1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ quyền sở hữu trí tuệ có những Đặc trưng gì so với quyền sở hữu các tài sản hữu hình

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 80,12 KB

Nội dung

Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì so với quyền sở hữu các tài sản hữu hình?...5 2/ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 đã dựa trên các chính sách:

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

BỘ MÔN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ Giảng viên: ThS Đặng Nguyễn Phương Uyên

BUỔI THẢO LUẬN LẦN 1

Danh sách sinh viên:

Nhóm trưởng: Nguyễn Minh Hằng SĐT: 0935542511.

Nhóm 6 – Lớp HS45.1

Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2023

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 2

STT CÁC TỪ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA

sung 2009, 2019, 2022

2 NĐ 22/2018 NĐ – CP Nghị định 22/2018/NĐ – CP về Quy

định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan

3 NĐ 105/2006 NĐ – CP Nghị định 105/2006 NĐ – CP về Quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo

vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Trang 3

MỤC LỤC BUỔI THẢO LUẬN LẦN 1 5

A NỘI DUNG THẢO LUẬN TẠI LỚP 5 1/ Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc

trưng gì so với quyền sở hữu các tài sản hữu hình? 5 2/ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 đã

dựa trên các chính sách: “Đảm bảo mức độ bảo hộ thoả đáng và cân bằng

trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” và “Bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm

túc các cam kết quốc tế của Việt Nam và bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá

trình hội nhập” Bạn hiểu như thế nào về hai chính sách này? 7 4/ Theo thống kê, số lượng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt

Nam là khá nhiều so với các quốc gia trên thế giới Theo bạn, vì sao lại có

hiện tượng này? 10 5/ Tóm tắt 1 vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, cho biết vấn đề pháp lý

đặt ra và kết quả giải quyết vụ việc của Tòa án 13

B PHẦN CÂU HỎI SINH VIÊN TỰ LÀM (CÓ NỘP BÀI) VÀ KHÔNG

THẢO LUẬN TRÊN LỚP 14 1/ Đối tượng bị xâm phạm trong vụ việc trên là gì? 15 2/ Theo quy định của Bộ luật Hình sự, tội xâm phạm quyền tác giả, quyền

liên quan được quy định như thế nào? 15 3/ Quan điểm cá nhân về hướng giải quyết vụ việc trên liên quan đến hành vi

xâm phạm quyền tác giả 16

Trang 4

BUỔI THẢO LUẬN LẦN 1

A NỘI DUNG THẢO LUẬN TẠI LỚP

1/ Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì so với quyền sở hữu các tài sản hữu hình?

- Cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ vì:

+ Xuất phát từ quyền tự do sáng tác, tự do nghiên cứu khoa học

+ Xuất phát từ lợi ích xã hội

+ Đối với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp: Việc bảo hộ tài sản trí tuệ đối với chủ thể nắm quyền sở hữu sẽ khuyến khích sự sáng tạo Thúc đẩy để họ nỗ lực, cống hiến vào các hoạt động nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm tốt Ngoài việc bảo hộ tài sản trí tuệ còn nhằm bảo vệ thành quả sáng tạo trí tuệ, nếu không bảo hộ sẽ có nguy cơ bị chủ thể khác khai thác, sử dụng Khi một tài sản trí tuệ được bảo hộ sẽ có cơ sở pháp lý ngăn cấm chủ thể khác sử dụng, khai thác khi không có sự đồng ý của chủ thể sở hữu tài sản trí tuệ

+ Đối với người tiêu dùng: Bảo hộ tài sản trí tuệ là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Bởi vì nếu không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì trên thị trường sẽ tràn lan những sản phẩm giả, kém chất lượng Ảnh hưởng nghiêm trọng về uy tín và doanh thu cho các chủ thể đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, có sự đầu tư trí tuệ vào sản phẩm Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn và được sử dụng hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của họ

+ Đối với xã hội, quốc gia: Bảo hộ tài sản trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh; là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần vào việc thu hút đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó bảo

hộ tài sản trí tuệ còn mang lại lợi ích cho quốc gia không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị cụ thể là bảo hộ tài sản trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc hội nhập kinh tế nước ta với thế giới (Nếu muốn gia nhập làm thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO thì điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ).

Vì sao Luật SHTT sửa đổi 3 lần?

- Quyền sở hữu trí tuệ có 05 đặc trưng so với tài sản hữu hình cụ thể như sau:

Khái niệm: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài

sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở

Trang 5

hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (Khoản 1 Điều 4 Luật SHTT

2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022)

Thứ nhất, tài sản trí tuệ là một tài sản vô hình: Đây là thành quả lao động

sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định bảo hộ Nó tồn tại dưới dạng quyền tài sản và quyền nhân thân nên con người không thể chiếm hữu nó về mặt vật lý như tài sản hữu hình Khác với tài sản vô hình, tài sản hữu hình là tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất (nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa, ) có thể nhìn thấy được và có trị giá đo lường cụ thể

Thứ hai, quyền sử dụng đóng vai trò quan trọng: Vì tài sản trí tuệ là tài sản

vô hình nên ít đặt ra quyền chiếm hữu, còn quyền định đoạt trong một số trường hợp sẽ bị hạn chế vì Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền định đoạt do đó quyền

sở hữu trí tuệ nói chung thì quyền sử dụng đóng vai trò quan trọng, nó giúp khai thác lợi ích từ tài sản trí tuệ Tài sản trí tuệ có thể có hàng trăm, hàng ngàn người sử dụng cùng một thời điểm vì tài sản trí tuệ là tài sản vô hình nên nó không chịu sự ràng buộc của một hình thái vật chất nhất định nó khác so với tài sản hữu hình

Thứ ba, bảo hộ có chọn lọc: Không phải mọi lao động trí tuệ đều được bảo

hộ mà chỉ bảo hộ những gì phù hợp với lợi ích, phù hợp với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Có những cái ở nước ngoài được bảo hộ nhưng sang Việt Nam thì không có (Việt Nam chưa bảo hộ âm thanh, …)

Ví dụ: Nhãn hiệu ở Việt Nam là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái,

từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc Nhưng ở một số nước bảo hộ nhãn hiệu bằng âm thanh (Điện thoại Nokia, …), mùi vị (nước hoa, …) hoặc một tác phẩm được tạo ra nhưng nội dung trái đạo đức, trái pháp luật thì không được bảo hộ1 (Máy in tiền giả, Giống cây cần sa, …)

Thứ tư, bảo hộ mang tính lãnh thổ và có thời hạn:

*Mang tính lãnh thổ: Đây là giới hạn về không gian và thời gian, tức là

Luật SHTT Việt Nam chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam, Chúng ta không thể buộc một Quốc gia khác áp dụng Luật Việt Nam Tuy nhiên, hiện nay chúng ta là thành viên của các công ước liên quan đến lĩnh vực SHTT Công ước Berne về Bảo

hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công

1 Khoản 1 Điều 8 Luật SHTT 2005

Trang 6

nghiệp Khi chúng ta tham gia vào những Điều ước quốc tế đó thì các đối tượng về quyền SHTT được bảo hộ ở Việt Nam thì cũng sẽ được bảo hộ ở nước khác với một

số điều kiện (Đây là một số trường hợp ngoại lệ)

*Có thời hạn: Bảo hộ có thời hạn là đặc trưng của quyền SHTT so với các

quyền khác Xuất phát từ cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu và lợi ích công cộng, các tài sản SHTT có ảnh hưởng chung đến sự phát triển của xã hội Và khi hết thời hạn bảo hộ thì chủ sở hữu không còn là người sở hữu tài sản SHTT đó nữa thì khi ai khác muốn khai khác tài sản SHTT thì không cần xin phép hoặc trả tiền cho tác giả Tài sản trí tuệ được pháp luật quy định tại Điều 27 Luật SHTT 2005 về thời hạn bảo

hộ, cụ thể là hết thời gian bảo hộ thì đương nhiên chấm dứt quyền sở hữu trí tuệ

Thứ năm, một sản phẩm trí tuệ có thể được bảo hộ bởi nhiều loại quyền sở

hữu trí tuệ khác nhau

Ví dụ: Một bình hoa vừa được bảo hộ về kiểu dáng công nghiệp vừa được

bảo hộ quyền tác giả

2/ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022

đã dựa trên các chính sách: “Đảm bảo mức độ bảo hộ thoả đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” và “Bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam và bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập” Bạn hiểu như thế nào về hai chính sách này?

Chính sách “Đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo

hộ quyền sở hữu trí tuệ”

Được thể hiện thông qua nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu trí tuệ (SHTT) và lợi ích xã hội Về bản chất nguyên tắc này là sự dung hòa quyền lợi giữa các bên nhằm tạo ra điều kiện tồn tại và phát triển cho chính các bên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của văn học, khoa học và kỹ thuật Mỗi bên sẽ phải hy sinh một phần quyền lợi của mình đề hướng tới lợi ích chung, hướng tới xây dựng một xã hội phát triển bền vững, công bằng và bình đẳng Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất để công dân của mình được tiếp cận tri thức ở mức sâu rộng nhất với chi phí hợp lý nhất đồng thời phải đảm bảo cho một cơ chế bảo hộ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với các sản phẩm trí tuệ Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 7

Trang 7

Luật SHTT 2005 Ngoài ra, Nhà nước thể hiện nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội chủ yếu với các nội dung sau:

Quy định giới hạn của chủ sở hữu quyền SHTT về thời hạn bảo hộ;

- Quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, trả thù lao.2

- Trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao.3

- Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.4

Ngoài ra, cơ sở hình thành chính sách “Đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa

đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” dựa trên các quy định tại

Điều 40 và Điều 62 Hiến pháp năm 2013

Chính sách “Bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc cam kết quốc tế của Việt Nam và bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập”

Được hiểu là việc nội luật hóa các cam kết quốc tế, tạo khuôn khổ pháp lý cụ thể cho hoạt động SHTT của Việt Nam; bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật SHTT, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng; ban hành hệ thống pháp luật SHTT của Việt Nam sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, các điều ước mà Việt Nam là thành viên để từ đó tạo được cơ sở pháp lý cho việc xử phạt vi phạm, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực SHTT

Việc sửa đổi, bổ sung luật nhằm mục đích:

Thứ nhất, là tạo điều kiện cho chúng ta tham gia các sân chơi chung trên thế

giới với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), EVFTA (Hiệp định thương mại tự

do Liên minh Châu Âu – Việt Nam), RCEP (Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

khu vực);

Thứ hai, là phát triển sức sáng tạo của quốc gia, tạo ra động lực phát triển

cho xã hội

2 Điều 25 Luật SHTT 2005

3 Điều 26 Luật SHTT 2005

4 Điều 145 Luật SHTT 2005

Trang 8

Các quy định về bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập được xây dựng với quan điểm thi hành cam kết quốc tế ở mức độ phù hợp nhất với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm cho doanh nghiệp có đủ thời gian bắt kịp với những thay đổi của quá trình hội nhập Ngoài ra, các quy định về tăng cường hiệu quả hoạt động hỗ trợ về SHTT, nâng cao hiệu quả của hoạt động thực thi quyền SHTT cũng giúp cho việc thực thi quyền SHTT nghiêm minh hơn, hiệu quả hơn, từ đó cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

Căn cứ Điều 3, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 thì đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ gồm những đối tượng sau:

Một là đối tượng quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả

(Khoản 1 Điều 3, Khoản 7 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022):

Ví dụ, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa

học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi

âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá

Ví dụ, nhạc sĩ viết ra một bài hát và ca sĩ trình bày, truyền tải bài hát đó đến

với công chúng đây là đối tượng của quyền liên quan quyền tác giả

*Hai là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Khoản 2 Điều 3, từ khoản

12 đến khoản 23 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022):

- Sáng chế (Khoản 12 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019,

2022)

Ví dụ, Điện thoại, máy hút bụi, là sáng chế dưới dạng sản phẩm; quy trình

xử lý rác thải thành nguồn năng lượng, cũng là đối tượng được bảo hộ dưới dạng sáng chế

- Kiểu dáng công nghiệp (Khoản 13 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ

sung 2009, 2019, 2022)

Ví dụ, hình dáng bên ngoài của sản phẩm như kiểu dáng của những loại xe

gắn máy, kiểu dáng của những lọ nước hoa,

Trang 9

- Nhãn hiệu (Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009,

2019, 2022) có thể là từ ngữ, chữ cái, chữ số, hình ảnh, màu sắc hoặc sự kết hợp của các yếu tố này

Ví dụ, nhãn hiệu của Apple là hình quả táo cắn dở, Google là chữ cái kết hợp

với màu sắc

- Tên thương mại (Khoản 21 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung

2009, 2019, 2022).): tên gọi của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh

Ví dụ, công ty cổ phần Hàng không VietJet, Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội,

- Chỉ dẫn địa lý (Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009,

2019, 2022) có 2 điều kiện để bảo hộ:

+ Sản phẩm đó phải xuất xứ từ khu vực địa lý đó;

+ Sản phẩm phải có chất lượng, đặc tính, danh tiếng do điều kiện địa lý quyết định

Ví dụ: Nước mắm Phú Quốc (đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý) khác với nước

mắm Phan Thiết, có thể khác nhau về quy trình chế biến, màu sắc của nước mắm,

- Bí mật kinh doanh (Khoản 23 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung

2009, 2019, 2022) phải đáp ứng 3 điều kiện:

+ Không phải là hiểu biết thông thường, không dễ dàng có được;

+ Nó tạo ra lợi thế cho người nắm giữ bí mật kinh doanh;

+ Nó phải được bảo mật bằng các biện pháp nhất định

Ví dụ: Công thức của món ăn, công thức bí mật tạo ra Coca Cola đang được

bảo hộ, chiến lược kinh doanh cũng có thể là bí mật kinh doanh,

- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (Khoản 15 Điều 4 Luật SHTT

2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022) Ví dụ, trong các thiết bị điện tử như máy

tính, điện thoại… sẽ có các mạch điện tử (con chip) và các mối liên kết các mạch điện tử thì đây là đối tượng bảo hộ dưới dạng thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

*Ba là đối tượng quyền đối với giống cây trồng (Khoản 3 Điều 3, Khoản

26, 27 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022) là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch

Ví dụ, trước kia có thanh long ruột trắng, ngày nay còn có các loại thanh long

ruột đỏ; vải không hạt, …

Trang 10

AB là 2 anh em, cùng kinh doanh 1 cơ sở sản xuất rượu thuốc => hồ sơ, giấy phép hợp pháp hóa kinh doanh AB xung đột, B dùng giấy phép mở cơ sở kinh doanh mới => A không đồng ý, khởi kiện, cho rằng B sử dụng chưa được đồng ý của A, xâm phạm quyền SHTT của A Yêu cầu TA giải quyết, dưới góc độ tư vấn cho B giải quyết vấn đề

- Xác định đối tượng tranh chấp

- Chủ thể khởi kiện

- Có hay không hành vi khởi kiện (Bộ hồ sơ có phải đối tượng khởi kiện Điều 14 – 8 – 15)

Tên miền: Điều 130 Luật SHTT

Thương hiệu cá nhân: Điều 38 BLDS 2015

4/ Theo thống kê, số lượng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam là khá nhiều so với các quốc gia trên thế giới Theo bạn, vì sao lại có hiện tượng này?

Ở Việt Nam, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền SHTT, điều này thể hiện ở việc ngay từ khi BLDS 1995 được ban hành thì SHTT đã là một chương trong BLDS Tuy nhiên, trên thực tế số lượng hành vi xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam là khá nhiều so với các quốc gia trên thế giới, điều này do nhiều lý do như sau:

Nguyên nhân đầu tiên có thể nói đến đó chính là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mang lại lợi nhuận lớn cho những đối tượng làm giả, làm nhái hàng hóa, thương hiệu.5 Chính vì lợi ích cá nhân và số tiền kiếm được khá lớn, những cá nhân

và tổ chức không từ những thủ đoạn và phương pháp để đưa ra thị trường những sản phẩm giả rồi dán nhãn mác, bao bì của sản phẩm nổi tiếng và có thương hiệu để từ

đó trục lợi cho bản thân

Thứ hai, nhận thức của người dân và chủ thể quyền ở Việt Nam về SHTT còn hạn chế, chưa chủ động thực hiện bảo vệ quyền lợi và tài sản của mình mà còn ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước Chưa ý thức được hành vi của mình là xâm phạm quyền SHTT của chủ thể khác Bên cạnh đó còn phải đề

5 Tham khảo "Tranh chấp bản quyền - làm gì để bảo vệ tài sản trí tuệ", https://kinhtedothi.vn/tranh-chap-ban-quyen-lam-gi-de-bao-ve-tai-san-tri-tue.html , truy cập ngày 17/02/2023.

Ngày đăng: 13/11/2024, 20:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w