1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề Đáp Án kiểm tra môn ngữ văn 9 học kì 1 sách kết nối tri thức với cuộc sống (dùng cho 3 bộ sách)

74 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Đáp Án Kiểm Tra Môn Ngữ Văn 9 Học Kì 1 Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Trường học trường trung học cơ sở
Chuyên ngành ngữ văn
Thể loại tài liệu
Năm xuất bản 2000
Thành phố hà nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 111,43 KB

Nội dung

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của em về hình ảnh nhân vật Lý Thông trong đoạn thơ nêu trong phần đọc hiểu trích từ Thạch Sanh, truyện thơ Nôm khuyết danh, in trong Tổng

Trang 1

BỘ 10 ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 VĂN 9 – KẾT NỐI TRI

THỨC

Đề 01:

PHẦN I ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Tóm tắt: Thạch Sanh vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong túp lều dưới gốc

đa và gia tài chỉ có lưỡi búa của cha để lại Thấy Thạch Sanh khỏe, Lý Thông lân lakết nghĩa huynh đệ Thạch Sanh về sống với mẹ con Lý Thông Trong vùng có mộtcon chằn tinh hung dữ, mỗi năm người dân phải nộp một người cho nó ăn thịt Tớiphiên Lý Thông, hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình Thạch Sanh đi thay vàgiết được chằn tinh

Lý Thông là đứa hiểm sâu,Dọa rằng: “Tội ấy chém đầu chẳng chơi,

Xà tinh ấy của vua nuôi,

Để làm báu nước sao ngươi giết xằng?”

Thạch Sanh nghe nói kinh hoàng,Lạy anh cùng mẹ mở đường hiếu sinh

Lý Thông rằng: “Muốn tốt lành,Ngươi mau trốn thoát, điều đình mặc ta

Nếu không vạ đến cả nhà,Bấy giờ thán hối lại là muộn thay!”

Thạch Sanh từ tạ đi ngay,Than thân trách phận chẳng may nhiều bề

Lại tìm chốn cũ hàn khê,Trước thăm mồ mả, sau về cội đa

Cũng liều tuế nguyệt phôi pha,Chắc chi bĩ thái mà hòa trông mong

Đoạn này nói chuyện Lý Thông,

Trang 2

Đuổi người mà chiếm lấy công, hay gì?

Thạch Sanh từ bước ra đi,

Lý Thông liền đến kinh kì tâu vua

Tâu rằng: “Buổi tối hôm qua,

Là phiên tôi phải đi ra miếu ngoài

Thấy xà tinh muốn ra oai,Tôi liền giở hết phép tài của tôi

Nên nay đã chém nó rồi,Hiện đầu còn ở tại nơi cửa nhà”

         (Trích Thạch Sanh, truyện thơ Nôm khuyết danh, in trong Tổng tập văn học

Việt Nam, tập 10, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.900-901)

Câu 1 Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên?

Câu 2 Tìm lời đối thoại của các nhân vật trong đoạn thơ trên?

Câu 3: Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:

Đoạn này nói chuyện Lý Thông, Đuổi người mà chiếm lấy công, hay gì?

Câu 4:

a Em hãy tóm tắt ngắn gọn các sự kiện trong đoạn trích?

b Nêu chủ đề của đoạn trích?

Câu 5 Em hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân sau khi đọc đoạn trích trên? PHẦN II VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh nhân

vật Lý Thông trong đoạn thơ nêu trong phần đọc hiểu trích từ Thạch Sanh, truyện thơ Nôm khuyết danh, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 10, NXB Khoa học

xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.900-901

Câu 2 Em có suy nghĩ gì về hiện tượng học sinh có thói quen trì hoãn trong cuộc

sống? Hãy viết bài văn nghị luận về thói quen trì hoãn của học sinh

Trang 3

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 01

điểm

I 1 Đoạn trích sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ

ba (người kể chuyện ẩn danh)

2 Lời đối thoại của nhân vật Lý Thông:

- “Tội ấy chém đầu chẳng chơi,/ Xà tinh ấy của vuanuôi,/ Để làm báu nước sao ngươi giết xằng?”

- “Muốn tốt lành,/ Ngươi mau trốn thoát, điều đình mặc ta./ Nếu không vạ đến cả nhà,/ Bấy giờ thán hối lại là muộn thay!”

- “Buổi tối hôm qua,/ Là phiên tôi phải đi ra miếu ngoài./ Thấy xà tinh muốn ra oai,/ Tôi liền giở hết phép tài của tôi./ Nên nay đã chém nó rồi,/ Hiện đầucòn ở tại nơi cửa nhà”

3 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là câu hỏi tu từ: Đuổi người mà chiếm lấy công, hay

gì?

- Tác dụng: Câu hỏi tu từ để khẳng định hành động

đuổi Thạch Sanh đi của Lý Thông là không “hay” Tức không tốt đẹp Hành động này cho thấy bản chất mưu mô và tham lam của Lý Thông Qua đây tác giả dân gian muốn thể hiện thái độ không đồng tình cũng như lên án, phê phán hành động bất nhân của Lý Thông

-4 a Tóm tắt ngắn gọn các sự kiện trong đoạn trích:

Sau khi Thạch Sanh chém được chằn tinh, Lý Thông bèn dùng mưu kế lừa dối Thạch Sanh để cướp công Lý Thông bảo Thạch Sanh rằng chằn tinh đó là của vua nuôi, khuyên Thạch Sanh hãy mau trốn đi để mình ở lại tìm cách đối phó Thạch Sanh thật thà tin lời, liền ra đi, tìm về túp lều nơi

Trang 4

gốc đa ngày cũ Về phần Lý Thông, hắn lên kinh gặp vua, tự nhận công là mình đã chém chết chằn tinh.

- Cần phải sống trung thực, ngay thẳng

- Cần tránh xa thói gian dối, bất nghĩa

II 1 * Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn

văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạtcác kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu,các ý trong đoạn văn Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ

về vấn đề nghị luận

* Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí

do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục

Sau đây là một hướng gợi ý:

1 Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật

- Nêu khái quát về nhân vật

2 Thân đoạn: Cảm nhận về nhân vật Lý Thông.

- Lý Thông là một kẻ bất nghĩa, nham hiểm, độc ác: Tuy đã kết nghĩa anh em với Thạch Sanh,

nhưng vì cái lợi của bản thân, Lý Thông sẵn sàng

Trang 5

bội nghĩa lừa Thạch Sanh.

- Là kẻ tham lam: Vì chút bổng lộc, vì danh lợi mà

lừa trên dối dưới, lừa nhà vua, dối người em kết nghĩa, bán đứng anh em

- Lý thông là kẻ giả nhân, giả nghĩa: Khi Thạch

Sanh đã giết được chằn tinh hắn giả làm người tốt bảo Thạch Sanh trốn đi còn mình sẽ nhận hết tội cho Thạch Sanh

- Lý Thông là một kẻ gian dối, mưu mô, xảo quyệt: Sau khi Thạch Sanh trở về quê cũ gốc đa, Lý

Thông xách đầu chằn tinh vào tâu vua rằng chính mình là người đã giết chằn tinh

3 Kết đoạn:

- Đánh giá nhân vật

- Rút ra bài học, gửi gắm thông điệp cho thế hệ trẻ hôm nay

2 a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm

bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Thói quen trì hoãn của học sinh

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận

cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

* Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề: Trì hoãn là một thói quen phổ

biến trong học sinh, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quảhọc tập và phát triển cá nhân

Trang 6

- Nêu tầm quan trọng: Hiểu và khắc phục thói

quen trì hoãn là cần thiết để nâng cao hiệu quả học tập và phát triển bản thân

• Để công việc đến phút cuối mới làm

• Thường xuyên bỏ dở giữa chừng các nhiệm vụ

• Tránh né các công việc khó khăn hoặc không thích

- Nguyên nhân của thói quen trì hoãn:

+ Tâm lí sợ thất bại: Lo lắng về kết quả không tốt

dẫn đến việc trì hoãn

+ Thiếu động lực: Không có hứng thú hoặc không

thấy được tầm quan trọng của nhiệm vụ

+ Quản lí thời gian kém: Không biết cách sắp xếp

công việc hợp lí

+ Sự phân tâm: Bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên

ngoài như mạng xã hội, trò chơi điện tử

- Hậu quả của thói quen trì hoãn:

+ Kết quả học tập kém: Điểm số thấp, không đạt

được mục tiêu học tập

+ Tâm lí căng thẳng: Cảm giác lo lắng, áp lực khi

công việc dồn dập

+ Mất cơ hội: Bỏ lỡ các cơ hội học tập và phát triển

cá nhân

- Giải pháp khắc phục thói quen trì hoãn:

+ Lập kế hoạch cụ thể: Chia nhỏ công việc và đặt

thời hạn cho từng phần

Trang 7

+ Tạo động lực: Tìm kiếm lí do và mục tiêu để

hoàn thành nhiệm vụ

+ Quản lí thời gian hiệu quả: Sử dụng các công cụ

hỗ trợ như lịch, ứng dụng quản lí thời gian

+ Giảm thiểu sự phân tâm: Tắt thông báo mạng

xã hội, tạo môi trường học tập yên tĩnh

* Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề: Trì hoãn là một thói quen

xấu cần được khắc phục

- Kêu gọi hành động: Học sinh cần nhận thức và

áp dụng các biện pháp để vượt qua thói quen trì hoãn, nâng cao hiệu quả học tập và phát triển bản thân

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát;

không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu

Trang 8

Đề 02:

PHẦN I ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

[…] Ngự nghe khi ấy phán ra, Lệnh truyền cởi trói cho mà Thạch Sanh

Liền mời bước lại đan đình Truyền làm yến đãi Thạch Sanh bấy giờ

Tiệc đương yến ẩm say sưa, Châu phê hạ chiếu bấy giờ sắc phong   Ban cho hai chức Quận công, Trừ yêu hai chức, thần thông hai quyền

 Gả nàng công chúa hợp duyên, Phong làm Quốc tế cầm quyền Quốc gia

Chàng vâng bái tạ vua cha, Tay cầm chiếu chỉ vào tòa một khi Viện vương phần bảo vân vi:

“Tội Lý Thông ấy mặc thì Thạch Sanh.

Để người liệu định cho minh Báo thù, giả oán sự tình bấy nay” Sanh nghe đặt gối tâu bày.

Rằng: “Xin rộng lượng vua nay xét cùng:

Nay chàng ăn ở khác lòng, Máu tham quen giữ thói đồng dâm ô Làm chi đứa dại ngoan ngu Xin tha cho nó về tù bản hương”.

Trang 9

Vua rằng: “Sự ấy mặc chàng, Giết, tha cho bõ lòng vàng thì thôi” Sanh từ nghe phán mọi nhời, Đòi tù họ Lý đến nơi đan đình Sanh rằng: “Khéo thực là anh! Tội giời phụ nghĩa bạc tình chẳng oan”.

Lý Thông thẹn mặt hổ han, Cúi đầu chẳng dám kêu van một nhời

Viện vương mắng: “Lý Thông ơi!

Không Sanh, mày chết bỏ đời miếu sơn Làm sao phụ nghĩa, vong ân, Tranh công rồi lại ra phần bạc đen!

Ấy là phạm tội một phen, Công tìm công chúa mày bèn lại tranh

Ví chàng ăn ở hẹp tình Tội ngươi đã đáng tan tành thịt xương.

Tha cho trở lại quê hương, Cũng may mà có nhời chàng mới tha”.

Thông nghe bái tạ bước ra, Quan quân sỉ hổ, người ta chê cười.

Mẹ con bị nhục, thương ôi!

Ngọc Hoàng nghị phán kim giai tức thời

Kíp sai ngũ bộ Thiên lôi Đằng vân giá vũ đến nơi lạ dường.

Mẹ con về đến giữa đường.

Trang 10

Thiên lôi ngũ bộ đánh liền cả hai Cho hay những kẻ phi loài Người ta không giết thì giời chẳng tha […]

(Trích Truyện Thạch Sanh, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 10,

Trung tâm khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2000)

Câu 1 Em hãy xác định thể loại của văn bản trên.

Câu 2 Tìm những từ ngữ miêu tả hành động của nhân vật Thạch Sanh Qua đó, em

Gả nàng công chúa hợp duyên, Phong làm Quốc tế cầm quyền Quốc gia

Câu 4: Từ đoạn trích văn bản “Truyện Thạch Sanh” ở trên và liên hệ câu nói của

Lục Vân Tiên trong “Truyện Lục Vân Tiên”: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”,

em có nghĩ gì về việc sẵn sàng làm ơn và biết nói lời cảm ơn

Câu 5 Theo em, những câu thơ in đậm là lời của ai? Việc đưa lời đối thoại vào

văn bản đem lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

PHẦN II VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật Thạch Sanh trong văn bản

trên

Câu 2 Thạch Sanh có thể xét xử Lý Thông nhưng chàng không làm như vậy Từ

hành động đó của Thạch Sanh, em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trìnhbày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng bao dung

Trang 11

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 02

điểm

I 1 Xác định đúng thể loại truyện thơ Nôm.

2 - Những chi tiết miêu tả hành động của Thạch

Sanh là: vâng bái tạ vua cha, tay cầm chiếu chỉ vào

tòa một khi, đặt gối tâu bày, xin tha cho Lý Thông.

- Qua đó, tác giả xây dựng đặc điểm, tính cách nhân vật: thật thà, chất phác, nhân hậu.

3 - Chỉ ra biện pháp liệt kê: phê hạ chiếu, sắc

phong, ban cho hai chức Quận công, gả nàng công chúa, phong làm Quốc tế.

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho văn bản truyện thơ+ Nhấn mạnh sự ban thưởng của nhà vua cho ThạchSanh

+ Khẳng định tài năng, vẻ đẹp phẩm chất của ThạchSanh và thể hiện chủ đề của văn bản: ở hiền gặp lành

4 HS đưa ra ít nhất hai hành động thể hiện sự biết

ơn với người giúp đỡ mình (GV linh hoạt cho điểm)

- Hãy luôn ghi nhớ những gì người khác đã làm chomình

- Sự trân trọng này không chỉ bộc lộ qua lời nói mà còn qua hành động

- Có thể nói lời cảm ơn trực tiếp hoặc viết thư, tin nhắn để bày tỏ lòng biết ơn Một lời cảm ơn chân thành có thể mang lại niềm vui lớn cho người nhận

và khẳng định giá trị của họ

- Sẵn lòng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn

- Tích cực phấn đấu trong học tập, công việc và cuộc sống để không phụ lòng những người đã giúp

Trang 12

đỡ mình.

5 Theo em, câu thơ in đậm là lời nói của Viện vương, thể hiện đặc trưng của ngôn ngữ trong truyện thơ Nôm: trở thành phương diện thể hiện

tính cách nhân vật

II 1 * Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn

văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạtcác kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu,các ý trong đoạn văn Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ

về vấn đề nghị luận

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí

do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục

Sau đây là một hướng gợi ý:

- Giới thiệu được văn bản, nhât vật Thạch Sanh

- Lí giải được một số đặc điểm nổi bật của nhân vật Thạch Sanh thông qua việc phân tích các phương diện cụ thể:

+ Chàng là người rất hiền lành, tốt bụng: hành

động, ngôn ngữ đối thoại “Xin tha cho nó về tù bản

hương” và lời nhận xét của nhân vật khác “Không Sanh, mày chết bỏ đời miếu sơn/ Làm sao phụ nghĩa, vong ân”

+ Trọng tình nghĩa: Xin tha cho mẹ con Lý Thông, Thạch Sanh biết Lý Thông hại mình nhưng cũng không oán thán, kêu ca

+ Tính cách: nhân hậu, bao dung, hào hiệp: sẵn lònggiúp đỡ người khác

- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ Nôm: có vẻ đẹp toàn diện, khắc họa ở

Trang 13

hai phương diện: con người bên ngoài và bên trong.

- Nó thể hiện được tư tưởng, chủ đề tác phẩm: Người ở hiền thì sẽ gặp lành và thể hiện thái độ trântrọng, ngợi ca của người viết

2 a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm

bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Em hãy viết bài văn nghị luận về ý nghĩa của lòng bao dung

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận

cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1 Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của lòng bao dung

2 Thân bài

- Giải thích “bao dung”/ biểu hiện: Là chấp nhận

hay bỏ qua những lỗi lầm, sai sót của người khác hoặc chính bản thân mình Đây là một hành động hoặc thái độ thể hiện sự nhân ái, tâm lý tích cực và khả năng buông bỏ những cảm xúc tiêu cực như tứcgiận, thù hằn hay oán giận

- Bày tỏ quan điểm của bản thân và đưa ra lí lẽ, bằng chứng thuyết phục

+ Bao dung là một quá trình và có thể cần thời gian,nhưng nó thường mang lại lợi ích lớn về mặt tinh thần và cảm xúc cho cả người tha thứ và người được tha thứ

Trang 14

+ Bao dung mang lại nhiều giá trị quý báu cho cả bản thân và các mối quan hệ, góp phần tạo ra một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn.

- Đưa ra các ý kiến trái chiều

+ Tha thứ khác với với việc tiếp tay cho những hành động sai trái

+ Phê phán những người sống ích kỉ chỉ biết lợi íchcủa bản thân

3 Kết bài

Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát;

không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu

Đề 03:

PHẦN I ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Trang 15

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

[…]

Cho gươm mời đến Thúc Lang,Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run(1).Nàng rằng: “Nghĩa trọng nghìn non,Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?Sâm, Thương(2) chẳng vẹn chữ tòng,Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân

Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là

Vợ chàng quỷ quái, tinh ma,Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau!Kiến bò miệng chén chưa lâu,Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.”

[…]

Thoạt trông, nàng đã chào thưa:

“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Đàn bà dễ có mấy tay,Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan,Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều!Hoạn Thư hồn lạc, phách xiêu,Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca

Rằng: “Tôi chút dạ đàn bà,Ghen tuông thì cũng người ta thường tình

Nghĩ cho khi các(3) viết kinh,Với khi khỏi cửa, dứt tình chẳng theo

Trang 16

Lòng riêng, riêng cũng kính yêu,Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai!

Trót lòng gây việc chông gai,Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng!”

Khen cho: “Thật đã nên rằng,Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời

Tha ra thì cũng may đời,Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen

Đã lòng tri quá(4) thời nên”

Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay…

      (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học, 2018)

Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc) Sau khi

chịu bao đau khổ, tủi nhục, đọa đày, Thúy Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh

và giúp nàng đền ơn trả oán Đây là đoạn trích tả cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán

(1) Dẽ run: người run lên như chim dẽ (có khi viết là giẽ hoặc rẽ), vì chim dẽ có cái

đuôi luôn phay phảy như run

(2) Sâm, Thương: sao Sâm và sao Thương, sao này mọc thì sao kia lặn, vì vậy thường

dùng để so sánh với tình cảnh chia cách không bao giờ có thể gặp mặt

(3) Gác Quan Âm ở nhà Hoạn Thư, nơi Hoạn Thư để cho Kiều ra đó viết kinh

(4) Tri quá: biết lỗi.

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2  Trong câu thơ: “Cho gươm mời đến Thúc Lang”, Thúc Lang ở đây là ai?

Câu 3 Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái

nhiều” ?

Câu 4 Câu thơ: “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai!” gợi cho anh/ chị suy nghĩ

gì về số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa?

Câu 5 Anh/chị có đồng tình với hành động “tha bổng” Hoạn Thư của Thúy Kiều

hay không? Vì sao?

PHẦN II VIẾT (6,0 điểm)

Trang 17

Câu 1 Qua lời nói và hành động của Kiều với Thúc Sinh, anh/chị thấy Kiều là người

như thế nào? Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của mình về nhân vật Kiều

Câu 2 Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận về tình bạn khác giới ở tuổi học trò.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 03

Trang 18

Phần Câu Nội dung Thang

điểm

I 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong

đoạn trích là: biểu cảm.

2 Trong câu thơ: “Cho gươm mời đến Thúc Lang”,

Thúc Lang ở đây là: Thúc Sinh.

3 Câu thơ “Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái

nhiều” được hiểu là: Những người ghê gớm, tinh

ranh, làm điều ác sẽ nhận lấy điều không hay

4 Câu thơ: “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai!”

nói lên số phận của những người phụ nữ trong

5 - Nếu đồng tình với hành động của Thúy Kiều thì có thể lí giải: do lí lẽ mà Hoạn Thư đưa ra khá

thuyết phục; hành động tha bổng Hoạn Thư xuất phát từ  tấm lòng vị tha bao dung của Kiều, phù hợpvới hình tượng Kiều mà Nguyễn Du xây dựng từ đầu tác phẩm Hành động của Kiều cũng phù hợp với quan niệm độ lượng của nhân dân “Đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại”

- Nếu không đồng tình với hành động của Kiều thì có thể lí giải: do Hoạn Thư đã gây ra nhiều khổ

đau, bất hạnh cho Kiều nên việc Kiều báo thù cũng

là điều dễ hiểu, phù hợp với quan niệm của nhân dân từ xưa đến nay “ác giả ác báo”,…

II 1 * Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn

văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạtcác kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu,các ý trong đoạn văn Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ

Trang 19

về vấn đề nghị luận.

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí

do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục

Sau đây là một hướng gợi ý:

- Lời nói và hành động của Thúy Kiều với Thúc Sinh:

+ Lời nói: gọi Thúc Sinh là “người cũ”, “cố nhân”;

Kiều cũng nhắc đến các khái niệm đạo đức phong kiến như chữ “nghĩa”, ”tòng”, ”phụ”

 + Hành động: đem “Gấm trăm cuốn, bạc nghìn

cân” để tặng Thúc Sinh

- Qua lời nói và hành động của Kiều với Thúc Sinh,

ta thấy Kiều là một người nhân hậu, trọng tình, trọng nghĩa

2 a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm

bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận về tình bạn khácgiới ở tuổi học trò

c Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận

cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1 Mở bài

Trang 20

và bạn nữ.

* Bàn luận:

- Biểu hiện của tình bạn khác giới đẹp:

+ Bạn cho ta một bờ vai mỗi khi ta khóc, một điểm tựa khi ta rơi vào tuyệt vọng

+ Bạn cho ta một bầu trời ánh sáng khi ta lạc bước vào thế giới tối tăm

+ Luôn bên ta dù cuộc đời có đổi thay, khi ta gặp hoạn nạn cũng như tìm thấy hạnh phúc

+ Động viên, giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong học tập lẫn cuộc sống

+ Thẳng thắn góp ý, khuyên bảo để giúp nhau cùng tiến bộ

+ Đối xử với nhau chân thành, tin tưởng, không màng vật chất

+ Không lừa dối, lợi dụng tình cảm, địa vị của nhau

- Ý nghĩa của tình bạn khác giới:

+ Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách

+ Nhờ tình bạn, ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống

Trang 21

+ Tình bạn giúp ta cảm thấy cuộc sống trở nên vô cùng ý nghĩa.

- Phản đề:

+ Tình bạn cần được xây dựng trên những tình cảm,cảm xúc chân thành nhất Đây là cơ sở để tình bạn được bền vững

+ Phê phán những tình bạn giả dối, lợi dụng lẫn nhau Tình bạn ấy sẽ không bao giờ lâu dài và vĩnh cửu

* Bài học nhận thức và hành động:

- Tình bạn khác giới cũng như tất cả các tình bạn khác, là tình cảm thiêng liêng không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người

- Để duy trì được tình bạn khác giới tốt đẹp lâu dài:+ Cần biết chọn bạn để chơi

+ Học cách yêu thương, quan tâm, bao dung những lỗi lầm, sai sót của nhau

+ Sống chân thành, bảo vệ và tin tưởng lẫn nhau.+ Luôn cho đi và không bao giờ ích kỉ trong tình bạn

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát;

không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu

Trang 22

Đề 04:

PHẦN I ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Lược dẫn: Trương Ba là một người làm vườn hiền lành, nho nhã, có tài đánh cờ, vì

sự bất cẩn của Nam Tào mà phải chết Đế Thích, một vị tiên cờ vốn thích chơi cờ vớiTrương Ba, đã cứu cho Trương Ba sống lại bằng cách nhập hồn Trương Ba vào xácanh hàng thịt mới qua đời Đoạn trích dưới đây là màn đối thoại giữa Trương Ba với

vợ, khi Trương Ba đã sống lại trong thân xác của anh hàng thịt

Hồn Trương Ba: Như vậy thì suýt nữa là tôi chết hẳn bà nhỉ?

Vợ Trương Ba: May mà có ông Đế Thích…

Hồn Trương Ba: Kinh thật! Chết hẳn không được sống nữa! (Ngẫm nghĩ) Ai bảo

không sợ chết là nói khoác, chứ tôi, tôi sợ lắm Cứ nghĩ đáng nhẽ mình… là lại sợ.May quá, mình lại được sống, lại được đi lại, làm lụng, trông thấy mặt trời, được ănnhững trái cây trong vườn, ngửi mùi hoa ngâu, hoa lý trước thềm, uống nước chè tươi

bà nấu Lại được bên bà, nhìn thấy bà… Sống, thật là lý thú!

Vợ Trương Ba (Rụt rè): Nhưng…nhưng… ông đã…

Trang 23

Hồn Trương Ba: Đã khác hẳn trước, phải không? (Rầu rĩ) Bà đã quen hình vóc này

của tôi chưa?

Vợ Trương Ba: Đã gần một tháng, cũng… cũng quen dần ông ạ!

Hồn Trương Ba: Vậy là sao… Tôi vẫn chưa quen được! Cái thân xác có phải bộ

quần áo đâu mà dễ quen, dễ đổi Có khi người ngoài nhìn vào còn dễ quen chứ chínhbản thân mình thì… Đã gần một tháng, tôi là tôi mà cứ như không phải là tôi… Trước

kia tôi đâu có biết anh hàng thịt này là ai (Ngắm nghía lại tay chân mình) Cái thân xác cũ của tôi, tôi mang đã năm mươi năm, chứ cái thân xác cồng kềnh này (Lắc

đầu).

Vợ Trương Ba: Quen dần… nhưng mà… Lắm lúc không hiểu sao tôi vẫn nhớ tới

hình vóc ông hôm qua, lại thương cho cái người nằm dưới đất ấy…

Hồn Trương Ba: Người nào? Dưới đất chỉ là cái xác… Thế mà bà bảo: Chỉ có cái

hồn mới là đáng kể! Thân xác là kẻ khác nhưng hồn vẫn là mình cơ mà!

Vợ Trương Ba: Tôi hỏi thật, từ hôm mang thân anh hàng thịt, mình thấy trong người

thế nào, có như xưa không?

Hồn Trương Ba: Tôi khỏi hẳn cái chứng đau lưng với bệnh hen suyễn Người thấy

khoẻ mạnh lắm Anh hàng thịt này là người lực lưỡng to béo nhất chợ mà

Vợ Trương Ba: Giờ một bữa ông ăn tám, chín bát cơm Trước ông ăn yếu lắm Mà

giờ ông lại hay đòi uống rượu

Hồn Trương Ba (Ngại ngùng): Chẳng hiểu tại sao Chắc vì anh hàng thịt nghiện

rượu Xưa tôi ghét nhất cái thứ đó! Bây giờ tôi vẫn ghét, nhưng cái thân xác tôi mang

đã quen với thói cũ của nó…

Vợ Trương Ba (Ngậm ngùi): Bây giờ ông trẻ hơn xưa đến hơn hai mươi tuổi, anh

hàng thịt mới ngoài ba mươi mà… Ông sức vóc như thế, mắt ông còn tinh, tóc ôngđen nhánh còn tôi đã già rồi, tôi đã là bà lão rồi…

Hồn Trương Ba: Kìa bà nó… Thì tôi có muốn thế đâu!

Vợ Trương Ba: Chiều qua ông lại sang nhà hàng thịt à?

Hồn Trương Ba: Bà vợ ông ta cứ sang đây! Bà ấy đã hiểu ra rằng tôi không phải là

ông hàng thịt nhưng bà ấy vẫn khóc lóc, nài nỉ kêu rằng giờ bà ấy bơ vơ không nơinương tựa, quán hàng thịt thà chẳng ai giúp cho! Bà ấy kể lể thảm quá, nghĩ cũng tội!Thôi chẳng gì mình cũng mượn thân xác chồng người ta, cũng phải sang đỡ đần bà ấy

Trang 24

ít việc nặng Tôi lóng nghóng có biết mổ lợn đâu, nhưng cũng phải đỡ đần bà ấy mộttay.

Vợ Trương Ba: Tính ông hay thương người, mà bà ấy cứ được đằng chân lân đằng

đầu, mới đầu chỉ nói sang đây nhìn ông cho đỡ nhớ chồng, rồi lại lằng nhằng nhờ việc

nọ kia! Mà nghe đâu người ta nói mụ ta cũng không phải người đứng đắn đâu!

Hồn Trương Ba: Ô kìa! Thì tôi có…

Vợ Trương Ba: Chồng mới chết, đã cứ sang rủ rê ông về nhà, chẳng phải không

đứng đắn là gì? Phải mụ ta được cái có nhan sắc, người cứ phây phây ra, hai con mắtlúng la lúng liếng…

Hồn Trương Ba: Người ta thế nào liên quan gì đến tôi, bà rõ lẩn thẩn!

Vợ Trương Ba: Vâng, tôi lẩn thẩn, tôi già rồi mà…

Hồn Trương Ba: Mình thật là… (Buồn bực) Xưa nay có bao giờ mình nói năng như

vậy với tôi đâu!

(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ,

in trong Lưu Quang Vũ – Tuyển tập kịch, Nxb Sân khấu, Hà Nội 1994)

Câu 1 Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích ?

Câu 2 Chỉ rõ những lời chỉ dẫn sân khấu được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3 Anh/chị hãy lí giải vì sao vợ Trương Ba không hoàn toàn vui khi Trương

Ba sống lại trong thân xác anh hàng thịt?

Câu 4 Theo anh/chị, hai hình tượng hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt trong

đoạn trích được dùng để biểu tượng cho điều gì?

Câu 5 Anh/chị có đồng tình với việc tác giả để hồn Trương Ba sống lại nhờ trong

xác anh hàng thịt không? Vì sao?

PHẦN II VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 Anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh

của tiếng nói bản năng

Câu 2 Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận về bi kịch của hồn Trương Ba trong đoạn

trích ở phần đọc hiểu

Trang 25

2 Lời chỉ dẫn sân khấu trong đoạn trích (những từ

được in nghiêng, đặt trong ngoặc đơn): ngẫm

nghĩ, rụt rè, rầu rĩ, ngắm nghía lại tay chân mình, lắc đầu, ngại ngùng, ngậm ngùi, buồn rầu 

3 Vợ Trương Ba không hoàn toàn vui khi Trương

Ba sống lại trong thân xác anh hàng thịt vì:

- Trương Ba đã có những đổi khác so với trước kia

- Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt trẻ hơn, còn vợ Trương Ba thì đã già

- Lo sợ vợ anh hàng thịt quyến rũ Trương Ba

4 - Hồn Trương Ba là hình ảnh biểu tượng cho những

gì thuộc về đời sống tinh thần của con người

- Xác anh hàng thịt là hình ảnh biểu tượng cho những gì thuộc về nhu cầu bản năng của con người

5 - Học sinh bày tỏ được quan điểm: đồng tình/không đồng tình/vừa đồng tình vừa không đồng tình

Trang 26

- HS có cách lí giải hợp lí.

Gợi ý:

+ Khi sống trong xác hàng thịt Trương Ba sẽ bị thayđổi từ hình thức, thói quen cho đến tính cách Vì thếTrương Ba sẽ không còn được là chính mình

+ Trong cuộc sống con người cần được sống là chính mình, mọi sự sống nhờ, sống gửi sẽ khiến cuộc sống gặp nhiều rắc rối, vô nghĩa thậm chí có thể dẫn đến tình trạng bi kịch

II 1 * Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn

văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạtcác kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu,các ý trong đoạn văn Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ

về vấn đề nghị luận

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí

do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục

Sau đây là một hướng gợi ý: Suy nghĩ về sức

mạnh của tiếng nói bản năng

- Tiếng nói bản năng là những nhu cầu tự nhiên của con người Nó rất mạnh mẽ, rất khó điều khiển

- Một số nhu cầu bản năng là cần thiết để duy trì sự tồn tại, tuy nhiên, một số nhu cầu khác, nếu mất kiểm soát sẽ khiến cho con người bị tha hóa, rơi xuống hàng con vật

2 a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm

bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận về bi kịch của

Trang 27

hồn Trương Ba trong đoạn trích ở phần đọc hiểu.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận

cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1 Mở bài:

Giới thiệu tác giả tác phẩm, đoạn trích và vấn đề nghị luận

2 Thân bài:

- Khái quát về tác phẩm: Giới thiệu về nhân vật

Trương Ba và cuộc hội thoại giữa hồn Trương Ba với vợ

- Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba:

+ Trương Ba có số phận bi kịch, đáng thương chịu cái chết oan uổng cho sự tắc trách của các quan trời

mà không được là chính mình khi phải nương nhờ thân xác của anh hàng thịt

+ Tha hóa về nhân cách: trước kia Trương Ba là một người chăm chỉ, khéo léo, chăm sóc, yêu thương vợ con, là người cha mẫu mực, bây giờ từ khi sống trong thể xác của anh hàng thịt trở nên thô

Trang 28

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát;

không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu

Đề 05:

PHẦN I ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây

Trang 29

Trong cửa này đã đành phận thiếp Ngoài mây kia há kiếp chàng vay (1)  ?

  Những mong cá nước sum vầy Nào ngờ đôi ngả nước mây cách vời.

Thiếp chẳng tưởng ra người chinh phụ Chàng há từng học lũ vương tôn (2)  .

 

Cớ sao cách trở nước non Khiến người thôi sớm thôi hôm những sầu Khách phong lưu đang chừng niên thiếu, Sánh nhau cùng dan díu chữ duyên.

 

Nỡ nào đôi lứa thiếu niên, Quan san để cách, hàn huyên cho đành (3)

Thưở lâm hành oanh chưa bén chưa bén liễu,

Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca.

Nay quyên đã giục oanh già,

Ý nhi (4)  lại gáy trước nhà líu lo

  Thưở đăng đồ (5)  mai chưa dạn gió, Hỏi ngày về chỉ độ đào bông.

Nay đào đã quyến gió đông Phù dung lại đã bên song bơ xờ.

      (Theo Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm,

Trang 30

      Chinh phụ ngâm khúc, NXB văn học, tr.35)

* Chú thích:

(1) Vay: tiếng đệm của câu than thở

(2) Vương tôn: con nhà giàu sang, cũng có nghĩa là đi chơi xa không đoái gia đình (3) Quan san: cửa ải và  núi non, thường dùng  để chỉ đường sá xa xôi cách trở; hàn

huyên: Trò chuyện, hỏi han, tâm tình sau một thời gian xa cách

(4) Ý nhi: chim én (yến)

(5) Đăng đồ: Lên đường đi chơi xa

Câu 1 Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2 Tâm trạng của người chinh phụ nảy sinh trong hoàn cảnh nào? Nêu một chi

tiết giúp em nhận biết hoàn cảnh ấy?

Câu 3 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong

đoạn thơ:

Thưở lâm hành oanh chưa bén chưa bén liễu,

Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca

Nay quyên đã giục oanh già,

Ý nhi(4) lại gáy trước nhà líu lo

Thưở đăng đồ(5 )mai chưa dạn gió,Hỏi ngày về chỉ độ đào bông

Nay đào đã quyến gió đôngPhù dung lại đã bên song bơ xờ

Câu 4 Qua tâm sự  của  nhân vật người chinh phụ trong đoạn trích, em có suy

nghĩ gì về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

Câu 5 Đoạn trích trên đã gửi gắm đến người đọc những thông điệp ý nghĩa nào? PHẦN II VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của bản thân

về ý nghĩa của tình thương yêu trong cuộc sống

Câu 2 Phân tích đoạn thơ sau sau:

Người lên ngựa kẻ chia bào(1),Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san(2)

Dặm hồng bụi cuốn chinh an(3),

Trang 31

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường(4)

(“Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du,

NXB Văn hóa thông tin, 2002, tr 142-143)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 05

điểm

I 1 Thể thơ: Song thất lục bát;

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

2 - Tâm trạng của người chinh phụ nảy sinh trong hoàn cảnh: Hai vợ chồng xa cách vì người chồng

chinh chiến nơi xa, lâu ngày không có tin tức

- Chi tiết giúp em nhận biết hoàn cảnh ấy: Thiếp

trong cánh cửa chàng ngoài chân mây/ Nào ngờ

Trang 32

đôi ngả nước mây cách vời/ Cớ sao cách trở nước non.

3 - Biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn

thơ: Thuở…chưa…Hỏi ngày về…nay…

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu tha thiết, khắc khoải, làm cho lời thơ sinh động, hấp dẫn, giàu tình gợi hình, gợi cảm.+ Nhấn manh, làm nổi bật khoảng cách thời gian li biệt của hai vợ chồng

+ Qua đó thể hiện nỗi nhớ nhung, sầu muộn và lo lắng cho chồng của người chinh phụ Đồng thời chothấy sự đồng cảm của tác giả với tình cảnh của người chinh phụ

4 Suy nghĩ gì về thân phận của những người phụ

nữ trong xã hội phong kiến:  Số phận họ đầy bi

kịch, đáng thương, là nạn nhân của chiến tranh phong kiến phi nghĩa

5 Đoạn thơ trên đã gửi gắm đến người đọc những thông điệp ý nghĩa:

- Tố cáo chiến tranh phi nghĩa, khiến con người - đặc biệt là người phụ nữ phải chịu nhiều đau thương, mất mát

- Đồng cảm với số phận bi kịch, đáng thương của con người

- Biết trân trọng, yêu quý và có ý thức gìn giữ cuộc sống hòa bình mà mình đang có

II 1 * Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn

văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạtcác kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu,các ý trong đoạn văn Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ

về vấn đề nghị luận

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng

Trang 33

cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí

do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục

Sau đây là một hướng gợi ý:

1 Mở đoạn: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận.

2 Thân đoạn:

Bước 1: Giải thích: Tình yêu thương là sự sẻ chia,

thấu hiểu giữa con người với con người

Bước 2: Phân tích, chứng minh

a) Biểu hiện của tình yêu thương:

- Trong gia đình

- Trong xã hộib) Ý nghĩa của tình yêu thương:

- Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh

- Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;

- Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa

* Dẫn chứng: Giúp đỡ đồng bào lũ lụt, ủng hộ nhân dân vùng dịch, giúp đỡ những người có hoàn cảnh bất hạnh,

Bước 3: Bàn luận, mở rộng

Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất

cứ ai

Bước 4: Bài học nhận thức và hành động

Trang 34

- Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống.

- Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời

3 Kết đoạn:

Tổng kết, khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương

có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là

lẽ sống của mỗi người

2 a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm

bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận về Phân tích

đoạn thơ: “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” – trích

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

c Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận

cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Trang 35

Hoạn Thư nên đã giục chàng về thưa lại với Hoạn Thư để nàng xin làm lẽ Với Kiều, đây là chuyến đi đầy lưu luyến và tràn trề niềm tin hi vọng:

“Chén đưa nhớ bữa hôm nay,

Chén mừng xin đợi ngày rày năm sau…”

- Đây là đoạn trích miêu tả thành công những xúc cảm, nỗi mừng lo lẫn lộn, và vượt lên trên tất cả là nỗi niềm của một tâm hồn chất chứa những mâu thuẫn Qua những biện pháp tu từ nghệ thuật, Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh phong cảnh nên thơ

và bộc lộ tâm sự của người đi kẻ ở trong buổi tiễn biệt

* Bức tranh thiên nhiên lúc chia tay:

“Người lên ngựa kẻ chia bào,

Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.”

- Khung cảnh biệt ly, thấm đẫm nỗi buồn da diết có sức khái quát cao: “Rừng phong, thu đã nhuốm màuquan san Dặm hồng bụi cuốn chinh an, trông người

đã khuất mấy ngàn dâu xanh ” Không gian dường như thay đổi liên tục, từ cánh rừng phong đỏ thẫm, sang con đường thiên lý mà Thúc Sinh đang ruổi ngựa nơi cuối trời Cả một màu quan tái đã hiện dầnlên trong đôi mắt nàng Kiều, những cụm từ quan san, dặm hồng, rừng phong đã tạo nên ấn tượng chia ly, buồn nhưng vẫn mang sắc thái trang trọng

“Người lên ngựa, kẻ chia bào,

Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san”.

- Thúy Kiều buông vạt áo cũng là buông khỏi Thúc Sinh, chia bào là một hoán dụ cũng như chiếc yên ngựa của người đi xa, nó dùng để chỉ con ngựa nhưng cũng là ám chỉ người đi xa Và cuộc ra đi này là một cuộc ra đi định mệnh, nó đã đưa cuộc

Trang 36

đời Kiều đi sang một chặng đường mới, khổ đau, tủinhục, ê chề Câu thơ “Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san” nhấn mạnh cái cảm giác nhỏ bé, đơnđộc của con người, sự mênh mông của nỗi buồn man mác trước không gian bao la, rộng lớn.

* Tâm sự của mỗi người khi tiễn biệt:

“Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.”

- Bốn câu thơ sau là cuộc sống đơn lẻ của mỗi người, nàng thì mòn mỏi trông mong, thao thức suốtđêm khuya, còn chàng thì một mình rong ruổi nơi dặm trường Nghệ thuật tương phản với những cặp đối lập và được biểu hiện qua hình thức tiểu đối nhưngười về - kẻ đi, chiếc bóng - năm canh, muôn dặm

- một mình… đã tô đậm sự cách biệt giữa hai người

và dường như nó cũng báo hiệu một sự cách xa mãi mãi Riêng ở câu thơ:

từ nay trở đi mỗi người một phương trời chỉ soi lẻ một vầng trăng mà chỉ thấy một nửa? Trăng thượng huyền hay trăng hạ huyền mà chỉ có một nửa: Nửa thì soi gối chiếc của nàng Kiều cô đơn nửa thì soi dặm trường một mình lẻ loi của Thúc Sinh?

Câu thơ vừa xót xa vừa ai oán Chữ “ai” trong câu thơ “Vầng trăng ai xẻ làm đôi” như một tiếng thở dài ngao ngán về sự bất lực trươc số phận Ai đã đang tâm chia rẽ hạnh phúc tròn đầy êm thấm của

Trang 37

Kiều? Số phận lẻ mọn buộc nàng phải cam chịu và chấp nhận? Vì ai mà Thúc Sinh phải đi về Vô Tích

“muôn dặm một mình xa xôi?” Cuộc chia tay không thể tránh khỏi Kiều như dự cảm một cuộc chia tay vĩnh biệt đã bắt đầu Không phải là từ biệt

mà là sự chấm dứt của tình duyên Có thể họ còn gặp nhau nhưng chẳng bao giờ tái hợp nữa Tràn ngập cả không gian và thời gian là nỗi buồn nhớ xa xôi đến muôn dặm Thúc Sinh với chuyến đi này sẽ

phải “đối diện” với người vợ cả “Ở ăn thì nết cũng

hay – Nói điều ràng buộc thì tay cũng già”.

Kiều phấp phổng lo âu càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết!

Hai câu thơ cuối đoạn đã thể hiện sâu sắc lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với nàng Kiều

Luận điểm 2 Phân tích đặc sắc về hình thức nghệ thuật của đoạn trích

 - Từ ngữ, hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng

(“rừng phong”, “ngàn dâu xanh”, “màu quan

san”, ).

- Nghệ thuật đối (Người về >< Kẻ đi, chiếc bóng

>< một mình, năm canh >< muôn dặm, ) có tác

dụng biểu đạt thấm thía hơn, cảm động hơn tâm trạng lưu luyến của Thúc Sinh – Thúy Kiều khi chia

ly và tình cảnh cô đơn vò võ của Thúy Kiều sau khi chia tay Thúc Sinh

- Câu hỏi tu từ: Vầng trăng ai xẻ làm đôi với đại từ

phiếm “ai” như lời than trách hướng đến sự nghiệt

ngã của số phận đã chia lìa đôi lứa Mượn hình ảnh vầng trăng không trọn vẹn, Nguyễn Du đã biểu đạt thành công tình cảnh chia lìa, xa cách giữa Thúc Sinh, Thúy Kiều Phép đối trong câu thơ Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường cộng hưởng với ý nghĩa của câu thơ trên càng tô đậm thêm sự trống trải, cô đơn của Thúy Kiều khi không còn Thúc Sinh bên cạnh

Ngày đăng: 15/12/2024, 07:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w