1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình thực hành lái xe Ô tô

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Giáo trình ô tô theo thông tư 35/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024. Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Thời gian lái xe an toàn là thời gian người có giấy phép lái xe có hiệu lực, không để xảy ra tai nạn giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 2. Số phôi giấy phép lái xe là mã số do nhà sản xuất phôi ghi ở mặt sau của giấy phép lái xe, bao gồm 02 chữ cái và các số phía sau. 3. Dữ liệu DAT là tập hợp các thông tin về định danh và quá trình học thực hành lái xe trên đường của học viên, được truyền từ thiết bị DAT lắp trên xe ô tô tập lái để tập lái xe trên đường về máy chủ của cơ sở đào tạo lái xe. 4. Dữ liệu quản lý DAT là tập hợp các thông tin về định danh và quá trình học thực hành lái xe trên đường của học viên, được truyền từ máy chủ của cơ sở đào tạo lái xe về máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam. 5. Thời gian học lái xe ban đêm là thời gian được tính từ 18 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNGVIỆT NAM - HÀN QUỐC - QUẢNG NGÃI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KTNV GTVT QUẢNG NGÃI

Trang 2

Kết hợp sử dụng kiến thức các môn học khác nhau (cấu tạo ô tô, luật, biển báo, sa hình,

kỹ thuật lái xe) để luyện tập kỹ năng rèn kỹ sảo về tay nghề của người công nhân lái xe ô tô

Hướng dẫn học sinh biết vận dụng thành thạo nghiệp vụ vận tải trong vận tải ô tô.Rèn cho học sinh tính thận trọng, tinh thần trách nhiệm cao, tác phong nhanh nhẹn dứtkhoát và chính xác

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG BÀI 1 : TẬP LÁI TẠI CHỖ KHÔNG NỔ MÁY

II- NỘI DUNG BÀI

A- GIỚI THIỆU CHUNG VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ TRÊN XE

1 Giới thiệu kết cấu chung của xe

Kết cấu chung của xe thường được chia thành 5 hệ thống chính: Thân xe (Body); Động

cơ và hệ thống truyền động (Engine & Drivetrain); Hệ thống treo (Suspension System); Hệthống phanh (Brake System); Hệ thống điều khiển (Steering & Electronics); Hệ thống bánh xe(Wheels & Tires)

2 Hướng dẫn sử dụng các thiết bị bên ngoài và bên trong buồng lái

a) Các thiết bị bố trí bên ngoài của xe

Các thiết bị bên ngoài của ô tô không chỉ mang lại tính thẩm mỹ mà còn đóng vai trò quantrọng trong việc đảm bảo an toàn và hỗ trợ vận hành xe

1.Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu

- Đèn soi đường (Headlights):

Đèn cốt (Low Beam): Chiếu sáng gần, tránh làm chói mắt xe ngược chiều.

Đèn pha (High Beam): Chiếu xa, sử dụng khi đường trống và không có xe ngược

chiều

- Đèn xi-nhan (Turn Signals): Báo hiệu ý định rẽ hoặc chuyển làn của xe.

- Đèn sương mù (Fog Lights):Sử dụng khi di chuyển trong điều kiện sương mù hoặc mưa lớn

để tăng khả năng quan sát

- Đèn hậu (Taillights): Phát sáng khi bật đèn xe để các phương tiện phía sau dễ nhận diện.

- Đèn phanh (Brake Lights): Sáng lên khi tài xế đạp phanh, cảnh báo phương tiện phía sau

giảm tốc độ

- Đèn lùi (Reverse Lights): Phát sáng khi xe lùi, giúp cảnh báo các phương tiện và người đi

bộ

3

Trang 4

2 Hệ thống kính và gương

- Kính chắn gió trước (Windshield): Chắn gió, bụi bẩn và mưa Có thể tích hợp cảm biến gạt

mưa tự động

- Kính chắn gió sau: Thường được trang bị thêm gạt mưa để cải thiện tầm nhìn khi trời mưa.

- Gương chiếu hậu ngoài (Side Mirrors): Giúp tài xế quan sát phía sau và hai bên xe.Có thể

tích hợp: Đèn xi-nhan báo rẽ, chỉnh/gập điện hoặc sưởi gương trong điều kiện lạnh

3 Hệ thống cửa và tay nắm

Cửa xe (Doors):Bảo vệ hành khách và cho phép lên/xuống xe Có thể có thêm tính năng:

Khóa/mở cửa thông minh Cửa hít (soft-close) trên các xe sang trọng

Tay nắm cửa (Door Handles): Thiết kế gắn liền hoặc dạng chìm để giảm lực cản không khí.

4 Hệ thống bánh xe và lốp

- Bánh xe (Wheels): Gồm mâm và lốp, đảm bảo xe vận hành ổn định.

- Chắn bùn (Mudguards): Bảo vệ thân xe khỏi bụi bẩn và nước bắn lên khi di chuyển.

- Cản trước và cản sau (Bumpers):Giảm lực va chạm khi xe gặp tai nạn, thường được tích

hợp cảm biến hoặc camera hỗ trợ đỗ xe

- Thanh giá nóc (Roof Rails): Hỗ trợ vận chuyển đồ trên nóc xe.

- Ốp bảo vệ hông xe (Body Cladding): Bảo vệ hông xe khỏi trầy xước khi di chuyển ở địa

hình hẹp hoặc đồi núi

7 Camera và cảm biến

- Camera lùi (Rearview Camera): Giúp quan sát phía sau khi lùi xe.

- Camera 360 độ: Quan sát toàn cảnh quanh xe, hỗ trợ đỗ xe và di chuyển trong không gian

hẹp

- Cảm biến đỗ xe (Parking Sensors): Cảnh báo khi có chướng ngại vật gần xe.

8 Logo và trang trí

- Logo xe: Thể hiện thương hiệu, thường đặt ở đầu và đuôi xe.

- Trang trí ngoại thất (Trim Pieces): Các đường viền, nẹp mạ crom hoặc nhựa để tăng tính

thẩm mỹ

b) Hướng dẫn sử dụng các thiết bị bên trong buồng lái

Trang 5

Buồng lái là nơi tập trung các thiết bị giúp tài xế vận hành xe một cách hiệu quả, an toàn vàthoải mái Dưới đây là các thiết bị chính thường được bố trí bên trong buồng lái:

1 Vô lăng (Steering Wheel)

Chức năng: Điều khiển hướng di chuyển của xe Kết nối với hệ thống trợ lực lái (điện, thủy

Vòng tua máy: Hiển thị tốc độ quay của động cơ (RPM).

Nhiên liệu: Mức xăng/dầu còn lại trong bình.

Nhiệt độ động cơ: Giám sát nhiệt độ để tránh tình trạng quá nhiệt.

Đèn cảnh báo: Đèn báo phanh tay, áp suất lốp, động cơ, túi khí, và các lỗi khác.

3 Màn hình trung tâm (Infotainment System)

Chức năng chính: Hiển thị thông tin giải trí, bản đồ định vị GPS, và trạng thái hệ thống xe.

Tích hợp kết nối Bluetooth, Apple CarPlay, Android Auto

Các tính năng bổ sung: Camera lùi hoặc camera 360 độ Điều chỉnh hệ thống điều hòa.

4 Hệ thống điều khiển điều hòa (Climate Control System)

Chức năng: Điều chỉnh nhiệt độ, hướng gió, và cường độ quạt trong xe.

Các loại điều hòa: Điều hòa chỉnh tay (Manual AC) Điều hòa tự động (Automatic Climate

Control)

5 Hệ thống âm thanh (Audio System)

Các thành phần chính: Đài FM/AM, kết nối USB/AUX, hoặc hệ thống loa Bluetooth.

Loa thường được bố trí ở cửa, bảng táp-lô hoặc phía sau xe

6 Cần số (Gear Shifter)

Số sàn: Có các vị trí số (1, 2, 3, 4, 5, R).

Số tự động: Gồm các vị trí P (Park), R (Reverse), N (Neutral), D (Drive), và chế độ L (Low)

hoặc S (Sport)

7 Phanh tay (Handbrake)

Phanh cơ: Gạt tay đặt ở giữa hai ghế trước.

Phanh điện tử (EPB): Hoạt động bằng nút bấm.

8 Các nút điều khiển chức năng

5

Trang 6

Điều chỉnh kính chiếu hậu.

Mở/khóa cửa xe

Điều khiển đèn pha, đèn sương mù và đèn xi-nhan

9 Gương chiếu hậu trong xe (Rearview Mirror)

Quan sát phía sau xe Một số loại gương tích hợp chức năng chống chói tự động

10 Ghế lái và các ghế hành khách

Ghế lái: Có thể điều chỉnh độ cao, độ nghiêng và khoảng cách với vô lăng Ghế hiện đại có

thêm chức năng sưởi, làm mát hoặc nhớ vị trí

Ghế hành khách: Tương tự ghế lái nhưng ít tính năng hơn.

11 Bàn đạp (Pedals)

Xe số sàn: Gồm ba bàn đạp: Ga, phanh, và côn.

Xe số tự động: Gồm hai bàn đạp: Ga và phanh.

12 Cửa gió điều hòa

Phân phối luồng không khí mát hoặc ấm đến người lái và hành khách

13 Ngăn chứa đồ (Storage Compartments)

Ngăn đựng găng tay (Glove Box)

Hộc chứa đồ trên cửa xe

Khu vực đựng cốc giữa hai ghế trước

14 Túi khí (Airbags)

Bảo vệ người lái và hành khách trong trường hợp xảy ra va chạm

Túi khí thường được đặt ở: Vô lăng, Bảng táp-lô, hai bên ghế

15 Hệ thống kiểm soát hành trình (Cruise Control)

Giữ tốc độ ổn định mà không cần nhấn chân ga, giảm mệt mỏi khi lái xe đường dài

B- THAO TÁC LÊN XUỐNG XE VÀ TƯ THẾ NGỒI LÁI

chân thuận (thường là chân phải) lên sàn, sau đó ngồi vào ghế Khi ngồi xuống, giữ tư thế tự

nhiên và ngay ngắn Đóng cửa xe nhẹ nhàng: Kiểm tra xem cửa đã đóng chặt bằng cách kéo

thử

2 Thao tác xuống xe

Trang 7

B1 Dừng xe an toàn trước khi xuống

Kiểm tra vị trí dừng xe, kéo phanh tay (hoặc kích hoạt phanh điện tử), Đưa cần số về vị trí an toàn: Số P (Park) với xe số tự động, Số N với xe số sàn.

B2 Quan sát trước khi mở cửa

Kiểm tra gương chiếu hậu, mở cửa theo nguyên tắc: dùng tay xa cửa (tay phải khi ngồi bên

trái) để mở cửa, điều này buộc bạn phải quay người và nhìn ra phía sau, tăng khả năng quan sát

B3 Mở cửa xe an toàn

Mở cửa từ từ, quan sát lại khi bước xuống.

B4 Rời khỏi xe

Bước xuống xe: đặt chân gần cửa ra ngoài trước, sau đó đứng dậy từ từ, giữ cửa xe mở vừa

phải để tránh va chạm với vật cản hoặc phương tiện khác

Đóng cửa xe nhẹ nhàng: kiểm tra lần cuối xem có vật cản hoặc người bên cạnh trước khi đóng

cửa, đóng cửa đủ lực để đảm bảo cửa được khóa chặt

B5 Kiểm tra xung quanh sau khi xuống

Quan sát môi trường xung quanh, khóa xe: sử dụng chìa khóa hoặc khóa thông minh để

khóa cửa xe

3 Tư thế ngồi lái

B1 Điều chỉnh ghế ngồi

Khoảng cách từ ghế ngồi đến vô lăng phải cho phép bạn điều khiển thoải mái, không bị gò bó.Khi đạp hết hành trình của bàn đạp phanh hoặc côn, chân vẫn cần hơi cong, không nên duỗithẳng hoàn toàn

Đảm bảo bạn có tầm nhìn rõ ràng qua kính chắn gió và bảng điều khiển

Đầu gối không chạm vào phần dưới của bảng táp-lô khi đạp bàn đạp

2 Điều chỉnh lưng ghế

Lưng ghế nên đặt ở góc nghiêng khoảng 100–110 độ để giữ cột sống thẳng tự nhiên.

Vai luôn phải tiếp xúc với tựa lưng khi lái xe

Đặt hông sát với phần đệm ghế và lưng ép sát tựa ghế để giảm áp lực lên cột sống

3 Điều chỉnh vô lăng

Vô lăng nên cách ngực khoảng 25–30 cm để đảm bảo bạn có không gian an toàn nếu túi khí

kích hoạt

Vị trí chuẩn là 9 giờ và 3 giờ hoặc 10 giờ và 2 giờ trên mặt đồng hồ.

Cổ tay nên chạm được phần đỉnh vô lăng khi cánh tay duỗi thẳng

4 Điều chỉnh gương chiếu hậu

Gương chiếu hậu trong xe: phải nhìn thấy toàn bộ cửa sổ phía sau.

7

Trang 8

Gương chiếu hậu bên ngoài: điều chỉnh để thấy một phần nhỏ thân xe và phần đường phía

sau

5 Thắt dây an toàn

Phần dây ngang qua vai và ngực, không chạm vào cổ

Phần dây ngang hông đặt sát hông, không để trên bụng

C- PHƯƠNG PHÁP LẤY LÁI SANG TRÁI VÀ SANG PHẢI

Khi muốn cho xe ôtô chuyển sang hướng nào thì phải quay vô lăng lái sang hướng đó (cả tiến lẫn lùi) Mức độ quay vô lăng lái phụ thuộc vào mức yêu cầu chuyển hướng

Khí xe ôtô đã chuyển hướng xong, phải trả lái kịp thời để ổn định theo hướng chuyển độ

ng mới

1 Phương pháp lấy lái sang trái

Muốn quay vô lăng lái về bên trái thì tay trái kéo, tay phải đẩy ngược chiều kim đồng h

ồ Khi tay trái đã chạm sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay lái xuống dưới vị trí (6-7) giờ đồ

ng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (1-3) giờ Tay phải tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuốngdưới vị trí (6-7) giờ, rời tay phải nắm vào vị trí (1-3) giờ

Khi vào vòng gấp cần lấy nhiều lái thì các động tác lại lặp lại như trên

2 Phương pháp lấy lái sang phải

Muốn quay vô lăng lái về phía bên phải thì tay phải kéo, tay trái đẩy theo chiều kim đồng

hồ Khi tay phải đã chạm vào sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay phải xuống dưới, đồng th

ời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (9-11) giờ Tay trái tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dướ

i vị trí (5-6) giờ; đồng thời rời tay lái nắm vào vị trí (9-10) giờ

Khi vào vòng gấp cần lấy nhiều lái thì các động tác lại lặp lại như trên

D- THAO TÁC KHỞI HÀNH VÀ DỪNG XE

1 Giới thiệu vị trí số của các xe

Trang 9

Người lái xe phải thuộc vị trí số của các xe bằng phương pháp tự luyện và nhớ Khi thựctập thao tác số của xe học, phải bố trí bảng vẽ vị trí số của xe cấm phía trước xe cách đầu xe 15-20m để học.

2 Thao tác khởi hành xe

Để khởi hành và dừng xe đúng kỹ thuật cần biết phối hợp nhịp nhàng giữa bàn đạp ga vàbàn đạp ly hợp Nếu sự phối hợp không tốt thì động cơ dễ bị tắt hoặc bị rung giật

Khi khởi hành (động cơ đang nổ) cần thực hiện các thao tác theo trình tự sau:

- Kiểm tra an toàn xung quanh xe ôtô

- Đạp ly hợp hết hành trình

- Vào số "1": vào số chính xác

- Nhả phanh tay: Khi đèn tắt là phanh tay đã nhả hết

- Kiểm tra lại độ an toàn xung quanh xe, báo hiệu bằng còi, đèn trước khi xuất phát

- Tăng ga ở mức đủ để xuất phát

- Nhả từ từ đến 1/2 hành trình bàn đạp ly hợp (nhả nửa ly hợp) và giữ trong khoảng 3giây, sau đó vừa tăng ga vừa nhả hết ly hợp để cho xe ôtô chạy

3 Thao tác dừng xe

Khi xe ôtô đang chạy trên đường, muốn dừng hẳn cần giảm tốc độ bằng cách đạp phanh

và giảm số Trình tự dừng xe thực hiện như sau:

- Kiểm tra an toàn xung quanh

- Ra tín hiệu dừng xe: bật xinhan bên phải

- Kiểm tra lại an toàn, đặc biệt là phía sau

- Nhả bàn đạp ga

- Đạp phanh và tìm chỗ đỗ xe thích hợp

9

Trang 10

- Đạp ly hợp ghìm bàn đạp phanh: Khi xe ôtô gần đến chỗ đỗ, cần đạp ly hợp cho động

cơ khỏi tắt, sau đó đạp phanh để cố định xe vào chỗ đỗ

- Kéo chặt phanh tay

- Đưa cần số về vị trí an toàn: Số P (Park) với xe số tự động, Số N với xe số sàn

- Tắt động cơ

- Nhả ly hợp

- Nhả bàn đạp phanh

- Rút chìa khóa, xuống xe và khóa cửa Khi cần thiết thì chèn bánh xe

E- CÁC THAO TÁC PHỐI HỢP KHI TĂNG VÀ GIẢM SỐ

1 Phương pháp điều khiển cần số

Khi điều khiển cần số sẽ làm thay đổi sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, làmthay đổi sức kéo và tốc độ chuyển động của xe ôtô

Để chuyển số người lái xe đặt lòng bàn tay phải vào núm cần số, dùng lực của cánh tayđưa cần số từ số đang hoạt động về số "0", rồi từ đó đưa cần số vào vị trí số phù hợp

Trước khi vào số lùi (R) phải thực hiện thêm thao tác phụ để mở khóa hãm

Chú ý: Khi đổi số có thể đạp ly hợp 2 lần, đạp lần đầu để đưa cần số về số "0", đạp lần 2

để đưa cần số từ số "0" vào cửa số cần sử dụng (nhưng chú ý phải đạp liền kề)

Yêu cầu: Mắt nhìn thẳng Thao tác nhanh, dứt khoát, khi xong đưa tay về nắm vào vành

vô lăng lái

2 Thao tác phối hợp khi tăng số

Phương pháp tăng số được thực hiện như sau:

- Đạp bàn đạp ga: đạp mạnh để tăng tốc (lấy đà)

- Đạp bàn đạp ly hợp, đồng thời nhả hết bàn đạp ga: nhấc hẳn chân khỏi bàn đạp ga

- Tăng số: vào các số, yêu cầu thao tác nhẹ nhàng

- Từ từ nhả bàn đạp ly hợp, đồng thời tăng ga

Chú ý: Phải tăng số theo thứ tự từ thấp đến cao không được phép tăng tắt số Vì tăngtheo thứ tự thì lực kéo của xe mới phù hợp với lực quán tính của xe và thắng tính ỳ của xe đểđẩy xe chuyển động

3 Thao tác phối hợp khi giảm số

Phương pháp giảm số được thực hiện như sau:

- Nhả bàn đạp ga, đạp bàn đạp ly hợp: đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp, nhả hết ga

- Đưa cần số về số 0

- Chuyển số cần giảm dứt khoát

Trang 12

BÀI 2 : TẬP LÁI XE TẠI CHỖ CÓ NỔ MÁY I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

Biết kiểm tra trước khi vận hành đảm bảo an toàn

Cách khởi động, tắt máy xe đúng kỹ thuật

Phân biệt được tiếng động cơ khi ở chế độ chờ, tăng ga, hoặc khi có sự bất thường.Biết các thông số quan trọng trên bảng đồng hồ (vòng tua máy, tốc độ, đèn báo lỗi ).Tập thay đổi số khi xe ở chế độ không di chuyển, cách duy trì vòng tua máy hợp lý khiđạp ga, tránh hiện tượng tắt máy đột ngột (đặc biệt với xe số sàn)

Thực hành quay vô lăng theo các hướng Làm quen với việc sử dụng đèn xi-nhan, đènpha, đèn cốt, gạt mưa, và các chức năng khác

II- NỘI DUNG

1 Thực hành quy trình khởi dộng dộng cơ

a) Công việc kiểm tra trước khi khởi động

Kiểm tra phanh tay: Đảm bảo phanh tay đã được kéo để tránh xe lăn bánh khi khởi

động

Vị trí cần số: Xe số sàn: Đảm bảo cần số ở vị trí N (Neutral) Xe số tự động: Đảm bảo cần số ở vị trí P (Park) hoặc N (Neutral).

Kiểm tra bảng đồng hồ: Xem có bất kỳ đèn báo lỗi nào sáng hay không (như đèn dầu,

đèn ắc quy, nhiên liệu )

Tránh tăng ga đột ngột sau khi khởi động: Động cơ cần thời gian để đạt trạng thái hoạtđộng ổn định, việc tăng ga đột ngột có thể gây hại cho các bộ phận

Không khởi động khi pin yếu: Pin yếu có thể gây khó khăn khi khởi động và làm hỏng

hệ thống điện

d) Chú ý sau khi động cơ nổ máy

Kiểm tra lại đèn báo trên bảng đồng hồ: Đảm bảo các đèn cảnh báo (như dầu, động cơ,phanh) tắt sau vài giây Nếu đèn vẫn sáng, dừng xe và kiểm tra nguyên nhân

Để động cơ chạy không tải trong vài giây: Đặc biệt quan trọng vào buổi sáng hoặc trongthời tiết lạnh Giúp dầu động cơ bơm đều đến các bộ phận trước khi vận hành

Trang 13

đ) Tắt động cơ

Xe sử dụng chìa khóa cơ: Vặn chìa khóa từ vị trí ON sang OFF và rút chìa khóa ra.

Xe sử dụng nút khởi động (Start/Stop Engine): Nhấn nút Start/Stop một lần để tắt

động cơ

Đảm bảo chân không còn đạp ga hoặc phanh khi thực hiện

Kiểm tra bảng đồng hồ xác nhận động cơ đã tắt hoàn toàn: Kiểm tra bảng đồng hồ

để đảm bảo các đèn báo động cơ (Engine, Oil) đã tắt

2 Thao tác phối hợp khi tăng giảm số

a) Thao tác phối hợp khi tăng số

Ở bài này ta tiến hành kê kích cho hai bánh sau quay trên không và nổ máy cho xechuyển động tại chỗ (hai bánh sau quay cảm giác xe chuyển động)

Các thao tác phối hợp tăng giảm số được thực hiện như bài trước, song được điều khiểntrên xe đang chuyển động trên băng, nên mọi thao tác được phản ánh chính xác và kết hợp thaotác cho phù hợp

+ Yêu cầu của thao tác phối hợp tăng số nổ máy tại chỗ

+ Thao tác đúng thứ tự và đúng vị trí số, không được nhầm lẫn các vị trí số

+ Biết phân biệt tiếng nổ của động cơ và phán đoán tốc độ của xe để thực hiện thao táccho phù hợp khi tăng số

b) Thao tác phối hợp khi giảm số

Các thao tác được tiến hành như bài trước đã học song được thực hiện trên xe đang hoạtđộng trên băng, người lái xe phải căn cứ vào tiếng nổ của động cơ và tốc độ của xe để về số chophù hợp

+ Yêu cầu khi về số phải đúng vị trí số và biết giảm ga chọn tốc độ về số

+ Không được về nhầm số

13

Trang 14

BÀI 3 : TẬP LÁI XE TRONG BÃI PHẲNG (SÂN TẬP LÁI) I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

Làm quen với cảm giác lái: Cảm nhận phản hồi từ vô lăng, bàn đạp, cần số và chuyểnđộng của xe Tập cách kiểm soát xe ở tốc độ thấp

Học các thao tác cơ bản: Khởi động, dừng xe, và điều chỉnh hướng đi; Sử dụng các bộđiều khiển chính (phanh, côn, ga, cần số)

Xây dựng kỹ năng điều khiển chính xác: Giữ xe đi thẳng ổn định, Luyện phản xạ trongviệc đổi hướng nhẹ hoặc dừng đột ngột

Tập thói quen lái xe an toàn: Quan sát gương chiếu hậu và xung quanh; Duy trì tư thế láichuẩn và các bước kiểm tra trước khi khởi hành

II- NỘI DUNG BÀI

1 Thực hiện thao tác khởi hành xe, dừng xe trên bái- phẳng

a) Thao tác khởi hành xe

Xe số sàn: Đạp côn, chuyển cần số về vị trí số 1, nhả côn từ từ kết hợp tăng ga để xe di chuyển

Xe số tự động: Chuyển cần số về D, nhả phanh tay và đạp ga nhẹ để bắt đầu di chuyển

b) Thao tác dừng hành xe

Xe số sàn: Đạp côn, giảm ga và phanh nhẹ đến khi dừng hoàn toàn

Xe số tự động: Nhả ga và đạp phanh từ từ

2 Thao tác phối hợp tăng giảm số trên bái phẳng

Hướng dẫn tăng giảm số ta đã được học qua bài 1 và bài 2 các thao tác cơ bản Xong ởbài này xe đã chuyển động trên bãi phẳng, tuy chưa có nhiêu nguy hiểm xong học sinh vừathực hiện tăng giảm số vừa phải kết hợp điều khiển xe đi đúng hướng trong bãi

a) Thực hành thao tác phối hợp tăng số

Thực hiện thao tác khởi hành số 1 tăng ga lấy đà tăng số 2 (theo thao tác cơ bản bài 1 +2) khi điều khiển tăng được ga số 2, tăng ga lấy đà tăng số 3 kết hợp luyện - lấy trả lái điềukhiển xe, khi học sinh đảm bảo điều khiển được đúng hướng, tiếp tục cho tăng ga lấy đà và tăng

số cao hơn để đảm bảo an toàn

Trang 15

b) Thực hành thao tác giảm số

Nhả bàn đạp ga, đạp bàn đạp ly hợp: đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp, nhả hết ga.Đưa cần số về số 0, về số, chuyển số dứt khoát

Chú ý:- Cần giảm số theo thứ tự từ số cao đến số thấp

- Thời điểm giảm số phù hợp là khi thấy động cơ hoạt động yếu đi (do tốc độ và sốkhông phù hợp)

3 Thực hành lấy lái sang trái và sang phải và trả lái cho xe di dúng hướng

a) Thực hành thao tác lấy lái sang trái và trả lái khi muốn điều khiển xe tiến về bên trái

ta tiến hành quay vành tay lái ngược chiều kim đồng hồ (theo thao tác cơ bản bài 1) khi hướngtiến của xe gần theo hướng tiến mà ta muốn Ta dừng lại và từ từ trả lái (Quay vành tay láithuận chiều kim đồng hồ) để điều khiển xe theo đúng hướng

b) Thực hành thao tác lấy lái sang phải và trả lái khi muốn điều khiển xe tiến về bên phải

ta tiến hành quay vành tay lái thuận chiều kim đồng hồ (theo thao tác cơ bản bài 1) Khi hướngtiến của xe gần theo hướng tiến mà ta muốn, ta dừng lại và từ từ trả lại (quay vành tay lái ngượcchiều kim đồng hồ) để điều khiển xe theo đúng hướng

4 Các sai hỏng thường gặp trong bài

Khi khởi hành quên không nhả phanh tay chết máy

Khi dừng thường mắc sai phạm ra số không rồi mới kéo phanh tay

Khi dừng xe sử dụng phanh chân chưa có tác dụng đã kéo phanh tay, làm dật xe.Khi thao tác tăng giảm số không chú ý điều khiển xe làm xe đi sai hướng

Khi xe đang chạy không xác định được đi số mấy (số đang đi)

Điều khiển lấy trả lái còn đùn và thường bị quá hướng lái

15

Trang 16

BÀI 4 : TẬP LÁI XE TRONG HÌNH SỐ 3, SỐ 8 GHÉP;

TIẾN LÙI THEO HÌNH CHỮ CHI(SÂN TẬP LÁI)

Hiểu cách bánh xe di chuyển khi tiến và lùi để căn chỉnh khoảng cách tốt hơn

Làm quen với việc sử dụng gương chiếu hậu và cảm nhận điểm mù khi lùi xe

II- NỘI DUNG BÀI

1 Diều khiển xe trong hình số 8

a) Cách dựng hình

Chuẩn bị 16 cọc có chiều cao 2m

Chọn một bãi phẳng có chiều dài tối thiểu là 45m, chiều rộng tối thiểu 25m

Dựng một đường tâm dọc theo bãi tập, trên đường tâm ta dựng hai đường tròn nhỏ cóđường kính 15m cách nhau 5m và cách đều hai đầu bãi

Từ tâm hai đường tròn nhỏ ta dựng hai đường tròn lớn có đường kính 25m cấm các cọcvào vị trí như hình vẽ 1 ta được bãi tập hình số 8 có mặt đường xe chạy là 5m

b) Thao tác điều khiển xe trong hình số 8

Ở hai đầu vòng tròn số 8 điều khiển xe chuyển động số 2 (xe 5 số), số 1 (xe 4 số trởxuống)

Ở đoạn đường chéo số 8 điều khiển xe chuyển động số 3 (xe 5 số), số 2 (xe 4 số trởxuống)

Cách căn đường để điều khiển xe trong hình số 8

Trang 17

Điều khiển xe trong vòng tròn ta căn cho xe đi sát vòng tròn ngoài cách căn cạnh chắnbùn của bánh trước (tai xe) phía vòng tròn ngoài cách cọc giới hạn kích thước từ 10 - 15cm lấyđều lái cho xe chạy vòng tròn khi đảo vòng tròn ta lại căn ngược lại.

Kết hợp điều khiển xe trong hỉnh ta tiến hành tăng giảm tốc độ của xe và tăng giảm sốcho đúng vị trí, ở vị trí a và c ta phải lấy đủ đà để tăng số 3 (xe 5 số) và số 2 (xe 4 số trởxuống) Ở vị trí b và d ta phải giảm ga thao tác giảm số về số 2 (xe 5 số) và số 1 xe 4 số trởxuống

Điều khiển xe trong hình số 3 ghép yêu cầu trình độ cao hơn điều khiển xe trong hình số

8 tốc độ điều khiển xe hai đầu vòng tròn nhanh hơn, thao tác lấy trả lái phải nhanh Cụ thể ở haiđầu vòng tròn số 3 ghép ta điều khiển xe đi số 3 và ở giữa số 3 vòng gấp ta điều khiển xe trong

17

Trang 18

hình số 8, xong ở hình này ta phải tập đảo chiều điều khiển xe trong hình để thay đổi chiềuvòng của xe.

Kết hợp điều khiển xe trong hình ta tiến hành thay đổi tốc độ của xe, thay đổi số của xetại các điểm quy định

Ở vị trí a, d ta phải lấy đà tăng được số 3 (xe 5 số) số 2 (xe 4 số trở xuống) để vào vòngtròn và giảm ga giảm số ở vị trí b, c ta phải giảm về số 2 (xe 5 số), giảm số 1 (xe 4 số trở xuống)

Khi đảo chiều điều khiển xe, ta thay đổi vị trí tăng giảm số ngược lại

3 Yêu cầu thao tác diều khiển xe trong hình và các sai hỏng thường gặp

a) Yêu cầu thao tác điều khiển xe trong hình

Khi điều khiển xe trong hình số 8 và 3 ghép phải đạt được các yêu cầu sau :

+ Thực hiện lấy trả lái khi xe vào vòng, phải nhanh nhẹn chính xác, không gạt đổ cọc,bánh xe đè vạch

+ Biết tăng giảm tốc độ của xe, tăng giảm số đúng vị trí nhanh nhẹn và kết hợp điềukhiển xe chính xác

b) Những sai hỏng hay xảy ra

Điều khiển xe vào vòng, tốc độ quá nhanh không lấy lái kịp xe gạt đổ cọc, bánh xe đèvạch giới hạn đường tròn ngoài

Thao tác tăng giảm số chậm, không chính xác, không chủ động lấy trả lái kịp xe gạt đổcọc bánh xe đè lên vạch

Khi xe vào vòng điều khiển xe không sát vòng tròn ngoài, thùng xe và bánh sau gạt đổcọc và đè vạch vòng tròn trong

4 Phương pháp lái xe ôtô tiến và lùi theo hình chữ chi

a) Hình chữ chi thực hành lái xe ôtô

Kích thước hình chữ chi thực hành lái xe ôtô tiến va lùi (tùy theo từng loại xe) được tính:L=1,5a; B=1,5b

Trang 19

a: chiều dài của xe ôtô

b: chiều rộng của xe ôtô

b) Phương pháp lùi xe ôtô tiến qua hình chữ chi

Khi lái xe ôtô tién qua hình chữ chi lấy các điểm B', C', D' làm điểm chuẩn

Khởi hành và cho xe xuất phát vào hình bằng số phù hợp, tốc độ ổn định, cho xe tiến sátvào vạch trái với khoảng cách (giữa bánh xe và vạch) từ 20 đến 30cm

Khi chắn đòn phía trước đầu xe ngang với điểm B' thì từ từ lấy hết lái sang phải

Khi quan sát đầu xe vừa cân với 2 vạch thì từ từ trả lái sang trái, đồng thời điều chỉnh cho

xe tiến sát vào vạch phải với khoảng cách từ 20 đến 30cm Khi quan sát thấy chắn đòn phíatrước đầu xe ngang với điểm C' thì từ từ lấy hết lái sang trái Khi đầu xe cân với 2 vạch thì từ

từ trả lái sang phải, đồng thời điều chỉnh cho xe tiến sát vào vạch trái với khoảng cách từ 30cm Tiếp tục thao tác như đã trình bày để đưa xe tiến ra khỏi hình

20-3 Phương pháp lái xe ôtô lùi qua hình chữ chi

Khi lái xe ôtô lùi qua hình chữ chi lấy điểm D, C và B làm điểm chuẩn

Quan sát gương chiếu hậu để xác định hướng lùi của xe, xác định khoảng cách bước đầugiữa bánh xe và vạch để có biện pháp điều chỉnh cho thích hợp Gài số lùi, cho xe chạy ở tốc độchậm, đồng thời từ từ điều khiển cho xe lùi lại sát vạch phải với khoảng 20-30cm

Khi quan sát thấy điểm D cách bánh xe sau khoảng 20-30cm thì lấy hết lái sang phải, đồ

ng thời quan sát gương chiếu hậu trái Khi thấy điểm C xuất hiện trong gương thì từ từ trả láisáng trái, đồng thời điều chỉnh khoảng cách giữa bánh xe sau và điểm C với khoảng cách từ 20-30cm

Khi điểm C cách bánh xe sau khoảng cách từ 20-30cm thì lấy hết lái sang trái

Tiếp tục thao tác như đã trình bày trên để lùi xe ra khỏi hình

BÀI 5 : TẬP LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG BẰNG I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

Hướng dẫn thực tế cách xác định mặt đường, phân chia đường để điều khiển xe chuyểnđộng đúng và chia đường tránh các chướng ngại vật

Thực hiện được các thao tác tăng giảm số; Giữ xe đi thẳng, kiểm soát tốc độ

Rèn luyện kỹ năng dừng và khởi hành an toàn, quan sát biển báo, gương chiếu hậu vànhận diện các tình huống tiềm ẩn

Tuân thủ luật giao thông: Làm quen với việc giữ làn đường, sử dụng tín hiệu và nhườngđường đúng quy định

19

Trang 20

Phán đoán và xử trí được các tình huống đơn giản (tránh xe đi ngược chiều, tránh người

và các chướng ngại vật)

II- NỘI DUNG BÀI

1 Hướng dẫn thực tế cách xác định mặt dường và phân chia mặt dường dể diều khiển xe di dúng dường

này được tính từ tỉm đường đến phần giới hạn mặt đường như hình 2, còn đối với đường

có các vạch phân chia làn đường thì đã được cụ thể hoá trên mặt đường

Người lái xe muốn điều khiển xe đi đúng giữa đường người lái xe phải xác định đượctim đường tưởng tượng và vị trí người lái tưởng tượng xuống mặt đường để xác định vị trí của

xe Vị trí người lái được xác định tâm của người ngồi lái thẳng, với tâm của vành tay lái chiếuxuống mặt đường phải nằm trên đường cách đường tâm tưởng tượng của đường khoảng cách

từ 350-400mm như hình vẽ 3

+ Khi hai xe tránh nhau

Ngày đăng: 20/12/2024, 10:28

w