Căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường, với mong muốn tìm ra những biện phápgiáo dục học sinh một cách nhẹ nhàng thoải mái và yêu thích môn học, em đã chọn đề tài “Các dạng cảm th
Trang 2TRƯỜNG ĐHSP NGHỆ THUẬT TW
KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC NGHỆ THUẬT
Tên đề tài: Các dạng cảm thụ nghệ thuật và biện pháp phát triển năng lựccảm thụ âm nhạc cho học sinh
Họ và tên: Phạm Thị Thu Anh
Trang 3MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 01
2.Mục đích nghiên cứu 3.Nhiệm vụ nghiên cứu 02
4.Phương pháp nghiên cứu 5.Cấu trúc bài tiểu luận NỘI DUNG
Chương 1: Cảm thụ trong nghệ thuật sáng tạo 03
1.1.Khái niệm cảm thụ 1.2.Các dạng cảm thụ nghệ thuật 04
1.2.1 Người sáng tạo nghệ thuật 1.2.2 Người thụ hưởng nghệ thuật 08
Chương 2 : Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ Âm nhạc
cho học sinh tiểu học 2.1.Nội dung cảm thụ âm nhạc trong chương trình giáo dục 10
âm nhạc 2018 cấp tiểu học
2.2.Thực trạng cảm thụ âm nhạc của học sinh hiện nay
2.3 Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc cho học sinh 11
KẾT LUẬN 17
Danh mục tài liệu tham khảo 22
Trang 4MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ Trẻ em tham gia ca hát
là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình Bằngngôn ngữ đặc thù của mình như; giai điệu, nhịp điệu, tính chất chặt chẽ về tiết tấu,
sự hài hoà về âm thanh giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết phong phú thêm vềkinh nghiệm sống, mang lại cảm giác xúc động về thẩm mỹ mới mẻ, mạnh mẽ.giúp cho việc phát triển trí tuệ óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm,đạo đức cho trẻ em Việc triển khai môn học Âm nhạc ở trường Tiểu học có ýnghĩa nhân văn rất lớn, phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em Qua các bàihọc, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thứcphổ thông về Âm nhạc, tất cả những cái đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá âmnhạc tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách, làm chocác nội dung học tập ở nhà trường có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà cáchoạt động của trẻ em Muốn đạt được những yêu cầu trên Bản thân người giáoviên dạy bộ môn năng khiếu nói chung và bộ môn âm nhạc nói riêng phải cho họcsinh hiểu được khái niệm về âm nhạc Từ đó giáo viên cho học sinh làm quen vớicác âm thanh của các nốt Dựa trên những nốt nhạc đó các nhạc sỹ đã sáng tác nênnhững giai điệu, đấy chính là những tác phẩm và những tác phẩm yêu cầu họcsinh, yêu cầu chúng ta phải hiểu được nội dung sắc thái tình cảm của bài hát Căn
cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường, với mong muốn tìm ra những biện phápgiáo dục học sinh một cách nhẹ nhàng thoải mái và yêu thích môn học, em đã chọn
đề tài “Các dạng cảm thụ nghệ thuật và biện pháp phát triển năng lực cảm thụ âm
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu phân tích các dạng cảm thụ nghệ thuật và biện pháp phát triển năng lựccảm thụ âm nhạc cho học sinh
3.Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài:
– Tìm hiểu luật giáo dục 2008
– Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, phương tiện truyền thông có liên quan đến bộ môn Âm nhạc
– Tìm hiểu tâm lý học sinh tiểu học
Trang 54.Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.-Phương pháp phân tích
-Phương pháp điều tra đánh giá
Trang 6CHƯƠNG I : CẢM THỤ TRONG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT
1.1.Khái niệm cảm thụ
- Khái niệm cảm thụ: Là ấn tượng do một sự vật nào đó dấy lên những tác độngvào giác quan chúng ta Đó là các hình ảnh tâm lý được tạo nên từ các cảm giácbên trong và ở các rung cảm thông thường này của bất kỳ một cá nhân nào chúng
ta đều có toàn quyền tìm ra điểm xuất phát của mọi sự miêu tả hiện thực chủ nghĩa
và mọi bức tranh hư cấu trong nghệ thuật
Các nghệ sĩ rất nhạy cảm đối với hoàn cảnh xung quang và biết đưa vào bứctranh hết nét này đến nét khác mà trước đó đã trông thấy bằng chính mắt mình, đãtóm bắt được bằng toàn bộ tình cảm và tinh thần hung phấn của mình
Vậy đâu là ngọn nguồn, là gốc rễ trong quá trình cảm thụ? Người nghệ sĩ muốn cócảm thụ nghệ thuật cần có 3 yếu tố:
- Hiện thực khách quan
- Não
- Hiện thực khách quan phải được phản ánh ở trong não tức là phải để lại vếtNhư vậy nghệ thuật muốn có ý nghĩa phải luôn gắn liền với hiện thực khách quan,nếu mọi hình tượng rời thực tại đều là huyễn hoặc, do đó quá trình sáng tạo nghệthuật công phu là thế phải phản ánh được hiện thực khách quan, phải là hơi thởcủa cuộc sống Nếu người nghệ sĩ không có sự trải nghiệm thì làm sao phản ánhcuộc sống một cách chân thực
Ngay từ thời, Arixtot đã coi nghệ thuật như là phương tiện thanh lọc tình cảm conngười Sự cảm thụ tác phẩm nghệ thuật làm con người trở nên cao quý, cho tâmhồn trở nên thanh khiết chữ Hy Lạp (Katarxix) Tác phẩm nghệ thuật có thể giảiphóng tâm hồn con người khỏi một tình cảm tầm thường, thấp hèn thoát khỏi mọicái xấu và cái tiêu cực Ông nhấn mạnh mối liên hệ giữa nghệ thuật và hoạt độngđạo đức vì nhận thấy nghệ thuật là một cơ chế tổng hợp cảm xúc mà trước hết làđạo đức
Trang 71.2.Các dạng cảm thụ nghệ thuật.
1.2.1 Người sáng tạo nghệ thuật
- Người nghệ sĩ họ thường cảm nhận cái đẹp thiên về hiện thực khách quan Tất cảnhững gì người nghệ sĩ miêu tả hay đúng hơn là được tái hiện một cách sinh động,đều là những điều đã được tái hiện một cách sinh động, đều là những điều đã được
cả người khác trải qua vô số lần rồi: hoặc đúng y như thế, hoặc gần đúng như thế;song chỉ một số ít người có khả năng truyền đạt sự thể nghiệm của mình như mộthồi tưởng về một điều có thật, làm thỏa mãn được chúng ta bằng sự phác họa hìnhảnh sâu sắc và trung thực, làm chúng ta cảm thấy cái điều được nghệ sĩ cảm thụ làmột sự thật Khả năng này ở người nghệ sĩ cần được đánh giá như một trongnhững đặc điểm cố cữu của tài năng, một trong những phẩm chất quý báu tạothành bản thân tài năng nghệ sĩ
+ Khi cảm thụ thẩm mỹ, người nghệ sĩ thường cảm nhận cái đẹp khách quantheo khuynh hướng bên trong sẵn có của mình, đồng thời những xúc cảm thẩm mỹtrong sự cảm thụ thường mãnh liệt và nồng cháy
VD: Khi cảm nhận cái đẹp nhiều khi một tấm lưng còng của bà già lại gợi lênnhiều cảm hứng hơn cả hình thể của thiếu nữ Bên ngoài nhìn không cho là đẹpnhưng đặt trong không gian nghệ thuật, đặt trong bối cảnh sáng tạo cái không đẹp
đó trở thành cái đẹp trong nghệ thuật Họ cảm nhận cái đẹp theo cách riêng, theocái nhìn chủ quan
- Nghệ sĩ trong trạng thái cảm xúc mà nhận diện lẽ sống, trách nhiệm và ý nghĩacuộc đời Công chúng nghệ thuật cũng tiếp nhận, giải mã ý nghĩa, giá trị của mộttác phẩm, một hình tượng nghệ thuật trong trạng thái cảm xúc, mà thiếu nó thìkhông thể có quá trình thụ cảm, thưởng ngoạn nghệ thuật Cũng như vậy, nhữngcảm xúc trong sáng tạo và thụ cảm nghệ thuật không phải là những cảm xúc thuầnthuý, mà là những cảm xúc mang tính trí tuệ, được nảy sinh trên cơ sở vốn tri thức,phông văn hoá của nghệ sĩ hoặc người thụ cảm Những người có phông tri thức,văn hoá rộng hẹp khác nhau sẽ có cảm xúc và thị cảm nghệ thuật nói riêng và thẩm
Trang 8mỹ nói chung một cách khác nhau Tri thức phong phú và sâu sắc, đặc biệt là trithức trong lĩnh vực thẩm mỹ sẽ là một trong những nhân tố tạo nên sự tinh tế củathị hiếu và do đó, sự tinh tế của cảm xúc Đó còn gọi là tính chủ thể trong sáng tác.VD: Trước một đóa hoa hồng, con người có thể có những cảm xúc khác nhau.Nếu là nhà khoa học, người ta chú ý đến khả năng, mức độ tăng trưởng của nótrong những điều kiện khí hậu, môi trường, phân bón, sự chăm sóc Nếu là nhàkinh tế, người ta lại chú ý đến giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm Nếu là ngườithưởng ngoạn thì vẻ đẹp tự nhiên, màu sắc hài hòa của đóa hoa hồng sẽ thu hút sựchú ý và làm cho họ rung động Như vậy, đóa hoa hồng tồn tại khách quan vớinhà khoa học, nhà kinh tế, người thưởng ngoạn Ðiều này cũng có nghĩa là đốivới người này, đóa hoa hồng hiện lên trước mắt như một hiện tượng thẩm mĩ vàngười khác thì không, lúc này hiện lên như một hiện tượng thẩm mĩ còn lúc khácthì không Ở đây, cũng cần hiểu rằng, nếu không có nhà khoa học, không có nhàkinh tế, không có người thưởng ngoan, đóa hoa hồng vẫn tồn tại một cách kháchquan như đã từng tồn tại từ xưa đến nay, nhưng nó không tồn tại trong mối quan
hệ với kinh tế, khoa học, thẩm mĩ
VD: Bài thơ TRăng
Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm
Ông rằng trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn như hạt cau phơi
Cháu cười quá chuối chin tươi ngoài vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây
= > Như vậy, con người nhận thức thế giới bằng các giác quan của mình, nhưngkhi đã có vốn sống vốn kinh nghiệm cá nhân rồi thì chúng lại chi phối rất mạnhvào hoạt động cảm giác, vào chuẩn nhận cảm của cá nhân về thế giới Mỗi thànhviên
Trang 9trong gia đình cảm nhận trăng theo cách riêng của mình, họ liên tưởng hình ảnhtrăng non đầu tháng bằng vốn sống kinh nghiệm của nghề nghiệp của lứa tuổi, các
đồ dùng dụng cụ đồ vật thường ngày mà mỗi cá nhân sử dụng Như thế có nghĩa làvẫn một sự vật hiện tượng khách quan nhưng mỗi người đều cảm nhận một cáchkhác nhau Điều này cho thấy cần phải tôn trọng sự khác biệt của cá nhân về cảmnhận thế giới Rất có thể từ cảm nhận khác biệt này mà tạo ra những năng lực cánhân sau này Đặc biệt trong công tác giáo dục và bồi dưỡng năng khiếu nghệthuật cho học sinh có thể nhân thấy: Năng khiếu bắt nguồn từ tư chất, bộc lộ quacảm giác, qua năng lực quan sát Năng lực quan sát được hình thành bắt nguồn từcảm giác với vốn sống, vốn kinh nghiệm cá nhân mỗi người Sự khác biệt cá nhânnày là sự khởi đầu cho sự khác biệt nhận thức của mỗi cá nhân, cá tính sáng tạocủa mỗi học sinh
Những bức tranh được miêu tả không phải trực tiếp ngay từ nguyên mẫu màtheo trí nhớ; từ khoảnh khắc rung động của tiếp xúc trực tiếp đến khoảnh khắc táitạo có diễn ra cả một khoảng thời gian ngắn hay dài và trong khoảng thời gian này
đã có vô số các cảm thụ khác tràn vào tâm hồn, có nảy sinh các biểu tượng, cáctình cảm và ý nghĩa hoàn toàn khác Rõ ràng là các ấn tượng được nổi lên rất rõ,được khắc sâu vào trí nhớ và được giữ lại lâu dài Trong cái quá trình giữ lại nàythường là: các cảm thụ mất dần đi tính chất sáng rõ và bền vững, chúng bị phai mờ
đi và biến thành những hình ảnh phổ biến hơn trong những hình dung về chính các
sự vật ấy Những hình ảnh như vậy bất chấp sự tác động của các giác quan và các
bộ phận thần kinh xa trung ương, có thể nảy sinh bằng con đường thuần túy tâm lý
và mang một đặc điểm là được thay đổi hình dạng hay bị loại bỏ theo ý muốn củachúng ta Trong hoạt động sáng tạo dẫu sao tỷ trọng vẫn nặng về phía các cảm thụ
cụ thể đang làm xúc động tâm hồn chúng ta một cách mới mẻ và mãnh liệt nhất làcác cảm thụ có được từ môi trường thị giác với vô số sắc thái phong phú và âmhưởng sâu rộng trong lĩnh vực xúc động tình cảm
Trang 10- Ngoài ra còn một đặc điểm khác của cảm thụ cũng có ý nghĩa to lớn, nhờ đó màgiá trị nghệ thuật đặc biệt của nó nổi lên Từ cái nguồn vô số ấn tượng nhiều màu
vẻ và chưa có tính thống nhất, mà chúng ta có được trong một giờ phút nhất định,
bộ máy bên trong sẽ gạn lọc và giữ lại một chuỗi các hình ảnh gồm toàn những néttiêu biểu nhất của sự việc ta đã sống qua; giữ lại một cách chính xác chỉ những gì
có thể làm sống lại sự việc ấy sau này chứ không ghi chép theo kiểu số cộng; giữlại toàn bộ bức tranh toàn vẹn bên trong và bên ngoài Vậy nên, một cảm thụ thụđộng đơn giản hoàn toàn không đủ để có được một hình tượng nghệ thuật, vànhững gì đi từ ngoài vào một cách vô ý thức đều phải kinh qua một sự thâm nhập
và cải biến đặc biệt Vì rằng ngoài các số liệu cảm tính và các biểu tượng, còn cócác yếu tố động lực – tình cảm, cũng như sự phản ứng nói chung của ý thức mànhờ đó các hình ảnh hàng đầu có được sức biểu hiện và tính sinh động khácthường
“Mỗi lần nhìn chăm chú vào thế giới thì chúng ta đều đã luận lý rồi” Không chỉnhà khoa học giải thích thế giới, người nghệ sĩ cũng luận lý đương nhiên là theokiểu riêng của anh ta Mỗi hành vi cảm thụ riêng lẻ đều gắn liền với một cảm giácnào đó về sự trật tự và tính sáng rõ, và từ cái biển mênh mông các sự kiện sẽ đượckết tinh trong tâm hồn một sơ đồ giản lược mà chỉ khác bức tranh khoa học ở chỗ
là trừu tượng và nói cho lý tính, còn bức tranh nghệ thuật thì tràn đầy màu sắc, dấylên và tác động vào tâm trạng chúng ta
Mọi hành vi cảm thụ hay hồi tưởng cùng một lúc vừa mang tính chất phân tíchvừa mang tính chất tổng hợp, vừa là khách quan vừa là chủ quan Người nghệ sỹdọn dẹp thế giới xung quanh mình cho có trật tự, nhưng anh ta không phải là mộtngười sao chép đơn giản, và mọi tính chất hiện thực trong nghệ thuật đều là hếtsức ước lệ, bởi lẽ một sự thật không có thật bao giờ cũng có nghĩa là một sự cảibiến to lớn đều đã tóm bắt được từ bên ngoài
Nghệ thuật không chỉ bắt chước mà còn lý giải, nó muốn thể hiện hiện thực, nhưngthực ra nó chỉ gợi lên một ảo ảnh, một biểu tượng tưởng như thật về hiện
Trang 11thực, và trong sáng tác của nghệ sĩ chân chính thì ảo ảnh này luôn mới mẻ vàbao giờ cũng mang tính chủ quan.
Do đó cảm thu liên quan trực tiếp tới cảm xúc và cảm hứng sáng tác nghệ thuật.Cảm thụ và cảm xúc, tư tưởng hình tượng và tư tưởng trừu tượng, biểu tượng
và các cảm giác bắp thịt có thể được tách bạch về mặt lý thuyết chẳng qua là đểphân tích mà thôi, còn trong thực tế chúng luôn luôn xuất hiện cùng với nhau vàxoắn quyện vào nhau Chu Quang Tiềm cho rằng, sáng tạo NT phải căn cứ theotình cảm – tài liệu cảm quan, nhưng khi sáng tác thì tình cảm không phải là tìnhcảm như chất liệu nữa mà nó phải là tình cảm thẩm mỹ được dấy lên ở một cấp độrất mạnh, là sự khách quan hoá tình cảm chất liệu để trở thành ý tượng Cái tìnhcảm thẩm mỹ cao độ ấy như là “linh cảm – nguyên bản dịch” (Inspiration) [103,tr.310] (được hiểu như là cao hứng – cảm hứng đến cao độ Tác giả cho rằng linhcảm có hai đặc điểm quan trọng: “Một là nó xuất hiện thình lình Khi linh cảmxuất hiện chúng ta không sao tìm ra được những dấu vết của sự chuẩn bị, thườngthường nó xuất hiện ngoài ý liệu của tác giả Những tác phẩm của linh cảm đaphần thành tựu rất mau lẹ” ông viết tiếp: “Điểm thứ hai linh cảm không có tínhcách chủ động, khi mình trông mong nó lại, thì mãi không sao thấy, còn trongnhững lúc mình không chờ đợi thì thình lình nó lại xuất hiện” [103, tr.312] Khinguồn linh cảm đến thì mọi thứ trong sáng tác NT đều trở nên đơn giản Giá trị củanhững tác phẩm đến bằng trạng thái tinh thần này có giá trị cao hơn hẳn so với sựnắn nót của NT tạo thành Về tiềm thức đã được Chu Quang Tiềm đề cập “Cứ theo
lý luận của các nhà tâm lý học cận đại, thì linh cảm là những gì đã thai nghén uẩnnhưỡng trong tiềm thức rồi đột nhiên hiện lên trong ý thức” [103, tr.313]
1.2.2 Người thụ hưởng nghệ thuật
- Cảm thụ tác phẩm nghệ thuật (CTNT) là hoạt động thâm nhập vào thế giới nghệthuật của tác phẩm bằng nhiều năng lực tinh thần: tri giác, xúc cảm, liên tưởng,tưởng tượng nhằm phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mĩ của tácphẩm, tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và người xem
Trang 12- Cấu trúc của CTNT: Là sự đan xen phức tạp các yếu tố: tri giác, lí giải, xúccảm, liên tưởng, tưởng tượng
- Mục đích của CTNT: Cảm nhận, phát hiện, khám phá và chiếm lĩnh bảnchất thẩm mĩ của tác phẩm nghệ thuật, nhằm bồi dưỡng mĩ cảm phong phú, tinh tếcho độc giả
- Yêu cầu của CTNT:
+ Phải có xúc cảm, suy ngẫm, tưởng tượng, thực sự gần gũi, "nhập thân" vàothế giới nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật
+ Cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽnhất của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm
+ Phương thức chiếm lĩnh đối tượng chủ yếu là bằng tình cảm, những xúc độngmang tính trực quan, trực cảm, những liên tưởng, suy luận
+ Cảm thụ đặc biệt cần đến sự tinh tế, nhạy cảm, sâu sắc của tâm hồn, cần đếnvốn sống, vốn văn hoá, sự trải nghiệm của con người
Trang 13CHƯƠNG II : BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
2.1.Nội dung cảm thụ âm nhạc trong chương trình giáo dục âm nhạc 2018 cấp tiểuhọc
– Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc, phân biệt được sự khác nhau trong từng thuộc tính âm nhạc
– Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu
– Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng, nhận biết được sự giống nhau hoặc khác nhau của các nét nhạc
– Bước đầu biết đánh giá kĩ năng thể hiện âm nhạc của bản thân và người khác
2.2.Thực trạng cảm thụ âm nhạc của học sinh hiện nay
Âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật cao ,nó khác so với các môn học khác
nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng lại đòi hỏi người học phải
có sự yêu thích, đam mê ,thậm chí là một chút năng khiếu Điều này không phảihọc sinh nào cũng có được học âm nhạc mang đến cho học sinh những giây phútthư giãn thoải mái học mà chơi chơi mà học thông qua những giai điệu những câuhát những lời ca những cử chỉ hiện điệu bộ âm nhạc giúp cho học sinh nhận thứcđược hình tượng âm thanh giai điệu kích thước cảm xúc của các em giúp các emcảm thụ những giai điệu qua từng bài hát từng nốt nhạc Âm nhạc là một năng của
tự nhiên việc dạy âm nhạc trong nhà trường không nhầm đào tạo các em trở thànhnhững người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp những người sáng tác nhạc saunày nhưng qua môn học giúp cho học sinh được hoạt động nhận thức cảm thụ âmnhạc qua các bài học biết một số kiến thức phổ thông về âm nhạc tất cả những điều
đó sẽ trở thành một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu góp phần cùng các môn họckhác giáo dục nhân cách làm cho các nội dung học tập ở trường có tính toàn diệnthằng bằng cây hoa các hoạt động học tập của học sinh Chính vì vậy hiệu quả giáodục phụ thuộc vào năng lực tổ chức của hoạt động của giáo viên xong quá trìnhgiáo dục âm nhạc là một quá trình phức tạp gồm nhiều giai đoạn và liên tục cùng