1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn 2009-2010

23 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 238 KB

Nội dung

Trang 1 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Dạy học tự chọn là góp phần dạy học phân hóa, trên cơ sở bảo đảm mặt bằng chuẩn kiến thức phổ thông thống nhất. Thực hiện phân hóa nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát triển năng lực và hướng nghiệp cho học sinh, cụ thể là: -Củng cố, bổ sung, đào sâu chương trình môn học. -Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. -Rèn luyện tính tích cực, tự giác, khả năng tự học của người học. Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc chúng tôi thuộc vùng nông thôn, điều kiện kinh tế xã hội còn quá nhiều khó khăn, việc học tập của HS còn nhiều hạn chế về mặt thời gian, sự quan tâm đầu tư của phụ huynh chưa được đúng mức, ý thức tự học, tự nghiên cứu của các em cũng chưa được cao nên chất lượng học tập còn ở mức khiêm tốn . Vì vậy, việc tổ chức dạy học tự chọn cho bộ môn ngữ văn các khối lớp trong nhà trường theo tinh thần chỉ đạo của các cấp quản lí từ nhiều năm nay cũng đã phần nào góp phần giải quyết những tồn tại, những lỗ hổng kiến thức cho các em một cách thiết thực và hiệu quả . Tuy nhiên, việc dạy học tự chọn toàn cấp THCS còn rất nhiều bất cập. Trong quá trình thực hiện, một mặt do điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu, mặt khác GV giảng dạy chưa có kinh nghiệm, nên rất lúng túng trong việc soạn, giảng các chủ đề tự chọn. Làm thế nào để thực hiện việc dạy tự chọn trong nhà trường THCS đem lại kết quả tốt nhất là vấn đề chúng tôi rất trăn trở. Theo chúng tôi, để đem lại kết quả tốt nhất cho việc dạy học tự chọn phải làm tốt hai yêu cầu sau: -Chọn nội dung và phương pháp dạy học các chủ đề tự chọn phù hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm riêng của từng trường -Công tác tổ chức dạy học trên lớp phải linh hoạt Không nằm ngoài những khó khăn đó, dạy học tự chọn cho bộ môn ngữ văn ở bậc THCS còn gặp nhiều khó khăn bởi chương trình thì vô cùng phong phú, khả năng tích hợp rất lớn, nguyện vọng của học sinh khá đa dạng . Trong khi đó tài liệu chung cho chương trình chưa có, giáo viên tự biên soạn theo cảm tính của mình nên việc thực hiện các tiết dạy tự chọn môn văn còn mang tính chắp vá, thiếu thống nhất giữa các trường, giữa các giáo viên trong trường và dĩ nhiên hiệu quả của việc giảng dạy không đạt như yêu cầu đề ra của các cấp quản lí, và hứng thú người học. Theo sự định hướng xây dựng các nội dung, phương pháp dạy học tự chọn cho môn Ngữ văn THCS theo CV 7092/BGD-Đ -GDTrH, theo sự chỉ đạo của nhà trường, nhóm GV dạy Ngữ văn 9 chúng tôi đã thảo luận và thống nhất chọn chủ đề bám sát: Rèn kĩ năng xây dựng văn bản nghị luận xã hội để đưa vào chương trình dạy tự chọn cho HS lớp 9 học kì II từ năm học 2008-2009 . Chủ đề tự chọn :Rèn kĩ năng xây dựng văn bản nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Nguyễn Văn Sanh-Giáo viên trường THCS Nguyễn Bá Ngọc Trang 2 II/ CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ: 1 / CƠ SỞ LÍ LUẬN Hiện nay nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện nền giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Một trong số các mục tiêu đổi mới là giáo dục toàn diện - đào tạo lớp người ngày càng đáp ứng được tốt hơn yêu cầu về “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” cho xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và hứng thú của người học. Để đạt được những mục tiêu trên, giáo dục phổ thông. cần phải đề xuất những định hướng mới về chương trình, phương pháp dạy học, học liệu, cơ chế đảm bảo chất lượng dạy học ; mặt khác cần phải đề xuất chiến lược dạy học đáp ứng với nhu cầu rất đa dạng của người học nhằm phát triển từng cá thể học sinh. Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 9, lớp cuối cùng của cấp THCS, có một vị trí hết sức quan trọng : Vừa phải tổng kết được những kiến thức kĩ năng được học tập rèn luyện trong bốn năm học, vừa phải chuẩn bị tốt cho kì thi vào lớp 10 THPT, tạo được tâm thế, tiềm lực cho HS học lên THPT, đi vào cuộc sống. Vị trí quan trọng của chương trình và SGK Ngữ văn 9 còn thể hiện ở khối lượng giờ rất lớn của nó: Mỗi tuần 5 tiết ( Cả năm 175 tiết ), số giờ lớn hơn bất cứ môn nào khác ở lớp 9 và cũng lớn hơn số giờ môn ngữ văn ở các lớp 6,7 và 8. Môn Ngữ văn bao gồm 3 phân môn: Văn bản, tiếng Việt và Tập làm văn. Tuy nhiên so với ba lớp dưới, tỉ lệ số giờ văn học tăng lên rất nhiều: 81 tiết, tức chiếm gần nửa số giờ của môn học. Điều đó nhắc nhở phải dành cho phân môn, phân môn tập làm văn chỉ có thời lượng 1/3 bộ môn với nhiều kiểu bài . Vì vậy theo chúng tôi, cần phải có sự quan tâm thích đáng đối với phần tập làm văn trong chương trình dạy chủ đề tự chọn .Bởi tập làm văn là phần thiên về thực hành mà thời gian dành cho thực hành trong chương trình chưa phải là thỏa đáng . Một vấn đề cũng rất đáng quan tâm là chương trình tập làm văn lớp 9 dành gần nửa số thời gian cho thể loại tự sự ở học kì I.Học kì II với thời lượng 26 tiết với nhiều kiểu bài : Nghị luận xã hội, nghị luận văn học, biên bản, hợp đồng Điều đó vừa tạo điều kiện thuân lợi cho việc thực hiện phương châm tích hợp doc, tích hợp ngang , phục vụ tốt cho việc ôn tập - thi cử vào cuối cấp học. Một điều khác biệt so với chương trình trước thay sách là trong chương trình mới HS học nghị luận về xã hội với 2 dạng bài : Nghị luận về hiện tượng đời sống, nghị luận về một tư tưởng đạo lí với những cách làm mang tính tổng hợp cao, còn trước đây là kiểu bài bình luận cụ thể . Các em phần nào gặp phải những khó khăn nhất định khi giải quyết những vấn đề xã hội được đặt ra trong các đề bài SGK mà phần lớn là dạng đề mở .Điểm nổi bật trong các dạng đề này là tạo điều kiện thuận lợi để học sinh trình bày những quan niệm, những suy nghĩ, nhận thức của mình về các hiện tượng xung quanh mình từ đó góp phần giúp các em nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với xã hội mà điều đáng nói là khả năng diễn đạt vấn đề của Chủ đề tự chọn :Rèn kĩ năng xây dựng văn bản nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Nguyễn Văn Sanh-Giáo viên trường THCS Nguyễn Bá Ngọc Trang 3 các em còn hạn chế . Vì vậy, cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản về kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cũng là một cách để các em hiểu kĩ hơn, sâu hơn toàn diện hơn về việc trình bày những hiểu biết xã hội một cách có bài bản Trên cơ sở đó, giúp các em có được khả năng cảm thụ tốt hơn các văn bản được chọn lọc mà lâu nay một căn bệnh “ trầm kha” là rất ngại và rất sợ khi tự mình trình bày những cảm nhận về các vấn đề thực tiễn qua các bài tập làm văn . 2/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: Dạy học tự chọn là một hình thức rất mới so với nước ta. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, mới là mới ở hình thức và qui mô tổ chức, còn các nội dung DHTC thì thực ra không phải hoàn toàn xa lạ đối với nhà trường Việt Nam. Trước đây cũng như hiện nay, ở trường phổ thông vẫn có những hình thức ngoại khóa, bồi dưỡng cho HS giỏi và phụ đạo cho HS yếu kém. Nội dung ngoại khóa bồi dưỡng và phụ đạo nêu trên thực chất cũng tương ứng với các chủ đề: Đáp ứng, nâng cao và bám sát mà tài liệu dạy học các nội dung tự chọn ở trường Trung học cơ sở đã nêu lên. Việc bồi dưỡng HS giỏi và bồi dưỡng cho HS yếu kém.,hai hình thức này có nội dung dạy học thực chất là giống hai chủ đề nâng cao và bám sát mà đề tài nội dung các môn học tự chọn đã đề xuất: Tuy nhiên cả hai đều có nhược điểm là: nặng về tính tự phát, thiếu tính kế họach, phần lớn là tự biên tự diễn, không theo một chương trình và nội dung thống nhất. Đối với việc bồi dưỡng HS giỏi thì biến thành nhồi nhét theo kiểu “nuôi gà chọi” nhằm cạnh tranh trong thi cử, thi đua. Với việc phụ đạo HS yếu kém thì thì tiến hành không đều, nặng về kinh tế và chuẩn bị những bài mẫu, bài tủ sát với nội dung về kiểm tra, đánh giá. Những hạn chế của các hình thức ngoại khóa, bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu kém trên đây sẽ được khắc phục nếu tổ chức tốt nội dung dạy học tự chọn theo các chủ đề đáp ứng, nâng cao và bám sát. Việc đưa dạy học tự chọn vào nhà trường THCS có chương trình, có nội dung, tài liệu và kế họach dạy học thống nhất một mặt khắc phục được những hạn chế của các hình thức ngoại khóa, bồi dưỡng như trên đã nói. Với những mục đích ấy, được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, chúng tôi thống nhất trong nhóm ngữ văn 9 đưa chủ đề : Rèn kĩ năng xây dựng văn bản nghị luận xã hội vào dạy phần tự chọn cho học sinh lớp 9 .Chủ đề này gồm 6 tiết bao gồm phần lí thuyết ( ôn lại từ đầu ) : Phương pháp xây dựng văn bản, dàn ý một bài văn bình luận và chú ý nhiều đến kĩ năng xây dựng một bài nghị luận theo cách thực hành trên lớp . Chủ đề tự chọn này được thực hiện trong thời gian của học kì II ( Theo sự bố trí của nhà trường ) nhằm giúp HS có Chủ đề tự chọn :Rèn kĩ năng xây dựng văn bản nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Nguyễn Văn Sanh-Giáo viên trường THCS Nguyễn Bá Ngọc Trang 4 cái nhìn tổng quát về cách làm, bồi dưỡng thêm cho các em nhất là đối tượng học sinh yếu kém có được những kiến thức vững chắc hơn khi làm các dạng đề xã hội trên cơ sở tích hợp với kiến thức đã học ở chương trình nghị luận giải thích, chứng minh ở lớp 7 ở mức độ cao hơn, giáo dục các em có thái độ trân trọng lòng tự hào giá trị nền văn học dân tộc; biết giữ gìn và phát huy nền văn học nước nhà cũng như mạnh dạn bày tỏ những suy nghĩ, những quan điểm riêng của mình trước các vấn đề xã hội đang diễn ra xung quanh mà không phải ai cũng có thể thấy và dám nói lên từ những mặt tốt đến những mặt chưa tốt hiện nay .Những điều này không chỉ đáp ứng cho việc học của các em trong cấp học THCS mà cho cả sau này khi các em học lên các bậc học cao hơn và là vốn hiểu biết về xã hội giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống Chủ đề tự chọn :Rèn kĩ năng xây dựng văn bản nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Nguyễn Văn Sanh-Giáo viên trường THCS Nguyễn Bá Ngọc Trang 5 III/ NỘI DUNG THỰC HIỆN: Chñ ®Ò : PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ( Thời gian : 6 tiÕt –Học kì II ) TiÕt 1 : PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI A Mục tiêu cần đạt : GV giúp HS - Qua tiết học củng cố, nắm lại nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội - Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng đời sống B Tài liệu : SGV ngữ văn 9 tập II C Tổ chức các hoạt động : HĐ1 :GV vào bài trực tiếp NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG HĐ2 : GV cho HS nắm khái niệm GV nêu lại yêu cầu bài nghị luận về nội dung và hình thức HĐ3 : Hướng dẫn làm bài tập BT1: Hãy chọn sự việc, hiện tượng sau để viết bài nghị luận . Cho biết vì sao em chọn sự việc hiện tượng ấy ? a . Anh Nguyễn Ngọc Kí vì bệnh tật mà bị liệt tay. Anh không thể làm bất kì việc gì bằng đôi tay. Nhưng anh đã không gục ngã. Anh đã tập làm mọi việc bằng đôi chân . Hiện anh Kí đã học xong đại học và là cán bộ giảng dạy ở trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh . b. Anh Hoa Xuân Tứ cũng cụt tay và dùng vai để viết chữ c . Anh Trần Văn Thước lúc sinh ra anh cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, anh đã gặp tai nạn, bị liệt toàn thân nhưng anh đã tự học để trở thành nhà văn . Giờ đây, danh tiếng của anh đã được nhiều người biết đến BT2 : Có thể một trong các hiện tượng sau I Khái niệm : - Nghị luận về một sự viếc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về các sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê, có vấn đề đang suy nghĩ II Yêu cầu đề bài nghị luận : 1 Nội dung : - Phải nêu ra được sự việc hiện tượng có vấn đề - Phân tích mặt đúng, sai, lợi, hại của nó - Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến của người viết 2 Hình thức : - Bố cục 3 phần mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận chặt chẽ. III Bài tập : BT1,2 : HS tự làm Chủ đề tự chọn :Rèn kĩ năng xây dựng văn bản nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Nguyễn Văn Sanh-Giáo viên trường THCS Nguyễn Bá Ngọc Trang 6 thường thấy ở học sinh THCS để viết thành bài văn nghị luận : không giữ lời hứa , sai hẹn , nói tục , chửi bậy, lười biếng , quay cóp trong giờ kiểm tra HĐ4 : GV hướng dẫn cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống GV nêu lại các đề bài nghị luận GV cho HS nhắc lại dàn bi GV hướng dẫn HS làm bài tập BT1 :Hãy bàn luận về vấn đề được nêu ra trong câu : Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẽo thơm một hạt, đắng cay muôn phần - Tìm hiểu đề - Lập dàn ý - Viết bài văn hoàn chỉnh BT2 : Hãy trình bày và nêu suy nghĩ của em về một tấm gương HS nghèo vượt khó, học giỏi mà em biết BT3 : Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mãi chơi mà xao nhãng học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác . Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó BT4 : Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã gieo rắc xuống các cánh đồng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người chết, hàng vạn trẻ em dưới 15 tuổi bị tật nguyền suốt đời . Cả nước đã lập quĩ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về sự kiện đó - Ba đề văn ở BT 2,3,4 có gì giống nhau? Hãy chỉ ra điểm giống nhau đó IV/ Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống : 1 Đề bài : - Có sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi biểu dương - Có sự việc, hiện tượng không tốt cần phê bình nhắc nhở - Có đề dưới dạng truyện kể, mẫu tin - Có đề không cung cấp nội dung sẵn, chỉ gọi tên - Mệnh lệnh “nêu suy nghĩ” , “nêu nhận xét” 2 Dàn bài : SGK 3 Bài tập : BT1,2,3,4 : HS tự làm E Dặn dò : + Nắm nội dung bài + Tiết 23+24 : Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí Chủ đề tự chọn :Rèn kĩ năng xây dựng văn bản nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Nguyễn Văn Sanh-Giáo viên trường THCS Nguyễn Bá Ngọc Trang 7 ***************************************** Tiết 2 Dµn ý mét bµi v¨n b×nh luËn -Xem lại các bài mẫu xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài ? -Nêu nội dung của từng phần đó ? -Thế nào là dẫn ? ( Ví dụ một vài dẫn chứng ) -Nhập là làm gì ? Nêu một vài cách nhập đề đơn giản ? Thế nào là bình ? Muốn bình được người viết phải có những yếu tố nào ? 1 Mở bài : ( cần có 2 nhân tố gắn liền nhau, hô ứng nhau : dẫn và nhập ) -Dẫn : là dẫn dắt hướng về luận đề . cần đúng hướng , chưa vội nêu bật ý nghĩa của vấn đề . Có nhiều cách dẫn dắt : + Nêu xuất xứ của vấn đề + Nêu hoàn cảnh ( xã hội, lịch sử, nghệ thuật, học thuật ) của vấn đễúât hiện, nảy sinh + Nêu mục đích của vấn đề cần bàn bạc + So sánh + Nghi vấn + Tương phản -Nhập : là nhập đề. Dẫn dắt phải gắn liền với nhập như hình với bóng . Nhập là nêu vấn đề cần bàn luận . Nếu là danh ngôn, câu văn, câu thơ, ca dao, tục ngữ được chỉ dịnh trong đề bài thì ta phải giới thiệu và trích dẫn Mở bài của một bài văn nghị luận phải thể hiện được sự hấp dẫn thu hút người đọc bằng những cách đặt vấn đề có sức thuyết phục .Mở bài phải đúng, trúng và hay thì bài văn mới tạo được ấn tượng tốt cho người đọc và quan trọng hơn là tạo tiền đề tốt cho phần thân bài . 2 Thân bài ( có 3 bước ) Bước 1 : Giải thích ngắn gọn vấn đề nhất là khi đề đưa ra các câu tục ngữ, ca dao hoặc các câu nói ngắn gọn, bóng bẩy, súc tích chứa nhiều hàm ý . Nếu là tục ngữ ca dao phải giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng Nếu là câu thơ, câu văn , danh ngôn phải giải thích các từ khó , khái niệm từ đó tìm ra hàm nghĩa, nội dung mà đề yêu cầu – Điều đặc biệt là không thể bỏ bớt bước 1nếu là nghị luận , bình luận về ca dao, tục ngữ, văn thơ cổ -Bước 2 : Bình -Khẳng định vấn đề là đúng hoặc sai : - Dùng lí lẽ phân tích mặt đúng và chỉ ra khía Chủ đề tự chọn :Rèn kĩ năng xây dựng văn bản nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Nguyễn Văn Sanh-Giáo viên trường THCS Nguyễn Bá Ngọc Trang 8 -Chỉ rõ sự khác nhau của ba kiểu bài : giải thích, chứng minh, bình luận ? -Thế nào là luận ? Nêu các bước thực hiện việc luận ? GV cho HS tìm hiểu một vài đoạn văn mẫu Nội dung của phần kết bài ? Tìm một vài ví dụ minh họa ? cạnh sai của vấn đề - Chỉ ra nguyên nhân đúng hoặc sai : Tại sao đúng, vì sao sai ? Đúng ( sai ) trong trường hợp nào ? như thế nào ? . Nếu thiếu lí lẽ hoặc lí lẽ hời hợt hoặc người viết không có kiến thức, kiến thức nông cạn thì không thể có ý kiến bình xác đáng được . - Có lúc để lí lẽ có sức thuyết phục, người viết phải đưa vào bài một số dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho ý kiến của mình * Lưu ý : Quan điểm, lập trường, nhận thức và tư tưởng về học thuật thể hiện rất rõ ở phần bình này . Cần viết ngắn gọn, sử dụng kiểu câu khẳng định hay phủ định tránh sử dụng câu dài . Tính chất tranh luận, tự luận ( ngẫm ) được bộc lộ rõ . Bước 3 : Luận : -Luận là bàn bạc, bàn luận, mở rộng vấn đề , lật đi lật lại vấn đề để chỉ ra , đối chiếu vấn đề đúng sai trong trường hợp nào . Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết cần có sự so sánh đối chiếu với các vấn đề liên quan, tương đồng . - Nêu bật tác dụng, tác hại của vấn đề, mặt tích cực, hạn chế của vấn đề * Hay nhất và cũng khó nhất là ở phần luận . Chính phần này đòi hỏi người viết phải có vốn sống, có tư duy, lập trường tư tưởng rõ ràng, đúng đắn và nhạy bén trước vấn đề . .Kết bài : -Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đang bình luận . Rút ra bài học tư tưởng, nêu hướng hành động và mở ra một vấn đề liên quan đến vấn đề đang bình . TiÕt 3 : PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI A. Mục tiêu cần đạt: GV giúp hs: -Nắm lại khái niệm, nội dung , hình thức nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. Chủ đề tự chọn :Rèn kĩ năng xây dựng văn bản nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Nguyễn Văn Sanh-Giáo viên trường THCS Nguyễn Bá Ngọc Trang 9 -Và ứng dụng xây dựng được đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lý. C. Tài liệu : SGV ngữ văn 9 tập II và tài liệu tổ CM. D. Tổ chức các hoạt động: HĐ1: GV vào bài trực tiếp. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ HĐ2: Tìm hiểu khái niệm: H: Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý? HS: Trả lời. GV: Chốt ghi bảng. H: Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa văn bản nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và văn bản nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí? HS: Thảo luận –trả lời. GV: Chốt ghi bảng. HĐ3: Hướng dẫn luyện tập: Bài tập 1: Nhà giáo Trần Thị Ngọc Hồng đã viết câu chuyện như sau: “ Mẹ Tú mua về cho ông một cái tay bằng nhựa, cái nắm đấm bằng dạ để ông tự gãi và đấm lưng. Mẹ nghĩ, người già thường nhứt mỏi và hay bị dị ứng thời tiết. Ông thích lắm, nói: - Ừ, tiện thật! Nhưng một thời gian ngắn sau, Tú thấy ông không dùng nó nữa. Trưa, ông gọi Tú đến, bảo: - Cháu gãi lưng dùm ông nội nhé! Nó mãi chơi nên thoái thác: - Nhưng ông có cái tay nhựa gãi lưng rồi cơ mà! Ông im lặng, buồn buồn. Tối, ông than mỏi, kêu Tú: - Cháu đấm bóp dùm ông nội nhé! - Nhưng ông có cái nắm đấm dạ rồi! I. Khái niệm: Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý là bàn về tư tưởng, văn hoá, đạo đức, lối sống … của con người. - Các tư tưởng đó thường được đúc kết trong những câu tục ngữ, danh ngôn, ngụ ngôn, khẩu hiệu, khái niệm. VD: Học đi đôi với hành, có chí thì nên, khiêm tốn, khoan dung, … II.Phân biệt điểm giống và khác của Văn bản nghị luận về 1 hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lí 1.Giống: Đều là văn bản nghị luận. 2.Khác: -Nghị luận về hiện tượng đời sống: Xuất phát từ sự thực đời sống mà nêu ra tư tưởng , bày tỏ thái độ. -Nghị luận về tư tưởng đạo li: Xuất phát từ tương tưởng đạo lý, được giải thích, phân tích thì vận dụng các sự việc, thực tế của đời sống để chứng minh, nhằm khẳng định hoặc phủ định một tư tưởng nào đó. II. Bài tập: HS viết 12 đến 15 câu. Chủ đề tự chọn :Rèn kĩ năng xây dựng văn bản nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Nguyễn Văn Sanh-Giáo viên trường THCS Nguyễn Bá Ngọc Trang 10 Ông buồn buồn, im lặng. Hôm sau, mẹ đem cất cái tay nhựa và cái nắm đấm dạ đi. gọi Tú lại, mẹ bảo: - Mỗi trưa, con đến hỏi ông nội có muốn gãi lưng không thì con gãi lưng cho ông. Tối, nhớ đấm bóp cho ông nghen! Tú tròn mắt nhìn mẹ, nó hỏi: - Vậy, cái tay nhựa và cái nắm đấm bằng dạ mẹ mua về cho ông để làm gì? Mẹ ôm Tú vào lòng, nói: - Những thứ đồ nhựa, đồ dạ ấy không có hơi người, lạnh léo lắm! Tú ngẫm nghĩ một lúc, rồi vụt chạy khỏi tay mẹ, vào với ông. - Ông ơi! Ông ngứa đi, để Tú gãi cho ông. Ngứa râu trước ông nhé. Gãi râu thích hơn gãi lưng. Ông nội cười khà khà, gãi gãi lên mái tóc xanh mướt của Tú.” Câu hỏi: 1. Chủ đề câu chuyện trên là gì? Em có thể nhan đề cho truyện giúp tác giả được không? Chủ đề câu chuyện có nằm trong vấn đề tư tưởng, đạo lí không? 2 .Em hãy viết một đoạn văn nghị luận từ 12 đến 15 câu bàn về vấn đề tư tưởng, đạo lí mà câu chuyện trên đã nêu ra. Bài tập 3: Hãy viết một bài nghị luận ngắn bàn về vấn đề “Thời gian là vàng” ( SGK Ngữ văn 9 – tập 2- Trang 36 ) GV đọc mẫu chuyện nhà giáo Trần Thị Ngọc Hồng cho hs nghe. H:Chủ đề câu chuyện là gì? Em có thể đặt cho truyện nhan đề được không? Chủ đề câu chuyện có nằm trong vấn đề tư tưởng đạo lý không? HS: Suy nghĩ –trả lời. H: Em hãy viết một đoạn văn nghị luận từ 12 đến 15 câu bàn về vấn đề tư tưởng, đạo lý mà câu chuyện trên đã nêu ? III.Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. 1.Dạng đề: -Dạng có lệnh: Suy nghĩ từ chuyện ngụ ngôn: “Đẽo cày giữa đường” -Dạng mở không có mệnh lệnh: Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” 2.Cách làm: B1: Tìm hiểu đề,tìm ý. -Nội dung ,nghĩa đen, nghĩa bóng. -Hiểu biết về vấn đề tư tưởng, đạo lý. B2:Lập dàn ý: MB: Giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lý cần tìm. TB: - Giải thích nội dung vấn đề tư tưởng,đạo lý, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có) - Nhận định đánh giá câu tục ngữ trong bối cảnh cuộc sống riêng, chung (bình luận) - Mớ rộng vấn đề. KB: Tổng kết, nêu nhận định mới. -Tỏ ý khuyên bảo, tỏ ý hành động. - Đưa ra ý kiến riêng của người viết. B3:Viết bài. Chủ đề tự chọn :Rèn kĩ năng xây dựng văn bản nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Nguyễn Văn Sanh-Giáo viên trường THCS Nguyễn Bá Ngọc

Ngày đăng: 30/06/2014, 06:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w