1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm 1 chủ Đề công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn Ở các nước và bài học kinh nghiệm cho việt nam

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 745,05 KB

Nội dung

Khái niệm công cụ kinh tế Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường là các công cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA MÔI TRƯỜNG, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU & ĐÔ THỊ

-*** -BÀI TẬP NHÓM 1

Chủ đề: Công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn ở các nước và bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam

      Nhóm 1:          Trần Hương Lam - 11223209

Chu Phương Anh - 11218766 Nguyễn Văn Khánh - 11223068 Bùi Duy An - 11220001

Phạm Văn Kiệt - 11223185

Lớp học phần:  Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại Giảng viên:       TS Ngô Thanh Mai

Trang 2

1 Các công cụ kinh tế trong quản lí chất thải rắn

1.1 Khái niệm công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường là các công cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường

Công cụ kinh tế bảo vệ môi trường phát sinh trong cơ chế của nền kinh tế thị trường, khi các tác động và ảnh hưởng môi trường của các hoạt động kinh tế được lượng giá thành tiền và đưa vào hạch toán giá thành và chi phí Công cụ kinh tế là những chính sách, biện pháp nhằm thay đổi chi phí lợi và lợi ích của những hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra các thiệt hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng Công cụ kinh tế bảo vệ môi trường có tác động trực tiếp tới thu nhập người sản xuất hoặc hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng tới môi trường, nhằm ngăn ngừa các tác động tiêu cực tới môi trường Công cụ kinh tế bảo vệ môi trường có thể tác động trực tiếp tới các nhà sản xuất dưới dạng thuế môi trường, lệ phí xả thải hoặc gián tiếp thông qua người tiêu thụ dưới dạng phí sử dụng Trong tất cả các trường hợp đó, công cụ kinh tế đều có mục đích chung là hạn chế lượng chất thải phát sinh, giảm ảnh hưởng của việc tiêu thụ tài nguyên và năng lượng

1.2 Phân loại

1.2.1 Nhóm công cụ tạo ra nguồn thu

a Công cụ phí :

- Phí môi trường là khoản thu của ngân sách dành cho hoạt động bảo vệ môi trường, tính trên lượng phát thải của chất ô nhiễm và chi phí xử lí ô nhiễm hoặc khắc phục tác động tiêu cực do chất ô nhiễm gây ra đối với môi trường

- Phí BVMT đối với chất thải rắn: Hiện đang được triển khai thực hiện trên cơ sở Nghị định 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/11/2007 nhằm hạn chế phát sinh chất thải rắn và tạo nguồn kinh phí bù đắp một phần chi phí xử lý chất thải rắn

- Có 3 loại phí được áp dụng cho việc thu gom và đổ bỏ CTR:

+ Phí người dùng:Là loại phí trực tiếp, do các hộ gia đình, các doanh nghiệp chi trả để bồi hoàn chi phí thu gom, xử lý ô nhiễm.Mục đích chính của việc thu phí môi trường là ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có khả năng

xử lí được

+ Phí đổ bỏ: Phí đổ bỏ trong môi trường là một khoản phí mà các cá nhân hoặc tổ chức phải trả khi thải bỏ các chất thải, rác thải hoặc các vật liệu khác vào môi trường Đây là một hình thức phí môi trường được áp dụng nhằm khuyến khích việc giảm thiểu lượng rác thải, tái chế và xử lý chất thải đúng cách, đồng thời tạo ra nguồn kinh phí để bảo vệ môi trường.Các loại phí đổ vỏ thường gặp:

● Phí đổ bỏ rác thải sinh hoạt: Áp dụng cho các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ

● Phí đổ bỏ rác thải công nghiệp: Áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, các khu công nghiệp

Trang 3

● Phí đổ bỏ chất thải nguy hại: Áp dụng cho các loại chất thải có chứa các chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường cao

+ Phí chất thải : Các khoản phí liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ và xử lý sản phẩm, nhằm bảo vệ môi trường Ví dụ như phí bao bì, phí tiêu hủy sản phẩm Phần lớn

đã được áp dụng đối với các bao bì, dầu nhờn, các túi nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu hại, nguyên vật liệu, các lốp xe và các nhiên liệu ô tô, các sản phẩm không trả lại được.Mục Đích Của Phí Sản Phẩm Trong Môi Trường

● Nội tại hóa chi phí môi trường: Làm cho người sản xuất và người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm về những tác động tiêu cực của sản phẩm lên môi trường

● Khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững: Thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, và khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm có ít tác động đến môi trường

● Tạo nguồn vốn cho các hoạt động bảo vệ môi trường: Số tiền thu được từ các loại phí này sẽ được sử dụng để đầu tư vào các dự án bảo vệ môi trường, như xử lý nước thải, xử lý rác thải, phục hồi môi trường…

b Công cụ thuế :

“Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung

là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.”

Thuế bảo vệ môi trường làm tăng giá sản phẩm, hàng hóa Từ đó, có thể sử dụng thuế để kích thích và điều chỉnh sản xuất và tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường Đối với cả người tiêu dùng và nhà sản xuất thì thuế môi trường sẽ có nhiều tác dụng khuyến khích, điều chỉnh định hướng sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường hơn Với mục đích như vậy sẽ góp phần tiết kiệm cá nhân, tiết kiệm xã hội, giảm ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường, giải chi phí xử lý ô nhiễm

- Các đối tượng chịu thuế môi trường

+ Nhóm đối tượng 1: Nhóm xăng dầu, mỡ nhờn

Bao gồm các loại hàng hóa chịu thuế là: xăng (trừ etanol), nhiên liệu bay, mỡ nhờn, các loại dầu hỏa, dầu diezel, mazut, dầu nhờn

+ Nhóm đối tượng 2: Than đá

Bao gồm các loại than nâu, than mỡ, antraxit và những loại than đá cùng đặc tính khác

+ Nhóm đối tượng 3: Dung dịch HCFC

Loại dung dịch có tác động xấu đến tầng ozon dùng để làm môi chất lạnh sử dụng trong thiết bị công nghiệp và bán dẫn

+ Nhóm đối tượng 4: Túi ni lông

+ Nhóm đối tượng 5: Thuốc diệt cỏ thuộc nhóm hạn chế sử dụng

Trang 4

Những loại thuốc diệt cỏ được quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường sẽ là nhóm đối tượng chịu thuế BVMT vì có những thành phần độc hại tác động xấu đến môi trường

tự nhiên

+ Nhóm đối tượng 6: Thuốc trừ mối thuộc nhóm hạn chế sử dụng

Tương tự như nhóm đối tượng 5 thì thuốc trừ mối thuộc nhóm hạn chế sử dụng được quy định tại phụ lục đính kèm của Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 Theo đó, những loại thuốc diệt mối có tên thương phẩm là PMC 90 DP, PMs 100 CP thì sẽ phải chịu thuế bảo vệ môi trường

+ Nhóm đối tượng 7: Thuốc bảo quản lâm sản thuộc nhóm hạn chế sử dụng

Thuốc bảo quản lâm sản có tên là XM5 100 bột và LN5 90 bột là 02 loại thuốc bảo quản lâm sản phải chịu thuế bảo vệ môi trường

+ Nhóm đối tượng 8: Thuốc khử trùng kho thuộc nhóm hạn chế sử dụng

Những loại thuốc khử trùng kho là đối tượng áp dụng thuế bảo vệ môi trường bao gồm: Celphos

56 % tablets, Fumitoxin 55 % tablets, thuốc khử trùng Phostoxin 56 % theo dạng viên tròn, dẹt, thuốc khử trùng Alumifos 56% Tablet, Magtoxin 66 tablets, pellet; Bromine – Gas 98 %, 100

%, Dowfome 98 % và cuối cùng là thuốc khử trùng kho Quickphos 56 %

1.2.2 Nhóm công cụ kích thích sự đầu tư

a Các giấy phép kinh doanh chất thải

- Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật (Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

- Các đối tượng sau đây phải có giấy phép môi trường: (Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

+ Đối tượng 1: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định

về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức

+ Các đối tượng trên mà thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường

+ Đối tượng 2: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng 1

- Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:

+ 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;

+ 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;

b Qũy ủy thác quản lí chất thải

Trang 5

- Là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích tài trợ cho các hoạt động quản lý chất thải Quỹ được thành lập từ nguồn vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

c Các khoản trợ cấp

- Được cung cấp cho các cơ quan và khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực quản lý CTR Một phương cách khác là cho hưởng ưu đãi về thuế đối với việc phát hành trái phiếu

1.2.3 Nhóm công cụ làm thay đổi hành vi

a Công cụ đặt cọc- hoàn trả

- Đặt cọc - hoàn trả là một trong những công cụ kinh tế trong hoạt động bảo vệ môi trường bằng cách quy định các đối tượng tiêu dùng các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường phải trả thêm một khoản tiền (đặt cọc) khi mua hàng

- Nhằm bảo đảm cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem sản phẩm đó (hoặc phần còn lại của sản phẩm đó) trả lại cho các đơn vị thu gom phế thải hoặc tới những địa điểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy theo cách an toàn đối với môi trường

- Nếu thực hiện đúng, người tiêu dùng sẽ được nhận lại khoản đặt cọc do các tổ chức thu gom hoàn trả lại

- Mục đích của hệ thống đặt cọc - hoàn trả là thu gom những thứ mà người tiêu thụ đã dùng vào một trung tâm để tái chế hoặc tái sử dụng một cách an toàn đối với môi trường Đặt cọc - hoàn trả được coi là một trong những "ứng cử viên" sáng giá cho các chính sách nhằm giúp nền kinh tế thoát khỏi chu trình sản xuất tuyến tính (khai khoáng → nguyên liệu thô

→ sản phẩm → phê thải)

b Ký quỹ bảo vệ môi trường

- Định nghĩa tiền ký quỹ bảo vệ môi trường được quy định tại hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Quỹ Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng

Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

Tiền ký quỹ bảo vệ môi trường là khoản tiền bên ký quỹ gửi vào bên nhận ký quỹ để đảm bảo trách nhiệm thực hiện các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật

- Quản lí tiền kỹ quỹ bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 6

Thông tư 08/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lí và sử dụng tiền kí quĩ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Quỹ

Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

- Bên nhận ký quỹ phải mở tài khoản riêng theo dõi tiền kỹ quỹ

Trang 6

- Tiền kí quĩ được bên nhận kỹ quỹ gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo nguyên tắc phải đảm bảo bảo toàn vốn gốc, bù đắp chi phí trả lãi cho bên ký quỹ và chi phí quản lí đối với hoạt động nhận ký quỹ

2 Các công cụ kinh tế đang áp dụng ở các nước phát triển

2.1 Công cụ phí

a Mỹ : Hệ thống thu phí chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng PAYT ( Pay

- As - You- Throw) Tại Mỹ, hệ thống PAYT được thực hiện từ năm 1973 tại bang Michigan Đến cuối những năm 1980 đã có hơn 100 địa phương thực hiện PAYT và tăng lên khoảng 1.000 địa phương vào năm 1993 và năm 2006 có hơn 7.100 địa phương tại Mỹ đã áp dụng chính sách PAYT với 25% dân số, khoảng 26% địa phương (trong đó bao gồm 30% các TP lớn nhất

ở Mỹ) Đến năm 2011, các địa phương thực hiện PAYT đã lên tới gần 9.000 địa điểm Việc thực hiện chương trình PAYT đã chứng minh được hiệu quả trong việc giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp khoảng 6,5 triệu tấn CTR đô thị mỗi năm tại Mỹ (ước tính lượng chất thải giảm hàng năm từ 4,6 đến 8,3 triệu tấn)

Trang 7

Hình 1: Kết quả thực hiện PAYT tại một số thành phố

Chương trình PAYT tại Mỹ có 3 phương pháp phí CTR phát sinh bao gồm:

- Thu phí theo đơn giá cố định

- Thu phí theo đơn giá thay đổi

- Thu phí đa tầng

b Cơ chế tính phí theo lượng thải ở Hàn Quốc

- Bộ Môi trường Hàn Quốc đã áp dụng hệ thống tính phí theo lượng rác thải từ năm 1995 nhằm khuyến khích người dân giảm lượng rác thải Việc tính phí được thực hiện trên cơ sở phân loại rác thải có thể tái chế với rác thải không thể tái chế Các hộ gia đình phải mua các túi nhựa đựng rác

do cơ quan quản lý phát hành, và chỉ được vứt bỏ những loại rác thải không thể tái chế Mỗi quận huyện xác định mức giá bán các túi đựng rác,

Trang 8

từ đó buộc người xả thải nhiều sẽ phải trả nhiều tiền hơn do phải mua nhiều túi đựng rác hơn Các mức phạt đối với hành vi vi phạm cũng được ban hành một cách đồng bộ Chính phủ Hàn Quốc dự kiến tiếp tục áp dụng phí cụ thể cho lượng rác thải hữu cơ Mục tiêu của cơ chế này là nhằm giảm lượng rác tại nguồn thay vì phải đầu tư cho việc xử lý, tái chế loại rác hữu cơ này (như sản xuất phân vi sinh, đốt tạo năng lượng điện) Chương trình này được thử nghiệm tại một số khu vực quận huyện về cách thức đo lượng rác, thu gom và mức phí từ năm 2012

- Kết quả đạt được của Hàn Quốc khi áp dụng công cụ phí trong quản lý chất thải rắn:

+ Giảm thiểu lượng rác thải phát sinh:

● Lượng rác thải sinh hoạt bình quân đầu người giảm

từ 0,95kg/ngày năm 1995 xuống còn 0,43kg/ngày năm 2020

● Tỷ lệ tái chế rác thải tăng từ 22% năm 1995 lên 59% năm 2020

+ Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước:

● Doanh thu từ phí rác thải chiếm 40% tổng chi phí

xử lý rác thải

● Nguồn thu này được sử dụng để đầu tư vào các cơ

sở hạ tầng xử lý rác thải và các chương trình tái chế

- Việc tính phí theo lượng rác thải sẽ tạo ra động lực kinh tế khuyến khích giảm lượng rác thải, từ đó giảm tác động tiêu cực tới xã hội do hoạt động chôn lấp hoặc đốt rác Ngoài ra, lợi ích gián tiếp của cơ chế này là góp phần thúc đẩy tái chế, tái sử dụng

2.2 Công cụ thuế

a Thuế chôn lấp tại Na Uy

- Thuế chôn lấp ở Nauy được giới thiệu từ năm 1999 Mục tiêu của thuế này là bù đắp chi phí thiệt hại về môi trường gây ra bởi quá trình xử lý rác thải cuối cùng Loại thuế này được áp dụng với mong muốn tạo nguồn kinh phí đóng góp hoạt động tái chế, tái sử dụng rác thải.Chính sách thuế chôn lấp tại Na Uy được thiết kế theo mô hình "Người gây

ô nhiễm phải trả" Mô hình này yêu cầu các công ty và cá nhân trả phí cho việc xử lý rác thải tại bãi chôn lấp Điều này khuyến khích họ giảm thiểu lượng rác thải thông qua tái chế hoặc các phương pháp xử lý khác ít tác động tiêu cực đến môi trường Thuế chôn lấp theo khối lượng rác: Mức thuế phụ thuộc vào khối lượng hoặc loại rác thải đưa vào bãi chôn lấp Khi mới được giới thiệu, số tiền thuế thu được sẽ được phân bổ tới các cơ sở quản lý bãi rác và các nhà máy đốt rác Từ khi được triển khai thực hiện, có một sự thay đổi rất lớn tại các bãi rác Năm 1998, 43% lượng rác sinh hoạt được chôn lấp tại các bãi rác, 33% được tái chế và 23% được đốt Năm 2002, con số này lần lượt là 24%, 45% và

Trang 9

31%.Từ năm 2009, Na Uy đã cấm chôn lấp các loại rác thải hữu cơ để giảm phát thải khí metan từ bãi chôn lấp

b Thuế đối với rác thải điện tử ở Nhật Bản

- Ở Nhật Bản, công tác phân loại và thu gom chất thải tại nguồn được tiến hành chặt chẽ Chất thải điện tử, thiết bị cũ sẽ do các hãng sản xuất chịu trách nhiệm xử lý Theo đó, khi mua sản phẩm mới, nếu có đồ cũ, người tiêu dùng sẽ nhận được tiền cho các khoản rác thải điện tử mà họ có Chính quyền tại các thành phố lớn như Tokyo, Kobe, Osaka đều xây dựng nhà máy tái chế riêng, trên đường phố cũng được đặt thêm các thùng rác nhiều màu sắc để người dùng tự phân loại rác Để bỏ một thiết bị điện tử gia dụng ở Nhật Bản, điều đầu tiên cần xem xét không phải là nó có thể bán được bao nhiêu tiền mà

là phải tốn bao nhiêu chi phí tái chế để chi trả cho các tổ chức có liên quan Luật về tái chế đồ gia dụng của Nhật Bản, có hiệu lực với các sản phẩm bao gồm TV, tủ lạnh, máy giặt máy sấy và điều hòa không khí… yêu cầu chính nhà sản xuất thiết bị phải chịu trách nhiệm về việc tái chế các thiết bị cũ hỏng Điều này có nghĩa là các công ty phải thành lập hoặc thuê các nhà máy tái chế xử lý Trong khi đó, việc thu gom vận chuyển các thiết

bị này tới nhà máy tái chế thuộc về trách nhiệm của các nhà phân phối sản phẩm Tuy nhiên, người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm chi trả chi phí cho hai công việc kể trên

- Người dân Nhật Bản sẽ phải trả tiền cho đơn vị bán lẻ hoặc bưu điện khi muốn loại bỏ một thiết bị điện tử gia dụng cũ hỏng Sau đó, họ sẽ nhận được thông tin về thời gian và địa điểm để giao thiết bị cho đơn vị tái chế Ngoài ra, trong quy trình sản xuất thiết bị gia dụng ở Nhật Bản, có một yêu cầu pháp lý nghiêm ngặt đối với tỷ lệ tài nguyên

có thể tái chế Ví dụ, một chiếc TV phải được thiết kế để đảm bảo rằng hơn 50% vật liệu trong tổng trọng lượng của nó có thể tái chế trong tương lai Tỷ lệ này ở tủ lạnh, máy giặt

và điều hòa không khí thậm chí còn cao hơn, có thể đạt 60% đến 70%

2.3 Công cụ đặt cọc- hoàn trả

a Tại Đức

- Hệ thống này được Đức triển khai từ năm 2003 và đã chứng minh hiệu quả đáng kể trong việc xử lý chất thải rắn

- Nguyên tắc hoạt động của hệ thống rất đơn giản: khi mua các sản phẩm đóng chai, lon hay bao bì nhựa, người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền đặt cọc, dao động từ 0,08 đến 0,25 Euro Sau khi sử dụng sản phẩm, nếu họ trả lại vỏ chai, lon rỗng vào các cửa hàng, siêu thị hoặc cho vào các máy thu gom tự động, khoản tiền cọc này sẽ được hoàn lại Điều này không chỉ khuyến khích người tiêu dùng có ý thức hơn về việc tái chế mà còn tạo động lực kinh tế trực tiếp

- Hiệu quả của hệ thống này rất ấn tượng, với tỷ lệ hoàn cọc tại Đức đạt đến 98,4% Điều này cho thấy đa số người tiêu dùng sẵn sàng trả lại vỏ chai, lon để nhận lại khoản tiền cọc, giúp giảm thiểu lượng rác thải đáng kể và tối ưu hóa việc tái chế các vật liệu này

Trang 10

- Đức không ngừng mở rộng quy mô của công cụ kinh tế này Chính phủ nước này đã ban hành quy định rằng, từ năm 2024, người tiêu dùng sẽ phải đặt cọc đối với bao bì của các sản phẩm bơ sữa Đây là một bước tiến nhằm mở rộng phạm vi của hệ thống "đặt cọc - hoàn trả", từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và tái chế bao bì sản phẩm

b Tại Na Uy

- Na Uy là một trong những quốc gia tiên phong trong việc áp dụng hệ thống đặt cọc -hoàn trả (deposit-return system - DRS) cho các chai và hộp đựng có thể tái sử dụng, góp phần quan trọng vào việc quản lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường Hệ thống này khuyến khích người tiêu dùng trả lại các bao bì đã sử dụng, giúp giảm thiểu lượng rác thải, đặc biệt

là nhựa và thủy tinh, đồng thời thúc đẩy việc tái chế và tái sử dụng các vật liệu

- Năm 1902, Na Uy thiết lập hệ thống đầu tiên dành cho các hộp đựng thủy tinh có thể tái sử dụng Đây là một bước tiến quan trọng trong việc giảm thiểu chất thải từ các bao bì sử dụng một lần Đầu những năm 1970, Na Uy đã giới thiệu máy bán hàng tự động ngược đầu tiên Máy này giúp tự động hoàn trả tiền cho người dân khi trả lại các chai thủy tinh có thể

đổ lại, làm cho quá trình tái sử dụng trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn

3 Các công cụ kinh tế được sử dụng tại các nước đang phát triển

3.1 Công cụ thuế

a Tại Hungary

- Hungary đang đối mặt với những thách thức lớn trong việc quản lý khối lượng chất thải ngày càng gia tăng, đặc biệt là các sản phẩm bao bì, thiết bị điện tử và nhựa Hệ thống trước đây dựa vào thuế sản phẩm môi trường, nhưng không đủ để thúc đẩy các thay đổi lớn trong việc giảm thiểu rác thải hoặc tăng cường tái chế

Lượng chất thải rắn đô thị tại Hungary giai đoạn 2004 – 2019 (kg/người)

Chú thích: WPP – Waste Prevention Plan

Ngày đăng: 20/12/2024, 22:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w