1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trình bày về nguyên tắc tước Đoạt quyền sở hữu thông qua phân tích vụ việc les laboratoires servier, s a a , biofarma, s a s , arts et techniques du progres s a s v poland, uncitral, 14 february 2012

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Về Nguyên Tắc Tước Đoạt Quyền Sở Hữu Thông Qua Phân Tích Vụ Việc Les Laboratoires Servier, S.A.A., Biofarma, S.A.S., Arts Et Techniques Du Progres S.A.S. V. Poland, UNCITRAL, 14 February 2012
Tác giả Nguyễn Quỳnh Trang, Lê Thuỳ An, Nguyễn Minh Ngọc, Vương Thanh Hương, Huỳnh Quang Nhật, Nguyễn Thị Hà Vi, Bùi Lê Nguyệt Ánh, Nguyễn Phương Nhi
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp Luật Về Đầu Tư Quốc Tế
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 352,98 KB

Nội dung

Về vấn đề áp dụng pháp luật quốc gia của Ba Lan trong việc xác định Qua yền sở hữu đối với các khoản đầu tư...7 3.2.. khoản đầu tư “được pháp luật Ba Lan bảo vệ” và “chứng minh phạm vi c

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Đề bài:

Trình bày về nguyên tắc tước đoạt quyền sở hữu thông qua phân tích vụ việc  Les Laboratoires Servier, S.A.A., Biofarma, S.A.S., Arts et Techniques du Progres S.A.S v.

Poland, UNCITRAL, 14 February 2012.

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QỦA THAM

GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày: 05/11/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội Nhóm: 07 Lớp: 4723

Tổng số sinh viên của nhóm: 8

+ Có mặt: 8

+ Vắng mặt: 0

Nội dung: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm

Tên bài tập: Trình bày về nguyên tắc tước đoạt quyền sở hữu thông qua

phân tích vụ việc  Les Laboratoires Servier, S.A.A., Biofarma, S.A.S., Arts

et Techniques du Progres S.A.S v Poland, UNCITRAL, 14 February 2012.

Môn học: Pháp luật về Luật Đầu Tư quốc tế

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số 7 Kết quả như sau:

S

T

T

ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN

ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO

số

Điểm chữ

7 472357 Bùi Lê Nguyệt Ánh

8 452954 Nguyễn Phương Nhi

Kết quả điểm bài viết:……

Trang 3

Kết quả điểm thuyết trình:………

Tổng điểm:………

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2024

NHÓM TRƯỞNG

Trang 4

Mục lục

I NGUYÊN TẮC TƯỚC ĐOẠT QUYỀN SỞ HỮU 1

1 Khái quát về nguyên tắc tước đoạt quyền sở hữu 1

2 Điều kiện để tước quyền sở hữu là hợp pháp 2

II Phân tích vụ việc 2

1 Tóm tắt chi tiết vụ việc: 2

1.1 Vấn đề pháp lý 3

1.2 Luật áp dụng 3

2 Lập luận của Nguyên đơn 3

2.1 Về vấn đề các khoản đầu tư của Nguyên đơn có được bảo vệ theo BIT Pháp - Ba Lan và pháp luật quốc gia Ba Lan 3

2.2 Về vấn đề các biện pháp mà Ba Lan áp dụng có được xác định là tước đoạt quyền sở hữu bất hợp pháp 4

3 Lập luận của Bị đơn 7

3.1 Về vấn đề áp dụng pháp luật quốc gia của Ba Lan trong việc xác định Qua yền sở hữu đối với các khoản đầu tư 7

3.2 Về vấn đề xác định việc tước đoạt gián tiếp theo Điều 5(2) của Hiệp ước 7

4 Lập luận của cơ quan giải quyết tranh chấp 8

4.1 Về các khoản đầu tư được bảo hộ theo Hiệp định 8

4.2 Về việc trưng thu gây ra những thiệt hại vượt quá những thiệt hại được quy định tại Điều 5(2) của Hiệp ước về bồi thường "giá trị thực" 9

III Đánh giá và bình luận của nhóm về cách áp dụng nguyên tắc vào vụ việc 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 5

MỞ ĐẦU

Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay nói chung và trong lĩnh vực đầu tư quốc

tế nói riêng, nguyên tắc tước đoạt quyền sở hữu là một vấn đề then chốt, ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ giữa nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư Khi kinh tế thế giới ngày càng phát triển và các giao dịch và đầu tư xuyên quốc gia ngày càng gia tăng, việc hiểu các quy định và nguyên tắc liên quan đến tước đoạt quyền sở hữu trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết Để hiểu hơn các khía cạnh pháp lý, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng thì nhóm

chúng em xin phép trình bày nghiên cứu và phân tích từ vụ việc Les

Laboratoires Servier S.A.A., Biofarma, S.A.S., Arts et Techniques du Progrès S.A.S v Poland, UNCITRAL để làm sáng tỏ tầm quan trọng của nguyên tắc

này trong luật đầu tư quốc tế

I.NGUYÊN TẮC TƯỚC ĐOẠT QUYỀN SỞ HỮU

1 Khái quát về nguyên tắc tước đoạt quyền sở hữu

Tước quyền sở hữu là việc chính phủ trưng thu tài sản hoặc các quyền của tư nhân có bồi thường thỏa đáng để phục vụ cho mục đích công cộng Việc tước quyền sở hữu có thể được thực hiện với sự cho phép của chủ sở hữu hoặc có thể là không Quy trình tước quyền sở hữu thường bao gồm việc thông qua một quyết định trưng thu tài sản của cơ quan có thẩm quyền, kể cả tuyên bố về mục đích công, sau đó là bước thẩm định, đề nghị rồi đến thương lượng.1 Bên tư nhân buộc phải giao nộp hoặc bị tịch thu tài sản của mình vì các mục đích của Nhà nước mà không được bồi thường hoặc được bồi thường không đáng kể

Tước quyền sở hữu có thể được thực hiện dưới hai hình thức: trực tiếp hoặc gián tiếp Phán quyết trong vụ Enron v Argentina đã tuyên bố rằng một biện

1 Hanoi Law University, International Investment Law Textbook, Youth Publishing House, Hanoi, (2017);

Chương 5, Mục 1, trang 527.

Trang 6

pháp không thể đồng thời vừa là tước quyền sở hữu gián tiếp, vừa là tước quyền sở hữu trực tiếp 2

2 Điều kiện để tước quyền sở hữu là hợp pháp.

Về nguyên tắc, tước quyền sở hữu là bị cấm Tước quyền sở hữu trở nên hợp pháp khi các điều kiện nhất định được đáp ứng Hành vi tước quyền sở hữu được coi là hợp pháp khi đáp ứng được yêu cầu: Nhằm mục đích công cộng:

do nước tiếp nhận đầu tư xác định; được thực hiện một cách không phân biệt đối xử; được thực hiện theo trình tự thủ tục luật định (Due process) và phải thanh toán “các khoản bồi thường kịp thời, thỏa đáng và hiệu quả” (Công thức Hull)3

II Phân tích vụ việc

1 Tóm tắt chi tiết vụ việc:

- Nguyên đơn: Les Laboratoires Servier SAS (Laboratoires), Biofarma SAS

(Biofarma), và Arts et Techniques du Progrès SAS (Arts et Techniques), gọi chung là “Servier”, là các công ty dược phẩm được thành lập theo pháp luật của Pháp

- Bị đơn: Cộng hòa Ba Lan.

- Cơ quan giải quyết tranh chấp: PCA4 - Tòa án Trọng tài Thường trực thông qua một trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài được thành lập theo quy trình của UNCITRAL

Tóm tắt vụ tranh chấp:

Diễn ra vào ngày 14 tháng 2 năm 2012 trước Tòa trọng tài UNCITRAL, liên quan đến các vấn đề pháp lý xung quanh các hợp đồng cấp phép sản xuất và phân phối dược phẩm Vào năm 1995, các công ty Les Laboratoires Servier, Biofarma và Arts et Techniques du Progres (gọi chung là Servier) đã ký kết

2 Hanoi Law University, International Investment Law Textbook, Youth Publishing House, Hanoi, (2017);

Chương 5, Mục 1, trang528.

3 Hanoi Law University, International Investment Law Textbook, Youth Publishing House, Hanoi, (2017);

Chương 5, Mục 3, trang 540.

4 Permanent Court of Arbitration

Trang 7

hợp đồng với Polfa, một công ty thuộc sở hữu nhà nước của Ba Lan Sau khi Polfa được tư nhân hóa và đổi tên thành Polpharma vào năm 2000, các hợp đồng vẫn tiếp tục được thực hiện Tuy nhiên, vào năm 2005, chính phủ Ba Lan ban hành một số luật và quy định mới về dược phẩm, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của Polpharma và các hợp đồng với Servier Servier cho rằng các biện pháp của chính phủ đã vi phạm các cam kết của Ba Lan theo các Hiệp định Đầu tư Quốc tế, dẫn đến thiệt hại cho đầu tư và tài sản của họ

Do đó, vào tháng 10 năm 2009, đã khởi kiện Ba Lan ra Tòa trọng tài UNCITRAL để yêu cầu bồi thường 300 triệu đô la5 - cho những thiệt hại này

1.1 Vấn đề pháp lý

- Liệu các khoản đầu tư của Nguyên đơn (Servier) có được bảo hộ theo BIT Pháp - Ba Lan và pháp luật quốc gia Ba Lan hay không ?

- Các biện pháp mà Ba Lan áp dụng có vi phạm điều 5(2) Hiệp định đầu tư song phương giữa Pháp và Ba Lan hay không ?

1.2 Luật áp dụng

- Hiệp định đầu tư song phương Pháp - Ba Lan 19896

- Hiệp định Châu Âu giữa Ba Lan và Cộng đồng Châu Âu năm 1991

- Quy tắc tài UNCITRAL 1976 (Quy tắc UNCITRAL)

2 Lập luận của Nguyên đơn

2.1 Về vấn đề các khoản đầu tư của Nguyên đơn có được bảo vệ theo BIT Pháp - Ba Lan và pháp luật quốc gia Ba Lan.

Nguyên đơn Servier cho rằng các khoản đầu tư của họ được bảo hộ theo định nghĩa trong BIT Pháp - Ba Lan Nguyên đơn đã phản đối lập luận từ phía bị đơn khi cho rằng nguyên đơn phải chứng minh các khoản đầu tư của họ là các

5 The hidden cost of EU trade deals: Investor – State dispute settlement cases taken against EU member states; 4th December 2014; page 15 Địa chỉ truy cập:

https://friendsoftheearth.eu/wpcontent/uploads/2014/12/hidden_cost_of_eu_trade_deals_0.pdf , truy cập lần cuối ngày 15/10/2024.

6 ICSID Review - Foreign Investment Law Journal, Volume 29, Issue 3, Fall 2014, Pages 559–566

Trang 8

khoản đầu tư “được pháp luật Ba Lan bảo vệ” và “chứng minh phạm vi của các quyền đó theo pháp luật của Ba Lan” bằng cách viện dẫn hai đoạn cuối của Điều 17 của Hiệp ước quy định về mục đích của thỏa thuận này để làm rõ không phải sự tồn tại của một tài sản, mà là tính hợp pháp của việc tiếp nhận hoặc mua lại tài sản đó sẽ được đánh giá theo luật quốc gia

Nguyên đơn cũng bác bỏ lập luận của bị đơn rằng luật quốc gia của nước sở tại phải được áp dụng để thiết lập mối quan hệ lãnh thổ giữa các khoản đầu tư của Servier và nước sở tại Servier cho rằng “mối quan hệ lãnh thổ” được định nghĩa là Hiệp định áp dụng cho đầu tư nước ngoài trái với định nghĩa của đầu

tư trong nước và yêu cầu về vấn đề nhà đầu tư cam kết nguồn lực trong lãnh thổ quốc gia nước sở tại là trái với việc bị giới hạn hoàn toàn trong lãnh thổ của quốc gia khác

2.2 Về vấn đề các biện pháp mà Ba Lan áp dụng có được xác định là tước đoạt quyền sở hữu bất hợp pháp.

Đáp lại những lập luận mà Ba Lan đưa ra về vấn đề các biện pháp mà bị đơn đã

áp dụng có được xem là tước đoạt quyền sở hữu bất hợp phát hay không thì nguyên đơn đã đưa ra những tiêu chí quan trọng trong việc xác định một sự

“tước đoạt gián tiếp” liệu có xảy ra theo Điều 5.2 của Hiệp định hay không là tác động của các biện pháp của Nhà nước đối với lợi ích kinh tế và giá trị của khoản đầu tư: “Bất cứ khi nào tác động này là đáng kể và kéo dài trong một khoảng thời gian đáng kể hoặc về bản chất là không có sự giới hạn về thời gian thì sẽ được xác định một cách rõ ràng rằng một hành vi chiếm đoạt tài sản đã xảy ra8”

7 Điều 1 “Với điều kiện là các tài sản liên quan đến hoạt động kinh tế đó phải được hoặc đã được đầu tư

theo luật của Bên ký kết trên lãnh thổ hoặc vùng biển mà khoản đầu tư được thực hiện trước hoặc sau khi Hiệp định này có hiệu lực.

Bất kỳ sự thay đổi nào về hình thức đầu tư tài sản sẽ không ảnh hưởng đến việc phân loại tài sản

đó là đầu tư với điều kiện sự thay đổi đó không trái với luật pháp của Nhà nước tại lãnh thổ hoặc vùng biển nơi đầu tư được thực hiện.” (BIT Pháp - Ba Lan 1989, xem tại: https://edit.wti.org/)

8 Les Laboratoires Servier, S.A.A., Biofarma, S.A.S., Arts et Techniques du Progres S.A.S v Poland, UNCITRAL, 14 February 2012, Mục 220 - Lập luận của Nguyên đơn về Thử nghiệm pháp lý đối với việc sung công gián tiếp theo Điều 5(2) của Hiệp ước, tldd.

Trang 9

Nguyên đơn cũng nhấn mạnh rằng chính Hiệp định BIT Pháp - Ba Lan chứ không phải luật Ba Lan có liên quan trong việc đánh giá liệu tài sản của Servier

có phải là khoản đầu tư được bảo vệ hay không khi Ba Lan cho rằng việc xem xét tính hợp pháp của yêu cầu quốc hữu hóa bắt đầu bằng việc xem xét các quyền được bảo hộ của nhà đầu tư và khoản đầu tư được yêu cầu của Servier không phải là quyền lợi hợp pháp được pháp luật Ba Lan bảo vệ

Nguyên đơn đưa ra lập luận về tính hợp lý của các biện pháp mà bị đơn đã áp đặt rằng không có mối liên hệ hợp lý nào giữa việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng

và các biện pháp mà Ba Lan áp dụng đối với hai loại dược phẩm bị ngừng cấp giấy phép tiếp thị Detralax và Eurespasl Syrup Nguyên đơn cho rằng các biện pháp của Ba Lan đưa ra là trái ngược hoàn toàn với quy định, không nhằm mục đích phục vụ lợi ích sức khỏe cộng đồng mà chỉ là một lý do đưa ra nhằm loại

bỏ các sản phẩm của Servier khỏi thị trường Servier cũng chứng minh lý do

mà Ba Lan đưa ra là hoàn toàn vô lý vì theo thực tế chỉ vài tháng sau quyết định của mình, Bộ Y tế Ba Lan đã cấp phép lưu hành cho ba loại thuốc generic của Eurespasl Syrup chứa cùng một loại hoạt chất và nhằm mục tiêu giống nhau

Servier cho rằng các biện pháp được Ba Lan áp dụng là phân biệt đối xử về mặt thủ tục bởi theo thực thực tế thì mỗi biện pháp mà Ba Lan thực hiện đều dành một sự đối xử thuận lợi hơn cho các đối thủ cạnh tranh với Servier mang quốc tịch Ba Lan9 Cụ thể, Servier dẫn chứng rằng ngay sau khi ngừng gia hạn giấy phép tiếp thị cho Detralex, Ba Lan đã nhanh chóng cấp giấy phép tiếp thị cho các loại thuốc Diosminex và Pelethrocin - hai loại dược phẩm của hai công

ty địa phương để thay thế cho Detralex Theo Servier, thủ tục mà Ba Lan tuân theo khi quyết định cấp phép lưu hành cũng mang tính phân biệt đối xử khi thời gian Servier nộp đơn xin hài hòa hóa vào đầu năm 2004 thì phải đến mãi

05 năm sau cơ quan có thẩm quyền mới đưa ra quyết định10 Nghĩa là các nhà

9 Les Laboratoires Servier, S.A.A., Biofarma, S.A.S., Arts et Techniques du Progres S.A.S v Poland, UNCITRAL, 14 February 2012; Mục 310 - Việc Ba Lan thực hiện các quyền hạn theo quy định; tldd

10 Xem tại: Mục 317 – Việc Ba Lan thực hiện các quyền hạn theo quy định (Hành động của Ba Lan có

phân biệt đối xử hay không?

Trang 10

chức trách Ba Lan đã đưa ra những kết luận khác nhau đối với cùng một sản phẩm được đưa ra để xin cấp phép

Nguyên đơn cũng chỉ ra rằng, Ba Lan đã không hành động một cách thiện chí trong việc áp dụng các biện pháp tiến hành các thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp phép tiếp thị cho Detralex Bởi mục đích của quá trình hài hòa hóa được đề cập trong Hiệp định là để đảm bảo một loại thuốc được giao dịch tại thị trường chung châu Âu sẽ được cấp phép trên cơ sở tài liệu đáp ứng các tiêu chuẩn của EU11 Theo đó, Servier cho rằng quyết định của chính quyền Ba Lan

là một hành động không thiện chí được đưa ra dưới hình thức là một quá trình hài hòa hóa

Nguyên đơn cũng lập luận các yếu tố bổ sung đối với việc tước quyền sở hữu gián tiếp mà Ba Lan nêu ra là “mức độ ảnh hưởng của các biện pháp đến việc Quốc gia sở tại hoặc bên thứ ba được ưu tiên thu được lợi ích từ khoản đầu tư của nguyên đơn” rằng cả Hiệp định cũng như các tập quán quốc tế đều không yêu cầu Nhà nước hoặc “bên thứ ba được ưu tiên” được hưởng lợi từ tài sản quốc hữu hóa Việc quốc hữu hóa gián tiếp có thể xảy ra ngay cả khi nó không mang lại lợi ích cho quốc gia sở tại

Thêm vào đó, nguyên đơn cũng cho rằng về mức độ can thiệp và hậu quả của các biện pháp thì hồ sơ cho thấy rõ ràng rằng các biện pháp của Ba Lan là vĩnh viễn và không thể đảo ngược12 Nguyên đơn chỉ ra kể từ ngày 31/12/2008 họ không còn có thể bán các lô hàng Detralex và Eurespal Syrup mới tại Ba Lan,

vì không có nguồn cung cho Detralex và nguồn cung còn lại cho Eurespal Syrup là rất hạn chế vì thế mà phía Servier cho rằng họ đang phải gánh chịu một sự mất mát lớn về giá trị và những tổn thất này là vĩnh viễn không thể tránh khỏi trong tương lai

11 Nguyên đơn khẳng định rằng, việc Detralex được cấp phép tại 18 Quốc gia Thành viên EU và Eurespal Syrup cũng được cấp phép tại 05 quốc gia châu Âu trước khi quyết định của Bộ Y tế Ba Lan được đưa ra,

do đó không có nghi ngờ gì về sự tuân thủ của hai loại dược phẩm với các tiêu chuẩn của EU (Xem tại:

Mục 342 - Việc Ba Lan thực hiện các quyền hạn theo quy định (Các hành động của Ba Lan có được thực hiện một cách thiện chí hay không?)

12 Les Laboratoires Servier, S.A.A., Biofarma, S.A.S., Arts et Techniques du Progres S.A.S v Poland, UNCITRAL, 14 February 2012, Mục 248 - Áp dụng thử nghiệm pháp lý đối với việc sung công gián tiếp theo Điều 5(2) của Hiệp định.

Trang 11

3 Lập luận của Bị đơn

3.1 Về vấn đề áp dụng pháp luật quốc gia của Ba Lan trong việc xác định Qua yền sở hữu đối với các khoản đầu tư

Ba Lan lập luận rằng vấn đề về quyền sở hữu của các Nguyên đơn đối với bất kỳ khoản đầu tư nào mà họ cho là bị tước đoạt phải được xác định dựa trên pháp luật của Ba Lan, chứ không phải luật quốc tế Để củng cố quan điểm này, Ba Lan viện dẫn Điều 1 của Hiệp định, trong đó quy định: "Thuật ngữ 'đầu tư' bao gồm các tài sản như tài sản, quyền và lợi ích dưới bất kỳ hình thức nào liên quan đến hoạt động kinh tế trong bất kỳ lĩnh vực nào, phù hợp với pháp luật của Bên ký kết nơi có lãnh thổ việc đầu tư đã được thực hiện "13 Ba Lan khẳng định rằng Hiệp định không đưa ra bất kỳ tiêu chí cụ thể nào để xác định liệu một đối tượng có đủ điều kiện bảo hộ theo Điều 1(1) hay không Do đó, pháp luật Ba Lan sẽ được áp dụng để làm rõ và bổ sung ý nghĩa cho ngôn ngữ khái quát của Điều 1 trong Hiệp định

3.2 Về vấn đề xác định việc tước đoạt gián tiếp theo Điều 5(2) của Hiệp ước

Thứ hai, Bị đơn cũng bác bỏ cáo buộc của bên phía nguyên đơn về việc vi phạm quyền sở hữu tài sản Bị đơn khẳng định rằng các biện pháp quản lý mà

họ áp dụng không tương đương với việc tước đoạt tài sản nguyên đơn Ba Lan lập luận rằng để xác định chính xác liệu một biện pháp có “tước đoạt” gián tiếp khoản đầu tư của nhà đầu tư theo Điều 5(2) của Hiệp ước hay không, cần phải xem xét các yếu tố sau14:

a) Bản chất của quyền lợi mà nhà đầu tư nắm giữ: Các quyền này có được pháp luật quốc gia và Hiệp ước bảo vệ không?

b) Mức độ can thiệp đối với khoản đầu tư: Liệu sự can thiệp của Chính phủ nước tiếp nhận có dẫn đến việc tước quyền sở hữu hay không?

13 Les Laboratoires Servier, S.A.A., Biofarma, S.A.S., Arts et Techniques du Progres S.A.S v Poland, UNCITRAL, 14 February 2012, Mục 134 - Lập luận của bị đơn về tiêu chuẩn pháp lý để chứng minh khoản đầu tư theo Hiệp ước; tldd

14 Les Laboratoires Servier, S.A.A., Biofarma, S.A.S., Arts et Techniques du Progres S.A.S v Poland, UNCITRAL, 14 February 2012, Mục 229 - Lập luận của bị đơn về thử nghiệm pháp lí liên quan đến tước quyền sở hữu gián tiếp; tldd

Ngày đăng: 24/12/2024, 22:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w