Theo nghiên cứu về các thương hiệu đồ uống nổi tiếng, điểm USP yếu tố phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác của Starbucks khá cao khi xét về khía cạnh ch
Trang 1PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC 4P CỦA STARBUCKS
Trang 2Vài nét về Starbucks
Starbucks là thương hiệu cafe được thành lập năm 1971 bởi Howard Schultz tại Mỹ Hiện nay, Starbucks trở thành chuỗi cửa hàng trên toàn thế giới với hơn 17,000 cửa hàng tại trên 50 quốc gia Đồ uống này lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2013 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Theo nghiên cứu về các thương hiệu đồ uống nổi tiếng, điểm USP (yếu tố phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác) của Starbucks khá cao khi xét về khía cạnh chất lượng và độ đa dạng của sản phẩm mà họ cung cấp Đặc biệt, Starbucks được ưu ái cói là “nơi chốn thứ ba” chỉ sau gia đình và cơ quan làm việc.
Trang 3Product: Sản phẩm
của Starbucks
P1
Price: Giá bán sản phẩm
p2
Place: Phân phối
sản phẩm
p3
Promotion: Xúc tiến thương mại
p4
Trang 4Product: Sản
phẩm của
Starbucks
p1
Trang 5 Yếu tố đầu tiên của marketing mix được coi là chữ P quan
trọng nhất Sự xuất hiện hay chất lượng của sản phẩm quyết định đến sự tồn tại của những yếu tố còn lại Đây cũng là một yếu tố cốt lõi góp phần làm nên sự thành công của doanh nghiệp
Với tư duy không ngừng đổi mới, qua nhiều năm hoạt động,
Starbucks vẫn giữ thói quen ra mắt những đồ uống mới theo từng mùa, từng thời kỳ Tại Việt Nam nói riêng, vào những dịp được nhiều người quan tâm như ngày tết, ngày phụ nữ Việt Nam, Giáng Sinh,… cũng được Starbucks mang đến những thiết kế cốc hay đồ uống mới
Trang 6 Quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về nhu cầu của
Starbucks đã rút ra những tiêu chí khác nhau về cafe mà họ cung cấp:
• Dựa trên loại hạt cà phê: cà phê rang xay, cà phê nguyên hạt.
• Dựa trên độ caffeine: cà phê thường có chứa caffeine, và cà phê decaf (đã được loại bỏ caffeine).
• Dựa trên độ rang: cà phê rang sơ, rang vừa và rang kỹ.
• Dựa trên mùi vị: cà phê có vị và cà phê không
có vị.
Trang 7 Starbucks nhận thấy tiềm năng trong kinh
doanh các loại đồ uống ngoài cafe cùng với
những loại phụ kiện đồ uống khác Để thỏa mãn mọi “điểm chạm” của khách hàng, doanh
nghiệp phát triển những loại đồ uống không có cafe Dần dần, những sản phẩm này được ưa
chuộng hơn cả những sản phẩm có cafe của
starbucks.
Trang 8Price: Giá bán sản phẩm
P2
Trang 9Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định mua của khách hàng Điều dễ thấy ở Starbucks là giá cả cao hơn so với giá trung bình các thương hiệu đồ uống khác Đây có thể là một điểm trừ làm giảm lợi thế cạnh tranh của thương hiệu Giá cả cao là vì giá thành sản xuất đáng kể, cộng với danh tiếng của một thương hiệu nổi tiếng Chính vì vậy, vẫn rất nhiều người trung thành với thương hiệu này bởi vì sản phẩm của nó thực sự tốt.
Trang 10Rất nhiều lần cafe Việt Nam được đặt lên bàn cân so sánh với cafe Starbucks Trong khi cafe Việt Nam rẻ và có mùi vị đặc trưng thì cafe Starbucks lại được chọn lọc kỹ lưỡng
và được lấy từ rất nhiều nguồn trên thế giới Hơn nữa, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, quy trình chế biến độc quyền và nghiêm ngặt Chính vì vậy, sản phẩm đến từ Starbucks có mức “giá hợp lý” so với chất lượng.
Trang 11Tại thị trường Việt Nam, người ta cũng thấy Starbucks áp dụng quan điểm marketing vị xã hội Tận dụng giá cả để đánh vào tâm lý khách hàng, Starbucks giảm giá 10,000 đồng cho mỗi đồ uống của thành viên Starbucks khi họ sử dụng sản phẩm bình, cốc của thương hiệu để đựng đồ uống Hiện nay, chương trình ưu đãi này còn được nâng cấp bằng việc chỉ cần khách sử dụng lại cốc đồ uống trước đó của Starbucks Điều này giúp giảm thiểu cốc nhựa thải ra môi trường Bên cạnh đó, việc làm thành viên của Starbucks cũng được hưởng nhiều ưu đãi về đồ uống, giá cả vào những dịp lễ hội, ngày sinh nhật của khách hay ngày kỉ niệm thành lập của Starbucks,…
Trang 12Place: Phân phối sản
phẩm
p3
Trang 13Vẫn với tiêu chí tạo sự thuận lợi tối đa cho khách mua hàng, tại Starbucks, mọi người
có thể mua hàng qua nhiều kênh khác nhau Ngoài những cửa hàng xuất hiện chủ yếu ở thành phố lớn, người tiêu dùng có thể mua sắm trên cửa hàng trực tuyến, qua ứng dụng Starbucks,… Kênh phân phối online đang chứng tỏ thương hiệu này thích ứng tốt với thay đổi của môi trường kinh doanh
và cập nhật những xu hướng rất nhanh và chính xác
Trang 14Nắm được thói quen của dân văn phòng về việc sử dụng cafe, Starbucks liên kết với các công ty khác
để đặt cửa hàng trong tòa nhà của họ Điều tương
tự cũng được thực hiện tại các cửa hàng tiện lợi, khách sạn sang trọng, sân bay – là những nơi có nhiều người qua lại một ngày Nhờ đó, Starbucks
mở rộng thị phần một cách chóng mặt Cho đến nay, sản phẩm của Starbucks đã có mặt tại hơn 40,000 cửa hàng tạp hóa, trong đó có tận 33,000 cửa hàng tại Hoa Kỳ Con số khổng lồ này chứng minh rằng việc tối ưu hóa chữ P thứ ba – Place – đã giúp Starbucks thể hiện vị thế số một của mình trên thị trường quán cà phê và cung cấp đồ uống cao cấp
Trang 15Promotion: Xúc tiến thương mại
p4
Trang 16Starbucks đã có một chiến lược thông minh để khuếch đại danh tiếng và độ phủ sóng của mình Thay vì chi ra 727,7 triệu đô vào truyền thông như McDonald’s thì Starbucks chỉ chi ra 16,6 triệu đô cho việc đó Thế nhưng nếu chỉ truyền thông thôi thì chưa thể làm nên Starbucks lớn mạnh như hiện nay Công ty đã chọn cách chi hơn 700 triệu đô để dành được vị trí đắc địa cho các cửa hàng Song, việc in logo lên cốc, áo, bình giữ nhiệt, và một số đồ dùng cá nhân khác là cách công ty lan tỏa thương hiệu đến khắp mọi nơi
Trang 17Tại Việt Nam, khi người mua sở hữu thẻ thành viên, ưu đãi đặc biệt dành cho họ là được tặng một đồ uống miễn phí khi chi tiêu 200,000 đồng đầu tiên Ngoài ra, vào ngày sinh nhật, khách hàng được tặng miễn phí một chiếc bánh, thay lời chúc mừng và quan tâm của cửa hàng đến người
sử dụng dịch vụ Chính nhờ những khuyến mãi này đã thúc đẩy quá trình marketing truyền miệng, đưa Starbucks đến gần hơn với khách hàng
Trang 18XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN