1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tại sao nói sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất; giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng,… Những mâu thuẫn nàyđược giải quyết sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời của hình thái

Trang 1

TẠI SAO NÓI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI LÀ MỘT QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ- TỰ NHIÊN VIỆC BỎ QUA MỘT HOẶC HAI HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỂ TIẾN LÊN MỘT HÌNH THÁI KINH

TẾ - XÃ HỘI CAO HƠN CÓ PHÙ HỢP VỚI QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ-TỰ NHIÊN KHÔNG?

VÌ SAO?

Ngành đào tạo: Quản lý kinh tế Trình độ đào tạo: Thạc sĩ THẢO LUẬN NHÓM MÔN TRIẾT HỌC

ĐỒNG THÁP, NĂM 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

TẠI SAO NÓI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI LÀ MỘT QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ- TỰ NHIÊN VIỆC BỎ QUA MỘT HOẶC HAI HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỂ TIẾN LÊN MỘT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CAO HƠN CÓ PHÙ HỢP VỚI QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ-TỰ NHIÊN

KHÔNG? VÌ SAO?

Ngành đào tạo: Quản lý kinh tế Trình độ đào tạo: Thạc sĩ THẢO LUẬN NHÓM MÔN TRIẾT HỌC

Giảng viên hướng dẫn:

TS LƯƠNG THANH TÂNThành viên thảo luận:

1 Trương Ngọc Châu 7 Trần Thanh Nam

2 Nguyễn Phú Điền 8 Nguyễn Thị Ngần

3 Trần Thị Ngọc Hân 9 Nguyễn Thị Hồng Thắm

4 Trần Thị Mai Khanh 10 Nguyễn Hồng Thủy

5 Nguyễn Thị Thuỳ Trâm 11 Mai Chánh Trực

6 Lê Thị Tuyết Minh 12 Đinh Thị Cẩm Tú

Trang 3

ĐỒNG THÁP, NĂM 2024LỜI CẢM ƠN

Đến với học phần Triết học, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại học Đồng Tháp, quý thầy cô trong nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chúng em và các bạn học viên hoàn thành học phần trong điều kiện thuận lợi nhất.

Đặc biệt, chúng em xin gửi lời biết ơn chân thành tới thầy TS Lương Thanh Tân là người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn chúng em hoàn thành học phần Triết học Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Triết học, chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức để

có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống Thông qua bài thảo luận nhóm, chúng em xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về vấn đề

“Tại sao nói sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch

sử - tự nhiên Việc bỏ qua một trong hai hình thái kinh tế - xã hội cao hơn có phù hợp với quá trình lịch sử - tự nhiên không? Vì sao?” gửi đến thầy.

Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình hoàn thành bài thảo luận nhóm không tránh khỏi những thiếu sót Bản thân chúng

em rất mong nhận được những góp ý đến từ thầy để bài thảo luận nhóm được hoàn thiện hơn.

Kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Trân trọng cảm ơn!

Đồng Tháp, ngày 30 tháng 10 năm 2024

                                                  Nhóm  tác  giả thảoluận

Trang 4

1.1.1 Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội

1.1.2 Khái niệm sản xuất vật chất

1.1.3 Khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

1.1.4 Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

1.2 Những nội dung khoa học và cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế

-xã hội

1.2.1 Sản xuất vật chất là nền tảng của sự vận động, phát triển xã hội

1.2.1.1 Sản xuất vật chất – nền tảng của xã hội

1.2.1.2 Vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xãhội

1.2.2 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất

1.2.3.1 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng

12

Trang 5

1.2.3.2 Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ

1.2.4.3 Sự thống nhất biện chứng giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ

Chương 2TẠI SAO NÓI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ

HỘI LÀ MỘT QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ- TỰ NHIÊN

2.1 Sự vận động, phát triển và thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hộitrong lịch sử chịu sự tác động, chi phối của các quy luật xã hội khách

3.3 Phân tích các trường hợp cụ thể và tính hợp lý của việc bỏ qua các hình

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

MỞ ĐẦU

Hình thái kinh tế - xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch

sử do C Mác xây dựng lên Nó có vị trí quan trọng trong triết học Mác Lýluận đó đã được thừa nhận lý luận khoa học và là phương pháp luận cơ bảntrong việc nghiên cứu lĩnh vực xã hội Nhờ có lý luận hình thái kinh tế - xãhội, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lựcbên trong, nội tại của sự phát triển xã hội, chỉ rõ được bản chất của từng chế

độ xã hội Lý luận đó giúp chúng ta nghiên cứu một cách đúng đắn và khoahọc sự vận hành của xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định cũng như tiếntrình vận động lịch sử nói chung của xã hội loài người

Lịch sử phát triển của thế giới đã chứng minh, sự phát triển của nhânloại không theo kiểu duy nhất “kinh tế quyết định”; không theo kiểu “phươngTây là trung tâm”; cũng không theo kiểu “làn sóng thứ ba” mà một số nhà tưtưởng đương đại đã đề cập Sự phát triển của nhân loại là hết sức phong phú,

đa dạng nhưng sự phong phú, đa dạng ấy vẫn diễn ra theo quy luật kháchquan Do vậy, mặc dù sự phát triển của các quốc gia, dân tộc là hết sức đadạng, phong phú nhưng vẫn trải qua những nấc thang, những giai đoạn tươngđồng nhau (có thể là tương đồng nhau về sự tuần tự từ hình thái kinh tế - xãhội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn; cũng có thể là sự tương đồngtrong việc bỏ qua một hoặc nhiều hình thái kinh tế - xã hội nào đó trong sựphát triển của mình - nếu điều kiện cho phép) Chính điều này tạo nên nhữnghình thái kinh tế - xã hội đan xen nhau, kế tiếp nhau của lịch sử thế giới; làmcho lịch sử thế giới phát triển có sự đan xen, không đồng đều giữa các quốcgia, dân tộc Sự không đồng đều thể hiện ở chỗ, ngay trong cùng một thời đạinhưng ở mỗi quốc gia, dân tộc khác nhau lại ở một hình thái kinh tế - xã hội

Trang 7

không như nhau Còn sự đa dạng thể hiện ở chỗ, ngay trong cùng một hìnhthái kinh tế - xã hội nhưng ở các dân tộc, quốc gia khác nhau thì cũng cónhững biểu hiện khác nhau Tuy vậy, dòng chảy của lịch sử nhân loại vẫndiễn ra theo sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp lên cao Điều nàydiễn ra một cách lịch sử - tự nhiên Bởi lẽ, những nguyên nhân dẫn tới những

sự thay thế này là do những mâu thuẫn bên trong của mỗi hình thái kinh tế

-xã hội quy định Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất; giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng,… Những mâu thuẫn nàyđược giải quyết sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hộimới Các hình thái kinh tế - xã hội vận động, phát triển do tác động của cácquy luật khách quan, đó là quá trình tự nhiên của sự phát triển, thể hiện tínhliên tục của lịch sử Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một bước ngoặc tolớn của chủ nghĩa duy vật lịch sử Nó là cơ sở phương pháp luận của khoa học

xã hội, là hòn đá tảng cho mọi nghiên cứu về xã hội

Trang 8

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA

CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 1.1 Khái quát về hình thái kinh tế - xã hội

1.1.1 Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội

Theo Từ điển triết học (1986), hình thái kinh tế - xã hội là loại hình cótính chất lịch sử của xã hội, dựa trên một phương thức sản xuất nhất định vàthể hiện ra như một bậc thang phát triển tiến bộ của nhân loại từ chế độ công

xã nguyên thủy, thông qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến và chủnghĩa tư bản, tiến lên hình thái cộng sản chủ nghĩa Còn theo tác giả NguyễnThế Nghĩa (2014), hình thái kinh tế - xã hội là một kiểu hệ thống xã hội cụ thể

ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử, trong đó có những quan hệsản xuất thích ứng với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sảnxuất và những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là

cơ sở hạ tầng của xã hội, mà trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầngtương ứng

Từ các quan niệm trên có thể hiểu, hình thái kinh tế - xã hội là mộtphạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giaiđoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đóphù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiếntrúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy Kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội bao gồm: lực lượng sản xuất,quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xãhội vừa tồn tại độc lập, vừa tác động qua lại, vừa thống nhất với nhau

1.1.2 Khái niệm sản xuất vật chất

Sản xuất vật chất là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cảibiến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con

Trang 9

người và xã hội Với nghĩa như vậy, sản xuất vật chất là một loại hoạt động

có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo

Hay nói cách khác, sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụngcông cụ lao động tác động (trực tiếp và gián tiếp) vào tự nhiên, cải biến cácdạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội, để thỏa mãn nhu cầutồn tại và phát triển – nhu cầu phong phú và vô tận của con người

Bất cứ quá trình sản xuất nào cũng gồm ba yếu tố cơ bản: sức laođộng, đối tượng lao động và tư liệu lao động

1.1.3 Khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

- Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện để sản xuấtvật chất, là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sảnxuất ở những giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người

- Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất – kỹ thuật của mỗi hình tháikinh tế - xã hội, thể hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trongquá trình sản xuất vật chất, thể hiện năng lực thực tế chinh phục giới tự nhiênbằng sức mạnh tổng hợp của con người trong quá trình đó

Lực lượng sản xuất bao gồm: người lao động (như năng lực, kỹ năng,tri thức ) và các tư liệu sản xuất (gồm đối tượng lao động và tư liệu laođộng) trong đó nhân tố người lao động giữ vai trò quyết định

Trang 10

- Quan hệ sản xuất là quan hệ vật chất, kinh tế cơ bản nhất của hìnhthái kinh tế - xã hội, quy định mọi quan hệ xã hội khác và mỗi kiểu quan hệsản xuất tiêu biểu cho bản chất kinh tế của mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhấtđịnh, thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất; phùhợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạo thành cơ sở hạ tầng của

xã hội và là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội

Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất,quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm

Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối,tác động lẫn nhau, trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất giữa vai trò quyếtđịnh

Sơ đồ tổng kết về Phương thức sản xuất

1.1.4 Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

- Cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất tạo nên

cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định

Trang 11

Cơ sở hạ tầng của xã hội, trong sự vận động của nó, được tạo nên bởi

cả ba loại hình quan hệ sản xuất: Quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuấttàn dư và quan hệ sản xuất mới tồn tại dưới hình thức mầm mống, đại biểucho sự phát triển của xã hội tương lai, trong đó quan hệ sản xuất thống trịchiếm địa vị chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, định hướng sự pháttriển của đời sống kinh tế xã hội và giữ vai trò là đặc trưng cho chế độ kinh tếcủa một xã hội nhất định

- Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm xã hội (chính trị,pháp luật, triết học, đạo đức…) với những thiết chế tương ứng (nhà nước,đảng phái, đoàn thể xã hội…) và những mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố

đó của kiến trúc thượng tầng

1.2 Những nội dung khoa học và cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội

1.2.1 Sản xuất vật chất là nền tảng của sự vận động, phát triển xã hội

1.2.1.1 Sản xuất vật chất – nền tảng của xã hội

Sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và xã hội loàingười Đó là hoạt động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người.Khẳng định điều đó, Ph.Awngghen viết: “Điểm khách biệt căn bản giữa xãhội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm,trong khi con người lại sản xuất”

Sự sản xuất xã hội bao gồm: Sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần vàsản xuất bản thân con người Trong sản xuất xã hội, sản xuất vật chất giữ vaitrò nền tảng Sản xuất vật chất là quá trình lao động của con người

Trang 12

1.2.1.2 Vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội

Sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triểncủa xã hội, là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ

xã hội của con người; nó là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của

xã hội loài người

Để tiến hành sản xuất vật chất con người phải có không chỉ có quan hệvới tự nhiên mà phải có quan hệ với nhau và trên cơ sở những quan hệ sảnxuất này mà phát sinh các quan hệ khác như: chính trị, đạo đức, pháp luật Vìvậy, trong quá trình sản xuất vật chất con người không những làm biến đổi tựnhiên, biến đổi xã hội đồng thời làm biến đổi cả bản thân mình Do đó, sảnxuất vật chất không ngừng phát triển tất yếu làm cho xã hội không ngừng pháttriển

Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triểncủa toàn bộ đời sống xã hội Sự vận động, phát triển của xã hội suy cho cùng

có nguyên nhân từ sự phát triển của nền sản xuất xã hội Do đó, để giải thích

và giải quyết các vấn đề của đời sống xã hội thì phải xuất phát từ thực trạngsản xuất vật chất của xã hội

Chính nhờ sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và pháttriển của mình, con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất vàtinh thần của xã hội với tất cả sự phong phú và phức tạp của nó Lịch sử của

xã hội cũng chính là lịch sử phát triển của sản xuất vật chất

1.2.2 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất là mối quan

hệ thống nhất biện chứng trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sảnxuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất

Trang 13

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu củaquá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quátrình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình đó.Trong quá trình sản xuất, không thể có sự kết hợp các yếu tố sản xuất diễn rabên ngoài những hình thức kinh tế nhất định; ngược lại cũng không có quátrình sản xuất nào lại có thể diễn ra chỉ với những quan hệ sản xuất mà không

có nội dung vật chất của nó Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tạitrong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau

Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuấtđược thể hiện ở chỗ: Lực lượng sản xuất thế nào thì quan hệ sản xuất phải thế

ấy tức là quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất Khi lực lượng sản xuất biến đổi quan hệ sản xuất sớm muộn cũngphải biến đổi theo

Lực lượng sản xuất quyết định cả ba mặt của quan hệ sản xuất tức làquyết định cả về chế độ sở hữu, cơ chế tổ chức quản lý và phương thức phân

Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan

hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phátsinh mâu thuẫn

Trang 14

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thống nhất với nhau trong mộtphương thức sản xuất, tạo nên sự ổn định tương đối, đảm bảo sự tương thíchgiữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, tạo điều kiện cho sản xuất pháttriển

Lực lượng sản xuất không ngừng biến đổi, phát triển, tạo ra khả năngphá vỡ sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất làm xuấthiện nhu cầu khách quan phải tái thiết lập quan hệ thống nhất giữa chúng theonguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với yêu cầu phát triển của lựclượng sản xuất Sự vận động của mâu thuẫn này tuân theo quy luật “từ sự thayđổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại”, “quy luật phủ định củaphủ định”, khiến cho quá trình phát triển của sản xuất xã hội vừa diễn ra vớitính chất tiệm tiến, tuần tự lại vừa có tính nhảy vọt với những bước đột biến,

kế thừa và vượt qua của nó ở trình trình độ ngày càng cao hơn

Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất là nguồn gốc và động lực cơ bản của sự vận động, phát triểncác phương thức sản xuất Nó là cơ sở để giải thích một cách khoa học vềnguồn gốc sâu xa của toàn bộ hiện tượng xã hội và sự biến động trong đờisống chính trị, văn hóa của xã hội

1.2.3 Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến thức thượng tầng của

xã hội

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản củađời sống xã hội đó là phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội,chúng có quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau trong đó

cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng; kiến trúcthượng tầng có sự tác động trở lại cơ sở hạ tầng đã sản sinh ra nó

Trang 15

1.2.3.1 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng

Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung và tính chất của kiến trúc thượngtầng; nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với

cơ sở hạ tầng Tương ứng với một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúcthượng tầng phù hợp, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó

Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng; nhữngbiến đổi trong cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổitrong kiến trúc thượng tầng; do đó sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng là sựphản ánh đối với sự biến đổi của cơ sở hạ tầng

Tính chất phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng cónguyên nhân từ vai trò quyết định của kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vựchoạt động của xã hội

1.2.3.2 Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ

sở hạ tầng

Với tư cách là các hình thức phản ánh và được xác lập do nhu cầu củaphát triển kinh tế, các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có vị trí độc lậptương đối của nó và thường xuyên có vai trò tác động trở lại cơ sở hạ tầng của

xã hội

Sự tác động của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng có thể thôngqua nhiều phương thức, hình thức tùy thuộc vào bản chất của mỗi nhân tốtrong kiến trúc thượng tầng, phụ thuộc vào vai trò, vị trí của nó và những điềukiện cụ thể

Trong điều kiện kiến trúc thượng tầng có yếu tố nhà nước thì phươngthức và hình thức tác động của các yếu tố khác tới cơ sở kinh tế phải thôngqua nhân tố nhà nước và pháp luật mới thực sự phát huy vai trò thực tế của

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w