Ngoài ra tính hấp dẫn đối với người tiêu dùng còn được thể hiện qua tính thẩm mỹ mà các yếu tố thương hiệu mang lại.. 1.2.6 Tính có thể bảo vệ Ở tiêu chuẩn này các yếu tố thương hiệu sẽ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
Sinh viên thực hiện:
MSSV
KHÁNH HÒA - 2024
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
HONDA Giảng viên : TS Nguyễn Thị Nga
Trang 2hiệu Để đáp ứng tiêu chuẩn có ý nghĩa, các yếu tố thương hiệu cần đưa ra các thông tin về bản chất của các chủng loại sản phẩm một cách đầy tin cậy và mang tính thuyết phục Bên cạnh đó những yếu tố thương hiệu cũng phải truyển tải được thông tin cụ thể về những thuộc tính cũng như những lợi ích thương hiệu thông qua mô tả
1.2.3 Tính hấp dẫn
Bên cạnh tính dễ nhớ và có ý nghĩa, còn một tiêu chuẩn thu hút người tiêu dùng thông qua các yếu tố thương hiệu nữa đó chính là “tính hấp dẫn” Các yếu tố thương hiệu này được trình bày qua hình ảnh, lời nói, video, màu sắc, phong cách thiết kế,…
có sự lôi cuốn và tạo ra sự hấp dẫn trực quan Ngoài ra tính hấp dẫn đối với người tiêu dùng còn được thể hiện qua tính thẩm mỹ mà các yếu tố thương hiệu mang lại
1.2.4 Tính dễ chuyển đổi
Đối với các yếu tố thương hiệu, “tính dễ chuyển đổi” thể hiện qua việc mở rộng thương hiệu hoặc phát triển qua một thị trường mới Cần phải xem xét loại sản phẩm, địa lý và văn hóa để xem mức độ thích ứng của các yếu tố thương hiệu Đồng thời khi đưa một thương hiệu vào thị trường mới thì nên cân nhắc liệu rằng các yếu tố thương hiệu đã phù hợp về ngôn ngữ và ý nghĩa văn hóa của thị trường đó chưa
1.2.5 Tính dễ thích nghi
Các yếu tố thương hiệu cần có khả năng thích nghi tốt, bởi khả năng thích nghi
càng cao thì khi đó sẽ dễ dàng trong việc cập nhật khi cần thiết Đồng thời, “tính dễ
thích nghi” còn thể hiện sự linh hoạt nếu các thương hiệu có kế hoạch thay đổi về nội
dung cũng như là hình thức các yếu tố thương hiệu để đáp ứng được nhu cầu hiện đại,
xu hướng
1.2.6 Tính có thể bảo vệ
Ở tiêu chuẩn này các yếu tố thương hiệu sẽ được bảo vệ một cách hợp pháp và công bằng trong việc cạnh tranh Ở mặt hợp pháp, “tính bảo vệ” thể hiện qua: Một là chọn ra yếu tố thương hiệu được bảo vệ hợp pháp trên phạm vi quốc gia và quốc tế; Hai là đăng kí bản quyền; Ba là bảo vệ chặt chẽ thương hiệu trước sự vi phạm bất hợp pháp của cạnh tranh Đối với mặt cạnh tranh, tính bảo vệ thể hiện được khả năng làm hạn chế việc sao chép của đối thủ cạnh tranh
1.3 Các thành phần của thương hiệu
1.3.1 Tên thương hiệu (brand name)
Tên thương hiệu là một thành phần quan trọng và thường xuyên được sử dụng, đóng vai trò thiết yếu trong các yếu tố thương hiệu Nó thường sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt và là một công cụ truyền thông cực kỳ hiệu quả với khả năng truyền tải thông điệp nhanh chóng Tên thương hiệu có thể dễ dàng thu hút sự chú ý, giúp khách hàng hiểu và ghi nhớ chỉ trong vài giây Trong khi đó, họ có thể cần đến nửa phút hoặc lâu
Trang 3hơn để tiếp nhận thông điệp từ quảng cáo hay các chiến dịch marketing khác liên quan đến thương hiệu
Để một thương hiệu thành công phải có quá trình xây dựng chiến thuật đặt tên thật tỉ mỉ, dựa trên cơ sở mục tiêu thương hiệu dài hạn Làm được điều này tên thương hiệu sẽ khai thác được ít nhất ba trong các vai trò sau:
Tạo được cảm xúc trong tâm trí của người tiêu dùng
Chỉ ra được sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp
Phân biệt được bản thân doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh
Kích thích được sự tò mò và niềm yêu thích
Giúp cho người tiêu dùng có thể nhớ đến thương hiệu
Đối với việc đặt tên thương hiệu: phải dựa trên 6 tiêu chuẩn đã được đề ra đối với việc thiết kế yếu tố thương hiệu Trong đó “tính dễ nhớ” và “có ý nghĩa” sẽ được chú ý nhiều hơn, vì trong hai tính chất này tác động quan trọng đến nhận biết thương hiệu và hình ảnh thương hiệu Ngoài ra, lúc đặt tên thương hiệu cũng cần đảm bảo được rằng tên thương hiệu của doanh nghiệp phải có:
Khả năng phân biệt được với các thương hiệu khác
Phải ngắn gọn, dễ đọc
Có thể dễ dàng chuyển đổi sang ngôn ngữ khác
Vậy nên, nhìn tổng quát khi đặt tên thương hiệu sẽ phải đạt được các mục tiêu đề ra đó
là tạo được khả năng nhận biết thương hiệu và liên tưởng thương hiệu
Có 6 cách đặt tên cơ bản, cụ thể như sau:
Tên dạng mô tả: Sử dụng trực tiếp từ ngữ miêu tả về sản phẩm, giúp dễ nhận biết
Tên dạng hàm ý (suggestive name): Không mô tả trực tiếp nhưng vẫn gợi mở một sự liên tưởng nào đó của sản phẩm/dịch vụ
Tên theo người sáng lập: Sử dụng tên của người sáng lập hoặc người nổi tiếng
Tên gia đình: Tên của thương hiệu bao trùm lên nhiều sản phẩm con
Tên ghép: Ghép nhiều từ với nhau để tạo thành tên thương hiệu
Tên viết tắt: Tên được đặt dựa trên các chữ cái đầu của tên doanh nghiệp
Về tiến trình đặt tên thương hiệu: thường sẽ trải 6 bước cụ thể
Bước 1: Xác định rõ mục tiêu thương hiệu Có thể nói đây là bước quan trọng nhất vì ta sẽ vạch ra hướng đi rõ ràng cho thương hiệu, đồng thời đo lường được hiệu quả và phát huy được thế mạnh vốn có
Bước 2: Khai thác các nguồn sáng tạo
Trang 4 Bước 3: Lựa chọn các phương án đặt tên
Bước 4: Tìm kiếm, chọn lọc tránh đi việc trùng lặp, gây nhầm lẫn Ở bước này việc chọn lọc là cần thiết nhằm tránh việc vi phạm pháp luật về bản quyền và có thể có một cái tên ý nghĩa cho thương hiệu và tổ chức Từ đó nhằm tăng mức độ nhận diện và liên tưởng thương hiệu
Bước 5: Khảo sát phản ứng của người tiêu dùng
Bước 6: Lựa chọn và đưa ra phương án cuối cùng
1.3.2 Biểu trưng và biểu tượng (Logo and symbol)
- Biểu trưng (Logo):
+ Là một yếu tố liên quan đến đồ họa (chữ, kí hiệu, biểu tượng, hình tượng,…)
có tác động vào thị giác để tăng được độ nhận diện thương hiệu ở mức tốt nhất và được ưa chuộng nhất
+ Về nguyên tắc thiết kế logo: có 7 nguyên tắc cơ bản
Đơn giản: đây là yếu tố quan trọng nhất của tất cả các quy tắc thiết kế logo
Phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, ý tưởng doanh nghiệp
Tạo nên sự khác biệt
Dễ nhớ, dễ nhận biết
Nhấn vào 1 điểm chính
Dễ thể hiện trên các phương tiện khác nhau
Không chạy theo xu hướng (dễ lỗi thời)
+ Các dạng logo gồm:
Logo chữ (Text)
Logo hình ảnh
o Biểu tượng (Iconic)
o Thiết kế đồ họa (Graphic)
o Biểu tượng dạng minh họa (Illustrative)
Kết hợp giữa chữ và hình ảnh
+ Lợi ích của logo: Logo thường dễ dàng được nhận diện nhờ vào tính chất hình ảnh trực quan, giúp người tiêu dùng nhanh chóng nhận ra sản phẩm Nó thể hiện rõ ràng ý nghĩa của thương hiệu Hơn nữa, vì logo thường không sử dụng từ ngữ, nên khi cập nhật hoặc thay đổi logo theo thời gian cũng trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn
- Biểu trưng (Symbol): nếu logo là một yếu tố liên quan đến đồ họa (chữ, kí hiệu, biểu tượng, hình tượng,…) thì symbol là một yếu tố liên quan đến nhân vật (cụ thể là
Trang 5người, hoạt hình,…) Tương tự như logo, symbol cũng tác động vào thị giác nhằm tăng mức độ nhận diện thương hiệu
1.3.3 Khẩu hiệu (Slogan)
Là một phát biểu ngắn gọn về giá trị mà thương hiệu mong muốn đem lại cho người tiêu dùng Phát biểu này phải thể hiện được giá trị cụ thể và giá trị trừu tượng nhằm đạt được mục tiêu gia tăng nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu Yêu cầu đặt ra đối với slogan: bởi slogan là những câu khẩu hiệu ngắn gọn, nhằm truyền đạt thông tin có tính mô tả và thuyết phục về thương hiệu nên đòi hỏi slogan cần phải thỏa mãn được 6 tiêu chuẩn chung mà một yếu tố thương hiệu cần phải có Trong đó, đặc biệt quan tâm đến tính dễ nhớ và tính bảo vệ Một slogan đạt được tính
dễ nhớ khi nó ngắn gọn, khác biệt và đơn giản; đồng thời cũng thể hiện được những lợi ích chính, liên kết được tên thương thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng Về tính bảo vệ, slogan sẽ dễ bảo vệ hơn so với các yếu tố khác; tuy nhiên cũng cần phải đảm bảo được sự khác biệt và duy trì được giá trị, mặc dù nó dễ thay đổi để thích ứng với không gian và thời gian
1.3.4 Nhạc hiệu (Jingles)
Là nhạc nền của thương hiệu, truyền tải được thông điệp về thương hiệu bằng việc tác động vào thính giác để tăng độ nhận biết thương hiệu
Đối với nhạc hiệu, để có thể thu hút và hấp dẫn thì đòi hỏi phải ngắn gọn, nhiều cảm xúc, nhịp điệu dễ nhớ và đơn giản, ngôn từ ý nghĩa, vui nhộn và sâu lắng
Để nhạc hiệu trở thành yếu tố nhận diện thương hiệu đặc trưng, có thể sáng tác nhạc hiệu mới hoặc sử dụng các bài hát, bài nhạc nổi tiếng, có tính xu hướng,… để có thể khai thác được lý thuyết phản xạ
1.3.5 Bao bì hàng hóa
Là hoạt động liên quan đến thiết kế và sản xuất bao bì cho sản phẩm, nhằm đảm bảo được yêu cầu bảo vệ hàng hóa khi vận chuyển và lưu kho, đây cũng là một loại phương tiện phục vụ cho việc bán hàng và tiêu dùng
Yêu cầu đặt ra: Một bao bì tốt cần phải đẹp, bao gồm hình dáng, chất liệu, màu sắc, chữ viết và hình ảnh Sự thẩm mỹ này giúp thu hút sự chú ý của người tiêu dùng
và truyền tải thông điệp của thương hiệu một cách hiệu quả Ngoài ra, bao bì cũng phải
có chức năng tốt Thiết kế cần được cải tiến để sử dụng dễ dàng hơn và tiện lợi hơn cho người tiêu dùng Việc cập nhật bao bì thường xuyên là rất quan trọng, giúp nó trở nên mới mẻ, hiện đại và nổi bật hơn so với đối thủ, đồng thời phù hợp với các chiến lược marketing đang thay đổi
Trang 6Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu của hệ thống nhận diện thương hiệu
Honda 2.1 Tổng quan về thương hiệu Honda
2.1.1 Lịch sử ra đời
Honda được biết đến là đơn vị sản xuất xe hơi lớn thứ 6 quốc tế và lớn thứ 2 Nhật Bản chỉ sau Toyota Thương hiệu chuyên về sản xuất động cơ uy tín hàng đầu quốc tế, thống kê cho thấy hãng sản xuất với số lượng lớn tới 14 triệu động cơ mỗi năm Tuy nhiên, Honda lại thành công xuất sắc ở lĩnh vực sản xuất xe máy
Công ty Honda được thành lập vào ngày 24 tháng 9 năm 1948 do ông Soichiro Honda sáng lập Có trụ sở chính tại Minato, Tokyo, Nhật Bản, Honda Motor Company Limited là một tập đoàn toàn cầu với hoạt động chính là sản xuất xe máy, ô tô và thiết
bị điện
Về người làm nên thành công thương
hiệu Honda, cha đẻ - ông Soichiro Honda,
một kỹ sư, nhà phát minh và có đam mê thể
thao mô tô người Nhật Bản Với lối suy
nghĩ thông minh, táo bạo và khác thường
của ông xây dựng lên một thương hiệu
Honda mà chúng ta thấy ngày nay với quy
mô hiện tại và lịch sử hình thành hơn 50
năm
* Những cột mốc quan trọng:
thị trường ra toàn cầu Mô hình Super Cub, ra mắt năm 1958, là một trong những sản phẩm thành công nhất, giúp công ty xây dựng thương hiệu
chiếc xe tải nhỏ) và S500 (một chiếc xe thể thao) Năm 1963, Honda cũng tham gia giải đua xe công thức 1, gặt hái nhiều thành công
nổi bật với thiết kế tiết kiệm nhiên liệu và sự bền bỉ, giúp Honda thâm nhập mạnh
mẽ vào thị trường ô tô Mỹ
xe như Accord và CR-V Công ty cũng chú trọng đến công nghệ tiết kiệm nhiên liệu
và phát triển động cơ VTEC
Soichiro Honda - Cha đẻ thương hiệu
Honda
Trang 7o Thế kỷ 21: Honda không ngừng đổi mới công nghệ với những sản phẩm như xe
hybrid Insight và xe điện
Tại thị trường Việt Nam nói riêng, năm 1996, công ty Honda Việt Nam được thành lập là liên doanh giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2 ngành sản phẩm chính: xe máy và xe ô tô Gần 30 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và là nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam
Honda Việt Nam tự hào mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ tận tâm và những đóng góp vì một xã hội giao thông lành mạnh Với khẩu hiệu “Sức mạnh của những Ước mơ”, Honda mong muốn được chia sẻ và cùng mọi người thực hiện ước mơ thông qua việc tạo thêm ra nhiều niềm vui mới cho người dân
và xã hội
2.1.2 Sứ mệnh thương hiệu Honda
Sứ mệnh Honda hướng đến: Duy trì quan điểm toàn cầu, chúng tôi nỗ lực hết mình cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, với giá cả hợp lý nhằm thỏa mãn khách hàng trên toàn thế giới
2.1.3 Tầm nhìn thương hiệu Honda
Tầm nhìn 2030 của Honda Motor được nêu cụ thể như sau:
+ Mang lại cho tất cả mọi người “Niềm vui mở rộng tiềm năng cuộc sống” Dẫn đầu trong thúc đẩy tiến bộ của “sự di chuyển” và nâng cao “Chất lượng cuộc sống” cho mỗi người trên toàn thế giới
+ Lớn mạnh bằng sự theo đuổi tư duy chất lượng
+ Nhân rộng niềm vui Thích ứng với sự đa dạng của cá nhân và xã hội Mang lại những sản và dịch vụ lý tưởng để đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân và kỳ vọng
2.2 Phân tích hệ thống nhận diện thương hiệu Honda
2.2.1 Tên thương hiệu
Lịch sử hình thành và phát triển của
Honda gắn liền với tên tuổi của một người là
Soichiro Honda, ông chính là "cha đẻ" của
thương hiệu Honda Và tên thương hiệu
“Honda” cũng có nguồn gốc từ đó
Trang 8Với cách đặt tên gia đình kết hợp cùng các đặc điểm nổi bật mà một tên thương hiệu cần phải có như ngắn gọn, dễ nhớ, có ý nghĩa cụ thể là được lấy từ tên của người sáng lập Honda đã từng bước xây dựng một vị trí vững chắc trong tâm trí người tiêu dùng
2.2.2 Biểu trưng (Logo)
Quá trình phát triển logo thương hiệu
Honda
* Logo đối với dòng xe máy: chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy sự thay đổi ở chi tiết cánh logo của thương hiệu Honda thay đổi qua từng thời kì
Năm 1947: được ra đời dựa trên ý tưởng về Nữ thần chiến thắng của nhà điêu
khắc người Hy Lạp Samothrace Nó tượng trưng cho hình ảnh một người đang chạy hoặc phi nước đại Trong việc truyền tải ý chí quyết tâm nhảy vọt, nó bao gồm cảm xúc của người sáng lập Honda Soichiro
Năm 1948: trong các phiên bản năm 1948, họ đã cải tiến logo doanh nghiệp bao
gồm hình Nike Logo của Honda Motor lúc này đã dễ đọc hơn sau khi sửa đổi Văn bản chữ màu trắng đã thay đổi thành chữ viết hoa có phông chữ sans-serif Ted và được viền màu trắng, có nền màu xanh lam, huy hiệu có diện tích rộng
và cao hơn so với logo cũ Họ đặt một hình ảnh vị nữ thần bằng vàng chạy dọc theo mép phải của huy hiệu kết hợp với một cánh hình học rộng cách điệu bằng vàng đã được đặt phía sau hình vị nữ thần, tạo cho logo cảm giác chuyển động
và linh hoạt
Thương hiệu Honda
Quá trình phát triển logo xe máy
Trang 9Trong lần cập nhật logo này, màu sắc đã được đồng bộ cho cả tên thương hiệu Honda và hình ảnh cánh Màu sắc chủ đạo là một màu đỏ tươi toàn bộ Chữ vẫn giữ phong cách cũ là kiểu chữ in hoa nổi bật Hình ảnh cánh đã được cách điệu với những đường nét thanh mảnh, dài hơn nhưng không kém phần cứng cáp và mạnh mẽ tạo nên một tổng thể hài hòa Cho đến nay, thương hiệu Honda vẫn sử dụng logo này đối với dòng xe máy mặc dù có một vài thay đổi rất nhỏ nhưng không đáng kể so với thiết kế ban đầu từ năm 1988
* Logo đối với dòng xe ô tô: có sự thay đổi rõ rệt qua từng thời kỳ
Logo Honda 1961 – 1969: Honda đã giới thiệu
logo đầu tiên dành riêng cho xe hơi của họ
Biểu tượng này có hình dạng chữ nhật với màu
đỏ tía kết hợp màu xanh nhạt của biểu tượng
và tên thương hiệu Biểu tượng là một chữ H
lớn được cách điệu mở rộng lên phía trên, thể
hiện phong cách thiết kế tối giản và hiện đại
của Honda
Logo Honda 1969 – 1981: Logo Honda tiếp
theo, được thiết kế vào năm 1969, đã thực
hiện một bước đi tới sự đơn giản hóa Tên
thương hiệu không còn xuất hiện, chỉ còn lại
biểu tượng chữ H Chữ “H” vẫn giữ phong
cách mở lên phía trên, nhưng nó đã được hiệu
chỉnh lại hẹp hơn và cao hơn so với phiên bản
trước đó Phiên bản này đã sử dụng màu
đen-trắng, tạo nên một thiết kế tối giản và mạnh mẽ
Logo Honda 1981-2000: Vào năm 1981,
Honda đã thực hiện một lần nữa việc hiệu
chỉnh logo Tại phiên bản này, biểu tượng đã
sử dụng phương án dương bản, đạo ngược
màu khi chữ “H” giờ là màu đen và hạng
dạng của biểu tượng là nền trắng với một
đường viền phía ngoài Tên thương hiệu
Honda tại phiên bản này được phóng lên rất
lớn và đậm nét, mang đến một thông điệp về
sự vững chắc và lớn mạnh
2000, Honda đã tiến xa hơn bằng việc làm
Logo Honda dòng xe ô tô giai đoạn 1961 – 1969
Logo Honda dòng xe ô tô giai đoạn 1969 - 1981
Logo Honda dòng xe ô tô giai đoạn 1981 - 2000
Trang 10biểu tượng của họ trở nên 3D, nổi khối Chữ “H” của biểu tượng đã được thiết kế thông minh để kết nối các yếu tố lại với nhau, tạo hiệu ứng nổi khối Phông chữ Honda vẫn được giữ nguyên và đổi sang màu đỏ Phiên bản này tỉ lệ giữa biểu tượng và tên thương hiệu đã được hiệu chỉnh tinh tế và cân đối, đem lại cảm giác hài hòa
2.2.3 Khẩu hiệu (slogan)
Thương hiệu Honda gắn liền với
slogan “The Power of Dream” có thể hiểu ,
này của Honda đã quá quen thuộc và nổi
tiếng, gần như ai cũng biết đến nó Đáp ứng
đủ các tiêu chí cơ bản mà một slogan cần
đạt được đó là ngắn gọn, dễ nhớ và có ý
nghĩa tích cực “The Power of Dream” là một mô tả chính xác về những gì doanh nghiệp làm và mong muốn đạt được Công ty Honda Motor đã phát triển vượt qua sự tồn tại của mình để có thể vừa trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu, vừa là nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới
Ngoài ra, khẩu hiệu “Sức mạnh của những giấc mơ” mà Honda mang đến thêm một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của giấc mơ và sự sáng tạo Slogan của Honda khá đơn giản nhưng nó mang những ý nghĩa tích cực, dễ hiểu Nó thể hiện sự đổi mới
và phát triển, khuyến khích mọi người theo đuổi ước mơ của mình Mỗi người đều có một giấc mơ, một mục tiêu hoạt động làm cho cuộc sống của chúng ta thêm sâu sắc và
có ý nghĩa hơn Chính những điều này góp phần đưa thương hiệu gần hơn với người tiêu dùng
Riêng đối với Honda Việt Nam, với khát khao mang đến cho mỗi người dân Việt Nam sự an toàn và hạnh phúc hơn trong cuộc sống Câu slogan này như một thông
điệp mà Honda muốn gửi đến người tiêu dùng: “Trở thành một công ty được xã hội
mong đợi, nỗ lực hết mình vì sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam”.
Chương 3: Kết luận và giải pháp 3.1 Kết luận
Hệ thống nhận diện thương hiệu của Honda không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp
mà còn phản ánh quan điểm đổi mới và cam kết bền vững của công ty Với tên thương hiệu, logo và khẩu hiệu được thiết kế một cách hài hòa, Honda đã tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ trong lòng người tiêu dùng Những yếu tố này không chỉ giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu mà còn củng cố niềm tin và xây dựng mối quan hệ bền vững với người tiêu dùng Nhờ vào những nỗ lực này, Honda không chỉ duy trì vị thế hàng đầu