1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kế hoạch bài dạy, giáo Án Ôn tập cuối kfi 1 ngữ văn 9 sách cánh diều

34 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Hoạch Bài Dạy, Giáo Án Ôn Tập Cuối Kỳ 1 Ngữ Văn 9 Sách Cánh Diều
Trường học Trường Trung Học Cơ Sở
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Giáo Án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 233,14 KB

Nội dung

ÔN TẬP HỌC KÌ I BỘ SÁCH VĂN 9 – CÁNH DIỀU+ Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự con người trong mối quan hệ với tự nhiên, Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm tr

Trang 1

ÔN TẬP HỌC KÌ I BỘ SÁCH VĂN 9 – CÁNH DIỀU

+ Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với

tự nhiên), Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra

từ tác phẩm văn học)

+ Tiếng Việt: Một số hiểu biết về chữ nôm và chữ quốc ngữ, Chữ quốc ngữ, điển tích điển cố,Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế

3 Phẩm chất:

- Yêu nước: Tự hào về truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, bồi dưỡng tinh thần yêu nước,

phê phán những thói hư tật xấu, lên tiếng bảo vệ lẽ phải

- Đề tài, nội dung, bối cảnh ra đời

- Các yếu tố nghệ thuật được sử dụng

- Nhân vật trữ tình, bút pháp…

Câu 2 Phân biệt thể loại truyện và truyện thơ Nôm trong sách Ngữ văn 9, tập một; nêu một số lưu ý về cách đọc mỗi thể loại.

Gợi ý trả lời

- Truyện thơ Nôm là truyện kể bằng thơ viết bằng chữ Nôm

Lưu ý: cốt truyện theo motip Gặp gỡ - Lưu lạc - Đoàn tụ; nhân vật chia thành các tuyến đốilập

- Truyện là các tác phẩm tự sự văn xuôi

Lưu ý: cốt truyện, tình huống truyện độc đáo, tuyến nhân vật phức tạp…

Trang 2

Câu 3 Đề tài và chủ đề chung của các văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 9, tập một

có gì đặc sắc? Nêu ý nghĩa của các văn bản này Cần lưu ý những gì về cách đọc các văn bản thông tin?

- Nội dung chung là đều hướng con người tới những vấn đề đáng quan tâm, mang tính thời sự

và mong muốn con người thay đổi tốt đẹp hơn

Lưu ý: Chú ý luận đề, hệ thống luận điểm, lí lẽ, tìm ra các bằng chứng thuyết phục

Câu 5 Phân tích một số ví dụ cụ thể để thấy các văn bản trong sách Ngữ văn 9, tập một

có nội dung gần gũi và thiết thực đối với đời sống hiện nay.

Gợi ý trả lời

- Trong chủ đề Nghị luận xã hội, người biên soạn đã chọn lựa tác phẩm Bàn về đọc sáchnhằm đưa ra những vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết, nhất là trong thời đại mọi thứ vội vãnhư hiện tại thì đọc sách lại càng được coi là hành động cần thiết

Câu 6 Các kiểu văn bản được luyện viết trong sách Ngữ văn 9, tập một gồm những kiểu văn bản nào? Những nội dung đọc hiểu có vai trò như thế nào với phần Viết

Gợi ý trả lời

- Các kiểu văn bản: tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng

- Những nội dung đọc hiểu có vai trò là phần cung cấp tri thức nền, làm mẫu cho việc viết củahọc sinh

II ÔN TẬP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1 Một số hiểu biết về chữ nôm và chữ quốc ngữ

a Sơ giản về chữ Nôm 1 Nguồn gốc, quá trình hình thành chữ Nôm:

- Chữ Nôm là chữ viết cổ dùng để ghi âm tiếng Việt, được cha ông ta sáng tạo dựa theo kíhiệu văn tự Hán

- Chữ Nôm được hình thành vào khoảng thế kỉ X và được sử dụng để sáng tác văn học từkhoảng thế kỉ XII - XIII

- Hàn Thuyên được cho là người có công đầu trong việc phát triển, phổ biến chữ Nôm Nhiềutác giả đã sử dụng chữ Nôm trong sáng tác, tạo nên dòng văn học Nôm với nhiều thành tựuxuất sắc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, NguyễnKhuyến

- Sự ra đời của chữ Nôm thể hiện tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc Chữ Nôm góp phần quantrọng vào quá trình phát triển của nền văn học và văn hoá dân tộc

b Phương thức cấu tạo chữ Nôm Chữ Nôm được cấu tạo theo hai phương thức chính:

- Phương thức vay mượn: dùng chữ Hán có sẵn để ghi âm tiết tiếng Việt giống hoặc gầngiống âm Hán Việt của chữ Hán đó

Trang 3

- Phương thức tự tạo: kết hợp kí hiệu văn tự Hán với kí hiệu chỉnh âm để tạo ra một chữNôm Hoạt động

2 Chữ quốc ngữ

a Quá trình hình thành - Chữ quốc ngữ là chữ viết dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt

- Chữ quốc ngữ được hình thành từ đầu thế kỉ XVII, gắn với quá trình truyền đạo Công giáotại Việt Nam Sang thế kỉ XX, chữ quốc ngữ được sử dụng phổ biến, thay thế dần cho chữHán, chữ Nôm Từ năm 1945, chữ quốc ngữ có vị thế văn tự chính thức của quốc gia

- Những người có công lớn trong việc sáng tạo, hoàn thiện, truyền bá chữ quốc ngữ là giáo sĩPhran-xít-xcô đờ Pi-na, giáo sĩ A-lếch-xăng đờ Rốt, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của

b Đặc điểm Chữ và âm, cách đọc và cách viết chữ quốc ngữ có sự thống nhất Bởi thế, chỉcần học thuộc bảng chữ cái, nắm được nguyên tắc ghép vần là có thể đọc được tất cả các chữtrong tiếng Việt

3 Thực hành tiếng Việt: Điển tích, điển cố

a Khái niệm

- Điển tích, điển cố là câu chuyện, sự việc hay câu chữ trong sách xưa, được dẫn lại một cách

cô đúc trong văn bản của các tác giả đời sau

- Những tích truyện, kinh sách, từ ngữ, lời thơ khi đã thành điển tích, điển cố đều được xem

là mẫu mực, giàu ý nghĩa, cho nên các tác giả thường sử dụng trong văn bản để gia tăng tínhhàm súc, uyên bác, trang nhã, gợi liên tưởng phong phú cho người đọc Điển tích, điển cố cóquá trình hình thành và phát triển lâu dài, gắn với văn hoá, văn học của thời xa xưa Do đó, đểhiểu được ý nghĩa của điển tích, điển cố trong tác phẩm, người đọc cần tìm hiểu qua chú giảihoặc tra cứu tài liệu có liên quan

b Đặc điểm của điển tích, điển cố:

- Có hình thức ngắn gọn: 1 từ, cụm từ

- Nội dung ý nghĩa hàm súc

- Dùng để nói về một điều tương tự Ngoài ra điển cố còn giúpta hiểu biết về xã hội, về lịch

sử văn học

c Tác dụng

- Dùng điển tích, điển cố có tác dụng làm cho câu thơ, câu văn hàm súc, trang nhã, uyên bác

*Lưu ý: Điển tích, điển cố thường khó hiểu đối với người đọc ngày nay, vì thế, cần tra cứu

mỗi khi gặp điển tích, điển cố mà mình chưa hiểu

- Muốn hiểu được ý nghĩa của điển tích, điển cố khi đọc văn bản, cần phải làm gì?

- Điển tích, điển cố thường khó hiểu đối với người đọc ngày nay, vì thế, cần tra cứu mỗi khigặp điển tích, điển cố mà mình chưa hiểu

4 Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế.

a Cách tạo ra tên viết tắt của các tổ chức quốc tế.

Tên viết tắt được tạo ra bằng cách ghép chữ cái đầu của các từ trong tên đầy đủ.

Ví dụ:

- WTO: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)

- IOC: International Olympic Committee (Ủy ban Olympic Quốc tế).

b Cách sử dụng tên viết tắt

- Dùng tên viết tắt để chú thích sau tên đầy đủ bằng tiếng Việt

Trang 4

Ví dụ: Ngày càng nhiều di sản văn hóa Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO (1)) trao các danh hiệu cao quý: di sản thế giới, di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản tư liệu thế giới…

- Dùng tên đầy đủ bằng tiếng Việt để chú thích sau tên viết tắt

Ví dụ: Ngày càng nhiều di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc) trao các danh hiệu cao quý: di sản thế giới, di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản tư liệu thế giới…

Lưu ý

Trong tiếng Việt, tên viết tắt của các tổ chức quốc tế, dù viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp,tiếng Đức… cũng cần được đọc theo tên chữ cái tiếng Việt (với một số ngoại lệ và một số chữcái tiếng nước ngoài:

5 Cách dẫn trực tiếp - cách dẫn gián tiếp

- Dẫn trực tiếp: Là cách trích dẫn lại nguyên

văn lời nói hay ý nghĩa của người khác hoặc

của chính người nói

- Cách thức dẫn trực tiếp:

+ Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu

ngoặc kép hoặc xuống dòng sau dấu gạch

ngang

+ Lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng

giữa hoặc đứng sau lời người dẫn

- Dẫn gián tiếp: Là dẫn lại lời nói hay ý nghĩcủa người khác hoặc của chính người nóinhưng có điều chỉnh lời lẽ cho thích hợp

- Cách thức dẫn gián tiếp:

+ Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộc đúngtừng từ nhưng phải bảo đảm đúng ý, đúngnội dung

+ Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấungoặc kép, có thể dùng từ rằng hoặc là đặtphía trước lời dẫn

*Cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp

- Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép (hoặc dấu gạch ngang)

- Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp

- Lược bỏ các tình thái từ (nếu có) và thay đổi từ chỉ thời gian cho thích hợp

- Có thể thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn

6 Các kiểu câu đơn câu ghép và phương tiện nối các vế câu ghép

Trang 5

- Căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt của từ ngữ làm phương tiện nối các vế câu, có thể chiacâu ghép thành hai loại: Câu ghép có từ ngữ nối các vế câu và câu ghép không có từ ngữ nốicác vế câu.

- Căn cứ vào quan hệ giữa các vế câu, có thể chia câu ghép thành hai loại: câu ghép đẳng lập

và câu ghép chính phụ Câu ghép đẳng lập là câu ghép mà các vế có quan hệ bình đẳng,ngang hàng với nhau Câu ghép chính phụ là câu ghép mà các vế có - quan hệ phụ thuộc,nghĩa là có về chính và vế phụ

c Phương tiện nối các vế câu ghép

- Từ ngữ nối các vế của câu ghép có thể là kết từ (và, nhưng, hay ) hoặc các cặp từ hô ứng(vừa vừa, bao nhiêu bấy nhiêu ) Mỗi từ ngữ nối đều thể hiện tường minh một quan hệnghĩa nhất định giữa các vế câu

d Lựa chọn câu đơn - câu ghép

- Trong hoạt động giao tiếp, tuỳ thuộc vào mục đích, kiểu loại văn bản, ngữ cảnh và nội dungcần biểu đạt mà người nói (người viết) lựa chọn câu đơn hay câu ghép cho phù hợp

Câu 9 SGK 142: Những nội dung chính của phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 9, tập một là gì? Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với phần Đọc hiểu, Viết, Nói và nghe?

Gợi ý trả lời

Nội dung chính:

+ Từ ngữ

+ Ngữ pháp: cấu trúc, câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt, rút gọn…

+ Hoạt động giao tiếp: biện pháp tu từ, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp…

+ Sự phát triển của ngôn ngữ

Mối quan hệ bổ sung, tác động qua lại lẫn nhau

Câu 10 Phân tích tác dụng của các kiểu câu, từ ngữ, biện pháp tu từ trong một văn bản văn học tự chọn

Gợi ý trả lời

Văn bản Làng:

-  Sử dụng nhiều kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu rút gọn và câu đặc biệt

=> Tạo nên sự đa dạng trong lời văn

- Từ ngữ mang đậm tính khẩu ngữ

=> Tạo sự gần gũi với người nông dân

- Các biện pháp tu từ: điệp ngữ, câu hỏi tu từ, liệt kê…

=> Sự hấp dẫn

- Ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm

=> Tạo ra chiều sâu tâm trạng cho nhân vật

IV ÔN TẬP CÁC KIỂU BÀI VIẾT

1 - Viết bài văn

phân tích một tác

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm thơ (tác giả, tácphẩm), nêu được nhận định chung của người viết

Trang 6

phẩm văn học - Làm rõ được nội dung và chủ đề của tác phẩm.

- Phân tích được nét đặc sắc về hình thức nghệ thuậtcủa tác phẩm, tập trung vào yếu tố đặc trung của thơsong thất lục bát và tác dụng của thể thơ này trongviệc thể hiện nội dung của tác phẩm

- Triển khai được hệ thống luận điểm chặt chẽ, sửdụng lí lẽ và bằng chứng xác đáng từ tác phẩm đểlàm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết

- Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cựcthực hiện những công việc của bản thân trong học tập

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuấtmục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ

- Biết viết văn bản bảo đảm các bước: Chuẩn bịtrước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tưliệu) tìm ý và lập dàn ý, viết bài, xem lại và chỉnhsửa, rút kinh nghiệm

- Viết được văn bản thuyết minh về một danh lamthắng cảnh hay di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ,bảng biểu, hình ảnh minh hoạ

- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công

việc của bản thân trong học tập

- Thu thập thông tin liên quan đến bài học

- Hợp tác khi trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến của vềvấn đề

- Tiếp thu tri thức, kĩ năng của kiểu bài để hoàn thànhcác yêu cầu của bài tập

- Hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất tốt

Trang 7

đẹp: Nhân ái, sống tình cảm, có trách nhiệm với mọingười, hiểu, biết bồi đắp, trân trọng tình yêu thiênnhiên, con người và cảm xúc thẩm mĩ.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm đểthực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề

về cách viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đềcần giải quyết

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập vàlàm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đềxuất và phân tích được một số giải pháp giải quyếtvấn đề

- Nắm được yêu cầu cần có khi viết bài văn nghị luận

xã hội về một vấn đề cần giải quyết

- Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào việcviết bài văn nghị luận xã hội

V CÁC DẠNG NÓI VÀ NGHE

GV nhắc lại nội dung của đề tài nói và nghe trong hai bài học

1 Bài 1 - Nói và Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

2 Bài 2 - Nói và nghe nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

3 Bài 3 - Nói và nghe: Thuyết Minh về một danh lam thắng cảnh

4 Bài 4 - Nói và nghe thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời

sống

5 Bài 5 - Nói và nghe Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

Câu hỏi: Những nội dung rèn luyện về kĩ năng nói và nghe trong sách Ngữ văn 9, tập một liên quan như thế nào với phần Đọc hiểu và Viết? Xác định kĩ năng trọng tâm (nói, nghe hay nói nghe tương tác) ở mỗi bài học.

Gợi ý trả lời

Mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau

Kĩ năng trọng tâm:

+ Kể một câu chuyện tưởng tượng

+ Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

Trang 8

+ Thuyết minh về danh lam thắng cảnh

+ Thảo luận, lắng nghe

Có hoa nào qua mùa không héo?

Có tiếng nào giàu đẹp hơn không?

Mắt em là một dòng sông Thuyền anh bơi lội giữa dòng mắt em.

Đàn "nguyệt dạ" hương đêm bay lạc

Gì buồn hơn tiếng vạc lưng chừng?

Phép gì khỏi nhớ đừng trông Mắt em bỏ túi, vắng lòng đem soi.

(Đôi mắt - Lưu Trọng Lư)

Câu 1 Cho biết thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2 Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để so sánh với đôi mắt của

người con gái?

Câu 3 Hai câu thơ đầu "Có hoa nào qua mùa không héo? Có tiếng nào giàu đẹp hơn không?"

sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó là gì?

Câu 4 Câu thơ "Đàn 'nguyệt dạ' hương đêm bay lạc" gợi cho em liên tưởng đến điều gì? Câu 5 Qua đoạn thơ, em cảm nhận thế nào về tình cảm của nhân vật trữ tình đối với người

con gái có đôi mắt đẹp?

II VIẾT (6 ĐIỂM)

Câu 1 (2 điểm) Em hãy viết đoạn văn nghị luận 200 chữ về vai trò của tình yêu thương trong

cuộc sống

Câu 2 (4 điểm) Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ “Đôi mắt” của Lưu Trọng Lư trong

phần đọc hiểu

GỢI Ý TRẢ LỜI

Câu 1 - Thể thơ: Song thất lục bát

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

0.5

Câu 2. - Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng hình ảnh "dòng sông" để so sánh

với đôi mắt của người con gái

0.5

Câu 3 - Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp câu hỏi tu từ Tác dụng là nhấn

mạnh sự mong manh và tạm thời của những điều đẹp đẽ trong cuộc

1

Trang 9

sống, đồng thời làm nổi bật vẻ đẹp bất diệt của đôi mắt người con gái

trong lòng nhân vật trữ tình

Câu 4. - Câu thơ "Đàn 'nguyệt dạ' hương đêm bay lạc" gợi lên hình ảnh âm

thanh và hương thơm trong đêm tối, tạo cảm giác buồn bã, lạc lõng và

cô đơn, giống như tâm trạng của nhân vật trữ tình khi nhớ về đôi mắt

người yêu

1

Câu 5. - Đoạn thơ thể hiện tình cảm say đắm, sâu lắng và có phần u buồn của

nhân vật trữ tình đối với đôi mắt đẹp của người con gái Đó là một tình

yêu đầy mê đắm nhưng cũng rất đau đớn, khi mà vẻ đẹp ấy trở thành

nguồn cơn của nỗi nhớ nhung triền miên

1

PHẦN VIẾT (6 điểm) Câu 1 Em hãy viết đoạn văn nghị luận 200 chữ về vai trò của tình yêu thương

trong cuộc sống

2

a Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn học sinh có thể trình bày

đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích

hoặc song hành.

0.25

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vai trò của tình yêu thương

trong cuộc sống.

c Triển khai vấn đề nghị luận

- Tình yêu thương giúp sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau

khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn

cảnh, tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu cho những con người lầm đường

lạc lối

- Tình yêu thương đem đến cho con người niềm vui, niềm hạnh phúc,

lòng tin yêu tiếp thêm sức mạnh để con người có thể vượt qua mọi khó

khăn, thử thách

- Tình yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha để

con người có thêm nhiều cơ hội hiểu nhau, sống tốt đẹp, thân ái với

nhau hơn

- Tình yêu thương có thể cảm hóa cái xấu, cái ác xóa bỏ những ngăn

cách, hận thù, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, nhân văn

- Tình yêu thương mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin cho con người

khi cho và nhận tình yêu thương, là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp

Tình yêu thương sẽ mang lại những điều ý nghĩa cho cuộc sống

1

d Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0.25

e Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách

diễn đạt mới mẻ.

0.25

Câu 2 Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ “Đôi mắt” của Lưu

Trọng Lư trong phần đọc hiểu.

4

Trang 10

- Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài

khái quát được vấn đề

c Triển khai vấn đề nghị luận

- Giới thiệu về tác giả tên bài thơ

- Cảm xúc chung của em về bài thơ đó

0.5

2 Thân

bài

- Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt

các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng Dưới

đây là một vài gợi ý:

- Bài thơ "Đôi mắt" thể hiện sâu sắc tình cảm của nhân vật trữ tình đối

với người con gái có đôi mắt đẹp, một biểu tượng của vẻ đẹp và nỗi

nhớ khôn nguôi

- Bài thơ khắc họa tình yêu say đắm, lãng mạn và cũng đầy đau khổ

của nhân vật trữ tình trước vẻ đẹp của đôi mắt người yêu

* Luận điểm 1: 4 câu thơ đầu

- Hai câu đầu khổ 1: Hình ảnh "hoa" và "tiếng" được sử dụng để thể

hiện sự tàn phai của cái đẹp theo thời gian

- Câu hỏi tu từ gợi lên sự trăn trở, lo âu về sự phai nhạt của vẻ đẹp

và tình yêu

- Từ đó, thể hiện tâm trạng mong manh, lo sợ mất mát của nhân vật trữ

tình

+ Hai câu thơ cuối khổ 1: Sử dụng hình ảnh so sánh "mắt em là một

dòng sông" để miêu tả đôi mắt của người con gái

- Hình ảnh "thuyền anh bơi lội" thể hiện sự say mê, đắm chìm của

nhân vật trữ tình trong vẻ đẹp của đôi mắt

- Đôi mắt trở thành thế giới của riêng nhân vật, nơi anh cảm thấy hạnh

phúc, nhưng cũng có phần lạc lối

* Luận điểm 2: Khổ thơ cuối

- Hai câu đầu:

- Hình ảnh "đàn 'nguyệt dạ'", "hương đêm bay lạc" và "tiếng vạc

lưng chừng" gợi lên không gian u buồn, mơ hồ

- Những âm thanh, hình ảnh này tạo nên bối cảnh cảm xúc đầy nỗi

buồn và sự xa cách

- Câu hỏi tu từ "Gì buồn hơn " thể hiện nỗi buồn sâu thẳm của nhân

vật trữ tình

+ Hai câu sau: Câu hỏi "Phép gì khỏi nhớ đừng trông" thể hiện sự

bất lực của nhân vật trữ tình trong việc kiểm soát cảm xúc của mình,

không thể quên đi đôi mắt ấy

- Hình ảnh "Mắt em bỏ túi, vắng lòng đem soi" đầy sáng tạo, diễn tả

nỗi nhớ nhung khắc khoải, luôn ám ảnh và gắn chặt vào tâm trí nhân

1

1

Trang 11

vật trữ tình.

* Đánh giá: - Bài thơ thể hiện một tình yêu mãnh liệt nhưng cũng đầy

khắc khoải, u buồn qua hình tượng đôi mắt

- Sử dụng ngôn ngữ thơ phong phú, hình ảnh sáng tạo và nghệ thuật tu

từ, Lưu Trọng Lư đã thành công trong việc khắc họa tình cảm sâu sắc

Bữa cơm đạm bạc thương yêu ấm lòng.

Dáng mẹ gầy giẹo giọ liêu xiêu.

Mẹ về để nấu cơm chiều

Cả đời mẹ long đong vất vả Cho chồng con quên cả thân mình.

Một đời mẹ đã hy sinh Tuổi xuân phai nhạt nghĩa tình đượm sâu.

Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắng Bụi gian nan đọng lắng nếp nhăn.

Rụng rồi thương lắm hàm răng Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời.

Tình của mẹ sáng ngời dương thế

Lo cho con tấm bé đến già.

Nghĩa tình son sắt cùng cha Giản đơn dung dị mẹ là mẹ thôi.

Con đi khắp chân trời góc bể

Ân tình nào sánh xuể mẹ yêu.

Trang 12

Nghĩa dày độ lượng bao nhiêu

Có trong lòng mẹ sớm chiều bao dung.

Câu 1 Xác định nhân vật trữ tình và chủ đề bài thơ.

Câu 2 Trong khổ thơ sau, hình ảnh người mẹ hiện lên qua những từ ngữ nào? Những từ ngữ

đó giúp em hiểu gì về người mẹ?

“Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắng Bụi gian nan đọng lắng nếp nhăn

Rụng rồi thương lắm hàm răng Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời.”

Câu 3 Em hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ

thơ cuối bài

Câu 4 Bài thơ đã gợi cho ta – những người làm con nhiều thông điệp ý nghĩa Hãy viết

những thông điệp mà em tâm đắc

PHẦN II VIẾT (6 ĐIỂM)

Câu 1 (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ

Chỉ có thể là mẹ của tác giả Đặng Minh Mai được dẫn trong phần Đọc hiểu.

Câu 2 (4 điểm) Từ nội dung ý nghĩa bài thơ Chỉ có thể là mẹ (Đặng Minh Mai), hãy viết bài

văn nêu lên suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẫu tử trong cuộc sống

HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (4 ĐIỂM) Câu 1 - Nhân vật trữ tình: Người con- Chủ đề: Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng 0,50,5

Câu 2

- Hình ảnh người mẹ hiện lên qua những từ ngữ: nhuộm màu tóc trắng,

nếp nhăn, hàm răng rụng, lừng còng, chân yếu

- Qua đó cho ta hiểu về người mẹ: một người mẹ già, trải qua bao mưa

nắng, vất vả, tảo tần

0,50,5

Câu 3

- Biện pháp so sánh: Ân tình nào sánh xuể mẹ yêu

- Tác dụng:

+ Giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ

+ Gợi những cảm nhận sâu sắc của người con về công lao to lớn của

mẹ, ân nghĩa đó không đâu, không điều gì sánh bằng

+ Thể hiện tình cảm quý trọng, biết ơn của người con dành cho mẹ

0,50,5

Câu 4

- Nêu được ít nhất 2 thông điệp phù hợp

Gợi ý:

+ Hãy trân trọng, biết ơn thấu hiểu sự hi sinh của mẹ

+ Hãy thể hiện tình yêu thương với cha mẹ bằng những việc làm cụ thể

1,0

PHẦN II: VIẾT (6 ĐIỂM)

Trang 13

b Triển khai đoạn văn theo trình tự hợp lí

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảmbảo các ý sau:

* Mở đoạn: Giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu cảm nghĩ chung về bài

thơ

* Thân đoạn:

- Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ về phương diện nội

dung: người mẹ long đong, vất vả mưa nắng, yêu thương và chăm chút

cho con, hy sinh vô điều kiện:

+ Người mẹ dáng gầy liêu xiêu, tất bật với bữa cơm chiều

+ Dáng người hao gầy, khắc khổ với mưa nắng nhuộm màu thời gian:

tóc bạc, răng rụng, mắt mờ…

+ Trong cảm nhận của con mẹ cả một đời vất vả, lận đận, hy sinh cả

tuổi xuân mình dành cho chồng, cho con

+ Công lao to lớn của mẹ trời biển cũng không đong đếm hết được,

người con suy nghĩ về tình mẹ…

+ Đánh giá hình ảnh người mẹ trong thơ: đó là người mẹ nghèo lam lũ,

vất vả, thương chồng, yêu con

- Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ về phương diện nghệ

thuật: Ngôn ngữ thơ gần gũi, bình dị; giọng thơ xúc động thể hiện tình

sự vất vả tần tảo hi sinh của mẹ dành cho con và gia đình; BPTT so

sánh,

- Nêu tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc, nét

độc đáo của bài thơ

* Kết đoạn: - Nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ

1,5

c Yêu cầu đối với bài văn nghị luận:

HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu

sau:

1 Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận

- Bày tỏ quan điểm của em

2 Thân bài:

* Giải thích: Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, gắn bó qua lại giữa

mẹ và con xuất phát từ trái tim mỗi người, là tình cảm vô bờ bến của

mẹ dành cho con, là tấm lòng yêu thương, kính trọng, suốt đời không

quên mẹ của con

3,0

0,25

2,5

Trang 14

- Bàn luận xác đáng vấn đề (có dẫn chứng)

+ Tình mẹ là tình cảm đầu tiên của mỗi con người Sau chín tháng

mười ngày mang nặng đẻ đau, giây phút được nghe đứa con bé bỏng

cất tiếng khóc chào đời là giây phút hạnh phúc nhất của người mẹ Đối

với mỗi đứa con, khuôn mặt đầu tiên, nụ cười đầu tiên mà con bắt gặp

chính là mẹ Vì vậy tình mẹ là tình cảm gắn bó trong suốt cuộc đời con

+ Hơn thế tình mẹ là tình cảm vừa có yếu tố máu thịt vừa mang tinh

thần cao cả Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ

- Mẹ là người đã sinh ra con, mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày

để cho con có hình hài, dáng đứng Quy luật của cuộc sống, không có

cây thì không có quả, không có người sinh thành thì không có chúng ta

Công đức sinh thành của mẹ không gì sánh bằng

+ Mẹ không quản bao vất vả, nắng mưa đã nuôi dưỡng, chăm sóc con

thành người Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ đã nuôi dưỡng con cả

về vật chất và tinh thần Lúc con ốm, con đau, cha mẹ lo lắng, chăm

sóc đêm ngày, lúc con ngoan ngoãn, lớn khôn, cha mẹ sung sướng, tự

hào Mỗi bước trưởng thành của con mẹ thêm vất vả, gian nan

+ Mẹ chính là người thầy, người cô đầu tiên trong cuộc đời con, mẹ

dạy bảo con bài học làm người, uốn nắn con từng lời ăn tiếng nói, chỉ

bảo con từng điều hay, lẽ phải

+ Ngay cả trên bước đường đời con có vấp ngã, thất bại, buồn đau thì

không ai khác, mẹ chính là điểm tựa bình yên nhất, là chỗ dựa tinh thần

vững chắc nhất cho con, che chở, bảo vệ con, tiếp thêm cho con sức

mạnh

+ Thử hình dung, nếu một ngày không còn mẹ trên đường đời, chắc

chắn đó sẽ là ngày buồn thảm nhất, chắc chắn đứa con sẽ là người bất

hạnh nhất bởi sẽ không còn mẹ để được lo lắng, yêu thương, dạy bảo,

chăm sóc

* Bàn luận mở rộng:

Trong thực tế, người mẹ nào cũng yêu thương con mình, tuy nhiên

cũng có nhiều người mẹ nhẫn tâm bỏ rơi con mình từ khi mới lọt lòng,

hoặc vì những mục đích tầm thường mà lợi dụng con cái Nhưng đó chỉ

là hiện tượng cá biệt cần phê phán Tình mẹ là thiêng liêng, cao cả

Nhưng không phải người con nào cũng hiểu và cảm nhận được

- Bài học: Hiếu thảo với mẹ là tình cảm đẹp đẽ nhất trong mọi tình

cảm Vì vậy, chúng ta cần ý thức rõ được điều đó đồng thời giữ gìn,

nâng niu Không có người mẹ nào có thể sống mãi cùng con cái “Trẻ

cậy cha, già cậy con”, khi về già con cái chính là điểm tựa của mẹ Bên

cạnh việc chăm lo đời sống vật chất còn phải dành thời gian chăm lo cả

đời sống tinh thần cho mẹ Đồng thời chia sẻ thiệt thòi với những em

bé mất mẹ

0,25

Trang 15

3 Kết bài:

- Khẳng định lại quan điểm cá nhân

- Liên hệ bản thân

d Chính tả, ngữ pháp:Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Vệt. 0,25

e Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn

chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

Năm tiếng đồng hồ ngồi xe đò không ăn nhằm gì với bà già quen làm lụng, nên vừa bước chân vào nhà anh ngay lập tức chuyện giòn như cốm nổ Không lúc nào chịu ngồi yên một chỗ, trong lúc xăng xái dọn chỗ này dẹp chỗ kia, vừa làm vừa kể, những chuyện nhà quê theo bước chân mẹ dìu dặt nửa xa nửa gần…

Mà, những câu chuyện ấy cũng đâu có giựt gân, kịch tính gì Lơ vơ, quẩn quanh chỉ là cái góc bếp bị dột, cô bạn bên xóm vừa làm sui đầu tay, con lộ bê tông mới toanh phóng qua trước nhà Sực nhớ gì thì nói đó, mẹ cứ láp giáp rời rạc, như thể chắp vá nhưng cái quê nhà

mà anh đã rời bỏ hồi mười tám tuổi hiện lên sống động như bộ phim ai ải màu rơm rạ mục Không phải cái tên nào anh cũng biết, nhưng anh cảm giác họ quen thuộc với mình, cái cô dâu phóng khỏi chiếc xuồng để quay lại với gã thợ rèn mà cổ yêu, hay bà thầy bói lấy búi tóc trong bụng con bệnh bằng máu lưỡi Mẹ cũng không màng anh có quen người này người kia hay không, có gợi nhớ gì không Quan trọng gì, mẹ sẽ ở lại nhà anh vài ba ngày rồi phải về coi vườn tược, thời gian mẹ con gần gụi cũng ngắn ngủn, nên phải tận dụng những thứ có thể nói được với nhau.

Bằng cách đó mẹ buộc anh vào quê nhà, dù sợi dây đó không thấy được bằng mắt thường, mong manh Đôi khi anh cũng vuột khỏi nó, trôi tuột theo vài cuộc điện thoại thẳng căng của cuộc mưu sinh bù đầu Mẹ, một chân rút lên ghế, tơ mơ ngó ra rào, thủng thẳng kéo anh về,

"mùa này so đũa trổ bông " Ngay lập tức anh nghe ngọt trong cổ họng cái vị của mật nằm sâu trong cuống bông, cái hình ảnh nửa vầng trăng cong treo chi chít trên cành, và mùi thơm của nồi canh chua bông so đũa nấu với cá rô đồng, nêm rau tần dày lá.

[…] Như thể mỗi chuyện là một cọng nan tre, mẹ tiện tay đan thành tấm liếp che nắng, gió cho anh đỡ rạc rài.

Nhưng đó là chuyện hồi trước, giờ chuyện quê nhập nhoạng trong cơn đảo điên của đời sống Anh tự hỏi vì giọng chị Hai không giống mẹ, hay vì những câu chuyện khác xưa rồi Chang chói Bén nhọn Chị Hai còn biết kể gì ngoài những độ nhậu nhóm lên từ sáng sớm.

Ba mẹ con bên xóm tự vẫn chết bằng thuốc sâu Gần nhà xảy ra mấy vụ đâm xe máy Một thằng nhỏ trộm chó bị xóm xông vào đánh gãy xương vai Một cuộc ẩu đả của mấy anh em con cô con dì, chỉ vì ranh đất xê xích có một tấc Anh nghĩ đó không phải thứ mình chờ đợi,

Trang 16

những gì xảy ra ở xứ sở miệt vườn xa xôi kia phải dịu dàng hơn thứ tin tức anh vẫn thường tiếp xúc trên trang báo hàng ngày Anh nghĩ cái xóm mà mẹ anh nằm lại, nó phải đứng ngoài những cơn gió lốc của cái đời sống loạn lạc này Như nó đã từng thờ ơ đi qua mấy bận binh lửa, mấy bận chính thể đất nước đổi thay, mấy bận thanh trừng Mãi mãi trong hình dung, quê anh như cụm bông gòn vừa bong ra khỏi trái, bay bâng quơ ơ thờ đậu đâu cũng được Trong ngôi mộ đã bắt đầu xanh cỏ của mẹ, những câu chuyện nhà quê đã từng làm bóng mát cho anh cũng hóa đất Đốm bông gòn hiền queo đã thốc bay, cuốn vào dòng loạn lạc Anh biết không phải tại chị Hai kể chuyện miệt vườn không hay.

(Nguồn https://www.truyenngan.com.vn/truyen-ngan/truyen-ngan-song/ cung-nang.html )

35711-cho-nao-Câu 1 Chỉ ra dấu hiệu để xác định ngôi kể của đoạn trích.

Câu 2 Điều gì làm cho nhân vật anh háo hức mỗi lần mẹ lên thăm?

Câu 3 Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn: “Lơ vơ, quẩn quanh chỉ là cái

góc bếp bị dột, cô bạn bên xóm vừa làm sui đầu tay, con lộ bê tông mới toanh phóng qua trước nhà.”

Câu 4 Theo anh/chị, vì sao những câu chuyện của chị Hai lại khác với những câu chuyện

của mẹ?

Câu 5 Từ tâm trạng của nhân vật anh khi nghe những câu chuyện của quê nhà, anh/chị hãy

bày tỏ suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với mỗi người (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

II VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích sự thay đổi trong cảm nhận về quê

hương của nhân vật "anh" trước và sau khi mẹ qua đời trong đoạn trích ở phần đọc hiểu

2 Điều làm cho nhân vật anh háo hức mỗi lần mẹ lên thăm: những câu

chuyện của quê nhà

0,5

Trang 17

3 - Biện pháp tu từ liệt kê: là cái góc bếp bị dột, cô bạn bên xóm vừa

làm sui đầu tay, con lộ bê tông mới toanh phóng qua trước nhà

- Cuộc sống nông thôn đã thay đổi theo thời gian

- Những câu chuyện của chị Hai lại mang đầy sự căng thẳng, gay gắt

và bạo lực Những mối quan hệ cộng đồng không còn êm ả như xưa,thay vào đó là những tin tức tiêu cực, những xung đột căng thẳng vàcác bi kịch của đời sống hiện đại

1,0

5 Từ tâm trạng của nhân vật anh khi nghe những câu chuyện của quê

nhà, thí sinh bày tỏ suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với mỗi

người Có thể theo hướng: quê hương bồi đắp cho tâm hồn mỗi ngườinhững tình cảm đẹp như tình yêu gia đình, yêu xóm làng, yêu thiênnhiên, lòng tự hào về văn hóa truyền thống…Quê hương là điểm tựatrong cuộc sống của mỗi người để con người khi đi xa luôn tìm về…

1,0

- Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích sự thay đổi trong

cảm nhận về quê hương của nhân vật "anh" trước và sau khi mẹ qua

đời trong đoạn trích ở phần đọc hiểu

2,0

a Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng– phân – hợp, móc xích hoặc song hành

0,25

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích sự thay đổi trong cảm nhận về quê hương của nhân vật "anh

" trước và sau khi mẹ qua đời trong đoạn trích ở phần đọc hiểu

0,25

c.Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu

Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫnchứng trên cơ sở đảm bảo những nội dung sau:

-Cảm nhận về quê hương của nhân vật anh khi mẹ còn sống:

+Quê hương hiện lên qua những câu chuyện bình dị về cuộc sống

thường nhật: cái góc bếp, cô bạn bên xóm, con lộ bê tông, cái cô dâu phóng cái xuồng, bà thầy bói…

+ Quê hương như sợi dây vô hình đã buộc anh vào quê nhà, trở thành bóng mát che chở anh khỏi sự mệt mỏi xa lại nơi thành thị

-Cảm nhận về quê hương khi mẹ qua đời:

+ Quê hương hiện lên với biết bao sự đổi thay trong cơn đảo điên của

đời sống mang màu sắc bạo lực và đau đớn: những độ nhậu nhóm, ba

1,0

Ngày đăng: 24/12/2024, 17:42

w