1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hành mô phỏng trong logistics phân tích Đánh giá việc Áp dụng cntt và phần mềm vào công tác quản trị logistics giải pháp quản lý vận tải stm

78 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Thực hành mô phỏng trong logistics phân tích Đánh giá việc Áp dụng cntt và phần mềm vào công tác quản trị logistics giải pháp quản lý vận tải stm

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

BÌNH DƯƠNG 11/2021

Trang 2

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

Điểm đánh giá Điểm

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH iii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tính cấp thiết của đề tài 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

4 Đối tượng nghiên cứu & phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu & nguồn dữ liệu 4

6 Ý nghĩa đề tài 4

Trang 4

7 Cấu trúc đề tài 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CNTT&PHẦN MỀM TRONG QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ TỔNG QUAN SMARTLOG-STM 5

1.1 Khái niệm Logistics 5

1.2 Khái niệm quản trị Logistics 6

1.3 Khái niệm công nghệ thông tin trong quản trị Logistics 7

1.4 Một số ứng dụng CNTT&Phần mềm hỗ trợ công tác quản trị Logistics 7

1.4.1 Hệ thống quản trị kho hàng (WMS) 7

1.4.2 Hệ thống quản lý vận tải (TMS) 8

1.4.3 Phần mềm tối ưu hóa lộ trình (ROS) 8

1.4.4 Phần mềm Xử lý đơn hàng (OMS) 9

Trang 5

1.4.5 Hệ thống Báo cáo Quản trị 9

1.5 Tổng quan giải pháp quản lý vận tải STM 9

1.5.1 Công ty Cổ phần Giải pháp Chuỗi cung ứng Smartlog 9

1.5.2 Đối tượng khách hàng của hệ thống STM 11

1.5.2.1 Doanh nghiệp sản xuất 11

1.5.2.2 Doanh nghiệp Logistics (vận tải/3PL) 11

Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT&PHẦN MỀM VÀO QUẢN TRỊ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM - GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VẬN TẢI STM 12

2.1 Thực trạng áp dụng CNTT&Phần mềm trong quản trị Logistics tại Việt Nam

12

Trang 6

2.2 Giải pháp Quản lý vận tải STM 14

2.3.1 Đơn hàng 14

2.3.2 Điều phối 15

2.3.3 Giám sát 16

2.3.4 Quản lý chứng từ 16

2.3.5 Quản lý KPI 17

2.3.6 Báo cáo 17

2.3.7 Quản trị đội xe 18

2.4 Ưu nhược điểm của Giải pháp Quản lý vận tải STM 18

2.4.1 Ưu điểm của Giải pháp Quản lý vận tải STM 19

Trang 7

2.4.2 Nhược điểm của Giải pháp Quản lý vận tải STM 19

2.5 Nguyên nhân ưu nhược điểm của Giải pháp Quản lý vận tải STM 20

2.5.1 Nguyên nhân ưu điểm của giải pháp quản lý vận tải STM 20

2.5.2 Nguyên nhân nhược điểm của giải pháp quản lý vận tải STM 21

Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 22

3.1 Đường truyền Internet 22

3.2 Một số lỗi trong quá trình thao tác trên STM 22

3.3 Bộ tiêu chuẩn hóa cho việc nhập liệu trên hệ thống 22

3.4 Đào tạo nhân lực vận hành hệ thống 23

3.5 Hệ thống STM của Smartlog 23

Trang 8

KẾT LUẬN 24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO iv

ii

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Sơ đồ

1 Sơ đồ 2.1: Các tính năng nổi bật của STM 14

Hình ảnh

iii

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế toàn cầu, Logistics là một ngành dịch vụ quan trọngtrong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân Logistics có vai trò quan trọngtrong việc hỗ trợ, kết nối nền kinh tế - xã hội Việt Nam, cung như nâng caonăng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch

vụ Logistics Việt Nam (VLA, 2019), tốc độ phát triển của ngành logisticsViệt Nam giai đoạn đến năm 2019 đạt khoảng 14%-16%, với quy mô khoảng40-42 tỷ USD/năm Năm 2019, Việt Nam đứng thứ 64/160 nước về mức độphát triển logistics và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore,Malaysia và Thái Lan Tham gia thị trường logistics Việt Nam gồm khoảng3.000 doanh nghiệp trong nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thếgiới kinh doanh dưới nhiều hình thức Việt Nam cũng trở thành thị trườnglogistics tiềm năng và hiện nay 30 doanh nghiệp lớn cung cấp dịch vụlogistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam: DHL, FedEx, MaerskLogistics, APL Logistics, CJ Logistics, KMTC Logistics…

Trang 11

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và giá trị mà lĩnh vực Logisticsmang lại, việc áp dụng công nghệ thông tin là điều cần thiết Công nghệ thôngtin là một thành phần quan trọng trong việc vận hành các hoạt động logistics,đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp thông qua các dịch vụ Logistics Vàonăm 2014 trong một cuộc khảo sát được đăng trên tạp chí Giao thông vận tải,

có 6.7% doanh nghiệp Logistics nhận định “Công nghệ thông tin là một trongnhững yếu tố cạnh tranh chính của các doanh nghiệp logistics” và số liệuthống kê này vẫn tiếp tục tăng qua các năm Có thể thấy rằng, các doanhnghiệp Logistics rất quan tâm về việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạtđộng quản trị Logistics một cách tối ưu

Một số doanh nghiệp lớn/tập đoàn đa quốc gia có thể tự nghiên cứu,phát triển hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị Logistics tạidoanh nghiệp với đội ngũ nhân viên chuyên ngành Logistics và IT Tuy nhiêntại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp lớn (có vốn đầu tư nước ngoài)chiếm khoảng 5.2%, còn lại là các

1

Trang 12

doanh nghiệp Logistics với quy mô nhỏ, lẻ dẫn đến không đủ khả năng đầu tưmột đội ngũ nhân viên chuyên trách (kiến thức chuyên môn sâu) để tự thiết kế

và vận hành một hệ thống hỗ trợ cho hoạt động Logistics

Qua đó, nhằm giúp các doanh nghiệp Logistics tập trung phát triển chấtlượng dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Logistics, cácdoanh nghiệp cung cấp giải pháp phần mềm cho lĩnh vực Logistics đượcthành lập Các doanh nghiệp này vừa đảm bảo việc ứng dụng công nghệ thôngtin trong các doanh nghiệp logistics được diễn ra thuận lợi, vừa giúp cácdoanh nghiệp này tiết kiệm khoản chi phí lớn trong hoạt động Logistics Thay

vì các doanh nghiệp Logistics tự đầu tư chi phí, nhân lực cho việc nghiên cứu,phát triển và vận hành hệ thống, doanh nghiệp giải pháp phần mềm sẽ giúpdoanh nghiệp thiết kế và tổ chức cho doanh nghiệp một hệ thống phần mềm

hỗ trợ công tác quản trị Logistics

Theo thống kê của VietNam Logistics & Aviation School (VILAS,2021) có hơn 150 nhà cung cấp Giải pháp công nghệ trong Logistics như

Trang 13

Intelizest, Winta, Smartlog, HQsoft, SSI SCHAEFER…mở ra sự cạnh tranhgay gắt trên thị trường công nghệ Logistics Các giải pháp phần mềm phục vụchủ yếu trong một số hoạt động Logistics: thủ tục Hải quan, quản lý kho bãi,quản lý hàng tồn kho, quản lý vận tải, quản lý đơn hàng…Các giải pháp phầnmềm này đều được liên kết, đồng bộ hóa thông tin giữa các hoạt động trên hệthống cơ sở dữ liệu “Cloud base” Trong số các phần mềm đó, Giải phápQuản lý Vận tải STM thuộc Công ty Cổ phần Giải pháp Chuỗi cung ứngSmartlog cung cấp cho doanh nghiệp một nền tảng quản lý dòng chuyển củahàng hóa đường bộ một cách tối ưu hóa rủi ro và chi phí vận hành.

Từ đó tác giả chọn đề tài “Phân tích đánh giá việc áp dụng CNTT&Phần mềm vào công tác quản trị Logistics: Giải pháp Quản lý vận tải STM” nhằm phân tích thực trạng việc áp dụng công nghệ thông tin/phần

mềm của các doanh nghiệp, đánh giá tính năng, ưu nhược điểm của giải phápphần mềm STM của Smartlog (phiên bản giáo dục) Qua đó đề xuất một sốgiải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ Logisticstrên hệ thống STM

Trang 14

2 Tính cấp thiết của đề tài

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện ứng dụng công nghệ thông tin vàohoạt động kinh doanh Logistics vẫn còn kém xa so với các doanh nghiệp quốc

tế Hầu hết website của doanh nghiệp Logistics Việt Nam được xây dựng chủyếu giới thiệu về mình, các dịch vụ được cung cấp mà thiếu các tiện ích vàtương tác khi khách hàng có nhu cầu theo dõi đơn hàng, lịch trình tàu, chứng

từ, kiểm tra hàng tồn… Trong khi đó chủ hàng thường đánh giá chất lượngdịch vụ, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Logistics thông qua các tính năngtrên

Từ đó các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics muốn tăng khả năngcạnh tranh so với các đối thủ cần nâng cao hệ thống công nghệ thông tin trongdịch vụ Logistics Để đạt được điều đó, cần một doanh nghiệp khác chuyêncung cấp giải pháp công nghệ thông tin trong Logistics là một sự cần thiết.Trong đó, Giải pháp STM trong hệ thống quản lý vận tải TMS của Smartlog

là một trong những hệ thống hỗ trợ công tác quản trị Logistics một các tối ưu

Trang 15

và hiệu quả nhất Bên cạnh những lợi ích mà STM mang lại, hệ thống đôi lúccũng gặp một số lỗi trong quá trình vận hành gây ảnh hưởng đến hoạt độngquản lý vận tải của doanh nghiệp Đề tài sẽ đánh giá, phân tích các tính năngnổi bật của STM, tìm ra những sai sót trong quá trình thao tác trên hệ thống.Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục, cải thiện chất lượng hoạtđộng của phần mềm này.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin/phần mềm trong hoạt động Logistics của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Đánh giá khách quan những tính năng nổi bật, ưu điểm, nhược điểm của hệ thống quản lý vận tải STM (phiên bản giáo dục-thử nghiệm)

Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện một số lỗi trong quá trình tháo tác trên hệ thống STM

4 Đối tượng nghiên cứu & phạm vi nghiên cứu

Trang 16

Đối tượng nghiên cứu: ứng dụng công nghệ thông tin/phần mềm tronghoạt động quản trị Logistics

Phạm vi nghiên cứu: Giải pháp quản lý vận tải STM thuộc Công typhần mềm Smartlog phiên bản giáo dục-thử nghiệm, trường Đại học Thủ DầuMột

5 Phương pháp nghiên cứu & nguồn dữ liệu

Phương pháp định tính: nghiên cứu, phân tích những bài viết, bàinghiên cứu liên quan ứng dụng công nghệ thông tin/phần mềm trong công tácquản trị Logistics Thu thập dữ liệu, hệ thống hóa các bài nghiên cứu chuyênngành Logistics

Nguồn dữ liệu: Tạp chí Giao thông vận tải, Tạp chí Công thương, Cácbài viết học thuật trong nước và nước ngoài liên quan hoạt động công nghệ

Trang 17

thông tin trong Logistics, Website chính thức của Smartlog, hệ thống quản lývận tải STM

6 Ý nghĩa đề tài

Thông qua thực trạng việc áp dụng công nghệ thông tin&phần mềm củacác doanh nghiệp, phần mềm STM trong hệ thống quản lý vận tải TMS, tácgiả đánh giá được khả năng áp dụng công nghệ thông tin, những giải pháp tối

ưu mà STM mang lại cho doanh nghiệp Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao chất lượng của phần mềm nhằm gia hiệu quả hoạt động Logisticscủa doanh nghiệp cũng như năng cao khả năng cạnh tranh của Smartlog trênthị trường công nghệ Logistics

7 Cấu trúc đề tài

Chương 1: Cơ sở lý thuyết CNTT&Phần mềm trong quản trị Logistics và tổngquan Smartlog-STM

Trang 18

Chương 2: Thực trạng áp dụng CNTT&Phần mềm vào quản trị Logistics tại Việt Nam-Giải pháp Quản lý vận tải STM

Chương 3: Đề xuất giải pháp

4

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CNTT&PHẦN MỀM TRONG QUẢN TRỊ

LOGISTICS VÀ TỔNG QUAN SMARTLOG-STM

1.1 Khái niệm Logistics

Theo Hội đồng quản trị Logistics Mĩ (1988), Logistics là quá trình lập

kế hoạch, thực hiện, kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả và tiết kiệm dòng

di chuyển, lưu trữ của nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tinliên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ nhằm thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng

Liên hợp quốc cho rằng Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưuchuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra thành phẩm cho tớitay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng Logistics là hoạt động mang

Trang 20

tính khoa học và nghệ thuật, hàng hóa cần thiết đến nơi mà thị trường có nhucầu với số lượng, điều kiện thích hợp và đúng thời điểm (Fundetec, 2008).

Theo Casares (2005), Logistics (nghĩa rộng) bao gồm các chức năngcung ứng nguyên vật liệu, linh kiện phục vụ cho hoạt động sản xuất, khônggian và sự dịch chuyển của các nguyên liệu trong nhà máy, nơi lưu trữ, vậntải, phân phối hàng hóa đến khi sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng…

Như vậy có thể hiểu Logistics là quá trình tối ưu hóa các hoạt động lưuthông dòng chảy của hàng hóa bao gồm các hoạt động liên quan vận chuyển,bốc xếp, lưu kho và bảo quản Theo dòng thời gian, logistics phát triển theo 5giai đoạn (Frezelle, 2003):

• Logistics tại chỗ (1950): tổ chức, quản lý dòng vận động của nguyên phụ liệu tại vị trí làm việc

• Logistics cơ sở vật chất (1960): tổ chức, quản lý dòng vận động của vật

tư giữa các xưởng trong nội bộ doanh nghiệp

Trang 21

• Logistics công ty (1970): tổ chức, quản lý dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin giữa các cơ sở sản xuất và các quá trình sản xuất trong công ty.

5

Trang 22

• Logistics chuỗi cung ứng (1980): tổ chức, quản lý dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin, tài chính giữa các công ty trong một chuỗi thống nhất.

• Logistics toàn cầu (1990): tổ chức, quản lý dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin, tiền tệ giữa các quốc gia

1.2 Khái niệm quản trị Logistics

Theo PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa (Trưởng Bộ Môn Logistics và Vận tải

đa phương thức Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM) cho biết, quảntrị Logistics bao gồm quản trị đầu vào, đầu ra của một doanh nghiệp (nguồnnguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm…), quản trị đội ngũ vận tải,quản trị kho bãi, hàng tồn kho, kiểm soát đơn hàng, thiết kế hệ thốngLogistics, dự báo nhu cầu…

Trang 23

Theo PGS TS Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Quản trị Logistics(Logistics Management) là quá trình lên kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và giámsát việc di chuyển, lưu trữ của hàng hoá, dịch vụ và dòng thông tin liênquan Toàn bộ các hoạt động được thực hiện từ nơi xuất phát của nguyên vậtliệu đến nới mà nguyên vật liệu thành sản phẩm và sản phẩm này đến thịtrường tiêu thụ với mục đích thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng Nội dungcủa quản trị Logistics bao gồm:

Trang 24

Quản trị logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với doanhnghiệp Vì đây là một trong những chiến lược quan trọng giúp cải thiện khảnăng cạnh tranh trong một thị trường (Anaya, 2000) Logistics là một lĩnh vựckhông tạo ra giá trị nhưng Logistics làm phát sinh chi phí Việc quản trịLogistics hiệu quả sẽ góp phần kiểm soát chi phí trong các hoạt động dịch vụmột cách tối ưu.

6

Trang 25

1.3 Khái niệm công nghệ thông tin trong quản trị Logistics

Nền kinh tế thị trường tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanhnghiệp, các sản phẩm/dịch vụ mới không ngừng gia tăng, dẫn đến thị trườngliên tục biến động, gây khó khăn trong việc dự báo trước nhu cầu và kiểm soátthông tin trong toàn bộ chuỗi cung ứng Vậy nên các doanh nghiệp buộc phải

đề xuất, áp dụng các công nghệ mới để thuận tiện kiểm soát hoạt độngLogistics (Ngai et al., 2007)

Theo Zhao và Xie (2002), Yee (2005) nhận định, công nghệ thông tinngày càng trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh,hợp tác giữa các doanh nghiệp và làm cho Logistics hoạt động một cách hiệuquả Công nghệ thông tin&Phần mềm giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượngquy trình nghiệp vụ, gia tăng mức độ hài lòng, độ gắn kết các mối quan hệgiữa nhà cung cấp, nhà sản xuất, phân phối, khách hàng và người tiêu dùng(Devaraj và Kohli, 2000)

Trang 26

Có thể hiểu rằng công nghệ thông tin trong quản trị Logistics là cáchoạt động trong dịch vụ Logistics được thực hiện trên hệ thống công nghệthông tin (phần mềm, website…) Các hoạt động được quản lý, kiểm soát chặtchẽ, được thống nhất và đồng bộ hóa trên hệ thống cơ sở dữ liệu chung Qua

đó hoạt động khác nhau, các doanh nghiệp khác nhau có thể truy cập vào bộ

dữ liệu để truy xuất kết quả mong muốn nhằm phục vụ báo cáo, dự đoán vàđưa ra chiến lược kinh doanh

1.4 Một số ứng dụng CNTT&Phần mềm hỗ trợ công tác quản trị Logistics

1.4.1 Hệ thống quản trị kho hàng (WMS)

Hệ thống quản lý kho hàng (WMS-Warehouse Management System)cung cấp cho doanh nghiệp nền tảng kho hàng của mình Hệ thống hiển thịthời gian, lượng hàng hóa, vị trí hàng hóa thực tế trong chuỗi cung ứng củadoanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng kiểm soát, đưa ra quyết định và dịch

vụ khách hàng

Trang 27

WMS giúp cho các doanh nghiệp quản lý lượng hàng hóa trong kho,cũng như kiểm soát hoạt động xuất, nhập hàng hóa trong kho Từ đó WMSgiúp doanh nghiệp tránh lãng phí thời gian, chi phí trong việc kiểm soát lượnghàng tồn Theo số liệu

7

Trang 28

thống kê, các doanh nghiệp nhỏ phải tiêu tốn thêm 30% chi phí vận hành dànhcho việc quản lý hàng hoá Một hệ thống quản trị kho sẽ đảm bảo:

• Kiểm soát thông tin hàng hóa của các nhà cung cấp, kho hàng hóa, hàng tồn kho, khách hàng trong các kênh bán hàng khác nhau

• Giám sát toàn bộ quy trình (từ nhận đơn đến khi hàng hóa được chuyển giao)

• Giải quyết công việc, lập báo cáo cũng như hiển thị chỉ số năng suất, tình trạng hàng tồn theo thời gian thực tế

1.4.2 Hệ thống quản lý vận tải (TMS)

Hệ thống quản lý Vận tải (TMS-Transport Management System) là một

hệ thống giúp doanh nghiệp Logistics hoạt động một cách hiệu quả trong việctheo dõi và tổ chức các hoạt động giao nhận nguyên vật liệu, hàng hoá thuận

Trang 29

tiện hơn Hệ thống TMS hỗ trợ trong việc giám sát hoạt động vận chuyểnhàng hoá, lựa chọn loại hình, phương thức vận chuyển, kiểm toán hoá đơn,thực hiện thanh toán, lập danh mục vận chuyển trong và ngoài nước… Ngoài

ra TMS còn hỗ trợ cho doanh nghiệp vận tải rà soát, truy xuất dữ liệu và phântích những quyết định đã đưa ra thông qua khả năng lưu trữ dữ liệu

1.4.3 Phần mềm tối ưu hóa lộ trình (ROS)

Phần mềm Tối ưu hóa lộ trình (ROS-Route Optimization Software)giúp nâng cao năng suất vận chuyển hàng hóa thông qua giải quyết thuật toán

lộ trình, sắp xếp lộ trình di chuyển phù hợp cho phương tiện Các đơn hàngđược phân chia cho đội vận tải dựa theo thuật toán trên hệ thống nhằm đảmbảo các điều kiện vận tải, tối ưu hiệu suất hoạt động và duy trì mức độ hoạtđộng đối với khách hàng Hệ thống ROS giúp các doanh nghiệp vận tải tiếtkiệm chi phí vận hành thông qua giảm tổng quãng đường di chuyển vàkhoảng cách của các điểm giao nhận

Trang 30

Ngoài ra việc phân tích số ngày và tần suất giao hàng nhằm phân chia

số lượng công việc cho đội vận tải một cách hợp lý trong một khoảng thờigian cụ thể Từ đó

8

Trang 31

tổng hợp dữ liệu để hoạch định chiến lược, tổ chức hoạt động vận chuyển mộtcách khoa học nhất, trong khi vẫn duy trì được mối liên kết giữa các đối tác.

1.4.4 Phần mềm Xử lý đơn hàng (OMS)

Phần mềm Xử lý Đơn hàng (Order Management System) là công cụphục vụ cho công tác quản lý đơn hàng Phần mềm đóng vai trò giám sátthông tin của đơn hàng trong toàn bộ quy trình: từ khâu nguyên liệu đầu vàocho đến khi người tiêu dùng tiếp cận Ngoài ra phần mềm còn giải quyết cáctrường hợp liên quan đến đơn hàng nhằm đảm bảo cung cấp hàng hóa đượchiệu quả Các doanh nghiệp/cá nhân có thể xử lý nhiều đơn hàng hơn trongmột khoảng thời gian xác định Phần mềm Xử lý đơn hàng liên kết dữ liệumua hàng, tồn kho và bán hàng nhằm đơn giản hoá tiến trình thực hiện Phầnmềm sẽ hoạch định và báo cáo các hoạt động hoàn tất đơn hàng

1.4.5 Hệ thống Báo cáo Quản trị

Trang 32

Hệ thống Báo cáo Quản trị trong doanh nghiệp là một công cụ thời gianthực hỗ trợ cho lịch trình và khối lượng công việc hàng ngày Hệ thống giúpdoanh nghiệp Logistics dự đoán những đơn đặt hàng trong tương lai và dựđoán các tiêu chí để cân bằng khối lượng công việc.

Theo Reichert (2018), các doanh nghiệp 3PL cần nắm bắt và tận dụng

hệ thống báo cáo quản trị nhằm dự đoán những yêu cầu hoạt động trong thờigian ngắn hạn, trung hạn Qua đó đảm bảo được những nguồn tài nguyênquan trọng không bị thiếu hụt với độ chính xác cao

1.5 Tổng quan giải pháp quản lý vận tải STM

1.5.1 Công ty Cổ phần Giải pháp Chuỗi cung ứng Smartlog

Công ty CP Giải pháp Chuỗi cung ứng Smartlog là một doanh nghiệpViệt Nam được thành lập năm 2015, chuyên cung cấp hệ sinh thái giải phápLogistics nhằm thực hiện số hóa, tự động hóa, tối ưu hóa trong toàn bộ chuỗicung ứng Đây là doanh nghiệp tiên phong về phát triển các giải pháp côngnghệ thông tin phục vụ cho

Trang 33

hoạt động quản trị Logistics Smartlog giúp các doanh nghiệp đối tác nângcao được hiệu quả vận hành và cải thiện chất lượng dịch vụ Logistics Các sảnphẩm được Smartlog áp dụng cho doanh nghiệp (2021):

• Quản lý vận tải STM (Smartlog Transport Management System)

• Quản lý kho SWM (Smartlog Warehouse Management System)

• Sàn vận tải STX (Smartlog Transport Exchange)

• Nền tảng tối ưu container COS (Container Optimization Solution) bao gồm MT – REUSE, MT – MOVE và MT – RENTAL

Giải pháp Quản lý vận tải STM (01/2016) được Smartlog nghiên cứu

và phát triển nhằm thực hiện số hóa trong Hệ thống Quản lý vận tải TMS chocác doanh nghiệp vận tải Việt Nam Theo Smartlog nhận định, STM giúp tiếtkiệm 90% thời gian lên kế hoạch và điều phối vận tải, tối ưu hóa 20% năng

Trang 34

lực vận hành đội xe, giao hàng, quản lý đơn hàng và phương tiện 24/7 theothời gian thực.

Đến năm 2021, Smartlog đã ứng dụng thành công:

• Trên 15,497 phương tiện vận chuyển trên toàn hệ thống

• Điều phối và giám sát 67,362 chuyến/ tháng

• Trên 100 khách hàng đang sử dụng TMS

• Đa dạng hóa phương thức vận tải: Containers, Inbound Logistics, Phân phối và Last mile (xe máy)

Trang 35

Hình 1.1: Hệ thống Quản lý vận tải STM

10

Trang 36

1.5.2 Đối tượng khách hàng của hệ thống STM

STM được nhiều doanh nghiệp lớn, uy tín tại Việt Nam và các tập đoàn

đa quốc gia áp dụng nhằm cải thiện mô hình Logistics tại doanh nghiệp

1.5.2.1 Doanh nghiệp sản xuất

Hệ thống STM được tạo ra khôn chỉ nhắm đến các doanh nghiệp tronglĩnh vực logistics, doanh nghiệp sản xuất sử dụng STM nhằm quản lý lịchtrình, khả năng giao hàng của đội xe nội bộ, cũng như giám sát hoạt động giaonhận của các công ty vận tải đối tác Một số doanh nghiệp hiện đang áp dụngSTM trong mô hình hoạt động:

• Tổng công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)

• Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood (NutiFood)

Trang 37

• Công ty CP Hyundai Thành Công Việt Nam (Hyundai TC Motor)

• Công ty Abbot Nutrition (Abbott)

• Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát (THP Group)

• Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam)

• Công ty CP Thực phẩm sữa TH (TH True Milk) …

1.5.2.2 Doanh nghiệp Logistics (vận tải/3PL)

Đối tượng khách hàng chính của STM là các doanh nghiệp logisticscung cấp dịch vụ vận tải nhằm theo dõi, giám sát tiến trình giao hàng, quản lýđội xe, tài xế…Một số doanh nghiệp Logistics áp dụng STM trong vận hành:

• Công ty Chuyển phát nhanh DHL (DHL Express)

• Công ty TBS Logistics thuộc TBS Group (TBS Logistics)

Trang 38

• Công ty Cổ phần Kho vận miền Nam – SOTRANS (Sotrans Logistics)

• Công ty TNHH CJ Gemadept Logistics Holdings (CJ Gemadept Logistics)

• Công ty CP Vinafco (Vinafco)

• Công ty CP ICD Tân cảng Sóng Thần (ICDST) …

11

Ngày đăng: 19/12/2024, 17:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w