1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hệ thống năng lượng tại việt nam bao gồm năng lượng nhiệt và Điện thể hiện ý tưởng và quan Điểm cá nhân của về cấu trúc hệ thống Điện

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Hệ thống năng lượng tại việt nam bao gồm năng lượng nhiệt 1.Vài nét về công nghệ CHP: 2 .Hệ thống kết hợp điện nhiệt CHP 3 .Triển vọng về công nghệ nhiệt, điện kết hợp tại Việt Nam 4.. L

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN: NĂNG LƯỢNG CHO PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG

Đề tài:

phân tích hệ thống năng lượng tại việt nam bao gồm năng lượng nhiệt và điện.Thể hiện ý tưởng và quan điểm cá nhân của về cấu trúc hệ thống điện tại Việt Nam

Nhóm sinh viên: Đoàn Mạnh Duyệt

Lê Quý Hà

Trang 2

Lê Khánh Duy

Trang 3

MỤC LỤC

Lời mở đầu

Nội dung

I Hệ thống năng lượng tại việt nam bao gồm năng lượng nhiệt

1.Vài nét về công nghệ CHP:

2 Hệ thống kết hợp điện nhiệt (CHP)

3 Triển vọng về công nghệ nhiệt, điện kết hợp tại Việt Nam

4 Rào cản cần khắc phục và đề xuất:

II ý tưởng và quan điểm cá nhân của về cấu trúc hệ thống điện tại Việt Nam

Kết luận

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay năng lượng nhiệt và điện được phát triển vô cung mạnh mẹ ở việt nam ,nó cung cấp cho người dân điện để sinh hoạt ,cung cấp điện cho các nhà máy xí nghiệp ,vì thế nhiệt và điện là vấn đề mà không thể tách rời với nhau được

Nhiệt và điện kết hợp (Combined Heat and Power - CHP) sẽ phát triển mạnh khi thế giới chạy đua chuyển đổi sang năng lượng hiệu quả hơn, phát thải thấp hơn Đây là công cụ đa nhiệm đã được chứng minh tạo ra năng lượng tại chỗ bằng cách sử dụng các công nghệ và nhiên liệu khác nhau Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp những thông tin mới nhất liên quan đến công nghệ này.

Trang 5

NỘI DUNG

I. Hệ thống năng lượng tại việt nam bao gồm năng lượng nhiệt

1.Vài nét về công nghệ CHP:

CHP (Combined Heat and Power) có thể hiểu là đồng phát, còn gọi là điện nhiệt kết hợp, là việc sử dụng động cơ nhiệt, hoặc máy điện để tạo đồng thời cả điện lẫn nhiệt hữu ích Tất cả các nhà máy điện phát ra một lượng nhiệt nhất định trong quá trình phát điện Nếu không tận dụng, nhiệt thừa có thể bị đào thải ra môi trường tự nhiên.

CHP thường có công suất cỡ trung và nhỏ đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng trong các nhà máy công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm từ những năm 1950, là công nghệ biến đổi năng lượng từ các nguồn phế thải sinh khối (bã mía, trấu, mùn cưa, gỗ vụn…) để cung cấp năng lượng chạy lò hơi, sau đó hơi nước từ lò hơi được dùng chạy tua bin phát điện

Trang 6

Phần hơi nước sau khi ra khỏi tua bin phát điện vẫn còn một phần nhiệt năng sẽ được dùng để cấp nhiệt cho các hộ tiêu thụ nhiệt (cho đun nấu, lò sưởi…) để phục vụ mục đích công nghiệp Việc sản xuất hai dạng năng lượng của CHP đem đến hiệu quả sử dụng năng lượng cao, có thể đạt được tổng hiệu suất hệ thống lên tới trên 80%

CHP có thể khác nhau về kích thước, đáp ứng các yêu cầu năng lượng phân tán, hoặc cố định cho các hộ dùng cuối như: Bệnh viện, trường học, khách sạn, viện dưỡng lão, tòa nhà văn phòng, hay khu chung cư, cũng như cho hệ thống năng lượng lớn hơn, lưới điện siêu nhỏ, nhà máy và ngành công nghiệp khác và thậm trí cả các nhà máy điện CHP có khả năng thu hồi nhiệt và có độ tin cậy cao, có khả năng sản xuất nhiệt, điện

24 giờ một ngày, hoạt động độc lập với lưới điện, hoặc được triển khai với khả năng khởi động đen để cung cấp một hệ thống đáng tin cậy, thay thế hiệu quả về chi phí cho việc lắp đặt máy phát điện dự phòng.

Nhờ những thuộc tính này, công nghệ đã áp dụng rộng trên toàn thế giới, tăng 30% từ năm 2009 đến năm 2019 Theo Tập đoàn công nghiệp toàn cầu COGEN World Coalition (CWC): Sản lượng của các hệ thống CHP vào năm 2019 là 11.200 TWh nhiệt và 4.159 TWh điện, chiếm hơn 15% tổng sản lượng điện Nhưng thị phần này lại “chao đảo” theo khu vực, giảm trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng.

Trang 7

2 Hệ thống kết hợp điện nhiệt (CHP)

Hệ thống kết hợp điện nhiệt (CHP) được hiểu là sự đồng phát, tức là sản xuất đồng thời cả điện và nhiệt từ một nguồn nhiên liệu duy nhất, chẳng hạn như: khí tự nhiên, sinh khối, khí sinh học, than, nhiệt thải, hoặc dầu CHP không phải là một công nghệ đơn lẻ mà là một hệ thống năng lượng tích hợp, nó là một dạng phát điện tại chỗ Hệ thống kết hợp điện nhiệt tăng cường những lợi thế của phát điện tại chỗ khi tạo ra đồng thời điện và nhiệt hữu ích, do đó đem lại hiệu quả tổng thể Hiệu suất về năng lượng của hệ thống có thể đạt đến 90% Tại một

số nhà máy bia, hệ thống này cho phép giảm phát thải CO và 2 tiết kiệm ít nhất 10% nhiên liệu so với sử dụng riêng rẽ cho mục đích cung cấp nhiệt và điện Hệ thống làm giảm tiêu hao năng lượng 14%, điện năng 40%, nâng hiệu suất cháy của nhiện liệu lên 2-4%, giảm phát thải N 14,8% và C 7,9%.Ox O2 Một trong hai cấu hình hệ thống CHP phổ biến nhất hiện nay

là hệ thống lò hơi có tua bin hơi nước Theo đó, năng lượng được chuyển từ lò hơi đến tua bin thông qua áp suất hơi nước cao làm chạy tua bin và phát điện Mô hình một CHP với lò hơi và tua bia hơi như sau:

Nguyên lý hoạt động của hệ thống:

Các loại nhiên liệu như dầu, than, biomass được dùng để gia nhiệt cho nồi hơi, hơi nước từ lò hơi một phần được sử dụng làm quay tua bin hơi nước để chạy máy phát điện cho tòa nhà, khu vực nhà xưởng hoặc thiết bị như máy bơm nước cấp nồi hơi, máy bơm, máy nén khí hoặc thiết bị

Trang 8

làm lạnh, một phần lượng hơi được sử dụng để gia nhiệt cho các khu vực khác của nhà máy

Trang 9

Mặc dù việc sản xuất đồng thời năng lượng nhiệt

và điện hữu ích trong hệ thống kết hợp điện nhiệt làm tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu Tuy nhiên,

do hệ thống này yêu cầu một lượng lớn nhiên liệu nên được sử dụng chủ yếu tại một số nhà máy sản xuất có sẵn nhiên liệu rắn hoặc nhiên liệu thải như nhà máy giấy, hóa chất, nhà máy sản xuất kim loại cơ bản và nhà máy đường Tại Việt Nam, hệ thống này đã được ứng dụng trong các nhà máy đường, giấy nhằm tận dụng gỗ vụn, bã mía, lá mía thải và bảo vệ môi trường

3 Triển vọng về công nghệ nhiệt, điện kết hợp tại Việt Nam

Theo CWC: Đại diện cho các công ty lớn về nhiệt và điện kết hợp (CHP), các thị trường phát triển nhất trên thế giới về công nghệ CHP tập trung ở châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu, châu Mỹ, và ở một mức độ nhỏ hơn tại châu Phi, Úc

Năm 2019, hơn một nửa (59,39%) hệ thống CHP trên toàn thế giới dựa vào than, cũng như các sản phẩm từ than, và gần một phần ba (32,28%) dựa vào khí đốt tự nhiên Chưa đến 1% nhà máy CHP trên thế giới được cung cấp năng lượng từ than bùn, dầu đá phiến và dầu cát, năng lượng hạt nhân, địa nhiệt, năng lượng tái tạo (gió, mặt trời)

Trong khi châu Âu hiện đang sản xuất 700 TWh điện CHP - chủ yếu từ tua bin hơi nước và tua bin khí chu trình kết hợp

Tỷ lệ CHP của châu Âu chiếm 20% trong tổng nguồn điện đã giảm, một phần do khủng hoảng giá năng lượng Các nhà máy CHP của châu Âu, dẫn đầu là Đức, chủ yếu chạy bằng khí đốt

tự nhiên, tiếp theo là các nguồn tái tạo như nhiên liệu sinh học

Trang 10

và sinh khối Tuy nhiên, than vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong sản xuất CHP của Đông Âu

Trang 11

Theo trang tin Ebookbkmt: Khả năng phát triển công nghệ CHP tại Việt Nam rất lớn và triển vọng bởi quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khối EU ngày càng được cải thiện, nên có thể nhập công nghệ này với vốn đầu tư ban đầu không cao từ Hà Lan, Phần Lan và Đan Mạch

Trên thực tế, nguồn phế thải công nghiệp ở nông thôn ở Việt Nam còn chưa được sử dụng nhiều Nếu với sản lượng lúa hàng năm khoảng vài ba chục triệu tấn lúa, lượng trấu thải ra

từ các nhà máy xay xát có thể dùng phát điện lên tới 757.200 tấn, để sản xuất ra 380 triệu kWh điện

Còn trong chiến lược phát triển ngành đường ở Việt Nam dự kiến có khoảng 20 nhà máy, công suất trên 1.400 tấn

mía/ngày Theo đó, khả năng phát điện tại chỗ bằng bã mía là

300 kWh/ngày (tương đương với công suất đặt một nguồn điện 80 MW), góp phần cấp điện cho các vùng nông thôn

4 Rào cản cần khắc phục và đề xuất:

Theo các chuyên gia của DOE: CHP có khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng thông qua việc giảm mức tiêu thụ nhiên liệu Tuy nhiên, để đảm bảo tính phù hợp của hệ thống CHP khi quá trình chuyển đổi diễn ra, ngành cũng sẽ cần chứng minh nhiên liệu có thể tái tạo và ít carbon hơn, như RNG (còn được gọi là khí mêtan sinh học) và hydro, có thể đóng vai trò là nguồn nhiên liệu chính cho hệ thống CHP Liên minh Nhiệt và Điện kết hợp (CHPA) có trụ sở tại Hoa

Kỳ, chuyên hoạt động để mở rộng thị trường CHP tự tin rằng: Ngành công nghiệp có thể đạt được điều này miễn là các rào cản quan trọng liên quan đến sản xuất, vận chuyển và lưu trữ hydro “sạch” được giải quyết

Trang 12

Ngoài ra, với tư cách là một nguồn tài nguyên phân tán, việc sử dụng hydro trong CHP sẽ thúc đẩy tích hợp năng lượng tái tạo, triển khai lưới điện siêu nhỏ và lưu trữ năng lượng, cũng như thích ứng với sự pha trộn hydro trong cơ sở hạ tầng khí đốt

Liên minh CHPA lưu ý rằng: Các hệ thống CHP hiện có và mới được lắp đặt đã sử dụng khối lượng hỗn hợp nhiên liệu hydro nằm trong

khoảng từ 20% đến 100% “Các hệ thống CHP mới sẽ có khả năng đốt cháy 100% hydro sạch Các hệ thống CHP hiện tại, bao gồm cả những hệ thống đang được lắp đặt hiện nay có thể chuyển đổi thành 100% hydro với chi phí hợp lý Những chuyển đổi này có thể thực hiện được mặc dù thực tế là các hệ thống CHP ở Hoa Kỳ rất khác nhau về ứng dụng, thiết kế và kích thước” – CHPA nhấn mạnh

Cho đến nay, tác động tổng thể và hiệu quả chi phí của việc sử dụng hydro tại các cơ sở lắp đặt lớn hơn vẫn đang được nghiên cứu

Ví dụ, Siemens Energy đang đánh giá tính kinh tế của hydro CHP tại hệ thống 14,3 MW điện/33 MW nhiệt SGT-400 Clemson CHP của Duke Energy tại Đại học Clemson ở Nam Carolina

Vào năm 2012, một hệ thống Agenitor 306 CHP thí điểm 160 kW do Công ty công nghệ CHP của Đức 2G Energy sản xuất tại Sân bay Berlin

Brandenburg đã trình diễn quá trình đốt cháy

Trang 13

100% hydro và kể từ đó, 2G đã vận hành các mẫu động cơ pít-tông 100% hydro tại ba địa điểm khác ở Đức, một ở Scotland và một ở Nhật Bản

Trang 14

Vào giữa năm 2023, 2G sẽ bắt đầu vận hành dự

án CHP hydro đầu tiên ở Bắc Mỹ tại một cơ sở Enbridge Gas ở Markham, Ontario

Liên minh CHPA hy vọng các rào cản đối với hydro sẽ sớm được giải quyết Đối với các triển vọng ngắn hạn hơn, CHPA chỉ ra khí sinh học và RNG, các loại nhiên liệu thương mại “có thể được triển khai ngay lập tức” Trong khi các hệ thống CHP từ lâu đã sử dụng bể phân hủy và khí sinh học làm nguồn nhiên liệu, các cơ sở xử lý chất thải nông nghiệp và chất thải thực phẩm đang trở thành các nguồn sản xuất khí sinh học mới nổi Trong khi đó, RNG có thể được tạo ra từ quá trình khí hóa, hoặc nhiệt phân trực tiếp sinh khối

“Hàm lượng khí mêtan cao của RNG cho phép tương thích hoàn toàn trong các thiết bị khí tự nhiên và hệ thống đường ống Các hệ CHP chạy bằng khí đốt tự nhiên yêu cầu nâng cấp tối thiểu

để được cung cấp nhiên liệu bằng RNG và sẽ tạo

ra mức giảm phát thải ngay lập tức bằng cách chuyển đổi” – CHPA lưu ý Tuy nhiên, CHPA cũng thừa nhận: Nguyên liệu cho nhiên liệu thay thế carbon thấp là “tương đối thiếu”

Trang 15

Về mặt thị trường, các cơ hội phát triển (bao gồm

sự phát triển vượt bậc của các hợp đồng PPA) có thể được thiết kế để mua cả nhiệt và điện Hợp đồng này cho phép các nhà phát triển sở hữu, vận hành và bảo trì hệ thống, đồng thời cho phép các chủ sở hữu cơ sở thương mại, hoặc cơ sở nhỏ hơn hưởng lợi từ vô số lợi ích của CHP mà không cần cam kết duy trì nguồn năng lượng

II ý tưởng và quan điểm cá nhân của về cấu trúc

hệ thống điện tại Việt Nam

Điện là dạng năng lượng được sử dụng phổ biến nhất ngày nay Ngành điện lực từ lâu đã trở thành một trong những trụ cột chính của ngành

công nghiệp.

Chúng ta rất quen thuộc với những khẩu hiệu như “Điện phải luôn đi trước một bước”, “điện, đường, trường, trạm” Khi nói một cách giản dị về thế nào là chủ nghĩa xã hội, lãnh tụ Lê-nin cũng đã từng phát biểu “Chủ nghĩa cộng sản là chính quyền xô-viết cộng với điện khí hóa toàn quốc” Thực tế ngày nay, chúng ta có thể thiếu đi vài tiện nghi, nhưng nếu mất nguồn cung cấp điện chỉ vài giờ thì hậu quả đối với kinh tế - xã hội

sẽ vô cùng lớn

Cho nên vấn đề về điện là vô cùng quan trọng và cấp thiết cần được nhà nước quan tâm đến

Hiểu rõ tầm quan trọng của việc cung cấp điện ổn định cho đời sống dân sinh và phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước đã

có nhiều chính sách phát triển điện lực Luật Điện lực được ban hành năm 2004, sửa đổi năm 2012 đã xác định những chính sách cơ bản về phát triển điện lực Cùng với sự phát

Trang 16

triển kinh tế của nước ta trong những năm qua, nhu cầu điện năng cũng luôn tăng trưởng ở mức 2 con số, tương đương với

Trang 17

việc tăng gấp đôi chỉ sau 5 năm Đáp ứng đủ nhu cầu điện năng đó là sự nỗ lực to lớn của nhiều ban ngành, nhiều đơn vị hoạt động điện lực, dưới sự soi sáng của chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

Trong những năm qua, ngành điện đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào Lưới điện quốc gia đã vươn xa, cung cấp cho toàn bộ số huyện, xã, trên 99,47% các hộ dân cư kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo Không chỉ đáp ứng đủ điện cho nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế, ngành điện lực còn không ngừng đổi mới, sáng tạo, tích cực chuyển đổi số, đưa chỉ số tiếp cận điện năng liên tục đứng đầu năm thứ sáu trong

bộ Chỉ số cơ sở hạ tầng, đứng thứ 27/190 quốc gia/nền kinh

tế, đứng thứ 4 tại ASEAN

Chất lượng dịch vụ, chất lượng điện năng cũng được nâng cao, thể hiện rõ ở số giờ mất điện và số lần mất điện trung bình của các hộ gia đình ngày càng giảm, tiếp cận nhóm đứng đầu ASEAN Chính sách an sinh xã hội cũng được thể hiện qua việc ngân sách trực tiếp hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo,

hộ chính sách trong phạm vi cả nước.

Tuy nhiên thì với mức sản lượng tiêu thụ điện của nước ta thì gần đây do khí hậu thay đôi các nhà máy thủy điện ngừng hoạt động thì số lượng điện không đủ cung cấp cho người dân tiêu dùng,bản thân em là một sinh viên của trường ddaij học điện lúc thì em có ý tưởng và quan điểm cá nhân của riêng em là :

Ưu tiên sử dụng những năng lượng sạch ,năng lượng có thể tái tạo được

Đẩy mạnh phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời

Trang 18

Thực hiện kế hoạc tiết kiệm điện Tham gia sự kiện “giờ trái đất”

Trang 19

Kết luận

hoặc tăng trưởng của các yếu tố cấu thành nên thị trường theo hướng hoàn thiện hơn Đây là quá trình phát triển đồng bộ và bền vững các yếu

tố cơ bản của thị trường, bao gồm: cung, cầu, hạ tầng truyền tải và phân phối điện, các nền tảng và cơ chế phục vụ giao dịch thị trường điện và cơ chế giá điện Quá trình này bao hàm các nội dung đảm bảo cân bằng cung - cầu điện năng, phát triển hệ thống hạ tầng truyền tải, phân phối điện, cơ chế cạnh tranh trên thị trường điện, cơ chế giá trên thị trường điện, mô hình tổ chức quản lý, điều tiết thị trường điện, Đồng thời, cần thực hiện tổng thể các giải pháp đồng bộ từ việc phát triển nhu cầu điện bền vững hợp lý, đến triển khai các cơ chế, chính sách thông qua giá điện, môi trường kinh doanh, tăng cường sự minh bạch và công bằng đối với các nhà đầu tư,… nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh, cũng như thúc đẩy sự phát triển tích cực các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bản thân em ngay từ khi cồn ngồi trên ghế nhà trường em sẽ tích cực rèn luyện và không ngừng trau dồi rèn luyện thêm về tri thức kiến thức để đóng góp một phần nào đó cho đất nước

Ngày đăng: 26/12/2024, 17:08