NGUYỄN THỊ THANH TÂM VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG MINH HỌA TRUYỆN TRANH CỦA HỌA SĨ TẠ HUY LONG VÀO DẠY MĨ THUẬT CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĨNH TƯỜNG, VĨNH PHÚC LUẬN VĂ
Trang 1NGUYỄN THỊ THANH TÂM
VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG MINH HỌA TRUYỆN TRANH CỦA HỌA SĨ TẠ HUY LONG VÀO DẠY
MĨ THUẬT CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC
Trang 2NGUYỄN THỊ THANH TÂM
VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG MINH HỌA TRUYỆN TRANH CỦA HỌA SĨ TẠ HUY LONG VÀO DẠY
MĨ THUẬT CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ VĨNH TƯỜNG, VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mĩ thuật
Mã số: 8140111
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Tạo
Hà Nội, 2024
Trang 3liệu trong luận văn là trung thực và chưa có công bố trong công trình nghiên cứu khoa học nào khác Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Tâm
Trang 4: Nhà phê bình : Nhà xuất bản : Phụ lục : Phó giáo sư, Tiến sĩ : Trung học cơ sở : Trang
Trang 5Bảng 1: Kết quả học tập môn Mĩ thuật năm học 2020 -2021 43Bảng 2: Lịch giảng dạy lớp đối chứng và thực nghiệm 71Bảng 3: Kết quả thực nghiệm chủ đề: Cuộc sống xưa và nay - bài: Vẽ tranh theo hình thức ước lệ 75 Bảng 4: Bảng so sánh kết quả học tập trước thực nghiệm và sau thực
nghiệm của lớp đối chứng 7A và lớp thực nghiệm 7B 78 Bảng 5: Kết quả thực nghiệm chủ đề: Thế giới cổ tích 75 Bảng 6: Bảng so sánh kết quả học tập trước thực nghiệm và sau thực
nghiệm của lớp đối chứng 7A và lớp thực nghiệm 7B 78
Trang 6MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 13
1.1 Một số khái niệm sử dụng trong đề tài 13
1.1.1 Nghệ thuật tạo hình 13
1.1.2 Dạy học Mĩ thuật 15
1.1.3 Phương pháp dạy học Mĩ thuật 16
1.1.4 Vận dụng 21
1.1.5 Đồ họa 22
1.1.6 Minh họa 23
1.1.7 Trang trí 24
1.2 Khái quát về cuộc đời sự nghiệp của họa sĩ Tạ Huy Long 25
1.3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật cấp THCS một số phương pháp giáo dục Mĩ thuật tích cực 28
1.3.1 Vài nét về Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật cấp THCS 28
1.3.2 Một số phương pháp giáo dục Mĩ thuật tích cực 32
1.3.3 Hình thức kiểm tra đánh giá 35
1.3.4 Vài nét về sách giáo khoa lớp 6, 7, 8, 9 36
1.4 Khái quát về Trường THCS Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc 37
1.4.1 Quá trình hình thành và cơ sở vật chất của nhà trường 37
1.4.2 Thực trạng dạy và học hiện nay tại trường THCS Vĩnh Tường 39
1.4.3 Nhận thức của giáo viên và học sinh về vận dụng nghệ thuật tạo hình của các họa sĩ vào trong dạy học Mĩ thuật 42
Tiểu kết chương 1 43
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG MINH HỌA TRUYỆN TRANH CỦA HỌA SĨ TẠ HUY LONG VÀ VIỆC THỰC NGHIỆM VẬN DỤNG VÀO DẠY MĨ THUẬT CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS VĨNH TƯỜNG, VĨNH PHÚC 45
2.1 Nghệ thuật tạo hình trong các tác phẩm của họa sĩ Tạ Huy Long 45 2.2 Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình trong minh họa truyện tranh của họa sĩ
Trang 72.2.1 Sự kết hợp giữa yếu tố đồ họa và yếu tố dân gian trong các tác
phẩm của họa sĩ Tạ Huy Long 48
2.2.2 Yếu tố đa dạng về màu sắc và đường nét trong tranh của họa sĩ Tạ Huy Long 51
2.3 Xây dựng kế họach bài dạy và các điều kiện giảng dạy 53
2.3.1 Xây dựng kế họach nội dụng giảng dạy 53
2.3.2 Các điều kiện giảng dạy 54
2.4 Vận dụng các yếu tố tạo hình của trong minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long vào dạy học Mĩ thuật tại trường THCS Vĩnh Tường 57
2.4.1 Nguyên tắc đề xuất xây dựng các biện pháp 57
2.4.2 Biện pháp vận dụng tạo hình trong minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long vào dạy học Mĩ thuật tại trường THCS Vĩnh Tường 59
2.3.2.2 Vận dụng sự đa dạng về màu sắc và đường nét trong minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long vào chủ đề: “Thế giới cổ tích”, Khối 8 (sách Định hướng phát triển năng lực) 63
2.5 Tổ chức thực nghiệm dạy học 69
2.5.1 Mục tiêu thực nghiệm 69
2.5.2 Đối tượng thực nghiệm 69
2.5.3 Triển khai thực nghiệm 70
2.5.4 Tiến trình dạy học 72
2.6 Tổng kết và đánh giá thực nghiệm 75
Tiểu kết chương 2 77
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 88
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tạ Huy Long được sinh ra và lớn lên tại phố cổ Hà Nội Với tài năng
và sự sáng tạo, cùng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, họa sĩ đã cho ra đời hàng loạt những tác phẩm nổi tiếng trong thời gian qua Có được thành công đó là do họa sĩ biết kết hợp nghệ thuật tạo hình trong minh họa truyện tranh Các tác phẩm của họa sĩ Tạ Huy Long không chỉ đẹp, mà còn giàu hàm lượng tri thức lịch sử, văn hóa Họa sĩ đã làm mới màu sắc, hình khối trong nghệ thuật truyền thống
Đối với các em học sinh, có lẽ họa sĩ Tạ Huy Long cũng không quá xa
lạ đối với các em vì trong các tác phẩm văn học, các tác phẩm truyện tranh gắn với lứa tuổi của các em có những tác phẩm minh họa bằng tranh của họa
sĩ Tạ Huy Long Cũng chính những hình ảnh minh họa với hình ảnh và màu sắc sống động đã khiến các em hào hứng hơn với những tác phẩm đó Tác phẩm của họa sĩ với lối vẽ truyền thống cùng nét vẽ độc đáo kết hợp sự kì công và tỉ mỉ Các hình tượng trong tranh gần gũi, mộc mạc là mục tiêu biểu cảm khiến tranh của họa sĩ thêm đặc biệt và mang đậm chất dân tộc Chính vì vậy các tác phẩm của họa sĩ Tạ Huy Long được đánh giá cao, đã khẳng định
tên tuổi và là tiếng nói cho nghệ thuật Việt Nam với thế giới thông qua các
cuộc triển lãm trong nước và quốc tế
Là một giáo viên dạy bộ môn Mĩ thuật, học viên nhận thấy đây là môn học được phần lớn các em học sinh đều khá yêu thích Đây không chỉ
là môn học giúp các em cảm thấy được thư giãn hơn sau những giờ học căng thăng của những môn học khác, mà con là môn học giúp các em phát triển tư duy sáng tạo về không gian, hình ảnh thẩm mĩ Những nội dung trong các tiết học liên quan đến các chủ đề bài học đều dựa trên sự hiểu biết, qua quan sát, qua các trải nghiệm trong thực tế cuộc sống Các em được thỏa sức đưa cảm xúc cá nhân thể hiện sự say mê, sáng tạo trong mỗi tác phẩm của mình
Đối với lứa tuổi THCS, đây là thời kì vô cùng quan trọng trong việc
Trang 9phát triển tư duy, nó hướng các em vào những họat động học tập và nhận thức nhiều hơn so với lứa tuổi tiểu học Hơn thế nữa đây cũng là thời kì cần thiết cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về Đức - Trí - Thể - Mĩ cùng với các kĩ năng cơ bản cần thiết giúp các em có những kiến thức học tiếp lên những cấp học sau
Môn Mĩ thuật bậc THCS cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về mĩ thuật để nhận biết về cái đẹp, hiểu về cái đẹp, qua đó các em rèn luyện được kĩ năng có thể tự tạo ra cái đẹp để phục vụ cho bản thân trong học tập và trong cuộc sống
Trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở khối THCS, học viên nhận thấy cũng có rất nhiều em học sinh hiện nay có hứng thú với việc vẽ tranh minh họa Tuy nhiên việc đưa tranh vẽ của các họa sĩ nổi tiếng nói chung, tranh của họa sĩ Tạ Huy Long nói riêng vận dụng nhiều trong dạy học Mĩ thuật tại trường THCS Vĩnh Tường Qua tìm hiểu và nghiên cứu học viên thấy rằng nghệ thuật tạo hình trong minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long là phù hợp trong việc vận dụng vào dạy học mĩ thuật cho các em học sinh THCS Để giúp các em có thể học hỏi và phát huy năng lực sở trường của
mình qua nghệ thuật tạo hình của họa sĩ Vì vậy học viên đã lựa chọn đề tài:
“Vận dụng nghệ thuật tạo hình trong minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long vào dạy Mĩ thuật cho học sinh Trường THCS Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc” cho luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Lý luận và phương pháp
dạy học bộ môn Mĩ thuật của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Trong năm học 2022, môn Mĩ thuật khối lớp 6, 7 được thực hiện theo chương trình GDPT 2018, khối lớp 8, 9 được thực hiện theo sách phát triển năng lực học sinh theo phương pháp Đan Mạch Đối với các chủ đề bài học, học sinh được tự do sáng tạo và là các chủ đề được nhiều học sinh quan tâm yêu thích Trong tình hình nghiên cứu đề tài của luận văn, học
Trang 10viên chia tài liệu nghiên cứu thành hai nhóm chính: Nhóm tài liệu nghiên cứu về tranh minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long Nhóm tài liệu nghiên cứu về lý luận và phương pháp dạy học mĩ thuật Dưới đây là một
số tài liệu trong quá trình nghiên cứu luận văn
2.1 Các tài liệu nghiên cứu tranh minh họa của nước ngoài
Maury Aaseng, Bob Berry, Jim Campbell, Dana Muise (2020), The Art of Comic Book Drawing: The Art of Comic Book Drawing: More than
100 drawing and illustration techniques [52] Tài liệu hướng dẫn các kỹ thuật
vẽ và minh họa từ những nhân vật họat hình cơ bản, siêu anh hùng, nhân vật phản diện, v.v bằng cách sử dụng các bài học vẽ đơn giản, từng bước Với các bài tập dễ tiếp cận, các trang tương tác và các dự án đầy sinh động để hướng dẫn người đọc
Will Eisner (2008), Expressive Anatomy for Comics and Narrative:
Principles and Practices from the Legendary Cartoonist, W W Norton & Company Publisher [55] Đây cuốn sách cuối cùng trong Bộ sách hướng dẫn của Will Eisner, hướng dẫn về kỹ thuật và lý thuyết về chuyển động, cơ chế
cơ thể, nét mặt và tư thế của chính Eisner: các thành phần chính của kể chuyện bằng đồ họa Từ truyện tranh đầu tiên của mình, bao gồm cả Spirit nổi tiếng, cho đến tiểu thuyết đồ họa tiên phong của mình Với rất nhiều hình minh họa thể hiện khả năng diễn đạt thành thạo của Eisner Là tài liệu hữu ích cho học sinh và giáo viên khi tìm hiểu về minh họa truyện tranh
PIE International (Editor), Seiji Yoshida (Artist), Loundraw (Artist), Jun Kumaori (Artist) (2018), PIE International Publisher [54] Cuốn sách giới thiệu về tiểu sử, các tác phẩm của 39 nhà sáng tạo, họa sĩ minh họa và họat hình nổi tiếng, chủ yếu là người Nhật Bản Cuốn sách giới thiệu và giải thích các kĩ thuật và chất liệu vẽ của từng nhà sáng tạo
Nanaco Yashiro (2022), Wonderland: The art of Nanaco Yashiro
Paperback, PIE International Publisher [51] Cuốn sách này bao gồm gần
120 hình ảnh minh họa được lựa chọn cẩn thận, trong đó có nhiều hình ảnh
Trang 11được nhóm theo các chủ đề khác nhau như thực vật, động vật, mỹ nhân và truyện cổ tích, cho phép người đọc tận hưởng thế giới đáng yêu và huyền bí của Yashiro làm Cuốn sách với những hình minh họa đẹp, tinh tế và đầy màu sắc đôi khi được vẽ bằng nét vẽ màu nước tinh tế và đôi khi bằng những nét đậm bằng màu acrylic
2.2 Các tài liệu sách, báo, tạp chí viết về họa sĩ Tạ Huy Long
Bài viết Nghệ thuật truyện tranh mang lại sức sống mới cho tranh dân gian đăng trên báo Việt Nam news ra ngày 25/4/2001 [67] Bài viết đề cập
đến khả năng sử dụng giàu trí tưởng tượng của họa sĩ Tạ Huy Long về hình ảnh truyền thống và kỹ thuật hiện đại để kể câu chuyện về Con Nghê đá (một sinh vật giống sư tử trong thần thọai làm bằng đá và được thờ cúng tại đền thờ)
Tạp chí Thể thao và văn hóa cuối tuần, số 43 đăng ngày 24/10/2014 tác giả Hạ HuyềnTruyện tranh 'Cửa sổ' của Tạ Huy Long: Nỗi cô đơn của đứa trẻ phố cổ Hà Nội [57], đề cập đến cuốn truyện tranh Cửa sổ của họa sĩ
Tạ Huy Long và những tâm tư tình cảm của họa sĩ khi kể lại chính tuổi thơ của mình bằng những bức tranh đầy tình cảm Bên cạnh những hình ảnh phố
cũ, nhà cổ, con người đậm chất đời thường, họa sĩ còn đưa vào đó hình ảnh giấc mơ thủa nhỏ của mình về hình ảnh con châu chấu to tới mức cả người cũng cưỡi lên được
Bài viết Tôi đã nghe thấy một tiếng gọi khác cho tranh truyện hiện đại
Việt Nam của tác giả Thu Hằng, đăng trên báo Văn hóa Thể thao số 52 ra
ngày 1/7/2003 [58] Nội dung bài viết là chia sẻ của họa sĩ Tạ Huy Long về quá trình vẽ truyện tranh lịch sử với khả năng vẽ tràn hình từ trong ra ngoài, cách chồng lớp hình, màu mà vẫn mạch lạc quán xuyến từ nét đầu đến nét cuối cùng của cuốn sách
Nguyễn Đình Thành (2021), Họa sĩ Tạ Huy Long và kho báu mỹ thuật
cổ Việt Nam dưới góc nhìn đương đại, đăng trên trang web https://interiordaily
vn/hoasitahuylongvakhobaumythuatcovietnamduoigocnhinduong
Trang 12-dai đăng ngày 18/06/202 [60] Bài viết đề cập đến nghệ thuật minh họa truyện tranh của họa sĩ, đồng thời đưa ra nhận định của các chuyên gia về các tác phẩm minh họa mang yếu tố dân gian truyền thống của họa sĩ Tạ Huy Long
Trần Vân (2017), Những bức minh họa màu độc đáo của họa sĩ Tạ Huy Long, báo Đại đoàn kết đăng ngày 13/06/2017 [64] Bài viết đề cập đến
những chia sẻ với bạn đọc của họa sĩ Tạ Huy Long về các bức tranh minh họa
màu độc đáo trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái Bài viết cũng đưa ra các
nhận định của các chuyên gia đối với những tác phẩm tranh minh họa mang tính sáng tạo của họa sĩ Tạ Huy Long, họa sĩ đã sử dụng ngôn ngữ hội họa của mình để tạo nên một văn bản mới
Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc, Tạ Huy Long (2022), Nam Hải dị nhân liệt truyện, Nxb Kim Đồng, Hà Nội [6] Cuốn sách mang đến cho người
đọc không khí vừa chân thực, vừa li kì hấp dẫn Tác phẩm là tập hợp những câu chuyện của tác giả Phan Kế Bính, cùng với gần 200 tranh minh họa tỉ mỉ và đặc sắc của họa sĩ Tạ Huy Long, kể về các “dị nhân” nước Nam, tên tuổi của những con người gắn với điều phi thường
Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San (phiên dịch), Tạ Huy Long
(2019), Lĩnh Nam Chích Quái, Nxb Kim Đồng, Hà Nội [20] Đây là một sản
phẩm của họa sĩ Tạ Huy Long trong suốt quá trình sáng tạo không ngừng
nghỉ, xuất phát từ nguồn cảm hứng yêu mến với tác phẩm Lĩnh Nam Chích Quái và là ấn bản đầu tiên ở Việt nam có minh họa tranh màu vô cùng đẹp
và độc đáo Họa sĩ Tạ Huy Long dường như đã tạo nên một văn bản mới,
bằng ngôn ngữ hội họa Mỗi chi tiết, tranh vẽ, màu sắc không đơn thuần minh họa hành động, nhân vật mà còn phản ánh bối cảnh sống, phong tục, tập quán Chính vì vậy nó hấp dẫn hơn cả với người đọc để từ đó thêm yêu mến
và trân trọng những di sản của ông cha để lại
Hiếu Minh, Huyền Trang (lời), Dương Trung Quốc (hiệu chỉnh), Tạ
Huy Long (minh họa) (2022), Lược sử nước Việt Nam bằng tranh, Nxb Kim
Trang 13Đồng, Hà Nội [21] Thông qua lời kể nhẹ nhàng của nhóm tác giả kết hợp với các tác phẩm tranh minh họa vô cùng hấp dẫn, công phu và đẹp mắt của họa sĩ Tạ Huy Long Cuốn sách kể lại dòng sử Việt qua các thời kì lịch sử Cho ta những hình dung khái quát nhất của lịch sử Việt Nam từ thời hồng
hoang dựng nước cho đến ngày nay
Ngoài những cuốn sách, bài viết nêu trên, họa sĩ Tạ Huy Long còn được giới thiệu qua một số triển lãm của họa sĩ ở Hà Nội, những hình ảnh của triển lãm cùng tài liệu đi kèm cũng là một kênh để học viên tham khảo thông tin cho luận văn như:
Triển lãm Dế Mèn phiêu lưu kí - Chạm tới thế giới (2018) [62] Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) phối hợp cùng Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức triển lãm, trưng bày các tác phẩm minh họa Dế Mèn của các thế hệ nghệ sĩ qua các thời kì như: Họa sĩ Tạ Huy Long; họa sĩ Ngô Mạnh Lân; họa sĩ, đạo diễn Trương Qua; họa sĩ Thành Chương; họa sĩ Vũ Xuân Hoàn; họa sĩ Đậu Đũa Triển lãm diễn ra từ ngày 21/1 đến ngày 25/3/2018 tại Trung Tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) Triển lãm đã mở ra cho người xem nhiều chiều liên tưởng khác nhau Qua các tác phẩm đó khách đến tham quan sẽ chạm tới thế giới của sự giao thoa giữa văn học và hội họa Việt Nam
Triển lãm tranh minh họa Lĩnh Nam chích quái diễn ra vào ngày 20/09 đến hết ngày 30/9/2017 tại Trung tâm văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội) [59] Với hơn 200 bức tranh minh họa trong Lĩnh Nam chích quái được họa
sĩ Tạ Huy Long vẽ tay hết sức tỉ mỉ, công phu, mô phỏng phong cách khắc
gỗ dân gian Với nét màu uyển chuyển và mềm mại, tạo chiều sâu cho bức tranh Họa sĩ Tạ Huy Long đã khai thác từ trong tranh dân gian, tranh thờ, điêu khắc đình làng, thể hiện tài năng và tâm huyết của họa sĩ
Triển lãm tranh minh họa và chương trình giao lưu với hai họa sĩ Nguyễn Công Hoan, Tạ Huy Long do Nxb Kim Đồng tổ chức, diễn ra vào
Trang 14ngày 23/04 đến ngày 07/05/2022 tại Hội trường tầng 3, Nhà xuất bản Kim Đồng, 55 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội [63] Với gần 400 tranh minh
họa hoàn toàn vẽ bằng tay hết sức tỉ mỉ và kì công Trong "Truyền kỳ mạn lục" của họa sĩ Nguyễn Công Hoan mang đến cho công chúng những bức tranh đầy mĩ cảm Bên cạnh đó trong "Nam Hải dị nhân liệt truyện", họa sĩ
Tạ Huy Long lại đưa người xem hòa vào dòng chảy mĩ thuật cổ Việt Nam vốn là phong cách sở trường làm nên tên tuổi họa sĩ Tạ Huy Long, nhưng vẫn mang đậm hơi thở hiện đại
2.3 Các tài liệu sách lý luận và phương pháp giảng dạy cho lứa tuổi THCS
Trong tình hình xã hội hiện nay, việc nghiên cứu các phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học giữ vai trò quan trọng đặc biệt Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về việc dạy học môn Mĩ thuật ở bậc phổ thông
Cuốn Lí luận và phương pháp dạy học Mĩ thuật ở trường THCS của
tác giả Nguyễn Thu Tuấn (2016), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội [42] Tài liệu nghiên cứu mục tiêu, vai trò, nhiệm vụ, nội dung chương trình môn Mĩ thuật THCS Bên cạnh đó tài liệu còn đề cập đến các nguyên tắc dạy học; hình thức tổ chức dạy học; cách kiểm tra đánh giá bài làm của học sinh Tài liệu đưa ra những phương pháp dạy học trong Mĩ thuật THCS Trong cuốn sách này, học viên có được những thông tin, tri thức cần thiết để có thể vận dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy và nghiên cứu lí luận, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật ở trường THCS
Nguyễn Thu Tuấn (2013), Dạy học Mĩ thuật ở trường THCS dựa vào phương tiện đa chức năng nhằm phát huy tính sáng tạo ở trẻ em, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội [41] Tài liệu nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn
sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học Mĩ thuật ở trường THCS, từ đó có thể hình thành kiến thức và kĩ năng sử dụng phương tiện đa chức năng trong dạy học cho đội ngũ giáo viên, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của
Trang 15học sinh
Trong cuốn Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật, của nhóm tác giả Đàm Luyện (chủ biên) - Bạch Ngọc Diệp - Nguyễn
Quốc Toản (2008), Nxb Giáo dục, Hà Nội [21] Cuốn sách đề cập đến vấn
đề đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật ở trường THCS cùng một số giáo
án minh họa cho phương pháp đổi mới đó
Nguyễn Quốc Toản (chủ biên) - Hoàng Kim Tiến (2008), Giáo trình phương pháp dạy - học Mĩ thuật, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội [38] Trong
tài liệu này nhóm tác giả nêu những vấn đề chung của việc dạy học môn Mĩ thuật ở trường THCS, đồng thời đưa ra những phương pháp thường vận dụng trong dạy học môn Mĩ thuật THCS
Đặng Thị Bích Ngân (2012), Phương pháp dạy học mĩ thuật cho trẻ,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội [24] Tài liệu nghiên cứu đề cập đến vấn đề nhận thức ở trẻ em độ tuổi THCS về môn học Mĩ thuật đồng thời đưa ra một
số phương pháp kích thích khả năng tư suy sáng tạo và nhìn nhận thực tế qua tranh vẽ cho trẻ
Nguyễn Minh Quang, Phạm Văn Tuyến (đồng chủ biên), Nguyễn Thị
Hồng Thắm, Nguyễn Thị Đông (2021), Hướng dẫn dạy học môn nghệ thuật THCS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, Nxb Đại học Sư phạm Hà
Nội [33] Tài liệu nghiên cứu về bản chất dạy học môn Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh; tài liệu phân tích đặc điểm năng lực mĩ thuật đồng thời giải thích các năng lực thành phần Ngoài ra, tài liệu còn cụ thể hóa nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá thông qua việc giới thiệu, mô hình hóa kế họach dạy học, các bài giáo án minh họa… để giáo viên tham khảo, chủ động trong vấn đề áp dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật 2018 vào tổ chức họat động dạy học
2.4 Các tài liệu luận văn thạc sĩ
Đào Thị Thanh Huyền (2019), Nghệ thuật tranh của Gustav Klim vận
Trang 16dụng trong giảng dạy môn Tạo mẫu trang phục, Khoa Thiết kế thời trang, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và
phương pháp dạy học bộ môn Mĩ thuật, Hà Nội [18] Luận văn nghiên cứu, phân tích và học hỏi phương pháp tạo dáng trang phục, cách sử dụng màu sắc, hoa văn trên váy áo của các nhân vật trong tranh của họa sĩ để đưa vào dạy học thiết kế thời trang
Nguyễn Hoàng Tùng (2019), Nghệ thuật của Claude Monet trong dạy học môn Đồ họa thời trang, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, Luận văn Thạc
sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Mĩ thuật, Hà Nội
[43] Luận văn nghiên cứu, khai thác hình ảnh nhân vật cùng trang phục của
nhân vật nam và nữ trong tranh của Claude Monet đưa vào dạy học ngành thời trang
Vũ Thị Chuyên (2022), Vận dụng nghệ thuật tạo hình trong tranh của họa
sĩ Thành Chương vào dạy học Mĩ thuật tại Trường Tiểu học Kim Liên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và
phương pháp dạy học bộ môn Mĩ thuật Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, Hà Nội [8] Luận văn nghiên cứu, khai thác đường nét, màu sắc trong tranh của họa sĩ Thành Chương ứng dụng vào dạy học mĩ thuật cho học sinh tiểu học
Nguyễn Thị Thắm (2022), Vận dụng hội họa điểm sắc trong tranh của họa
sĩ Goerges Seurat vào dạy học mĩ thuật tại trường THCS Thăng Long, Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Mĩ thuật Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, Hà Nội [28] Luận văn nghiên cứu, phân tích nghệ thuật tạo hình của hội họa điểm sắc, học hỏi kĩ thuật sử dụng mầu sắc đưa vào dạy học cho học sinh cấp THCS
Ngoài ra, còn một số tài liệu viết về họa sĩ Tạ Huy Long và phương pháp dạy học mĩ thuật ở trường THCS Nhưng cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu về vận dụng nghệ thuật tạo hình trong minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long vào dạy học tại trường THCS Vĩnh Tường Vì vậy, đề tài mà học viên nghiên cứu sẽ không trùng lặp với bất
Trang 17kì đề tài nghiên cứu nào khác
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nghệ thuật tạo hình trong minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long để vận dụng các hình tượng trong tranh phù hợp với các bài để đưa vào giảng mĩ thuật cho học sinh lớp 7, 8, 9 tại trường THCS Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc Nghiên cứu và đưa ra một số đề xuất trong giảng dạy để giờ học mĩ thuật thực sự hấp dẫn và có tính nghệ thuật nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo cứu về quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật tranh truyện, tranh minh họa trong lịch sử mĩ thuật Việt Nam
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về vận dụng nghệ thuật tạo hình trong minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long vào dạy học mĩ thuật
cho học sinh THCS
Phân tích đặc điểm tạo hình của các tác phẩm về truyện tranh minh họa
của họa sĩ Tạ Huy Long
Nghiên cứu thực trạng dạy học môn Mĩ thuật, tâm lí lứa tuổi học sinh
tại Trường THCS Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Thiết kế bài vận dụng nghệ thuật tạo hình trong minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long vào một số chủ đề có liên quan trong môn Mĩ thuật
ở trường THCS Thực nghiệm dạy học mĩ thuật tại trường THCS Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nghệ thuật tạo hình trong minh họa truyện tranh của họa
sĩ Tạ Huy Long, tìm hiểu kĩ thuật, thủ pháp và ngôn ngữ nghệ thuật trong
Trang 18các tác phẩm tiêu biểu và phù hợp với các em học sinhtừ đó vận dụng vào dạy học tại trường THCS Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Nghiên cứu biện pháp áp dụng nghệ thuật tạo hình trong minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long các chủ đề bài học có liên quan một cách
hiệu quả nhất
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vai trò của nghệ thuật tạo hình trong minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long
Vấn đề dạy học Mĩ thuật tại trường THCS Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Thực nghiệm đối với học sinh các khối 7, 8, Trường THCS Vĩnh
Tường, Vĩnh Phúc
Thời gian nghiên cứu và vận dụng thực nghiệm: Năm học 2022 - 2023
5 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, học viên sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Với phương pháp này, học viên thu
thập và tổng hợp các tài liệu, sách báo có nội dung liên quan đến các vấn đề
thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, từ đó tìm ra hướng nghiên cứu phù hợp
Phương pháp phân tích, đánh giá: Nhờ phương pháp này giúp cho
luận văn có những đánh giá trên cơ sở đối chiếu và so sánh các phương pháp trước đó Từ đó thấy được sự khác biệt giữa các hình thức dạy học
khác nhau
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Qua phương pháp này học viên
có thể nghiên cứu và đánh giá thực tiễn bằng thực nghiệm và thực hành trên
đối tượng và phạm vi học viên đưa ra để nghiên cứu
Phương pháp liên ngành: Trong phương pháp này học viên có thể dễ
dàng tiếp cận đối tượng và có cái nhìn toàn diện, sâu sắc thông qua Mĩ thuật
học, văn hóa, sử học nó sẽ có ý nghĩa về nhiều mặt
Trang 196 Đóng góp của luận văn
Đề tài là công trình nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình trong minh họa truyện tranh để áp dụng vào việc giảng dạy cho lứa tuổi học sinh THCS Vì vậy, đề tài có những đóng góp mới như sau:
Góp phần tập hợp, ghi chép, thống kê lại những tác phẩm minh họa
của họa sĩ Tạ Huy Long trong truyện tranh
Phân tích làm rõ đặc điểm tạo hình trong minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long
Nêu ra tính thực tiễn khi áp dụng vào giảng dạy cho học sinh THCS
về cảm thụ tranh và các kiến thức cơ bản về nghệ thuật tạo hình
Rút ra được các kiến thức về mĩ thuật mà lứa tuổi học sinh THCS có
thể tiếp thu và thực hành các họat động mĩ thuật liên quan
Nếu đề tài khả thi và được công nhận sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy - học Mĩ thuật Trường THCS Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc và kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho những hướng nghiên cứu liên
quan đến đề tài
7 Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm 80 trang, ngoài phần Mở đầu (13 trang), Kết luận,
Tài liệu tham khảo và Phụ lục thì luận văn được chia làm 2 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài (32 trang)
Chương 2: Đặc điểm nghệ thuật tạo hình trong minh họa truyện tranh của họa sĩ Tạ Huy Long và việc thực nghiệm vận dụng vào dạy Mĩ thuật cho
học sinh Trường THCS Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc (34 trang)
Trang 20Mĩ thuật là một trong những bộ môn ra đời từ rất sớm, khởi đầu bằng sự khai thác và phát huy tác dụng của các nhân tố không gian, như: đường nét, hình khối, màu sắc… để diễn đạt và truyền cảm
Nó bao gồm nhiều thể loại, tựu trung đều lấy việc kiến tạo các quan hệ không gian làm phương tiện diễn đạt và lấy việc gây cảm hứng thị giác làm mục đích truyền đạt Do đó mĩ thuật được liệt vào loại hình nghệ thuật thị giác hay nghệ thuật không gian [9, tr 7] Trong mỗi loại hình nghệ thuật đều có ngôn ngữ biểu đạt riêng và được tác động đến các giác quan của mỗi cá nhân chúng ta, mang đến cho ta cảm nhận cùng với những cảm xúc về thẩm mĩ khác nhau Thông qua đó, chúng ta có thể cảm nhận được những điều tốt đẹp từ hiện thực cuộc sống Nhiều loại hình nghệ thuật với nhiều ngôn ngữ khác nhau đã mang lại cho ta những cảm nhận về cuộc sống xung quanh một cách sinh động và hoàn hảo Những âm thanh, giai điệu của âm nhạc mang đến cho ta những cảm về thụ nghệ thuật thông qua thính giác Nghệ thuật tạo hình lại tác động đến con người qua cả thị giác và xúc giác
Theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê thì: “Nghệ thuật là một
hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động cụ thể và gợi cảm
để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm” [30, tr 856] Dựa vào nhu cầu cuộc sống phong phú sinh động của con người, có nhiều loại hình nghệ thuật xuất hiện: nghệ thuật văn học, hội họa, sân khấu, điện ảnh,
Trang 21kiến trúc… Trong đó các loại hình: Hội họa; Kiến trúc; Đồ họa; Kiến trúc; Điêu khắc; Trang trí cùng có chung ngôn ngữ biểu đạt Chính vì lẽ đó chúng
có cùng tên gọi là Nghệ thuật tạo hình
Theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (2022), tạo hình là “Tạo ra các
hình thể bằng đường nét, màu sắc, hình khối” [30, tr 1128] Từ khái niệm này, ta có thể hiểu tạo hình là sử dụng đường nét, màu sắc, hình khối để tạo nên hình thể ở dạng mặt phẳng hoặc dạng khối
Như vậy có thể hiểu: “Nghệ thuật tạo hình” là nghệ thuật ѕử dụng các phương tiện, các chất liệu để tạo ra một số hình thức thể hiện khác nhau trên
bề mặt phẳng ᴠà trong không gian Các tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh, kiến trúc, điêu khắc được coi là các ѕản phẩm thuộc lĩnh ᴠực nghệ thuật tạo hình
Như vậy có thể đúc kết lại nghệ thật tạo hình là nghệ thuật sáng tạo sinh động, cụ thể bằng đường nét, hình khối, màu sắc để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật như công trình kiến trúc, bức tranh, pho tượng… để làm đẹp cho đời sống, làm đẹp cho môi trường Vậy cần tìm hiểu thêm ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình là gì?
Trong nghệ thuật tạo hình thì điểm là phương tiện ngôn ngữ đầu tiên của tạo hình, là cái mốc để tạo dựng nên đường nét, hình khối, hoặc tự bản thân điểm cũng có thể đứng độc lập tạo ra các đặc tính riêng Theo tác giả
Ngô Bá Công có viết trong cuốn Giáo trình mĩ thuật cơ bản:
Một điểm có tác dụng làm tập trung hoặc ngừng tuyến nghỉ; hai điểm sẽ gây cảm giác động thị giác; nhiều điểm tạo ra nhịp điệu, phương hướng, không gian nông sâu, không gian xa gần và tạo thành các điểm nhấn, điểm vàng trong nghệ thuật [9, tr 24] Đường nét là ngôn ngữ cơ bản của nghệ thuật tạo hình, tập hợp của nhiều điểm trong chuyển động tạo thành đường nét Có rất nhiều loại đường: đường thẳng, đường cong, đường lượn sóng, đường tròn, đường xoắn ốc, đường lượn sóng Đường luôn chỉ ra những phương hướng nhất định và gợi
Trang 22cho con người nghững cảm xúc thẩm mĩ khác nhau Nét thể hiện độ dày mỏng, to nhỏ, dài ngắn do đường vạch ra Khái niệm về đường nét luôn đi song hành cùng nhau, muốn tạo ra nét phải có đường và đường nét làm nên đối tượng của nghệ thuật trên mặt phẳng và trong không gian Dùng đường nét có thể diễn tả được trạng thái, cấu trúc, hình dáng của người, sự vật hay phong cảnh xung quanh chúng ta Bên cạnh đó, đường nét còn diễn tả tình cảm, tính cách của nhân vật Khi nhìn những đường thẳng đứng và đường nằm ngang cho ta thấy sự vững trãi, ổn định, tĩnh lặng Những đường xiên tạo cảm giác nghiêng ngả, không ổn định và bấp bênh hoặc có khi đường xiên tạo cho ta cảm giác lung linh, gần gũi
tr 12] Theo đó ta thấy được dạy học gồm 2 phần: phần dạy và phần học Hai phần này là một thể thống nhất không thể tách rời, nó gắn bó chặt chẽ với nhau Trong đó dạy học không đơn thuần chỉ là giảng dạy mà còn là sự chỉ đạo, định hướng, tổ chức và điều khiển sự học
Theo tác giả Đỗ Ngọc Thanh, Giáo trình lý luận dạy học (2006), của
Nxb Hà Nội thì:
“Dạy học là con đường, phương tiện cơ bản để thực hiện quá trình trí
Trang 23dục, là dạng đặc biệt của quá trình họat động nhận thức Trong quá trình dạy học, học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên, đạt tới mục đích của trí dục” [27; tr 24]
Có thể hiểu Dạy học là quá trình người thầy hướng dẫn, định hướng cho học sinh phát hiện, lĩnh hội tri thức mới
Mĩ thuật là ngành nghệ thuật nghiên cứu qui luật và phương pháp để thể hiện cái đẹp bằng đường nét, màu sắc, hình khối [30; tr 798] Mĩ thuật giúp mọi người tạo ra cái đẹp theo ý mình, làm cho cuộc sống thêm hài hoà, hạnh phúc
Dạy Mĩ thuật tức là dạy nghệ thuật Để học sinh hào hứng và say sưa với môn học thì người giáo viên cần có phương pháp dạy học phù hợp để tiết dạy đạt kết quả cao
Dạy - học Mĩ thuật là dạy học sinh suy nghĩ, và quan trọng nhất là dạy học sinh sáng tạo và tạo ra những sản phẩm mĩ thuật đẹp mắt bằng nhiều hình thức khác nhau
Dạy học Mĩ thuật ở trường THCS là dạy học sinh cách suy nghĩ để sáng tạo vào bài vẽ [42; tr 51] Cái đẹp cũng có những qui định, tuy nhiên không có công thức và quy tắc chính xác như các môn khoa học Cái đẹp phụ thuộc vào cảm xúc, tình cảm, tư duy sáng tạo của con người, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào thời đại
Có thể hiểu: Dạy học Mĩ thuật là dạy học sinh cách cảm thụ, cách tư duy và sáng tạo để tạo ra cái đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội
1.1.3 Phương pháp dạy học Mĩ thuật
1.1.3.1 Phương pháp dạy học
Phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một họat động
nào đó [30; tr 1004] Có nhiều phương pháp dạy học khác nhau Mỗi phương
pháp dạy học đều có những ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng nhất định của nó Quá trình dạy học hiện đại đòi hỏi người thầy cần vận dụng linh họat
Trang 24các phương pháp dạy học khác nhau trong một tiết dạy Người thầy cần hiểu
rõ bản chất của từng phương pháp dạy học để biết cách lựa chọn và kết hợp các phương pháp một cách sáng tạo và linh họat trong mỗi tình huống, từng bài học cụ thể Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, học viên xin đưa ra một số
phương pháp chủ yếu được vận dụng phù hợp với môn Mĩ thuật ở trường THCS
Phương pháp đàm thọai - gợi mở
Là phương pháp mà người giáo viên sẽ khéo léo đưa ra hệ thống các câu hỏi, tình huống để học sinh trả lời, nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ và nắm bắt được các vấn đề mới, học sinh tự tìm tòi, khám phá tri thức mới bằng việc hình dung, nhớ lại những tài liệu đã học hay từ những tích lũy, đúc rút kinh nghiệm có được từ cuộc sống, nhằm giúp các em học sinh hệ thống hóa, khắc sâu hơn và củng cố tri thức đã lĩnh hội, tiếp thu được
Với phương pháp này, giáo viên là người đưa ra hệ thống câu hỏi, một vấn đề hay một nội dung nào đó để học sinh trao đổi, tranh luận trong quá trình học tập giáo viên dùng câu hỏi gợi mở để học sinh quan sát, nhận xét, suy nghĩ, đối chiếu và tự điều chỉnh, bổ sung những thiếu sót trong bài của mình
Phương pháp thảo luận
Phương pháp thảo luận là cách tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp, theo nhóm hoặc thảo luận chung toàn lớp về một vấn đề trong nội dung của bài học nhằm tăng cường tính tích cực của người học:
tự tìm tòi khám phá để lĩnh hội tri thức một cách chủ động dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên Thảo luận trong nhóm nhỏ còn được gọi là phương pháp hợp tác nhóm [42; tr 61]
Phương pháp thảo luận giúp các em học sinh có điều kiện chia sẻ, học tập và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, học sinh được tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo Từ đó giúp học sinh mở rộng, đào sâu hơn những vấn đề học tập trên cơ sở nhìn nhận và tiếp thu vấn đề một cách có
Trang 25suy nghĩ, biết phân tích vấn đề kèm theo dẫn chứng cụ thể, phát triển óc tư duy khoa học, sáng tạo
Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nói, tranh luận, bồi dưỡng cho học sinh các phương pháp nghiên cứu khoa học vừa sức và phù hợp với lứa tuổi các em như: phương pháp tìm đọc sách, tra cứu tài liệu online, tài liệu tham khảo…
Ngoài ra, phương pháp thảo luận còn có thể thay đổi quan điểm cá nhân trong qúa trình trao đổi thông tin thuyết phục từ học sinh trong nhóm, trong lớp Tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh, giúp giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục về mặt nhận thức, quan điểm, xu hướng hành vi của học sinh
Phương pháp trực quan
Phương pháp trực quan là sử dụng đồ dùng dạy học đã chuẩn bị như: hình ảnh, phương tiện… có liên quan đến bài học để minh họa cho nội dung bài dạy, giúp người học hiểu sâu hơn vấn đề
Phương pháp trực quan giúp làm sáng tỏ những khái niệm về mĩ thuật mang tính trừu tượng, giúp người học lĩnh hội kiến thức một cách hứng thú hơn trong học tập
Với phương pháp này, giáo viên có thể truyền đạt cho nhiều người cùng một lúc, thu hút được sự chú ý của các em học sinh Từ việc các em được nhìn, được nghe sẽ giúp học sinh tăng khả năng nhận thức, giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn
Tùy vào từng nội dung bài dạy mà giáo viên có cách trình bày các đồ dùng trực quan khác nhau
Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là thông qua việc quan sát, tìm hiểu về đối tượng
để nhận biết, phân tích, so sánh về cấu trúc, tỉ lệ, màu sắc, hình dáng… của đối tượng
Trang 26Phương pháp này giúp cho học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng, làm cơ sở tư liệu cho việc thực hiện bài tập mĩ thuật
Phương pháp minh họa
Phương pháp minh họa là phương pháp sử dụng phương tiện trực quan hoặc (giáo viên minh họa vẽ hình trên bảng) để diễn tả, thể hiện, khẳng định, chứng minh cho sự vật hiện tượng mà không thể mô tả một cách đầy đủ bằng lời nói
Phương pháp minh họa rất cần thiết trong môn mĩ thuật Có rất nhiều cách minh họa cho một bài dạy: minh họa bằng tranh phiên bản của các họa
sĩ, tranh của học sinh, bằng các tài liệu trong sách giáo khoa, minh họa bằng clip chuẩn bị trong bài giảng điện tử hay minh họa bằng cách vẽ bảng
Phương pháp kiểm tra đánh giá
Phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học là việc giáo viên thông qua bài kiểm tra, để thu thập thông tin kết quả, số liệu đạt được của học sinh sau quá trình học tập nhằm đánh giá và đối chiếu với mục tiêu bài học
đã đề ra
Phương pháp này cho thấy mức độ đạt và chưa đạt về mục tiêu dạy học, trình độ kiến thức, thái độ, kĩ năng của học sinh, thông qua đó xác định mức độ hiệu quả của họat động dạy và học, điều chỉnh họat động, tìm ra những thiếu sót trong nhận thức của học sinh
Kiểm tra đánh giá cần đảm bảo công bằng, khách quan Các phương pháp kiểm tra, đánh giá giáo viên thường sử dụng trong dạy học môn Mĩ
Trang 27thuật THCS như: quan sát, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập dự án, trắc nghiệm kết hợp tự luận… giáo viên cần lựa chọn phương pháp kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp với nội dung bài học, đánh giá dựa trên quá trình rèn luyện của mỗi học sinh
Khi nhận xét, giáo viên cần có cách nhận xét mang tính động viên, khích lệ để học sinh có sự cố gắng vươn lên trong học tập
Ở cấp THCS môn Mĩ thuật được đánh giá theo mức Đạt và Chưa đạt, chính vì vậy, đối với những học sinh có năng khiếu vượt trội, giáo viên cần kịp thời động viên và có hình thức bồi dưỡng phù hợp để các em phát huy tối đa khả năng của mình
Có thể hiểu phương pháp dạy học là cách sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình dạy học
1.1.3.1 Các hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật ở trường THCS
Hình thức tổ chức dạy học là toàn bộ những cách thức tổ chức họat động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học ở thời gian và địa điểm nhất định, với việc sử dụng những phương pháp dạy học, phương tiện dạy học cụ thể, nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học [42, tr 76]
Các hình thức tổ chức dạy học thường được sử dụng cho môn Mĩ thuật ở trường THCS như:
Hình thức tổ chức trò chơi học tập
Tổ chức trò chơi học tập là hình thức sử dụng các kiến thức có liên quan đến bài học dưới dạng trò chơi nhằm kích thích và hình thành động cơ nhận thức học tập Đây là một trong những hình thức khá quan trọng trong các tiết học
Việc tổ chức trò chơi học tập giúp cho lớp học sôi nổi hơn, học sinh hào hứng hơn trong học tập, đồng thời tiếp thu và khắc sau kiến thức bài học tốt hơn Trò chơi học tập thường được giáo viên đưa vào phần khởi động tiết học để tạo sự hứng thú cho học sinh, hoặc phần kết thúc tiết học để khắc sâu
Trang 281.1.4 Vận dụng
“Vận dụng” có thể hiểu là một từ ghép đẳng lập Các tiếng trong từ vận dụng không phân biết tiếng chính và tiếng phụ và có vai trò tương đương nhau Như vậy có thể hiểu: “Vận dụng là đem tri thức, lí luận dùng vào thực tiễn” [30, tr 1402] Có nghĩa là vận dụng những kiến thức đã biết, đã được học, đã được nghe, vào một việc làm trong thực tế Nó đồng nghĩa với ứng dụng hay áp dụng
Như vậy có thể hiểu vận dụng là áp dụng những kiến thức đã nghiên cứu và tìm hiểu được vào thực tế một công việc nào đó để mang lại hiệu quả cho công việc đó
Trang 29Theo Giáo trình Mĩ thuật cơ bản của tác giả Ngô Bá Công thì: “Đồ
họa có nghĩa là dùng nét để thể hiện kết hợp với chấm và mảng tạo ra mọi thứ trên mặt phẳng” [9, tr 11] Đồ họa có thể được chia ra các thể loại như:
Đồ họa ấn loát là những tranh khắc in có tính nhân bản và được phổ cập rộng rãi như: khắc thạch cao, khắc gỗ, khắc cao su… và các tranh in như:
in kính, in lưới… do người họa sĩ tự vẽ, chế bản và in
Đồ họa sách báo
Đồ họa sách báo bao gồm trình bày, minh họa, đặt trang, tìm kiểu chữ, phối sắc…cho sách báo Minh họa và trình bày sách báo là nghệ thuật đồ họa nhằm làm đẹp và phong phú hơn cho nội dung và hình thức của tác phẩm và làm sáng tỏ tác phẩm Ví dụ khi nhìn vào hình ảnh minh họa, người xem thấy
và biết đó là sách về chính trị, kinh tế xã hội hay văn hóa nghệ thuật
Trang 30trị còn gọi là tranh áp phích, là các tranh tuyên truyền về kinh tế - chính trị, các loại tranh quảng cáo sản phẩm hàng hóa…
Như vậy có thể hiểu Đồ họa là hình thức nghệ thuật tạo hình kết hợp
sử dụng hệ thống các chấm, nét, mảng màu để tạo ra mọi thứ theo ý muốn trên bề mặt phẳng
dễ hiểu, dễ cảm Ví dụ: Vẽ tranh minh họa truyện ngắn Buổi nói chuyện có
chiếu phim minh họa [30, tr 801]
Theo trang https://vanhoahoc.vn, tranh minh họa là: “một sản phẩm
vẽ, đồ họa, thiết kế đồ họa nhằm mục đích giải thích, minh họa, trang trí, làm
rõ, hoặc thể hiện một ý tưởng, thông điệp hoặc nội dung dưới dạng hình ảnh trực quan” [66]
Hình minh họa đã xuất hiện từ trước khi các công cụ chụp ảnh được phát minh Các hình minh họa là công cụ duy nhất để thể hiện một ý tưởng ngoài việc viết Những bức tranh minh họa trước đây khá đơn giản và nhấn mạnh nhiều vào chủ nghĩa hiện thực vì không có bất kì phương tiện hiện đại nào như máy ảnh để chụp cảnh hoặc người thực
Tùy vào mục đích sử dụng, tranh minh họa sẽ được chia ra các loại hình khác nhau Một số loại hình minh họa phổ biến nhất bao gồm:
Truyện tranh, tiểu thuyết trực quan
Truyện tranh và tiểu thuyết đồ họa là hai thể loại văn học chủ yếu dựa vào hình ảnh minh họa Nó cung cấp cho người đọc các thông tin, nội dung thông qua sự kết hợp giữa văn bản và hình ảnh minh họa Bằng sự kết hợp
đó nội dung tác phẩm trở nên hấp dẫn, sinh động, dễ hình dung hơn
Trang 31Minh họa cho trẻ em
Các tài liệu viết dành cho trẻ em thì hình ảnh minh họa luôn luôn cần thiết bởi nó là phương tiện truyền tải một cách hấp dẫn đối với trẻ em thay cho lời nói Đặc điểm chung của tranh minh họa dành cho trẻ em là màu sắc tươi sáng rực rỡ, đậm chất tường thuật, đẹp mắt
Sách, tạp chí, ấn phẩm
Hình minh họa và các sản phẩm in luôn có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời Đối với các hình minh họa dùng cho nội dung bên trong hay làm bìa sản phẩm thì đều cần được trau chuốt để gây ấn tượng với người đọc tiềm năng và thể hiện được tất cả những gì sản phẩm muốn nói Từ hình ảnh minh họa bên trong nội dung cho đến hình ảnh minh họa được sử dụng làm bìa sản phẩm, mọi thứ đều cần được trau chuốt, gây ấn tượng với người đọc tiềm năng và thể hiện những gì sản phẩm muốn nói
Bao bì, quảng cáo sản phẩm
Hình ảnh minh họa ngày càng được sử dụng nhiều cho mục đích quảng cáo và trang trí cho bao bì sản phẩm, do đặc tính bắt mắt và tạo ấn tượng nhanh chóng, lâu dài trong mắt khách hàng
Như vậy đối với luận văn này có thể hiểu minh họa là dùng hình ảnh để làm rõ thêm, sinh động, hấp dẫn thêm nội dung của tác phẩm văn học hoặc văn bản trình bày, giúp người đọc hào hứng hơn khi tiếp cận với tác phẩm
1.1.7 Trang trí
Trước tiên, có thể hiểu trang trí chính là nghệ thuật làm đẹp, nó giúp cho cuộc sống con người ngày càng hoàn thiện và phong phú hơn Trong cuộc sống hàng ngày, con người cần trang hoàng nhà cửa để không gian sống được đẹp hơn, con người cần mặc đẹp để thỏa mãn ý thích của mình, đường phố cần băng rôn, khẩu hiệu để những ngày lễ được tưng bừng hơn hay các hội trường hội nghị cần được trang trí để tạo sự trang trọng và làm đẹp bộ mặt của đơn vị đứng ra tổ chức…
Trang 32Nói tóm lại, trang trí là những cái đẹp do con người tạo ra nhằm phục
vụ cho cuộc sống của con người, làm cho cuộc sống xã hội của con người ngày càng hoàn thiện hơn
Còn theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê thì trang trí được hiểu là: “Bố trí các vật thể có hình khối, đường nét, màu sắc khác nhau sao
cho tạo ra một sự hài hòa, làm đẹp mắt một khoảng không gian nào đó” [30,
tr 1296]
Như vậy có thể hiểu trang trí là nghệ thuật sắp xếp, bố trí hình mảng, màu sắc, đường nét… để tạo nên một sản phẩm đẹp và tiện nghi để phục vụ cho nhu cầu đời sống tinh thần, lao động và vui chơi giải trí của con người Trang trí giúp nâng cao nhận thức thẩm mĩ của con người
1.2 Khái quát về cuộc đời sự nghiệp của họa sĩ Tạ Huy Long
Tạ Huy Long sinh năm 1974, là họa sĩ truyện tranh đương đại hàng đầu Việt Nam Từ năm 1991 đến năm 1994, họa sĩ mở xưởng đá
mĩ nghệ ở nhà Năm 1998, họa sĩ Tạ Huy Long tốt nghiệp Đại học Mĩ thuật Công nghiệp Hà Nội, chuyên ngành thiết kế nội thất
Từ năm 1998 đến năm 2002 họa sĩ mở văn phòng thiết kế kiến trúc, nội thất thiết kế kính màu cho AA deco
Năm 2000, họa sĩ Tạ Huy Long bắt đầu vẽ truyện tranh dưới sự hướng
dẫn của thầy Gerald Gorridge giáo viên trường Angoolame của Pháp Lối vẽ
của họa sĩ luôn là chắt lọc, thử nghiệm mới với những giá trị xưa cũ trong văn hóa dân gian bản địa và ảnh hưởng bởi những giá trị du nhập mới
Từ năm 2000 cho đến nay, họa sĩ Tạ Huy Long làm việc tại Nxb Kim Đồng và giữ chức vụ Trưởng phòng Kĩ Mĩ thuật Các thể loại tranh minh họa của họa sĩ như: lịch sử, huyền thọai, cổ tích, đồng dao, giả tưởng Họa sĩ Tạ Huy Long vẽ minh họa cho hàng trăm đầu sách, trong đó có những tác phẩm
nổi tiếng như Dế Mèn phiêu lưu ký (2020), Lá cờ thêu sáu chữ vàng (2021), Lĩnh Nam chích quái (2017), Lược sử nước Việt bằng tranh (2019); Tủ sách
Trang 33tranh truyện dân gian Việt Nam với các tác phẩm: Ngày xưa có một con nghê (2002), Sự tích chú Cuội cung trăng (2019); Tủ sách truyện lịch sử với các tác phẩm: Đinh Bộ Lĩnh (2019), Lý Thường Kiệt, Lý Công Uẩn, Lê Đại Hành, Ngô Quyền, Bà Triệu, Yết Kiêu, Dã Tượng…
Các triển lãm “Ngày xưa tôi là ”, “Tôi vẽ tôi” (2012) đều rất
thành công, mang lại ấn tượng sâu đậm cho người xem Ngoài ra họa sĩ
còn có triển lãm Pháp và còn là tác giả của những dự án lớn như: “Tủ sách truyện tranh dân gian Việt Nam” (2002); “Tủ sách truyện tranh lịch sử” (2013) Gần đây là tập “Lược sử nước Việt Nam bằng tranh”
(2018)
Đặc biệt truyện tranh “Sự tích con nghê” của họa sĩ đã khiến cho
các giảng viên đến từ Pháp và các đồng nghiệp của họa sĩ phải trầm trồ
về ý nghĩa sâu sắc của chuyện Cố họa sĩ và giảng viên sáng tác truyện tranh người Pháp Gérald Gorrgide tới Việt Nam phải thốt lên: “Đây thực sự
là một dòng truyện tranh độc nhất vô nhị với ngôn ngữ hình họa dân gian Việt Nam đặc sắc” [60] Năm 2002, các tác phẩm của họa sĩ Tạ Huy Long
đã được trưng bày tại festival truyện tranh danh tiếng Angoulême (Cộng hoà Pháp) Tạ Huy Long trau chuốt trong từng nét vẽ truyện tranh minh họa hay sáng tác, họa sĩ chắt lọc tinh hoa hình khối, đường nét, màu sắc của mĩ thuật truyền thống dưới một cái nhìn trong trẻo Các tác phẩm của họa sĩ đặc biệt phù hợp với các chủ đề lịch sử, cổ tích, đồng dao, huyền thoại, cổ tích, đồng dao, giả tưởng
Theo TS Nguyễn Tô Lan, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, năng lượng
của lịch sử đã được họa sĩ Tạ Huy Long thể hiện đặc sắc qua Lĩnh Nam chích quái - một phóng tác hoàn toàn mới “Nếu bỏ phần chữ ta sẽ có một quyển
sách bằng tranh, mà vẫn hiểu nội dung từng câu chuyện Trong quan niệm văn học hiện đại, người dịch không chỉ chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà còn tham gia vào quá trình sáng tạo Họa sĩ Tạ Huy Long dường
Trang 34như đã tạo nên một văn bản mới, bằng ngôn ngữ hội họa” Mỗi chi tiết, tranh
vẽ, màu sắc không đơn thuần minh họa hành động, nhân vật mà còn phản ánh bối cảnh sống, phong tục, tập quán
Trong cuốn sách, có thể bắt gặp nhiều hình ảnh như chuông, bảo tháp, vạc… gợi liên tưởng đến hình ảnh An Nam tứ đại khí, đến các kim khí thời Đông Sơn hay di vật khảo cổ Theo TS Nguyễn Tô Lan, đó không hẳn là đan xen tùy tiện hay “làm màu” cổ kính, mà toát lên đặc sắc phong tục Việt Không chỉ vậy, hình vẽ đồng thời còn phảng phất quá trình giao thoa văn
hóa trong lịch sử Chẳng hạn, truyện Họ Hồng Bàng có hình ảnh nhân vật nữ
đầu người, mình chim, tay cầm trống, tạo mối liên hệ với tượng phù điêu Kinnara, là tiên nữ đầu người, mình chim, thường được trang trí trong các đền, chùa Dấu hiệu này cho thấy sự giao lưu giữa nền văn hóa Đại Việt và văn hóa Chămpa trước đây
Tại cuộc tọa đàm “Quá khứ sống động” (2017) tổ chức tại trung tâm Văn hóa Pháp (Hà Nội), nói về các tác phẩm minh họa của họa sĩ Tạ Huy Long Với cách tiếp cận rất mới, thông qua những bức hình minh họa đẹp mắt, độc đáo của họa sĩ Tạ Huy Long đã thu hút được rất nhiều bạn đọc nhỏ
tuổi còn đang ngồi trên nghế nhà trường tìm đến với tác phẩm “Lĩnh Nam Chích quái”, tác phẩm văn học trung đại này, tưởng chừng như chỉ có các
nhà nghiên cứu văn học mới tìm đọc
Những bức tranh minh họa của họa sĩ Tạ Huy Long mang hàm lượng văn hóa cao và thấm đẫm tinh thần quốc tế Thành công trong các tác phẩm của họa sĩ là truyền tải được cảm xúc, thu hút được sự tò mò thích thú của các bạn đọc nhỏ tuổi Chúng ta thấy được một Tạ Huy Long rất riêng trong lĩnh vực minh họa các câu chuyện bằng tranh vẽ
Những tác phẩm đặc sắc do họa sĩ thể hiện đã dành được nhiều giải thưởng, trong đó bao gồm nhiều tập truyện tranh lịch sử Giải A trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của Nxb Kim Đồng năm 2000 với các tập
Trang 35truyện tranh lịch sử Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thương Kiệt, Lý Công Uẩn Các tập truyện Lê Đại Hành, Ngô Quyền, Bà Triệu đạt giải B trong cuộc thi vận động
sáng tác năm 2002 Giải vàng Sách đẹp do Hội Xuất bản - In và Phát hành Việt Nam trao cho bộ truyện tranh lịch sử mầu; giải Bìa sách đẹp cho bộ bìa
sách Văn học Nga năm 2005 Cuốn Sự tích chú Cuội cung trăng đạt giải Sách đẹp năm 2006 Các tác phẩm truyện tranh lịch sử Yết Kiêu - Dã Tượng
đạt giải A khu vực, giải C toàn quốc trong giải thưởng Hội Mĩ thuật thường niên năm 2006
1.3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật cấp THCS một số phương pháp giáo dục Mĩ thuật tích cực
1.3.1 Vài nét về Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật cấp THCS
Đặc điểm môn học
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Mĩ thuật thuộc lĩnh vực nghệ thuật và được học ở cả ba cấp học
Đối với cấp THCS, nội dung giáo dục không qui định chi tiết theo bài
và số tiết cụ thể ở trong mỗi bài mà tiếp cận theo hướng mở, lấy các yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật - biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực
mĩ thuật để làm cơ sở lựa chọn nội dung giáo dục và đánh giá kết quả Chương trình quan tâm đến mối quan hệ giữa mĩ thuật và đời sống thực tiễn thể hiện ở định hướng các chủ đề về văn hóa xã hội và nghệ thuật
có liên quan nhiều đến các môn học và họat động giáo dục khác như môn: Lịch sử, Địa lý, Ngữ Văn, Công nghệ, Toán, Vật lý… nhờ vậy góp phần đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, hài hòa về thể chất, tinh thần cho học sinh, giúp học sinh nhận thức được sự tương tác của mĩ thuật với đời sống văn hóa, xã hội cũng như có được sự hiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp gắn với mĩ thuật trong đời sống xã hội Từ đó giúp học sinh có định hướng
và lựa chọn mĩ thuật cho hướng học tập và phát triển mĩ thuật khi kết thúc
Trang 36giai đoạn giáo dục cơ bản
Quan điểm xây dưng chương trình môn học
Chương trình tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận văn hóa, nghệ thuật dân tộc và thế giới trên cơ sở vận dụng những kiến thức cơ bản của mĩ thuật kết hợp với khoa học giáo dục
Chương trình chọn lọc những kiến thức phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông Chương trình được thiết kế một cách linh họat, có điều chỉnh phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh, các cơ sở giáo dục và địa phương
Mục tiêu của chương trình môn Mĩ thuật cấp THCS
Mục tiêu môn Mĩ thuật cấp THCS là sự cụ thể hóa mục tiêu chung của chương trình môn học đó là:
Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật dựa trên kiến thức và kĩ năng mĩ thuật; nhận thức được mối quan hệ giữa
mĩ thuật với đời sống, xã hội và các loại hình nghệ thuật khác; có
ý thức trân trọng di sản văn hóa, nghệ thuật và khả năng ứng dụng kiến thức, kĩ năng vào đời sống; có hiểu biết tổng quát về ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và khả năng định hướng
nghề nghiệp cho bản thân… [30, tr 23;24]
Chương trình môn mĩ thuật cấp trung học cơ sở xác định mục tiêu chủ yếu sau: thông qua các họat động trao đổi thảo luận, thực hành, các họat động trải nghiệm phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo học sinh có ý thức kế thừa và phát huy các giá trị thẩm mĩ của thời đại Tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực mĩ thuật dựa trên nền tảng kiến thức, kĩ năng thực hành mĩ thuật ở bậc học tiểu học Từ đó phát triển các phẩm chất chăm chỉ, nhân ái, yêu nước, trung thực, trách nhiệm; nâng cao hiểu biết về mối quan hệ giữa
mĩ thuật với đời sống, phát triển năng lực tự chủ và tự học, có ý thức định hướng nghề nghiệp sau khi kết thúc cấp học
Trang 37Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và đóng góp của môn học trong việc hình thành, phát triển phẩm chất
Chương trình môn mĩ thuật cấp trung học cơ sở tạo cơ hội cho học học sinh được khám phá các giá trị thẩm mĩ trong nghệ thuật và đời sống thông qua các họat động thực hành trải nghiệm sáng tạo và thảo luận dựa trên định hướng các chủ đề thể hiện mối liên quan, sự tương tác giữa nghệ thuật và văn hóa xã hội, qua đó góp phần hình thành phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn học trong việc hình thành, phát triển năng lực chung
Môn mĩ thuật nói chung môn mĩ thuật cấp trung học cơ sở nói riêng
có những ưu thế nhất định trong việc góp phần hình thành, phát triển các năng lực chung đã được nêu trong chương trình tổng thể gồm năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Những năng lực chung này không những được hình thành, phát triển thông qua nội dung giáo dục mà còn thông qua phương pháp và hình thành tổ chức dạy học với việc chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong các họat động thực hành tạo sản phẩm mĩ thuật
và thảo luận, tìm hiểu giá trị của các sản phẩm, tác phẩm di sản văn hóa nghệ thuật cũng như tiếp cận, khám phá các yếu tố thẩm mĩ cơ bản trong đời sống Theo đó, môn mĩ thuật trung học cơ sở góp phần hình thành, phát triển các năng lực chung thông qua các biểu hiện chủ yếu sau: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 mục tiêu giáo dục nhằm giúp cho người học phát triển các năng lực, phẩm chất Trong đó, mỗi họat động giáo dục, mỗi môn học đóng vai trò nhiệm vụ góp phần hình thành việc
Trang 38phát triển phẩm chất học sinh thông qua phương pháp, nội dung và hình thức
tổ chức các họat động giáo dục, đồng thời cũng góp phần hình thành phát triển năng lực chung cũng như năng lực của chính môn học Chính vì vậy, năng lực đặc thù của môn Mĩ thuật năng lực mĩ thuật, biểu hiện của năng lực
mĩ thuật với các thành phần quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ
Những biểu hiện, các yêu cầu cần đạt của các thành phần năng lực trong chương trình: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ; Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ; Phân tích và đánh giá thẩm mĩ
Nội dung giáo dục
Căn cứ xác định nội dung giáo dục
Chương trình môn mĩ thuật cấp THCS cho họ biết rõ là một bộ phận của chương trình môn học Việc xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học đều cả 3 cấp dựa trên một số tuyến trọng điểm
Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông được xác định trong kế họach giáo dục định hướng nội dung giáo dục trong chương trình tổng thể Đặc điểm, mục tiêu của chương trình môn học Cái chưa là ưu điểm của nội dung chương trình 2006 Tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực bộ số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Điều kiện dạy học
ở các trường phổ thông trên phạm vi cả nước
Trên cơ sở đó, nội dung giáo dục mĩ trung học phổ thông dựa trên cấu trúc mạch nội dung mục tiêu, định hướng, phương pháp giáo dục, phương pháp đánh giá kết quả trong chương trình năm học mới cấp thiết, cấp THCS trong chương trình môn học để chỉ ra đặc điểm nội dung chương trình 2006
và vận dụng thành tựu nghiên cứu về phương pháp giáo dục hiện đại
Nội dung cụ thể của chương trình
Chương trình môn mĩ thuật trung học cơ sở tiếp tục mục tiêu giáo dục
mĩ thuật giúp học sinh hình thành những kiến thức ban đầu về mĩ thuật, nhận
Trang 39biết cơ bản với đường nét, hình khối, màu sắc và đậm nhạt Có thêm hiểu biết về mĩ thuật Việt Nam và mĩ thuật thế giới Biết vận dụng những kĩ năng
đã học vào cuộc sống Cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống con người, thiên nhiên và vẻ đẹp của một số tác phẩm mĩ thuật
1.3.2 Một số phương pháp giáo dục Mĩ thuật tích cực
Căn cứ xác định phương pháp giáo dục của Chương trình môn Mĩ thuật cấp THCS:
Xác định phương pháp dạy học với chương trình môn mĩ thuật trung học cơ sở quán triệt mục tiêu, định hướng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp đánh giá kết quả giáo dục quy định trong chương trình tổng thể cũng như quán triệt mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật và định hướng phân rõ hình thành tổ chức giáo dục trong các đánh giá kết quả giáo dục quy định trong chương trình môn học
Chương trình môn mĩ thuật THCS xác định phương pháp dạy học dựa trên tiếp cận những thành tựu nghiên cứu về phương pháp giáo dục hiện đại, những phương pháp dạy học kĩ thuật dạy học tích cực gồm các phương pháp dạy học, kiến tạo phương pháp học nhóm, phương pháp đặt và giải quyết vấn
đề, phương pháp tổ chức trò chơi, kĩ thuật dạy học động não, khăn trải bàn,
sơ đồ tư duy… và hướng đổi mới về dạy học tích hợp trong giáo dục mĩ thuật những năm qua
Phương pháp giáo dục của Chương trình môn Mĩ thuật cấp THCS:
Định hướng chung
Phương pháp giáo dục là một khái niệm chung chỉ cách thức giáo dục cho nhiều lĩnh vực [30, tr 35] Tuy vậy, phương pháp giáo dục ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp, nghĩa là phương pháp được sử dụng trong tổ chức họat động dạy học ở trường phổ thông, gọi là phương pháp dạy học Trong đó, phương pháp dạy học trong Chương trình môn Mĩ thuật THCS phát huy được
Trang 40tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của học sinh, Trong đó những yêu cầu được chú trọng như:
- Dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung lý thuyết trong thực hành, thảo luận; kết hợp liên hệ kiến thức, kĩ năng của môn học Mĩ thuật với kiến thức,
kĩ năng của các môn học, họat động giáo dục khác Yêu cầu này chú trọng đến dạy học tích hợp, trong dạy học lồng ghép nội dung lý thuyết trong thực hành, thảo luận là quá trình dạy học kết hợp họat động thực hành nghệ thuật với họat động thảo luận nghệ thuật Qua đó giúp học sinh phát triển khả năng cảm thụ nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật Bên cạnh đó, yêu cầu này còn quan tâm đến việc thực hiện dạy học tích hợp liên môn, giúp học sinh hứng thú và học tập có hiệu quả hơn, giúp các em hình thành, phát triển phẩm chất
và năng lực trong giáo dục mĩ thuật
- Dạy học trải nghiệm được chú trọng, vận dụng linh họat các phương pháp, kĩ thuật dạy học và các hình thức tổ chức, không gian họat động học tập nhằm huy động kiến thức, kích thích trí tưởng tượng, tư duy độc lập trong thể hiện các hình ảnh thẩm mĩ của học sinh, tạo cho học sinh cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành, đổi mới sáng tạo và đưa được các sản phẩm sáng tạo vào trong đời sống
Định hướng phương pháp giáo dục trong Chương trình Mĩ thuật cấp THCS
Chương trình môn Mĩ thuật 2006 thì mục tiêu dạy học nhằm được
chuẩn kiến thức, kĩ năng theo từng nội dung giáo dục cụ thể qui định trong chương trình Đối với Chương trình môn Mĩ thuật 2018 thì mục tiêu dạy học nhằm đạt được yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực, đặc biệt là năng lực
mĩ thuật Để đạt được mục tiêu này thì phương pháp dạy học cần hình thành phát triển ở học sinh các năng lực như:
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ