1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận thuốc tác dụng lên hệ cholinergic - bộ môn dược lý 1 - vmu - y khoa vinh

2 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Độc Thuốc Giãn Cơ Bằng Neostigmin
Tác giả Lê Hoàng Anh, Nguyễn Thị Diệp, Trần Vân Anh, Nguyễn Thị Thanh Hải, Ngô Quỳnh Linh
Trường học Y Khoa Vinh
Chuyên ngành Dược Lý 1
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Vinh
Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 93,33 KB

Nội dung

Bài tiểu luận hỗ trợ sinh viên tổng hợp lại kiến thức về chương thần kinh thực vật, đặc biệt là thuốc tác dụng lên hệ cholinergic. Chương trình thuộc môn dược lý 1

Trang 1

TIỂU LUẬN THUỐC GIẢI ĐỘC GIÃN CƠ Chủ đề:

Lớp: D4B

Nhóm: 09

Ngày: 16/09/2024

Họ và tên sinh viên:

Lê Hoàng Anh Nguyễn Thị Diệp Trần Vân Anh

Nguyễn Thị Thanh Hải Ngô Quỳnh Linh

Điểm: ………

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, vấn đề giãn cơ tồn dư sau phẫu thuật đang ngày càng được quan tâm Giãn cơ tồn dư là một trong những yếu tố nguy hiểm trong thời kỳ thoát mê Công việc gây mê ngoài việc tạo phẫu trường tốt nhất cho phẫu thuật viên, đảm bảo sự an toàn tối đa cho bệnh nhân trước -trong và sau mổ thì việc giúp hồi phục nhanh, giảm thời gian nằm viện, mang lại sự dễ chịu cho bệnh nhân cũng là các yếu tố nói lên chất lượng cuộc mê Gây mê cho phẫu thuật kéo dài cùng với việc dùng thuốc giãn cơ đã được các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu và khuyến cáo như: cần đạt mức giãn cơ sâu với sự theo dõi độ giãn cơ trong và sau mổ; với bất kỳ phương pháp dùng thuốc giãn cơ nào thì đều cần giải giãn cơ một cách hệ thống bằng thuốc neostigmin hoặc sugammadex Vì vậy, xuất phát từ mục tiêu bài học, chúng em xin phép thực hiện bài tiểu luận với đề tài: “Giải độc thuốc giãn cơ bằng neostigmin”

II/ TỔNG QUAN

1 Khái niệm

- Giãn cơ tồn dư là tình trạng còn dấu hiệu nhược cơ trong thời kỳ hậu phẫu sau gây mê có dùng thuốc giãn cơ, đáng ngại nhất là vấn đề suy hô hấp và trào ngược [1]

- Biến chứng của dãn cơ tồn dư: gây hậu quả trên chức năng hô hấp, các cơ đường thở trên và vấn đề nuốt, trào ngược dịch vị vào đường thở [1]

2 Phương pháp giải giãn cơ: sử dụng nhóm thuốc kháng cholinesterase (Neostgmin).

3 Cơ chế tác dụng với thuốc giãn cơ

- Hoạt động gián tiếp bằng cách bất hoạt enzym acetylcholinesterase (Ache) trong khe kết hợp, dẫn đến tăng nồng độ Ach đột ngột gây cạnh tranh với các phân tử thuốc giãn cơ tại các nAchR đặc hiệu ở màng sau tiếp hợp Neostigmin tạo liên kết đồng hóa trị với vị trí ester của phân tử AchE thông qua việc chuyển rời một nhóm carbamat tới AchE, nửa đời sống điện ly của phức carbamat - enzym liên kết neostigmin tối thiểu là 7 phút [1]

III/ GIẢI ĐỘC THUỐC GIÃN CƠ BẰNG NEOSTIGMIN

Theo “Dược thư quốc gia Việt Nam” của Bộ Y tế năm 2022, neostigmin là thuốc có những đặc điểm sau:

1 Dược động học

Trang 2

- Neostigmin có cấu trúc amoni bậc 4 nên không qua được nhau thai và không vào sữa mẹ khi dùng liều điều trị [2]

- Neostigmin bị thủy phân bởi acetylcholinesterase trong gan, tạo ra sản phẩm 3-OH PTM có tác dụng yếu hơn [2]

- Khoảng 15 - 25% neostigmin liên kết với albumin huyết thanh Xấp xỉ 80 thuốc được đào thải qua đường niệu trong vòng 24 giờ, trong đó xấp xỉ 50% thuốc ở dạng không đổi và 30% ở dạng chất chuyển hóa Neostgmin methylsulphat bị thải trừ nhanh khỏi huyết tương sau khi được tiêm tĩnh mạch, nồng độ thuốc trong huyết tương giảm theo lũy thừa bậc hai [2]

2 Chỉ định

- Giải độc khi dùng quá liều thuốc giãn cơ hoạt động theo cơ chế phong bế thần kinh cơ không khử cực

- Bệnh nhược cơ (chẩn đoán và điều trị)

- Liệt ruột và bí đái sau phẫu thuật (sau khi loại trừ tắc do cơ học) Nhịp nhanh trên thất kịch phát

3 Tác dụng không mong muốn

- Tụt huyết áp, nôn, nhịp tim chậm, loạn nhịp tim, mất ý thức, co giật, phù mạch, sốc phản vệ, liệt hô hấp, [2]

4. Liều lượng và cách dùng

4.1 Liều lượng

- Người lớn: Để giải độc thuốc giãn cơ sau phẫu thuật, thông thường, với mức liều neostigmin methylsulfat là 0,03 - 0,07 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm Neostigmin cũng được dùng theo liều

cố định là 0,5 – 2,5 mg Mức liều tối đa của thuốc là 0,07 mg/kg hoặc 5 mg [2]

- Trẻ em: liều của chuyên gia khuyên dùng là: 0,025 - 0,1 mg/kg cho trẻ sơ sinh và 0,025 - 0,08 mg/kg cho trẻ nhỏ Liều tối đa cho trẻ em là 2,5 mg [2]

4.2 Cách dùng

- Neostigmin methylsulfat: Dùng theo

đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm

(trong khoảng thời gian ít nhất là 1

phút) hoặc tiêm dưới da [2]

- Xu hướng ngày nay thường trộn lẫn

neostigmin cùng atropin để giải giãn

cơ trên lâm sàng Pha loãng tiêm tĩnh

mạch thật chậm (20 giây) để hạn chế

hơn sự biến loạn nhịp tim [1]

IV/ TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bùi Hạnh, T (2019). Nghiên cứu ảnh hưởng lên giãn cơ tồn dư của rocuronium tiêm ngắt quãng hoặc truyền liên tục trong phẫu thuật nội soi ổ bụng kéo dài (Doctoral dissertation).

2 Bộ Y tế (2022) Neostigmin Nhà xuất bản Y học.

Ngày đăng: 13/12/2024, 22:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w