coi trọng tư tưởng nhân bản; Chuộng sự hài hòa Tinh thần cầu thị Ý chí phấn đấu tự lực, tự cường…Tuy nhiên cũng ; ;
có không ít những hạn chế như: thói quen thủ cựu và tôn sùng kinh nghiệm, không dám đổi mới, đột phá… khiến cho doanh nghiệp gặp không ít trở ngại Điều này đặt ra bài toán cho Ban lãnh đạo là làm sao xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên phát huy ưu điểm
và khắc phục những hạn chế vốn có Trong thời buổi toàn cầu hóa đòi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải có tính toán phù hợp, lựa chọn sáng suốt để xây dựng các yêu
tố văn hóa doanh nghiệp phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam
1.3.2 Yếu tố hội nhập
Xu thế toàn cầu hóa trong thời kỳ hội nhập WTO khiến các doanh nghiệp cần có sự tích cực, chủ động xây dựng cho mình một nền văn hóa mở, vừa có sự kế thừa văn hóa dân
Trang 10tộc vừa phải giao thoa với văn hóa quốc tế nhằm đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới phù hợp Việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp chịu tác động không nhỏ trong môi trường hội nhập Bản thân doanh nghiệp đó cần thay đổi, cập nhật thường xuyên về tư tưởng, phương châm hoạt động, kinh doanh mới phù hợp hơn, tiến bộ hơn Nó bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi để tồn tại ví dụ như sự thay đổi trong tư duy của ban lãnh đạo, ý thức của nhân viên hay giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
1.3.3 Lịch sử hình thành và truyền thống của doanh nghiệp
Nếu như doanh nghiệp có lịch sử sử và truyền thông tốt đẹp, bền vững thì việc phát triển các văn hoá được coi như một điểm tựa vững chắc hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển Việc xây dựng, phát huy các yếu tố văn hoá phải dự trên tinh thần kế thừ những tinh hoa của nền văn hoá truyển thống của doanh nghiệp Phong cách, những hành động, ý chí, tinh thần, thái độ làm việc của ban lãnh đạo tạo nên giá trị cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp Nó do ban lãnh đạo đầu tư, xây dựng và phát triển Nếu ban lãnh đạo tiến bộ, có tầm nhìn xa thì văn hoá doanh nghiệp sẽ phát triển và ngược lại
1.3.4 Mô hình, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Mỗi một ngành nghề kinh doanh sẽ có nét văn hoá kinh kinh doanh riêng vì thế mà mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nét văn hoá hợp với ngành nghề kinh doanh đảm bảo được những nét đặc trưng riêng cho mình Đồng thời phải có quy định riêng biệt trong sự phát triển văn hoá doanh nghiệp tuơng ứng với mô hình tổ chức Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hoá doanh nghiệp luôn bị phụ thuộc vào các mô hình, cơ cấu tổ chức, nhân viên, đặc thù ngành nghề kinh doanh,…
1.3.5 Mục tiêu chiến lược và sứ mệnh của doanh nghiệp
Là hai yếu tố quyết định phương hướng phát triển của văn hoá doanh nghiệp đến việc hình thành một kiểu văn hoá mới hoặc làm thay đổi cơ bản các yếu tố văn hoá đã lỗi thời Bên cạnh đó tính minh bạch trong doanh nghiệp cũng là nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển văn hoá doanh nghiệp, tính mạnh yếu của doanh nghiệp
1.4 Vai trò của văn hoá doanh nghiệp
Thứ nhất là: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp mạnh mẽ tạo được sự thống nhất, giảm thiểu được rủi ro, tăng cường phối hợp và giám sát, thúc đẩy động cơ làm việc cho mọi thành viên, tăng hiệu suất và hiệu quả doanh