Hình 1.1 Bản đồ Biển Đông Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, g
Trang 1UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2018 - 2019
NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO SINH VIÊN
VỀ TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ BIỂN ĐẢO TRONG THỜI KỲ MỚI
Mã số:………
Chủ nhiệm: Đỗ Trung Đông Đơn vị: Trung tâm GDQP và AN
Hải Phòng, tháng 4 năm 2019
Trang 2Môc lôc
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN, ĐẢO NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 4
1.1 Khái quát về Biển Đông 4
1.1.1 Vị trí địa lý 4
1.1.2 Tiềm năng của Biển Đông 5
1.2 Vùng biển, đảo Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 6
1.2.1 Vị trí đại lý 6
1.2.2 Phân loại các vùng biển Việt Nam 7
1.2.3 Tầm quan trọng của Biển, Đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa 9
Chương 2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NHÀ NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA 13
2.1 Những ưu điểm trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền Biển, Đảo của nhà nước ta trong thời gian qua 13
2.2 Những hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ Biển, Đảo trong 5 năm thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 13
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ BIỂN, ĐẢO TRONG THỜI KỲ MỚI 15
3.1 Tăng cường tiềm lực bảo vệ Biển, Đảo trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - Xã hội, Tư tưởng - Văn hóa, Khoa học - Giáo dục 15
3.2 Tăng cường tiềm lực Quốc phòng - An ninh kết hợp với hoạt động đối ngoại bảo vệ Biển, Đảo 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
XHCN Xã hội chủ nghĩa
QP,AN Quốc phòng, an ninh
QĐND Quân đội nhân dân
LLVTND Lực lượng vũ trang nhân dân
QPTD Quốc phòng toàn dân
ANND An ninh nhân dân
CTND Chiến tranh nhân dân
GDQP, AN Giáo dục quốc phòng, an ninh
CMVN Cách mạng Việt Nam
Trang 4MỞ ĐẦU
Lãnh thổ biên giới quốc gia là vấn đề hệ trọng liên quan trực tiếp đến sự sống còn của mỗi quốc gia, dân tộc, được quy định cụ thể trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và các văn bản luật pháp quốc tế, đồng thời nó cũng trở thành một trong những nguyên tắc hàng đầu trong quan hệ quốc tế Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn khẳng định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của đất nước Vì vậy, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể và hệ thống chính trị - xã hội Biển có tiềm năng to lớn về tài nguyên, chiếm vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh của đất nước Quản lý, sử dụng khai thác các vùng biển luôn là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tới sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia Để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta phải tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, tăng cường tiềm lực Quốc phòng, An ninh bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, trong đó có vùng biển, đảo của Tổ quốc Việc thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo Việt Nam cho toàn dân, nhất là học sinh, sinh viên là rất quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện nay
Để góp phần nâng cao nhận thức cho sinh viên, tài liệu tham khảo: Nâng cao nhận thức cho sinh viên về tăng cường bảo vệ biển đảo trong thời kỳ mới Sẽ giúp cho học sinh, sinh viên có thêm kiến thức thiết thực về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Mặc
dù đã có cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định, mong được sự góp ý của bạn đọc
Trang 5Chương 1 BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BIỂN, ĐẢO NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
1.1 Khái quát về Biển Đông
Diện tích Biển Đông khoảng 3,5 triệu km2
(lớn gấp 1,5 lần Địa Trung Hải, gấp
8 lần Hắc Hải) Độ sâu trung bình của Biển Đông là 1.140m; khối lượng nước 3,928.106
km3
; có thềm lục địa rộng lớn vào loại nhất thế giới độ sâu trung bình không quá 100m Bao quanh Biển Đông gồm 9 nước là Trung Quốc (gồm cả Đài Loan), Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei và Philippin
Với một số nước: với Mỹ là tuyến hoạt động chính của Hạm đội 7, có 90% hàng hoá của Mỹ và đồng minh chuyên chở qua Biển Đông; với Trung Quốc hàng năm nhập 160 triệu tấn dầu thì 50% dầu nhập và 70% hàng hoá qua Biển Đông; với Nhật bản 70% lượng dầu nhập khẩu và 42% lượng hàng hoá xuất khẩu chuyên chở qua Biển Đông
Hình 1.1 Bản đồ Biển Đông Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực Ngoài ra sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) là điều kiện để vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hoá nhập khẩu với mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bờ phía tây của Biển Đông, có chủ quyền
Trang 6và quyền tài phán trên một vùng biển có diện tích lớn hơn một triệu km2
ở khu vực giữa Biển Đông Vì vậy, Biển Đông gắn bó mật thiết với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
1.1.2 Tiềm năng của Biển Đông
Về kinh tế:
Về tài nguyên: Biển Đông được đánh giá là biển giàu về tài nguyên sinh vật hiện có
2000 loài cá khác nhau, trong đó hơn 100 loài cá có giá trị kinh tế cao Đặc biệt, một
số loài cá đã bị tuyệt chủng ở đại dương nhưng vẫn còn ở Biển Đông Biển Đông có tiềm năng về đánh bắt hải sản, chiếm khoảng 10% về sản lượng đánh bắt hằng năm của toàn thế giới
Về khoáng sản: Biển Đông có các mỏ và nguồn sa khoáng biển phong phú, chủ yếu là than, thiếc, titan, silicat… Biển Đông là 1 trong 4 khu vực có trữ lượng dầu khí lớn của thế giới ở trên biển Theo số liệu của nhiều nhà khoa học và cơ quan khoa học quốc tế
dự đoán Biển Đông chứa khoảng 130 tỷ thùng dầu và khí tự nhiên, do đó Biển Đông được coi như vịnh Ba Tư thứ hai Riêng khu vực Trường Sa có trữ lượng dầu khí khoảng 6 tỷ thùng, trong đó khí chiếm khoảng 70% Mới đây, phát hiện Biển Đông có tài nguyên mới gọi là “băng cháy” đây là tên gọi thông thường của hợp chất Mêtan và nước ở nhiệt độ thấp và áp suất cao dưới đáy biển Mêtan được bao bọc bởi các phần tử nước hình thành một dạng băng trong suốt màu trắng Do bề ngoài trông giống băng nhưng lại có tính chất cháy nên gọi là “băng cháy” Năng lượng tỏa ra từ 1m3
“băng cháy” tương đương năng lượng tỏa ra từ 180m3
khí thiên nhiên Trữ lượng băng cháy ở Biển Đông chưa xác định số liệu cụ thể (trữ lượng băng cháy ở đáy đại dương toàn thế giới ước tính chiếm khoảng 10% tổng diện tích đại dương; đủ cho loài người sử dụng trong khoảng 1 nghìn năm)
Về giao thông: Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải) Hàng ngày có khoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới Là tuyến đường hàng hải
và hàng không huyết mạch có tính chiến lược của các nước trong khu vực và thế giới; nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, Châu Âu, Trung Đông với Châu Á và giữa các nước Châu Á với nhau
Về chính trị:
Biển Đông là nơi tập trung các mâu thuẫn chính trị, kinh tế; nơi diễn ra các tranh chấp phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia (kể cả các nước có chủ quyền và không có chủ quyền, các nước trong khu vực và trên thế giới) Nếu khủng hoảng, sẽ dẫn đến: giao thông gián đoạn, thiệt hại về kinh tế; nhiều nền kinh tế suy thoái ảnh hưởng đến an ninh thế giới
Đối với Việt Nam, do địa hình hình chữ “S” nên chiều ngang hẹp, vì vậy Biển Đông
có địa thế hết sức hiểm yếu đối với thế phòng thủ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa có ý nghĩa chiến lược về mặt quân sự và kinh tế, là nơi lý tưởng để thiết lập các căn cứ chiến lược nhằm kiểm soát các tuyến đường biển qua lại
Biển Đông đã và đang mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích để làm giàu cho Tổ Quốc; đồng thời cũng đang đòi hỏi chúng ta phải đầu tư lớn hơn nữa về tiền của, sức lực và trí tuệ để Biển Đông có thể tiếp tục đóng góp ngày càng nhiều hơn vào sự nghiệp xây dựng thành công Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trang 71.2 Vùng biển, đảo Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.2.1 Vị trí đại lý
Việt Nam là quốc gia ven biển bên bờ Tây của Biển Đông, có vị trí chính trị và kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có Với bờ biển dài trên 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới
Phần lục địa diện tích khoảng 329.600km2
mà bờ biển dài 3.260km nghĩa là cứ 100km2
đất liền thì có 1km bờ biển Các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam có diện tích gấp hơn 3 lần diện tích đất liền (đứng đầu các nước Đông Dương, trên Thái Lan và xấp xỉ Malaysia) Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì nước ta
có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2
, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông Vùng biển nước ta có khoảng trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo
xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước, có vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông đất nước; một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển
Hình 1.2 Bản đồ hành chính Việt Nam
Trang 8Tài nguyên vùng biển và ven biển nước ta được đánh giá rất phong phú và đa dạng phân bố rộng khắp trên dải đất liền ven biển đến các vùng nước ven bờ, các hải đảo và các vùng biển khơi Ven biển nước ta có khoảng 110 cửa sông đổ ra biển Trung bình khoảng 30km bờ biển có một cửa sông Hiện nay, cả nước có hơn 90 cảng lớn, nhỏ, với 24.000m cầu cảng và 10 khu chuyển tải, có cầu cảng có thể tiếp nhận được tàu tới 50.000DWT
Cả nước có 64 tỉnh, thành thì 28 tỉnh, thành có biển (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nan, Quảng Ngãi, Bình định, Phú yên, Khánh hòa, Ninh thuận, Bình thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM, Tiền giang, Bến tre, Trà vinh, Sóc trăng, Bạc liêu, Cà mau, Kiên giang.) trong đó có 12 huyện đảo (Quảng Ninh: Cô tô, Vân đồn; Hải Phòng: Bạch long vĩ, Cát hải; Kiên giang: Kiên hải, Phú quốc; Quảng trị: Cồn cỏ; Đà nẵng: Hoàng sa; Quảng ngãi: Lý sơn; Khánh hòa: Trường sa; Bình thuận: Phú quý; Bà rịa-Vũng tàu: Côn đảo) trên 50% số dân của nước
ta sống ở các tỉnh ven biển Đó là những điều kiện khách quan thuận lợi để chúng ta phát triển một cách đa dạng các ngành kinh tế biển, bao gồm kinh tế biển khơi, kinh tế ven biển và kinh tế hải đảo
Để khai thác tiềm năng và lợi thế của biển, đáp ứng đòi hỏi khách quan của công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới, ngày 06/5/1993, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra nghị quyết số 03-QN/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt, trong đó xác định: “trở thành một nước mạnh về biển là mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam”
Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá khẳng định: “vùng biển, hải đảo
và ven biển là địa bàn chiến lược có vị trí quyết định đối với sự phát triển của đất nước ta; là tiềm năng và thế mạnh quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Phát triển tổng hợp kinh
tế biển và ven biển khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi” Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định, cần phải:
“xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo quản quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế”
Biển không chỉ mang lại cho con người những nguồn lợi to lớn mà còn cung cấp cho con người những nguồn năng lượng vô tận Mặt khác, biển vẫn là môi trường
tự nhiên rất khắc nghiệt và nhiều biến động; nhiều hiện tượng thời tiết, thuỷ văn khắc nghiệt Vấn đề phòng chống thiên tai, tìm kiếm - cứu nạn trên biển đang là vấn đề rất cấp bách, không chỉ đối nội, mà còn đối ngoại và là trách nhiệm của nước chủ nhà trên các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của mình
1.2.2 Phân loại các vùng biển Việt Nam
Trang 9Hình 1.3 Các vùng biển Việt Nam Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đường cơ sở: là đường dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác
Có 2 loại đường cơ sở:
Đường cơ sở thông thường: là đường sử dụng ngấn nước thuỷ triều thấp nhất ven bờ biển hoặc hải đảo
Đường cơ sở thẳng: là đường nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ biển lục địa hoặc đảo Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển
Hình 1.4 Bản đồ các điểm chuẩn đường cơ sở Việt Nam
Trang 10Việt Nam có chuỗi đảo chạy dọc theo bờ biển được vận dụng để xác định đường cơ sở thẳng Năm 1982 Chính phủ nước ta ra tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm Trừ điểm A8 nằm trên mũi Đại Lãnh, các điểm còn lại đều nằm trên các đảo
Điểm Vị trí địa lý Vĩ độ N Kinh độ E
0 Nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước
lịch sử Việt Nam - Campuchia
A1 Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu tỉnh Kiên Giang 90
15’0 1030
27’0 A2 Tại Hòn Đá Lẻ ở đông nam Hòn Khoai tỉnh Minh
Hải (nay thuộc tỉnh Cà Mau) 8
0
22’8 1040
52’4
A3 Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo, Đặc khu Vũng Tàu - Côn
Đảo (nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
A6 Tại Hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý) tỉnh Thuận Hải
(nay thuộc tỉnh Bình Thuận) 9
Bảng tọa độ các điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
của lục địa Việt Nam 1.2.3 Tầm quan trọng của Biển, Đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8/1945
Trong lịch sử dân tộc, đã nhiều lần kẻ thù xâm lược nước ta từ hướng biển Từ thời các Vua Hùng dựng nước, nhân dân ta đã tạo dựng nên truyền thống “giỏi dùng thuyền, thạo thủy chiến” Nhiều chiến công vang dội trên sông biển đã ghi đậm dấu ấn trong lịch sử dân tộc
Từ thế kỉ XVI, nước ta bắt đầu có quan hệ thông thương với một số nước Phương Tây đang trên đà phát triển chủ nghĩa tư bản Bằng đường biển, các thương gia, các giáo sĩ Phương Tây đã xâm nhập Việt Nam với danh nghĩa buôn bán và truyền giáo, nhưng thực chất là cướp của cải, gây dựng cơ sở chính trị, chuẩn bị cho chiến tranh xâm lược
Trang 11nước ta vào nửa sau thế kỉ XIX
Giai đoạn sau Cách mạng tháng 8/1945
Các đạo quân xâm lược nước ta đều đến từ hướng biển Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều dựa vào biển để vận chuyển quân đội và vật chất để phục vụ cho chiến tranh xâm lược Hải quân của chúng đã từ biển tiến sâu vào các dòng sông ở sâu trong lục địa nước
ta để tham gia các cuộc hành quân càn quét, bình định Về phía ta, bằng thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp trên sông biển, quân dân ta đã đánh chìm và đánh cháy, hỏng hàng ngàn tàu địch (Pháp 603 tàu, Mỹ 7.492 tàu); phá hủy nhiều kho tàng, bến cảng và hàng triệu tấn vũ khí đạn dược, đốt cháy hàng trăm triệu lít xăng dầu của địch ở ven sông, ven biển Thực tế, trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Hải quân nhân dân Việt Nam còn non trẻ, trong hai cuộc kháng chiến nói trên, địch hầu như làm chủ hoàn toàn trên biển; chúng ta chỉ đánh được tàu địch khi chúng đã vào nội địa
Do đặc điểm địa hình của nước ta (dài và hẹp), trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vận tải biển của ta đã có vai trò đặc biệt quan trọng (có khi là cách duy nhất) trong việc chi viện các chiến trường bị cô lập Ngược lại, trong kháng chiến chống Mỹ, địch đã tiến hành phong tỏa biển để ngăn chặn sự chi viện của thế giới cho nước ta và sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam
Biển Đông cũng là con đường rút khỏi nước ta của các đạo quân xâm lược đến từ phương tây Sau khi đất nước thống nhất, các thế lực thù địch tiếp tục dùng Biển Đông để lén lút tiến hành các hoạt động chống phá nước ta Từ Biển Đông, chúng kích động những người muốn rời khỏi đất nước ra đi ồ ạt, bất hợp pháp bằng đường biển, hòng gây mất ổn định
về chính trị - xã hội, rối loạn về an ninh - trật tự, phục vụ cho mưu đồ của chúng là lật đổ chính quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Giai đoạn 1975 đến nay
Sau khi rút khỏi Việt Nam, đế quốc Mỹ vẫn giữ thái độ thù địch với nhân dân ta; trên Biển Đông, hạm đội 7 của Mỹ vẫn tiếp tục các hoạt động nhằm chuẩn bị cho tiến công xâm lược, hoặc can thiệp vào nội tình nước ta để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội khi có cơ hội
Từ khi đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới Biển Đông trở thành cửa mở lớn, để giao lưu giữa nước ta với thế giới Các thế lực thù địch đã lợi dụng “cửa mở lớn” để xâm nhập nước ta, tiến hành các hoạt động gián điệp, phá hoại về chính trị và kinh tế, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy gây khó khăn cho ta về bảo đảm trật tự an ninh xã hội Biển Đông đang tồn tại những nhân tố gây mất ổn định, tác động tiêu cực tới QP,AN của nước ta Đó là sự tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp; có sự can thiệp của các nước lớn, làm cho tình hình trong khu vực đã phức tạp ngày càng phức tạp hơn, sự thiếu nhất quán và đồng thuận của một số nước trong khu vực
Vấn đề phân định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước có biển tiếp giáp như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia:
Việt Nam đã ký với Thái Lan hiệp định về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan “có hiệu lực từ ngày 27/2/1998” nhưng trong Vịnh Thái Lan vẫn đang tồn tại vùng chồng lấn liên quan tới ba nước “Việt Nam, Thái Lan và Malaysia” Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương “lấn chiếm bằng khai thác” đẩy mạnh các hoạt động đánh bắt hải sản nghiên cứu, thăm dò khảo sát, đánh giá tiềm năng, trữ lượng tài nguyên
Trang 12biển trên diện rộng ở Biển Đông
Ví dụ: theo số liệu ta theo dõi được, Trung Quốc thường xuyên duy trì hàng ngàn tàu cá đánh bắt hải sản, khoảng 15 tàu thăm dò biển và gần 20 dàn khoan hoạt động ở khu vực Vịnh Bắc Bộ, từ cửa Vịnh Bắc Bộ đến quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, trong đó có nhiều lần chiếc vượt qua đường phân định Vịnh Bắc Bộ, vào vùng biển nước
ta hoạt động trái phép Đặc biệt từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2014 Trung Quốc đã đưa giàn khoan HD-981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam Trung quốc còn ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ vĩ tuyến 120
vĩ Bắc trở lên trong hai tháng (Ngày 01/6 đến ngày 01/8/2001), để thể hiện chủ quyền
Campuchia và Việt Nam đến nay vẫn chưa ký kết được Hiệp định phân định biên giới biển như lãnh đạo hai nước đã thoả thuận (cuối năm 2000) Campuchia còn phản đối hiệp định phân định ranh giới biển được ký kết giữa Việt Nam và Thái Lan; vẫn vi phạm những thỏa thuận về vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia
Việt Nam và Indonesia có vùng biển chồng lấn rộng 42.000km2
; qua 16 vòng đàm phán, đã thu hẹp vùng biển chồng lấn còn 4500km2
; năm 1993 Indonesia phủ nhận kết quả đàm phán, đòi đàm phán lại từ đầu, sau đó Indonesia còn ký kết hiệp định thăm dò, khai thác vượt qua vùng chồng lấn sang thềm lục địa của Việt Nam Ngày 26/3/2003 nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của tổng thống Indonesia, hai bên đã ký kết hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa của hai nước
Việt Nam và Malaysia, có vùng biển chồng lấn rộng khoảng 2500km2 Năm 1992, hai nước thoả thuận hợp tác thăm dò, khai thác chung vùng chồng lấn còn phân định ranh giới
sẽ giải quyết sau Ngoài ra, có khoảng 800km2 liên quan tới Việt Nam trong vùng khai chung giữa Thái Lan và Malaysia rộng 7.250km2 cũng chưa được giải quyết
Vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa hai quần đảo Trường sa và Hoàng Sa của Việt Nam (vốn thuộc chủ quyền Việt Nam từ thế kỷ XVII)
Theo các tài liệu có được, nhà nước phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn đã xác lập và duy trì về sự có mặt về mặt nhà nước thực sự, liên tục và hòa bình trên hai quần đảo này ít nhất từ thế kỷ XVII đến thế XX Cả thời kỳ Pháp cai trị Đông Dương, Pháp cũng đã khẳng định và củng cố chủ quyền trên hai quần đảo này của Việt Nam mà
họ có trách nhiệm đại diện về đối ngoại Cho đến đầu thế kỷ XX, không một quốc gia nào tranh chấp với Việt Nam về hai quần đảo này Năm 1921, Trung quốc bắt đầu tranh chấp với chính quyền Pháp ở Đông Dương về chủ quyền trên đảo Hoàng Sa và từ thập
kỷ 80 của thế kỷ XX Trung Quốc mới đặt vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa
Lợi dụng khi thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương Năm 1956 Trung Quốc đã chiếm đóng nhóm đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa, năm 1975 lợi dụng lúc quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, Trung quốc dùng vũ lực đánh chiếm nốt nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa
từ tay quân đội ngụy quyền Sài Gòn Trung quốc đã tích cực xây dựng bàn đạp để tiến hành các hoạt động ở Biển Đông Quần đảo Trường Sa được coi là nơi tranh chấp phức tạp và có nhiều bên liên quan nhất trên thế giới
Hiện nay, ngoài Việt Nam ra còn có quân đội Philippin (từ 1971), Malaysia (từ 1983), Trung Quốc (từ 1988), chiếm đóng một số đảo và bãi đá trên quần đảo Trường
Sa Năm 1946, quân đội Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên đảo Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo này và chiếm giữ cho đến ngày nay Như vậy, có đến 5 nước, 6 bên liên quan đến tranh chấp trên quần đảo Trường Sa
Bằng những nỗ lực, kiên trì của các nước liên quan về giải quyết tranh chấp bằng đàm