1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN: HẠ TẦNG MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH, VĂN HÓA HUYỆN TAM ĐƯỜNG, PHONG THỔ

186 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án: Hạ Tầng Một Số Điểm Du Lịch, Văn Hóa Huyện Tam Đường, Phong Thổ
Trường học Trường Đại Học Lai Châu
Chuyên ngành Môi Trường
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Lai Châu
Định dạng
Số trang 186
Dung lượng 16,98 MB

Nội dung

Phương pháp đánh giá tác động môi trường Các phương pháp ĐTM và các phương pháp khác được sử dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM cho dự án được thống kê trong bảng sau: TT Tên phương p

Trang 1

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: HẠ TẦNG MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH, VĂN HÓA

HUYỆN TAM ĐƯỜNG, PHONG THỔ

(DỰ THẢO)

Lai Châu, năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 4

MỞ ĐẦU 5

1 Xuất xứ của dự án 5

1.1 Thông tin chung về dự án 5

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 5

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch, với các dự án khác; các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 5

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 6

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 6

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 8

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 8

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 8

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 10

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 12

5.1 Thông tin về dự án 12

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 18

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh 19

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 20

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án: 26

Chương 1 - THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 28

1.1 Thông tin về dự án 28

1.1.1 Tên dự án 28

1.1.2 Tên chủ dự án 28

1.1.3 Vị trí địa lý 28

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 32

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 34

1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 34 1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 35

1.2.1 Các hạng mục công trình chính 35

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án 39

1.2.3 Các hoạt động của dự án 39

1.2.4 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 40

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 42

Trang 4

1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng 42

1.3.2 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu 43

1.3.3 Nguồn cung cấp điện, nước 44

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 44

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 44

1.5.1 Thi công các công trình giao thông 44

1.5.2 Thi công san gạt mặt bằng 44

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 45

1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 45

1.6.2 Tổng mức đầu tư 45

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 45

Chương 2 -ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 47

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 47

2.1.1 Các điều kiện tự nhiên khu vực triển khai dự án 47

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 52

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực dự án 58

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 58

2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 61

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 62

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 63

Chương 3 - ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 64

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án 64

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 64

3.1.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 87

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 99

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 99

3.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 104

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 108

3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 108

3.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải 109 3.3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 109 Chương 4 - CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 112

4.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 112

4.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 116 4.2.1 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn thi công, xây dựng

Trang 5

4.2.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn vận hành 116

Chương 5 - KẾT QUẢ THAM VẤN 118

5.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 1189

5.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử: 118

5.1.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến (nếu có): 118

5.1.3 Tham vấn bằng văn bản theo quy định (nếu có): 118

5.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 118

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 119

1 Kết luận 119

1 Kiến nghị 119

2 Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường 120

PHỤ LỤC 122

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BTNMT: Bộ Tài nguyên & Môi trường

BOD: Biochemical Oxygen Demand

(Nhu cầu oxy sinh hoá)

BOD5: 5- day Biochemical Oxygen Demand

(Nhu cầu oxy sinh hoá 5 ngày)

(Nhu cầu oxy hoá học)

TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCP: Tiêu chuẩn cho phép

TSS: Total suspended solids

(Tổng chất rắn lơ lửng)

QCĐP: Quy cuẩn điah phương

QCVN: Quy chuẩn Việt Nam

UBMTTQ: Uỷ ban mặt trận tổ quốc

WHO: Tổ chức y tế thế giới

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Huyện Tam Đường và Phong Thổ là 2 huyện vùng cao của tỉnh Lai Châu, điều kiện kết nối giữa các địa phương còn nhiều khó khăn, Chính vì vậy điều kiện kinh tế còn chưa phát triển nhiều, các sản phẩm Nông Sản của nhân dân trên địa bàn tuy có chất lượng cao nhưng chưa được tiêu thụ và cung cấp đến người sử dụng 1 cách tốt nhất Sự phát triển về du lịch tại địa phương chưa được chú trọng nhiều mặc dù đã được các cấp lãnh đạo chỉ đạo quan tấm đến và điều kiện vị trí địa lý của xã rất phù hợp và đủ điều kiện để quảng bá và phát triển về du lịch Hệ thống bán và trưng bày sản phẩm của địa phương còn hạn hẹp, vị trí trưng bày và giới thiệu các sản phẩm của hệ thống OCOP chưa có và sơ sài

Chính vì vậy việc đầu tư xây dựng dự án sẽ từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng văn hoá, du lịch, phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xẫ hội, giảm nghèo, bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bản tỉnh Lai Châu

Dự án Hạ tầng một số điểm du lịch, văn hoá huyện Tam Đường, Phong Thổ đã được HĐND tỉnh Lai Châu phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 17/4/2024 về quyết định chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương dự kiến khởi công mới giai đoạn 2021-2025

Dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 30, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và đối chiếu theo mục số 6, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường

Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường, Ban QLDA ĐTXD Công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Lai Châu phối hợp với đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM cho dự án

và trình sở Tài nguyên Môi trường xem xét thẩm định

- Loại hình dự án: Dự án đầu tư mới

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Chủ trương đầu tư: Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu, cụ thể tại Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 17/4/2024 về quyết định chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương dự kiến khởi công mới giai đoạn 2021-2025

- Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư: UBND tỉnh Lai Châu

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch, với các dự án khác; các quy hoạch

và quy định khác của pháp luật có liên quan

Dự án được thực hiện là phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt như sau:

- Nghị Quyết số 04-NQ/TU ngày 17/02/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn với phát triển

du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Trang 8

- Quyết định số 562/QĐ-UBND ngày 17/05/2021 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030”;

- Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 17/4/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu về việc Quyết định chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương khởi công mới giai đoạn 2022-2025;

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

2.1.1 Các văn bản pháp luật

2.1.1.1 Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và

xử lý nước thải;

- Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Bảo vệ môi trường

- Thông tư số 01/2023/TT-BTNMT ngày 13/3/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh 2.1.1.2 Các văn bản pháp luật liên quan khác

- Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29/06/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

- Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

- Luật Xây dựng ngày 18/06/2014; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;

- Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

- Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;

- Luật Đầu tư ngày 17/06/2020;

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản

lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trơ và tái đinh cư khi nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính Phủ về việc quy định

Trang 9

chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2919 của Chính phủ quy định chi tiết một

số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác

- Nghị định số 117/2021/NĐ-CP ngày 22/12/2021 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của chính phủ quy định

về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính Phủ về quản lý chất lượng, thi công và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy

2.1.1.3 Các văn bản pháp lý của địa phương

- Quyết định số 1152/QĐ-UBND ngày 31/8/2021 của UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của thành phố Lai Châu;

- Quyết định số 141/QĐ-SXD, ngày 08/12/2023 của Sở Xây dựng về công bố đơn giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu

1.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong báo cáo ĐTM

* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường

- QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí

- QCVN 14:2008/BTNM - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 08:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung;

* Các quy chuẩn, tiêu chuẩn khác:

- QCXDVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng

- Tiêu chuẩn cơ sở: TCCS 46:2022/TCĐBVN yêu cầu chỉ dẫn quy trình đánh giá tác động môi trường các dự án ĐTXD kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

- QCVN 06:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn cháy cho nhà và công trình

Trang 10

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

- Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 17/4/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu về việc Quyết định chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương khởi công mới giai đoạn 2022-2025;

- Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 17/4/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu về việc Giao bổ sung vốn đầu tư công trình trung hạn nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2022-2025;

- Công văn số 1590/UBND-TH ngày 26/4/2024 của UBND tỉnh Lai Châu về giao nhiệm vụ Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương khởi công mới năm 2024;

- Văn bản số 1134/STNMT-MTK ngày 13/5/2024 của Sở Tài nguyên môi trưởng tỉnh Lai Châu về việc V/v hướng dẫn thủ tục môi trường đối với các dự án đầu tư do Ban QLDA đầu tư các công trình Dân dụng và Công nghiệp làm chủ đầu tư

- Biên bản kiểm tra thực địa một số điểm dự kiến đầu tư dự án Hạ tầng một số điểm

du lịch, văn hóa huyện Tam Đường, Phong Thổ ngày 10/11/2023 với UBND huyện Phong Thổ;

- Biên bản kiểm tra thực địa một số điểm dự kiến đầu tư dự án Hạ tầng một số điểm du lịch, văn hóa huyện Tam Đường, Phong Thổ ngày 9/11/2023 với UBND huyện Tam Đường;

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

+ Thuyết minh dự án

+ Các số liệu điều tra, khảo sát về yếu tố môi trường khu vực dự án;

+ Số liệu đo đạc và phân tích hiện trạng chất lượng môi trường đất, nước, không khí khu vực dự án

+ Niên giám thống kê năm 2023 tỉnh Lai Châu

+ Các tài liệu, số liệu về KTXH và hiện trạng môi trường khu vực dự án

2 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Để đánh giá cụ thể từng tác động đến môi trường trong từng giai đoạn thực hiện

dự án từ đó đưa ra được những giải pháp tối ưu nhằm khống chế ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe và môi trường sống của người dân trong khu vực và giảm thiểu các tác động khác

có thể xảy ra trong quá trình thực hiện Dự án

Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Lai Châu đã Chủ trì phối hợp cùng đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần tư vấn Xuân Trường tiến hành đánh giá và lập báo cáo ĐTM dự án theo trình tự các bước như sau:

Bước 1: Nghiên cứu, tổng hợp và thu thập các tài liệu, dữ liệu về dự án và một số

dự án có quy mô, tính chất tương tự

Bước 2: Khảo sát thực địa khu vực thực hiện dự án và tiến hành lấy mẫu quan trắc

môi trường nền khu vực thực hiện dự án

Trang 11

Bước 3: Phân tích, đánh giá các tác động tới môi trường khi triển khai thực hiện

dự án và khi dự án đi vào vận hành

Bước 4: Đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường cho dự án đối với

từng giai đoạn, từng loại tác động phát sinh

Bước 5: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

Bước 6: Thực hiện tham vấn cộng đồng dân cư và các tổ chức bị ảnh hưởng do

việc thực hiện dự án

Bước 7: Thống kê các công trình xử lý môi trường đã đề xuất, đánh giá công trình

xử lý nước thải sinh hoạt, chương trình quản lý và giám sát môi trường của toàn bộ Dự

án

Bước 8: Hoàn chỉnh báo cáo ĐTM của dự án trình cơ quan có thẩm quyền thẩm

định và phê duyệt

Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM

Tham gia lập báo cáo ĐTM dự án gồm:

- Chủ dự án: Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Lai Châu

Địa chỉ liên hệ: Tổ 22 Phường Đông Phong thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu Đại diện: Ông Nguyễn Quang Khoa Chức vụ: Giám đốc

Điện thoại: 02133.790.128

- Cơ quan Tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn Xuân Trường

Địa chỉ liên hệ: Số nhà 076, đường Chu Văn An, tổ 02, phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

Đại diện ông: Hoàng Xuân Trường; chức vụ Tổng giám đốc

Điện thoại:0979362808

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 6200096966, do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu cấp lần đầu ngày 23/01/2018, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 05/02/2020 Danh sách những người tham gia chính trong quá trình nghiên cứu xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án như sau:

Bảng 1 Danh sách các thành viên tham gia lập Báo cáo ĐTM

STT Họ tên Học hàm, học

vị

Nhiệm vụ Chữ kí

I Đại diện chủ đầu tư:

1 Nguyễn Quang Khoa Giám đốc ban

2 Đoàn Ngọc Tâm Cán bộ KH-TC

3 Đinh Xuân Đức Cán bộ kỹ thuật

II Cơ quan tư vấn:

Trang 12

1 Hoàng Xuân Trường Kỹ sư Tài nguyên

nước Chủ nhiệm DA

2 Đỗ Đức Anh KS Môi trường

Khảo sát hiện trạng, Tổng hợp báo cáo

3 Lê Thị Thủy CN Khoa học

Môi trường Lập báo cáo

4 Nguyễn Thị Bích CN Khoa học Môi trường Lập báo cáo

5 Nguyễn Văn Quỳnh CN Môi trường Lập báo cáo

6 Nguyễn Thị Yến CN Khoa học Môi trường Lập báo cáo

3 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

Các phương pháp ĐTM và các phương pháp khác được sử dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM cho dự án được thống kê trong bảng sau:

TT Tên phương pháp Mục đích, nội dung áp dụng Vị trí áp dụng

Triển khai xây dựng dự án, vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại

- Liệt kê các đối tượng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường liên quan trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án

- Liệt kê các tác động môi trường, liệt kê các đối tượng bị tác động và các vấn đề môi trường liên quan đến từng hoạt động của dự án

- Chương 1: Liệt kê, mô tả các hạng mục của dự án và các vấn đề liên quan

- Chương 2: Liệt kê, thống

kê số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường liên quan khác

- Chương 3: Nhận dạng tác động và đối tượng bị tác động môi trường

+ Đánh giá dự báo về mức độ, phạm vi, quy mô bị tác động dựa trên cơ sở định lượng theo hệ số ô nhiễm từ các tài liệu Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan môi trường Mỹ (USEPA)

- Chương 2: Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường, sức chịu tải môi trường nền

- Chương 3: Đánh giá, so sánh các kết quả tính toán dự báo ô nhiễm môi trường so với các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành

Áp dụng trong Chương 3 và Chương 2 của Báo cáo ĐTM

Trang 13

TT Tên phương pháp Mục đích, nội dung áp dụng Vị trí áp dụng

hưởng trong quá trình thực hiện Dự án đến môi trường, đồng thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường Đánh giá mức độ ảnh hưởng dựa vào TCVN, QCVN và một số tiêu chuẩn khác của các Bộ, Ngành liên quan

án trong suốt quá trình thực hiện Dự án

Dựa trên các loại chất thải phát sinh được nhận dạng để đưa ra các phương pháp áp dụng nhằm giảm thiểu tác động tương ứng

- Áp dụng trong Chương 3 của Báo cáo ĐTM

II PHƯƠNG PHÁP KHÁC

1

Phương pháp điều

tra, khảo sát + Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của dự án

+ Điều tra về đối tượng chịu tác động từ

dự án

- Chương 2: Mô tả về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội dự án

- Chương 2: Mô tả về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội dự án

Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường đối với dự án cũng được thực hiện thông qua hình thức đăng tải lên cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định

Chương 1, 2, 3, 4 Dựa trên các kết quả tham vấn để hiệu chỉnh và hoàn thiện các nội dung của báo cáo phù hợp với điều kiện của dự án + Chương 5: Nội dung, biện pháp và các kết quả tham vấn

Trang 14

TT Tên phương pháp Mục đích, nội dung áp dụng Vị trí áp dụng

Dự trên ý kiến đóng góp, tham vấn ý kiến

để hiệu chỉnh và hoàn thiện các kết quả ĐTM và đề xuất biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động phù hợp

+ Phương pháp lấy mẫu và đo đạc hiện trường được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của tiêu chuẩn và Quy chuẩn Việt Nam về lấy mẫu hiện trường

Số liệu thu được là đáng tin cậy

+ Chương 2: mục hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án

5

Phương pháp so

sánh, tổng hợp Dùng trong tổng hợp các số liệu thu thập khi quan trắc, khảo sát hiện trạng môi

trường tại các vị trí điển hình, thể hiện đặc trưng môi trường tại khu vực thực hiện Dự

án, và so sánh với QCVN, TCVN tương ứng

+ Chương 2: Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực nghiên cứu + Chương 3: dự báo đánh giá

và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do hoạt động của dự

án

4 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM

5.1 Thông tin về dự án

5.1.1 Thông tin chung

- Tên dự án: Hạ tầng một số điểm du lịch, văn hóa huyện Tam Đường, Phong Thổ

- Địa điểm thực hiện: huyện Tam Đường, huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu

- Chủ dự án: Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Lai Châu

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất

(1) Mục tiêu:

Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng văn hoá, du lịch, phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xẫ hội, giảm nghèo, bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bản tỉnh Lai Châu

Trang 15

- Cấp công trình: Cấp IV

Đầu tư xây dựng các hạng mục công trình, bao gồm:

a Tôn tạo điểm di tích Đền thờ Nàng Han: Xây dựng 01 nhà sắp lễ khoảng 40m2; Hạng mục phụ trợ trong khuôn viên đền thờ; cải tạo một số hạng mục: Nhà thờ thần giếng, thần rừng; cổng, tường rào,…

b Nâng cấp các tuyến đường giao thông:

b.1 Nâng cấp, cải tạo tuyến đường từ Quốc lộ 4D đến bản Sì Thâu Chải:

- Tuyến 1 (từ nhà máy nước thị trấn Tam Đường đến cầu Tác Tình): Cải tạo, sửa chữa tuyến đường từ đường nối Quốc lộ 4D đến thác Tác Tình, chiều dài khoảng 1,2km, mặt đường láng nhựa rộng 5m, khơi thông cống rãnh, bổ sung một số cống bản, kè rọ

đá tại các vị trí xung yếu,…

- Tuyến 2: Nâng cấp, cải tạo tuyến đường từ Quốc lộ 4D (khoảng Km53+500) đấu nối vào tuyến đường vào bản Sì Thâu Chải chiều dài khoảng 2.878,66m, kết cấu bê tông

xi măng, bề rộng mặt đường 3,5m; gia cố một số vị trí xung yếu và bố trí một số điểm ngắm cảnh trên tuyến

b.2 Nâng cấp, cải tạo tuyến đường từ bản Sì Thâu Chải ra thác Tác Tình: Nâng

cấp, cải tạo phần còn lại tuyến đường từ bản Sì Thâu Chải ra đỉnh thác Tác Tình trên cơ

sở nền đường hiện có đảm bảo không ảnh hưởng đến rừng; chiều dài khoảng 1,3km, kết cấu đường bê tông xi măng, mặt đường lát đá rối chống trơn, bề rộng mặt đường Bm=1,5-2m

b.3 Cải tạo tuyến đường từ bản Sin Suối Hồ đến thác Trái Tim: Cải tạo tuyến

đường trên cơ sở nền đường hiện có đảm bảo không ảnh hưởng đến rừng Tổng chiều dài khoảng 1,2km, trong đó: (Khoảng: 0,7km cơ bản giữ nguyên đường hiện trạng; lan can tay vịn tại một số vị trí nguy hiểm, xây dựng cầu thép qua suối tại một số điểm, các hạng mục phụ trợ khác và khoảng: 0,5 km đường bê tông, kết cấu đường bê tông xi măng, mặt đường lát đá rối chống trơn, bề rộng mặt đường Bm=1,5-2m

b.4 Đường nối từ tuyến Tả Lèng – Vùng chè cổ thụ vào cửa rừng phục vụ chinh phục đỉnh Pu Ta Leng: Nâng cấp tuyến đường mòn hiện trạng, chiều dài khoảng 03km,

kết cấu bê tông xi măng, bề rộng mặt đường Bm=1,5-2m, bề rộng nền đường Bn2,5m

=2-c Khu sinh hoạt văn hóa bản Sì Thâu Chải: San gạt, mở rộng mặt bằng khoảng 3.326,4 m2, kè bảo vệ mặt bằng; sân bê tông; bậc lên xuống,…

d Điểm dừng chân ngắm cảnh khu vực đèo Giang Ma: San nền, đường dạo, chòi ngắm cảnh, bồn hoa, bãi đỗ xe,…

Loại hình dự án: Dự án cải tạo, mở rộng

5.1.3 Công nghệ sản xuất:

Dự án không có công nghệ sản xuất

5.1.4 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

(1) Các hạng mục công trình của dự án

Trang 16

1 Tôn tạo điểm di tích Đền thờ Nàng Han:

1.1 Nhà sắp lễ: Nhà cấp IV - 1 tầng, diện tích xây dựng khoảng 45m2

a) Kiến trúc, gồm: 02 gian thông, kích thước 1 gian 3,3x4,2(m); khu vệ sinh, kích

1.2 Các hạng mục phụ trợ khuôn viên đền thờ:

a) Nhà vệ sinh 02 chỗ: Nhà cấp 4, diện tích xây dựng khoảng 10m2

- Bể phốt: đáy và nắp bể phốt bằng BTCT; tường xây gạch; trát, láng bể bằng VXM

- Nhà vệ sinh: tường nhà xây gạch; sàn mái, giằng, dầm, lanh tô bằng BTCT; tường trong nhà ốp gạch Ceramic; tường ngoài nhà trát VXM, lu sơn 1 nước lót 2 nước phủ; cửa đi, cửa sổ bằng nhôm kính; hệ thống điện, cấp thoát nước, thiết bị vệ sinh hoàn chỉnh

b) Nhà hóa vàng: Diện tích khoảng 4m2; móng, tường xây gạch chịu lửa VXM; mái bằng BTCT, bên trên gián ngói vẩy;

c) Kè đá: Tuyến kè tiếp nối với kè suối hiện có dài khoảng 20m xây bằng đá hộc VXM; gằng đỉnh kè bằng BTXM; đỉnh kè sau lưng kè đắp đất

d) Cột cờ: Cột cờ làm bằng thép Inox cao 9m; đế cột cờ xây gạch cao 0,6m, mặt lát đá; giữa đế cột cờ đổ BXTM để liên kết với chân cột cờ bằng bản mã Inox

đ) Sân khấu: Sân khấu ngoài trời xây dựng mới tại khu vực tổ chức lễ hội rộng khoảng 15m; mặt sân lát gạch trên lớp BTXM; tường xung quanh xây bằng gạch trát VXM; bậc lên xuống xây bằng gạch trên lớp đệm BTXM, mặt bậc bằng granito;

e) Các hạng mục phụ trợ khác: Bó bồn hoa xây gạch trát VXM, ốp gạch thẻ; sân

bê tông khu vực tổ chức lễ hội có diện tích khoảng 1.300 m2; điện chiếu sáng quanh khuôn viên đền thờ; đường từ cổng vào đền thờ lát gạch;

1.3 Cải tạo một số hạng mục:

a) Nhà đền thờ chính: Cạo bỏ lớp sơn cũ trên bề mặt tường, xà, dầm trần, sơn lại

1 nước lót 2 nước phủ; thay thế hệ thống điện; cạo bỏ lớp véc ni cửa gỗ và sơn lại; bổ sung khuân bao, con tiện;

b) Nhà thờ thần giếng:

- Lµm míi Cöa ®i D1 gåm 1 cöa Kt: 2,5x2,83m2 « tho¸ng Cöa kt

Trang 17

d) Giếng nước: Ốp đá cuội xung quanh mặt ngoài giếng

đ) Cổng + tường rào: Cạo bỏ lớp sơn cũ trên bề mặt cánh cổng và tường rào, sơn lại 1 nước lót 2 nước phủ

2 Nâng cấp các tuyến đường giao thông:

2.1 Nâng cấp, cải tạo tuyến đường từ Quốc lộ 4D đến bản Sì Thâu Chải:

a) Tuyến số 1 (từ nhà máy nước thị trấn Tam Đường đến cầu Tác Tình): Cải tạo,

sửa chữa tuyến đường có chiều dài khoảng L=1,2km, nội dung chủ yếu như sau:

- Giữ nguyên nền đường hiện trạng (Bnền=5m), nâng cấp mở rộng mặt đường từ 3,5m lên 5m; kết cấu mặt đường gồm 02 loại:

+ Kết cấu loại 1: Mặt đường trên đường cũ có kết cấu mặt đường từ trên xuống dưới như sau: Mặt đường láng nhựa dày 3.5cm tiêu chuẩn láng nhựa 4,5kg/1m2 Lớp móng đá 4x6 chèn ép dày 14cm Lớp bù vênh đá 4x6, Lớp đường cũ cày xới lu lèn lại

+ Kết cấu loại 2: Mặt đường mở rộng có kết cấu mặt đường từ trên xuống dưới như sau: Mặt đường láng nhựa dày 3.5cm tiêu chuẩn láng nhựa 4,5kg/1m2, Lớp móng

- Kết cấu mặt đường, gồm 02 loại:

+ Kết cấu loại 1: Mặt đường trên nền đường cũ có kết cấu mặt đường từ trên xuống dưới như sau: Mặt đường bằng BTXM M250, đá 2x4, chiều dày d=16 cm Lớp

BT M250, đá 2x4 bù vênh Lớp BT cũ đã cào tạo nhám;

+ Kết cấu loại 2: Mặt đường mở rộng có kết cấu mặt đường từ trên xuống dưới

Trang 18

2.2 Nâng cấp, cải tạo đường từ bản Sì Thâu Chải ra thác Tác Tình:

Nâng cấp, cải tạo phần còn lại của tuyến đường từ bản Sì Thâu Chải ra đỉnh thác Tác Tình có chiều dài khoảng L=1,3km trên cơ sở nền đường hiện trạng không ảnh hưởng đến rừng Nội dung chủ yếu như sau:

a) Kích thước nền, mặt đường: Bề rộng nền đường (bằng bề rộng mặt đường):

Bnền=Bmặt=2m

b) Kết cấu mặt đường, gồm 02 loại:

- Kết cấu loại 1 (đối với nền là lớp mặt đường BTXM hiện trạng): Mặt đường bằng

đá rối chống trơn trên lớp BTXM dày 5cm

- Kết cấu loại 2 (đối với nền đường đất): Mặt đường đá rối chống trơn trên lớp

BTXM dày 10cm và lớp lót cát

2.3 Cải tạo tuyến đường từ bản Sin Suối Hồ đến thác Trái Tim:

Tuyến đường có tổng chiều chiều dài các vị trí cải tạo, sửa chữa khoảng L=1,2km trên cơ sở nền đường hiện có đảm bảo không ảnh hưởng đến rừng Nội dung chủ yếu như sau:

a) Tuyến số 1: Tuyến đi theo đường cũ, có tổng chiều dài các vị trí cải tạo, sửa chữa khoảng L=0,7km Nội dung cải tạo, sửa chữa gồm: xếp lại mặt đá, xây bậc; làm lan can tay vịn một số vị trí không an toàn; sửa chữa các cầu qua suối

b) Tuyến số 2: Tuyến đi theo đường cũ, có chiều dài khoảng L=0,5km

- Mặt đường rộng 2m; kết cấu bằng đá rối chống trơn trên lớp BTXM dày 10cm

và lớp lót cát

- Cống thoát nước ngang theo định hình bằng BT, BTCT và đá hộc xây

2.4 Đường nối từ tuyến Tả Lèng - Vùng chè cổ thụ vào cửa rừng phục vụ chinh phục đỉnh Pu Ta Leng:

Sửa chữa, nâng cấp tuyến đường mòn hiện trạng không ảnh hưởng đến rừng, có chiều dài khoảng L=2,8km, cụ thể như sau:

a) Kích thước nền, mặt đường: Bề rộng nền đường (bằng bề rộng mặt đường):

Bnền=Bmặt=2m

b) Kết cấu mặt đường, gồm 02 loại:

- Kết cấu loại 1 (đối với nền là lớp mặt đường BTXM hiện trạng): Mặt đường

Trang 19

BTXM dày 5cm

- Kết cấu loại 2 (đối với nền đường đất): Mặt mặt đường BTXM dày 16cm trên

lớp lót bằng ni lông

b) Các hạng mục khác trên tuyến:

- Sửa chữa cầu treo: Thay cáp chính; quăng treo; lan can

- Cống thoát nước ngang theo định hình bằng BT, BTCT và đá hộc xây

3 Khu sinh hoạt văn hóa bản Sì Thâu Chải:

a) San gạt, mở rộng mặt bằng diện tích khoảng 3.500 m2

b) Kè bảo vệ mặt bằng (Kè đứng kết hợp kè mái nghiêng):

- Kè đứng: Kè dạng trọng lực bằng BTXM; chiều cao toàn kè từ 2m đến 6m; đỉnh

kè rộng 0,4m

- Kè mái nghiêng: Kè khung BTCT kếp hợp ốp mái bằng tấm đan BTCT

c) Các hạng mục khác: Sân BTXM dày 25cm trên lớp đá dăm dày 15cm; bậc lên xuống bằng BTXM

4 Điểm dừng chân ngắm cảnh khu vực đèo Giang Ma:

a) San nền: Diện tích khoảng 1.500m2

b) Nhà vệ sinh: Diện tích xây dựng khoảng 17m2

- Bể phốt: đáy và nắp bể phốt bằng BTCT; tường xây gạch; trát, láng bể bằng VXM

- Nhà vệ sinh: Kết cấu: móng băng và tường xây gạch; cột, mái, dầm, giằng tường bằng BTCT; nền lát gạch Ceramic chống trơn, tường ốp gạch men; tường, trần trát VXM; cửa đi, cửa sổ, ô thoáng bằng nhôm kính; cấp nước, điện, thiết bị vệ sinh hoàn chỉnh

c) Sân bê tông kết hợp làm bãi đỗ xe: Diện tích khoảng 1.450m2; mặt BTXM dày 15cm trên đá dăm dày 14cm

d) Đường dạo: Đường lên chòi ngắm cảnh dài khoảng L=0,33km, rộng 2m; kết mặt rải sỏi cuội trên lớp BTXM dày 15cm và lớp lót ni lông

đ) Chòi ngắm cảnh: Diện tích xây dựng khoảng 60m2

- Kết cấu: Móng đơn BTCT kết hợp xây gạch VXM; giằng móng, dầm, cột bằng BTCT

- Hoàn thiện: cột ốp gạch; mái lợp ngói; dầm, cột, trát VXM, lăn sơn 1 nước lót

Trang 20

đã có sẵn, biển báo giao thông,…

(2) Các hoạt động của dự án

a Giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng

- Hoạt động thu dọn, giải phóng mặt bằng trong phạm vi Dự án

- Hoạt động thi công lắp đặt lán trại và các công trình phụ trợ phục vụ thi công

- Hoạt động xử lý nền đất yếu, đào đắp, san gạt nền đường, nền mặt bằng

- Hoạt động thi công các hạng mục công trình dự án

- Hoạt động vận chuyển và tập kết nguyên vật liệu

- Hoạt động tập kết và vận chuyển đất đá thải

b Giai đoạn hoạt động

- Hoạt động của các phương tiện giao thông trên tuyến đường

- Hoạt động sinh hoạt văn hoá của người dân khi đến thăm quan tại vị trí các điểm

dự án

- Hoạt động quản lý và duy tu tuyến đường

5.1.5 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường:

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, các yếu tố nhạy cảm về môi trường của dự án bao gồm:

+ Dự án chiếm dụng khoảng 0,45ha diện tích đang quy hoạch đất rừng phòng hộ tại huyện Tam Đường và 0,26ha diện tích đang quy hoạch đất rừng phòng hộ tại huyện Phong Thổ

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

4.2.1 Giai đoạn chuẩn bị và thi công

- Hạng mục công trình có khả năng tác động xấu đến môi trường: văn phòng điều hành; bãi trữ đất tạm thời; hệ thống thu và thoát nước mưa; nhà vệ sinh di động; kho chứa chất thải nguy hại

- Hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường:

+ Hoạt động giải phóng mặt bằng: Quá trình thực hiện dự án Dự án thực hiện sẽ

sử dụng đất trên tổng diện tích 4,87 ha

+ Hoạt động thi công lắp đặt và sử dụng văn phòng điều hành, vận hành các công trình phụ trợ phục vụ thi công làm phát sinh bụi, khí thải, chất thải rắn thông thường, sinh khối thực bì thải, nước thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt và nguy cơ có thể xảy ra sự

cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông đường bộ

- Hoạt động xử lý nền đất yếu, đào đắp nền đường, thi công các hạng mục công trình trên tuyến (thi công công trình đường, thi công cống, rãnh thu thoát nước, thi công hoàn trả mương thoát nước…) (bao gồm cả hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển đổ thải) gây phát sinh tiếng ồn, rung chấn, bụi, khí thải, nước thải sinh hoạt, rác

Trang 21

thải sinh hoạt, chất thải rắn thông thường (đất thải, phế thải thi công), chất thải nguy hại, gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, chất lượng nước mặt, hệ thống giao thông, cảnh quan môi trường khu vực dự án và tiềm ẩn nguy cơ sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sự cố cháy nổ

5.2.2 Giai đoạn hoạt động:

Hạng mục công trình có khả năng tác động xấu đến môi trường:

+ Hoạt động tâm linh tại đền thờ Nàng han

+ Hoạt động sinh hoạt văn hoá tại các điểm dự án

- Hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường:

+ Phát thải từ các phương tiện vận tải

+ Tác động từ nước mưa chảy tràn

+ Tác động từ nước thải sinh hoạt

+ Chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh

5.3.1 Nước thải

a Giai đoạn xây dựng

- Nước thải sinh hoạt phát sinh với lưu lượng 4,2 m3/ngày Thành phần: các chất cặn

bã, các chất rắn lơ lửng (TSS), chất hữu cơ (BOD5), các chất dinh dưỡng (N, P)…

- Nước thải thi công phát sinh với lưu lượng khoảng: 2 m3/ng.đ Thành phần: pH, chất rắn lơ lửng (TSS), các hợp chất hữu cơ (COD, BOD5), dầu mỡ khoáng

- Nước mưa chảy tràn lưu lượng tối đa: 360.288,00 m3/ngày đêm hay 4,170 m3/s Thành phần: chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5, COD), vi sinh, dầu mỡ khoáng

b Giai đoạn hoạt động

- Nước thải sinh hoạt phát sinh với lưu lượng khoảng: 3 m3/ngày đêm (tính bằng 100% nước cấp sinh hoạt) Thành phần: các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (TSS), chất hữu cơ (BOD5), các chất dinh dưỡng (N, P)…

Vùng có thể bị tác động: chất lượng nước nguồn tiếp nhận, các thành phần môi trường tự nhiên gồm: Không khí, nước, đất, hệ sinh thái

5.3.2 Khí thải

a Giai đoạn thi công xây dựng:

- Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, vận chuyển vật liệu san nền, vận chuyển đổ thải

- Bụi, khói thải từ quá trình nổ mìn phá đá

- Bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ và tập kết vật liệu xây dựng

- Tác động do bụi, khí thải từ quá trình đào đắp, san gạt trong quá trình thi công san nền, thi công đường và thi công các hạng mục công trình khác của dự án

- Bụi, khí thải từ hoạt động thi công xây dựng

b Giai đoạn vận hành:

- Bụi, khí thải phát sinh do các các hoạt động của phương tiện giao thông ra vào

Trang 22

khu vực Dự án;

- Mùi tại khu vực tập trung rác

Vùng có thể bị tác động: chất lượng môi trường không khí khu vực dự án và khu lân cận thuộc

5.3.3 Chất thải rắn, chất thải nguy hại:

1 Chất thải rắn công nghiệp thông thường

a Giai đoạn thi công xây dựng:

- Chất thải rắn phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng bao gồm: Thảm thực vật phát quang ước tính khoảng: 128,16 tấn; Đất đá thải phát sinh trong quá trình thực hiện dự án

- Chất thải rắn xây dựng phát sinh ước tính khoảng: 145 tấn trong suốt quá trình thi công xây dựng Thành phần bao gồm: đất đá bẩn chân đống, gạch vụn, bê tông chết,

- Lượng bùn cặn nạo vét định kỳ phát sinh khoảng 300kg/năm

5.3.4 Tiếng ồn, độ rung

- Giai đoạn thi công xây dựng: Tiếng ồn và độ rung phát sinh chủ yếu từ hoạt động của các phương tiện, thiết bị thi công Độ ồn dao động trong khoảng từ 54 - 64 dBA, độ rung dao động từ 46 - 64dB

- Giai đoạn vận hành: Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải

(1) Giai đoạn thi công xây dựng

* Giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn, nước thải thi công:

- Thi công theo phương pháp cuốn chiếu theo từng hạng mục thi công tại từng vị trí: san gạt đến đâu đầm lèn chặt đến đó để hạn chế đất xói mòn và cuốn theo nước mưa, thu gom triệt để các chất bẩn trên mặt đất;

- Các công trình phụ trợ cần thiết liên quan trực tiếp đến việc xây dựng tại khu vực

Dự án của nhà thầu hoặc nhà thầu phụ sẽ được sắp xếp có trật tự trên nguyên tắc khép kín mà không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh;

- Công trường thi công sẽ được thiết kế để bảo đảm thu gom nước mưa trên bề mặt không chảy qua khu vực có bề mặt có chất gây ô nhiễm như kho xăng dầu và không gây úng ngập

- Thường xuyên khơi thông dòng chảy theo địa hình tự nhiên nhằm ngăn ngừa tình

Trang 23

trạng ứ đọng, ngập úng, sình lầy

- Nước mưa, nước thải thi công được thu vào các rãnh đào, kích thước (0,5x0,5) (kích thước rãnh có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí thi công) đảm bảo tiêu thoát nước nhanh, không ứ đọng bề mặt, ứng với tần suất mưa thiết kế 10%; dọc theo các rãnh sẽ

bố trí các hố ga (khoảng cách 100-200 m/hố tùy địa hình, kích thước hố ga dài x rộng

x cao = 1,5mx1,0mx0,8m) để thu bùn cát, rãnh được thiết kế với độ đốc 2 - 3%

- Nguồn tiếp nhận nước mưa chảy, nước thải thi công sau khi xử lý sơ bộ là hệ thống các khe suối gần với vị trí thi công Nguồn tiếp nhận nước mưa chảy tràn, nước thải thi công tại từng điểm thi công được xác định cụ thể

- Tại mỗi mặt bằng thi công bố trí 01 – 02 hố lắng chung của công trường xây dựng dung tích 2m3 (kích thước dài x rộng x cao = 2mx1mx1m) để xử lý lắng sơ bộ nước thải thi công phát sinh Nước sau lắng, phần nước trong sẽ tái sử dụng làm ẩm mặt bằng tránh bụi thông qua hệ thống bơm; Hố này sẽ được lấp sau khi thi công Dự án

- Đảm bảo máy móc, thiết bị thi công an toàn môi trường, được che chắn để hạn chế tối đa rò rỉ dầu mỡ trong quá trình thi công

- Sử dụng nước tiết kiệm trong quá trình thi công công trình, bảo dưỡng bê tông

* Công trình xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân:

- Nhắc nhở công nhân tại công trường sử dụng nước tiết kiệm;

- Các loại nước thải sinh hoạt phát sinh từ việc tập trung công nhân trong quá trình thi công được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường

- Chủ đầu tư quản lý và giám sát chặt chẽ nhà thầu đảm bảo tuyệt đối không xả nước thải trực tiếp vào môi trường trên cơ sở các điều khoản ghi trong KHQLMT của nhà thầu; + Xử lý nước thải tắm giặt, nấu nướng: Xử lý sơ bộ qua song chắn rác trước khi chảy ra hệ thống thoát nước để tránh cuốn theo chất thải rắn hữu cơ xuống thủy vực lân cận gây ảnh hưởng đến chất lượng nước suối hoặc tắc nghẽn dòng chảy;

+ Xử lý nước thải sinh hoạt:

Bố trí nhà vệ sinh tạm có bể tự hoại 3 ngăn đặt ngầm tại các khu vực lán trại để công nhân sử dụng

(2) Giai đoạn vận hành

- Nước thải sinh hoạt được thu gom về bể tự hoại 3 ngăn để xử lý sau đó được dẫn

ra rãnh thoát nước chung

- Toàn bộ hệ thống thoát nước (thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa) trên tổng mặt bằng các điểm bản được đầu tư bám theo các tuyến đường nội bộ sau đó được đấu nối thoát ra các khe, suối quanh khu vực dự án

5.4.2 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý khí thải

(1) Giai đoạn thi công xây dựng

- Giảm thiểu bụi và khí thải từ quá trình thi công xây dựng và vận chuyển

+ Tất cả các phương tiện vận chuyển nguyên liệu (đất, cát, xi măng, đá…), đất đá thải, chất thải rắn xây dựng sẽ được phủ kín thùng xe để ngăn ngừa phát tán bụi vào môi trường

Trang 24

+ Tưới ẩm dọc theo các tuyến đường vận chuyển đất, đá thải và vật liệu xây dựng; + Tưới ẩm lên bề mặt các khu vực bị xáo trộn để xây dựng các hạng mục công trình vào những thời điểm thích hợp nhất

+ Tần suất tưới trung bình khoảng 02 lần/ngày Nguồn nước dùng để tưới ẩm sử dụng nguồn nước từ các hố lắng trong quá trình thi công kế hợp với nguồn nước từ hệ thống các khe, suối gần nơi xây dựng công trình Sử dụng vòi phun tiêu chuẩn và máy bơm nước để tưới ẩm khu vực gần nguồn nước hoặc dùng xe bồn chở nước để tưới ẩm

ở những khu vực cách xa nguồn nước Biện pháp tưới ẩm nhằm giảm thiểu bụi có tính khả thi cao, đơn giản, dễ thực hiện và chi phí thấp và được thực hiện bởi giao cho cán

bộ có chuyển môn về môi trường quản lý và thực hiện

+ Ưu tiên chọn nguồn cung cấp vật liệu gần khu dự án để giảm quãng đường vận chuyển và giảm công tác bảo quản nhằm giảm thiểu tối đa bụi và các chất thải phát sinh cũng như giảm nguy cơ xảy ra các sự cố tai nạn giao thông

+ Trang bị bảo hộ cá nhân để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi và các khí độc như CO,

NOx, H2S, SO2, CH4 …tới sức khỏe;

+ Tất cả các xe vận tải, phương tiện thi công đưa vào sử dụng phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường và phải được kiểm định thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ;

+ Điều tiết xe phù hợp để tránh làm gia tăng mật độ xe;

+ Giới hạn tốc độ của các phương tiện lưu thông trong khu vực thi công không quá 5km/h;

+ Vận chuyển theo đúng tải trọng thiết kế;

+ Các phương tiện vận chuyển đất thải từ khu vực Dự án đến nơi đổ thải (nằm trong phạm vi dự án) và phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng từ nơi cung ứng đến khu vực Dự án phải đảm bảo tiêu chuẩn khí thải theo Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg

- Quy trình lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ngày 10/10/2005 của Thủ tướng chính phủ;

+ Không để máy móc chạy không tải 30 phút trên công trường, nhất là trong khu vực gần kề với dân cư

+ Các thiết bị, máy móc xây dựng phải được kiểm định thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ

+ Dựng hàng rào ngăn bụi ở ven đường thi công Hàng rào có tác dụng che chắn tại vị trí xây dựng nhằm đảm bảo vật tư của công trường, chắn bụi và giảm tiếng ồn từ khu vực công trường

Trang 25

lý tuân thủ đúng quy định, nhằm tránh để rác lưu lại trong thời gian dài, vi sinh vật phân hủy gây mùi hôi, ảnh hưởng đến môi trường không khí trong khu vực dự án

- Trồng cây xanh mới nhằm cải thiện điều kiện vi khí hậu, tạo cảnh quan và ngăn ngừa sự phát tán của mùi hôi

5.4.3 Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

• Chất thải thực bì phát sinh từ quá trình phát quang tạo mặt bằng

- Chất thải phát dọn đến đâu tiến hành thu gom và xử lý đến đó;

- Thân cây to sẽ được tận dụng làm củi đun, với lá cây, cành nhỏ sẽ được thu gom rồi phơi khô, sau đó đốt bỏ tại chỗ;

- Chia thành các khu vực thu gom và đốt bỏ cách xa nhau, tránh xa khu vực lán trại công nhân, kho xăng dầu và vật liệu nổ;

- Mỗi khu vực đốt bỏ cành lá cây tiến hành cách nhau 2h;

- Tro tàn sau khi đốt được tưới nước để giảm bụi phát sinh khi gặp gió và được thu gom đổ tại khu vực có thảm thực vật rừng nhằm làm tăng độ phì cho đất

• Chất thải rắn xây dựng, đất đá thải:

Chủ dự án yêu cầu các nhà thầu thực hiện quản lý chất thải rắn theo đúng quy định

- Vỏ bao xi măng, mẩu sắt, nhựa thừa được tận dụng bán phế liệu cho các cơ sở trên địa bàn;

- Thực hiện cân bằng đào đắp trong suốt quá trình thi công dự án Sử dụng tối đa lượng đất đá đào để sử dụng cho các vị trí cần đất đắp để hạn chế khối lượng vận chuyển

đổ thải

- Các loại chất thải rắn xây dựng đất, đá dư thừa do quá trình đào đắp thi công dự

án được vận chuyển đi đổ thải tại các bãi thải của dự án

- Chủ dự án, nhà thầu xây dựng cam kết thỏa thuận với địa phương các vị trí đổ thải này và nhà thầu chỉ được đổ thải tại các vị trí sau khi được sự đồng ý của địa phương

- Trong thời gian xây dựng, công tác đổ thải phải được giám sát chặt chẽ bởi Tư vấn giám sát Xây dựng và trong mọi trường hợp nhà thầu không được phép xả thải chất thải vào các khu vực nhạy cảm về môi trường, như trong khu rừng, các khu vực gần hoặc trực tiếp vào nguồn nước Nhà thầu hoàn toàn chịu trách nhiệm và phải bồi thường nếu để các vấn đề về môi trường

Ưu điểm: các biện pháp giảm thiểu đơn giản, dễ thực hiện

Nhược điểm: cần quản lý và giám sát thu gom, đổ thải chặt chẽ

Mức độ khả thị: có tính khả thì cao Hạn chế được tối đa mức độ ảnh hường do chất thải xây dựng gây ra

• Công trình xử lý thải rắn sinh hoạt

- Không thải chất thải rắn sinh hoạt xuống hệ thống thoát nước, lưu vực khe suối trong ngoài khu vực Dự án;

- Các nguồn chất thải rắn sinh hoạt được thu gom triệt để tăng cường nâng cao nhận thức công nhân viên về thói quen vứt rác vào thùng tránh gây ô nhiễm nước mặt khu vực Tuyên truyền nâng cao ý thức vệ sinh môi trường, không phóng uế bừa bãi;

- Tổ chức thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng Hạn chế

Trang 26

các phế thải sinh hoạt trong thi công;

- Bố trí 02 thùng rác dung tích 120 lít khu vực văn phòng điều hành để thu gom rác thải phát sinh

- Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển đi xử lý, tần suất 01 ngày/lần hoặc thu gom theo quy định của địa phương

- Ưu điểm: các biện pháp giảm thiểu đơn giản, dễ thực hiện

- Nhược điểm: cần thường xuyên giám sát, quản lý chặt chẽ

- Mức độ khả thi: có tính khả thi cao

4/ Các công trình, biện pháp quản lý chất thải nguy hại

- Thu gom toàn bộ CTNH về kho lưu chứa CTNH tạm thời

- Bố trí 01 kho lưu chứa CTNH tạm thời diện tích 5m2 gần khu vực bãi tập kết vật liệu Kho bố trí kết cấu khung thép quây tôn, mái lợp tôn, láng nền BTXM, treo biển cảnh báo chất thải nguy hại Cửa kho có gờ chắn dầu tràn, ngoài cửa kho có trang bị bình cứu hỏa

- Bố trí 03 thùng chứa dung tích 120 lít, đảm bảo theo quy định, được dán nhãn, phân loại

- Hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định

- Thực hiện công tác báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định

- Sau khi kết thúc hoạt động thi công, thực hiện vận chuyển, xử lý toàn bộ CTNH, không để tồn đọng CTNH trong khu vực dự án, tháo dỡ kho chứa CTNH bằng phương pháp thủ công

- Thực hiện quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại Luật bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư

số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

5.4.4 Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

- Sử dụng các loại xe chuyên dụng và bảo dưỡng định kỳ Kiểm tra mức ồn, rung

để bố trí lịch thi công phù hợp đảm bảo tiếng ồn trong giới hạn cho phép

- Quy định tốc độ xe, máy móc khi hoạt động trong khu vực đang thi công và khu dân cư

- Hạn chế sử dụng cùng một lúc trên công trường nhiều máy móc thiết bị thi công gây độ ồn lớn vào cùng một thời điểm để tránh tác động cộng hưởng tiếng ồn

- Các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo hoạt động đúng công suất, vận chuyển đúng trọng tải quy định

- Hạn chế vận chuyển vào ban đêm nếu điểm thi công cách khu dân cư dưới 100m Không gây tiếng động lớn trong thời gian nghỉ ngơi của người dân địa phương

- Thực hiện lu rung trong phạm vi ranh giới dự án, tuân thủ kỹ thuật thi công

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát theo dõi đối với các công trình nhà dân gần tuyến thi công dự án về hiện tượng rung nứt các công trình nhà cửa để có phương án đền bù khi xảy sự cố nứt, gẫy công trình

Trang 27

5.4.5 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khá:

a Biện pháp giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học và yếu tố nhạy cảm:

- Thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình thi công Tập kết nguyên vật liệu gọn gàng không làm mất mỹ quan khu vực

- Thi công theo đúng kỹ thuật và thiết kế

- Phổ biến cho công nhân về ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường tại các khu vực xung quanh, không xâm phạm ngoài chỉ giới của Dự án

- Nghiêm cấm các hành vi đốt, chặt phá rừng trái phép tại khu vực xung quanh Dự

án Thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống cháy rừng

- Lập phương án trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trước khi tiến hành thi công xây dựng theo quy định

b Biện pháp giảm thiểu tác động từ các rủi ro, sự cố

* Sự cố cháy nổ:

- Không bố trí cho công nhân ăn nghỉ trên công trường

- Lắp đặt biển nội quy PCCC và tiêu lệnh chữa cháy, trang bị bình chữa cháy tại khu vực có nguy cơ xảy ra chảy nổ (kho chất thải nguy hại)

- Kiểm tra thường xuyên hệ thống điện, phát hiện kịp thời và sửa chữa ngay khi hỏng hóc

- Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về phòng chống cháy nổ Công nhân làm việc tại công trường được tập huấn, hướng dẫn các công tác phòng chống cháy nổ; thường xuyên nhắc nhở công nhân phải tuân thủ nội quy công trường và các biện pháp PCCC

- Phương án PCCC rừng:

+ Cắm biển cảnh báo nguy cơ cháy rừng

+ Thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ rừng, không chặt phá cây rừng ngoài ranh giới của dự án cũng như giữ nguyên thảm thực vật tại các vị trí không phải giải phóng mặt bằng Không thực hiện việc đốt cành lá cây, chất thải sinh hoạt, nấu ăn tại hoặc sử dụng lửa vào các mục đích khác tại khu vực công trường và khu vực đất rừng + Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc phát hiện và ngăn chặn các hành

vi đốt rừng (do người dân trong vùng gây nên) và kịp thời dập đám cháy khi có sự cố xảy ra vượt tầm kiểm soát của Đơn vị

* Sự cố tai nạn lao động

- Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các phương tiện, thiết bị thi công; kiểm tra các thông số kỹ thuật và điều kiện an toàn của các phương tiện, thiết bị trước khi đưa vào thi công

- Tập huấn cho công nhân về thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác an toàn lao động; trang bị bảo hộ lao động như quần, áo, mũ, thiết bị phòng hộ đúng quy cách và phù hợp với vị trí làm việc

- Tăng cường phổ biến và hướng dẫn cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động kỹ năng

Trang 28

phòng, tránh, ứng phó với mưa lũ, giông sét, sạt lở đất để có phương án xử lý kịp thời,

an toàn trong mọi tình huống;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát công nhân thi công xây dựng các hạng mục công trình đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế được duyệt; tiến hành che chắn, gia cố để tránh các vật liệu va đập vào làm ảnh hưởng kết cấu công trình;

- Thường xuyên kiểm tra chất lượng, biện pháp và kỹ thuật thi công của nhà thầu, yêu cầu nhà thầu thi công xử lý các hạng mục công việc chưa đảm bảo chất lượng, kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế được duyệt;

- Không nghiệm thu những công việc không đảm bảo yêu cầu chất lượng; đặt biển báo tốc độ, biển báo công trường, có rào chắn tại các vị trí nguy hiểm (cống, hố đào)

- Khi có tai nạn xảy ra thực hiện sơ cấp cứu ban đầu cho công nhân trước khi chuyển đến bệnh viện nơi gần nhất để điều trị và phối hợp với cơ quan chức năng làm

rõ trách nhiệm chi trả kinh phí, viện phí, làm thủ tục bảo hiểm cho người lao động

* Sự cố tai nạn giao thông:

- Phân luồng giao thông tại các nút giao thông nối từ công trường với tuyến đường chính của khu vực; giám sát các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu thi công xây dựng và vận chuyển vật liệu đổ thải đảm bảo tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ,

bố trí hợp lý thời gian và mật độ hoạt động của các phương tiện vận tải để không làm gia tăng mật độ giao thông tại khu vực

- Bố trí lắp đặt biển cảnh báo công trường đang thi công; lắp đặt đèn cảnh báo, biển báo hiệu, hàng rào cảnh báo và bố trí nhân lực hướng dẫn phân luồng giao thông tại khu vực thi công ban đêm Bố trí nhân công quyét dọn khi có đất rơi vãi trên đường

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án:

1/ Giai đoạn thi công, xây dựng

* Giám sát môi trường không khí

- Vị trí giám sát: (02 điểm): 01 vị trí thi công + 01 vị trí lán trại

- Thông số quan trắc: Tiếng ồn, bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2

* Giám sát chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại

- Vị trí giám sát: Khu vực lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại

- Tần suất giám sát: Thường xuyên và liên tục

- Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại, hóa đơn, chứng từ giao nhận chất thải

- Quy định áp dụng: Thực hiện phân định, phân loại các loại chất thải rắn sinh hoạt,

Trang 29

chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định tại: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

* Quan trắc, giám sát môi trường khác

- Giám sát việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động Tần suất giám sát: Hàng ngày trong suốt thời gian xây dựng

- Giám sát các sự cố cháy nổ, cháy rừng và sự cố môi trường; giám sát đa dạng sinh học Tần suất giám sát: Hàng ngày trong suốt thời gian xây dựng

- Giám sát hiện tượng ngập úng, sạt lở, sụt lún, thoát nước Tần suất giám sát: Hàng ngày trong suốt thời gian xây dựng

2/ Chương trình quan trắc, giám sát môi trường giai đoạn vận hành

Dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc, giám sát môi trường định kỳ theo quy

định

Trang 30

Chương 1 - THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

- Địa chỉ: Tổ 22 Phường Đông Phong thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu

- Đại diện: Ông Nguyễn Quang Khoa Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: 02133.790.128 Fax: 02133.877.662

- Tến độ thực hiện dự án: Giai đoạn 2024 - 2025

1.1.3 Vị trí địa lý

Dự án được thực hiện có vị trí tại huyện Tam Đường, huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu Vị trí cụ thể tại mỗi vị trí dự án:

- Tôn tạo điểm di tích Đền thờ Nàng Han

- Nâng cấp, cải tạo tuyến đường từ Quốc lộ 4D đến bản Sì Thâu Chải

+ Vị trí Tuyến 1 (từ nhà máy nước thị trấn Tam Đường đến cầu Tác Tình) tại thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; Diện tích chiếm dụng đất thực hiện

dự án là khoảng 0,64 ha Toạ độ vị trí các điểm giới hạn thực hiện dự án như sau:

+ Vị trí Tuyến 2 Nâng cấp, cải tạo tuyến đường từ Quốc lộ 4D (khoảng Km53+500) đấu nối vào tuyến đường vào bản Sì Thâu Chải tại xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Diện tích chiếm dụng đất thực hiện dự án là khoảng 2,69 ha Toạ

Trang 31

độ vị trí các điểm giới hạn thực hiện dự án như sau:

- Nâng cấp, cải tạo tuyến đường từ bản Sì Thâu Chải ra thác Tác Tình tại xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Diện tích chiếm dụng đất thực hiện dự án là khoảng 0,25 ha Toạ độ vị trí các điểm giới hạn thực hiện dự án như sau:

Trang 32

- Đường nối từ tuyến Tả Lèng – Vùng chè cổ thụ vào cửa rừng phục vụ chinh phục đỉnh Pu Ta Leng tại xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; Diện tích chiếm dụng đất thực hiện dự án là khoảng 0,42 ha Toạ độ vị trí các điểm giới hạn thực hiện

dự án như sau:

Trang 33

- Cải tạo tuyến đường từ bản Sin Suối Hồ đến thác Trái Tim tại xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ Diện tích chiếm dụng đất 0,26ha Toạ độ vị trí các điểm giới hạn:

Trang 34

- Khu sinh hoạt văn hóa bản Sì Thâu Chải tại xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Diện tích chiếm dụng đất 0,45ha Toạ độ vị trí các điểm giới hạn:

- Điểm dừng chân ngắm cảnh khu vực đèo Giang Ma tại xã Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

+ Toạ độ vị trí các điểm giới hạn tại xã Giang Ma, diện tích 0,51ha

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

- Tôn tạo điểm di tích Đền thờ Nàng Han

- Nâng cấp, cải tạo tuyến đường từ Quốc lộ 4D đến bản Sì Thâu Chải

+ Vị trí Tuyến 1 (từ nhà máy nước thị trấn Tam Đường đến cầu Tác Tình) tại thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; Diện tích chiếm dụng đất thực hiện

dự án là khoảng 0,64 ha Hiện trạng sử dụng đất gồm:

Đất trồng cây lâu năm (CLN): 0,12 ha

Đất đồi núi chưa sử dụng (DCS): 0,01 ha

Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): 0,02 ha

Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): 0,04 ha

Trang 35

Đất trồng lúa nước còn lại (LUK): 0,04 ha

+ Vị trí Tuyến 2 Nâng cấp, cải tạo tuyến đường từ Quốc lộ 4D (khoảng Km53+500) đấu nối vào tuyến đường vào bản Sì Thâu Chải tại xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Diện tích chiếm dụng đất thực hiện dự án là khoảng 2,69 ha Hiện trạng sử dụng đất gồm:

Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): 0,20 ha

Đất ở tại nông thôn (ONT): 0,07 ha

Đất sông ngòi kênh rạch suối (SON): 0,05 ha

Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): 0,54 ha

Đất đồi núi chưa sử dụng (DCS): 0,04 ha

Đất trồng lúa nước còn lại (LUK): 1,03 ha

Đất trồng cây lâu năm (CLN): 0,04 ha

- Nâng cấp, cải tạo tuyến đường từ bản Sì Thâu Chải ra thác Tác Tình tại xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Diện tích chiếm dụng đất thực hiện dự án là khoảng 0,25 ha Hiện trạng sử dụng đất gồm:

Đất rừng phòng hộ (RPH): 0,4 ha;

Đất sông ngòi, kênh rạch suối (SON): 0,02 ha

- Cải tạo tuyến đường từ bản Sin Suối Hồ đến thác Trái Tim tại xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ Diện tích chiếm dụng đất 0,26ha, hiện trạng sử dụng đất gồm:

Đất rừng phòng hộ (RPH): 0,26 ha

- Khu sinh hoạt văn hóa bản Sì Thâu Chải tại xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu Diện tích chiếm dụng đất thực hiện dự án 0,45ha, hiện trạng sử dụng đất gồm: Đất nương rẫy trồng cây hang năm khác (NHK): 0,28 ha;

Đất đồi núi chưa sử dụng (DCS): 0,06 ha;

- Điểm dừng chân ngắm cảnh khu vực đèo Giang Ma tại xã Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

+ Diện tích chiếm dụng tại xã Giang Ma là 0,51ha, hiện trạng gồm:

Đất trồng cây lâu năm (CLN) 0,47 ha;

Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK) 0,04 ha

Trang 36

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi

trường

- Khoảng cách gần nhất từ khu vực dự án đến khu dân cư là khoảng 200m

- Với tính chất là dự án xây dựng công trình giao thông, theo đó dự án không có các công trình xử lý chất thải cần đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường theo QCVN 01:2021/BXD và các quy định của Bộ TN&MT

- Yếu tố nhạy cảm về môi trường trong quá trình thưc hiện dự án:

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, các yếu tố nhạy cảm về môi trường của dự án bao gồm:

+ Dự án chiếm dụng khoảng 0,45ha diện tích rừng phòng hộ tại huyện Tam Đường

và 0,26ha diện tích rừng phòng hộ tại huyện Phong Thổ

1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

a Mục tiêu:

- Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng văn hoá, du lịch, phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xẫ hội, giảm nghèo, bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bản tỉnh Lai Châu

Đầu tư xây dựng các hạng mục công trình, bao gồm:

a Tôn tạo điểm di tích Đền thờ Nàng Han: Xây dựng 01 nhà sắp lễ khoảng 40m2; Hạng mục phụ trợ trong khuôn viên đền thờ; cải tạo một số hạng mục: Nhà thờ thần giếng, thần rừng; cổng, tường rào,…

b Nâng cấp các tuyến đường giao thông:

b.1 Nâng cấp, cải tạo tuyến đường từ Quốc lộ 4D đến bản Sì Thâu Chải:

- Tuyến 1 (từ nhà máy nước thị trấn Tam Đường đến cầu Tác Tình): Cải tạo, sửa chữa tuyến đường từ đường nối Quốc lộ 4D đến thác Tác Tình, chiều dài khoảng 1,2km, mặt đường láng nhựa rộng 5m, khơi thông cống rãnh, bổ sung một số cống bản, kè rọ

đá tại các vị trí xung yếu,…

- Tuyến 2: Nâng cấp, cải tạo tuyến đường từ Quốc lộ 4D (khoảng Km53+500) đấu nối vào tuyến đường vào bản Sì Thâu Chải chiều dài khoảng 03km, kết cấu bê tông xi măng, bề rộng mặt đường 3,5m; gia cố một số vị trí xung yếu và bố trí một số điểm ngắm cảnh trên tuyến

b.2 Nâng cấp, cải tạo tuyến đường từ bản Sì Thâu Chải ra thác Tác Tình: Nâng

Trang 37

cấp, cải tạo phần còn lại tuyến đường từ bản Sì Thâu Chải ra đỉnh thác Tác Tình trên cơ

sở nền đường hiện có đảm bảo không ảnh hưởng đến rừng; chiều dài khoảng 1,3km, kết cấu đường bê tông xi măng, mặt đường lát đá rối chống trơn, bề rộng mặt đường Bm=1,5-2m

b.3 Cải tạo tuyến đường từ bản Sin Suối Hồ đến thác Trái Tim: Cải tạo tuyến

đường trên cơ sở nền đường hiện có đảm bảo không ảnh hưởng đến rừng Tổng chiều dài khoảng 1,2km, trong đó: (Khoảng: 0,7km cơ bản giữ nguyên đường hiện trạng; lan can tay vịn tại một số vị trí nguy hiểm , xây dựng cầu thép qua suối tại một số điểm, các hạng mục phụ trợ khác và khoảng: 0,5 km đường bê tông, kết cấu đường bê tông xi măng, mặt đường lát đá rối chống trơn, bề rộng mặt đường Bm=1,5-2m

b.4 Đường nối từ tuyến Tả Lèng – Vùng chè cổ thụ vào cửa rừng phục vụ chinh phục đỉnh Pu Ta Leng: Nâng cấp tuyến đường mòn hiện trạng, chiều dài khoảng 03km,

kết cấu bê tông xi măng, bề rộng mặt đường Bm=1,5-2m, bề rộng nền đường Bn2,5m

=2-c Khu sinh hoạt văn hóa bản Sì Thâu Chải: San gạt, mở rộng mặt bằng khoảng 3.500m2, kè bảo vệ mặt bằng; sân bê tông; bậc lên xuống,…

d Điểm dừng chân ngắm cảnh khu vực đèo Giang Ma: San nền, đường dạo, chòi ngắm cảnh, bồn hoa, bãi đỗ xe,…

• Loại hình dự án: Dự án cải tạo, mở rộng

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.2.1 Các hạng mục công trình chính

1 Tôn tạo điểm di tích Đền thờ Nàng Han:

1.1 Nhà sắp lễ: Nhà cấp IV - 1 tầng, diện tích xây dựng khoảng 45m2

a) Kiến trúc, gồm: 02 gian thông, kích thước 1 gian 3,3x4,2(m); khu vệ sinh, kích

1.2 Các hạng mục phụ trợ khuôn viên đền thờ:

a) Nhà vệ sinh 02 chỗ: Nhà cấp 4, diện tích xây dựng khoảng 10m2

- Bể phốt: đáy và nắp bể phốt bằng BTCT; tường xây gạch; trát, láng bể bằng VXM

- Nhà vệ sinh: tường nhà xây gạch; sàn mái, giằng, dầm, lanh tô bằng BTCT; tường trong nhà ốp gạch Ceramic; tường ngoài nhà trát VXM, lu sơn 1 nước lót 2 nước phủ; cửa đi, cửa sổ bằng nhôm kính; hệ thống điện, cấp thoát nước, thiết bị vệ sinh hoàn

Trang 38

g) Các hạng mục phụ trợ khác: Bó bồn hoa xây gạch trát VXM, ốp gạch thẻ; sân

bê tông khu vực tổ chức lễ hội có diện tích khoảng 1.300 m2; điện chiếu sáng quanh khuôn viên đền thờ; đường từ cổng vào đền thờ lát gạch;

1.3 Cải tạo một số hạng mục:

a) Nhà đền thờ chính: Cạo bỏ lớp sơn cũ trên bề mặt tường, xà, dầm trần, sơn lại

1 nước lót 2 nước phủ; thay thế hệ thống điện; cạo bỏ lớp véc ni cửa gỗ và sơn lại; bổ sung khuân bao, con tiện;

b) Nhà thờ thần giếng: Bổ sung cửa đi và ô thoáng bằng gỗ

c) Nhà thờ thần linh: Bổ sung cửa đi và ô thoáng bằng gỗ

d) Giếng nước: Ốp đá cuội xung quanh mặt ngoài giếng

đ) Cổng + tường rào: Cạo bỏ lớp sơn cũ trên bề mặt cánh cổng và tường rào, sơn lại 1 nước lót 2 nước phủ

2 Nâng cấp các tuyến đường giao thông:

2.1 Nâng cấp, cải tạo tuyến đường từ Quốc lộ 4D đến bản Sì Thâu Chải:

a) Tuyến số 1 (từ nhà máy nước thị trấn Tam Đường đến cầu Tác Tình): Cải tạo,

sửa chữa tuyến đường có chiều dài khoảng L=1,2km, nội dung chủ yếu như sau:

- Giữ nguyên nền đường hiện trạng (Bnền=5m), nâng cấp mở rộng mặt đường từ 3,5m lên 5m; kết cấu mặt đường gồm 02 loại:

Kết cấu 1: Mặt đường trên đường cũ có kết cấu mặt đường từ trên xuống dưới như sau: Mặt đường láng nhựa dày 3.5cm tiêu chuẩn láng nhựa 4,5kg/1m2 Lớp móng

đá 4x6 chèn ép dày 14cm Lớp bù vênh đá 4x6, Lớp đường cũ cày xới lu lèn lại

Kết cấu 2: Mặt đường mở rộng có kết cấu mặt đường từ trên xuống dưới như sau: Mặt đường láng nhựa dày 3.5cm tiêu chuẩn láng nhựa 4,5kg/1m2, Lớp móng đá 4x6 chèn ép dày 14cm Lớp móng đá 4x6 chèn ép dày 16cm

- Bổ sung cống bản, khơi thông cống rãnh và làm kè rọ đá tại một số vị trí xung

Trang 39

- Kết cấu mặt đường, gồm 02 loại:

+ Kết cấu loại 1 (đối với nền là lớp mặt đường BTXM hiện trạng): Mặt đường

BTXM dày 16cm trên lớp bù vênh bằng BTXM

+ Kết cấu loại 2 (đối với nền đường đất): Mặt đường BTXM dày 16cm trên lớp

2.2 Nâng cấp, cải tạo đường từ bản Sì Thâu Chải ra thác Tác Tình:

Nâng cấp, cải tạo phần còn lại của tuyến đường từ bản Sì Thâu Chải ra đỉnh thác Tác Tình có chiều dài khoảng L=1,3km trên cơ sở nền đường hiện trạng không ảnh hưởng đến rừng Nội dung chủ yếu như sau:

a) Kích thước nền, mặt đường: Bề rộng nền đường (bằng bề rộng mặt đường):

Bnền=Bmặt=2m

b) Kết cấu mặt đường, gồm 02 loại:

- Kết cấu loại 1 (đối với nền là lớp mặt đường BTXM hiện trạng): Mặt đường bằng

đá rối chống trơn trên lớp BTXM dày 5cm

- Kết cấu loại 2 (đối với nền đường đất): Mặt đường đá rối chống trơn trên lớp

BTXM dày 10cm và lớp lót cát

2.3 Cải tạo tuyến đường từ bản Sin Suối Hồ đến thác Trái Tim:

Tuyến đường có tổng chiều chiều dài các vị trí cải tạo, sửa chữa khoảng L=1,2km trên cơ sở nền đường hiện có đảm bảo không ảnh hưởng đến rừng Nội dung chủ yếu như sau:

a) Tuyến số 1: Tuyến đi theo đường cũ, có tổng chiều dài các vị trí cải tạo, sửa chữa khoảng L=0,7km Nội dung cải tạo, sửa chữa gồm: xếp lại mặt đá, xây bậc; làm lan can tay vịn một số vị trí không an toàn; sửa chữa các cầu qua suối

b) Tuyến số 2: Tuyến đi theo đường cũ, có chiều dài khoảng L=0,5km

Trang 40

- Mặt đường rộng 2m; kết cấu bằng đá rối chống trơn trên lớp BTXM dày 10cm

và lớp lót cát

- Cống thoát nước ngang theo định hình bằng BT, BTCT và đá hộc xây

2.4 Đường nối từ tuyến Tả Lèng - Vùng chè cổ thụ vào cửa rừng phục vụ chinh phục đỉnh Pu Ta Leng:

Sửa chữa, nâng cấp tuyến đường mòn hiện trạng không ảnh hưởng đến rừng, có chiều dài khoảng L=2,8km, cụ thể như sau:

a) Kích thước nền, mặt đường: Bề rộng nền đường (bằng bề rộng mặt đường):

Bnền=Bmặt=2m

b) Kết cấu mặt đường, gồm 02 loại:

- Kết cấu loại 1 (đối với nền là lớp mặt đường BTXM hiện trạng): Mặt đường

BTXM dày 5cm

- Kết cấu loại 2 (đối với nền đường đất): Mặt mặt đường BTXM dày 16cm trên

lớp lót bằng ni lông

b) Các hạng mục khác trên tuyến:

- Sửa chữa cầu treo: Thay cáp chính; quăng treo; lan can

- Cống thoát nước ngang theo định hình bằng BT, BTCT và đá hộc xây

3 Khu sinh hoạt văn hóa bản Sì Thâu Chải:

a) San gạt, mở rộng mặt bằng diện tích khoảng 3.500 m2

b) Kè bảo vệ mặt bằng (Kè đứng kết hợp kè mái nghiêng):

- Kè đứng: Kè dạng trọng lực bằng BTXM; chiều cao toàn kè từ 2m đến 6m; đỉnh

kè rộng 0,4m

- Kè mái nghiêng: Kè khung BTCT kếp hợp ốp mái bằng tấm đan BTCT

c) Các hạng mục khác: Sân BTXM dày 25cm trên lớp đá dăm dày 15cm; bậc lên xuống bằng BTXM

4 Điểm dừng chân ngắm cảnh khu vực đèo Giang Ma:

a) San nền: Diện tích khoảng 1.500m2

b) Nhà vệ sinh: Diện tích xây dựng khoảng 17m2

- Bể phốt: đáy và nắp bể phốt bằng BTCT; tường xây gạch; trát, láng bể bằng VXM

- Nhà vệ sinh: Kết cấu: móng băng và tường xây gạch; cột, mái, dầm, giằng tường bằng BTCT; nền lát gạch Ceramic chống trơn, tường ốp gạch men; tường, trần trát VXM; cửa đi, cửa sổ, ô thoáng bằng nhôm kính; cấp nước, điện, thiết bị vệ sinh hoàn chỉnh

c) Sân bê tông kết hợp làm bãi đỗ xe: Diện tích khoảng 1.450m2; mặt BTXM dày 15cm trên đá dăm dày 14cm

Ngày đăng: 11/12/2024, 23:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w