1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các chính sách kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo và thúc Đẩy phát triển bền vững tại việt nam

91 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Chính Sách Kinh Tế - Xã Hội Nhằm Giảm Nghèo Và Thúc Đẩy Phát Triển Bền Vững Tại Việt Nam
Tác giả Lộ Doan Trong Khoa, Nguyễn Hồng Phỳc, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Văn Phước Tõn, Phạm Thị Thanh Ngõn, Phan Vĩnh Chương, Vừ Sơn Khoa, Nguyễn Minh Tỳ
Người hướng dẫn Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Minh Tỳ
Trường học Đại học Quốc Gia
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác - Lenin
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 7,79 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN VE CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO VÀ PHÁT TRIEN BEN VỮNG 1.1 Khái niệm và đặc điểm của nghèo đói và phát triển bền vững 1.1.1 Định nghĩa nghèo đói và các tiê

Trang 1

PHAN TICH CAC CHINH SACH KINH TE - XA HOI NHAM GIAM

NGHEO VA THUC DAY PHAT TRIEN BEN VUNG TAI VIET NAM

LOP: L01 - NHOM 4

GVHD: Nguyễn Trung Hiếu

Trang 2

BAO CAO PHAN CONG NHIEM VU VA KET QUA THUC HIEN DE TAI CUA TUNG THANH VIEN

4_ | Nguyễn Văn Phước Tân | 2114730 | Mục 2.4, 3.1 100%

5 Phạm Thị Thanh Ngân | 2212192 | Mục 1.4, phần kết luận 100%

6 Phan Vĩnh Chương | 2210399 | Mục I.3 100%

GIẢNG VIÊN NHOM TRUONG

1

Trang 3

Chú ý: format văn bản (font chữ, size chữ, căn chỉnh lề ) theo đúng quy định

MỤC LỤC

L Tinh cap thiét cla 46 tai oo cc ci ccccccccccseeseesesessessessesesessessesseseesesseeseeen 1

3 Déi twong va pham vi nghién CUU cece eesesesecsesstesesevsecseeseeseeees 2

5 Kết cầu của bài tập lớn -s- c tnEE2111211 1121221012121 xe 3 CHUONG I1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN VẺ CHÍNH SÁCH GIAM NGHEO VA PHAT TRIEN BEN VỮNG . «- 4

1.1.2 Khái niệm phát triển bền vững và các chỉ số đánh giá 7

phát triển bền vững 12 1.2.1 Các lý thuyết về chính sách giảm nghẻo 55- 52 czzszs2 12 1.2.2 Lý thuyết về phát triển bền vững và vai trò của chính sách 14 1.2.3 Mô hình tích hợp giảm nghèo và phát triển bền vững 15 1.3 Các loại chính sách kinh tế - xã hội trong giảm nghèo và phát

1.3.3 Chính sách y tế và an sinh xã hội 2s xcEcE22222 18

11

Trang 4

1.3.5 Chính sách phát triển cộng đồng và giảm bất bình đăng 20

bền vững 21 1.4.1 Kinh nghiệm từ các nước phát triỂn + ssczzz2zczxczx2 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HOI NHAM GIAM NGHEO VA THUC DAY PHAT TRIEN BEN

2.1.2 Tình hình phát triển bền vững của Việt Nam . 31

2.2 Phân tích chính sách kinh tế - xã hội chủ yếu của Việt Nam 34

2.2.1 Chính sách kinh tế và tạo việc làm . -c-+cczccccee 34

2.2.3 Chính sách y tế và an sinh x4 hOi cece eeeseesesseeseeees 45

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân - 2s 1E E1212111111 72122111 xe 60 2.3.3 So sánh với một số quốc gia tiêu biểu .-s-5ccccccczxcre2 61

IV

Trang 5

2.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 5 555 sss< ssss

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KINH TE -

XÃ HỘI NHẰM GIÁM NGHEO VA THUC DAY PHAT TRIEN BEN

VUNG TAI VIET NAM

3.2 Các giải pháp cụ thể

3.2.1 Hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế và tạo việc làm

Trang 6

MO DAU

1 Tinh cap thiet cua dé tai

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về giảm nghèo và phát triển bền vững, khiến việc nghiên cứu vấn để này trở nên vô cùng quan trọng Giảm nghèo không chỉ là mục tiêu hàng đâu trong chính sách xã hội mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phát triển bền vững, giúp tăng cường sự ôn định và thịnh vượng lâu dài cho đất nước

Giữa giảm nghèo và phát triển bền vững tổn tại một mối quan hệ mật thiết Việc giảm nghèo không chỉ góp phân cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, mà còn đóng góp vào sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội và môi trường Đề đạt được những mục tiêu bền vững, việc xóa đói giảm nghèo cần được coi là ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển

Việc nghiên cứu và đánh giá các chính sách kinh tế - xã hội nhăm giảm nghèo

và thúc đây phát triển bền vững là vô cùng cần thiết Điều này giúp xác định những chiến lược hiệu quả, tôi ưu hóa các nguồn lực và tạo ra tác động tích cực lâu dài cho toàn xã hội

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Mục tiêu chính của nghiên cứu là phân tích mỗi quan hệ giữa giảm nghèo

và phát triển bền vững tại Việt Nam, từ đó đưa ra những đề xuất chiến lược nhằm tôi ưu hóa hiệu quả của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá hiện trạng giảm nghèo tại Việt Nam trong những năm gần đây và ảnh hưởng của nó đến các khía cạnh phát triển bền vững

- Xác định các yếu tô kinh tế, xã hội và môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến giảm nghèo và phát triển bền vững

Trang 7

- Phân tích các chính sách và chương trình giảm nghèo đã được triển khai, từ

đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất cải tiễn

- Khám phá mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và sự phát triển xã hội

trong việc xóa đói giảm nghèo

- Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các chính

sách giảm nghèo, đồng thời đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển

ke ` _, Tach riéng đối tượng NC, phạm vi NC

3 Đôi tượng và phạm vi nghiền cứu 9 ens i

Thứ nhất, các chính sách kinh tế - xã hội liên quan đến việc giảm nghèo và

phát triển bền vững tại Việt Nam

Thứ hai, nghiên cứu được giới hạn trong phạm vị lãnh thô Việt Nam, bao

gồm cả các khu vực đô thị và nông thôn Đặc biệt, nghiên cứu sẽ chú trọng vào

các tỉnh thành có tỷ lệ hộ nghèo cao, cũng như những địa phương đã thực hiện

thành công các chính sách giảm nghèo

Thứ ba, nghiên cứu sẽ xem xét các dữ liệu và chính sách trong giai đoạn tử

năm 2010 đến 2023 Đây là khoảng thời gian chứng kiến nhiều sự thay đối về

chính sách kinh tế - xã hội cũng như những bước tiến trong nỗ lực giảm nghèo

và thúc đây phát triển bền vững

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương

pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất là các phương pháp: phương pháp thu

thập số liệu; phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp lịch sử - logic:

Đề tài sử dụng các nguồn tài liệu uy tín như giáo trình Kinh tế chính trị, các

văn bản của Đảng và các bải báo Online của nhà nước, các nghiên cứu khoa

hoc, sach,

Trang 8

5 Kết cấu của bài tập lớn

Ngoài phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu như

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách kinh tế - xã hội nhằm giảm

nghèo và thúc đây phát triển bền vững tại Việt Nam

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN VE CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO VÀ PHÁT TRIEN BEN

VỮNG 1.1 Khái niệm và đặc điểm của nghèo đói và phát triển bền vững

1.1.1 Định nghĩa nghèo đói và các tiêu chí đo lường

Đói nghèo là một đặc trưng phản ảnh sự phân hóa của con người trong

xã hội Đói nghèo thường được mô tả và nhận thức qua việc sở hữu vật chất và tải sản, chủ yếu là sự thiếu thốn về khả năng ăn uống, thu nhập, phương tiện đi lại, nơi ở Phản ánh rõ nhất của đói nghèo luôn được thể hiển ra bên ngoài ở lỗi sống thiếu thốn, vẻ bề ngoài khó khăn và cực khổ Theo cách hiểu này, đói nghèo được quan tâm chủ yếu ở mặt tài sản, thu nhập

Đói nghèo là một khải niệm đa chiều vừa dễ và vừa khó định nghĩa.Đói nghèo không chủ yêu xuất phát từ thu nhập thấp mà còn ảnh hưởng bởi yếu tô môi trường sông và khả năng, cơ hội tiếp cận các dịch vụ, tiện nghi trong đời sống sinh hoạt cơ bản của con người.Điễn hình sự thiếu thốn vật chất còn có thê được thê hiện qua những nét đặc trưng của những khu vực mà người nghèo thường sinh sống, là những nơi thường thiếu điện, nước sạch hay nhà vệ sinh

và các dịch vụ khác Tại các khu vực này, ngay cả một hộ gia đình có điều kiện kinh tế chỉ trả cho những dịch vụ kê trên cũng có thê gặp khó khăn về nguồn cung Nói một cách khác, sự thiếu thốn vật chất còn thê hiện ở những khía cạnh

về địa lý

Những dấu hiệu này cho thấy đói nghèo là kết quả của một loạt các tác động về xã hội, kinh tế, chính trị và văn hoá - những tác động có nguồn gốc nội tại và phát sinh trong quá trình vận hành giữa các cộng đồng và xã hội, những tác động này đồng thời cũng tạo ra sự giàu có cùng tỒn tại song song với sự thiêu thôn vật chất và sự xa lánh của xã hội

Khi đề cập đến vấn đề nghèo đói, chúng ta thường phân biệt zgèo tuyệt doi và nghèo tương đối:

Trang 10

Nghèo tuyệt đối là tình trạng không có đủ phương tiện để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người như nước sạch, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, quân áo, và chỗ ở Robert MeNamara (cựu giám đốc của Ngân hàng Thế giới), đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối:'” Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh dé sinh tồn trong các thiếu thốn tôi tệ và trong tình trạng

bỏ bê và mất phẩm cách vượt qua sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta Để xác định nghèo tuyệt đối, ta thiết lập một “chuẩn nghèo” ở một số tiên nhất định hoặc số tiền thu nhập tiêu thụ mỗi ngày, dựa trên giá trị ước tính của một tệp hàng hóa (thức ăn, chỗ ở, nước sinh hoạt,v.v ) tối thiểu cần thiết trong cuộc sống Các định nghĩa sử dụng phô biến nhất của đói nghèo toàn cầu là chuẩn nghèo tuyệt đối do Ngân hàng Thế giới đề xuất Đói nghèo được đặt ở mức thu nhập 1USD/một người/một ngày hoặc ít hơn (Ngân hàng Thế giới công bố trong Báo cáo Phát triển Thế giới, 1990)

Nghèo tương đối được định nghĩa dựa trên hoàn cảnh xã hội của cá nhân Nghèo tương đối có thể được xem là việc cung cấp không đây đủ các tiềm lực vật chất và phi vat chat cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó Đó cũng có thể xem việc một nhóm người khác trong xã hội, một quốc gia, hoặc so với trung bình trên toàn thế giới Nghèo tương đối có thê là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc Nghèo tương đối cũng có thể là chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan Bên cạnh việc thiếu cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn Việc nghèo đi

về văn hóa - xã hội, thiếu tham gla vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng

Trang 11

Để có thể phân biệt, đo lường được các đặc điểm, tính chất đói nghèo của các cộng động và quốc gia trên thế giới., , người ta đã xem xét, phân tích đa chiều các mặt của đói nghèo qua việc đo lường, đánh gia, thu thập số liệu từ việc thu nhập, các chỉ số xã hội cho giáo dục, y tế, tiếp cận dịch vụ xã hội, chỉ số tiếp

cận nguồn vốn xã hội, chỉ số rủi ro, dễ bị tốn thương Chính vì vậy khi nghiên

cứu, đánh giá về đói nghèo còn một định nghĩa dựa trên khái niệm tình trạng sống, mà hướng sự chú ý chủ yếu đến những chiều kích khác, không chỉ thu nhập

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc cũng đã đưa ra chỉ số phát triển con người (human development index-HDI) Các chỉ số chủ yếu cho tinh HDI bao gồm: tuổi thọ dự tính vào lúc mới sinh, tỷ lệ người biết chữ, tỷ lệ nhập học các cấp và thu nhập bình quân trên đầu người Trong "Báo cáo phát triển thế giới 2000", Ngân hàng Thế giới đã đưa ra bên cạnh các yếu tố quyết định khách quan cho sự nghèo là những yếu tô chủ quan như phẩm chất và tự trọng Việc đưa ra các chỉ số đề đo lường đánh giá đói nghèo có thể được thực hiện ở cấp quốc tế (toàn cầu) và ở cấp quốc gia tùy theo từng thời điểm

Như đã nói, các nghiên cứu, đo lường đánh giá đói nghèo hiện nay ở các nước đang phát triển vẫn chủ yếu dựa vào chỉ số thu nhập Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 USD/ngày theo sức mua tương đương của đồng tiền nội địa so với (đô la Mỹ) để thỏa mãn nhu cầu sống tôi thiểu như là chuẩn tông quát cho nghèo đói toàn cầu Trên cơ sở đó ranh giới (chuẩn) nghèo tuyệt đối cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 đô la trở xuống cho châu Mỹ Latinh và Carribean, từ 4 đô la trở xuống cho những nước Đông Âu và dưới 14.40 đô la cho những nước công nghiệp (Chương trình Phát triển Liên hợp

quốc, 1997) Tháng 8/2008 Ngân hàng Thế giới đã để xuất nâng chuẩn nghèo

lên 1,25 đô la, như là kết quả nghiên cứu chí phí trong các nước đang phát triển cao hơn mức đã được giả định Các nghiên cứu đánh giá mức 1,25 đô la Mỹ là tiên tệ tôi thiêu can thiệt cho một người đàn ông đê tôn tại

Trang 12

Ở Việt Nam chuẩn nghèo, được xác định dựa trên các tính toán của các cơ quan chức năng như Tổng cục Thống kê hay Bộ Lao Động — Thương binh và Xã hội (MOLISA) Tổng cục thông kê đã xác định chuẩn nghèo dựa trên cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới, gồm hai mức:

Nghèo lương thực thực phẩm: tông chí dùng chỉ tính riêng cho phần lương thực thực phẩm, làm sao để đảm bảo lượng dinh đưỡng tối thiểu cho một người là

2100 kcal/ngày đêm; - Nghèo chung: tông chỉ dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối thiểu, được xác định bằng cách ước lượng tỷ lệ: 70% chi dùng dành cho lương thực thực phẩm, 30% cho các khoản còn lại Theo cách xác định trên,

năm 1998 chuẩn nghèo lương thực thực phẩm của Việt Nam bằng 107 234

VND(tháng: chuẩn nghèo chung bằng 149 156 VND/tháng Đề đánh giá chính

xác chuẩn nghèo cho các thời điểm, các mức này cần hiệu chỉnh lại theo chỉ số giá tiêu dùng Chuẩn nghèo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được xác định một cách tương đối bằng cách làm tròn số và áp dụng cho từng khu vực và vùng miễn khác nhau (nông thôn miễn núi, hải đảo, nông thôn đồng bằng, thành thị)

Chuẩn nghèo và các tiêu chí đo lường luôn là vấn đề quan tâm và được xem xét, thay đổi qua từng giai đoạn dựa vào tính đa chiều của đói nghèo Các tiêu chí đo lường đói nghèo cũng là cơ sở và số liệu cho việc nghiên cứu trong các cuộc xóa đói giảm nghèo Việc đưa ra các tiêu chuẩn chính xác và thích hợp về nhiều mặt của đói nghèo là quan trọng trong việc định hướng và phát triển xã hội, đất nước

1.1.2 Khái niệm phát triển bền vững và các chỉ số đánh giá

Phát triển bền vững là một phương thức phát triển được chú trọng và ngày càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những phát minh, công nghệ tiên tiến đánh dau những thành tựu nỗi bật nhưng kèm theo đó là những ảnh hưởng, hậu quả, vấn

đề lo ngại của những yếu tố tác động khác Việc phát triển nền kinh tế luôn đi cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, song đó là những tác động tiêu

7

Trang 13

cực đối về xã hội và môi trường Điền hình là việc Al đang ngày càng thay thé một lượng lớn lao động trong xã hội, việc nghiên cứu các công nghệ, thí nghiệm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường Vì thế việc phát triển bền vững phải được ưu tiên trong những vấn đề nghiên cứu và phát triển các mặt khác trong cuộc sống đề không vì lợi ích riêngg của yếu tổ nào làm ảnh hưởng, suy thoái các yêu tố khác, phải có sự tương trợ, cân bằng, thúc đây lẫn nhau Phát triển bền vững được định nghĩa là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại

mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu khác của các thế hệ

tương lai, phát triển bền vững không chỉ liên quan đến việc bảo vệ môi trường

mà còn xoay quanh các yếu tô kinh tế, xã hội

Về nguyên tắc phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bên vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ôn định, văn hóa đa dạng và môi trường trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thế

chân kiểng” kinh tế, xã hội, môi trường

Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình điện quốc tế có được sự thông nhất chung vả mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững trở thành mục tiêu thiên niên ký

Thứ nhất, phát triền bền vững kinh tế là phát triển nhanh và an toàn, chất

lượng Phát triển bền vững kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thông kinh tế trong đó việc tiếp cận, khai thác các nguồn tài nguyên phải ở điều kiện thuận lợi và những quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đăng Yếu tố chú trọng ở đây là tạo ra

sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít mà còn tạo điều kiện cho việc phát triển lâu dai va sau nay trong tương lai Đặc biệt không được xâm phạm những quyền cơ bản của con người

Phát triển bền vững về kinh tế gồm một số nội dung cơ bản: Một là,

8

Trang 14

giảm dần mức tiêu phí năng lượng va các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiết kiệm và thay đôi lỗi sống: Hai là, thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường: Ba là, bình đăng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục; Bốn là, xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối; Năm là, công nghệ sạch va sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử

dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng)

Nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những yêu cầu sau: Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao Nước phát triển có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước cảng nghèo có thu nhập thấp cảng phải tăng trưởng mức độ cao Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế Cơ cầu GDP cũng là tiêu chí đánh giá phát triển bền vững về kinh tế Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thê đạt được bền vững Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng moi gia

Thứ hai, phat trién bén virng vé x4 héi duoc danh giá bằng các tiêu chí,

như HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa Ngoài ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống

xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đăng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không quá cao và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn

Phát triển bền vững về xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con II8ƯỜi vả cô găng cho tất

cả mọi người cơ hội phát triển tiểm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được Phát triển bền vững về xã hội gồm một số nội dung chính: Một là,

én định dân số, phát triển nông thôn đề giảm sức ép di dân vào đô thị; Hai là, giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa; Ba là, nâng cao học vân, xóa mù chữ; Bồn là, bảo vệ đa dạng văn hóa; Năm là, bình đăng giới, quan

9

Trang 15

tâm tới nhu câu và lợi ích giới; Sáu là, tăng cường sự tham g1a của công chúng vào các quá trình ra quyết định

Thứ ba, phát triển bền vững về môi trường Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp, du lịch; quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yêu

tô tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm

Đó là bảo đảm sự trong sạch về không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan Chất lượng của các yếu tô trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường

và cải thiện chất lượng môi trường sống Phát triển bền vững về môi trường đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất

Phát triển bền vững về môi trường gồm những nội dung cơ bản: Một là,

sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tải nguyên không tái tạo; Hai là, phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái; Ba là, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ôzôn; Bốn là, kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính; Năm là, bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm; Sáu là, giảm thiểu

xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đắt, lương thực thực phẩm), cải thiện và

khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm

1.1.3 Mối quan hệ giữa giảm nghèo và phát triển bền vững Giảm nghèo và phát triển bền vững không thê tách rời, mà phải được xem là hai mặt của cùng một vấn để Chúng cùng hỗ trợ lẫn nhau, tạo ra một môi trường sống tốt hơn và bền vững hơn cho tất cả mọi người Để đạt được mục tiêu này, cân có sự nỗ lực từ mọi tâng lớp xã hội và sự cam kêt mạnh mẽ

10

Trang 16

từ các chính sách công Chỉ khi mọi người đều được ghi nhận và có cơ hội phát triển, chúng ta mới thực sự hướng tới một thế gid bén vững

Mỗi quan hệ giữa giảm nghèo và phát triển bền vững có thể được nhìn nhận qua nhiều khía cạnh:

Tăng Cường Kinh Tế: Một nền kinh tế bền vững giúp tạo ra nhiều cơ hội việc làm, từ đó giảm bớt tỉnh trạng nghèo đói Ngược lại, khi nghèo đói giảm, người dân sẽ có khả năng tham gia vào nền kinh tế, đóng góp vào sự phát triển bền vững

Giáo Dục và Nâng Cao Nhận Thức: Đầu tư vào giáo dục không chỉ giúp con người thoát nghèo mà còn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường Những người được giáo dục cao hơn thường có khả năng thúc đây các sáng kiến phát triên bền vững trong cộng đồng của mình

Chăm Sóc Sức Khỏe và An Sinh Xã Hội: Sức khỏe tốt là điều kiện cần thiết đề

người dân có thể làm việc và tham gia tích cực vào quá trình phát triển Khi sức khỏe của dân cư được cải thiện, họ sẽ có khả năng làm việc hiệu quả hơn,

từ đó góp phần vào phát triển kinh tế bền vững

Bảo Tôn Tài Nguyên: Việc giảm nghèo thường dẫn đến sự khai thác tài nguyên thiên nhiên không bền vững Tuy nhiên, các chương trình giảm nghèo cần phải kết hợp với các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo rằng tài nguyên thiên nhiên được sử dụng một cách hợp lý dé phục vụ cả hiện tại và tương lai

Dù có mối liên hệ chặt chẽ, việc kết hợp giảm nghèo và phát triển bền vững cũng đặt ra nhiều thách thức Một số chính sách có thể tập trung quá nhiều vào tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua yếu tô môi trường, hay ngược lại, tập trung bảo

vệ môi trường nhưng không cải thiện điều kiện sống của người dân

Đề giải quyết vấn đề này, các chính phủ và tô chức quốc tế cần xây dựng những chính sách đồng bộ, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, và tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan Sự phát triển bền vững chỉ có thể đạt được khi

II

Trang 17

những người nghèo cũng được lắng nghe và có tiếng nói trong quá trình ra quyết định

phát triển bền vững

1.2.1 Các lý thuyết về chính sách giảm nghèo

Chính sách giảm nghèo là một lĩnh vực nghiên cứu đa dạng với nhiều lý thuyết

và khung phân tích khác nhau Dưới đây là một số lý thuyết chính vẻ chính sách giảm nghèo:

Lý Thuyết về Tăng Trưởng Kinh Tế, tăng trưởng kinh tế là động lực chính để

giảm nghèo Những lý thuyết này cho rằng khi nền kinh tế phát triển, thu nhập

tăng lên sẽ tự động giúp cải thiện điều kiện sống của người nghèo Các chính sách như cải cách kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, và thúc đây đầu tư nước ngoài thường được áp dụng

Lý Thuyết về Đẫu Tư vào Con Người, lý thuyết này nhẫn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và đảo tạo kỹ năng Đầu tư vào con người giúp cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh của lực lượng lao động, từ đó giúp người nghèo có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn và thoát nghèo

Lý Thuyết về Phân Phối Thu Nhập và Công Bằng Xã Hội, các lý thuyết này quan tâm đến việc phân phối thu nhập công bằng hơn Chính sách thuế công bằng, chương trình trợ cấp và phúc lợi xã hội là những ví dụ để giảm thiểu chênh lệch giàu nghèo

Ly Thuyết về Phúc Lợi Xã Hội, nhân mạnh vai trò của các chương trình phúc lợi xã hội như trợ cấp tiền mặt, thực phẩm, và chăm sóc y tế Chính sách này hướng đến việc cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho những người sống trong cảnh nghèo khô, giúp họ đáp ứng nhu cầu cơ bản và cải thiện chất lượng sống

Lý Thuyết về Phát triển Bên Vững, lý thuyết này đề xuất rằng giảm nghèo cần phải găn liên với sự phát triên bên vững về môi trường, xã hội và kinh tê Các

12

Trang 18

chính sách nên hướng đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và xây dựng cộng đồng có khả năng tự chủ và phát triển lâu dải

Lý Thuyết về Quyển Con Người, một cách tiếp cận mà nhiều tổ chức quốc tế hiện nay đang áp dụng, nhấn mạnh rằng quyên con người cơ bản, bao gồm quyên có một cuộc sống tốt đẹp, giáo dục và sức khỏe, phải được đảm bảo đề giảm nghèo hiệu quả

Lý Thuyết về Hợp Tác và Tự Cường Cộng Đông, các lý thuyết này tập trung vào việc xây dựng năng lực và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong phát triển các chương trình giảm nghèo Sự tham gia của người dân trong việc

ra quyết định là điều cốt lõi để các chính sách thực sự đáp ứng nhu cầu của họ

Lý Thuyết về Kinh Tế Hành Vĩ, Lý thuyết này nghiên cứu cách mà hành vi và

quyết định của con người ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói Điều này giúp phát triển những chương trình và can thiệp nhẹ nhàng hơn, phù hợp với cách thức ra quyết định của người nghèo

Mỗi lý thuyết về chính sách giảm nghèo đều cung cấp một góc nhìn riêng, và thường thì cần phải áp dụng một cách tiếp cận đa chiều, kết hợp nhiều lý thuyết khác nhau đề đạt hiệu quả tối ưu Việc hiểu sâu sắc các lý thuyết này giúp các nhà hoạch định chính sách thiết kế những chương trình giảm nghèo phù hợp và hiệu quả hơn

Theo dõi và đánh giá: Các chính sách cần có cơ chế để theo dõi và đánh giá hiệu quả thực thị, từ đó điều chỉnh và cải thiện cho phù hợp với thực tiễn Điều này không chỉ giúp đảm bảo rằng các mục tiêu phát triển bền vững được thực hiện mà còn tạo ra sự minh bạch và trách nhiệm

Phát triển bền vững là một thách thức lớn nhưng cũng là một cơ hội quan trọng cho các quốc gia và cộng đồng Thông qua lý thuyết phát triển bền vững và các chính sách chiến lược, chúng ta có thể xây đựng một tương lai mà trong đó cả kinh tế, xã hội và môi trường đều được cân nhắc và bảo vệ Đề đạt được điều này, việc thiết lập khung pháp lý, tạo ra các kích thích kinh tế, thúc đây giáo

13

Trang 19

dục, hợp tác quốc tế và kiểm tra đánh giá hiệu quả là những yếu tô then chốt

mà chúng ta không thể bỏ qua Từ đó, chúng ta có thể tự tin hướng đến một tương lai bền vững cho tắt cả

1.2.2 Lý thuyết về phát triển bền vững và vai trò của chính sách

Lý thuyết phát triển bền vững được định nghĩa trong Báo cáo Brundtland năm 1987 như là "sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tôn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai." Điều này có nghĩa là việc phát triển không chỉ phục vụ lợi ích ngắn hạn mà còn phải xem xét độ bền vững lâu dài của nguồn tài nguyên và chất lượng cuộc sống Lý thuyết này bao gồm ba trụ cột chính: kinh tế, xã hội, và môi trường

Kinh tế: Phát triển kinh tế bền vững yêu cầu sự tăng trưởng không chỉ tập trung vào tỷ lệ GDP mà còn phải xem xét cách mà tăng trưởng này tác động đến tài nguyên và môi trường Một nền kinh tế bền vững sẽ tìm kiếm các phương pháp tái chế, tiết kiệm năng lượng và phát triển công nghệ xanh

Xã hội: Bên vững xã hội tập trung vào việc giảm thiểu bất bình đẳng, dam bảo quyền con người và nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả các thành viên trong xã hội Các chính sách tập trung vào giáo dục và y tế có thể giúp giảm thiêu sự phân cực xã hội

Môi trường: Sự bảo vệ môi trường là yếu tô không thể thiếu trong phát triên bền vững Các chính sách về bảo tồn tài nguyên, giảm thiêu chất thải, và kiểm soát ô nhiễm cần được thực thí để bảo đảm răng tài nguyên thiên nhiên vẫn còn khả thi cho các thế vững hệ tương lai

Chính sách công là công cụ quan trọng đề thực hiện lý thuyết phát triển bền vững Dưới đây là một số vai trò chính:

Xây dựng khung pháp lý: Chính phủ cần thiết lập quy định và tiêu chuẩn rõ rang dé tạo điều kiện thuận lợi cho phát triên bền vững Các luật liên quan đến môi trường, bảo vệ tài nguyên, và hỗ trợ cộng đồng cần phải được thông qua

và thực thi nghiêm túc

14

Trang 20

Tạo ra các kích thích kinh tế: Chính sách có thê khuyến khích doanh nghiệp và

cá nhân đầu tư vào công nghệ sạch và phương thức sản xuất bền vững thông qua ưu đãi thuế và trợ cấp Việc khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo cũng

là một trong những phương pháp hiệu quả dé giảm thiêu khí thai carbon Thúc đây giáo dục và nâng cao nhận thức: Một trong những cách quan trọng nhất để đảm bảo sự thành công của phát triển bền vững là giáo đục cộng đồng

về tầm quan trọng của vấn đề này Các chương trình giáo đục về phát triển bền vững cần được triển khai ở tất cả các cấp học

Khuyến khích hợp tác quốc tế: Phát triển bền vững là một vấn đề toàn cầu; do

đó, hợp tác giữa các quốc gia là cần thiết Các chính sách cần thúc đây sự hợp tác trong khắc phục các vấn đề toàn cầu, từ biến đổi khí hậu đến bảo vệ sự đa dạng sinh học

Theo dõi và đánh giá: Các chính sách cần có cơ chế để theo dõi và đánh giá hiệu quả thực thị, từ đó điều chỉnh và cải thiện cho phù hợp với thực tiễn Điều này không chỉ giúp đảm bảo rằng các mục tiêu phát triển bền vững được thực hiện mà còn tạo ra sự minh bạch và trách nhiệm

Phát triển bền vững là một thách thức lớn nhưng cũng là một cơ hội quan trọng cho các quốc gia và cộng đồng Thông qua lý thuyết phát triển bền vững và các chính sách chiến lược, chúng ta có thể xây đựng một tương lai mà trong đó cả kinh tế, xã hội và môi trường đều được cân nhắc và bảo vệ Đề đạt được điều này, việc thiết lập khung pháp lý, tạo ra các kích thích kinh tế, thúc đây giáo dục, hợp tác quốc tế và kiểm tra đánh giá hiệu quả là những yếu tô then chốt

mà chúng ta không thể bỏ qua Từ đó, chúng ta có thể tự tin hướng đến một tương lai bền vững cho tắt cả

1.2.3 Mô hình tích hợp giảm nghèo và phát triển bền vững

Giảm nghèo và phát triển bền vững là hai vẫn để quan trọng trong quá

trình phát triển xã hội Một mô hình tích hợp giữa hai khía cạnh này giúp tối

ưu hóa nguồn lực, cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng và bảo vệ môi

trường Dưới đây là những yếu tô chính của mô hình này

15

Trang 21

Chính sách phát triển cộng đồng: Tạo ra các chương trình thúc đây phát triên kinh tế tại địa phương, như hỗ trợ khởi nghiệp cho người nghèo, đảo tạo nghề và phát triển hạ tầng cơ sở

Chính sách bảo vệ môi trường: Khuyến khích các phương pháp sản xuất bền vững, tái chế và sử dụng tài nguyên hiệu quả Sự kết hợp giữa bảo vệ môi trường và tạo sinh kế có thê giúp người dân có thu nhập ôn định trong khi vẫn giảm thiểu tác động đến môi trường

Giáo Dục và Đào Tạo Kỹ Năng:

Nâng cao giáo dục: Đảo tạo và giáo dục cho người nghèo về những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tham gia vào thị trường lao động

Chương trình dao tạo kỹ năng chuyên biệt: Tập trung vào những ngành nghề đang phát triển bền vững, như nông nghiệp hữu cơ hoặc công nghệ xanh,

dé người dân có thể tìm được việc làm ổn định

Cộng Đồng và Quyền Lợi Xã Hội:

Tham gia của cộng đồng: Khuyến khích người dân tham gia vào các quyết định liên quan đến phát triển của khu vực, đặc biệt là những người sống trong cảnh nghèo

Tăng cường quyền lợi xã hội: Cung cấp dich vu y tế, nước sạch, và các nhu cầu cơ bản khác là chìa khóa để hỗ trợ người nghèo

Đổi Mới Công Nghệ và Nghiên Cứu:

Ứng dụng công nghệ: Tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sản xuất, từ đó gia tăng thu nhập

Nghiên cứu và phát triển: Đầu tư vào nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp sáng tạo cho vấn đề nghèo và phát triên bền vững

Một số quốc gia đã thành công trong việc áp dụng mô hình tích hợp này

Vi du, Bangladesh voi chuong trinh microfinance đã giúp hàng triệu hộ nghèo

16

Trang 22

tiếp cận tài chính để khởi nghiệp nhỏ và cải thiện đời sống Đồng thời, các

chương trình phát triển nông thôn bền vững cung cấp kiến thức về canh tác hữu

cơ, tạo ra thu nhập và bảo vệ môi trường

Mô hình tích hợp giữa giảm nghèo và phát triển bền vững không chỉ là

một chiến lược quản lý phát triển mà còn là một cách tiếp cận toàn diện, bao gồm các chính sách, đảo tạo, tham gia cộng đồng và ứng dụng công nghệ Sự thành công của mô hình nảy phụ thuộc vào sự cam kết của các bên liên quan, bao gồm chính phủ, các tô chức phi chính phủ và cộng đồng Khi được thực hiện một cách đồng bộ, mô hình này không chỉ giảm nghèo hiệu quả mà còn đảm bảo một tương lai bền vững cho tất cả mọi người

1.3 Các loại chính sách kinh tế - xã hội trong giảm nghèo và phát triển bền vững

Chính sách tạo việc làm là một trụ cột quan trọng trong chiến lược giảm nghèo và phát triển bền vững tại Việt Nam Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm tăng cường cơ hội việc làm, nâng cao tay nghé va cai thién thu nhập cho người lao động Trong bối cảnh dịch COVID-19, các chính sách hỗ lao động trong khu vực phi chính thức, ngành công nghiệp xuất khâu Tiết giảm chí phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tô chức kinh tế và người dân; nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Hỗ trợ

3 tháng tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm

Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, Cho vay đối với

cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội, Cho vay đối với học sinh, sinh viên để mua máy vi tinh, thiét bi hoc tập trực tuyến

17

Trang 23

Đầu tư tăng cường kết nối cung - cầu lao động toàn quốc trên nền tảng trực tuyến phục vụ công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động: xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, nhất là trường cao đắng chất lượng cao, trọng điểm và thực hiện chuyên đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

1.3.2 Chính sách giáo dục và đào tạo

Đề thực hiện tốt quan điểm, định hướng của Đảng về đôi mới giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hệ thống chính trị và ngành giáo dục - đào tạo cần tập trung hoàn thiện chính sách giáo dục và đảo tạo theo những hướng sau:

- Trước hết, công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo cần đổi mới theo hướng hiện đại, phù hợp với yêu cầu đang đặt ra và phủ hợp phương thức mới

- Tiếp tục củng cố cơ sở vật chất, phát triển hệ thống trường, lớp, cơ sở giáo dục; Triển khai chương trình, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp; Nâng cao hiệu quả đảo tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển

- Tập trung chỉ đạo đưa van dé giao duc gia tri quốc gia, hệ giả trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam vảo trong hệ thống giáo dục quốc dân, từ giáo dục phổ thông tới đại học, trong các học viện để xây dựng nhân cách, đạo đức học sinh, sinh viên, học viên, xây dựng đời sống văn hóa

tỉnh thần lành mạnh

1.3.3 Chính sách y tế và an sinh xã hội

Thông qua việc nâng cao năng lực tự an sinh của người dân và sự trợ giúp của Nhà nước Theo đó, hệ thông an sinh xã hội ở nước ta được xác định tập trung vào 4 nội dung chính và đã đạt được một số thành tựu nhất định, có tác động tích cực góp phần “thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển

18

Trang 24

Một là, tăng cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người lao động yếu thế thông qua hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình phát triển sản xuất, hỗ trợ tín dụng, giải quyết việc làm, kết nối thông tin thị trường

Hai là, mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia hệ thông chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối phó khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ôm đau, tai nạn lao động, tuôi gia Bốn là, tăng khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ xã hội cơ bản: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin

Ba là, hỗ trợ thường xuyên đối với người có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột xuất cho người dân khi gặp các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát (mất mùa, thiên tai, đói nghèo ) thông qua các khoản tiền mặt hoặc hiện vật từ ngân sách nhà nước

1.3.4 Chính sách bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền

vững

Một trong những thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt là biến đôi khí hậu, ảnh hưởng nặng nè đến các khu vực ven biển và nông thôn Các biện pháp phòng chống thiên tai, bảo vệ đất đai và nguồn nước đang được triển khai rộng rãi nhằm giảm thiểu thiệt hại cho các cộng đồng dễ bị tổn thương Bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu:

Thứ nhất, đã thực hiện tương đối tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững Các hoạt động xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường có nhiều tiến bộ Hoạt động xử lý nước thai, chất thải rắn được xử

Thứ hai, việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày cảng tiết kiệm và hợp lý Việt Nam đã tiền hành điều tra cơ bản đánh giá tiêm năng, trữ lượng tài nguyên thiên nhiên Tăng cường đầu tư phát triển năng lượng tái tạo

19

Trang 25

nhằm làm cho tăng trưởng kinh tế giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tải nguyên thiên nhiên Hệ thông các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên được bỗ sung, hoàn thiện, nhất là đất đai và khoáng sản

Thứ ba, Việt Nam là nước đang phát triển, phát thải khí gây hiệu ứng nhà

kính ở mức độ còn thấp so với mức trung bình của thế giới, nhưng lại là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đôi khí hậu Vì vậy, nước ta đã chủ động ứng phó với biến đối khí hậu, sẵn sàng phòng, chống thiên tai kịp thời, hiệu quả, tích cực triển khai xây dựng Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước biên dâng, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn Triển khai chương trình mục tiêu ứng phó với bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh, chủ động cam kết giảm thiêu phát thải nhà kính Tập trung xây dựng chương trình phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng, khu vực, như vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thứ tư, công tác bảo vệ rừng, trồng rừng và bảo tồn đa dạng sinh học có nhiều chuyền biến tích cực

1.3.5 Chính sách phát triển cộng đồng và giảm bất bình đẳng Phát triển cộng đồng và giảm bất bình đẳng là một phần quan trọng trong chiến lược giảm nghèo bền vững Chính phủ Việt Nam đã đây mạnh việc trao quyên cho các cộng đồng địa phương, giúp họ tự chủ trong việc đưa ra các giải

pháp phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện thực tế Việc tập trung

vào nhu cầu của các nhóm dễ bị tổn thương, như: người dân tộc thiểu số và cư dân ở các vùng sâu vùng xa, đã giúp thu hẹp khoảng cách phát triéng iữa các khu vực Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với giảm nghèo bền vững; giảm dân tình trạng chênh lệch giàu-nghèo giữa cách vùng, miễn, các tầng lớp dân cư Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 đã thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đối với đồng bào dân tộc thiểu số thê hiện qua việc phê duyệt Đề án tông thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Nghị quyết định hướng mục tiêu đến năm 2030 thu nhập

20

Trang 26

bình quân của người dân tộc thiêu số bằng 1/2 bình quân chung của cả nước; Giảm hộ nghèo xuống dưới 10% Cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; 70% số xã vùng đồng bảo dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới Các chính sách này không chỉ tập trung vào việc cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ công, mà còn khuyến khích sự tham gia của người dân trong việc quản

lý và giám sát các dự án phát triển cộng đồng Điều này đã giúp tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo vả phát triển bền vững

1.4 Kinh nghiệm quốc tế về chính sách giảm nghèo và phát triển bền vững

1.4.1 Kinh nghiệm từ các nước phát triển

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự biến đổi không ngừng của kinh tế -

xã hội, việc xây dựng các chính sách giảm nghèo và phát triển bền vững là một nhiệm vụ cấp bách đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Đề đạt được hiệu quả cao nhất, việc tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác

là vô cùng quan trọng Những mô hình và chính sách thành công tử các nước phát triển và đang phát triển không chỉ cung cấp những bài học quý giá mà còn giúp Việt Nam định hướng chiến lược phù hợp, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững hơn

Chính sách giáo đục và đào tạo

“Dù là quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Anh hay là những con rồng mới nôi như Singapore, Hàn Quốc Tắt cả họ đều có một triết lý chung: Phát triên nguồn nhân lực nhất định phải bắt đầu bằng giáo dục - dao tao

Là đất nước chỉ trong vòng 50 năm đạt được thành tựu của hàng trăm năm châu Âu công nghiệp hóa, Hàn Quốc đã làm nên sự ngưỡng mộ của thế giới đôi với mình bắt đâu băng giáo dục - dao tao.”

Theo nhóm nghiên cứu Chương trình giáo dục Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự kết hợp của nhiều yếu tố Chính phủ thực hiện các chính

21

Trang 27

sách nhất quán và cải cách liên tục, đồng thời đầu tư mạnh vào giáo dục vả công nghệ, giúp hệ thông giáo dục hiện đại và hiệu quả hơn Chương trình học được xây dựng theo tiêu chuẩn cao và có tính cạnh tranh, đặc biệt thể hiện qua các kỳ thi tuyên sinh đại học Văn hóa Hàn Quốc rất coi trọng giáo dục, xem

đó là con đường dẫn đến thành công, tạo động lực lớn cho học sinh vả gia đình Ngoài ra, Hàn Quốc cũng chú trọng đào tạo giáo viên chất lượng cao và liên tục cải thiện kỹ năng giảng dạy Việc ứng dụng công nghệ vào giáo dục giúp học sinh đễ dàng tiếp cận kiến thức, trong khi hợp tác quốc tế và cập nhật các

xu hướng toàn cầu góp phần nâng cao chất lượng chương trình Những yếu tố này đã giúp Hàn Quốc xây dựng một hệ thống giáo dục tiên tiến và bền vững

Chính sách y tế và an sinh xã hội

“Trên thế giới, mô hình an sinh xã hội ở các nước Bắc Âu thường được biết đến như một sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội mà Phần Lan cũng là quốc gia không nằm ngoài chiến lược phát triển cân bằng

đó Tại quốc gia này, Chính phủ luôn coi an sinh xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững và là một công cụ để xây dựng xã

hội phát triển.”

Hệ thống an sinh xã hội của Phần Lan cung cấp nhiều dịch vụ quan trọng cho người dân, bao gồm bảo hiểm xã hội với các chương trình bảo hiểm sức khỏe, thất nghiệp và lương hưu Dịch vụ y tế được cung cấp miễn phí cho tất

cả mọi người, đảm bảo mọi công dân đều có quyền truy cập vào chăm sóc sức khỏe Giáo dục từ mẫu giáo đến đại học cũng được miễn phi, tạo cơ hội cho trẻ

em phát triển Hệ thống này còn hỗ trợ các gia đình có trẻ nhỏ thông qua các trợ cấp, đồng thời cung cấp trợ cấp tài chính cho người lao động mất việc Đối VỚI IĐ8ƯỜI cao tuổi, có các dịch vụ chăm sóc và trợ cấp dé đảm bao chat lượng cuộc sống Cuối cùng, hệ thông cũng hỗ trợ người khuyết tật băng các dich vu

và trợ cấp thiết yêu Mục tiêu chung của hệ thống an sinh xã hội Phần Lan là đảm bảo công bằng và giảm thiêu bất bình đăng trong xã hội

22

Trang 28

Chính sách bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bên vững

“Người tiên phong về môi trường Trong hơn một thập kỷ, Thụy Điển

đã nằm trong top 10 về Chỉ số Hiệu suất Môi trường trên toàn cầu do các trường đại học Columbia và Yale đưa ra, với không khí và nước sạch đặc biệt cùng

với lượng khí thải thấp.”

Chính sách bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững của Thụy Điền bao gồm việc đây mạnh sử dụng năng lượng tái tạo, với hơn 50% năng lượng quốc gia đến từ các nguồn sạch như gió, mặt trời, và sinh khối Quốc gia này cam kết giảm phát thải khí nhà kính xuống mức 0 vào năm 2045 thông qua các biện pháp thuế carbon và khuyến khích giảm phát thải Thụy Điển cũng quản lý chặt chẽ tài nguyên thiên nhiên như rừng và nguồn nước, đồng thời có

hệ thống tái chế tiên tiễn với hơn 99% rác thải sinh hoạt được tái chế hoặc chuyên hóa thành năng lượng Ngoài ra, nước nảy thúc đây giao thông bền vững bằng cách khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng, xe điện và xe đạp Trên trường quốc tế, Thụy Điển đóng vai trò tích cực trong việc thúc đây bảo vệ môi trường và hỗ trợ các nước khác phát triển bền vững Chính sách này

giúp Thụy Điển trở thành một hình mẫu toàn cầu về bảo vệ môi trường và phát

triển xanh

Chính sách phát triển cộng đồng và giảm bất bình đẳng

Theo kết quả nghiên cứu Mỹ và Canada đã áp dụng nhiều chương trình hỗ trợ đặc biệt dành cho các nhóm yếu thế như người nghèo, người vô gia cư, người khuyết tật, và các nhóm thiểu sô

“Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố dự thảo ngân sách dành cho năm tài

khóa 2024 Không phải các vấn đề an ninh hay kinh tế, mà phúc lợi xã hội và

các quyền con người cơ bản mới là trọng tâm của văn kiện này” Mỹ và Canada

đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cho các nhóm yếu thế như người nghèo, người vô gia cư, người khuyết tật và các nhóm thiểu số Mỹ có SNAP, TANF

va Medicaid, trong khi Canada cung cấp Canada Child Benefit va hé théng

23

Trang 29

chăm sóc sức khỏe công cộng miễn phí Cả hai quốc gia đều hỗ trợ người vô gia cư bằng cách cung cấp nơi trú ân và dịch vụ phục hồi, đồng thời tạo cơ hội giáo dục cho nhóm thiểu số và người khuyết tật Những chương trình này thể

hiện nỗ lực giảm bất bình đắng xã hội và cải thiện điều kiện sống cho các nhóm

yếu thế

Chính sách tạo việc làm và phát triển kinh tế

Australia và New Zealand đã thực hiện nhiều chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giảm nghèo và phát triển bền vững, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa và các khu vực khó khăn

Các chính sách này bao gồm hỗ trợ phát triển quốc tế với trọng tâm vào giáo dục, y tế và kinh tế, cũng như chương trình hợp tác kỹ thuật để chia sẻ kiến thức Ngoài ra, hai quốc gia này còn cam kết thúc đây bình đắng giới, nâng cao vai trò của phụ nữ, vả hỗ trợ các cộng đồng thiểu số trong việc tiếp cận dịch vụ cơ bản Các dự án phát triển cộng đồng được thực hiện đề cải thiện cơ

sở hạ tầng và chất lượng cuộc sống cho cư dân Đồng thời, Australia và New Zealand cũng hợp tác trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Những

nỗ lực này đều hướng tới mục tiêu xây dựng một khu vực châu Á-Thái Bình Dương bền vững và thịnh vượng hơn

1.4.2 Kinh nghiệm từ các nước đang phát triển

Chính sách giáo đục và đào tạo

Giáo dục và đào tạo được xem là nền tảng quan trọng để giảm nghèo và thúc đây phát triển bền vững Các nước đang phát triển thường đầu tư mạnh vào giáo dục phô thông, đào tạo nghề và nâng cao kỹ năng lao động, nhằm giúp người dân có thêm cơ hội việc làm và cải thiện thu nhập

“Chính phủ Liên bang Nigeria lần đầu tiên giới thiệu Chương trình Giáo dục Cơ bản Phổ cập vào năm 1999 như một chương trình cải cách giáo dục nhăm mục đích cung cấp quyên tiếp cận lớn hơn và đảm bảo chất lượng giáo

24

Trang 30

dục cơ bản ở NIgeria Chương trình UBE là một chương trình giáo dục cơ bản miễn phí, phổ cập vả bắt buộc sau đó được hỗ trợ bởi Đạo luật UBE năm 20047”

Chính sách y tế và an sinh xã hội

Cải thiện hệ thông y tế và an sinh xã hội là một trong những yếu tổ then chốt đề nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự phát triển bền vững Các nước đang phát triển thường triển khai các chính sách như cung cấp bảo hiểm

y tế toàn dân, mở rộng hệ thống chăm sóc sức khỏe cơ bản đến các vùng sâu, vùng xa, vả hỗ trợ người dân trong việc tiếp cận dịch vụ y tế.Điển hình có thể thấy ví như Brazil đã triển khai chương trình “Bolsa Familia”, cung cấp hỗ trợ tài chính cho các gia đình nghèo, đồng thời yêu cầu họ phải cho con em đi học

và tham gia các chương trình y tế “Vào ngày 30 tháng 12 năm 2021, Jair Bolsonaro đã phê duyệt một chương trình chuyên tiền mặt mới, được gọi là Auxilio Brasil , chính thức chấm dứt Bolsa Familia Tuy nhiên, sau khi Lula tái đắc cử tông thống Brazil vào năm 2022, ông tuyên bố sẽ đổi tên chương trình trở lai thanh Bolsa Familia, cham dirt Auxilio Brasil.”

Chính sách bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững

Sự gia tăng dân số, đô thị hóa nhanh chóng và biến đôi khí hậu đang tạo

ra áp lực lớn lên tài nguyên thiên nhiên, dẫn đến tỉnh trạng cạn kiệt tài nguyên

và ô nhiễm môi trường Do đó, việc xây dựng vả triển khai các chính sách bảo

vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững không chỉ là một nhu cầu cấp bách mà còn là một yếu tô thiết yếu đề đảm bảo sự phát triển bền vững Những chính sách này không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân

mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái và duy trì cân bằng môi trường cho các thế hệ tương lai

“Trong những năm gần đây, quốc gia Trung Mỹ không chỉ đảo ngược nạn phá rừng mà còn bảo đảm hơn 135 triệu USD tài chính cho thiên nhiên, trở thành câu chuyện đây thu hút về thành công bảo tồn” Trong hội nghị COP26

25

Trang 31

vào tháng L1 năm ngoái, tổng thống Costa Rica, Carlos Alvarado đã ký một thỏa thuận giúp bô sung 20 triệu USD vào quỹ bảo tổn rừng của đất nước, vừa tăng cường bảo vệ rừng vừa tránh nạn phá rừng”

Chính sách phát triển cộng đồng và giảm bất bình đẳng

Nhiều quốc gia đang phát triển đã triển khai các chính sách tập trung vào phát triển cộng đồng và giảm bất bình đăng, nhằm giải quyết rào can trong phát triển bền vững và ôn định xã hội Những chính sách này giúp nâng cao năng lực cộng đồng, tạo cơ hội cho người dân tham gia vào quá trình phát triển kinh tế và chính trị, đồng thời đảm bảo phân phối tài nguyên công bằng hơn, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và thịnh vượng

Ở Philippines, chương trình “Kalos” đã cho phép các cộng đồng tham gia vào quyết định ngân sách địa phương, từ đó thúc đây sự tham gia và phát triên bền vững tại các vùng nông thôn

Chính sách tạo việc làm và phát triển kinh tế

Tạo việc làm là yếu tố quan trọng trong giảm nghèo và phát triển bền vững Các nước đang phát triển thường triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích khởi nghiệp và tăng cường phát triển các ngành công nghiệp có giá tri gia tang cao

Ấn Độ đã khởi động chương trình “Make in India”, nhằm khuyến khích

sản xuất nội địa và tạo ra hàng triệu việc làm trong ngành công nghiệp 1.43 Bài học cho Việt Nam

Chính sách giáo dục và đào tạo

Giáo dục là yếu tố then chốt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giảm nghèo dải hạn Các chính sách tập trung vào phát triển giáo dục phổ thông, đào tạo nghề và nâng cao kỹ năng lao động là những hướng đi quan trọng Việc nâng cao trình độ học vẫn và kỹ năng nghề nghiệp giúp người dân

dễ dàng tìm kiếm việc làm, gia tăng thu nhập, và từ đó thoát khỏi nghèo đói

26

Trang 32

Giáo dục còn là phương tiện quan trọng để giảm bất bình đẳng xã hội, vì nó

mở ra cơ hội tiếp cận công băng cho tất cả các nhóm trong xã hội, bao gồm những nhóm yếu thé

Chính sách y tế và an sinh xã hội

Hệ thống y tế và an sinh xã hội có vai trò bảo vệ người dân khỏi những

cú sốc kinh tế và rủi ro về sức khỏe Các chính sách y tế bền vững không chỉ tập trung vào việc mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế mà còn đảm bảo rằng các dịch vụ này có chất lượng tốt và phù hợp với nhu cầu của người dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương Bên cạnh đó, các chương trình an sinh xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực từ nghèo đói, bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính và bảo đảm an toàn sinh kế cho người dân

Chính sách bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững

Sự phát triển bền vững đòi hỏi phải hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Các chính sách sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý va bền vững, cũng như kiểm soát ô nhiễm môi trường, là những yếu tổ quan trọng trong chiến lược phát triển dài hạn Điều nảy bao gồm việc áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và bảo tổn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai

Chính sách phát triển cộng đồng và giảm bắt bình đẳng

Phát triển cộng đồng và giảm bất bình đẳng là yếu tố then chốt đề tạo ra một xã hội hài hòa và phát triển bền vững Các chính sách này cần tập trung vào việc trao quyền cho các cộng đồng yếu thế, đảm bảo sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương Giảm bắt bình đăng cũng đòi hỏi việc phân phối lại các nguồn lực công bằng

và cải thiện điệu kiện sông của những nhóm dê bị tôn thương

27

Trang 33

Chính sách tạo việc làm và phát triển kinh tế

Tạo việc làm ổn định là một trong những công cụ hiệu quả nhất đề giảm nghèo Các chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, thúc đây khởi nghiệp và cải thiện điều kiện kinh doanh là những cách tiếp cận chủ đạo để tạo việc làm cho người lao động Điều này giúp nâng cao thu nhập và ôn định đời sống, đồng thời thúc đây tăng trưởng kinh tế bền vững

28

Trang 34

Bước 1: Thu thập số liệu từ các nguồn uy tín như Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch và đầu tư; Bộ truyền thông và thông tin

Bước 2: Lập bảng số liệu, biểu đồ để mô tả số liệu đã thu thập được ở bước 1, ghi rõ nguồn số liệu ví dụ [Nguôn: Tổng cục thống kê]

Bước 3: Phân tích, nhận xét, đánh giá dựa vào bảng số liệu, biểu đồ ở bước 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ

- XÃ HỘI NHAM GIAM NGHEO VA THUC DAY PHAT

TRIEN BEN VUNG TAI VIET NAM

2 Tổng quan về tình hình nghèo đói và phát triển bền vững tại Việt Nam

2.1.1 Thực trạng nghèo đói tại Việt Nam Hiện nay tỉ lệ nghèo đói ở nước ta đã giảm, cụ thể là: “Về tỷ lệ nghèo đa chiều tính chung toàn quốc (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo) là 5,71%;

tông số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 1.586.336 hộ Về số hộ nghèo,

tính chung cả nước có tỷ lệ hộ nghèo là 2,93% (giảm I,% so với cuối năm

2022); tổng số hộ nghèo là 815.101 hộ Về hộ cận nghèo cả nước là 2,78%;

tông số hộ cận nghèo là 771.235 hộ Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội

cho biết, tỷ lệ nghèo đa chiều, số hộ nghèo, hộ cận nghèo được công bố này là

cơ sở đề thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, các chính sách

kinh tế - xã hội khác kế từ ngày 1/1/2024 Trong năm 2024, Chỉ tiêu Quốc hội,

Chính phủ giao Bộ Lao động — Thương bình và Xã hội là giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trên 1%.”

Bên cạnh đó vẫn còn sự chênh lệch về tỉ lệ nghèo giữa nông thôn và thành thị Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nghèo đói vẫn còn phổ biến hơn ở các khu vực nông thôn, đặc biệt là các tỉnh miễn núi phía Bắc và miền Trung Các vùng sâu, vùng xa, nơi người dân chủ yếu là dân tộc thiểu số, có tỷ lệ nghèo cao hơn nhiều so với khu vực thành thị phát triển nhanh chóng Theo Tổng cục Thống

kê, dưới tác động đô thị hóa, tâm lý và lối sống của người dân thay đôi Đô thị hóa góp phần đây nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyên dịch cơ cầu kinh tế

và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư Các đô thị không chỉ là nơi tạo

ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài Tuy nhiên, đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao

29

Trang 35

động chuyên đến thành phố Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho

cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ

nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vẫn đề xã hội Cũng

theo Tổng cục Thống kê, một trong những vấn đề xã hội nảy sinh từ vẫn đề đô thị hóa là chênh lệch thu nhập, khoảng cách giàu nghèo ngày cảng g1a tăng Sự chênh lệch giàu nghèo sẽ dẫn tới sự bắt bình đăng trong tiếp cận dịch vụ đô thị như nhà ở, việc làm, giáo dục, y tê, câp điện, môi trường

Ngoài ra, sự nghèo đói ở nước ta còn chịu tác động của COVID-I9 Đại

dịch COVID-I9 đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, khiến nhiều người mất việc

làm, đặc biệt là những người lao động phi chính thức và lao động nhập cư Điều này đã làm gia tăng số người nghèo và đây một số người dân trở lại tỉnh trạng nghèo đói Bên cạnh đó dịch COVID-19 bùng phát đã nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu và đang gây thiệt hại nặng nề, làm gián đoạn chuỗi cung ứng thương mại quốc tế do các chuỗi cung ứng từ nguyên liệu dược phẩm, thực phẩm, điện

tử và thiết bị y tế của thế giới đều phụ thuộc vào Trung Quốc COVID-IL9 đã

gây ra những tôn thất nghiêm trọng cho nền kinh tế Việt Nam, làm suy giảm tăng trưởng, tăng tỷ lệ thất nghiệp và gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp Trước những tình trạng trên chính phủ Việt Nam đã có nhiều chương trình

và chính sách hỗ trợ giảm nghèo, bao gồm: Thứ nhất, các cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững Công tác giảm nghèo bền vững là nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển

kinh tế — xã hội hằng năm, Kế hoạch phát triển kinh tế — xã hội 5 năm 2021 —

2025 và Chiến lược phát triển kinh tế —- xã hội 10 năm 2021 — 2030 của các

cấp, các ngành, địa phương, đơn vị Thứ hai, đây mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo Động viên, hướng dẫn người nghèo,

hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ý lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội Coi báo chí là kênh thông tin tuyên truyền quan trọng Thứ ba, hoàn thiện chính

30

Trang 36

sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội

cơ bản của người dân; đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo Thứ tư, huy động

và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm nguồn lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo bền vững Thứ năm, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo

2.1.2 Tình hình phát triển bền vững của Việt Nam

Kinh tế bền vững

Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế Ấn tượng, từ một quốc gia nghèo trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp Tuy nhiên, để duy trì tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần phải đối mặt với một số vấn đề:

Đa dạng hóa nền kinh tế: Việt Nam hiện chủ yếu phụ thuộc vào xuất khâu

và các ngành sản xuất gia công Đề phát triển bền vững hơn, cần đa dạng hóa các ngành công nghiệp, đây mạnh phát triển công nghệ cao và công nghiệp sáng tạo, giảm phụ thuộc vào những ngành thâm dụng lao động và tài nguyên Phát triển kinh tế địa phương: Các vùng nông thôn và miễn núi, nơi tập trung người nghèo, cần được chú trọng phát triển, tạo ra công việc và cải thiện

ha tang dé giảm bớt chênh lệch kinh tế giữa các vùng

Xã hội bền vữn g:

Phát triển xã hội bền vững bao gồm các yếu tổ về giảm nghèo, cải thiện giáo dục, y tế, và xây dựng xã hội công bằng, không để ai bị bỏ lại phía sau Giảm nghèo và chênh lệch thu nhập: Việt Nam đã đạt được thành tựu lớn trong việc giảm tỷ lệ nghèo, tuy nhiên, khoảng cách giữa các nhóm dân cư vẫn còn lớn, đặc biệt là giữa các khu vực thành thị và nông thôn, và giữa dân tộc thiểu số và người Kinh Chính phủ cần tiếp tục triển khai các chương trình giảm nghèo và hỗ trợ cho các khu vực khó khăn

31

Trang 37

Giáo dục và y tế: Việt Nam đã có những cải tiến trong hệ thông giáo dục và

y tế, nhưng chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục ở các vùng

xa xôi, hẻo lánh còn hạn chế Đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng giáo dục, y tế là một trong những ưu tiên đề phát triển bền vững về lâu dải

Môi trường bền vững:

Bảo vệ môi trường là một trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững Tuy

nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về môi trường:

Ô nhiễm và suy thoái môi trường: Tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước

và đất đang ngày cảng nghiêm trọng, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM Công nghiệp và nông nghiệp thâm dụng tài nguyên, cùng với quan ly chat thải yêu kém, đang gây ra áp lực lớn đối với môi trường tự nhiên Biến đổi khí hậu: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng

nẻ nhất từ biến đổi khí hậu, với hiện tượng nước biển dâng, bão lũ và hạn hán gia tăng Các vùng đồng bằng như Đồng bang sông Cửu Long đang đối mặt với nguy cơ mắt đất nông nghiệp do xâm nhập mặn và lũ lụt

Chính sách bảo vệ môi trường: Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực trong việc xây dựng các chính sách phát triển xanh và bền vững Kế hoạch "Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh" đã được triển khai nhằm thúc đây sử dụng năng lượng tái tạo, giảm phát thải khí nhà kính và bảo tổn tài nguyên thiên nhiên

Chuyén doi năng lượng:

Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyên đổi năng lượng từ các nguồn truyền thông như than và dầu mỏ sang các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời

Năng lượng tái tạo: Việt Nam đã có những bước tiễn đáng kế trong phát triển năng lượng mặt trời và điện gió, trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong khu vực Đông Nam Á về công suất lắp đặt năng lượng mặt trời Tuy

32

Trang 38

nhiên, vẫn cần nhiều đầu tư và cải cach dé phat triển hạ tầng năng lượng tái tạo mạnh mẽ hơn

Phát thải khí nhà kính: Đề đạt được mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam cần giảm mạnh mức phát thải khí nhà kính, đặc biệt trong các ngành công nghiệp năng lượng và giao thông

Thành tựu và thách thức trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs):

Việt Nam đã cam kết thực hiện 17 Mục tiêu Phát triển Bên vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc đến năm 2030 Một số lĩnh vực đã đạt được tiến bộ đáng

kế, như giảm nghèo, cải thiện bình đẳng giới và phát triển kinh tế bền vững

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức như:

Biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên: Việt Nam cần tăng cường các biện

pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu

Nâng cao chất lượng giáo dục và y tế: Mặc dù Việt Nam đã có tiến bộ, vẫn cần đầu tư vào chất lượng giáo dục và y tế, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa 2.1.3 ŠSo sánh với các nước trong khu vực và thế giới

So với các nước trong khu vực vả thế giới, Việt Nam đã đạt được nhiều tiễn

bộ trong việc giảm nghèo và cải thiện mức sống, nhưng vẫn còn chênh lệch lớn

so với các quốc gia phát triển và một số nước trong khu vực

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 4.200 USD/năm, thấp hơn nhiều so với các nước phát triển như Singapore (70.000 USD), Malaysia (12.000 USD) và Thái Lan (7.000 USD) Tuy nhiên, thu nhập cua Việt Nam tương đương với Philippines và Indonesia, cho thấy mức sống cải thiện nhưng còn hạn chế so với khu vực

Bất bình đắng thu nhập: Hệ số Gini của Việt Nam là 0,36, tương đối thấp

so với Singapore và Mỹ (0,41-0,45), nhưng vẫn tồn tại khoảng cách thu nhập đáng kê giữa thành thị và nỗng thôn, giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiêu sô

33

Trang 39

Khoảng cách này gây ra sự khác biệt trong mức sống giữa các vùng miền và tầng lớp dân cư

Mức sống và chất lượng cuộc sống: Việt Nam đã cải thiện mức sống chung, với dịch vụ y tế và giáo dục cơ bản được cải thiện Tuy nhiên, chất lượng dịch

vụ ở các vùng nông thôn và miễn núi vẫn còn thấp, trong khi các nước như Singapore, Malaysia có hạ tầng tốt hơn và phúc lợi xã hội cao hơn

Tích lũy tài sản và tầng lớp trung lưu: Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang phát triển, đặc biệt ở các thành phố lớn, nhưng vẫn còn nhỏ so với các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Thái Lan Thị trường bất động sản và đầu tư đang phát triển, giúp gia tăng tài sản cho một số người dân, nhưng sự chênh lệch trong sở hữu tài sản vẫn còn lớn

2.2 Phân tích chính sách kinh tê - xã hội chủ yêu của Việt

ta sẽ không cao dẫn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng suy giảm theo Vì

vậy, trong bản kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 — 2025 đã

đưa ra chủ trương phải đây mạnh việc cơ cầu lại nền kinh tế theo chiều sâu, có nghĩa là phát triển nền kinh tế dựa vào nền tảng phát triển khoa học — công nghệ hiện đại, vững vàng Khi khả năng ứng dụng khoa học — công nghệ của

34

Trang 40

lao động tại nước ta nâng cao, từ đó, năng suất lao động sẽ tăng lên và sẽ kéo hiệu quả sử dụng vốn đâu và sự đóng góp của nhân tô năng suất tổng hợp cũng tăng lên Từ những điều kiện thuận lợi đó, hướng hoạt động của nền kinh tế vào các ngành, lĩnh vực có giá trị tăng cao, chỉ phí sản xuất giảm, chủ động trong vấn đề xuất nhập khâu hàng hóa công nghệ cao, trên cơ sở khai thác được

triệt để những lợi thế sẵn có của nước ta Vì vậy, tại Đại hội Đảng lần thứ XI,

Đảng đã xác định quan điểm đôi mới là: “Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kip thoi, tan dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ câu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh Phát huy tối đa lợi thé của các vùng, miễn; phát triển hai

hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến

đổi khí hậu; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người yếu thể, đồng bào dân tộc thiểu số.”

(Nguyễn Tấn Vinh —- Võ Hữu Phước, 04/2024) Từ những mục tiêu đã được đề

ra, vào ngày l2 — II - 2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số

31/2021/QH15 “Về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 — 2025”,

với mục tiêu hướng đến là cơ cầu nền kinh tế lại một cách hợp lý Việc này sẽ giúp tăng cao hiệu quả kinh tế trong từng ngành, từng lĩnh vực hay giữa các ngành, các lĩnh vực với nhau; phát triển được nhiều sản phâm của quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bức phá về năng lực cạnh tranh của một

số ngành kinh tế chủ lực và khắc họa rõ nét về mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu của nước ta, cũng như tăng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế nước ta (Nguyễn Tân Vĩnh — Võ Hữu Phước,

2024) Và với chủ trương là cơ câu lại hay đôi mới mô hình tăng trưởng kinh

tế thì các chính sách mà Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra quan điểm là: “Đối mới mô hình tăng trưởng gan kết chặt chẽ với thực hiện ba đột phá chiến lược,

cơ cấu lại nền kinh tế với trọng tâm ưu tiên là: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, thuận lợi cho khởi nghiệp và đôi mới, sáng tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học — công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân

35

Ngày đăng: 19/12/2024, 15:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w