1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm môn kỹ năng chung tuần 9 thực hành kỹ năng tranh luận “luật sư gánh trên vai niềm tin của xã hội và khách hàng Ủy thác cho họ

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luật Sư Gánh Trên Vai Niềm Tin Của Xã Hội Và Khách Hàng Ủy Thác Cho Họ
Tác giả Hà Ngọc Anh, Nguyễn Hà Ngọc Anh, Lê Văn Cao, Nguyễn Giang Minh Đức, Dư Thị Thanh Nga, Hoàng Phương Thảo, Lê Bá Tú, Nguyễn Hoa Vinh, Vũ Khánh Huyền, Nguyễn Thị Loan, Đào Thảo Hiền, Ma Thị Kim Ngân, Đoàn Huỳnh Minh Tâm
Trường học Học Viện Tư Pháp
Chuyên ngành Kỹ Năng Chung
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 217,63 KB

Nội dung

KHÁI NIỆM CHUNG Mặc dù quan điểm “Luật sư gánh trên vai niềm tin của xã hội và khách hàng ủy thác cho họ” nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của luật sư, nhưng liệu có công bằng với những

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

-o0o -BÀI TẬP NHÓM MÔN: KỸ NĂNG CHUNG

(LS2)

TUẦN 9 THỰC HÀNH KỸ NĂNG TRANH LUẬN

“Luật sư gánh trên vai niềm tin của xã hội và khách hàng ủy thác cho họ”

Hà Nội, 12/2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN TỔ 1 2

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

A KHÁI NIỆM CHUNG 4

I Khái niệm luật sư 4

II Khái niệm về niềm tin 5

III Khái niệm niềm tin của xã hội với luật sư 6

IV Khái niệm niềm tin của khách hàng với luật sư 7

B PHẢN ĐỐI QUAN ĐIỂM “LUẬT SƯ GÁNH TRÊN VAI NIỀM TIN CỦA XÃ HỘI VÀ KHÁCH HÀNG ỦY THÁC CHO HỌ” 8

I Niềm tin của xã hội và của khách hàng không đồng nhất với nhau 8

II Luật sư hoạt động dựa trên nguyên tắc pháp lý và chuyên môn, không phải niềm tin của xã hội hay khách hàng 11

III Niềm tin của xã hội không nên đặt toàn bộ vào luật sư 13

IV Năng lực của mỗi luật sư là không giống nhau 14

V Đặt toàn bộ niềm tin vào luật sư đôi khi khiến khách hàng bị lợi dụng 14

VI Niềm tin của xã hội và khách hàng không phải là cơ sở đánh giá hiệu quả làm việc của luật sư 15

KẾT LUẬN 17

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN TỔ 1

STT Họ và tên Ngày sinh Ký tên

1 Hà Ngọc Anh 17/07/1997

2 Nguyễn Hà Ngọc Anh 25/11/2002

3 Lê Văn Cao 06/05/2002

4 Nguyễn Giang Minh Đức 10/08/1983

5 Dư Thị Thanh Nga 24/01/1979

6 Hoàng Phương Thảo 25/04/2002

7 Lê Bá Tú 26/10/1982

8 Nguyễn Hoa Vinh 12/11/1998

9 Vũ Khánh Huyền 26/12/1999

10 Nguyễn Thị Loan – Tổ trưởng 12/01/1985

11 Đào Thảo Hiền 28/11/1996

12 Ma Thị Kim Ngân 13/06/1984

13 Đoàn Huỳnh Minh Tâm 01/12/1993

Trang 4

MỞ ĐẦU

Nghề luật sư hiện nay thường được ví như “chiếc phao cuối cùng” hay “chỗ dựa tin cậy” cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm đến nói riêng và xã hội nói chung bởi họ là những người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định, được trang bị đầy đủ về kỹ năng và chuyên môn, được phép thực hiện dịch vụ pháp

lý theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức, cơ quan (thường được gọi chung là khách

hàng) Vì lẽ đó, có quan điểm cho rằng “Luật sư gánh trên vai niềm tin của xã

hội và khách hàng ủy thác cho họ” Nhận định trên có thể hiểu là xã hội và khách

hàng có sự tin tưởng và kỳ vọng vào luật sư, họ phó thác niềm tin to lớn và trách nhiệm đó lên hoạt động hành nghề của luật sư Tuy nhiên, có thể thấy trách nhiệm này có phần nặng nề, áp lực đối với những người hành nghề và đi ngược lại với quy định về định nghĩa, chức năng, sứ mệnh, nguyên tắc hoạt động của luật sư Chính

bởi vậy, nhóm chúng tôi phản đối quan điểm trên và xin được đưa ra một số lý

luận, phân tích cụ thể để chứng minh điều đó.

Trang 5

NỘI DUNG

A KHÁI NIỆM CHUNG

Mặc dù quan điểm “Luật sư gánh trên vai niềm tin của xã hội và khách hàng

ủy thác cho họ” nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của luật sư, nhưng liệu có công

bằng với những người hành nghề trong khi nhận định trên có thể dẫn đến những hiểu lầm về vai trò và trách nhiệm của họ đối với xã hội và khách hàng Để làm rõ vấn đề này, xin được phân tích chi tiết các khái niệm về “luật sư và chức năng, sứ mệnh của luật sư”, “niềm tin của xã hội với luật sư”, “niềm tin của khách hàng với luật sư” và các từ khóa như “gánh”, “ủy thác”

I Khái niệm luật sư

Để làm rõ khái niệm luật sư và chức năng, sứ mệnh của luật sư, dưới đây xin phân tích rõ các nội dung sau:

Về khái niệm luật sư, Điều 2, Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định: “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)”

Về chức năng xã hội của luật sư, Điều 3, Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung năm

2013 quy định: “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan,

tổ chức, phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”

Về sứ mệnh của luật sư, Quy tắc 1, Chương Quy tắc chung, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định: “Luật sư có sứ mệnh bảo

vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý,

Trang 6

công bằng, phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

xã hội chủ nghĩa”

Như vậy, từ 03 căn cứ trên, có thể thấy trong lăng kính xã hội và pháp luật, luật sư là một “nghề danh giá” vì nó được hình thành, duy trì và phát triển bởi những con người ưu tú về trí tuệ và phẩm giá; nó thực hiện sứ mệnh thiêng liêng

mà sự thượng tôn pháp luật và tinh thần công lý trao cho Nó là sự hy vọng và tin tưởng của người dân đối với một điểm tựa pháp luật và lẽ phải vững chắc trên con đường kiếm tìm công lý cho bản thân, gia đình và xã hội, để mang lại sự bình an, hạnh phúc và công bằng cho mỗi số phận con người

II Khái niệm về niềm tin

Trong cuộc sống, chúng ta hay sử dụng từ tin tưởng, đặt niềm tin vào một

sự vật sự việc nào đó Giả như, em tin rằng mình sẽ đạt được điểm cao trong bài kiểm tra LS1 vì em đã hoàn thành tốt bài kiểm tra với kiến thức của mình, tin rằng bản thân sẽ thành công trong dự án kinh doanh sắp tới, tin rằng việc mình giành tặng cho các em nhỏ vùng cao một chút đóng góp sẽ giúp các em bớt đi phần nào vất vả,… niềm tin xuất hiện ở muôn nơi, giúp con người có thêm động lực để làm việc và phát triển

Theo tạp chí tâm lý học số 1, chuyên mục “Giáo dục và hình thành niềm tin

từ hướng tiếp cận tâm lý học” của Vũ Anh Tuấn, niềm tin được hiểu là: “sự hòa quyện giữa nhận thức, tình cảm, ý chí của con người trong quá trình hướng tới đối tượng, một quá trình hay một vấn đề nào đó Niềm tin là sự biểu lộ khuynh hướng thúc đẩy chủ thể hành động phù hợp với những định hướng, những giá trị đã được xác định”

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Niềm tin là hệ thống tri thức, nhận thức, quan điểm về tự nhiên, xã hội, con người được chủ thể trực tiếp trải nghiệm, xác nhận tính đúng đắn, chân thực của chúng, tự mình mong muốn thực hiện chúng

Trang 7

trong cuộc sống, thành điểm tựa tinh thần của mỗi người.

Niềm tin mang hướng tích cực, trong nhiều trường hợp có thể giúp con người vượt qua nghịch cảnh, sống sót sau một vụ tai nạn Tuy nhiên cũng có những niềm tin tiêu cực như thế giới đầy rẫy sự bất công, tin rằng người khác luôn lợi dụng mình, hay tin rằng dù thế nào thì mọi chuyện cũng không thể tốt hơn,… Trái ngược với niềm tin tích cực, niềm tin tiêu cực cũng có thể hủy hoại một con người hoặc một tổ chức, một cơ quan, một nhà nước

III Khái niệm niềm tin của xã hội với luật sư

Trong cuốn Niềm tin xã hội - Lý luận và thực tiễn của PGS TS Đoàn Triệu Long có định nghĩa như sau: “Niềm tin của xã hội là thành tố quan trọng của ý thức

xã hội, thể hiện sự tin tưởng, kỳ vọng của nhóm, xã hội đối với cá nhân, nhóm, tổ chức, thể chế nào đó về những sự kiện, hiện tượng, quá trình, kết quả có thể xảy ra, góp phần định hướng nhận thức, thái độ, tình cảm và hoạt động của nhóm, xã hội, phù hợp với sự tin tưởng, kỳ vọng đó” Như vậy, có thể hiểu sơ lược rằng, niềm tin

xã hội đối với luật sư là thể hiện sự tin tưởng, kỳ vọng của nhóm, xã hội đối với luật sư về việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Theo khái niệm, niềm tin xuất phát từ những tri thức, nhận thức, quan điểm của mỗi người Vì bản chất mỗi người sẽ có niềm tin khác nhau về một sự vật, sự việc, do đó, niềm tin về xã hội đối với luật sư cũng có sự khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân, từng bối cảnh, từng thời điểm Theo em, có thể hiểu niềm tin của xã hội với luật sư theo cả các yếu tố tích cực và tiêu cực:

• Niềm tin tích cực:

Trang 8

- Luật sư là người bảo vệ công lý, bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, tổ chức

và duy trì trật tự pháp luật;

- Luật sư là người hiểu biết pháp luật, là người mà mọi cá nhân, tổ chức đều

có thể dễ dàng tìm đến để nhờ tư vấn pháp lý;

- Luật sư là người luôn vì lợi ích của khách hàng, luôn bảo vệ khách hàng trong các tranh chấp hay những lúc thân chủ phải đối mặt với trách nhiệm hình sự;

- Luật sư là nghề cao quý, người làm luật sư có phẩm chất và đạo đức, là người đáng tin tưởng

• Niềm tin tiêu cực:

- Luật sư là người luôn lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để lách luật;

- Luật sư là người luôn lợi dụng hiểu biết pháp luật để moi tiền của khách hàng;

- Luật sư là người hiểu biết nhưng cũng thường lợi dụng pháp luật để công kích người khác, kích động thậm chí là bôi nhọ đất nước

IV Khái niệm niềm tin của khách hàng với luật sư

Trong quan hệ giữa khách hàng với luật sư có thể hiểu niềm tin của khách hàng đối với luật sư là sự kỳ vọng và cảm giác an tâm mà khách hàng đặt vào năng lực, đạo đức, và tính chuyên nghiệp của luật sư trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp, giải quyết các vấn đề pháp lý, và cung cấp sự tư vấn đáng tin cậy Khi khách hàng đã tìm đến và ký hợp đồng dịch vụ pháp lý hay hiểu đơn giản là nhờ luật sư bảo vệ mình tức là họ đã đặt trọn niềm tin của bản thân vào luật sư sẽ là người bảo

vệ tốt nhất cho quyền lợi của họ trước các tranh chấp, trước các quy định của pháp luật

Trên thực tế, niềm tin của khách hàng đối với luật sư là vô cùng quan trọng

Trang 9

Người luật sư nào chiếm được nhiều niềm tin của xã hội và khách hàng đều là những người luật sư thành công, có danh tiếng, chứng tỏ được năng lực hành nghề

và kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của họ

Tuy nhiên, nhóm em không đồng tình với quan điểm “Luật sư gánh trên vai niềm tin của xã hội và khách hàng ủy thác cho họ” vì việc “gánh” biểu thị trách nhiệm nặng nề mà luật sư phải chịu (“gánh” ở đây có thể hiểu là “gánh vác”, “gánh chịu”, “gánh nặng”… mang những ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn là tích cực) trong khi bản chất niềm tin của xã hội và khách hàng là một nguồn động lực to lớn cho người luật sư Thêm vào đó, việc sử dụng từ “ủy thác” cũng nhấn mạnh sự phó thác trách nhiệm vào tay luật sư Ủy thác được định nghĩa là “việc giao cho cá nhân, pháp nhân- bên được ủy thác, nhân danh người ủy thác để làm một việc nhất định

mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm” Sau khi cắt nghĩa

và phân tích, có thể hiểu rằng việc “nhân danh” để thực hiện một việc mà khách hàng “không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm” không phản ánh đúng bản chất mối quan hệ giữa luật sư- khách hàng- xã hội

Do vậy, dựa trên tính đa chiều của vai trò luật sư, thực tế nghề nghiệp và trách nhiệm của các bên liên quan, nhóm em xin đưa ra những phân tích cụ thể dưới đây để thể hiện sự không đồng tình với quan điểm “Luật sư gánh trên vai niềm tin của xã hội và khách hàng ủy thác cho họ”

B PHẢN ĐỐI QUAN ĐIỂM “LUẬT SƯ GÁNH TRÊN VAI NIỀM TIN CỦA XÃ HỘI VÀ KHÁCH HÀNG ỦY THÁC CHO HỌ”

I Niềm tin của xã hội và của khách hàng không đồng nhất với nhau

Như đã phân tích ở trên, có thể thấy xã hội là tổng hòa giữa rất nhiều những quan điểm khác nhau, đặc biệt là về niềm tin Mỗi người có những trải nghiệm, nhận thức khác nhau dẫn đến việc xác nhận tính “đúng” trong mỗi người cũng hoàn

Trang 10

toàn khác biệt

Trong con mắt của xã hội và khách hàng, luật sư là một trong những người mang đến công lý cho người dân Tuy nhiên, đôi khi định nghĩa về công lý của xã hội và khách hàng lại không giống với định nghĩa về công lý của những người có

sứ mệnh bảo vệ sự độc lập tư pháp Bởi nhẽ yếu tố công lý của xã hội và khách hàng thường đan xen ý chí chủ quan, thiếu lý trí, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như niềm tin tôn giáo, đạo đức,… mà không xem xét toàn diện, khách quan vấn đề Niềm tin của xã hội thì thường hay thiên theo chiều hướng “bênh vực kẻ yếu thế, bị hại” trong khi niềm tin của khách hàng thì thường hay cho rằng mình đóng vai nạn nhân trong vụ việc Trên thực tế, đối tượng khách hàng của luật sư cũng không bị giới hạn, bao gồm tất cả những cá nhân, tổ chức mà luật sư cung cấp hoặc dự định

sẽ cung cấp dịch vụ trong quá trình hành nghề của mình Do vậy, không phải khách hàng nào của luật sư cũng là “kẻ yếu thế, bị hại” theo góc nhìn của xã hội

Để chứng minh cho lập luận này, nhóm em xin lấy ví dụ từ một vụ án đã từng gây chấn động tỉnh Bắc Giang năm 2011 Vụ án Lê Văn Luyện là một vụ án giết người và cướp tài sản xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích, địa chỉ số 45 phố Sàn,

xã Phương Sơn (nay là thị trấn Phương Sơn), huyện Lục Nam, Bắc Giang vào ngày 24/08/2011 Trong vụ án này, Lê Văn Luyện đã sát hại vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con 18 tháng tuổi, đồng thời khiến Trịnh Thị Bích, con gái 8 tuổi của gia đình

bị thương nặng Đây được đánh giá là một vụ án rất nghiêm trọng, gây xôn xao dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an ninh tại địa phương Hầu hết dư luận xã hội thời điểm đó đều lên án mạnh mẽ, làn sóng ủng hộ Tòa án phán tội tử hình cho Luyện đều chiếm đại đa số Tuy nhiên, khi kết án, Luyện chỉ phải chịu mức án cao nhất là

18 năm tù do tại thời điểm phạm tội, Lê Văn Luyện chỉ còn 54 ngày nữa mới tròn

18 tuổi Cho đến nay vẫn tạo ra những tranh luận về việc sửa đổi Luật Phòng chống tội phạm Thời điểm đó, luật sư được chỉ định bào chữa cho Lê Văn Luyện là luật

Trang 11

sư Nguyễn Bá Ngọc, ông đã từng phải mất hàng tuần trăn trở, chịu nhiều áp lực của

dư luận, thậm chí bị nhiều tin nhắn đe dọa và nỗi kinh sợ bởi sự “máu lạnh” của hung thủ Nhưng cuối cùng luật sư Ngọc vẫn lựa chọn tiếp tục bào chữa cho Luyện

“vì chút nhân tính còn sót lại của Luyện” thể hiện tính nhân đạo của pháp luật và cũng vì “nếu chỉ vì mấy thứ đó mà từ bỏ vụ án, hay là không dám hành nghề nữa thì không phải là lựa chọn của một luật sư chân chính” Trong vụ án này, niềm tin của khách hàng đối với luật sư không hề đồng nhất với niềm tin của xã hội Trong khi niềm tin của xã hội là mong muốn một bản án tử hình để Luyện phải trả giá cho tội ác của hắn thì niềm tin của Luyện lại là một mức án là 18 năm tù Thậm chí, sau khi biết mình thoát án tử hình, Luyện còn hồi phục tinh thần và sức khỏe khá nhanh, đến mức “béo trắng” và “phong độ” hơn nhiều so với những ngày đầu bị bắt

Bên cạnh việc niềm tin của xã hội và niềm tin của khách hàng với luật sư không đồng nhất, phải kể đến sự không đồng nhất trong chính niềm tin của xã hội Thực tế, xã hội bao gồm nhiều nhóm người với những quan điểm và niềm tin khác nhau, có thể mâu thuẫn lẫn nhau Việc gánh vác niềm tin xã hội là điều không khả thi và không công bằng cho luật sư Điển hình như vụ án của bác sỹ Hoàng Công Lương - người bị TAND tỉnh Thái Bình kết tội “vô ý làm chết người” và tuyên phạt

30 tháng tù Ngay sau khi tòa tuyên án, dư luận xã hội trong và ngoài ngành y tế đã thực sự bất ngờ, bàng hoàng, bất bình, đa số đều có ý kiến phản đối cho rằng việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong vụ án này có phần khiên cưỡng, quy chụp, chưa đúng tội danh, oan sai… Thậm chí Bộ Y tế cũng đứng lên “kêu oan” cho bị cáo bằng văn bản và có hàng nghìn chữ ký (được lập vi bằng) xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Hoàng Công Lương Tuy nhiên, vẫn có những quan điểm cho rằng Tòa xét xử đúng người đúng tội, bản án là công bằng bởi người phạm tội dù vô ý hay cố ý thì cũng đã gây nên hậu quả nghiêm trọng, làm chết 8 mạng người vô tội

và 10 người bị ảnh hưởng sức khỏe

Ngày đăng: 26/12/2024, 20:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w