Sở hữu Quan hệ sở hữu: Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếmhữu những của cải, vật chất trong xã hội; chỉ rõ những của cải, vật chất đóthuộc về ai và do ai
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
TÊN ĐỀ TÀI Quy định pháp luật về sở hữu và quyền sở hữu
Lớp học phần: LUCS1129(124)_35-Pháp luật đại cương
Giảng viên hướng dẫn: Ths Phạm Đức Chung
Nhóm thực hiện : Nhóm 9
Hà Nội, ngày 25 tháng 10, năm 2024
Trang 2STT Họ và tên Phân công công việc Đánh giá
1 Nguyễn Mai Phương Nội dung + Thuyết trình
2 Đỗ Thị Kim Oanh Làm slide + Thuyết trình
3 Long An Thuyên Nội dung + Thuyết trình
4 Trịnh Tuấn Minh Nội dung + Thuyết trình
5 Nguyễn Thu Trang Nội dung + Thuyết trình
6 Vũ Đức Tiến Nội dung + Thuyết trình
Trang 3MỤC LỤC
A KHÁI QUÁT CHUNG 8
I Khái quát về sở hữu và quyền sở hữu: 8
1 Sở hữu (Quan hệ sở hữu): 8
2 Quyền sở hữu 8
II. Chủ thể và khách thể của quyền sở hữu 9
1 Chủ thể của quyền sở hữu 9
2 Khách thể của quyền sở hữu 10
B NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU 11
I Các dạng quyền sở hữu 11
1 Quyền chiếm hữu 11
2 Quyền sử dụng 12
3 Quyền định đoạt 13
II Các hình thức sở hữu 15
1 Khái niệm về hình thức sở hữu: 15
2 Các hình thức sở hữu theo BLDS 2015: 16
C SO SÁNH QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TẠI VN VỚI CÁC NƯỚC KHÁC 24
D THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU VÀ QUYỀN SỞ HỮU 26
I Ưu điểm 26
II Điểm yếu: 28
III Một số kiến nghị 30
1 Hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý và khai thác tài sản công 30
2 Đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường 30 3 Đối phó với thách thức từ các loại tài sản phi truyền thống 30
4 Cải thiện hệ thống đăng ký tài sản 31
E Kết luận: 31
Danh mục tài liệu tham khảo 31
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Quyền sở hữu là một khái niệm quan trọng trong hệ thống pháp luật của bất kỳquốc gia nào Đây luôn là một trong những vấn đề trọng tâm của pháp luật dân sự nóiriêng và của cả hệ thống pháp luật nói chung Với ý nghĩa là cơ sở cho mọi quan hệkinh tế, chi phối chế độ kinh tế trong xã hội, quyền sở hữu rất quan trọng đối với mỗi
cá nhân hay nhà nước Ở nước ta cũng không ngoại lệ, quyền sở hữu là chế định quantrọng trong hệ thống pháp luật và được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự.
Tuy nhiên, trong Bộ luật Dân sự Việt Nam vẫn có những điểm hạn chế về cácchế định khiến cho luật Việt Nam trở nên khó hiểu đối với thế giới Vậy nên trong bàitiểu luận này, tác giả sẽ phân tích nội dung quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm
2015 và nêu lên một số điểm hạn chế về quyền sở hữu trong pháp luật Việt Nam.
Trang 5A KHÁI QUÁT CHUNG
I Khái quát về sở hữu và quyền sở hữu:
1 Sở hữu (Quan hệ sở hữu):
Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếmhữu những của cải, vật chất trong xã hội; chỉ rõ những của cải, vật chất đóthuộc về ai và do ai chiếm hữu, sử dụng, định đoạt [1]
Đặc điểm của quan hệ sở hữu:
- Quan hệ sở hữu là quan hệ mang tính khách quan: Quan hệ sở hữu tồntại không phụ thuộc vào ý muốn của con người và nó tồn tại song song cùngvới sự phát triển của sự phát triển của xã hội loài người Quan hệ sở hữu có từthời cổ đại khi mà con người biết săn bắt hái lượm từ tự nhiên thu về những sảnphẩm cho chính mình, quan hệ sở hữu sẽ tiếp tục phát triển qua các hình tháikinh tế xã hội khác nhau và duy trì phát triển như một quan hệ tất yếu kháchquan
- Quan hệ sở hữu tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: Hiện nay theo
bộ luật dân sự 2015 đang tồn tại ba hình thức ‘’ sở hữu toàn dân’’, ‘’sở hữuchung’’, ‘’sở hữu riêng'’
- Quan hệ sở hữu luôn luôn thay đổi : Quan hệ sở hữu là một loại quan
hệ xã hội cho nên sẽ luôn luôn vận động và thay đổi theo sự thay đổi, phát triểncủa đời sống xã hội
mà luôn đi kèm với những nghĩa vụ và giới hạn nhất định bởi pháp luật Trong
Trang 6bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, với sự xuất hiện của nhiều hình thức sởhữu mới, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu cũng trở nên phức tạp hơn, đòihỏi chúng ta phải có những nghiên cứu sâu sắc để tìm ra giải pháp phù hợp.
Quyền sở hữu là một chế định pháp luật quan trọng được Nhà nước quyđịnh nhằm xác định nội dung về sở hữu Theo Điều 164 BLDS (BLDS) củaViệt Nam thì: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng vàquyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật” Như vậyquyền sở hữu bao gồm ba quyền năng cơ bản: Quyền chiếm hữu là quyền nắmgiữ, quản lý tài sản tức là việc người chiếm hữu giữ vật trong phạm vi kiểmsoát của mình, ví dụ, cất tiền bạc, tư trang trong tù Quản lý tài sản được hiểu
là việc người chiếm hữu, kiểm soát sự tồn tại của tài sản và việc sử dụng tàisản; Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tàisản; Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏquyền sở hữu tài sản Từ nội dung này cho thấy chủ sở hữu một tài sản có toànquyền đối với tài sản thuộc sở hữu của mình Như vậy, BLDS đã đưa ra mộtđịnh nghĩa về quyền sở hữu bằng cách liệt kê những nội dung của quyền sở hữu
và chủ thể của quyền này Đây có thể xem là một phương pháp lập pháp rất VD: A là chủ sở hữu của 1 chiếc ô tô thì chỉ A mới có quyền chiếm hữu, sửdụng, định đoạt đối với tài sản trên, những chủ thể khác còn lại trừ A thì phải tôn trọngquyền sở hữu từ A, tuy nhiên về phía A (là chủ sở hữu) cũng phải sử dụng chiếc oto đóphù hợp với quy định của pháp luật không được xâm phạm đến quyền lợi của nhànước cũng như chủ thể khác. riêng của Việt Nam, vì qua nghiên cứu luật dân sự củacác nước trên thế giới, chúng ta không thấy họ đưa ra khái niệm về quyền sở hữu trong
bộ luật dân sự mà khái niệm này chỉ tồn tại trong khoa học luật.
II. Chủ thể và khách thể của quyền sở hữu
1 Chủ thể của quyền sở hữu
Chủ thể của quyền sở hữu: Là những chủ thể tham gia quan hệ PL dân sự về
sở hữu “Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân có đủ 3 quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.” [1]
Trang 7Đối với những tài sản hữu hình thì chủ thể của quyền sở hữu là những người
có trong tay các tài sản theo quy định của pháp luật thuộc quyền sở hữu của mình (chủ sở hữu) được xác lập theo những căn cứ do Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Chủ sở hữu trong BLDS là cá nhân, pháp nhân theo như quy định tại Điều 158BLDS có đủ ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản
Đối với những tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ), thì chủ thể quyền sở hữu là những người được pháp luật dân sự công nhận Đó là chủ sở hữu tác phẩm bao gồm: tác giả, các đồng tác giả, cơ quan tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả, cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả, người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật cùa tác giả
2 Khách thể của quyền sở hữu
Khách thể của quyền sở hữu: là lợi ích mà các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu hướng tới, cụ thể hơn đó chính là tài sản theo quy định của BLDS (Tài sản theo BLDS 2015 được phân làm 4 loại: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.) [1]
Những thu nhập hợp pháp: Là khoản tiền hoặc hiện vật có được do kết quả của lao động hợp pháp đem lại Các khoản tiền thù lao, tiền thưởng do có các công trìnhnghiên cứu khoa học, các sáng chế, sáng kiến cải tiến kĩ thuật, các giải pháp hữu íchđược đem ra sử dụng Các khoản tiền nhuận bút do có tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật được xuất bản, triển lãm , được giải thưởng do trúng vé sổ
số Những thu nhập từ kinh tế gia đình, kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân hoặc do được thừa kể, được tặng, cho
- Của cải để dành là tiền hoặc hiện vật (vàng, bạc, kim khí quý, đá quý ) do thu nhập hợp pháp của cá nhân mà có nhưng chi tiêu sử dụng không hết Của cải để dành có thể dưới nhiều hình thức khác nhau như cho vay, cho thuê, chôn giấu Đây
là những tài sản mà cá nhân chưa dùng đến
- Nhà ở là tư liệu sinh hoạt nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu về chỗ ở của cá nhân hoặc gia đình họ Nhà ở là công trình được công dân xây dựng, mua, được thừa kế,
Trang 8được tặng cho hoặc do đổi chác Nhà ở có thể là công trình kiến trúc kiên cố, bán kiên cố, hoặc đơn sơ nhưng chính là nơi công dân dùng để ở, nghỉ ngơi, là nơi sinh sống chính của công dân Nhà ở là tư liệu tiêu dùng đặc biệt vì nó biểu hiện rõ khả năng kinh tế, văn hoá, thẩm mĩ của công dân và trong quá trình sử dụng có thể phát sinh lợi nhuận về tài sản.
- Tư liệu sinh hoạt là những tài sản phục vụ cho nhu cầu đi lại, giải trí, vui chơi, nghỉ ngơi
- Tư liệu sản xuất bao gồm vốn (tiền, vàng, đá quý ) và các tài sản khác như nhà kho, nhà xưởng, máy móc thiết bị mà cá nhân, pháp nhân được quyền sử dụng và sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật Cá nhân, pháp nhân có toàn quyền
sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp tiếnhành sản xuất kinh doanh
Trang 9Theo Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 quyền sở hữu bao gồm quyền chiếmhữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt.
Quyền chiếm hữu theo Điều 186 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Chủ sởhữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản củamình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.” Còn chiếm hữu được địnhnghĩa: “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặcgián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.” Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu củachủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu (Bất kỳ ai đang trực tiếpcầm nắm, quản lý tài sản tức là đều đang chiếm hữu tài sản đó Theo quy định tại Bộluật Dân sự 2015, chiếm hữu không phải là một loại quyền năng mà ở đây phải hiểu,chiếm hữu là một trạng thái pháp lý của chủ thể) Việc chiếm hữu của người khôngphải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ một số trường hợpđược pháp luật quy định như đối với tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, bị chìm đắm, tàisản bị người khác đánh rơi, bỏ quên… Quyền chiếm hữu trong luật các nước khôngcoi là một phần của quyền sở hữu nhưng các nhà làm luật Việt Nam lại coi nó như mộtphần của quyền sở hữu bằng cách cố gắng xây dựng một định nghĩa pháp lý Điểm này
là điều lạ trong luật Việt Nam đáng chú ý Căn cứ vào nhận thức của người chiếm hữuđối với việc chiếm hữu tài sản thì chiếm hữu có thể phân thành chiếm hữu ngay tình vàchiếm hữu không ngay tình Điều 180 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định.
2 Quyền sử dụng
2.1 Khái niệm
Quyền sử dụng được quy định tại Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Quyền sửdụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.” Hay có thể hiểumột cách đơn giản quyền sử dụng là quyền khai thác những lợi ích mang lại từ tài sản.Cũng như xét về quyền chiếm hữu, thì quyền sử dụng không chỉ thuộc về chủ sở hữutài sản mà ở đây còn thuộc về những người không phải chủ sở hữu nhưng được chủ sởhữu giao quyền hoặc theo quy định của pháp luật
2.2 Phân loại
Trang 10Theo Điều 190 Bộ luật Dân sự năm 2015, đối với quyền sử dụng của chủ sở hữu,
“Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hạihoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi íchhợp pháp của người khác” Pháp luật ghi nhận chủ sở hữu có toàn quyền sử dụng tàisản theo ý chí của mình Nhưng quyền sử dụng này không phải là quyền tuyệt đối mà
nó vẫn bị hạn chế bởi các lợi ích khác như: Lợi ích quốc gia, dân tộc; lợi ích côngcộng; quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Lợi ích quốc gia, dân tộc là vấn đề cónội hàm rộng, bao hàm trong đó tất cả những gì tạo thành điều kiện cần thiết cho sựtrường tồn của cộng đồng với tư cách quốc gia - dân tộc có chủ quyền, độc lập, thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời, thể hiện sự phát triển đi lên về mọi mặt của quốcgia dân tộc theo hướng làm cho đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ngàycàng phong phú, tốt đẹp hơn; cho sự nâng cao không ngừng sức mạnh tổng hợp, nănglực cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế, vị trí, vai trò, uy tín quốc tế của quốc gia,dân tộc
Theo Điều 191 Bộ luật Dân sự 2015, Quyền sử dụng của người không phải là chủ
sở hữu được quy định: “Người không phải là chủ sở hữu sẽ được sử dụng tài sản theo
sự thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo các quy định của pháp luật.” Quyền sử dụngkhông chỉ thuộc về chủ sở hữu tài sản mà còn thuộc về những người không phải chủ
sở hữu nhưng được chủ sở hữu giao quyền hoặc theo quy định của pháp luật Đối vớichủ sở hữu, thì chủ sở hữu được sử dụng tái sản theo ý chỉ của riêng mình nhưng việc
sử dụng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc,lợi ích công cộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Nhữngngười không phải là chủ sở hữu sẽ được sử dụng tài sản theo sự thỏa thuận với chủ sởhữu hoặc theo các quy định của pháp luật
3 Quyền định đoạt
Quyền định đoạt được quy định tại Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Quyềnđịnh đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùnghoặc tiêu hủy tài sản.”
Chủ thể có quyền định đoạt bằng hành vi, ý chí của mình thực hiện việc chuyểngiao quyền sở hữu, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản, tùy thuộc vào
Trang 11nhu cầu, mong muốn của chủ thể Có thể thấy quyền định đoạt được thực hiện ở haigóc độ khác nhau.)
- Thứ nhất, định đoạt dưới góc độ thực tế của tài sản (Theo đó chủ thể tác độngtrực tiếp lên tài sản bằng cách tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản Tiêu dùng là việc chủthể đưa tài sả vào sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống Tiêu hủy tài sản làviệc chủ thể bằng một hành vi cụ thể làm cho tài sản không còn tồn tại trên đời nàynữa )
- Thứ hai, định đoạt dưới góc độ pháp lý của tài sản (Định đoạt dưới góc độ pháp
lý là việc chủ thể chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác,hoặc từ bỏ tài sản làm phát sinh chủ thể có quyền mới đối với tài sản đó Định đoạtdưới góc độ pháp lý là căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản.Chủ thể thực hiện quyền thông qua các giao dịch dân sự phù hợp như: thừa kế, tặngcho, bán tài sản,…)
Ở hai hình thức định đoạt trên, chúng ta thấy rằng, trong việc định đoạt số phậnthực tế của vật, chủ sở hữu chỉ cần bằng hành vi của mình tác động trực tiếp đến vật.Trong việc định đoạt về số phận pháp lí chủ sở hữu phải thiết lập với chủ thể khác mộtquan hệ pháp luật dân sự Đối với hình thức định đoạt này, BLDS đã quy định: Ngườiđịnh đoạt tài sản phải là người có năng lực hành vi dân sự Nghĩa là, người đó phải cóđầy đủ tư cách chủ thể Trong những trường hợp tài sản ít giá trị (chủ yếu là động sản),việc thực hiện quyền định đoạt có thể bằng phương thức giản đơn như: Thoả thuậnmiệng, chuyển giao ngay tài sản nhưng trong những trường hợp pháp luật có quyđịnh trình tự, thủ tục thì phải tuân theo những quy định đó (Điều 193 Bộ luật dân sựnăm 2015)
Ngoài ra, vì lợi ích chung của xã hội và để bảo đảm ổn định giao lưu dân sự trongnhững trường hợp nhất định, Điều 196 BLDS còn quy định việc hạn chế quyền địnhđoạt tài sản của chủ sở hữu Theo đó, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu sẽ bị hạnchế khi có quy định cụ thể của luật Khi những tài sản đem bán, đổi là cổ vật, là di tíchlịch sử, văn hoá thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua Trong trường hợp tổ chức, cánhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khibán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho tổ chức, cá nhân đó.
Trang 12Trong thực tế, có những trường hợp tuy không phải là chủ sở hữu, chủ sở hữukhông uỷ quyền, việc định đoạt có thể không theo ý chí của chủ sở hữu nhưng theoquy định của pháp luật những người đó vẫn có quyền định đoạt Đó là việc cơ quan, tổchức bán đấu giá theo quy định của pháp luật, chấp hành viên kí họp đồng bán đấu giá
để thi hành án; hiệu cầm đồ được quyền bán tài sản nếu hết thời hạn đã thoả thuận màngười vay không trả được tiền vay Trong nội dung của quyền sở hữu, từng quyềnnăng có thể do người không phải là chủ sở hữu thực hiện nhưng việc thực hiện đó chủyếu không mang tính chất độc lập mà phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu Chỉ có chủ
sở hữu mới có quyền thực hiện một cách độc lập không phụ thuộc vào người khác.Việc quy định quyền của người không phải là chủ sở hữu nói lên tính năng động củaquyền sở hữu luôn ở trong thế vận động trong những trường hợp nhất định Chế địnhquyền sở hữu với ba quyền năng cơ bản không chỉ được xây dựng trên nguyên tắcquyền của chủ sở hữu chiếm vị trí trung tâm, là xuất phát điểm để quy định các quychế pháp lí tương ứng mà còn có cả những quy định với những xuất phát điểm từ góc
độ tài sản
Cả ba quyền năng cụ thể tạo thành một thể thống nhất trong nội dung của quyền sởhữu, chúng có mối liên quan mật thiết với nhau nhưng mỗi quyền năng lại mang một ýnghĩa khác nhau Cụ thể, quyền chiếm hữu là tiền đề quan trọng cho hai quyền kianhưng quyền sử dụng lại có ý nghĩa thiết thực, vì chỉ có thông qua quyền năng này chủ
sở hữu mới khai thác được lợi ích, công dụng của vật để thoả mãn các nhu cầu chomình, còn quyền định đoạt lại xác định ý nghĩa pháp lí quan trọng nhất của chủ sởhữu.
II Các hình thức sở hữu
1 Khái niệm về hình thức sở hữu:
Hình thức sở hữu là cách thức chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản trong một chế độ
sở hữu. [5]
Trong chế độ sở hữu có thể có nhiều hình thức sở hữu khác nhau Tương ứng với mỗihình thức sở hữu có những chủ sở hữu nhất định Mỗi hình thức sở hữu có những đặc
Trang 13trưng riêng, nên pháp luật cũng có những quy định riêng thích hợp với mỗi loại hìnhthức sở hữu cụ thể.
Pháp luật dân sự Việt Nam quy định mỗi hình thức sở hữu, chủ sở hữu có những cáchthức thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản trong những giớihạn và phạm vi khác nhau
2 Các hình thức sở hữu theo BLDS 2015:
2.1 Sở hữu toàn dân:
2.1.1 Khái niệm quyền sở hữu toàn dân:
Quyền sở hữu toàn dân là một quan hệ pháp luật dân sự mà chủ thể là Nhà nướcCHXHCNVN (khoản 1 Điều 198 BLDS 2015) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàndân Khách thể của quan hệ là tài sản được quy định tại điều 197 BLDS 2015, cụ thểbao gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùngtrời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sảncông thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quảnlý.Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiệntrong phạm vi và theo trình tự do pháp luật quy định
- Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị
bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không cóngười nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồnđọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
Trang 14- Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹkhác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạtđộng vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thuộc về Nhà nước theo quy địnhcủa Bộ luật dân sự (tài sản của quỹ bị giải thể).
- Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho,đóng góp, viện trợ, tài trợ nhưng chưa hạch toán ngân sách nhà nước và hình thứcchuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam (tài sản do chủ sở hữu tựnguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước)
- Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồihoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động
- Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhànước Việt Nam theo hợp đồng dự án
2.1.3 Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân: trong phạm vi, theo trình tự do Pháp luật quy định từ điều 199 đến điều 204 của BLDS 2015
Khác với các chủ thể khác có thể trực tiếp thực hiện hành vi chiếm hữu, sửdụng, định đoạt, Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàndân thực hiện quyền chiếm hữu sử dụng, định đoạt tài sản một cách gián tiếp Có thểkhẳng định, Nhà nước thực hiện các quyền năng của quyền sở hữu một cách đặcthù.Tính đặc thù đó thể hiện ở chỗ, Nhà nước trực tiếp ban hành các văn bản quy phạmpháp luật trong đó quy định cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện cácquyền năng nhất định đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân Thông qua việc ban hànhvăn bản pháp luật để khẳng định và thực hiện quyền của chủ sở hữu, “Nhà nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tàisản thuộc sở hữu toàn dân” (khoản 1 Điều 198 BLDS 2015) Chính phủ thống nhấtquản lý Tổ chức thực hiện việc bảo vệ, điều tra, khảo sát và lập quy hoạch đưa vàokhai thác đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà chưa được giao cho cá nhân, phápnhân quản lý (Điều 204 BLDS 2015)