Theo thống kê hiện nay, đầu tư công ở nước ta bao gồm: - Đầu tư từ ngân sách phân cho các Bộ ngành trung ương và các địa phương - Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu thường l
Trang 1- -
TRẦN THỊ HẢI NINH
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU
TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG GIAI ĐOẠN 2017-2020
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM VĂN CƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
HẢI PHÒNG NĂM 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản
lý đầu tư công trên địa bàn quận Kiến An, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020” là đề tài nghiên cứu của tôi Những số liệu sử dụng phân tích trong luận văn hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan với thực tiễn trên địa quận Kiến An, thành phố Hải Phòng
Hải Phòng, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Trần Thị Hải Ninh
Trang 3LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập và nghiên cứu, được sự giúp đỡ, chỉ dạy tâm huyết của các thầy, cô giáo trong trường Đại học Hải Phòng, Phòng Quản lý Sau đại học, tôi đã hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu luận văn với đề tài “Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn quận Kiến An, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020”
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS TS Phạm Văn Cương đã tạo điều kiện
và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến lãnh đạo phòng Tài chính – Kế hoạch, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công tác để có đủ thời gian và hoàn thành khóa học, thực hiện thành công luận văn này
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và những tình cảm yêu mến nhất đến gia đình, những người thân của tôi đã tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Tuy đã có sự nỗ lực, cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy (cô) và đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn!
Xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Trần Thị Hải Ninh
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH VẼ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG CỦA VIỆT NAM 3
1 1 Đầu tư công và quản lý đầu tư công 3
1.1.1 Khái niệm đầu tư công 3
1.1.2 Khái niệm về quản lý đầu tư công 4
1.2 Nội dung quản lý đầu tư công 5
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2012-2016 13
2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội quận Kiến An 13
2.1.1 Đặc điểm địa lý - tự nhiên 13
2.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội 14
2.2 Khái quát về tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn quận Kiến An, Hải Phòng 15
2.2.1 Tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn quận Kiến An 15
2.2.2 Vai trò quản lý của các tổ chức trong công tác quản lý các dự án ĐTXD cơ bản .16
2.3 Thực trạng công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn quận Kiến An, Hải Phòng giai đoạn 2012-2016 17
2.3.1 Tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn quận 17
Trang 62.3.2 Quản lý dự án đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận Kiến An 19
2.3.3 Thực trạng về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận 21
2.4 Đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn quận Kiến An, Hải Phòng giai đoạn 2012-2016 26
2.4.1 Những kết quả đạt được 26
2.4.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 27
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN KIẾN AN, HẢI PHÒNG 32
GIAI ĐOẠN 2017-2020 32
3.1 Định hướng, mục tiêu hoạt động quản lý dự án đầu tư công của UBND quận Kiến An 32
3.1.1 Một số nhiệm vụ trọng tâm 32
3.2 Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư công trên địa bàn quận Kiến An, thành phố Hải Phòng 34
3.2.1 Công tác quản lý tình hình thực hiện dự án đầu tư 34
3.2.2 Công tác xây dựng quy hoạch đầu tư 36
3.2.3 Công tác thẩm định dự án đầu tư 38
3.2.4 Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư 40
3.2.5 Chấn chỉnh và đổi mới công tác đấu thầu 43
3.2.6 Một số biện pháp để hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước về đầu tư ở địa phương có chất lượng, khoa học, kịp thời và đồng bộ 45
3.3 Đề xuất kiến nghị 50
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 8DANH MỤC BIỂU
Số hiệu
2.1 Tình hình biến động vốn đầu tư XDCB trên địa bàn quận
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, quận Kiến An, Hải Phòng đã đạt được nhiều thành tích trong công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn Quận Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân cả chủ quan, lẫn khách quan Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, cùng với những kinh nghiệm trong công tác, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn quận Kiến An, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020” để nghiên cứu
Kết quả của việc nghiên cứu này ngoài ý nghĩa về mặt lý luận, còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn quận Kiến An trong giai đoạn 2017-2020
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là đề xuất được một số biện pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn quận Kiến An, Hải Phòng giai đoạn 2017-2020
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Những vấn đề lý luận và thực tiễn
về công tác quản lý đầu tư công ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Toàn bộ công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn quận Kiến An , Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2016 Các biện pháp đề xuất để hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn quận Kiến An, Hải Phòng giai đoạn 2017-2020
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích
Trang 115 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về lý luận: Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý đầu tư công ở Việt Nam
Về thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn quận Kiến An, Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2016; từ đó, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng nói trên Đồng thời, đề xuất phương hướng và một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản
lý đầu tư công trên địa bàn quận Kiến An, Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2020
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương sau đây:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý đầu tư công của Việt Nam;
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn quận Kiến An, Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2016;
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn quận Kiến An, Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2020
Trang 12CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG CỦA VIỆT NAM
1 1 Đầu tư công và quản lý đầu tư công
1.1.1 Khái niệm đầu tư công
a Khái niệm đầu tư
Theo cách hiểu thông thường nhất trong xã hội, đầu tư là việc bỏ vốn ra bằng tiền hoặc các tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, ) hoặc tài sản vô hình (phát minh, sáng chế, thương hiệu, ) để kinh doanh nhằm đạt được lợi ích nào đó Còn theo kinh tế học vĩ mô thì đầu tư được hiểu là tăng vốn tư bản nhằm tăng cường sức sản xuất trong tương lai Có nghĩa là đầu tư là việc bỏ
tư bản, bỏ vốn vào hoạt động nào đó để đạt được mục đích kinh tế, là hoạt động mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư Đầu tư còn được gọi là hình thành tư bản hoặc tích lũy tư bản Chỉ có tăng tư bản làm tăng năng lực sản xuất vật chất mới được tính là đầu tư, còn tăng tư bản trong lĩnh vực tài chính tiền tệ
và kinh doanh bất động sản không được coi là đầu tư [11,13]
b Khái niệm đầu tư công
Việc gia tăng tư bản tư nhân được gọi là đầu tư tư nhân, còn gia tăng tư bản xã hội được gọi là đầu tư công Việc làm gia tăng tư bản xã hội thuộc chức năng của Chính phủ, vì vậy đầu tư công thường được đồng nhất với đầu
tư do Chính phủ thực hiện Ở Việt Nam, thuật ngữ “đầu tư công” được sử dụng từ sau khi Nhà nước chuyển sang nền kinh tế thị trường Theo thống kê hiện nay, đầu tư công ở nước ta bao gồm: - Đầu tư từ ngân sách (phân cho các
Bộ ngành trung ương và các địa phương) - Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu (thường là các chương trình mục tiêu trung và ngắn hạn) được thông qua trong kế hoạch ngân sách hằng năm - Tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà nước có mức độ ưu đãi nhất định - Đầu tư của các DNNN mà phần vốn quan trọng của doanh nghiệp có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước
Theo Luật Đầu tư công, Luật số 49/2014/QH13, “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ
Trang 13tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” Theo cách hiểu này thì lĩnh vực đầu tư công sẽ bao gồm:
- Một là: Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
- Hai là: Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
- Ba là: Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích
- Bốn là: Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư Vốn đầu tư công quy định tại Luật Đầu tư công gồm: vốn ngân sách Nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư Cách hiểu này là phổ biến, được luật hóa và đã phản ánh được đúng bản chất của đầu tư công và thể hiện được đầu tư công là đối tượng của chính sách đầu tư của Nhà nước hiện nay
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khái niêm đầu tư công được được lấy theo Luật Đầu tư Công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2 Khái niệm về quản lý đầu tư công
OECD, WB, IMF đều quan niệm rằng quản lý đầu tư công (Public Investment Management - PIM) là một hệ thống tổng thể, bắt đầu từ việc hình thành những định hướng lớn trong chính sách đầu tư công cho đến việc thẩm định, lựa chọn, lập ngân sách, thực thi, và đánh giá các dự án đầu tư cụ thể, với mục đích là đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của đầu tư công, qua đó đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế
Quản lý đầu tư công là quá trình quản lý từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt chương trình, dự án, lập kế hoạch đầu tư, xác định danh
Trang 14mục chương trình, dự án đầu tư, triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra đánh giá, thanh tra các chương trình, dự án đầu tư công và kế hoạch đầu tư công Quản lý đầu tư công là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình đầu tư của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện sở hữu Nhà nước trong thực hiện đầu tư các dự án công; ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của các dự án; kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn Nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước; đảm bảo hoạt động đầu tư công đạt được tốt nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với chi phí thấp nhất [8]
1.2 Nội dung quản lý đầu tư công
Nội dung quản lý đầu tư công là quy định một số nội dung về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng đối với các dự án phù hợp với quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quản lý đầu tư và xây dựng của Trung ương, của tỉnh Dự án đầu tư phải được quản lý theo quy hoạch, cân đối chung về kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, phát huy các nguồn lực đầu tư xã hội; tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật liên quan; bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự xã hội và bảo vệ môi trường Ủy ban nhân dân các cấp xác định chủ trương đầu tư khi quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án, quyết định đầu tư, quản lý quá trình thực hiện dự án đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng và bố trí kế hoạch vốn để thực hiện [9] Nội dung quản lý chủ yếu là:
a Quản lý đầu tư theo quy hoạch: Dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu; quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trang 15b Quản lý kế hoạch đầu tư: Việc bố trí vốn đầu tư các dự án từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước phải được lập theo kế hoạch đầu tư 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được phân khai ra kế hoạch đầu tư từng năm Các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước phải được tổng hợp, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm theo đúng Luật Ngân sách Nhà nước, quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
c Quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư: Lập, thẩm tra, phê duyệt cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư Xác định chủ đầu tư dự án Lập
dự án đầu tư: Dự án đầu tư chỉ được triển khai lập và trình thẩm định, phê duyệt sau khi có quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền
d Thẩm định dự án đầu tư: Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án đầu tư Thẩm định thiết kế cơ sở công trình, thẩm định thiết
kế sơ bộ các dự án ứng dụng công nghệ thông tin
e Thực hiện đầu tư dự án: Căn cứ quyết định phê duyệt dự án đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng, đảm bảo tiến
độ, chất lượng công trình, an toàn lao động, môi trường xây dựng và tránh lãng phí, thất thoát vốn đầu tư Các nội dung quản lý là:
- Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình;
- Giao đất; bồi thường, hỗ trợ tái định cư;
- Quản lý đấu thầu - Cấp giấy phép xây dựng công trình;
- Xây dựng công trình - Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư các dự án
f Quản lý chất lượng công trình, quản lý tiến độ, khối lượng thi công, an toàn lao động, môi trường xây dựng
Bước này bao gồm các nội dung như:
- Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình
- Lập và phê duyệt biện pháp thi công
Trang 16- Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình và báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi khởi công
- Tổ chức thi công xây dựng công trình và giám sát, nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng
- Kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng hoàn thành trước khi đưa vào sử dụng
- Nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng
- Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình theo quy định
g Kết thúc dự án đầu tư đưa vào khai thác sử dụng:
Bước này bao gồm các nội dung như:
- Nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng và thực hiện bảo 19 hành, bảo trì
- Quyết toán vốn đầu tư: Các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước phải thực hiện quản lý chi phí và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo quy định của Chính phủ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành để trình người có thẩm quyền phê duyệt
1.3 Tầm quan trọng của quản lý đầu tư công
Vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội là một trong những vấn đề nghiên cứu trọng tâm của các nhà kinh tế qua các thời kỳ Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lại có các học thuyết, mô hình khác nhau được đưa ra nhằm lý giải về việc Nhà nước có nên tham gia tác động vào nền kinh tế và nếu có thì cách thức tác động như thế nào là thích hợp Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế với các đại diện là Adam Smith, David Ricardo được đề ra vào những năm đầu phát triển của kinh tế tư bản cho rằng vai trò của chính phủ là hoàn toàn không cần thiết cho điều hành kinh tế Trên cơ sở những khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng những năm 1929-1933, Keynes đã mạnh
mẽ thay đổi quan điểm cổ điển về nền kinh tế có xu hướng tự điều chỉnh đi đến cân đối mới, nơi có công ăn và việc làm đầy đủ cho tất cả mọi người
Trang 17Trong các nghiên cứu của mình ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc xác định sản lượng và đi đến kết luận, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, Nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế nhằm tăng cầu tiêu dùng Để đạt được điều này, ông đề nghị sử dụng ngân sách Nhà nước để kích thích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng của Nhà nước và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp Để thúc đẩy tăng trưởng và giảm lãi suất để kích thích đầu tư, chính phủ chấp nhận lạm phát có mức độ, đẩy mạnh đầu tư vào các công trình công cộng và các biện pháp khác nhau như một cú hích trợ lực khi đầu tư tư nhân giảm sút Trường phái kinh tế gần đây ra đời với đại diện là P.A Samuelson, những nội dung cơ bản của lý thuyết này là: Trên thực
tế, sản lượng cân bằng thường ở dưới mức sản lượng tiềm năng, trong điều kiện hoạt động bình thường, nền kinh tế luôn có thất nghiệp và lạm phát Nhà nước cần xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát có thể chấp nhận được Sự cân bằng của nền kinh tế được xác định tại giao điểm của tổng cung và tổng cầu Lý thuyết tăng trưởng kinh tế này cũng thống nhất với cách xác định của mô hình kinh tế tân cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất
Họ cho rằng tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất, đó là nguồn lao động, vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên
và khoa học công nghệ: Y=f(K, L, R, T) Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Samuelson cho rằng thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế Mặt khác, trong sự phát triển kinh tế hiện nay, việc mở rộng kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước không chỉ vì thị trường
có những khuyết tật, mà còn vì xã hội đặt ra mục tiêu mà dù thị trường có hoạt động tốt cũng không thể đáp ứng được Theo Samuelson trong nền kinh
tế hỗn hợp hiện đại, chính phủ có bốn chức năng cơ bản: thiết lập khuôn khổ pháp luật, xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô; tác động vào việc phân
bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế; thiết lập các chương trình tác động đến việc phân phối lại thu nhập Chính phủ cần tạo ra môi trường ổn định để cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình có thể tiến hành sản xuất và
Trang 18trao đổi sản phẩm một cách thuận lợi Chính phủ cũng cần đưa ra những định hướng cơ bản về phát triển kinh tế và những hướng ưu tiên cần thiết cho từng thời kỳ và sử dụng các công cụ như thuế quan, chương trình tín dụng, trợ giá
để hướng dẫn các ngành, các doanh nghiệp hoạt động Chính phủ thường xuyên tìm cách duy trì công ăn, việc làm ở mức cao bằng cách đưa ra các chính sách thuế, chi tiêu và tiền tệ hợp lý Đồng thời, chính phủ khuyến khích một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế vững chắc, chống lạm phát và giảm ô nhiễm môi trường Chính phủ thực hiện phân phối lại thu nhập của cải giữa các doanh nghiệp và các hộ gia đình thông qua thuế thu nhập, thuế tài sản và những biện pháp khác Chính phủ cũng thực hiện các hoạt động phúc lợi công cộng như cung cấp phúc lợi cho người già, người tàn tật và những người thất nghiệp Cho đến nay, vẫn có nhiều nhà kinh tế tiếp tục nghiên cứu về vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội Những nghiên cứu này được thực hiện trên nhiều mặt, trên nhiều quốc gia và đã đạt được nhiều kết quả nghiên cứu quan trọng, nhìn chung những nghiên cứu này đều xác định vai trò của Nhà nước là cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội
Trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội, có nhiều lĩnh vực, nhiều dự án
mà tư nhân không đủ khả năng hoặc đủ khả năng mà không muốn thực hiện đầu tư như các dự án xây dựng công trình cầu, đường, các công trình công cộng; đầu tư phát triển cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số, Bởi đó đều là những dự án phải bỏ nhiều vốn đầu tư ban đầu, thời gian thu hồi vốn lâu, hoặc khả năng thu hồi được vốn là không cao Do đó, việc đầu tư của Nhà nước để đảm bảo các nhu cầu tối thiểu của cộng đồng được đáp ứng, giữ vững ổn định
xã hội, tránh tình trạng bất công, bất bình đẳng trong xã hội Vai trò của đầu
tư công được thể hiện trên ba khía cạnh quan trọng sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên việc đầu tư cho các công trình
hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật tối thiểu chung cho xã hội Đây cũng đồng thời tạo những điều kiện thiết yếu cho các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đầu tư và phát triển
Trang 19Ngoài ra, đầu tư công giúp có cơ hội được tập trung nguồn lực cao, hoặc Trung ương có thể điều tiết được một cách hợp lý các nguồn đầu tư, tránh tình trạng cục bộ, địa phương, nơi thừa nơi thiếu - Góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm bất bình đằng, bất công trong xã hội bằng các chương trình, dự án kinh tế hỗ trợ các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, các dân tộc thiểu số (chương trình 134, 135 của Chính phủ, các chương trình xóa đói giảm nghèo, ), nâng cao và ổn định đời sống người dân - Đảm bảo ổn định và không ngừng tăng cường quốc phòng, an ninh Các công trình, dự án
về an ninh quốc phòng đều không mang lại hiệu quả kinh tế trước mắt nên khu vực tư nhân không thể và cũng không muốn đầu tư vào lĩnh vực này Nhưng đó lại là cơ sở quan trọng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia
Trong đầu tư công, đầu tư cho cơ sở hạ tầng là đối tượng chính, là một
bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục
Có cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững Trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến trình độ phát triển của đất nước, có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và công tác xoá đói giảm nghèo Việc phát triển kết cấu hạ tầng gồm có sáu tác động quan trọng sau đây:
- Cơ sở hạ tầng phát triển mở ra khả năng thu hút các luồng vốn đầu tư
đa dạng cho phát triển kinh tế - xã hội
- Cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại là điều kiện để phát triển các vùng kinh tế động lực, các vùng trọng điểm và từ đó tạo ra các tác động lan toả lôi kéo các vùng liền kề phát triển
- Cơ sở hạ tầng phát triển trực tiếp tác động đến các vùng nghèo, hộ nghèo thông qua việc cải thiện hạ tầng mà nâng cao diều kiện sống của họ
Trang 20- Cơ sở hạ tầng thực sự có ích với người nghèo và góp phần vào việc giữ gìn môi trường
- Đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn, đem đến tác động cao nhất đối với giảm nghèo
- Phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến thức và cải thiện tình trạng sức khoẻ cho người dân, góp phần giảm thiểu bất bình đẳng về mặt xã hội cho người nghèo
Qua nghiên cứu ở chương 1, ta có thể tóm tắt lại như sau:
Đầu tư xây dựng là một lĩnh vực quan trọng, là nhiệm vụ chiến lược, một giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội theo hướng tăng trưởng cao, ổn định và bền vững cho một đất nước cũng như của từng địa phương
Thực hiện tốt công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng nói chung và đặc biệt là các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách là một trong những nhiệm
vụ hàng đầu của nền kinh tế, của các cấp, các ngành và của các nhà đầu tư, là một đòi hỏi khách quan của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, là một biện pháp tích cực nhất để giải quyết đúng đắn mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng kinh tế ở tốc độ cao, bền vững với khả năng tích luỹ có hạn của các nền kinh tế nói chung, của đất nước ta nói riêng
Quản lý dự án đầu tư chính là quản lý vốn đầu tư, là quá trình quản lý các chi phí đầu tư để đạt được mục tiêu đầu tư đã đề ra Quản lý các dự án đầu
tư phải quản lý xuyên suốt từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư đưa dự án vào vận hành khai thác, mỗi giai đoạn gồm nhiều bước công việc khác nhau được tiến hành một cách liên tục
Các nội dung chủ yếu của quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước gồm: Công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư; công tác lập và quản lý quy hoạch; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế
- dự toán; quản lý công tác đấu thầu; công tác triển khai thi công, nghiệm thu
và thanh quyết toán
Trang 21Hiệu quả dự án đầu tư được đánh giá theo quan điểm của các nhà đầu
tư, theo quan điểm của Nhà nước và theo quan điểm quản lý dự án Theo quan điểm quản lý dự án, dự án đầu tư xây dựng hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu: hoàn thành đúng thời gian quy định; đạt được chất lượng và thành quả mong muốn; tiết kiệm các nguồn lực, chi phí đầu tư trong phạm vi cho phép Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng gồm: Điều kiện tự nhiên khu vực dự án đầu tư, khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư, công tác xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng, nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và đặc biệt là công tác quản lý dự án của các chủ đầu tư
Trang 22CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
GIAI ĐOẠN 2012-2016 2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội quận Kiến An
2.1.1 Đặc điểm địa lý - tự nhiên
Quận Kiến An, thành phố Hải Phòng được thành lập từ tháng 8/1994, với diện tích tự nhiên 29,55 km2 Toàn quận gồm 10 đơn vị hành chính cấp phường là: Ngọc Sơn, Trần Thành Ngọ, Bắc Sơn, Quán Trữ, Tràng Minh, Văn Đẩu, Phù Liễn, Nam Sơn, Đồng Hoà, Lãm Hà
Quận Kiến An nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam so với trung tâm thành phố Hải Phòng, có vị trí: phía Bắc giáp sông Lạch Tray, phía Nam giáp sông
Đa Độ, phía Đông giáp huyện Kiến Thuỵ, phía Tây giáp huyện An Lão
Độ cao trung bình từ +3 đến +3,5m; các khu vực cao nhất là núi Cột
Cờ, núi Cựu Viên, Thiên Văn, núi Đấu Địa hình dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam thấp nhất là khu vực phía Nam các phường Phù Liễn và Tràng Minh giáp với sông Đa Độ
Kiến An vốn là thủ phủ của tỉnh Kiến An trước đây với lịch sử phát triển đô thị từ trên 100 năm Trên địa bàn còn có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng: có đền thờ Chiêu Chinh Công chúa; đền Kha Lâm, đền Kiên Vũ, đền Tây Sơn…đều là các di tích lịch sử, văn hóa có giá trị, ngoài ra còn được thiên nhiên ưu đãi với những dãy núi Cột Cờ, quần thể đồi - rừng - núi Cựu Viên, núi Đấu và đồi Thiên Văn với cảnh quan đẹp, độ dốc sườn đồi vừa phải; thảm thực vật phong phú, khu vực núi Đấu còn là nơi quy tụ của nhiều loài chim về sinh sống Có thể nói đây là tặng phẩm tự nhiên hiếm có cho một đô thị thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ Đây không chỉ là máy điều hòa không khí
tự nhiên cho khu đô thị mà là lợi thế hứa hẹn tiềm năng phát triển các hoạt động du lịch sinh thái đồi rừng ngay trong lòng thành phố Hải Phòng [14]
Trang 232.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của quận giai đoạn 2012 - 2016 đạt 8% Thu nhập bình quân đầu người 1.400 USD/năm Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 8,58%, thương mại dịch vụ tăng 18,2%, sản xuất nông nghiệp thuỷ sản tăng 2,5%
Đến năm 2016 trên địa bàn quận có hơn 1000 doanh nghiệp công, nghiệp xây dựng, thương mại; 6.425 hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ Sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản những năm qua đã bước đầu chuyển dịch mạnh theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng trang trại, gia trại ở các phường Văn Đẩu, Phù Liễn, Lãm Hà, Tràng Minh
Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ Đến nay: công nghiệp - xây dựng chiếm 57,13%, Thương mại - Dịch vụ chiếm 41,79% và Nông nghiệp chiếm 1%
Dân số của quận năm 2016 là 111.350 người, trong đó số người trong
độ tuổi lao động 57.160 người, chiếm 51% dân số Cơ cấu lao động: về số người hoạt động trong ngành thương mại - dịch vụ chiếm 39,2%, công nghiệp - xây dựng chiếm 32,1%, nông nghiệp chiếm 29,7%
Kiến An với diện tích 2.955 ha, trong đó có 1.334,6 ha là đất lâm nghiệp chiếm 45,2% Trong đất nông nghiệp, đất lúa chiếm diện tích tới 74,5% diện tích đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp chiếm 45,9% diện tích đất tự nhiên Trong cơ cấu phi nông nghiệp, đất ở chiếm 29,8%, đất an ninh quốc phòng chiếm 24,9%, đất công nghiệp chiếm 17,7% Sau 5 năm, đất xây dựng và công nghiệp tăng thêm gần 200 ha, chủ yếu do mở mang khu công nghiệp và xây dựng đô thị Đất chưa sử dụng còn 263,9 ha chiếm 8,9% tổng diện tích đất tự nhiên Đất chưa sử dụng chủ yếu là đất mặt nước sông và một phần diện tích đồi núi chưa sử dụng
Từ những phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội trên cho thấy đặc điểm xã hội của địa phương có những thuận lợi và khó khăn thách thức ảnh hưởng đến quản lý NSNN trên địa bàn:
Trang 24Về thuận lợi: giao thông thuận tiện tạo, cơ cấu dân số vàng (số người trong
độ tuổi lao động chiếm 51% dân số), điều kiện đất đai còn nhiều, đó là những điều kiện để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bàn những năm tới
Về khó khăn: Nguồn tài nguyên thiên nhiên của quận khan hiếm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận còn chậm, chưa vững chắc, không có ngành kinh
tế mũi nhọn, sản xuất công nghiệp nhỏ, manh mún Các hoạt động dịch vụ và giao lưu kinh tế trên địa bàn còn kém phát triển Nguồn thu ngân sách còn tương đối thấp Cơ cấu lao động không cân xứng với tỷ cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 1,45% nhưng tỷ lệ lao động chiếm 29,7% Tỷ lệ người lao động sống bằng nghề nông nghiệp (29,7%), không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khó chuyển đổi nghề nghiệp tìm việc làm mới trong điều kiện đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp đang giảm dần do quá trình
Biểu đồ 2.1 Tổ chức tham gia quản lý các dự án đầu tư XDCB
(Nguồn: UBND quận Kiến An)
Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân
Phòng Tài
chính-Kế
hoạch
Phòng quản lý đô thị
Đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư
Kho bạc nhà nước Kiến An
Trang 252.2.2 Vai trò quản lý của các tổ chức trong công tác quản lý các dự
án ĐTXD cơ bản
- Hội đồng nhân dân quận: Giám sát việc lập, thẩm định quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các chương trình, dự án do địa phương quản lý; Quyết định hoặc ủy quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, cho ý kiến quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C thuộc cấp quận quản lý
- Uỷ ban nhân dân quận có trách nhiệm cân đối ngân sách, phê duyệt
dự toán ngân sách năm, phê duyệt danh sách các công trình và hạng mục công trình cần đầu tư; giữ vai trò là cơ quan quyết định đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán xây dựng các công trình
- Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm xây dựng kế hoạch các công trình cần đầu tư xây dựng trình UBND quận xem xét quyết định Ngoài
ra, Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm thẩm định các dự án đầu tư, tham mưu giúp UBND quận quyết định quy mô đầu tư Phòng Tài chính - Kế hoạch quận có vai trò quan trọng trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản của quận Phòng có nhiều chức năng, tuy nhiên chức năng chính trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đó là chuẩn bị nguồn kinh phí để thực hiện các dự án và trình lãnh đạo quận kế hoạch vốn ĐTXD cơ bản hàng năm; kết hợp với phòng Quản lý đô thị trong công tác giao kế hoạch hàng năm cho các đơn vị thực hiện Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện công tác thẩm định và phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách của quận
- Phòng phòng quản lý đô thị thực hiện công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng công trình
- Đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư: tổ chức triển khai, thực hiện quản lý các dự án theo kế hoạch đã được UBND quận giao,có trách nhiệm thuê các đơn vị tư vấn thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư và tổ chức lựa chọn các nhà thầu thi công giai đoạn thực hiện đầu tư đảm bảo các dự án được đầu tư có chất lượng và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất
Trang 26- Kho bạc Nhà nước Kiến An là cơ quan kiểm soát chi và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các nhà thầu sau khi các nhà thầu hoàn thành các phần việc được chủ đầu tư giao
2.3 Thực trạng công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn quận Kiến An, Hải Phòng giai đoạn 2012-2016
2.3.1 Tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn quận
Trong giai đoạn 5 năm 2012-2016, Quận Kiến An đã thực hiện đầu tư được 110 dự án bằng vốn ngân sách Nhà nước với tổng số vốn thực hiện là
275 tỷ đồng trong số đó số dự án đã hoàn thành là 89 dự án, số dự án đang triển khai thực hiện là 21 dự án Do quy mô và vốn đầu tư cho dự án trên địa bàn quận nhỏ nên chủ yếu tất cả các dự án được đầu tư đều là dự án nhóm C
Các công trình được đầu tư trong giai đoạn 2012-2016 đã góp phần quan trọng trong việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế
* Vốn đầu tư cho dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn quận:
Giai đoạn từ năm 2012 đến 2016, tại quận Quận Kiến An, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được đầu tư từ các nguồn vốn sau:
- Nguồn vốn XDCB từ NSTP
- Nguồn vốn phân cấp quận
- Nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất
- Nguồn vốn góp
Qua từng năm, các nguồn vốn trên chiếm tỷ lệ khác nhau trong tổng số vốn đầu tư dành cho xây dựng cơ bản Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản của quận chủ yếu lấy từ nguồn vốn XDCB tập trung từ ngân sách thành phố và nguồn vốn ngân sách quận
* Nhiệm vụ của UBND quận đối với các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn:
- Đối với các công trình được ngân sách thành phố hỗ trợ:
Trang 27+ Tổng hợp danh mục các công trình cần đầu tư trong năm trình UBND thành phố, Sở Kế hoạch Đầu tư phê duyệt
+ Tổng hợp công nợ XDCB trình các Sở liên ngành xem xét
+ Xây dựng kế hoạch phân bổ vốn, giải ngân vốn cho các công trình đã được phê duyệt Tổng hợp danh mục các công trình đề nghị cấp kinh phí trong năm
+ Báo cáo tình hình nợ XDCB các công trình khởi công trong năm
- Đối với các công trình được đầu tư bằng ngân sách quận:
+ Phê duyệt các công trình trong danh mục được đầu tư
+ Kiểm soát, quản lý nợ XDCB trong phạm vi thành phố cho phép + Bố trí và giải ngân vốn cho các công trình đã thi công, hoàn thành Tuy nhiên do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong nước cũng như toàn cầu, số doanh nghiệp trên địa bàn phá sản tăng dẫn đến thu ngân sách sụt giảm Số thu ngân sách của Quận Kiến An giảm ảnh hưởng đến khả năng bố trí nguồn vốn cho ĐTXDCB Năm 2013 vốn đầu tư XDCB giảm 29%, năm
2014 giảm 20% và năm 2015 giảm 36% Đến năm 2016 nền kinh tế phục hồi thu ngân sách tăng nhưng vốn đầu tư XDCB vẫn chủ yếu do ngân sách thành phố hỗ trợ
Biểu đồ 2.1 Tình hình biến động vốn đầu tư XDCB trên địa bàn
quận Kiến An giai đoạn 2012-2016
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Trang 28Tỷ lệ chi đầu tư XDCB so với chi ngân sách quận giảm liên tục qua các năm Năm 2012 tỷ lệ này là 36,82%, năm 2013 giảm xuống còn 25,33%, năm
2014 là 19,36% Năm 2015 chi cho XDCB chỉ là 25,81 tỷ đổng, tỷ lệ chi cho đầu tư XDCB so với chi ngân sách quận giảm xuống còn 11,3% Số chi cho ĐTXDCB trong các năm này chủ yếu là chi trả nợ xây dựng, thực hiện chỉ thị
số 01/CT-UBND ngày 05/01/2012 của UBND thành phố về việc tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước Năm 2014 tình hình kinh tế có khởi sắc hơn cùng với sự cố gắng của UBND quận trong quá trình lãnh đạo chỉ đạo, cùng với các chủ đầu tư và sự hỗ trợ của cấp trên các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn quận tiếp tục được đầu tư đưa vào sử dụng Số chi cho ĐTXDCB năm 2016 tăng lên 86,8 tỷ đồng, tỷ lệ chi ĐTXD so với chi ngân sách tăng lên 23,95%
Cụ thể được thể hiện thông qua bảng 2.3, tỷ lệ chi đầu tư XDCB so với tổng chi ngân sách quận
Bảng 2.1 Tỷ lệ chi đầu tư XDCB so với tổng chi NS quận Kiến An
* Thẩm định dự án:
Theo Luật đầu tư công 2014, Chủ tịch UBND quận Kiến An có quyền quyết định đầu tư chương trình sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa
Trang 29đưa vào cân đối ngân sách địa phương; Dự án nhóm B, nhóm C sử dụng toàn
bộ vốn cân đối ngân sách địa phương hoặc vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương
Công tác thẩm định dự án được UBND quận Kiến An giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện thẩm định các dự án đầu tư và báo cáo
* Giai đoạn chuẩn bị dự án:
- Lập Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình:
Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập quản lý dự án và đơn vị
tư vấn lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình để trình cơ quan chuyên môn là Phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm định Điểm hạn chế ở đây Tư vấn lập Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán ở một số công trình chất lượng còn thấp, chưa đưa ra nhiều phương án để lựa chọn, chưa tuân thủ theo tiêu chuẩn, qui phạm (có một số công trình tư vấn làm theo yêu cầu của chủ đầu tư, nâng qui mô càng lớn càng tốt), số liệu điều tra, khảo sát chưa chính xác Trong thiết kế thường tính thiên
về an toàn quá lớn, trong tính toán dự toán áp dụng đơn giá, định mức và các chế độ tài chính trong XDCB chưa chính xác hoặc sót khối lượng công việc
- Thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật:
Thẩm định BCKTKT có vai trò rất quan trọng trong việc giúp đánh giá một cách khách quan tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án giúp cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư được đúng đắn Phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật trình UBND quận phê duyệt
Công tác thẩm định đã đảm bảo đúng đơn giá, định mức và theo đúng các quy định theo pháp luật Tuy nhiên công tác thẩm định còn kéo dài, thẩm định chưa sát do còn tin tưởng nhiều vào thiết kế
- Phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật:
UBND quận có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng)
Trang 30* Giai đoạn thực hiện dự án:
Ở giai đoạn này, trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu để thực hiện xây dựng công trình Đơn vị tư vấn quản lý dự án sẽ giúp chủ đầu tư tổ chức quản lý, tổ chức nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán
- Lựa chọn nhà thầu:
Công tác lựa chọn nhà thầu còn mang tính hình thức Chủ yếu vẫn là dùng hình thức chỉ định thầu, hình thức đấu thầu rộng rãi chưa được thực hiện nhiều Do đó thiếu đi sự cạnh tranh bình đẳng Tỷ lệ giảm giá thấp, giá trúng thầu của hầu hết các gói thầu đều xấp xỉ bằng giá gói thầu
- Quản lý dự án:
+ Quản lý về tiến độ:Việc quản lý tiến độ thực hiện dự án chưa được chủ đầu tư theo dõi sát sao Bên cạnh đó tình trạng chậm tiến độ cũng là vì chậm bố trí vốn
+ Quản lý chất lượng: Chủ đầu tư do năng lực còn hạn chế nên chủ yếu dựa nhiều vào đơn vị giám sát và tư vấn quản lý dự án
2.3.3 Thực trạng về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận
2.3.3.1 Năng lực của Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án trong công tác quản lý dự án
Kể từ khi thành lập quận đến nay, việc đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật, các dự án hạ tầng xã hội luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của quận Hiện nay, trên địa bàn quận có trên 60 dự án, công trình được triển khai thực hiện bao gồm trên 10 dự án của Thành phố
Trang 31phê duyệt còn lại là các dự án do Ủy ban nhân dân quận phê duyệt chủ trương đầu tư Trong khi đó toàn quận Kiến An hiện có 01 Ban quản lý (BQL) dự án được thành lập có sử dụng con dấu riêng để giao dịch trực thuộc UBND quận Hiện nay hầu hết các công trình trên địa bàn quận đều giao cho BQL các dự
án quận làm chủ đầu tư Tuy nhiên do nhân sự của BQL hạn chế, khối lượng công việc thì nhiều nên Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư, ban QLDA đối với các hợp đồng xây dựng còn bộc lộ khá nhiều điểm yếu, đặc biệt trong các khâu đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp, giải ngân, bù giá, ứng vốn, thanh toán khối lượng hoàn thành, dẫn đến tình trạng trượt giá, bù giá tràn lan làm tăng tổng mức đầu tư Ngoài ra trong khâu quyết toán công trình còn chậm trễ dẫn đến việc nhà thầu không quyết toán được công trình
2.3.3.2 Công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư hàng năm
* Công tác bố trí vốn vẫn còn tình trạng dàn trải, lượng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách còn lớn, nhiều công trình hoàn thành nhưng chưa có khả năng thanh toán và thiếu khả năng cân đối:
- Tổng nợ xây dựng cơ bản theo khối lượng hoàn thành là: 39,047 tỷ đồng (bao gồm các công trình do thành phố, quận quyết định đầu tư và một
số công trình do các Sở, ngành chuyển giao sang), giảm 64,433 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2014 (103,50 tỷ đồng), trong đó:
+ Nợ xây dựng cơ bản theo khối lượng hoàn thành các công trình do quận làm chủ đầu tư là: 37,222 tỷ đồng
+ Nợ xây dựng cơ bản theo khối lượng hoàn thành các công trình do phường làm chủ đầu tư là: 1,825 tỷ đồng
* Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản là: Các chủ đầu tư luôn muốn được đầu tư để xây mới, nâng cấp cơ sở vật chất, các công trình cơ sở hạ tầng; các nhà thầu thì luôn muốn có nhiều công trình, nhiều hợp đồng để thi công mà không quan tâm đến khả năng cân đối ngân sách Bên cạnh đó các cơ quan quản lý cũng chưa kiên quyết trong việc thực hiện nguyên tắc bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm; nhiều công trình hoàn thành
từ lâu nhưng không được bố trí kế hoạch vốn để thanh toán dứt điểm
Trang 32- Năm 2016 là năm đầu tiên triển khai Luật đầu tư công năm 2014, văn bản hướng dẫn thực hiện Luật là Nghị định số 136 đến ngày 31/12/2015 mới được ban hành; đến 18/3/2016 thành phố ban hành Quyết định về Quy chế phân cấp quản lý vốn đầu tư công đối với các quận huyện nên gây ra một số khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện thẩm định dự án, quá trình giải ngân vốn đầu tư công
- Nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn do nguồn thu còn hạn chế đặc biệt
là thu tiền sử dụng đất nên không có nhiều nguồn lực bố trí thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản Đặc biệt theo quy định của Luật đầu tư công thì những công trình phát sinh nợ sau ngày 1/1/2015 không theo đúng quy trình thẩm định hồ sơ của Luật đầu tư công thì không được bố trí vốn đầu tư Công tác chuẩn bị đầu tư được thực hiện tốt trong kế hoạch giao đầu năm, tuy nhiên để giải quyết nhiều kiến nghị cử tri ở lĩnh vực thiết yếu như hệ thống thoát nước, đường và giáo dục nên trong năm vẫn còn phát sinh dự án mới có tổng mức đầu tư khá lớn gây khó khăn trong việc thẩm định và cân đối vốn đầu tư theo quy định
2.3.3.4 Công tác quản lý vốn ngân sách đầu tư
Quá trình đầu tư hoàn chỉnh của một dự án bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn
bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc dự án đầu tư Mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất khác nhau nên có vai trò tác dụng khác nhau đối với hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư Đầu tư của tư nhân và vốn nước ngoài không bị lãng phí, thất thoát là vì đấy là vốn của họ Đầu tư từ ngân sách Nhà nước thường lãng phí và thất thoát lớn, gồm có nhiều hình thức thất thất thoát như: Thất thoát về của cải vật chất, thất thoát dưới dạng lãng phí sức lao động, thất thoát dưới dạng tiền vốn Giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án là những giai đoạn chi phí về vốn đầu tư rất lớn, nhưng chưa tạo ra sản phẩm, chưa thu hút được lợi ích từ dự án Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của hai giai đoạn này cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm khảo sát, thiết kế, lập dự án, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu tư xây dựng, đặc biệt là thời gian thi công xây dựng giảm thiểu hoặc khắc phục