1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo chuyên Đề nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng sức khoẻ thể chất của sinh viên trong môi trường Đại học

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Sức Khỏe Thể Chất Của Sinh Viên Trong Môi Trường Đại Học
Tác giả Đinh Thị Hà Lan, Võ Văn Quang Linh, Trần Hạo Long, Nguyễn Nhật Bảo Khanh, Lê Hoàng Long, Nguyễn Đình Tuấn Kiệt
Người hướng dẫn PGS. TS. Võ Công Phương
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TP.Hồ Chí Minh
Thể loại báo cáo chuyên đề
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 840,99 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINHVIỆN ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO --- ---BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG SỨC KHOẺ THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

-

-BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG SỨC KHOẺ THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GVHD: PGS TS Võ Công Phương

Nguyễn Nhật Bảo Khanh 075205002509

Nguyễn Đình Tuấn Kiệt 20H1130208

TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Sức khỏe thể chất là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là đối với sinh viên trong môi trường đại học Giai đoạn học đại học là thời

kỳ chuyển tiếp quan trọng từ tuổi vị thành niên sang tuổi trưởng thành, đây cũng

là giai đoạn mà sinh viên phải đối mặt với nhiều thay đổi trong cuộc sống, từ việc thích nghi với môi trường học tập mới, áp lực học tập, đến việc tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe thể chất của sinh viên

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của sinh viên trong môi trường đại học là một đề tài quan trọng và cần thiết Việc xác định và đánh giá các yếu tố này sẽ giúp các trường đại học, các tổ chức y tế và chính quyền địa phương có những biện pháp phù hợp để nâng cao sức khỏe thể chất cho sinh viên Đồng thời, kết quả của nghiên cứu cũng sẽ giúp sinh viên nhận thức rõ hơn

về tầm quan trọng của việc duy trì một lối sống lành mạnh và chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân

Trong bài nghiên cứu này, chúng ta sẽ tập trung phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của sinh viên, bao gồm chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất, giấc ngủ, stress và các yếu tố môi trường Từ đó, chúng ta sẽ đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm cải thiện sức khỏe thể chất cho sinh viên trong môi trường đại học

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1.Lí do chọn đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 Nội dung nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

Chương 1 Tổng quát 5

1.1 Cơ sở lý thuyết của vấn đề 5

1.1.1 Khái niệm về sức khoẻ 5

1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất 5

1.1.3 Lối sống ảnh hưởng tới sức khoẻ 6

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 6

1.2.1 Các nghiên cứu trong nước 6

1.2.2 Các nghiên cứu quốc tế 6

1.2.3 Hướng đi của các nghiên cứu 7

Chương 2: Nội dung nghiên cứu 7

2.1 Phương pháp tiến hành nghiên cứu 7

2.1.1 Thiết kế nghiên cứu 7

2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu: 7

2.1.3 Công cụ thu thập dữ liệu: 7

2.1.4 Các yếu tố cần nghiên cứu 7

2.1.5 Thu thập và phân tích dữ liệu: 8

2.1.6 Các giải pháp đề xuất 8

2.2 Trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu hoá chất sử dụng 8

2.2.1 Các thiết bị và dụng cụ chính 8

2.2.2 Nguyên vật liệu hóa chất 9

2.3 Phương pháp tiến hành thực nghiệm, thí nghiệm: 9

2.3.1 Xác định mục tiêu nghiên cứu: 9

2.3.2 Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: 9

2.3.4 Nghiên cứu định lượng: Sử dụng bảng hỏi (questionnaire) để thu thập dữ liệu từ một mẫu lớn sinh viên 10

2.4 Phân tích nghiên cứu đánh giá 10

2.4.1 Dinh Dưỡng 10

2.4.2 Hoạt Động Thể Chất 10

2.4.3 Tình Trạng Tâm Lý 10

2.4.4 Thói Quen Sinh Hoạt 10

2.5 kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu 11

2.5.1 Dinh Dưỡng 11

2.5.2 Hoạt Động Thể Chất 11

Trang 4

2.5.3 Tình Trạng Tâm Lý 11

2.5.4 Thói Quen Sinh Hoạt 11

2.6 Kết Luận 11

Chương 3: Kết quả nghiên cứu/Thực nghiệm 11

Kết quả nghiên cứu 11

Kết luận 12

Tài liệu tham khảo 12

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài.

- Trong xã hội hiện nay sức khỏe thể chất là một yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với sinh viên và những người đang trong độ tuổi trưởng thành, chuẩn bị cho tương lai và

sự nghiệp vì nó ảnh hưởng đến khả năng học tập, sức sáng tạo và phát triển năng khiếu; chỉ khi có một cơ thể khỏe mạnh sinh viên mới có thể có một quá trình học tập, tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất

- Môi trường đại học, nơi sinh viên trải qua những giai đoạn học tập căng thẳng

và những thay đổi lớn về mặt tâm lý, xã hội, cũng là môi trường tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của họ Các yếu tố này có thể đến

từ lối sống sinh hoạt không lành mạnh, thói quen ăn uống không hợp lý, áp lực học tập và tâm lý, hay thậm chí là sự thiếu hụt trong các hoạt động thể dục thể thao.Việc nghiên cứu các yếu tố này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của sinh viên, mà còn cung cấp cơ sở để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống và học tập của sinh viên trong môi trường đại học Chủ đề nghiên cứu này hướng đến việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe thể chất của sinh viên, từ đó đề xuất các biện pháp cải thiện điều kiện sống và học tập, giúp sinh viên có thể phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập tại trường đại học

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm ra các nguyên nhân, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất nói riêng và đào tạo nói chung là mục đích của nghiên cứu này Bởi vì,sinh viên luôn là một đối tượng được xã hội chú trọng vì sinh viên đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước Đào tạo ra những con người có sức khỏe và trình độ cao là nhiệm vụ của ngành giáo dục

3 Đối tượng nghiên cứu

- Sinh viên trong môi trường đại học ngày nay

4 Nội dung nghiên cứu

hưởng đến

sức khỏe thể chất

- Đánh giá tác động của lối sống sinh viên đến sức khỏe tổng thể

- Đề xuất các chương trình và hoạt động giúp cải thiện sức khỏe thể chất của sinh viên

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, Phương pháp kiểm tra sư phạm, và Phương pháp toán thống kê

Trang 6

Chương 1 Tổng quát

1.1 Cơ sở lý thuyết của vấn đề

1.1.1 Khái niệm về sức khoẻ.

- Theo tổ chức WHO: Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái toàn diện về thể

chất, tinh thần và xã hội và không bao gồm có bệnh hay thương tật

- Sức khoẻ thể chất: một người có sức khoẻ thể chất tốt là một người có một

cơ thể hoạt động ở mức cao nhất Sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần có liên kết chặt chẽ với nhau

1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất

a) Yếu tố di truyền

- Yếu tối di truyền đóng một phần quan trọng trong sức khoẻ thể chất xác định cấu trúc hoạt động của cơ thể Các nhà nghiên cứu đã chứng minh các biến đổi không bình thường trong giai đoạn gen đã gây ra các bệnh về mặt sức khoẻ của con người Hiện nay, y học đã sử dụng biểu đồ gen để chuẩn đoán một số bệnh lý do gen Tuy nhiên phần lớn các yếu tố bệnh lý do gen gây ra không thể thay đổi được và cho đến nay, y học chỉ có khả năng can thiệp hạn chế vào chúng

b) Yếu tố môi trường

- Yếu tố môi trường là các yếu tố bao quát mọi thứ xung quanh bao gồm (không gian sống, tổ chức, xã hội, thiên nhiên,…) Các yếu tố chủ chốt của môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất là không gian sống, học tập nếu không gian sống không có đủ các điều kiện tốt như ánh sáng mặt trời, thoáng mát, yên tĩnh,… sẽ làm cho sức khoẻ tinh thần không được thoải mái học tập và làm việc một cách hiệu quả kéo theo đó sẽ là ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất khi không có đủ các điều kiện về sức khoẻ tinh thần Cộng đồng khi không có một cộng đồng không tốt sẽ ảnh hưởng rất tệ đến sức khoẻ của bản thân Thiên nhiên ở những nơi ô nhiễm Đó là những lý do trực tiếp nhất ảnh hưởng đến sứ khoẻ thể chất của sinh viên trong môi trường đại học

c) Yếu tố về ăn uống

-Các chế độ ăn không lành mạnh ảnh hưởng tới sức khoẻ Hiện nay, các chuỗi cửa hang thức ăn nhanh đang và hoạt động rất sôi nổi ở thị trường Việt Nam, những thức ăn nhanh không đủ để đáp ứng chế độ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động tối ưu hoá, thiếu dưỡng chất có thể gây ra nhiều bệnh tật và suy yếu hệ miễn dịch Vì vậy nên chọn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng dưỡng chất cho cơ thể

d) Hoạt động thể dục

- Thể dục giúp cải thiện sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần một cách hiệu quả nhất giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính và điều quan trọng nhất trong luyện tập thể dục là giúp ta có một hệ thống đề kháng mạnh và một cơ thể săn chắc

Trang 7

e) Sinh hoạt

- Giấc ngủ, căng thẳng, các thói quen xấu (nhậu nhẹt, hút thuốc, game,…) ảnh

hưởng trực tiếp tới của hai mặt của sức khoẻ là sức khoẻ tinh thần và thể chất

1.1.3 Lối sống ảnh hưởng tới sức khoẻ

Sinh viên đại học thường sẽ chịu rất nhiều đến áp lực như học tập, công việc, tài chính,… Do đó cuộc sống của đa số sinh viên đại học sẽ chịu rất nhiều áp lực từ mọi mặt và mặt góc nhìn nó sẽ gây nên thiếu ngủ, không có sự cân đối trong học tập, làm việc và nghỉ ngơi dẫn hợp lý của cơ thể

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.

1.2.1 Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sức khỏe sinh viên cho thấy rằng chế độ ăn uống không điều độ, thiếu hoạt động thể chất, và áp lực học tập ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất của sinh viên Một nghiên cứu từ Đại học Y Hà Nội đã chỉ ra rằng hơn 30% sinh viên có biểu hiện suy dinh dưỡng hoặc thừa cân (Nguyen, 2021) Và nghiên cứu của trường đại học Nguyễn Tất Thành đã nghiên cứu tình trạng sức khoẻ của 951 sinh viên trong đó 311 nam và 640 nữ Kết quả là tình trạng thể lực của sinh viên: thể lực loại I 79,7%, loại II 13,33%, loại IV 2,84%, loại V 0,55% Mô hình bệnh tật của sinh viên: Bệnh lí mắt: tỉ lệ sinh viên mắc tật khúc xạ là 49,8% Bệnh lí RHM chiếm 23.3%, bệnh lí TMH chiếm 1,7 Bệnh lí nội khoa chiếm 2,3% với chủ yếu là bệnh tim mạch, hô hấp (Le, Nguyen, Nguyen, 2017),

1.2.2 Các nghiên cứu quốc tế

- Ở Vương quốc Anh, bài nghiên cứu sức khoẻ tinh thần của sinh viên cho ta biết, đã gia số lượng tuyển sinh của đại học là 3% Đối với mỗi người dô đại đại học là một cú chuyển mình lớn và đi theo với nó là những nhu cầu càng tang của xã hội, tài chính, giáo dục, Tỷ lệ sức khoẻ của sinh viên đại học là đáng chú ý Đã có một cuộc khảo sát toàn cầu với 13.984 sinh viên cho thấy 35% cho biết có ít nhất một chứng rối loạn tâm thần Tỷ lệ báo cáo trầm cảm

và lo âu của nước cao hơn so với dân số cùng độ tuổi trong nước

- Ở Nhật Bản, có một nghiên cứu của Đại học Tokyo đã nhấn mạnh vai trò tham gia các câu lạc bộ thể thao trong việc duy trì sức khoẻ thể chất cho sinh viên Những sinh viên tham gia hoạt động thể chất thường xuyên có tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính thấp hơn rất nhiều so với các sinh viên không thao gia hoạt dộng thể chất

1.2.3 Hướng đi của các nghiên cứu

- Các nghiên cứu chỉ tập vào việc đánh giá các hoạt động thể dục, thể thao, lối

sống, ăn uống của các sinh viên, Những vấn đề tâm sinh lý của các sinh viên trong môi trường Đại học Tìm hiểu các tác động đến cuốc sống và sức khoẻ của sinh viên, tích hợp các công nghệ thông minh để theo dõi sức khoẻ và tang cường chương trình giáo dục sức khoẻ nghiên cứu về các chương trình giáo dục thể chất và dinh dưỡng tại các trường đại học, nhằm cải thiện sức khoẻ tổng quát của sinh viên Những hướng đi này phản ánh các lĩnh vực nghiên

Trang 8

cứu hiện đại, đang dần mở rộng và kết hợp các yếu tố xã hội, công nghệ và y tế

Chương 2: Nội dung nghiên cứu

2.1 Phương pháp tiến hành nghiên cứu

2.1.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả: Mô tả thực trạng sức khỏe thể chất và các yếu tố liên

quan của sinh viên

Nghiên cứu tương quan: Đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố và sức

khỏe thể chất

Nghiên cứu phân tích: Phân tích sâu hơn các yếu tố có ảnh hưởng mạnh

đến sức khỏe

2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Khảo sát:

- Khảo sát trực tuyến: Tiện lợi, tiết kiệm thời gian

- Khảo sát trực tiếp: Đảm bảo độ chính xác cao hơn

- Phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại: Phỏng vấn sâu để hiểu rõ hơn

về quan điểm, trải nghiệm và hành vi của sinh viên

Phân tích tài liệu: Thu thập và phân tích các tài liệu liên quan như báo

cáo y tế, kết quả kiểm tra sức khỏe, các nghiên cứu trước đó

2.1.3 Công cụ thu thập dữ liệu:

Bảng hỏi: Thiết kế bảng hỏi với các câu hỏi đóng và mở, bao gồm các

câu hỏi về thông tin cá nhân, thói quen sinh hoạt, tình trạng sức khỏe, các hoạt động thể chất, chế độ ăn uống, giấc ngủ, căng thẳng, sử dụng chất kích thích, v.v

Phiếu phỏng vấn: Sử dụng phiếu phỏng vấn để tiến hành phỏng vấn sâu

với một số đối tượng đại diện

2.1.4 Các yếu tố cần nghiên cứu

Yếu tố cá nhân: Tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe cơ bản, tiền sử bệnh

Yếu tố xã hội: Mối quan hệ gia đình, bạn bè, tình trạng kinh tế, áp lực

học tập

Yếu tố môi trường: Môi trường sống, điều kiện học tập, cơ sở vật chất

phục vụ cho hoạt động thể chất

Yếu tố lối sống: Chế độ ăn uống, giấc ngủ, hoạt động thể chất, sử dụng

chất kích thích, quản lý căng thẳng

2.1.5 Thu thập và phân tích dữ liệu:

Nhập liệu: Nhập dữ liệu

Trang 9

 Phân tích mô tả: Tính toán các chỉ số trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất

để mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu

quan hệ giữa thời gian ngủ và mức độ căng thẳng)

khỏe thể chất

các chủ đề chính

2.1.6 Các giải pháp đề xuất

Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm cải thiện sức khỏe thể chất của sinh viên, có thể bao gồm:

Các chương trình giáo dục: Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về sức

khỏe, dinh dưỡng, tập luyện

Xây dựng cơ sở vật chất: Đầu tư xây dựng các phòng tập thể dục, sân

thể thao

Tổ chức các hoạt động thể chất: Tổ chức các câu lạc bộ thể thao, các

cuộc thi thể thao

Hỗ trợ tâm lý: Tổ chức các buổi tư vấn tâm lý để giúp sinh viên giảm

stress

2.2 Trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu hoá chất sử dụng

2.2.1 Các thiết bị và dụng cụ chính

Máy tính: Đây là công cụ không thể thiếu để nhập liệu, xử lý, phân tích dữ liệu, tạo báo cáo và lưu trữ thông tin

Phần mềm thống kê: Các phần mềm như SPSS, SAS, R, được sử dụng để phân tích số liệu thu thập được từ khảo sát

Máy in: Dùng để in bản in các bảng biểu, báo cáo

Máy chiếu: Dùng để trình bày kết quả nghiên cứu

Bảng trắng/bảng đen: Dùng để ghi chép, trình bày thông tin trong quá trình làm việc

Các thiết bị ghi âm, ghi hình: Có thể được sử dụng trong các cuộc phỏng vấn để ghi lại thông tin một cách chi tiết

2.2.2 Nguyên vật liệu hóa chất

Giấy: Dùng để in bảng hỏi, tài liệu

Bút, mực: Dùng để ghi chép

Thẻ khảo sát: Dùng để in các câu hỏi khảo sát

Phong bì: Dùng để đựng các bảng khảo sát đã hoàn thành

☆Các công cụ khác

Bảng hỏi: Là công cụ chính để thu thập dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của sinh viên

Trang 10

Phiếu phỏng vấn: Dùng để thu thập thông tin chi tiết hơn từ một số đối tượng nghiên cứu

Đồng hồ bấm giờ: Có thể được sử dụng trong các bài kiểm tra thể lực (nếu có)

Thước đo: Dùng để đo chiều cao, cân nặng (nếu có)

Thiết bị đo sinh trắc: (tùy thuộc vào nghiên cứu): Ví dụ như máy đo huyết

áp, máy đo nhịp tim, máy đo độ bão hòa oxy trong máu để đánh giá một số chỉ

số sức khỏe cụ thể

Ví dụ về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của sinh viên và cách

đo lường:

Hoạt động thể chất Tần suất tập luyện, loại hình tập luyện, thời gian tập luyện

Sử dụng chất kích

thích

Tần suất sử dụng rượu, bia, thuốc lá

2.3 Phương pháp tiến hành thực nghiệm, thí nghiệm:

2.3.1 Xác định mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chính: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh viên, bao gồm dinh dưỡng, hoạt động thể chất, tâm lý, môi trường học tập, và thói quen sinh hoạt

2.3.2 Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sinh viên để thu thập thông tin chi tiết về thói quen, cảm nhận và vấn đề sức khỏe

2.3.4 Nghiên cứu định lượng: Sử dụng bảng hỏi (questionnaire) để thu thập

dữ liệu từ một mẫu lớn sinh viên

- Lập bảng hỏi Nội dung bảng hỏi: Bao gồm các câu hỏi về:

 Hoạt động thể chất (tần suất tập thể dục, loại hình thể thao)

 Tình trạng tâm lý (cảm xúc, stress)

 Thói quen sinh hoạt (giấc ngủ, thời gian sử dụng điện thoại)

Môi trường học tập (không gian học tập, mức độ ồn ào)

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w