1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khái niệm khoa họctheo cách tiếp cận nội dung, có thể hiểu khoa học là hệ thống những tri thức Được hệ thống hóa, khái quát hóa từ thực tiễn và Đã Được kiểm nghiệm

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 56,63 KB

Nội dung

Điều tra xã hội học Trưng cầu ý kiến: Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên tác động về mặt tâm lý trực tiếp hay gián tiếp giữa người nghiên cứu và người được hỏi ý kiến để tìm ra c

Trang 1

Họ và Tên: Phan Trần Mỹ Uyên

Lớp: SPTHGK13

BÀI KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN

( Cá nhân ) Phần 1:

Khái niệm khoa học:Theo cách tiếp cận nội dung, có thể hiểu: Khoa

học là hệ thống những tri thức được hệ thống hóa, khái quát hóa từ thực tiễn và đã được kiểm nghiệm Khoa học phản ánh dưới dạng logic, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những cấu trúc, những mối liên hệ bản chất, những quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy

Khái niệm nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khoa học là quá trình

nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến (hoặc biết chưa đầy đủ), Tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới, có giá trị mới về nhận thức hoặc phương pháp

Khái niệm các quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu khoa học:

Quan điểm hệ thống – cấu trúc: Là quan điểm cơ bản của logic biện

chứng, yêu cầu xem xét đối tượng nghiên cứu một cách toàn diện và đặt trong trạng thái vận động – phát triển để tìm ra bản chất và quy luật của đối tượng

Quan điểm lịch sử – logic: Là quan điểm định hướng cho tiến trình tìm

tòi, sáng tạo khoa học Quan điểm này giúp người nghiên cứu có cái nhìn toàn cảnh về quá trình xuất hiện, tồn tại, phát triển của đối tượng, đồng thời phát hiện được quy luật phát triển của đối tượng

Trang 2

Quan điểm thực tiễn: Là quan điểm xem thực tiễn là nguồn gốc, động

lực, tiêu chuẩn và mục đích của toàn bộ quá trình NCKH Quan điểm này đòi hỏi NCKH phải bám sát thực tiễn, phục vụ thiết thực cho việc

cải tạo thực tiễn

Sơ lược phương pháp nghiên cứu khoa học:

Phương pháp phân tích – tổng hợp:

Phương pháp phân tích: là phương pháp chia nhỏ các văn bản, tài liệu theo từng bộ phận, giai đoạn để tìm ra xu hướng và trường phái nghiên cứu phù hợp

Phương pháp tổng hợp: là phương pháp kết nối thông tin từ các lý thuyết

đã thu thập để xây dựng một hệ thống lý thuyết mới Phương pháp này giúp người nghiên cứu hình thành các khái niệm, phạm trù lý thuyết khoa học mới

Phương pháp phân loại, hệ thống hóa:

Phương pháp điều tra:

Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện các quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu

Có hai loại điều tra: Điều tra cơ bản và điều tra xã hội học

Điều tra cơ bản: Là khảo sát sự có mặt của các đối tượng trên một diện rộng, để nghiên cứu các quy luật phân bố cũng như các đặc điểm về mặt định tính và định lượng

Điều tra xã hội học (Trưng cầu ý kiến): Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên tác động về mặt tâm lý trực tiếp hay gián tiếp giữa người nghiên cứu và người được hỏi ý kiến để tìm ra các quan điểm phổ biến nhất

Trang 3

Trưng cầu ý kiến thường được tiến hành bằng 2 cách thức: (1) Phỏng vấn, (2) Sử dụng Anket

Phỏng vấn

Là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp từ người trả lời Phỏng vấn

có thể thực hiện với các hình thức sau:

- Phỏng vấn với hệ thống câu hỏi in sẵn

- Phỏng vấn điều tra (loại phỏng vấn với câu trả lời “có” hoặc “không”)

- Phỏng vấn tự do (loại phỏng vấn với câu trả lời hoàn toàn tự do)

Điều tra bằng Anket

Anket là hệ thống câu hỏi được sử dụng để thu thập thông tin dưới dạng viết; là bản in những câu hỏi và cả những câu trả lời được sắp xếp theo những trật tự và những quy tắc nhất định

Anket có 2 loại chính:

+ Anket đóng: Là loại anket cung cấp sẵn các phương án trả lời, người được trưng cầu ý kiến sẽ thực hiện việc đánh dấu vào một (hoặc một số) phương án phù hợp

+ Anket mở: Là loại anket không cung cấp sẵn các phương án trả lời, người được trưng cầu ý kiến sẽ tự viết ý kiến của mình theo yêu cầu của người hỏi

Yêu cầu cơ bản khi điều tra bằng Anket:

+ Xác định rõ mục đích và đối tượng điều tra

+ Thiết kế bảng hỏi khoa học, rõ ràng tạo thuận lợi cho việc trả lời (với người được trưng cầu ý kiến) và xử lý số liệu (với người nghiên cứu) + Có cách thức xử lý số liệu một cách chính xác, khách quan

Trang 4

Phương pháp thực nghiệm:

Là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng nghiên cứu trong điều kiện được khống chế, nhằm gây ra những biến đổi mong muốn

Phương pháp thực nghiệm có những đặc điểm sau:

- Thực nghiệm được tiến hành xuất phát từ một giả thuyết (hay phỏng đoán) về sự diễn biến tốt hơn của đối tượng

- Thực nghiệm được tiến hành có kế hoạch và kế hoạch thực nghiệm đòi hỏi phải mô tả hệ thống các biến số (biến số độc lập và biến số phụ

thuộc) theo một chương trình

Trong đó:

+ Biến số độc lập: Là nhân tố thực nghiệm có thể điều khiển và kiểm tra được

+ Biến số phụ thuộc: Là biến đổi do tác động của biến số độc lập

- Thực nghiệm thường được triển khai trên 2 nhóm nghiệm thể (đối tượng thực nghiệm): nhóm thực nghiệm (TN) và nhóm đối chứng (ĐC) Hai nhóm này được lựa chọn ngẫu nhiên, có số lượng và trình độ phát triển ngang nhau, và được khẳng định bằng kiểm tra chất lượng ban đầu Nhóm TN bị tác động bởi các biến số độc lập, nhóm ĐC được phát triển hoàn toàn tự nhiên Nhờ những khác biệt của hai nhóm mà ta có thể khẳng định hay phủ định giả thuyết của thực nghiệm

Việc tổ chức thực nghiệm trong NCKH được tiến hành như sau:

- Xây dựng giả thuyết thực nghiệm (trên cơ sở phân tích kỹ các biến số độc lập)

- Xác định đối tượng thực nghiệm (Nhóm TN & nhóm ĐC)

- Tiến hành các bước thực nghiệm (theo kế hoạch)

Trang 5

- Xử lí kết quả thực nghiệm

- Đối chiếu với giả thuyết thực nghiệm và rút ra kết luận

Trong NCKHGD, phương pháp thực nghiệm (thực nghiệm sư phạm) có vai trò rất quan trọng trong việc khẳng định kết quả nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Là phương pháp khai thác, thu nhận thông tin về các đối tượng nghiên cứu thông qua việc phân tích, đánh giá những sản phẩm do họ tạo ra

Yêu cầu đối với sản phẩm lựa chọn nghiên cứu:

- Sản phẩm phải có tính điển hình và đặc trưng, phản ánh đầy đủ, chính xác vấn đề nghiên cứu;

- Sản phẩm phải có khả năng đem lại nguồn thông tin lớn nhất;

- Sản phẩm phải đảm bảo tính khách quan

Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm:

- Lựa chọn các sản phẩm thuộc nhiều loại hình khác nhau để đảm bảo tính đa dạng cho các thông tin cần khai thác;

- Tập trung vào những sản phẩm chủ yếu, tiểu biểu;

- Phân tích các sản phẩm dưới nhiều khía cạnh, góc độ;

- Dùng phương pháp đo kiểm chính xác, khách quan để rút ra các kết luận cần thiết

Phần 2: Giáo dục lòng nhân ái cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm.

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Lòng nhân ái, một phẩm chất cao quý của con người, không chỉ là nền tảng của đạo đức mà còn là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng một xã hội văn minh,

Trang 6

hạnh phúc Tinh thần "thương người như thể thương thân" đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, với những biến đổi nhanh chóng, lòng nhân ái đôi khi bị mai một.

Nhà giáo dục vĩ đại Sukhomlinsky từng khẳng định:“Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của người bạn, người anh em, của bố mẹ mình hoặc của bất cứ một đồng bào nào mà em gặp, nếu đứa trẻ không biết đọc trong mặt người khác điều đang xảy ra trong trái tim người đó thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở thành con người chân chính” Điều này cho thấy, việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ em ngay từ nhỏ là vô cùng quan trọng.

Lòng nhân ái không chỉ giúp con người sống hòa hợp với cộng đồng mà còn là động lực thúc đẩy chúng ta làm những việc tốt Một người có lòng nhân ái sẽ biết chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, biết tôn trọng và cảm thông với những người xung quanh Ngược lại, thiếu đi lòng nhân ái, con người dễ trở nên ích kỷ,

vô cảm và gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội.

Thực tế, tình trạng bạo lực học đường, vi phạm kỷ luật và các tệ nạn xã hội ở một

số học sinh đang là vấn đề đáng lo ngại Điều này cho thấy, việc giáo dục đạo đức, trong đó có việc giáo dục lòng nhân ái, cần được quan tâm hơn nữa Nhà trường, gia đình và xã hội cần chung tay tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, giúp các em học sinh phát triển toàn diện cả về trí tuệ và nhân cách.

Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm và được xem là "quốc sách hàng đầu" Mục tiêu giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là: “Thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trì dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hảnh cho học sinh, sinh viên" Tại Đại hội X Đảng ta tiếp tục chủ trương: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá “chất lượng nền giáo dục Việt Nam".

Nhìn một cách tổng quát, nhiệm vụ giáo dục hiện nay của nước ta là làm sao để đào tạo ra được những con người có đầy đủ cả hai mặt: đức và tài Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành hữu quan cần phải quan tâm chăm lo giáo dục về mọi mặt, trong đó giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay là công việc vô cùng cần thiết và cấp bách.

Trang 7

Nhận thấy được tác dụng và ý nghĩa của lòng nhân ái; cũng như nắm bắt được thực trạng vô tam xuống cấp của học sinh trong giai đoạn hiện nay nên quyết định lựa chọn đề tài: Giáo dục lòng nhân ái cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu thực trạng giáo dục lòng nhân ái cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao phẩm chất lòng nhân ái cho học sinh tiểu học cũng như nâng cao hiệu quả của giải pháp này tại địa bàn nghiên cứu.

III KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

1/ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:

Quá trình giáo dục lòng nhân ái cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm:

-Học sinh tiểu học

- Giáo viên

- Phụ huynh

- Tài liệu, học liệu liên quan

2/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm

IV GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1/ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:

Nếu giáo dục lòng nhân ái cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải

nghiệm và đảm bảo được các yêu cầu, nguyên tắc giáo dục phù hợp với đặc điểm phát triển của học sinh, đảm bảo được điều kiện môi trường thuận lợi thì sẽ giúp học sinh có được nhiều trải nghiệm, được quan sát, học hỏi nhiều hơn, chia sẻ

Trang 8

cảm xúc và suy nghĩ của mình từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và rèn luyện điều chỉnh hành vi nhân ái thường xuyên thì sẽ tác động tích cực đến kết quả giáo dục lòng nhân ái ở học sinh.

2/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về lòng nhân ái

- Tìm hiểu thực trạng về lòng nhân ái của học sinh Tiểu học

- Đưa ra các quan niệm và biểu hiện của lòng nhân ái

- Xác định các tình huống mà hoạt động trải nghiệm có thể giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh

- Đề xuất ra các các hoạt động trải nghiệm có thể giúp giáo dục lòng nhân ái cho học sinh.

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:

1/PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp xử lí số liệu

2/CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LÒNG NHÂN ÁI CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề:

1.1.1 Trên thế giới

1.1.2 Ở Việt Nam

Trang 9

1.2 Một số khái niệm cơ bản:

1.2.1 Lòng nhân ái

1.2.2 Hoạt động trải nghiệm

1.2.3 Đặc điểm mối quan hệ của lòng nhân ái với hoạt động trải nghiệm.

1.2.4 Học sinh tiểu học

1.2.5 Giáo dục lòng nhân ái cho học sinh tiểu học

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục lòng nhân ái của học sinh tiểu học:

1.3.1 Các yếu tố bên ngoài nhà trường

1.3.2 Các yếu tố bên trong nhà trường

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

2.1 Mục đích, đối tượng khảo sát

2.2 Xử lí số liệu

2.3 Nhận thức về tầm quan trọng của lòng nhân ái cho học sinh tiểu học

2.1.4 Đánh giá về nội dung giáo dục lòng nhân ái cho HSTH

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

3.1 ĐỊNH HƯỚNG

3.2 NGUYÊN TẮC

3.3 BIỆN PHÁP

3.4 BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO

Trang 10

3.5 KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 KẾT LUẬN

1.1 VỀ LÍ LUẬN

1.2 VỀ THỰC TIỄN

2 KIẾN NGHỊ

2.1 VỚI GIÁO VIÊN, NHÀ TRƯỜNG

2.2 VỚI PHỤ HUYNH

2.3 VỚI HỌC SINH.

Phần 3:

1 Mục tiêu cụ thể của bảng hỏi:

● Đánh giá nhận thức: Học sinh có hiểu về lòng nhân ái không? Các em

có nhận biết

Được những hành vi thể hiện lòng nhân ái?

● Đánh giá hành vi: Các em đã thực hiện những hành vi nhân ái nào? Tần suất thực hiện

như thế nào?

● Đánh giá thái độ: Các em có thái độ tích cực đối với việc giúp đỡ người khác không?

● Đánh giá tác động của hoạt động trải nghiệm: Các hoạt động trải nghiệm đã mang lại

những thay đổi gì cho các em?

Trang 11

2 Đối tượng khảo sát:

● Học sinh: Lớp nào? Số lượng bao nhiêu?

● Giáo viên: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn liên quan

● Phụ huynh: Phụ huynh của học sinh tham gia khảo sát

3 Nội dung câu hỏi:

● Câu hỏi mở: Để thu thập thông tin sâu hơn về suy nghĩ, cảm xúc của học sinh

Ví dụ:

Em hiểu lòng nhân ái là gì? Em đã làm gì để thể hiện lòng nhân ái?

● Câu hỏi đóng: Để thu thập thông tin định lượng, dễ so sánh

Ví dụ:

Em có thường xuyên giúp đỡ bạn bè không? (Có, không, thỉnh thoảng)

● Thang đo Likert: Để đánh giá mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với một ý kiến

Ví dụ:

Em cảm thấy vui khi giúp đỡ người khác (Rất đồng ý, đồng ý, trung lập, không đồng ý,Rất không đồng ý)

Ví dụ bảng hỏi cho học sinh:

STT Câu hỏi Loại câu hỏi

1 Em hiểu lòng nhân ái là gì? Mở

2 Em đã từng giúp đỡ ai? Mở

3 Em có thường xuyên chia sẻ

Trang 12

Đồ dùng học tập với bạn

Không?

Đóng

4 Em cảm thấy như thế nào khi

Giúp đỡ người khác?

Thang đo Likert

4 Thiết kế thực nghiệm:

● Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm: Chia học sinh thành hai nhóm tương đương Nhau Nhóm thực nghiệm tham gia các hoạt động trải nghiệm, nhóm đối chứng không

Tham gia

● Hoạt động trải nghiệm:

○ Hoạt động tình nguyện: Tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ người khó khăn

○ Hoạt động nhóm: Làm các dự án nhỏ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập

○ Hoạt động trải nghiệm thực tế: Tham quan các cơ sở xã hội, bảo

tàng

● Thời gian thực hiện: Tùy thuộc vào loại hình hoạt động và mục tiêu nghiên cứu

● Phương pháp thu thập dữ liệu: Quan sát, phỏng vấn, phiếu đánh giá

Trang 13

5 Phân tích dữ liệu:

● Số liệu định lượng: Sử dụng các phần mềm thống kê để phân tích tần

số, tỷ lệ, trung

bình

Số liệu định tính: Phân tích nội dung, tìm kiếm các chủ đề chính, so sánh kết quả giữa

Các nhóm

Lưu ý:

● Tính hợp lệ và độ tin cậy của bảng hỏi: Cần kiểm tra lại bảng hỏi trước khi tiến hành

Khảo sát

● Tính khách quan của quá trình thu thập dữ liệu: Đảm bảo rằng quá trình thu thập dữ

Liệu diễn ra một cách khách quan, không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài

● Phân tích kết quả một cách khoa học: Sử dụng các phương pháp thống

kê phù hợp để

Phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận chính xác

Một số gợi ý hoạt động trải nghiệm:

● Tổ chức các buổi sinh hoạt lớp: Chia sẻ câu chuyện về lòng nhân ái, thảo luận về các

Vấn đề xã hội

Ngày đăng: 12/12/2024, 20:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w