Qua đó học tập thêm kinh nghiệm từ thầy cô, bạn bè xunh quanh để tích lũy cho mình những kiến thức, kinh nghiệm, nguồn sống quý giá để áp dụng vào thực tế cũng như công việc hàng ngày để
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON
BÀI ĐIỀU KIỆN HỌC PHẦN
TIẾNG VIỆT 3
Tên giảng viên hướng dẫn : Lưu Thị Lan
Tên sinh viên : Bùi Thị Hiền
Mã sinh viên : 213114202137
Trang 2Hải Phòng, tháng 5 năm 2023 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON
BÀI ĐIỀU KIỆN HỌC PHẦN
TIẾNG VIỆT 3
Tên giảng viên hướng dẫn : Lưu Thị Lan
Tên sinh viên : Bùi Thị Hiền
Mã sinh viên : 213114202137
Trang 3Hải Phòng, tháng 5 năm 2023
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành tốt bài tập này, trước tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc nhất của bản thân mình đến ban giám hiệu và các thầy cô trường Đại học Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện học tập tốt trong học kì vừa qua
Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Lưu Thị Lan đã hướng dẫn
em trong suốt quá trình học Tiếng Việt từ học phần 1 đến học phần 3 đã giúp em có thêm nhiều kiến thức quý giá và bổ ích trong lĩnh lực học tập cũng như giảng dạy Góp phần cho em thêm lòng yêu nghề, nâng cao chuyên môn và nhận thức của bản thân trong sự nghiệp giáo dục Qua đó học tập thêm kinh nghiệm từ thầy cô, bạn bè xunh quanh để tích lũy cho mình những kiến thức, kinh nghiệm, nguồn sống quý giá để áp dụng vào thực tế cũng như công việc hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt hơn trong công việc của bản thân
Ngoài ra, em cũng cám ơn sâu sắc đến tập thể lớp Giáo dục Tiểu học 1.K22 đã đồng hành cùng em trong suốt học kì qua luôn hỗ trợ, giúp đỡ em trong học tập Trong quá trình làm bài, chắc hẳn em sẽ không thể nào tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế về năng lực nên mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ cũng như sự thông cảm và góp ý kiến của cô để em có thể hoàn thiện tốt bài tập của mình một cách đầy đủ hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 1 tháng 5 năm 2023
Trang 5BÀI ĐIỀU KIỆN
Câu 1: Từ một văn bản Đọc trong sách giáo khoa TV ở tiểu học, anh/ chị hãy:
- In đậm các từ ngữ HV xuất hiện trong văn bản này (đã có văn bản trên mạng) Vận dụng các phương pháp giải nghĩa từ HV hãy chỉ ra cách giải nghĩa cho các từ đã liệt kê Trong trường hợp văn bản này không có (hoặc có ít từ ngữ
HV, sv có thể lấy một đoạn/bài khác để thực hiện yêu cầu này)
- Tìm 5 câu sử dụng theo lối trực tiếp và phân tích vì sao chúng là câu trực tiếp
- Tìm 5 câu sử dụng theo lối gián tiếp và phân tích vì sao chúng là câu gián tiếp Trong trường hợp không có câu gián tiếp thì chuyển 5 câu trực tiếp đã
có trong văn bản thành câu gián tiếp
- Hãy xác định thành phần câu và phân loại theo cấu trúc Đề Thuyết 5 câu bất kì trong văn bản đó
- Từ những câu (anh/chị tự chọn) trong văn bản đó hãy thử đảo, tách hoặc tỉnh lược thành phần câu của chúng Nêu tác dụng của việc làm đó
Câu 2: Văn bản em được chọn có xuất hiện các từ ngữ xưng hô nào ? Hãy thống kê vào bảng dưới đây (câu không chấm điểm):
T
T
Các
kiểu từ ngữ
xưng hô
Từ ngữ xưng hô trong văn bản của sinh
viên
Ví dụ
Từ ngữ xuất hiện trong văn bản
Số lượng
hô bằng tên
An,
Cò , Nhái Bén
3 Khỉ đột, Hiển, Lười,
Bồ Nông, Gián, Đại Bàng, Nga, Hiền, Tèo, Hoan, Khỏe, Hiển, Lười, Mướp, Miu, Cóc, An, Bọ Ngựa,
Trang 6Mai Sen, Thái, Khánh, Muỗm,…
2
Xưng
hô bằng đại
từ nhân xưng
chúng tớ
11
tao, ai, ta, tôi, tớ, mình, chúng ta, chúng tớ, chúng mình, tao/ tau, mày, chúng tôi,…
3
Xưng
hô bằng danh
từ thân tộc
dì, bố,
ông, bà, bác, chú,
cô, cậu, chị, chúng em, anh
em, chị em, các anh, các chị, bố, ba, mẹ, má, mế,
mạ, con, cụ, các cậu, cháu, các cháu, các em,…
4
Xưng
hô bằng từ
ngữ khác
0
bồ, các bồ, các ngươi, oắt con, nhóc.
5
Xưng
hô bằng sự
kết hợp khác
thằng
anh cả, tụi tao, đàng mình, hai thằng mình, Việt gian, nhà tớ, bọn này, hai chúng tôi, chuột già, chuột cống, nhóm mình, thanh niên chúng tớ, bọn nhóc ngày xưa,…
6
Xưng
hô bằng chức
danh
Cô giáo, bác sĩ
5 thầy giáo, tướng
quân, đại ca, hiệp sĩ, chủ nhân.
Tổng
……
Trang 7Từ văn bản Đọc “Tia nắng bé nhỏ” , trang 97, trong “Tiếng Việt 3”, Bộ
Kết nối tri thức với cuộc sống
Tia nắng bé nhỏ
Bà nội của Na đã già yếu Bà đi lại rất khó khăn
Ngôi nhà của Na nằm trên một ngọn đồi Hằng ngày, nắng xuyên qua những tán
lá trong khu vườn trước nhà tạo thành những vệt sáng lóng lánh rất đẹp Nhưng phòng ngủ của tất cả mọi người trong gia đình lại ở phía không có nắng Bà nội rất thích nắng nhưng nắng không lọt vào phòng bà Na chưa biết làm cách nào
để đem nắng cho bà
Một buổi sáng, khi đang dạo chơi trên đồng cỏ, Na cảm thấy nắng sưởi ấm mái tóc mình và nhảy nhót trên vạt áo Cô bé vui mừng reo lên
- Mình sẽ bắt nắng trên vạt áo mang về cho bà!
Nghĩ vậy, cô bé chạy ùa vào phòng bà:
- Bà ơi! Bà nhìn này! Cháu mang ít nắng về cho bà đây! – Cô bé reo lên và xổ vạt áo ra nhưng chẳng có tia nắng nào ở đó cả
- Kìa, nắng long lanh trong ánh mắt cháu đấy, và rực lên trên mái tóc của cháu đây này! – Bà nội trìu mến nhìn cô bé
Na không hiểu được tại sao nắng lại chiếu từ mắt mình nhưng cô bé rất mừng vì làm cho bà vui Mỗi sáng, Na dạo chơi trong vườn rồi chạy vào phòng để đem nắng cho bà
(Theo Hà Yên)
Câu 1:
1 Từ Hán Việt
Văn bản Đọc trên có từ “nội, gia đình, hiểu, chiếu” là từ Hán Việt
- Vận dụng phương pháp chiết tự: chia cắt từ thành từng tiếng nhỏ sau
đó giải nghĩa
Gia/ đình: gia là nhà, đình là mái nhà hoặc là sân
Gia đình là nhà, nơi mà nhưng người thân thiết, gần gũi, ruột thịt trong
nhà đoàn tụ với nhau
- Vân dụng phương pháp giải nghĩa bằng văn cảnh, ngữ cảnh: Để hiểu được nghĩa của từ “gia đình”: nhà có những người thân, quen thuộc ở cùng với nhau ta có thể lấy thơ:
Thật thân thương gọi hai tiếng gia đình
Nơi duy nhất chốn yên bình ta đó
Hạnh phúc biết bao trong ngôi nhà nhỏ
Đầy ắp nụ cười và có thương yêu
(Thân thương hai tiếng gia đình – Nguyễn Văn Hoài)
Những câu thơ trên cho chúng ta thấy gia đình chính là ngôi nhà nhỏ,
là nơi bình yên đầy ắp yêu thương và tiếng cười giữa những người thân thương và mọi người trong gia đình cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc
1
Trang 8Chúng ta cũng có thể hiểu được nghĩa của từ “gia đình” mà không cần biết gia là gì, đình là gì khi nghe, đọc câu nói (câu văn): “Gia đình là mái ấm hạnh phúc nhất mà ta từ có, nơi đó ta được bố mẹ yêu thương chăm sóc, lo lắng” hay “Gia đình luôn mang lại những tiếng cười và niềm hạnh phúc, là nơi luôn chào đón mỗi lần ta quay về” Khi nghe những câu văn trên ta sẽ hiểu được gia đình là nơi để về, đoàn tụ với nhau, thể hiện yêu thương và sự quan tâm tâm dành cho nhau
- Phương pháp giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách đối chiếu với từ thuần Việt:
Gia đình: nhà
Bằng cách sử dụng phương pháp này sẽ hiểu luôn được nghĩa thuần Việt tương ứng, tuy nhiên vẫn cần đặt vào ngữ cảnh để sử dụng từ “gia đình” cho đúng nghĩa và phù hợp với nội dung của câu để người đọc
có thể hiểu theo hướng mà người truyền đạt muốn nói tới
Vì văn bản trên ít từ Hán Việt nên em muốn chuyển từ thuần Việt sang Hán Việt sau đó vận dụng các phương pháp giải nghĩa từ Hán Việt vừa chuyển ấy Em chuyển các từ: “đồng cỏ” – “thảo nguyên
Các phương pháp giải nghĩa từ “thảo nguyên”
- Phương pháp chiết tự: chia cắt từ thành từng tiếng nhỏ sau đó giải nghĩa
Thảo/nguyên Thảo: là cỏ, nguyên là cánh đồng
Thảo nguyên là khu vực đồng cỏ, vùng đất không có cây nhưng nhiều
cỏ, thảm thực vật chủ yếu là các loài cỏ
- Vận dụng phương pháp giải nghĩa bằng văn cảnh, ngữ cảnh: Để hiểu được nghĩa của từ “thảo nguyên”: đồng cỏ bát ngát , thảm cỏ tươi tốt,
ta có thể hiểu qua những câu thơ:
Nắng xuân trải xuống thảo nguyên Một đàn cừu nhỏ trên triền cỏ thơm Ngựa buông cương, gió rung bờm Bầy chim dồng dộc cõng rơm về rừng Bên con suối biếc reo mừng Thảo nguyên hoa cỏ nở bừng mùa xuân Mặt trời qua phố trầm luân Sơn ca đứng hót trong lùm tầm xuân.
(Thảo nguyên xanh – Nguyễn Tấn On, 99 bài lục bát, NXB Văn
học,2012)
Có thể nói, đọc xong bài thơ chúng ta hiểu được thảo nguyên là cánh đồng cỏ rộng lớn, bao la, là nơi có nhiều ánh nắng xuân đẹp và còn là nơi ở của các loài động vật thiên nhiên
Hay theo tác giả Ngã Du Tử khi viết về Thảo nguyên xanh:
Vạt cỏ xanh.
Nhiều vạt cỏ xanh.
Tô thắm thảo nguyên xanh.
2
Trang 9Trông ngút ngàn tầm mắt.
Cánh chim vút qua trước mặt.
Như mũi tên lao thẳng vào cuộc đời.
Chỉ với vài dòng thơ ngắn đã cho chúng ta thấy hết được không gian bao la, rộng lớn của thảo nguyên Đồng cỏ xanh một màu trải dài, những cánh chim bay lượn về phía chân trời
- Phương pháp giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách đối chiếu với từ thuần Việt
Giải nghĩa luôn thảo nguyên chính là đồng cỏ rộng lớn, có nhiều loại
cỏ tạo nên màu xanh bao trùm cho cánh đồng cỏ ấy
Các phương pháp giải nghĩa từ “nội, hiểu”
- Phương pháp giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách đối chiếu với từ thuần Việt: nội là trong, hiểu là trời sáng, sáng sủa, chiếu là soi sáng, rọi sáng
- Vận dụng phương pháp giải nghĩa bằng văn cảnh, ngữ cảnh: Trong ngữ cảnh của bài đọc trên thì nội ở đây trong từ “bà nội” họ bên đằng nội, là mẹ của bố mình phân biệt với bên đằng ngoại theo họ mẹ Còn
hiểu trong câu “Na không hiểu được tại sao nắng lại chiếu từ mắt mình
nhưng cô bé rất mừng vì làm cho bà vui” thì hiểu ở đây lại mang nghĩa
là rõ ràng
Vậy nên khi giải nghĩa các từ Hán Việt cần linh hoạt sử dụng 3 phương pháp nhưng cũng phải đặt vào ngữ cảnh phù hợp thì người đọc cũng như người nghe mới hiểu chính xác được nghĩa của từ Hán Việt ấy
2 Câu trực tiếp
- Na chưa biết làm cách nào để đem nắng cho bà
Đây là câu trần thuật dùng để kể về việc bé Na nghĩ cách để đem nắng
về cho bà nội vì bà của Na rất thích nắng
- Mình sẽ bắt nắng trên vạt áo mang về cho bà!
Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc vui mừng của bé Na vì sắp mang được nắng về cho bà
- Cháu mang ít nắng về cho bà đây!
Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc của bé Na thích thú và vui vẻ khi mang được nắng về cho bà
- Kìa, nắng long lanh trong ánh mắt cháu đấy, và rực lên trên mái tóc của cháu đây này!
Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc hạnh phúc, vui mừng khi nhìn cháu gái mình yêu thương bà và có hiếu như vậy
- Mỗi sáng, Na dạo chơi trong vườn rồi chạy vào phòng để đem nắng cho bà.
Câu trần thuật kể về hành động vui chơi của bé Na nhưng vẫn không quên việc đem nắng về cho bà nội
Các câu trên đều sử dụng theo lối trực tiếp vì các câu đó đều dùng theo đúng chức năng của nó: Câu trần thuật dùng để kể lại sự việc còn câu cảm thán thì dùng để bộc lộ cảm xúc, thái độ
3 Câu gián tiếp
3