còn là một câu chuyện lịch sử, một bức tranh văn hóa sống động.Bài tiểu luận này sẽ đưa người đọc đi sâu vào thế giới ẩm thực độc đáo của miền Nam, từ những món ăn quen thuộc hàng ngày đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
KHOA DU LỊCH
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI ĐẶC SẢN MIỀN NAM
HỌ TÊN SINH VIÊN: PHẠM CHÍ DŨNG
MSSV: 2400008862 LỚP: 24DQQT1A
Chương I Mở đầu
I.2 Lịch sử ẩm thực Việt Nam
I.2.1 Văn hóa ẩm thực phát triển dựa trên hoàn cảnh sống
I.2.2 Văn hóa ẩm thực phát triển từ chiến tranh
I.2.3 Ẩm thực Việt Nam phát triển qua những diễn biến lịch sử của dân tộc
I.3 Lịch sử ẩm thực miền Nam
Chương II Các yếu tố tác động đến sự phát triển ẩm thực miền Nam
II.1 Sự ảnh hưởng từ vị trí địa lý
II.2 Sự ảnh hưởng từ khí hậu
II.3 Sự ảnh hưởng từ sự hòa trộn văn hóa
Chương III Phân tích thực đơn 5 món ăn tiêu biểu trong 1 ngày ở miền Nam
Trang 2III.1 Cơm tấm (Buổi sáng)
III.1.1 Nguồn gốc
III.1.2 Thưởng thức
III.2 Bánh xèo (Buổi trưa)
III.2.1 Nguồn gốc
III.2.2 Thưởng thức
III.2.3 Thông tin thú vị
III.3 Chè bưởi an giang
III.3.1 Nguồn gốc
III.3.2 Thưởng thức
III.3.3 Thông tin thú vị
III.4 Lẩu mắm cá linh (Buổi tối)
III.4.1 Nguồn gốc
III.4.2 Thưởng thức
III.4.3 Thông tin thú vị
III.5 Kẹo dừa (Tráng miệng)
III.5.1 Nguồn gốc
III.5.2 Thưởng thức
III.5.3 Thông tin thú vị
Chương IV Kết luận
Chương V Tài liệu tham khảo
Chương I Mở đầu
I.1 Giới thiệu chủ đề
Miền Nam Việt Nam là một vùng đất đa dạng văn hóa với những nét đặc trưng
rõ nét trong ẩm thực Trải qua hàng thế kỷ phát triển và tương tác văn hóa, ẩm thực miền Nam không chỉ là một phần quan trọng của đời sống hàng ngày mà còn là biểu tượng của sự đa dạng và sự phong phú trong ẩm thực Việt Nam
Ẩm thực miền Nam, một bản giao hưởng đa thanh của hương vị và văn hóa, đã
từ lâu trở thành niềm tự hào của người Việt Với khí hậu nhiệt đới, đất phù sa màu mỡ và sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, ẩm thực miền Nam không chỉ là
sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu tươi ngon, cách chế biến đa dạng mà
Trang 3còn là một câu chuyện lịch sử, một bức tranh văn hóa sống động.
Bài tiểu luận này sẽ đưa người đọc đi sâu vào thế giới ẩm thực độc đáo của miền Nam, từ những món ăn quen thuộc hàng ngày đến những món đặc biệt đầy sức hút, giúp người đọc hiểu rõ hơn về vẻ đẹp văn hóa độc đáo của vùng đất này
I.2 Lịch sử ẩm thực Việt Nam
I.2.1 Văn hóa ẩm thực phát triển dựa trên hoàn cảnh sống
Sống trong cảnh thường xuyên đói nghèo nên người Việt luôn phải tằn tiện, tiết kiệm trong ăn uống và luôn tìm ra các giải pháp hợp lí để tận dụng và khai thác các tài nguyên tự nhiên sẵn có hoặc du nhập từ bên ngoài để chế biến thành
những sản phẩm ẩm thực hữu dụng và có giá trị cho mình.
Lương thực chính của người Việt là lúa gạo, thế nhưng khi mất mùa, thóc cao gạo kém thì người Việt ra sức sản xuất những hoa màu khác để hỗ trợ cho nguồn lương thực chính bị thiếu hụt Ngô, khoai, sắn đều không phải là những cây truyền thống của người Việt Chúng có nguồn gốc tận Nam và Trung Mĩ nhưng chúng được người Việt sẵn sàng chấp nhận và sử dụng triệt để trong cuộc sống của mình Cơm gạo thiếu thì sẵn sàng ăn độn ngô, độn khoai, độn sắn Để dễ ăn, để các thứ cây ngoại nhập dễ phù hợp với lối ăn truyền thống của mình, người Việt luôn sáng tạo ra những kiểu ăn riêng mà không đâu có từ những nguyên liệu ngoại nhập Ngô được xay ra làm bánh đúc, bánh đa, chế biến thành tương ngô và có lẽ cầu kì và đặc sắc hơn cả là món xôi lúa được làm
ra để chiều dân lao động thị thành trong các bữa ăn lót dạ Có lẽ không đâu trên trái đất này có kiểu chế biến ngô đặc biệt như thế ngoại trừ vùng Tương Mai gần kề cửa ô Hà Nội xưa
Vì thiếu thốn nên ý thức tiết kiệm lại càng được đề cao và trở thành đạo đức trong văn hoá của người Việt Lúa gạo luôn được coi trọng Một hạt thóc là một hạt vàng
“Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
I.2.2 Văn hóa ẩm thực phát triển từ chiến tranh
Trong hai cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ chống Pháp và chống Mĩ vừa qua cũng đã xuất hiện biết bao kiểu ăn, lối ăn thời chiến nhưng đã mấy ai tổng kết
Ẩm thực thời chiến đã đi vào thơ ca, âm nhạc Hình ảnh chị nuôi với bát canh chua, nắm rau rừng, bó măng vắt cơm và bếp Hoàng Cầm đã ăn sâu vào nhiều
Trang 4thế hệ những người lính Cụ Hồ Một lối sống, lối ăn tập thể thời chiến, thời bao cấp đã được hình thành và tồn tại khá lâu dài trên đất nước ta và chắc chắn nó vẫn còn để lại dấu ấn trong đời sống của mỗi chúng ta Sự đổi thay quá nhanh trong đời sống kinh tế thời bình, trong cơn lốc của kinh tế thị trường đã làm cho những kỉ niệm về ẩm thực thời chiến dường như nhanh chóng nhạt nhoà trong cuộc sống hôm nay
I.2.3 Ẩm thực Việt Nam phát triển qua những diễn biến lịch sử của dân tộc
Người Việt chẳng những đã không chối bỏ những sản phẩm ẩm thực của các nền văn minh khác và cũng không chối bỏ một cách cực đoan văn hoá ẩm thực của kẻ thù của mình mà chúng ta đã biết sử dụng, tận dụng những yếu tố có sẵn trong các nền văn hoá ẩm thực khác trực tiếp đưa thẳng vào đời sống của mình Hoặc, sử dụng những nguyên liệu có nguồn gốc từ bên ngoài và chế biến một cách sáng tạo cho phù hợp với lối thưởng thức, lối sống của Việt Nam Có hàng trăm, hàng ngàn các ví dụ về các món ăn, kiểu ăn của người Việt được học hỏi
từ nước ngoài hay được sáng tạo hoàn toàn trên nền tảng của các nguyên liệu du nhập và phát
triển ở Việt Nam qua mỗi bữa ăn của người Việt chúng ta Nếu như chịu khó tìm hiểu cặn kẽ một chút thôi, chúng ta sẽ thấy rõ ngay điều bí mật này trong từng bữa ăn của người Việt từ nông thôn đến thành thị
I.3 Lịch sử ẩm thực miền Nam
Buổi đầu, khi những lưu dân đặt chân lên vùng đất này thì thiên nhiên ở đây còn rất hoang sơ, rừng hoang cỏ rậm, thú dữ hoành hành Con người cảm thấy lạ lẫm trước một cảnh quan thiêng nhiên mà ở nơi quê cha đất tổ họ chưa hề gặp phải Vì vậy, để sinh tồn, ở phương diện ăn uống, họ không thể nào ăn các món
ăn truyền thống nơi quê nhà, bởi nguyên vật liệu, các nguồn lương thực họ chưa
hề quen biết, nên lúc đầu gặp gì ăn nấy, từ những cây cỏ trên bờ, con cá dưới sông, con chim trên trời… cho đến các loài sinh vật khác Tính hoang dã trong văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ đã định hình từ lúc này
Điều dễ nhận thấy nhất ở tính hoang dã này là người Nam Bộ ăn rất nhiều rau.Đây là loại thức ăn có sẵn ở ao hồ, vườn ruộng, rất dễ tìm, không cần thiết phải chế biến, chỉ cần hái vào rửa sạch là ăn được Người ta có thể ăn đủ các loại rau, từ rau đắng, rau dềnh, rau răm, rau thơm, cải trời, tía tô, hành, hẹ, ngò gai, ngò rí… đến các loại cây, đọt cây, các loại bông, như: bông điên điển, cù
Trang 5nèo, đọt vừng, lá xoài, lá cách… Trong danh mục này, có thứ dùng để ăn sống,
có thứ dùng để nấu canh, có thứ luộc lên chấm với cá kho, thịt kho, hay nước chấm
Người Nam Bộ thường có thói quen chế biến món ăn và ăn ngay tại chỗ, nên tính hoang dã ở đây thể hiện ở việc các món ăn gắn với không gian của một khoảnh vườn, đám ruộng, bờ ao Món cá lóc nướng trui là một minh chứng cho điều này, hoặc một nồi canh chua cá lóc được nấu ngay sau buổi tát đìa cũng thể hiện điều đó Bởi vì, mọi thứ đều là cây nhà lá vườn, không phải ra chợ mua
Chương II Các yếu tố tác động đến sự phát triển ẩm thực miền Nam
II.1 Sự ảnh hưởng từ vị trí địa lý
Miền Nam bao gồm 19 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía Nam Có hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ
Nam bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông, nơi có khoảng 54.000
km chiều dài sông, rạch, nơi nào cũng kênh rạch phong phú và nhiều lung, hồ, láng , không nơi nào mà không có cá, tôm, cua, ếch Bên cạnh đó, còn có cả rừng già, rừng thưa, đầy dẫy các loại động vật lớn, nhỏ Chính yếu tố kênh rạch chằng chịt cùng với hệ thống sông lớn đầy ắp phù sa đã tạo cho vùng Nam Bộ nguồn thủy hải sản phong phú để phục vụ cho đời sống của người dân nơi đây Nam Bộ gồm 2 tiểu vùng gồm Đông Nam Bộ (6 tỉnh) và Tây Nam Bộ (hay Đồng bằng Sông Cửu Long) (13 tỉnh)
Nam bộ được mệnh danh đất rộng sông dài, thiên nhiên ưu đãi Nên nơi nào cũng kênh rạch chằng chịt cùng với hệ thống sông lớn đầy ắp phù sa đã tạo cho vùng Nam Bộ nguồn thủy hải sản phong phú để phục vụ cho đời sống của người dân nơi đây
Đặc biệt tại nơi đây cũng được thiên nhiên ưu ái cung cấp cho một số nguyên liệu nổi tiếng như: Cá linh, cá lóc, cá bông lau, chuột đồng, bông điên điển, cây
cỏ xước, bông súng trắng,
II.2 Sự ảnh hưởng từ khí hậu
Khác với miền Bắc có bốn mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông Miền Nam vì nằm cận đường xích đạo nên đã gộp lại thành hai mùa chính là mùa Mưa và mùa Khô Mùa mưa biểu hiện cho Thu và Đông, mùa Khô biểu hiện cho mùa Xuân
và Hạ Sự khác nhau này đã làm cho miền Nam có một vẻ khác biệt đặc biệt, nhờ đó mà miền Nam được thiên nhiên ưu ái nhiều thứ từ đất đai màu mỡ cho đến nguyên liệu làm món ăn đặc biệt
Trang 6Miền Nam được chia làm hai mùa là:
● Mùa mưa (gọi là mùa nước nổi ở miền Tây) độ tháng 7 – tháng 10 âmlịch hàng năm
● Mùa khô (gọi là mùa gặt ở miền Tây) độ tháng 11 - tháng 4 năm sau
Mỗi mùa mang đến những sản vật thiên nhiên riêng biệt tạo nên những điểm đặc trưng cho món ăn miền Nam:
● Vào mùa nước nổi: người dân địa phương lại bắt đầu chế biến và thưởng
thức những món ăn dân dã từ những nguyên liệu đặc trưng theo mùa như lẩu cá linh điên điển, bún nước lèo, bông súng kho mắm, Điển hình như món lẩu cá linh từng thớ cá mềm ngọt kết hợp với bông điên điển vị chua chua, thanh thanh, giòn giòn là sự kết hợp tuyệt vời tạo nên món lẩu cá linh điên điển của ẩm thực miền Nam vào mùa nước nổi
● Còn vào mùa gặt: Ẩm thực miền Nam lại trở nên phong phú bởi những
loại cá đồng béo ngậy hay những loại rau, bông, đọt cây được chế biến theo nhiều cách đa dạng khác nhau Những món ăn nổi tiếng của miền Nam vào mùa gặt như cá lóc nướng trui, cá trê nướng rơm, chuột đồng…
II.3 Sự ảnh hưởng từ sự hòa trộn văn hóa
Đối với nơi có sự giao thoa giữa nhiều nền văn hóa đa dạng và lâu đời như miền Nam, thì ẩm thực nơi đây cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ nhiều vùng miền
và nhiều nền văn hóa Ẩm thực miền Nam có thể gọi là sự tổng hòa của văn hóa
ẩm thực miền Bắc, miền Trung và sự ảnh hưởng của văn hóa Khmer, Hoa Cụ thể, có thể kể đến 2 nền văn hóa chính ảnh hưởng đến ẩm thực Nam Bộ:
● Văn hóa người Khmer: Những món ăn của người dân miền Nam có phầnđậm đà mang theo những hương vị đặc trưng từ ảnh hưởng của văn hóa Khmer
○ Vị chua: Đặc trưng trong khẩu vị của người Khmer Nam Bộ, vị chua thường xuất hiện trong các món canh
○ Vị cay: Cũng là một phần không thể thiếu trong ẩm thực Khmer, vị cay được thêm vào nhiều món ăn để tạo nên sự kích thích cho vị giác Và ẩm thực miền Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ yếu tố này những món ăn miền Nam ngoài làm nổi bật sự mặn mà của muối và các gia vị, vị ngọt của đường mà con làm bật lên vị cay nồng của ớt và tiêu mang đến cho người ăn những món ăn vô cùng độc đáo
○ Mắm cá: Người Khmer thường sử dụng mắm cá cho các món ăn của
Trang 7mình Điều này cũng được người dân Nam Bộ sử dụng trong ẩm thực Tuy chịu ảnh hưởng là thế nhưng với sự sáng tạo của người dân nơi đây đã chế biến và tạo ra những món ăn riêng biệt và hợp khẩu vị người miền Nam
● Văn hóa người Hoa: Còn về cách thức chế biến ẩm thực nơi đây có đôiphần chịu ảnh hưởng từ người Hoa, những món nước canh, nước lèo đều được ninh bằng xương và nhiều nguyên liệu khác, hay những cách chế biến thức ăn bằng chảo gang đúc làm tăng thêm hương vị đặc trưng của món ăn cũng được người dân nơi đây áp dụng Ngoài ra những món
ăn đặc trưng của người Hoa cũng được người dân miền Nam điều chỉnh
và đón nhận rộng rãi như bánh pía, hủ tiếu, bột chiên, vịt quay, há cảo…
Tổng hòa giữa những yếu tố đặc trưng của văn hóa Khmer, Hoa cùng với sự sáng tạo và linh hoạt của người dân miền Nam đã làm nên những món ăn đặc sản độc đáo, làm nên bản sắc riêng không thể nhầm lẫn của ẩm thực miền Nam Việt Nam Đây không chỉ là việc thưởng thức hương vị mà còn là cách để hiểu sâu hơn về vẻ đẹp và sức sống của văn hóa đặc trưng trong ẩm thực của vùng đất này
Chương III Phân tích thực đơn 5 món ăn tiêu biểu trong 1 ngày ở miền Nam
Trên con đường khám phá văn hóa ẩm thực miền Nam Việt Nam, những món
ăn được chọn lọc một ngày dường như là những bức tranh sống động về sự đa dạng và phong phú của nền ẩm thực này
Qua những món ăn tiêu biểu như cơm tấm, bánh xèo, chè bà ba, lẩu mắm cá linh, và kẹo dừa, chúng ta sẽ có cơ hội tận hưởng hương vị và hiểu sâu hơn về bản sắc văn hóa ẩm thực đặc trưng của miền Nam
Từ món ăn sáng điểm tâm đến món tráng miệng, mỗi món đều mang theo một câu chuyện riêng, kể về sự kỳ diệu của nguyên liệu, kỹ thuật chế biến và cả những giá trị văn hóa sâu sắc chứa đựng bên trong Hãy cùng Chương III khám phá từng bí mật và hương vị đặc trưng đằng sau những món ăn này để hiểu rõ hơn về ẩm thực đặc sản miền Nam Việt Nam
III.1 Cơm tấm (Buổi sáng)
III.1.1 Nguồn gốc
Trang 8Cơm tấm xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 20 Cơm tấm có nguồn gốc từ miền Tây Nam Bộ, cụ thể, ban đầu, món ăn này phổ biến với những người nông dân và công nhân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long Vào các năm mùa màng đói kém, nhiều người không có đủ gạo ngon để bán và ăn, vì vậy họ phải đã dùng gạo tấm (gạo bể) để nấu ăn
Khi Việt Nam đô thị hóa, cơm tấm trở nên phổ biến ở hầu khắp các tỉnh Nam
Bộ, đặc biệt là Sài Gòn Vì thế nên cơm tấm còn được gọi với cái tên là Cơm tấm Sài Gòn
III.1.2 Thưởng thức
Cơm tấm đặc trưng nằm ở nước mắm chan cơm Đây là loại nước mắm pha kết hợp mặn - ngọt - chua - cay Chén nước mắm này sẽ là sự quyết định độ ngon của một dĩa cơm tấm Có một chén nước mắm thơm ngon sẽ hòa quyện hoàn hảo với hạt cơm tấm dẻo thơm, sườn nướng đậm đà ngọt nhẹ, chả trứng bùi thơm, dưa chuột giòn mát, cà chua chua nhẹ
Ngoài cơm tấm sườn nướng, còn có nhiều biến tấu khác của món ăn này, chẳng hạn như cơm tấm bì chả, cơm tấm gà, cơm tấm trứng,
Trang 9“sườn - bì - chả”, tức là cơm tấm được ăn kèm với sườn heo nướng, da heo xé
và chả trứng thịt
III.2 Bánh xèo (Buổi trưa)
III.2.1 Nguồn gốc
Bánh xèo miền Tây là một món ăn đặc sản của vùng đất sông nước miền Tây Nam Bộ Đây là món ăn dân dã, nhưng lại vô cùng thơm ngon, hấp dẫn Bánh xèo miền Tây có kích thước lớn hơn bánh xèo miền Trung và miền Bắc, với đường kính trung bình khoảng 20-30 cm Vỏ bánh được làm từ bột gạo, bột nghệ và nước cốt dừa, có màu vàng ươm đẹp mắt Nhân bánh thường là tôm, thịt, giá đỗ, hành lá, được xào chín Bánh xèo miền Tây được ăn kèm với rau sống, nước mắm chua ngọt và tương ớt
Nguồn gốc của bánh xèo miền Tây vẫn chưa được xác định rõ ràng Có nhiều giả thuyết khác nhau về quê quán của món ăn này, bao gồm:
● Nguồn gốc từ miền Trung: Theo một số thông tin, bánh xèo miền Tây cónguồn gốc từ miền Trung Trong quá trình di dân, khai phá và định cư
Trang 10miền Nam, nhất là Tây Nam Bộ, người miền Trung đã mang theo cách chế biến món bánh độc đáo này
● Nguồn gốc từ người Khmer: Một giả thuyết khác cho rằng, bánh xèomiền Tây được học từ người Khmer trong nhiều thế kỷ trước Người Khmer có một món ăn tương tự gọi là "bánh khọt"
● Nguồn gốc từ ẩm thực Nam Ấn: Có ý kiến cho rằng, bánh xèo miền Tây
có nguồn gốc từ ẩm thực Nam Ấn trước thế kỷ XI
Dù nguồn gốc của bánh xèo miền Tây là gì thì đây vẫn là một món ăn đặc sản của người dân Nam Bộ Bánh xèo miền Tây có hương vị thơm ngon, đậm đà, khó quên Vỏ bánh giòn rụm, nhân bánh tôm thịt ngọt bùi, ăn kèm với rau sống
và nước mắm chua ngọt thì ngon tuyệt vời Bánh xèo miền Tây thường được ăn vào bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối Đây là món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc, hội họp của người dân miền Tây
Bánh xèo miền Tây không chỉ là món ăn ngon mà còn là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của vùng đất sông nước miền Tây Món ăn này đã góp phần làm phong phú thêm bản sắc ẩm thực Việt Nam
III.2.2 Thưởng thức
Bánh xèo miền Tây là một món ăn đặc sản của vùng đất sông nước miền Tây Nam Bộ Món ăn này có hương vị thơm ngon, đậm đà, khó quên, được nhiều người cả người Việt lẫn người nước ngoài yêu thích
Nguyên liệu và cách chế biến:
● Nguyên liệu làm bánh xèo miền Tây khá đơn giản, gồm bột gạo, bộtnghệ, trứng gà, tôm, thịt heo, giá đỗ, đậu xanh, hành tây, Bột gạo được pha với nước cốt dừa, nước lọc, trứng gà và bột nghệ để tạo màu vàng đẹp mắt Tôm và thịt heo được xào chín cùng hành tây, đậu xanh
● Bánh xèo miền Tây thường được đổ bằng chảo gang sâu lòng Khi chảonóng già, múc một lượng bột vào chảo và dàn đều Sau đó, cho nhân bánh gồm tôm, thịt heo, giá đỗ, đậu xanh lên trên Đợi bánh chín vàng thì gấp đôi lại và tiếp tục chiên cho chín đều
● Quá trình làm bánh xèo đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế, từ việc pha bột, đổbánh cho đến việc chọn lựa các loại rau sống và gia vị để tạo nên một món ăn hoàn hảo
Hương vị đặc trưng: