Mục tiêu nghiên cứu Báo cáo được nghiên cứu nhằm: - Nghiên cứu tổng quan về ngành cà phê Việt Nam trong những năm gần đây và xuhướng xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian tới - Xác đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
* * * * *
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN LÝ RỦI RO VÀ BẢO HIỂM
Mã Học phần: QLY606 TÊN TIỂU LUẬN: QUẢN LÝ RỦI RO XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
1 Tính cấp thiết của đề tài 4
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
3 Kết cấu của báo cáo 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRONG GIAI ĐOẠN 2020-2023 5
1.1 Tổng quan về ngành cà phê và xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2020-2023 5
1.1.1 Tổng quan về ngành cà phê 5
1.1.2 Tổng quan về xuất khẩu cà phê Việt Nam 7
1.2 Thực trạng phát triển xuất khẩu cà phê VN trong thời gian qua 9
1.3 Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian tới 9
1.3.1 Dự báo về thị trường cà phê 9
1.3.2 Mục tiêu 9
1.3.3 Định hướng 10
1.3.4 Cơ hội – thách thức 10
CHƯƠNG 2 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 12
2.1 Nhận dạng và phân tích rủi ro xuất khẩu cà phê Việt Nam 12
2.1.1 Rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu 12
2.1.2 Rủi ro từ giá cả 13
2.1.3 Rủi ro chất lượng sản phẩm 13
2.1.4 Rủi ro thông tin 14
2.1.5 Rủi ro tỷ giá hối đoái 14
2.1.6 Rủi ro chuỗi cung ứng và logistics 15
2.1.7 Rủi ro chính trị 15
2.1.8 Rủi ro pháp lý 16
2.1.9 Rủi ro tài chính 16
2.1.10 Rủi ro thị trường 16
2.1.11 Rủi ro uy tín thương hiệu 17
2.1.12 Rủi ro cạnh tranh 17
2.2 Đo lường rủi ro xuất khẩu cà phê Việt Nam 18
2.2.1 Phương pháp đo lường 18
Trang 32.2.2 Đo lường rủi ro 19
2.3 Kiểm soát rủi ro xuất khẩu cà phê Việt Nam 21
2.4 Tài trợ rủi ro xuất khẩu cà phê Việt Nam 25
2.4.1 Tài trợ bằng tài chính 25
2.4.2 Tài trợ liên quan đến pháp lý 26
KẾT LUẬN 27
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cà phê Việt Nam không chỉ là một sản phẩm nông nghiệp quan trọng mà còn là biểutượng của quốc gia trên bản đồ thương mại quốc tế Trong hơn hai thập kỷ qua, ViệtNam vẫn luôn là một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, với sảnphẩm cà phê từng bước khẳng định thương hiệu và giá trị thông qua việc thâm nhập vàonhiều thị trường quốc tế Năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,623 triệu tấn,kim ngạch lên tới 4,24 tỷ USD – mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua (Tổng cụcThống kê, 2024) Tuy nhiên, trong niên vụ 2023 – 2024, diện tích và sản lượng cà phêViệt Nam bị giảm mạnh, khiến nguồn cung cho xuất khẩu giảm thấp (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, 2024) Sự gia tăng về xuất khẩu cà phê trong bối cảnh này cũngkhiến cho rủi ro trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng lên, xuất hiện ở nhiều khíacạnh khác nhau và ngày càng trở nên phức tạp, khó dự đoán hơn Nếu không có các biệnpháp quản lý rủi ro hợp lý, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam có thể gặp phải
nhiều khó khăn trong việc duy trì và mở rộng thị phần Vì vậy, đề tài "Quản lý rủi ro
xuất khẩu cà phê Việt Nam" là vô cùng cấp thiết và có ý nghĩa trong bối cảnh hiện tại.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Báo cáo được nghiên cứu nhằm:
- Nghiên cứu tổng quan về ngành cà phê Việt Nam trong những năm gần đây và xuhướng xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian tới
- Xác định các rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu cà phêViệt Nam
- Phân tích, đo lường mức độ tổn thất và tác động của những rủi ro này đến doanhnghiệp và nền kinh tế quốc dân
- Đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và đảmbảo sự phát triển bền vững của ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam
3 Kết cấu của báo cáo
Bên cạnh lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, báo cáo được chia thành 2 phầnchính:
- Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2020 – 2023
- Chương 2: Giải pháp quản lý rủi ro xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian tới
Trang 5NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRONG GIAI ĐOẠN 2020-2023
1.1 Tổng quan về ngành cà phê và xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2020-2023
Cà phê được trồng ở trên 70 quốc gia và nhiều nhất tại: Brazil, Việt Nam,Colombia và Indonesia Hàng năm, tổng sản lượng cà phê toàn cầu vào khoảng 9 - 10triệu tấn, cung cấp hơn 600 tỷ ly cà phê cho người tiêu dùng
Hình 1.1: Vành đai cà phê
Nguồn:
Tại Việt Nam, cà phê được coi là ngành hàng truyền thống với lịch sử hơn 155năm từ khi người Pháp đưa những hạt giống cà phê Arabica đầu tiên trồng thử nghệm ởViệt Nam (1858) Vào những năm 1990, khi kỹ thuật và kinh nghiệm trồng cà phê chưaphát triển, mỗi năm Việt Nam chỉ sản xuất được dưới 2 triệu bao cà phê Trải qua hơn 30năm, bằng cách thay đổi phương thức canh tác theo hướng thâm canh và bền vững, ápdụng khoa học công nghệ vào hoạt động trồng và chăm sóc cây cà phê, hiện nay sảnlượng cà phê của Việt Nam đã vượt qua 25 triệu bao mỗi năm, đưa Việt Nam vào danh
Trang 6sách những quốc gia có sản lượng và năng suất sản xuất cà phê xuất khẩu hàng đầu trênthế giới Không chỉ vậy, ngành cà phê cũng ngày càng khẳng định vị trí quan trọng củamình trong nền kinh tế khi đóng góp trên 1% vào GDP, tạo ra việc làm và mang lại mứcthu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình trên cả nước, góp phần không nhỏ vào việc pháttriển kinh tế xã hội.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng trồng cà phê chính của Việt Nam là cácvùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và các tỉnh Trung dumiền núi phía Bắc Trong đó, vùng chuyên canh cà phê lớn nhất cả nước là các tỉnh vùngTây Nguyên, với diện tích canh tác khoảng 577 nghìn ha, chiếm 89% diện tích canh tác
cà phê trên cả nước, đóng góp khoảng 30% GDP của khu vực này Các tỉnh thuộc khuvực Tây Nguyên bao gồm: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng là các tỉnh có sảnlượng và diện tích trồng lớn nhất
Về chủng loại, hiện nay, Robusta đang là chủng loại cà phê được Việt Nam đẩymạnh xuất khẩu nhất trong những năm qua Hạt cà phê Robusta chiếm tỷ trọng chính cả
về diện tích và sản lượng, giữ vai trò chủ đạo trong kinh doanh, sản xuất sản phẩm xuấtkhẩu; được trồng tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên Cà phê Robusta phát triển tốttrong điều kiện nhiệt độ từ 24 - 26°C và lượng mưa trên 2000 mm trong vòng 9 tới 10tháng Đây là loại cà phê phổ biến nhất, chiếm 93% tổng diện tích trồng cà phê của ViệtNam
Ngược lại, cà phê Arabica lại chỉ chiếm tỷ trong nhỏ cả về diện tích và sản lượngsản xuất tại Việt Nam với khoảng 7% diện tích, khoảng 4% sản lượng và được tiêu dùngchính tại thị trường EU Cà phê Arabica thường được trồng phổ biến ở các vùng núi xaxôi với độ cao trên 1000 m, cần nhiệt độ trung bình hàng năm ổn định ở mức 20 °C vàlượng mưa phân bổ tốt từ 1600 – 2000 mm Hạt cà phê Arabica được trông chủ yếu ởmiền núi phía Bắc như Sơn La và một số vùng của tỉnh Lâm Đồng Đây cũng là nơi tậptrung các nhà máy sản xuất chế biến theo phương pháp ướt Việc mở rộng sản xuất hạt càphê Arabica là vấn đề khá khó khăn do cơ sở hạ tầng ở những vùng này còn rất hạn chế
và chưa có chính sách hỗ trợ cải thiện hệ thống kho bãi, vận chuyển và chế biến
Trang 7Hình 1.2: Cơ cấu hạt cà phê Robusta và Arabica của Việt Nam năm 2020
Đơn vị: Phần trăm Nguồn: Tổng cục Thống kê
Ngoài cà phê nhân xanh, phân khúc chế biến cũng ngày càng được Việt Nam chútrọng đầu tư theo hướng tăng chế biến sâu với nhiều chủng loại và mẫu mã khác nhau,từng bước xây dựng và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc, hoàn thiện thiết kế nhàmáy và công suất sản xuất Tuy nhiên, tốc độ phát triển chế biến cà phê trong thời gianqua của Việt Nam tương đối cao song vẫn chưa đạt công suất tối đa, mới chỉ đạt ½ côngsuất thiết kế Bên cạnh đó, phân khúc cà phê chế biến và thị phần xuất khẩu sản phẩmnày vẫn đang tập trung ở các nhóm doanh nghiệp FDI đòi hỏi các thương hiệu Việt Namcần cố gắng hơn nữa để phát triển và định vị được thương hiệu cà phê của mình trongtâm trí người tiêu dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới
1.1.2 Tổng quan về xuất khẩu cà phê Việt Nam
Trong những năm qua, cà phê luôn nằm trong danh sách những mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nôngsản, sánh vai cùng các sản phẩm giá trị cao như gỗ, thủy sản, gạo Trung bình, sảnlượng xuất khẩu đạt khoảng 1,6 - 1,8 triệu tấn/năm, trị giá xuất khẩu khoảng 2,6 - 2,8 tỷUSD/năm
Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới với sự hiện diện ởhơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ So với các nước sản xuất cà phê trên thế giới, diện tích
cà phê của nước ta chỉ đứng thứ 6 sau các nước Brazil với tổng diện tích gần 1,9 triệu ha,Indonesia tổng diện tích trên 1,2 triệu ha, Colombia và Ethiopia hơn 800 nghìn ha, BờBiển Ngà gần 800 nghìn ha
Trang 8Tuy nhiên, năng suất cà phê của nước ta đạt cao nhất thế giới và là nước xuấtkhẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Brazil Cụ thể, năng suất trung bình cà phêcủa Việt Nam cao gấp 1,4 lần của Brazil, gấp 2,8 lần của Colombia và gấp 4,5 lần củaIndonesia Trong đó, năng suất cà phê Robusta và Arabica của Việt nam lần lượt cótrung bình đạt ở mức 2,6 tấn/ha và 1,4 tấn/ha.
Trong giai đoạn năm 2020-2023, xuất khẩu cà phê Việt Nam đã trải qua nhiềubiến động đáng kể, phản ánh sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố kinh tế, môi trường và
xã hội Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu cà phê có xu hướnggiảm xuống nhưng vẫn giúp Việt Nam thu về khoảng 2 tỷ USD trong giai đoạn dịchbệnh và nhanh chóng phục hồi, tăng lên gần 3 tỷ USD vào năm 2022 và lập kỷ lục hơn4,24 tỷ USD vào năm 2023 Kết quả này giúp Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phêlớn thứ 4 thế giới xét về kim ngạch xuất khẩu
Cà phê nhân là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành cà phê Việt Nam với sảnphẩm chủ lực là hạt cà phê Robusta Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, năm
2021, kim ngạch xuất khẩu hạt cà phê Robusta của Việt Nam đạt 2,01 tỷ USD, tươngđương với 1,34 triệu tấn, chiếm 85,4% tổng lượng cà phê xuất khẩu Tuy nhiên xuấtkhẩu cả phê Robusta năm 2021 giảm 1,4% về lượng nhưng tăng 9,5% về trị giá so vớinăm 2020 Giá xuất khẩu cà phê Robusta trung bình đạt 1.966 USD/tấn, tăng 12,3% sovới năm 2020
Hình 1.3: Cơ cấu sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam năm 2021
Đơn vị tính: % theo trị giá Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Bên cạnh đó, trong những năm trở lại đây, cà phê chế biến cũng ngày càng được ViệtNam chú trọng nghiên cứu và đầu tư sản xuất, xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới
Trang 9Các thị trường nhập khẩu nhiều cà phê từ Việt Nam nhất phải kể đến là khu vực EU, Mỹ,Nhật Bản,…Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cà phê chế biến của Việt nam đạt580,8 triệu USD, giảm 0,4% so với năm 2020 Ngược lại, năm 2021, hạt cà phê Arabicacủa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU đạt 62,3 nghìn tấn, tương ứng với trị giáxuất khẩu đạt 143,8 triệu tấn, tăng 5% về sản lượng và 18,7% về giá trị so với năm 2020.Giá cà phê xuất khẩu trung bình năm 2021 của Việt Nam đạt 2.310 USD/tấn, tăng 13%
so với năm 2020
Hình 1.4: Cơ cấu các thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2021
(Đơn vị tính: % theo lượng) Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan
1.2 Thực trạng phát triển xuất khẩu cà phê VN trong thời gian qua
1.3 Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian tới
1.3.1 Dự báo về thị trường cà phê
Thị trường cà phê toàn cầu đang đối diện với nhiều biến động Việt Nam, nhà sảnxuất Robusta lớn nhất thế giới, tiếp tục giữ vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng cà phêtoàn cầu Tuy nhiên, dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ giảm từ 5-15% trong giaiđoạn 2024-2025 do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng El Niño vàcác vấn đề liên quan đến dịch bệnh trên cây cà phê Điều này khiến nguồn cung bị thắtchặt, trong khi nhu cầu về Robusta trên toàn cầu tăng mạnh, đẩy giá cà phê lên cao kỷ lục (RMIT, 2024) (VnEconomy, 2024)
1.3.2 Mục tiêu
Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng bền vững cho ngành cà phê, với kế hoạch đạt giátrị xuất khẩu từ 5 đến 5,5 tỷ USD vào cuối năm 2024, bất chấp những thách thức về sản
Trang 10lượng Các nỗ lực tăng giá trị xuất khẩu sẽ tập trung vào việc cải thiện chất lượng sảnphẩm và mở rộng thị trường, đặc biệt hướng tới châu Âu và Mỹ (VnEconomy, 2024)
1.3.3 Định hướng
Đẩy mạnh chất lượng: Một trong những chiến lược quan trọng là cải thiện quy trìnhsản xuất và chế biến để nâng cao chất lượng hạt cà phê, từ đó gia tăng giá trị xuất khẩu.Việc áp dụng các phương pháp nông nghiệp tốt (GAP) và phát triển các sản phẩm cà phêđặc sản đang được khuyến khích (Agrospecials, 2024)
Chứng nhận bền vững: Việt Nam phải tuân thủ các quy định khắt khe từ EU, đặc biệt
là Quy định về chống phá rừng (EUDR) Điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa các tổ chứcquốc tế, chính phủ và doanh nghiệp để đảm bảo chuỗi cung ứng minh bạch và bền vững(Agrospecials, 2024)
Mở rộng thị trường: Việt Nam tiếp tục tìm kiếm các cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thịtrường EU và Mỹ, đồng thời khai thác thêm các thị trường tiềm năng ở châu Á, nơi nhucầu về cà phê đang gia tăng (VnEconomy, 2024)
1.3.4 Cơ hội – thách thức
a Cơ hội
Tăng trưởng nhu cầu Robusta trên thị trường toàn cầu: Việt Nam là nhà sản xuất càphê Robusta lớn nhất thế giới, và với sự gia tăng nhu cầu từ các nhà sản xuất cà phê hòatan và các quốc gia tiêu thụ lớn như Mỹ và châu Âu, Robusta đang trở thành một sảnphẩm chủ lực trong ngành cà phê thế giới Năm 2024, giá trị xuất khẩu cà phê của ViệtNam dự kiến đạt mức kỷ lục 5,5 tỷ USD, một phần nhờ vào sự khan hiếm nguồn cung vànhu cầu cao của thị trường quốc tế Sự tăng giá mạnh mẽ của Robusta, với mức giá tănglên gần $5,500/tấn vào năm 2024, đã đưa Việt Nam vào vị thế thuận lợi để tăng trưởng(VnEconomy, 2024)
Xu hướng tiêu dùng cà phê bền vững: Ngày càng có nhiều thị trường, đặc biệt là cácnước phát triển, quan tâm đến các sản phẩm có chứng nhận bền vững và tuân thủ các quyđịnh về môi trường Việt Nam đã bắt đầu triển khai các chứng nhận quốc tế như UTZ,Rainforest Alliance nhằm đáp ứng yêu cầu từ các thị trường khó tính như EU và Hoa Kỳ.Việc tuân thủ Quy định Chống Phá rừng của EU (EUDR) cũng tạo cơ hội giúp sản phẩm
cà phê Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn nhờ vào các tiêu chuẩn bền vững (Agrospecials,2024)
Hỗ trợ hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ: Việc hợp tác với các tổ chức quốc
tế và các đối tác kinh tế lớn như Hà Lan mang lại nhiều lợi ích về mặt công nghệ, đặc biệttrong việc cải thiện quy trình canh tác và chế biến cà phê Sự hợp tác giữa Việt Nam và
Hà Lan đã giúp nông dân Việt Nam tiếp cận với các công nghệ mới như sử dụng dữ liệuGPS để quản lý canh tác và cải thiện chất lượng sản phẩm Điều này không chỉ nâng cao
Trang 11chất lượng mà còn giúp đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về truy xuất nguồn gốccủa thị trường quốc tế (Agrospecials, 2024)
Gia tăng nhu cầu tiêu thụ cà phê từ người dùng trẻ và thế hệ mới: Các thế hệ trẻ, đặcbiệt là thế hệ Millennials và Gen Z, đang dẫn dắt xu hướng tiêu thụ cà phê, đặc biệt là cácloại cà phê đặc sản, cà phê hữu cơ và cà phê có chứng nhận bền vững Ở nhiều quốc gianhư Mỹ và châu Âu, người tiêu dùng trẻ có xu hướng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm
cà phê cao cấp và sản xuất có đạo đức Ví dụ, tại các chuỗi cà phê lớn như Starbucks,người dùng không ngần ngại trả thêm chi phí cho các sản phẩm cà phê được chứng nhậnnhư Fair Trade hay Organic Điều này mở ra cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Việt Namkhi họ chuyển đổi mô hình sản xuất và chú trọng vào chất lượng và các tiêu chuẩn bềnvững
Sự phát triển của thị trường cà phê hòa tan và sản phẩm tiện lợi: Thói quen tiêu dùngngày càng hướng đến các sản phẩm tiện lợi và dễ sử dụng, như cà phê hòa tan, điều nàyđặc biệt phát triển mạnh tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Hàn Quốc và ĐôngNam Á Với vị thế là nhà cung cấp Robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam có thể tận dụnglợi thế này để gia tăng xuất khẩu cà phê hòa tan - một sản phẩm đang được ưa chuộng bởingười tiêu dùng cần giải pháp nhanh chóng và tiện lợi
b Thách thức
Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng El Niño, gây ra những thayđổi lớn về thời tiết ở Tây Nguyên, khu vực trồng cà phê chủ yếu của Việt Nam Nhữngthay đổi này dẫn đến hạn hán, làm giảm sản lượng và ảnh hưởng đến chất lượng cà phê.Nhiệt độ tăng và lượng mưa giảm gây căng thẳng cho hệ sinh thái nông nghiệp của ViệtNam, làm cho cây cà phê dễ bị sâu bệnh hơn Dự báo sản lượng cà phê năm 2024 có thểgiảm từ 5-15%, gây khó khăn lớn cho các nhà xuất khẩu
Chi phí sản xuất tăng cao: Chi phí sản xuất ngày càng tăng, bao gồm giá phân bón,chi phí lao động và chi phí vận chuyển, đang tạo ra áp lực lớn đối với các doanh nghiệp
và nông dân Việt Nam Những thay đổi này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh củangành cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế, nơi các đối thủ cạnh tranh khác nhưBrazil và Colombia cũng đang gia tăng sản xuất
Quy định quốc tế nghiêm ngặt về môi trường và thương mại: Quy định mới của EU
về chống phá rừng (EUDR) yêu cầu tất cả các sản phẩm nhập khẩu vào EU, bao gồm cả
cà phê, phải được chứng minh không góp phần vào việc phá rừng gần đây Điều này yêucầu chuỗi cung ứng phải minh bạch, từ sản xuất cho đến vận chuyển và xuất khẩu Điềunày đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đáp ứng các tiêuchuẩn này Việc tuân thủ không chỉ đòi hỏi chi phí đầu tư lớn vào hệ thống giám sát và
Trang 12truy xuất nguồn gốc, mà còn yêu cầu sự hợp tác giữa nông dân và các doanh nghiệptrong chuỗi cung ứng.
Biến đổi khí hậu và thiếu hụt nguồn nước: Một trong những thách thức lớn nhất đốivới nông dân cà phê là biến đổi khí hậu, đặc biệt là tại Tây Nguyên - vùng trọng điểmtrồng cà phê của Việt Nam Nhiệt độ tăng cao, cùng với lượng mưa giảm, đang làm suygiảm nguồn nước tưới tiêu, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất Nhiều nông dân đangphải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước và phải chi thêm tiền để khoan giếng hoặctìm nguồn nước thay thế Ví dụ, một nông dân tại Đắk Lắk phải đầu tư hàng chục triệuđồng để đào giếng mới và mua máy bơm nước, nhưng hiệu quả vẫn không đáp ứng đượcnhu cầu
CHƯƠNG 2 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1 Nhận dạng và phân tích rủi ro xuất khẩu cà phê Việt Nam
Việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro đến
từ nhiều yếu tố bên ngoài lẫn nội tại của ngành Để xây dựng các giải pháp quản lý rủi rohiệu quả, cần phải nhận dạng và phân tích chi tiết từng loại rủi ro Phương pháp chuyêngia được sử dụng để tổng hợp ý kiến từ các nhà nghiên cứu, chuyên gia ngành xuất khẩu
và quản lý rủi ro, nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện và sâu sắc về các loại rủi ro mà doanhnghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam phải đối mặt
2.1.1 Rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu
Ngành nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ môi trường tự nhiên và cây càphê cũng không phải ngoại lệ Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tạo ranhiều hệ lụy tiêu cực cho các khu vực trồng cà phê của Việt Nam Nhiệt độ toàn cầu tăngcao, sự thay đổi bất thường của lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạnhán, lũ lụt đã làm thay đổi điều kiện sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển củacây cà phê
Tại Việt Nam, khu vực Tây Nguyên, nơi chiếm phần lớn diện tích trồng cà phê của
cả nước, đã phải đối mặt với tình trạng hạn hán kéo dài trong những năm gần đây Hạnhán không chỉ làm suy giảm sản lượng cà phê mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của hạt
cà phê Khi cây cà phê không nhận đủ nước, năng suất thu hoạch giảm, hạt cà phê nhỏhơn, mất đi độ bóng và vị đậm đà vốn có Hơn nữa, tình trạng này còn đòi hỏi ngườinông dân phải sử dụng nhiều tài nguyên và chi phí hơn cho việc tưới tiêu nhân tạo, làmtăng chi phí sản xuất và giảm hiệu quả kinh tế
Ngoài ra, sự gia tăng tần suất và cường độ của các cơn bão lớn cũng đã gây tổn thấtnặng nề cho các khu vực trồng cà phê Các cơn bão không chỉ làm hư hại cây trồng màcòn gây sạt lở đất, phá vỡ hạ tầng giao thông, khiến việc thu hoạch và vận chuyển cà phê
Trang 13gặp nhiều khó khăn Những thiệt hại về môi trường không chỉ dừng lại ở khía cạnh sảnxuất mà còn lan rộng ra cả chuỗi cung ứng, làm gián đoạn việc xuất khẩu và làm tăng chiphí logistics.
2.1.2 Rủi ro từ giá cả
Giá cà phê trên thị trường thế giới luôn biến động do sự phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư cung cầu, tình hình thời tiết, chính sách thương mại và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác.Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam, rủi ro giá cả là một thách thứcthường trực bởi sự không ổn định này có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận Khi giá càphê trên thị trường quốc tế giảm mạnh, doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt với việcdoanh thu sụt giảm trong khi các chi phí vận hành vẫn giữ nguyên hoặc tăng cao Điềunày đặc biệt khó khăn với những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các hợp đồng dàihạn và giá cả không linh hoạt
Một trong những yếu tố làm biến động giá cả cà phê toàn cầu là sự biến động củanguồn cung từ các quốc gia sản xuất cà phê lớn như Brazil và Colombia Nếu các quốcgia này có mùa vụ tốt, sản lượng cà phê toàn cầu tăng, khiến giá cả giảm mạnh, tạo ra áplực lớn cho các nhà xuất khẩu khác như Việt Nam Sự cạnh tranh gay gắt về giá có thểdẫn đến việc các doanh nghiệp buộc phải giảm giá bán, làm giảm lợi nhuận, thậm chí làthua lỗ nếu giá cà phê không bù đắp đủ chi phí sản xuất Điều này tạo ra một vòng luẩnquẩn, khi giá cả càng giảm, áp lực tài chính lên các doanh nghiệp càng tăng
Thêm vào đó, sự biến động giá cả cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của cácdoanh nghiệp trong ngành Khi giá cà phê không ổn định, các doanh nghiệp thường dèdặt trong việc mở rộng sản xuất hoặc đầu tư vào công nghệ nâng cao chất lượng sảnphẩm, điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của họ trong dài hạn Rủi ro giá cảkhông chỉ làm tổn hại đến lợi nhuận trước mắt mà còn cản trở sự phát triển bền vững củangành cà phê Việt Nam
2.1.3 Rủi ro chất lượng sản phẩm
Chất lượng cà phê là yếu tố then chốt quyết định đến giá trị xuất khẩu và vị thế củaViệt Nam trên thị trường quốc tế Các tiêu chuẩn về chất lượng ngày càng khắt khe, đặcbiệt từ các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ và Nhật Bản Do đó, rủi ro liên quan đếnchất lượng sản phẩm là một trong những mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu
cà phê Việt Nam Nếu sản phẩm không đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh
an toàn thực phẩm, kích thước hạt, độ sạch, hoặc dư lượng hoá chất vượt mức cho phép,các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với việc hàng hóa bị từ chối nhập khẩu hoặc trả lại.Điều này không chỉ làm giảm doanh thu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín
và danh tiếng của doanh nghiệp Khách hàng quốc tế thường rất khắt khe về vấn đề chấtlượng và khi gặp phải các sự cố về chất lượng, họ có thể chuyển sang tìm kiếm nhà cung
Trang 14cấp khác, làm doanh nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh trong tương lai Hơn nữa, việc cảithiện và duy trì chất lượng sản phẩm đòi hỏi chi phí đầu tư lớn vào công nghệ, quản lýchất lượng và đào tạo nhân viên, điều này càng tăng thêm áp lực cho các doanh nghiệp,đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngoài ra, trong bối cảnh các thị trường ngày càng yêu cầu cao về nguồn gốc xuất xứ
và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đảm bảo tínhminh bạch trong toàn bộ chuỗi cung ứng Nếu không thực hiện được điều này, rủi ro vềchất lượng sản phẩm sẽ gia tăng, làm mất đi niềm tin của khách hàng và ảnh hưởngnghiêm trọng đến hình ảnh của ngành cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế
2.1.4 Rủi ro thông tin
Rủi ro liên quan đến thông tin thường không dễ dàng nhận diện nhưng lại có ảnhhưởng sâu sắc đến hoạt động xuất khẩu cà phê Trong một thị trường toàn cầu hóa, việcthiếu hụt thông tin chính xác và kịp thời có thể làm doanh nghiệp mất đi lợi thế cạnhtranh Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần phải liên tục cập nhật nhữngthay đổi trong quy định thương mại quốc tế, chính sách thuế quan và các yêu cầu về tiêuchuẩn nhập khẩu Nếu không nắm bắt kịp thời các thông tin này, doanh nghiệp sẽ phảiđối mặt với nguy cơ hàng hóa bị chặn lại tại cảng, bị từ chối nhập khẩu, hoặc gặp phảinhững khó khăn về pháp lý
Ngoài ra, việc không theo kịp xu hướng thị trường và không hiểu rõ nhu cầu củakhách hàng quốc tế cũng là một rủi ro lớn Nếu doanh nghiệp không nắm được xu hướngtiêu dùng, họ sẽ không thể cung cấp sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng, từ đólàm giảm khả năng cạnh tranh Trong bối cảnh thị trường cà phê đang ngày càng pháttriển với sự cạnh tranh khốc liệt, thông tin là yếu tố quyết định để doanh nghiệp có thểduy trì và phát triển Rủi ro thông tin không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hiệntại mà còn cản trở doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và tăng trưởng dài hạn
2.1.5 Rủi ro tỷ giá hối đoái
Sự biến động của tỷ giá hối đoái là một yếu tố không thể dự đoán chính xác nhưng lại
có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ĐồngUSD, là đồng tiền chủ yếu trong các giao dịch quốc tế, thường xuyên biến động và gây
ra rủi ro lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam Khi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USDthay đổi mạnh, doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt với những biến động lớn trong việctính toán chi phí và lợi nhuận
Khi đồng Việt Nam giảm giá so với USD, chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu và dịch
vụ tăng lên, trong khi giá bán sản phẩm ra thị trường quốc tế không thể tăng tương ứng,làm giảm lợi nhuận Ngược lại, nếu đồng USD yếu đi, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phảiđiều chỉnh giá bán để duy trì sức cạnh tranh, khiến doanh thu giảm và lợi nhuận bị thu