BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO ---TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN: CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI ĐỀ TÀI: YẾU TỐ VĂN HÓA, TÔN GIÁO TRONG NỀN CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ H
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
-TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI
ĐỀ TÀI:
YẾU TỐ VĂN HÓA, TÔN GIÁO TRONG NỀN CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI: VĂN HÓA, TÔN GIÁO LÀ NHÂN TỐ QUAN TRỌNG DẪN ĐẾN XUNG ĐỘT GIỮA ISRAEL VỚI CÁC NƯỚC HỒI GIÁO
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 31
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về yếu tố văn hóa, tôn giáo trong nền chính trị quốc tế hiện đại
1.1 Cơ sở lý luận
a Khái niệm về văn hóa, tôn giáo
b Yếu tố văn hóa, tôn giáo trong lý thuyết quan hệ quốc tế
1.2 Cơ sở thực tiễn
a Văn hóa, tôn giáo là nhân tố then chốt trong xung đột giữa Israel và các nước hồi giáo Trung Đông
b Mối quan hệ giữa văn hóa, tôn giáo với chính trị
Chương 2: Văn hóa, tôn giáo là yếu tố quan trọng đến xung đột giữa Israel với các nước hồi giáo Trung Đông
2.1 Thực trạng chung vấn đề xung đột giữa Israel với các nước Trung Đông…
2.2 Mối quan hệ giữa văn hóa, tôn giáo với hệ thống chính trị quốc gia
2.3 Vấn đề xung đột hiện nay trong nền chính trị quốc tế hiện đại
2.4 Văn hóa, tôn giáo định hình chính sách đối ngoại………
Chương 3: Đánh giá tác động của yếu tố văn hóa, tôn giáo trong vấn đề xung đột giữa Israel với các nước hồi giáo Trung Đông
3.1 Những thách thức bối cảnh xung đột trong khu vực
3.2 Khủng hoảng chính trị tôn giáo và những yếu tố toàn cầu
3.3 Sự đối đầu các hệ thống chính trị - văn hóa, tôn giáo………
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trang 5Văn hóa và tôn giáo đã từ lâu đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc chính trị quốc tế
hiện đại, đặc biệt là trong các cuộc xung đột giữa các quốc gia và khu vực Một ví dụđiển hình là xung đột giữa Israel và các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông, vấn đề nàykhông chỉ đơn thuần là một cuộc chiến tranh chính trị hay tranh chấp lãnh thổ, mà còn là
sự đối đầu sâu sắc về mặt tôn giáo, văn hóa và lịch sử Khu vực Trung Đông là nơi bắtnguồn của ba tôn giáo lớn (Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo) nơi khởi sinh củacác tôn giáo này là vùng đất thánh Jerusalem Tôn giáo, đặc biệt là giữa đạo Hồi và DoThái giáo, cùng với những yếu tố văn hóa sâu sắc đã hình thành nên những nguyên nhânchính dẫn đến sự căng thẳng và xung đột này Đặc biệt, trong bối cảnh mới của tình hìnhchính trị quốc tế hiện nay, cuộc xung đột giữa Israel và các quốc gia Hồi giáo đã làmrung chuyển và đẩy tình trạng mâu thuẫn xung đột khu vực Trung Đông lên mức căngthẳng nghiêm trọng
Ở Việt Nam, các bài nghiên cứu chi tiết liên quan đến vấn đề xung đột về văn hóa,tôn giáo giữa Israel và các quốc gia Hồi giáo Trung còn khá khan hiếm Các tài liệu vànghiên cứu quốc tế cũng chưa được phổ biến yếu tố văn hóa, tôn giáo định hình mốiquan hệ giữa các quốc gia và trong phân tích và giải quyết xung đột Hơn thế nữa, trongquá trình tìm hiểu và nghiên cứu phục vụ cho bài viết này, nhóm nhận thấy sự thiếu hụtcủa các tài liệu cả trong và ngoài nước nghiên cứu về “Yếu tố văn hóa, tôn giáo trong nềnchính trị quốc tế hiện đại với trường hợp: văn hóa, tôn giáo là nhân tố quan trọng dẫn đếnxung đột giữa Israel với các nước hồi giáo Trung Đông”
Nhận thấy tính cấp thiết và sự mới mẻ liên quan đến vấn đề này, nhóm sinh viên đã
tập trung thực hiện và tiến hành bài nghiên cứu về chủ đề “Yếu tố văn hóa, tôn giáo
trong nền chính trị quốc tế hiện đại Văn hóa, tôn giáo là nhân tố quan trọng dẫn đến xung đột giữa Israel với các nước hồi giáo Trung Đông” Thông qua việc lựa chọn và
tiến hành bài nghiên cứu về đề tài này, nhóm chúng em hy vọng có thể đóng góp vào nỗlực chung trong việc cung cấp nguồn tài liệu tham khảo chính thống, có giá trị thực tiễngiúp cá nhân, tổ chức có được cái nhìn tổng quan về vấn đề này
2 Câu hỏi nghiên cứu
Nhóm tác giả nghiên cứu đề tài để trả lời câu hỏi “Liệu sự khác biệt về yếu tố tôn
giáo, văn hóa có phải là nhân tố then của cuộc xung đột giữa Israel và các nước Hồi giáo Trung Đông trong khu vực này, hay có nhân tố nào khác ảnh hưởng lớn hơn?”.
3 Tình hình nghiên cứu:
Trang 6Về phần tài liệu tiếng Việt, cuốn sách giáo trình “Chính trị Quốc tế hiện đại” cungcấp nhiều thông tin về mặt lý thuyết, giúp nhóm có kiến thức nền tảng để tìm hiểu nhữngdẫn chứng thực tế cho bài nghiên cứu
Về phần tài liệu nước ngoài, bên cạnh các đầu sách phân tích sâu văn hóa, tôn giáo
như “The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order” của Samuel P Huntington, “Islam and the West: The Making of an Image” và “The Middle East: A
Brief History of the Last 2,000 Years” của Bernard Lewis, “The Arab-Israeli Conflict:
A History” của Ian J Bickerton và Carla L Klausner và các bài nghiên cứu, các tài liệu
chính thống do quốc gia phát hành cùng các bài báo từ nhiều trang uy tín cũng giúp chonhóm có cái nhìn đa chiều về vai trò quan trọng của văn hóa, tôn giáo trong nền chính trịquốc tế hiện đại Những tác động của các nhân tố trên trong vấn đề xung đột giữa Israelvới các quốc gia Hồi giáo cùng những tác động đến thế giới và khu vực, từ đó có nhậnđịnh những tác động và có thể dự báo được những kịch bản về cuộc xung đột dai dẳngtrong không gian địa - chính trị Trung Đông
4 Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, bài tiểu luận tập trung làm rõ
cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, và phân tích vai trò của yếu tố văn hóa và tôn giáo trongmối quan hệ chính trị quốc tế hiện đại Tiếp đó, làm rõ cụ thể các lĩnh vực văn hóa, tôngiáo là nhân tố quan trọng dẫn đến xung đột giữa Israel với các nước hồi giáo TrungĐông, từ đó đánh giá những tác động của yếu tố văn hóa, tôn giáo trong vấn đề xung độtgiữa Israel với các nước hồi giáo Trung Đông
Phương pháp nghiên cứu: Bài tiểu luận áp dụng các phương pháp về tổng hợp - phântích, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp lịch sử và phương pháp nghiên cứutrường hợp nhằm thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, từ đó rút ra đánh giá để trả lời chocâu hỏi nghiên cứu của bài
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: Nhóm tập trung nghiên cứu về yếu tố văn hóa, tôn giáo
trong nền chính trị quốc tế hiện đại (Văn hóa, tôn giáo là nhân tố quan trọng dẫn đếnxung đột giữa Israel với các nước hồi giáo Trung Đông)
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian là giới hạn địa lý của Israel và các nước Hồigiáo trong khu vực Trung Đông Phạm vi thời gian là từ 2022 - nay
6 Bố cục bài tiểu luận
Trang 7Với những mục tiêu và nhiệm vụ trên, bài tiểu luận có bố cục 3 phần như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về yếu tố văn hóa, tôn trong nền chính trị quốc tế
hiện đại
Chương 2 Văn hóa, tôn giáo là yếu tố quan trọng đến xung đột giữa Israel với các nước
hồi giáo Trung Đông
Chương 3 Đánh giá tác động của yếu tố văn hóa, tôn giáo trong vấn đề xung đột giữa
Israel với các nước hồi giáo Trung Đông
Trang 8Văn hóa, Hiện không có khái niệm chính xác giải thích văn hoá là gì Cho tới nay
đã có hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hoá bởi mỗi học giả đều xuất phát từ những
cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mình cần nghiên cứu TạiHội nghị quốc tế diễn ra từ ngày 26-7 đến ngày 6-8-1982 tại Mexico, UNESCO đã đưa
ra định nghĩa văn hóa như sau: “Văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và
vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền
cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hoá đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, không ngừng tìm tòi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới, vượt trội bản thân’’ 1
Theo Hồ Chí Minh “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa’’ 2 Khái niệm củachủ tịch Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn Suy cho cùng,mọi hoạt động của con người trước hết đều vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộcsống, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thànhnhững thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất vàtinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mangbản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại.Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung
tâm Từ điển học xuất bản năm 2004, một loạt quan niệm về văn hóa được đưa ra “Văn
hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội’’ 3
1 Huỳnh Vũ Lam, “Văn hóa là gì?”, Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Sóc Trăng, 22 tháng 7 2024,
https://sovhttdl.soctrang.gov.vn/svhttdl/1294/32375/65507/389980/Nghien-cuu phe-binh/Van-hoa-la-gi-.aspx
2 Ts Đặng Thị Minh Nguyệt, “Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và nâng tầm văn hóa
Việt Nam”, Tạp chí cộng sản, 14 Tháng 11 2022,
ho-chi-minh-ve-van-hoa-va-nang-tam-van-hoa-viet-nam.aspx
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/826302/mot-so-quan-diem-cua-chu-tich-3 Phạm Thùy Dương, “Bàn về văn hóa giao tiếp của công chức thanh tra - Khái niệm và sự cần thiết”, Thanh
tra Việt Nam, 29 Tháng 12 2021,
Trang 9Tôn giáo, khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn
cãi rất nhiều Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo
Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”.Khái
niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên” Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi
cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ
có tôn giáo 4 ”.Theo C Mác - Ăngghen, Tôn giáo là một hình thái xã hội mang tính lịch
sử Nó không tồn tại vĩnh viễn mà chỉ trong những giai đoạn nhất định trong lịch sử nhânloại khi mà con người bị chế ước bởi những điều kiện tự nhiên và xã hội như thiên tai,chiến tranh, đói nghèo, bất công xã hội… Người ta cần đến tôn giáo như một sự giảithoát khỏi những ràng buộc trong cuộc sống hàng ngày Tôn giáo mang tính giai cấp,nghĩa là nó không thể đứng ngoài chính trị, mà đứng về phía giai cấp này hay giai cấp kiatrong xã hội có giai cấp Các giai cấp thống trị thường sử dụng và thao túng tôn giáo để
mê hoặc quần chúng đấu tranh chống lại những áp bức và bất công xã hội Chẳng hạn,giáo hội Công giáo đã khoác cho chế độ phong kiến ở Pháp trước cách mạng một vònghào quang thần thánh Giai cấp tư sản cũng sử dụng tôn giáo để bảo vệ lợi ích thống trịcủa mình Do vậy, vấn đề tôn giáo gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản vì mộtchế độ xã hội mới5
Theo Lênin, tôn giáo là hình thái tinh thần phản ánh một cách siêu tự nhiên nhưng lại
có ảnh hưởng tới đời sống của hiện thực Vì vậy tôn giáo được cả giai cấp bị bóc lột vàgiai cấp bóc lột sử dụng như chỗ dựa tinh thần Từ lịch sử của tôn giáo và từ sự đúc kếtcủa Mác - Ăngghen, Lênin khẳng định khía cạnh tâm linh, tiêu cực trong tôn giáo chịuảnh hưởng trực tiếp ở trình độ nhận thức của con người trước những hiện tượng thiên
nhiên và trước hiện thực Theo Lênin, chủ nghĩa xã hội hiện thực là “chủ nghĩa xã hội
đưa khoa học vào cuộc đấu tranh chống đám mây mù tôn giáo và làm cho công nhân khỏi tin vào một cuộc đời ở thế giới bên kia là giành lấy một cuộc đời tốt đẹp hơn trên trần thế’’ 6
va-su-can-thiet-198475.html
https://thanhtravietnam.vn/nghien-cuu-trao-doi/ban-ve-van-hoa-giao-tiep-cua-cong-chuc-thanh-tra-khai-niem-4“Khái niệm về tôn giáo”, Viện nghiên cứu tôn giáo, 04 Tháng 12 2008,
https://vnctongiao.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/PhoBienKienThuc/View_Detail.aspx?ItemID=3
5“Quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo”, Đại học Duy Tân, 18 Tháng 12
2015,
va-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-ton-giao
https://kmacle.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/101/952/quan-diem-chu-nghia-mac-%E2%80%93-lenin-6 “Quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo”, Đại học Duy Tân, 18 Tháng 12
2015,
Trang 10Tại Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 giải thích các khái niệm tôn giáo như sau:
“Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức’’ 7
b Yếu tố văn hóa, tôn giáo trong lý thuyết quan hệ quốc tế
Yếu tố văn hóa và tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong lý thuyết quan hệ quốc tế,không chỉ ảnh hưởng đến bản sắc, động cơ hành động của các quốc gia, mà còn địnhhình các mối quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống quốc tế Các lý thuyết quan hệ quốc
tế chính đã tiếp cận văn hóa và tôn giáo từ nhiều góc độ khác nhau, từ việc xem chúng làcác yếu tố phụ trợ đến việc coi chúng là trung tâm trong việc giải thích các mối quan hệtoàn cầu Điều này phản ánh sự phức tạp và tác động đa chiều của hai yếu tố này trongchính trị quốc tế Trước hết, theo thuyết Hiện thực (Realism) – trường phái chú trọngquyền lực và an ninh quốc gia – thường xem nhẹ vai trò của văn hóa và tôn giáo Lýthuyết này nhấn mạnh rằng trong một hệ thống quốc tế vô chính phủ, các quốc gia hành
xử dựa trên lợi ích và sự tồn tại, thay vì bị ảnh hưởng bởi các giá trị văn hóa hay niềm tintôn giáo Tuy nhiên, trong thực tế, văn hóa và tôn giáo thường được sử dụng như mộtcông cụ phục vụ lợi ích quốc gia Chẳng hạn, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, sự khácbiệt tôn giáo giữa phương Tây (Kitô giáo) và Liên Xô (vô thần) được khai thác để củng
cố ý thức hệ và hình thành các liên minh chính trị8 Đồng thời, sự xung đột về bản sắc vănhóa cũng là yếu tố thúc đẩy căng thẳng, đặc biệt ở các khu vực có sự giao thoa giữa cácnền văn minh, như biên giới giữa châu Âu và thế giới Hồi giáo
Ngược lại, theo thuyết Tự do (Liberalism), với trọng tâm là hợp tác quốc tế và vai tròcủa các tổ chức toàn cầu, lại đánh giá cao văn hóa và tôn giáo trong việc xây dựng hòabình và thúc đẩy đối thoại Lý thuyết này cho rằng sự hiểu biết và tôn trọng các giá trịvăn hóa, niềm tin tôn giáo là yếu tố then chốt để tạo nên sự ổn định và hợp tác lâu dài.Thực tế bao gồm các sáng kiến đối thoại liên tôn giáo nhằm giảm bớt xung đột, chẳnghạn như vai trò của UNESCO trong việc thúc đẩy giáo dục liên văn hóa Tôn giáo cũngđóng vai trò quan trọng trong việc định hình các giá trị phổ quát như quyền con người,bình đẳng giới, hay bảo vệ môi trường
va-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-ton-giao
https://kmacle.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/101/952/quan-diem-chu-nghia-mac-%E2%80%93-lenin-7 “Quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo”, Đại học Duy Tân, 18 Tháng 12
2015,
va-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-ton-giao
https://kmacle.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/101/952/quan-diem-chu-nghia-mac-%E2%80%93-lenin-8 Waltz, Kenneth N., “Theory of International Politics”,1979.
Trang 11Một cách tiếp cận sâu sắc hơn đến từ thuyết kiến tạo (Constructivism), vốn xem vănhóa và tôn giáo là yếu tố trung tâm trong việc định hình bản sắc, nhận thức và hành vicủa các quốc gia Lý thuyết này nhấn mạnh rằng hệ thống quốc tế không chỉ được vậnhành bởi quyền lực vật chất mà còn bởi các giá trị và ý nghĩa mà các chủ thể gán cho
nhau Samuel Huntington, trong lý thuyết “Xung đột giữa các nền văn minh”, đã lập
luận rằng trong bối cảnh sau Chiến tranh Lạnh, các mâu thuẫn lớn nhất trên thế giới sẽkhông còn dựa trên ý thức hệ hay kinh tế, mà thay vào đó là sự khác biệt văn hóa và tôngiáo9
Ngoài ra, theo thuyết Tân Marxist (Neo-Marxism) lại nhìn nhận văn hóa và tôn giáo
từ góc độ quyền lực và bất bình đẳng Lý thuyết này xem các yếu tố này như một công cụcủa tầng lớp thống trị để duy trì quyền lực và kiểm soát xã hội Tuy nhiên, văn hóa và tôngiáo cũng có thể trở thành động lực cho các phong trào phản kháng Một ví dụ điển hình
là Thần học Giải phóng (Liberation Theology) ở Mỹ Latinh, nơi Giáo hội Công giáo trởthành trung tâm trong phong trào đấu tranh vì công bằng xã hội và chống lại chế độ ápbức.Từ góc độ nữ quyền (Feminism), văn hóa và tôn giáo được phân tích qua lăng kínhgiới, tập trung vào cách chúng định hình và duy trì các cấu trúc nam quyền trong quan hệquốc tế Một số phong trào nữ quyền cho rằng nhiều yếu tố trong văn hóa và tôn giáotruyền thống đã hạn chế quyền lợi của phụ nữ, nhưng cũng chính từ những giá trị này,các phong trào thay đổi tích cực đã được khởi xướng, như các nỗ lực của nữ giới trongthế giới Hồi giáo để cải cách luật lệ Shariah10 Trong thực tế, văn hóa và tôn giáo khôngchỉ là các yếu tố phân chia mà còn là nền tảng xây dựng sức mạnh mềm và đối thoại toàncầu Các quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản đã sử dụng văn hóa truyền thống (âmnhạc, phim ảnh, ẩm thực) để xây dựng ảnh hưởng quốc tế Tôn giáo, nếu được khai thácđúng cách, cũng có thể là nguồn cảm hứng để giảm bớt căng thẳng Ví dụ, Đức Đạt LaiLạt Ma đã dùng giáo lý Phật giáo để kêu gọi hòa bình và bảo vệ nhân quyền, tạo sức hútlớn trên toàn cầu11 Tuy nhiên, yếu tố văn hóa và tôn giáo cũng là nguồn gốc của nhiềuxung đột khó giải quyết Các cuộc xung đột như ở Israel-Palestine hay giữa các nhómsắc tộc tại châu Phi thường bắt nguồn từ sự không hòa hợp giữa các giá trị tôn giáo vàvăn hóa Điều này cho thấy, trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa, việc không hiểuhoặc không tôn trọng văn hóa và tôn giáo của người khác có thể dẫn đến những hậu quảnghiêm trọng
9 Huntington, Samuel P, “The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order”, 1996.
10 Moghadam, Valentine, “Modernizing Women: Gender and Social Change in the Middle East”,Lynne
Rienner Publishers, 2003.
11 Dalai Lama, “Ethics for the New Millennium”,Riverhead Books, 1999.
Trang 12Tóm lại, văn hóa và tôn giáo không chỉ là những yếu tố ảnh hưởng gián tiếp, mà còn
là trung tâm trong việc định hình các mối quan hệ quốc tế Chúng là công cụ của sứcmạnh mềm, nguồn cảm hứng cho hòa bình, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân củaxung đột Do đó, việc hiểu và vận dụng các yếu tố này một cách khôn ngoan là nhiệm vụquan trọng của các nhà hoạch định chính sách trong thời đại toàn cầu hóa đầy biến động
Một số đặc điểm lịch sử chung và tính bản sắc văn hóa, tôn giáo.
Thành phố Jerusalem này có ý nghĩa tôn giáo to lớn đối với người Do Thái, Thiênchúa giáo và Hồi giáo Người Do Thái gắn bó chặt chẽ với thành phố Jerusalem và thànhphố này đóng vai trò chủ đạo trong lịch sử, chính trị, văn hóa, tôn giáo, đời sống quốc gia
và ý thức của người Do Thái và Do Thái giáo12 Jerusalem là một trung tâm lịch sử và tâmlinh quan trọng đối với Kitô giáo Jerusalem là trung tâm của các sự kiện trong Tân Ước
Nơi đây có các địa điểm linh thiêng như Bức tường phía Tây, Nhà thờ Mộ Thánh và Nhàthờ Hồi giáo Al-Aqsa Tranh chấp về quyền tiếp cận và kiểm soát các địa điểm nàythường gây ra bạo lực13 Hai bên đều có tín ngưỡng tương đối tương đồng giống nhaunhưng vẫn có những xung đột giữa hai bên tiếp theo là một số đặc điểm gây ra mối hiềmkhích lâu dài của Israel và các nước Trung Đông Nhìn chung thì cả hai đều có đặc điểmchung về văn hóa, tôn giáo hơn là sự đối lập
Bản sắc Do Thái, David Ben-Gurion (Thủ tướng đầu tiên của Nhà nước Israel
hiện đại)từng nói rằng “Tại Israel, để là một người thực tế, bạn phải tin vào phép lạ” T
ừ khi Nhà nước Israel tuyên bố độc lập vào năm 1948, những đánh giá lịch sử về Israel
12 Questions Complexities and Context: Insights into Israel and the Israeli-Palestinian Conflict, 09.01.2016,
https://www.adl.org/resources/backgrounder/jerusalem#:~:text=Jerusalem%20is%20Judaism's%20holiest
%20city,holy%20to%20Christianity%20and%20Islam
13 Dr Nahshon Perez,, Governing the Sacred: How to Resolve Conflicts over Contested Sacred Sites,
over-contested-sacred-sites
Trang 13https://www.rusi.org/explore-our-research/publications/commentary/governing-sacred-how-resolve-conflicts-thường chỉ đặt trọng tâm xoay quanh của các cuộc chiến nảy lửa, các xung đột Ả Israel không bao giờ hết và các cuộc đàm phán ngoại giao bế tắc Trọng tâm đó rất gâyhiểu lầm Israel cũng luôn là mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố nhiều hơn bất kỳmột quốc gia nào Trong suốt lịch sử, hành động đầu tiên đánh dấu rằng người Do Thái cómột bản sắc dân tộc đặc biệt mạnh mẽ chính là việc họ đã từ chối các vị thần và cácphong tục tôn giáo của ngay cả những dân tộc đã từng thống trị họ như người La Mã vàsau đó người Kitô giáo và Hồi giáo Trong nhiều trường hợp khác, có những dân tộcchấp nhận tôn giáo, ngôn ngữ, và bản sắc của những người cai trị hoặc hàng xóm để rồicuối cùng biến mất khỏi lịch sử Cái bản sắc tôn giáo-dân tộc kéo dài của người Do Thái
Rập-đã tỏ ra mạnh hơn so với hầu như bất kỳ một dân tộc nào khác trên trái đất Israel nổi lên
từ những năm trước và sau độc lập của mình với một thách thức chính trị, thế giới quan,kinh tế, văn hóa trộn lẫn từ nhiều yếu tố khác nhau Trong số các ảnh hưởng chính là xãhội Do Thái truyền thống cùng với những cải cách Yishuv và những vay mượn từ cácnền văn hóa Đông Âu, Tây Âu và Trung Đông Theo thời gian là các yếu tố văn hóa củaBắc Mỹ, Địa Trung Hải, và Nga hiện đại, cũng như một môi trường văn hóa Ả Rập tự trị.Pha trộn tất cả các yếu tố dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa này với nhau đã tạo nênmột môi trường xã hội phong phú, những ý thức hệ chính trị đa dạng và nhiều giai tầng
về địa vị xã hội Hầu hết những người nhập cư là người tị nạn nghèo, mất hết tài sản,cũng như bị chấn thương tâm lý do điều kiện sống khắc nghiệt và khủng bố ở các quốcgia họ đã bỏ trốn
Trong nửa thế kỷ, tiêu biểu như xung đột Ả Rập-Israel đã dẫn Trung Đông vàosáu cuộc chiến tranh lớn và cướp đi sinh mạng của nhiều người vô tội Khiến người dânPalestine trở thành người vô quốc tịch và phân tán, tạo ra sự thất vọng và tức giận làmtrầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực Hơn nữa, xung đột này đã chuyển hàng tỷ đô
la từ các khoản đầu tư có hiệu quả sang mua vũ khí và đã chặn đứng sự hợp tác khu vực
để phát triển kinh tế, vốn sẽ cho phép sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn các nguồn tàinguyên quốc gia Nghiên cứu này điều tra cách tiếp cận thông tin về xung đột TrungĐông của các phóng viên phương Tây ở các nước Trung Đông và Israel bị ảnh hưởngnhư thế nào bởi sự quen thuộc của các phóng viên với môi trường văn hóa nơi họ làmviệc Một môi trường văn hóa, như được sử dụng trong nghiên cứu này, bị giới hạn ởngôn ngữ và tôn giáo Xuất phát từ lập luận rằng những người ra quyết định dựa vàothông tin mà họ có được thông qua phương tiện truyền thông để xây dựng chính sách nhànước Thông tin này, phản ánh mối quan tâm, khả năng và định hướng của đối thủ, làmột yếu tố chính ảnh hưởng đến các chiến lược đàm phán của chính phủ trong thời kỳxung đột Cốt lõi của cuộc xung đột các nước Trung Đông -Israel là một mô hình lặp đi
Trang 14lặp lại về sự hiểu lầm văn hóa và giao tiếp thất bại giữa các chính phủ Trung Đông Đốivới người ngoài, Palestine và Israel có vẻ có nhiều đặc điểm văn hóa chung hơn là đốilập Cổ đại tôn thờ các tôn giáo Hồi giáo và Do Thái giáo.14 Israel là “một sự ngẫu hứng của con người được chắp vá lại từ giữa đống đổ nát của các đế chế tan vỡ của thế kỷ XX với những người nhập cư từ nhiều quốc gia như cộng đồng Do Thái” (Cohen, 28).
Giống như Hoa Kỳ, Israel được thành lập bởi những người nhập cư từ nhiều nền tảng
dân tộc và văn hóa trên khắp tất cả thế giới Israel đã khuyến khích “sự tập hợp” người
Do Thái này để giúp phát triển xã hội Israel “Sự tập hợp này là bản chất của Chủ nghĩa phục quốc Do Thái, có thể được gọi là 'tôn giáo sáng lập' của Israel” 15 Các cơ chế xã
hội hóa mạnh mẽ đã được thiết lập để hấp thụ những người nhập cư mới vào xã hội Israel
và giúp họ thích nghi với các mô hình văn hóa đang thịnh hành Đầu tiên trong số các cơchế này là một hệ thống giáo dục nhằm mục đích xã hội hóa những người nhập cư mớitheo các giá trị chủ đạo Có sự đồng thuận phổ biến ở Israel rằng các trường học nêntruyền đạt cho thanh thiếu niên đủ kiến thức về người Do Thái và cam kết với các truyền
thống Do Thái Trong số các mục tiêu giáo dục chính do chính phủ đặt ra là “làm sâu
sắc thêm trách nhiệm công dân của một người đối với nhà nước, chuẩn bị cho các thế hệ trẻ những nhiệm vụ tiên phong, gieo mầm tình yêu đối với truyền thống dân tộc và tăng cường sự công nhận về sự phụ thuộc lẫn nhau và cuối cùng của Nhà nước Israel và người Do Thái lưu vong’’ 16 Quân đội Israel cũng đã đóng góp vào quá trình xã hội hóanhững người nhập cư mới Quân đội dành nhiều thời gian để củng cố cam kết về mặt tìnhcảm và quốc gia của các sĩ quan tương lai đối với nhà nước Israel Nghĩa vụ dự bị chođến năm 55 tuổi duy trì mối liên kết giữa lực lượng vũ trang và công dân trong suốt cuộcđời làm việc của họ Yếu tố quan trọng nhất trong quá trình củng cố xã hội Israel là lịch
sử của nhà nước Trong suốt lịch sử ngắn ngủi chưa đầy 50 năm của mình, công dânIsrael đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm và thách thức tập thể hơn so với các quốc gia khácphải đối mặt trong nhiều thế hệ
Các nước Trung Đông, tập trung cao độ và quân đội sẵn sàng giải quyết xung đột
giữa các lực lượng chính trị, kinh tế và tư tưởng hơn bốn nghìn năm định cư khôngngừng, phần lớn người dân các nước Trung Đông đã sống và gắn bó lâu đời cùng nhau
14 Mohammed el-Nawawy,summer 2001 Culture and Conflict in the Middle East: Western Correspondents' Perceptions of the Egyptian and Israeli Cultures, columbia.edu,
Trang 15Ngày nay, nhiều thứ đã thay đổi Hàng triệu người của khu vực Trung Đông vẫn gắn bóvới đất đai, nhưng hiện có tới 40 phần trăm dân số sống ở các thành phố và quá trình di
cư từ nông thôn ra thị trấn vẫn tiếp diễn Xã hội của các nước Trung Đông đã trải quamột cuộc chuyển đổi với sự xuất hiện của tầng lớp lao động và trung lưu Đối với nhiềungười, nền giáo dục hiện đại đã làm xói mòn các đặc điểm truyền thống 17 Trung Đông lànơi khai sinh ra Kitô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo Do đó, đây là một khu vực có sự đadạng lớn Trong khi người Ả Rập chiếm phần lớn dân số Trung Đông, khu vực này cũng
là nơi sinh sống của người Berber, người Kurd, người Do Thái, người Ba Tư, người ThổNhĩ Kỳ và một loạt các nhóm dân tộc và tôn giáo thiểu số khác Sự đa dạng như vậykhông nhất thiết chuyển thành bình đẳng Các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số thườngphải đối mặt với sự phân biệt đối xử về mặt pháp lý trong chính quốc gia của họ Phụ nữcũng đấu tranh cho quyền bình đẳng trong một khu vực có tỷ lệ phụ nữ tham gia chính trịthấp nhất trên thế giới Tuy nhiên, các nền văn hóa không chỉ được định nghĩa bởi cácnhà lãnh đạo chính trị của họ, cũng như các khu vực không thể bị thu hẹp lại do nhữngkhó khăn của họ Cuộc sống hàng ngày ở Trung Đông và Bắc Phi chắc chắn phải đấutranh với chế độ cai trị độc đoán và các tập quán xã hội thường mang tính phân biệt đối
xử Nhưng văn hóa vẫn phát triển bất chấp những trở ngại như vậy: tôn giáo tiếp tụccủng cố cộng đồng; quan hệ giới tính đang dần thay đổi, cũng như sự đại diện trongchính phủ; chăm sóc sức khỏe và giáo dục đang được cải thiện; và các di tích lịch sử,phim ảnh và sự kiện thể thao của khu vực này tiếp tục thu hút sự chú ý của quốc tế
Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự căng thẳng hai bên
Sự tôn sùng chủ nghĩa cực đoan tôn giáo quá mức dẫn đến có “những kẻ cuồng
tín ngưỡng tôn giáo” Các nhóm cực đoan này có cả ở hai bên, ở cả hai bên đều lợi dụng
lòng sùng đạo để biện minh cho bạo lực và phản đối các nỗ lực hòa bình.Họ thường đưa
ra cách giải thích hẹp hòi, bảo thủ và độc quyền về tôn giáo mà họ sùng bái Và chủnghĩa dân tộc thường gắn liền với tôn giáo của họ việc này dẫn đến Cả chủ nghĩa dân tộccủa Israel và các nước Trung Đông đều gắn liền với bản sắc tôn giáo.Điều này có thể dẫnđến cảm giác tự tôn và coi thường đối phương nên việc dẫn đến sự căng thẳng từ hai phía
là điều không thể không xảy ra Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác Quyền ủy trịcủa Anh đối với Palestine, kết thúc vào năm 1948, đã đặt nền móng cho cuộc xung đột
Sự phân chia lãnh thổ thành khu vực Do Thái và các nước Trung Đông cũng như nổi bật
17 Mohammed el-Nawawy,summer 2001 Culture and Conflict in the Middle East: Western Correspondents' Perceptions of the Egyptian and Israeli Cultures, columbia.edu ,
https://ciaotest.cc.columbia.edu/olj/ojpcr/ojpcr_4_1/ojpcr_4_1e.html
Trang 16nhất là các tiểu vương quốc Ả Rập đã gây ra bạo lực và tình trạng di dời ngày càng mạnh
mẽ18 Sự khác biệt văn hóa và khuôn mẫu hiểu lầm về văn hóa, những khác biệt và hiểulầm sâu sắc về văn hóa có thể làm gia tăng căng thẳng Những quan niệm sai lầm và địnhkiến có thể cản trở đối thoại và hợp tác Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông, cácphương tiện truyền thông ở cả hai bên thường xuyên lan truyền những định kiến tiêu cực
và những câu chuyện thiên vị đã làm gia tăng thêm sự thù địch19 Xung đột văn hoá mà
nguyên nhân cơ bản là “tính cái tôi trên hết”, “tính loại bỏ những cái khác” của các
nhân tố thuộc tầng diện tâm lý, tinh thần Sự xung đột văn hoá có thể là một trong cácnguyên nhân chính của các cuộc xung đột vũ trang hoặc nội chiến dai dẳng Palestine vớiIsrael
b Mối quan hệ giữa văn hóa, tôn giáo với chính trị và tác động của các yếu tố đến chính trị quốc tế hiện đại
Mối quan hệ văn hoá- chính trị
Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong chính quốc tế vì văn hoá sẽ tạo thành cơ
sở cho sự tương tác giữa các quốc gia và xã hội Văn hóa là công cụ quan trọng để thúcđẩy sự hiểu biết giữa các nền văn hóa và xã hội khác nhau Hiểu biết về các nền văn hóakhác hỗ trợ rất nhiều cho việc vượt qua các trở ngại và khó khăn có thể xảy ra trong quátrình giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau Văn hoá hoạt động để tăng cường hợptác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học và công nghệ Nhìnchung, văn hóa là yếu tố thiết yếu trong việc định hình các mối quan hệ quốc tế , tăngcường sự hiểu biết về các nền văn hóa và xã hội khác nhau và thúc đẩy hợp tác và hiểubiết giữa các quốc gia với nhau trong việc hợp tác quốc tế Ngăn xung đột thông qua việchiểu các nền văn hóa khác nhau là một khía cạnh quan trọng Các chương trình trao đổivăn hóa và giao tiếp liên văn hóa là hai cách để thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lớn hơngiữa các quốc gia Bằng cách đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn về các giá trị, chuẩn mực
và niềm tin văn hóa của nhau, chúng ta có thể xây dựng lòng tin và giảm thiểu nhữnghiểu lầm có thể dẫn đến xung đột Tuy nhiên, điều cần thiết là phải tiếp cận nhiệm vụ nàyvới một ý thức phê phán, nhận ra sự đa dạng trong các nền văn hóa và tránh các khuônmẫu và khái quát hóa có thể làm kéo dài xung đột Ngoài ra, điều quan trọng là phải giảiquyết các khác biệt văn hóa một cách xây dựng, tham gia vào đối thoại và đàm phán để
18 The question of Palestine, United Nation,New York, 1979 , insert-202101/
https://www.un.org/unispal/document/auto-19 Shachar Gannot , A Force of Distortion: Effects of Media Bias on the Israeli-Palestinian Conflict,
Department of English,english.umd.edu, https://english.umd.edu/research-innovation/journals/interpolations/ fall-2013spring-2014/force-distortin-effects-media
Trang 17tìm ra các giải pháp có thể chấp nhận được cùng tôn trọng các giá trị văn hóa của tất cảcác bên liên quan Thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và chấp nhận các nền văn hóa khácnhau, là điều tối quan trọng trong quan hệ quốc tế Nhận ra giá trị của sự đa dạng văn hóa
và thế mạnh riêng của mỗi nền văn hóa có thể dẫn đến sự hòa hợp và hợp tác lớn hơngiữa các quốc gia Các chương trình đối thoại và trao đổi liên văn hóa có thể tạo điềukiện thuận lợi cho quá trình này bằng cách tạo cơ hội cho các cá nhân từ các nền văn hóakhác nhau tương tác và học hỏi lẫn nhau Các chương trình này cũng có thể giúp xóa bỏcác khuôn mẫu và định kiến văn hóa, vốn có thể là rào cản đối với sự hiểu biết liên vănhóa (Zhao và cộng sự, 2019) Tuy nhiên, thúc đẩy sự hiểu biết và chấp nhận lẫn nhau đòihỏi sự tôn trọng thực sự đối với các giá trị và tập quán văn hóa khác nhau, thay vì cốgắng đồng hóa các nền văn hóa khác vào thế giới quan của riêng mình Nó cũng đòi hỏi
sự sẵn sàng từ phía tất cả các bên tham gia đối thoại, lắng nghe tích cực lẫn nhau và cởi
mở với các quan điểm mới Ngoài ra, quyền tự quyết về văn hóa phải được tôn trọng
Thúc đẩy hợp tác quốc tế, thông qua sự hiểu biết và chấp nhận văn hóa là một khía
cạnh quan trọng của quan hệ và người quốc tế hiện đại Sự đa dạng văn hóa nên đượcxem xung đột như một tài sản có thể thúc đẩy giao tiếp, tin tưởng và người học hỏi lẫnnhau tốt hơn Tuy nhiên, sự khác biệt về nhóm d văn hóa có thể dẫn đến hiểu lầm vàxung đột Các khuôn mẫu và định kiến cũng có thể cản trở sự hợp tác Do đó, sự nhạycảm và tôn trọng văn hóa là điều cần thiết Điều quan trọng là phải tiếp cận sự chấp nhậnvăn hóa một cách phê phán và nhận ra tầm quan trọng của việc tự quyết về văn hoá Ví
dụ về xung đột văn hóa, trong chính trị hiện đại có nhiều xung đột mà văn hóa và bản sắc
đóng vai trò là yếu tố kích thích theo cả hướng tích cực và tiêu cực Những xung đột nhưvậy ảnh hưởng đến các chính sách và quyết định của các quốc gia và người dân Ngàynay, thế giới đang chứng kiến nhiều xung đột về văn hóa và bản sắc như xung đột giữacác nhóm thiểu số dân tộc và tôn giáo, xung đột khu vực và xung đột dựa trên các chiềukích chính trị Xung đột Israel-Palestine là một trong những ví dụ nổi bật về xung độtvăn hóa và bản sắc trong quan hệ quốc tế khi người Palestine và người Israel tranh giànhđất đai Cả hai bên đều tuân theo và phụ thuộc vào nền văn hóa, bản sắc và tôn giáo khácbiệt của riêng họ Thêm vào ví dụ này là cuộc diệt chủng ở Rwanda, xung đột ở Kashmir
và các cuộc chiến tranh Balkan, vì những xung đột này ảnh hưởng đến sự ổn định củakhu vực và quốc tế, cản trở hợp tác quốc tế và làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn ởcác khu vực bị ảnh hưởng.Xung đột Ả Rập-Israel xung đột Ả Rập-Israel chịu ảnh hưởngbởi những khác biệt về văn hóa, bao gồm tranh chấp về quyền sở hữu đất đai và tínngưỡng tôn giáo Các yêu sách cạnh tranh về quyền sở hữu đất đai đã thúc đẩy xung đột
vì cả người Do Thái và người Ả Rập đều coi đất đai là đất thánh Tôn giáo Xung đột Ả
Trang 18Rập-Israel, Xung đột Ả Rập-Israel chịu ảnh hưởng của những sự khác biệt về văn hóa,bao gồm tranh chấp về quyền sở hữu đất đai và tín ngưỡng tôn giáo Các mục tiêu cạnhtranh về quyền sở hữu đất đai đã thúc đẩy xung đột vì người Do Thái và người Ả Rậpkhác Tôn giáo cũng đóng một vai trò quan trọng, vì các câu chuyện tôn giáo khác nhau
đã dẫn đến sự chia rẽ văn hóa sâu sắc Những khác biệt văn hóa này đã tạo ra nhữngthách thức trong giao tiếp và hiểu biết, khiến cho việc đối thoại và đàm phán hiệu quả trởnên khó khăn Các khuôn mẫu và định kiến văn hóa cũng góp phần gây ra sự ngờ vực vàthiếu hiểu biết Vì các tranh chấp văn hóa đã ăn sâu vào xung đột, nên bất kỳ nỗ lực nàonhằm giải quyết nó Xung đột Kashmir là một tranh chấp lâu dài giữa Ấn Độ và Pakistan
về khu vực Jammu và Kashmir Xung đột này bắt nguồn từ sự phân chia Ấn Độ vào năm
1947 Ngoại giao văn hóa là một chiến lược quyền lực mềm thúc pri đầy sự hiểu biết lẫnnhau và tăng cường quan hệ giữa các quốc gia thông qua trao đổi và hợp tác văn hóanhằm mục đích phá vỡ các rào cản văn hóa, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và xâydựng lòng uy tín giữa các quốc gia bằng cách tạo ra một môi trường cởi mở đối thoại liênvăn hóa Ngoại giao văn hóa có thể có nhiều hình thức, bao gồm triển lãm nghệ thuật,biểu diễn…20
Mối quan hệ tôn giáo- chính trị
Tôn giáo là một hiện tượng phức tạp và đa diện, đóng vai trò quan trọng trongviệc định hình xã hội loài người trong suốt chiều dài lịch sử Nó bao gồm nhiều hệ thốngtín ngưỡng, nghi lễ, quy tắc đạo đức và thể chế xã hội khác nhau, cung cấp cho cá nhânkhuôn khổ để hiểu thế giới, tìm kiếm ý nghĩa và thiết lập sự gắn kết xã hội Định nghĩatôn giáo là một nhiệm vụ đầy thách thức do bản chất đa dạng của nó Các học giả đã đềxuất nhiều định nghĩa khác nhau, nêu bật các khía cạnh khác nhau của hiện tượng tôn
giáo David Laitin chỉ ra rằng “không có sự đồng thuận nào về việc tôn giáo là gì’’ 21, lậpluận rằng không có khái niệm xuyên lịch sử và xuyên văn hóa về tôn giáo, và không thểtách biệt động cơ tôn giáo khỏi động cơ kinh tế và chính trị Nguồn gốc của khoa học xãhội, đặc biệt là Quan hệ quốc tế, nằm trong bối cảnh thế tục hóa trong xã hội và các
20 Mohammed Saida, The Role of Culture and Identity in International Relations
,PDF available, East african journal of education and social sciences, March 2023,
https://www.researchgate.net/publication/369373497_The_Role_of_Culture_and_Identity_in_International_Rel ations#:~:text=Individual%20and%20national%20identities%20play,of%20their%20biases%20and%20promote
21 Modongal, Shameer 2023 “The Resurgence of Religion in International Relations: How Theories Can
Accommodate It?” Cogent Social Sciences 9,
https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/23311886.2023.2241265#
Trang 19ngành học thuật Tôn giáo đã tách khỏi các chính sách của nhà nước và bị giới hạn trongphạm vi riêng tư của con người Các chính sách của nhà nước được quy định phải đượcthực hiện dựa trên lý trí Khái niệm về chủ quyền đã trao quyền lực tối cao cho các nhàlãnh đạo của các quốc gia Những diễn biến này khiến các nhà hoạch định chính sách vàhọc giả hàn lâm tránh coi tôn giáo là một yếu tố quan trọng Mặc dù tôn giáo vẫn tiếp tục
là một yếu tố có ảnh hưởng ở nhiều nơi trên thế giới Tuy nhiên, nhiều sự kiện khác nhautrên toàn cầu đã khiến yếu tố tôn giáo trở nên rõ ràng hơn Nó khiến các nhà hoạch địnhchính sách và học giả nhận ra vai trò của tôn giáo trong việc định hình hành vi của conngười và chính sách của các quốc gia Có nhiều yếu tố đằng sau sự trở lại này của tôngiáo Một trong những lý do chính là sự công nhận thế giới không phải phương Tây lànhững chủ quyền bình đẳng trong quan hệ quốc tế Sau khi phi thực dân hóa, các quốcgia châu Á và châu Phi trở nên rõ ràng hơn ở cấp độ quốc tế Các học giả từ các quốc gianày đã đặt câu hỏi về khuôn khổ phương Đông theo chủ nghĩa Âu-trung tâm của các họcgiả phương Tây Khác với phân tích Âu-trung tâm và dân tộc trung tâm thông thường,các nhà khoa học xã hội phương Tây cũng bắt đầu nghiên cứu phần còn lại của thế giới,tôn trọng sự khác biệt về văn hóa của họ Theo nghĩa này, không chỉ vì sự thay đổi trongmối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị, mà còn do sự thay đổi trong khuôn khổ phân tíchtôn giáo Tôn giáo vẫn tiếp tục là một yếu tố quan trọng trong phạm vi công cộng ở nhiềunơi trên thế giới Trong Chiến tranh Lạnh, một số thay đổi trong chính trị toàn cầu đã thuhút sự chú ý của các học giả khi xem xét tôn giáo như một yếu tố trong chính trị quốc tế
Ví dụ, phong trào Hồi giáo trở nên mạnh mẽ ở Tây Á sau thất bại của nhà lãnh đạo thếtục Jamal Abdul Nasar trước Israel trong cuộc chiến năm 1967 Nó đánh thức ý thức tôngiáo trong người Israel và làm tê liệt uy tín của chủ nghĩa dân tộc thế tục trong cộng đồngngười Hồi giáo Ả Rập Với thất bại của người Ả Rập trong cuộc chiến năm 1973 và Hiệpước Trại David của Ai Cập với Israel và Hoa Kỳ, quyền lãnh đạo của các quốc gia Ả Rập
đã chuyển từ Ai Cập sang Ả Rập Saudi Tôn giáo ảnh hưởng đến cả ba cấp độ phân tíchcấp độ cá nhân, cấp độ nhà nước và cấp độ hệ thống Tôn giáo định hình tính cách và sởthích của các nhà hoạch định chính sách; tôn giáo ảnh hưởng đến chế độ trong nước vàlợi ích của các quốc gia, và tôn giáo là nguồn chính của các chuẩn mực quốc tế Đầu tiên,
nó ảnh hưởng đến thế giới quan của các cá nhân và do đó định hình suy nghĩ và hành vicủa họ Thứ hai, nó là một trong những cơ sở của bản sắc Thứ ba, nó là nguồn gốc củatính hợp pháp Thứ tư, nó gắn liền với các thể chế chính thức có thể ảnh hưởng đến tiếntrình chính trị Mặc dù Karl Marx không chú ý nhiều đến tôn giáo, nhưng tuyên bố củaông về tôn giáo như thuốc phiện của quần chúng cho thấy ảnh hưởng của tôn giáo đếnsuy nghĩ và hành vi của mọi người Tôn giáo có thể định hình dư luận về chính sách củacác quốc gia về chiến tranh Những ảnh hưởng này không nhất thiết là một chiều Nó có
Trang 20thể dẫn đến cả hòa bình và chiến tranh Nó có thể là nguồn hợp pháp để duy trì quyền lựccủa chính phủ và cũng là động lực để quần chúng đấu tranh chống lại chính phủ Nó cóthể là người ủng hộ hoặc hạn chế các chính sách của chính phủ và nó có thể là nguồn lậpluận chuẩn mực cho cả chính phủ và các đảng đối lập Do đó, tôn giáo đóng vai trò képtrong chính trị quốc tế Tôn giáo có thể là động lực và nguyên nhân thực sự của hànhđộng của chính phủ hoặc là công cụ để hợp pháp hóa một hành động đã được thực hiện
vì một số mục đích khác Ví dụ, tôn giáo được sử dụng để ủng hộ và phản đối tính hợppháp của các chính sách của Israel trên lãnh thổ bị chiếm đóng của mình Tuy nhiên, vaitrò kép này của tôn giáo không có nghĩa là loại bỏ nó chỉ như một công cụ Tôn giáođược sử dụng như một công cụ vì sức mạnh của nó trong việc huy động mọi người và để
có được sự ủng hộ trong nước và quốc tế Gần đây, tôn giáo đã trở thành một yếu tố cóảnh hưởng đến chính trị toàn cầu theo cách mà các lý thuyết IR không thể bỏ qua nữa.Mặc dù các lý thuyết chính thống hiện tại vẫn chưa coi tôn giáo là một biến số có ảnhhưởng, nhưng về mặt lý thuyết, vẫn có khả năng điều chỉnh tôn giáo theo khuôn khổ củacác lý thuyết này và giải thích vai trò của tôn giáo bằng cách sử dụng chúng Trong sốcác nhánh khác nhau của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện thực cổ điển có thể giảithích vai trò của tôn giáo trong việc định hình bản chất và lợi ích của cá nhân.22
II Yếu tố văn hóa, tôn giáo trong nền chính trị quốc tế hiện đại văn hóa, tôn giáo là nguyên nhân chính đến xung đột giữa Israel với các nước hồi giáo Trung Đông
2.1 Thực trạng chung của xung đột giữa Israel và các nước Hồi giáo Trung Đông
Xung đột giữa Israel và các nước Hồi giáo Trung Đông đã kéo dài suốt nhiều thập kỷ
và liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau Tuy nhiên, trong bối cảnh này, văn hóa và tôngiáo đóng vai trò then chốt trong việc hình thành các quan điểm, tư tưởng và chính sáchđối nội, đối ngoại của các bên liên quan
a Lịch sử xung đột và nguyên nhân gốc rễ
Xung đột giữa Israel và các nước Trung Đông bắt nguồn từ nhiều yếu tố lịch sử
từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các cường quốc phương Tây là Anh và Pháp đã vẽlại biên giới khu vực Trung Đông sau chiến tranh Thế giới thứ Nhất, mà không tính đến
22 Modongal, Shameer 2023 “The Resurgence of Religion in International Relations: How Theories Can
Accommodate It?” Cogent Social Sciences 9 (1),
https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/23311886.2023.2241265#d1e291
Trang 21sự hiện diện của bản sắc tôn giáo, văn hóa và quyền lợi của các dân tộc bản địa Điều nàydẫn đến sự căng thẳng giữa các cộng đồng khác nhau trong khu vực Năm 1947, LiênHợp Quốc thông qua kế hoạch phân chia Palestine, tạo ra hai nhà nước riêng biệt: Mộtcho người Do Thái và một cho người Ả Rập Tuy nhiên, quyết định này không được cácquốc gia Ả Rập và người Palestine chấp nhận Xung đột giữa Israel và hồi giáo TrungĐông là một chuỗi các cuộc chiến tranh, xung đột quân sự và chính trị kéo dài suốt hơnmột thế kỷ, từ các tranh chấp lãnh thổ và dân tộc, nhưng phần lớn được thúc đẩy bởi sựkhác biệt sâu sắc về tôn giáo và văn hóa giữa người Do Thái và người Hồi giáo Vàongày 29 tháng 11 năm 1947, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 181(còn được gọi là Nghị quyết Phân chia ) sẽ chia vùng ủy trị Palestine trước đây của Anhthành các quốc gia Do Thái và Ả Rập vào tháng 5 năm 1948 Theo nghị quyết, khu vực
có ý nghĩa tôn giáo xung quanh Jerusalem sẽ vẫn nằm dưới sự kiểm soát quốc tế do Liênhợp quốc quản lý.23Việc thành lập Nhà nước Israel vào năm 1948 đã dẫn đến các cuộcchiến tranh và tranh chấp giữa Israel và các quốc gia, đặc biệt là Palestine, đã phản đối
sự hiện diện của Israel trên mảnh đất mà họ coi là của mình Ngay sau khi Israel đượcthành lập vào năm 1948, một loạt các cuộc chiến tranh đã nổ ra giữa Israel và các quốcgia hồi giáo, bao gồm cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel (1948), cuộc chiến tranh Suez(1956), cuộc chiến tranh Sáu Ngày (1967) và cuộc chiến Yom Kippur (1973) đã tạo nêncác rạn nứt sâu sắc và những cuộc khủng hoảng tiếp tục diễn ra cho đến ngày nay cácmâu thuẫn vẫn tiếp diễn và luôn liên tiếp xảy ra các cuộc xung đột vũ trang đổ máu giữaIsrael và các nhà nước hồi giáo, xung đột không chỉ diễn ra giữa các quốc gia mà còngiữa Israel và các tổ chức vũ trang như Hamas (Palestine), Hezbollah (Lebanon), cũngnhư các nhóm vũ trang khác trong khu vực Những cuộc chiến này phần lớn xuất phát từ
sự phản đối của các quốc gia Ả Rập đối với sự tồn tại của Israel trong khu vực Từ năm
1979 trở đi một số quốc gia hồi giáo đã bắt đầu bình thường hóa quan hệ với Israel, bắtđầu từ Ai Cập vào năm 1979 và Jordan vào năm 1994 Tuy nhiên, các quốc gia Hồi giáokhác, đặc biệt là các quốc gia vùng Vịnh và Iran, vẫn duy trì thái độ chống Israel Xung đột này không chỉ mang tính chất tranh chấp lãnh thổ mà còn gắn liền với yếu
tố tôn giáo, Israel là một quốc gia có nền văn hóa và tôn giáo gốc Do Thái, đứng đối diệnvới các quốc gia Hồi giáo trong khu vực, nơi chủ yếu là người Ả Rập theo đạo Hồi.Nguyên nhân xâu xa của vấn đề về việc đấu tranh giành quyền kiểm soát các thánh địatôn giáo quan trọng như Jerusalem, nơi có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả người DoThái, người Hồi giáo và người Kitô giáo Các cuộc đụng độ liên quan đến quyền kiểm
23 “The Arab-Israeli War of 1948”, Official of the historian,
https://history.state.gov/milestones/1945-1952/arab-israeli-war