1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác tự chủ tài chính của Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 28,25 MB

Nội dung

Để giải quyết bài toán về tài chính cho các bệnh viện, đã có nhiều nghiên cứuliên quan nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của bệnh viện.Khi xác định được các yếu t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

NGUYÊN THỊ HÀ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CUA

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THỦ ĐỨC

DE AN TOT NGHIỆP THẠC SĨ QUAN LÝ KINH TE

Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 06/2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HCM

NGUYÊN THỊ HÀ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA

BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC THỦ ĐỨC

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế

Trang 3

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA

BỆNH VIEN DA KHOA KHU VUC THỦ ĐỨC

Trang 4

Dia chỉ don vi : 64 Lê Văn Chí, phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TPHCM

Đã công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức từ tháng 08/2019 đến

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Đề án: “Hoàn thiện công tác tự chủ tài chính của Bệnh viện

đa khoa khu vực Thủ Đức” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong Đề án là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bất kỳ công

trình nào khác.

TP Ho Chí Minh, ngày tháng 06 năm 2024

Người cam đoan

Nguyễn Thị Hà

11

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên — TS Hoàng Ha Anh va TS Đặng Minh

Phương đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian hoàn thiện Đề án này

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giảng viên Trường Đại học NôngLâm đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và

nghiên cứu.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Khuvực Thủ Đức và toàn thể anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trongcông tác thu thập số liệu để hoàn chỉnh Đề án này

Tôi luôn khắc ghi những tình cảm yêu thương mà những người thân yêu, bạn

bẻ, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trongsuốt quá trình học tập cũng như hoàn thành Đề án tốt nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 06 năm 2024

Học viên

Nguyễn Thị Hà

iv

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Hoàn thiện công tác tự chủ tài chính của Bệnh viện da khoa khu vực

Thu Đức” được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức, thời gian từ tháng

09/2023 đến tháng 03/2024 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích thực trạngcông tác tự chủ tài chính của Bệnh viện, từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị để hoàn

thiện công tác tự chủ tài chính cho bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức.

Kết quả nghiên cứu từ thực tiễn tự chủ tài chính giai đoạn từ năm 2018 đến

năm 2022 cho thấy tông thu của bệnh viện tăng rất nhanh, trung bình 5 năm trước tự

chủ bệnh viện thu khoảng 199.185,2 triệu đồng/năm Tuy nhiên, sau khi tự chủ tai

chính, tổng thu của bệnh viện tăng lên bình quân 392.849,8 triệu đồng/năm Nguồnthu từ HCSN có xu hướng giảm và nguồn thu của SXKD DV có xu hướng tăng, tuy nhiên

tốc độ tăng của nguồn thu SXKD DV của bệnh viện rất nhanh so với tốc độ giảm của

nguồn thu HCSN Tương tự về các khoản chỉ sau khi tự chủ của bệnh viện cũng có sự tăng

so VỚI trước, trung bình tổng chi 5 năm trước khi tự chủ tài chính của bệnh viện là239.527,0 triệu đồng/năm, còn trung bình tổng chi 5 năm sau khi tự chủ tài chính của bệnhviện là 350.107,1 triệu đồng/năm Bên cạnh đó kết quả chỉ ra thu nhập của người lao động

có sự khác nhau rất lớn giữa trước vào sau tự chủ, cụ thê trước khi tự chủ lương của ngườilao động bình quân là khoảng gần 142 triệu đồng/năm Tuy nhiên sau khi có tự chủ lươngcủa người lao động tại bệnh viện đã có sự tăng trưởng rõ rệt, cụ thể trong 5 năm sau tự chủgiai đoạn 2018 - 2022 lương bình quân người lao động là 171,2 triệu đồng/người/năm

Trên cơ sở phân tích thực trạng, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành

về công tác tự chủ tài chính của bệnh viện công lập Tác giả nhận thấy, cần thiết phải kiếnnghị nhà nước tiếp tục hoàn thiện các thé chế, chính sách liên quan công tác tự chủ tàichính của bệnh viện công lập Bên cạnh đó bệnh viện cần xây dựng Quy chế chi tiêu nội

bộ hợp lý hơn, cần có các giải pháp dé tăng nguồn thu hợp pháp song song với thực hànhtiết kiệm đề từng bước tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức bệnh viện Ngoài ra, bệnh việncần hoàn thiện các quy trình làm việc, tăng tính minh bạch, công khai trong công tác quản

lý tài chính theo đúng các quy định của pháp luật.

Trang 8

Scientific research "Completing the financial autonomy of Thu Duc Regional General Hospital" was researched at Thu Duc Regional General Hospital, from September 2023 to March 2024 The research objective 1s to analyze the current status

of the hospital's financial autonomy, thereby proposing some management implications to improve financial autonomy for Thu Duc regional general hospital.

Research results from actual financial autonomy in the period from 2018 to

2022 show that the hospital's total revenue increased very rapidly, on average 5 years ago, hospital autonomy had income of about 199,185.2 million VND/year However, after becoming financially independent, the hospital's total revenue increased to an average of 392,849.8 million VND/year Administrative income tends to decrease and service income tends to increase, however, the growth rate of the hospital's service income source is very fast compared to the decrease rate of administrative

revenue source Similarly, the expenses after the hospital's autonomy also increased

compared to before, the average total expenditure in the 5 years before the hospital's financial autonomy was 239,527.0 million VND/year, while the average Spending 5 years after the hospital's financial autonomy is 350,107.1 million VND/year Besides, the results show that the income of workers has a huge difference between before and after autonomy, specifically before autonomy, the average salary of workers is about nearly 142 million VND/year However, the salary of workers at the hospital has seen

a clear growth after autonomy, specifically the average salary of workers is 171.2 million VND/person/year in the 5 years after autonomy in the period 2018 — 2022.

Research results from the practice of financial autonomy in the period from

2018 to 2022 show that the hospital's total revenue increased very rapidly, on average

5 years ago, hospital autonomy collected about 199,185.2 million VND/year However, after becoming financially independent, the hospital's total revenue increased to an average of 392,849.8 million VND/year Revenue from administrative services tends to decrease and revenue from service production and business tends to increase, however, the growth rate of hospital's administrative and service revenue 1s

Vi

Trang 9

very fast compared to the decreasing speed of administrative revenue Similarly, the expenses after hospital autonomy also increased compared to before, the average total expenditure in the 5 years before the hospital's financial autonomy was 239,527.0 million VND/year, while the average total expenditure for the hospital was 239,527.0 million VND/year 5 years after the hospital's financial autonomy was 350,107.1

million VND/year Besides, the results show that the income of workers has a huge

difference between before and after autonomy, specifically before autonomy, the average salary of workers is about nearly 142 million VND/year However, after having autonomy in the salaries of workers at the hospital, there has been a clear growth, specifically in the 5 years after autonomy in the period 2018 - 2022, the average salary of workers is 171.2 million VND/person/year.

According to analysis of the current situation, based on current legal

regulations on financial autonomy of public hospitals The author finds that it is

necessary to recommend that the government continue to improve institutions and policies related to the financial autonomy of public hospitals In addition, the hospital

needs to develop more reasonable internal spending regulations and have solutions to

increase legal revenue sources in parallel with savings practices to gradually increase

income for hospital officials and employees In addition, the hospital needs to

complete working processes, increase transparency and publicity in financial management in accordance with the provisions of law.

Vii

Trang 10

MỤC LỤC

TRANG

Trang tựa

Le, es, 1

Ly lich) cá HH svsscssscsssssssssess assesses nan maaaes emeaaas earner 1

Poker iho: (eee ne en ee ee ee 483Eg2L.cnh iii HỘI CBI (TÌ:sss2sseese650603610256561813315161364580511015015666633502005:36001135015806401G0S1G02362E5501G04G013GE/00.61630980 IV

"6 V

lỐ|LISEEĐTOI:ssxussxziB0iSisntiiskEibSEDikhrröfngnuriotuDfsattorEtuiissimlnoriSidirssrisrssitrdnsssiirrsirsirrsltsrsrisrErosltsssnErsitrrinl VI

WG |lÕcsengnniebisiDiiDGEGDLEGGIGDGSEI.GĐESIIENGEHEHSEI.SGEIIGGNGRBGISBSGLSHURRSEEGD4SSI8309180014g8gg0mgip3Ì Vill

Ce vi HE Easarasaaonrtrrrrrtrlyrtadtrayatadananstaasanaoaaaaei XI

Danh mục các bat g soscscscsccnnnsesbsnsoeissiv2130018156011011601851011903062105600181335015500243545550550000506 0820 xI

Damth mu Cac Dinh 22277 - ,ÔỎ XII

NIDI TH LỬ, cocooocokhoSc01cCS0060060140E11872021273EE1722206512166105006910007070230020622020699902i27200003020720g i

1,1, TỔng:quann xề Bi liệu road yl acesarccsrssssveasiiecanncranscecmmiientnneamwvendinunnesonemans 61.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 22¿©V222222EEE22+22EEES222E2EEE2zrtEEEErrrrrrrrrev 6

1.1.2 Các nghiên cứu trong TƯỚC -¿- 5252 52+ +*2*+E+ 2 SEEEEe 2E 1111111 ke 7

1.1.3 Kết luận tong quan và đúc rút hướng nghiên cứu -.-2-2 912s Tổng quan về bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức -2- 2222x222 10

1.2.1 Giới thiệu, lich sử hình thành và vi trí dia lý -c+c+c+c+zeeeeeeeees 10

1.2.2 Cơ cau tổ chức và chức năng nhiệm vụ -2-2¿2222222z222222zz+trzsez 11

1.2.3 Công tác quản lý tài chính của Bệnh viện Da khoa Khu vực Thu Đức 12

1.2.4 Tầm nhìn, sứ mang, giá tri cốt lõi của Bệnh viện Da khoa khu vực Thủ Đức 131.3 Kinh nghiệm tự chủ tài chính ở một số bệnh viện công lập - 14

1.3.1 Tự chủ tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai — Hà Nội - - - 5-55 14

1.3.2 Tự chủ tài chính tại Bệnh viện Từ Dũ — Thành phố Hồ Chí Minh 151.3.3 Tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh 16

Vill

Trang 11

Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 19

QL Co sáu 19

2.1.1 Khái niệm chung về bệnh viện công lẬP H222 11s, 192.1.2 Khái niệm về quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính -. 21

2.1.3 Cơ chế quan ly tài chính đối với bệnh viện công lập - + 23

2.1.4 Lý luận về cơ chế tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập 28

2.2: PHWONS THấP TEMIEH COU weccsvsscssesrcere reserves monenanciee cameras &

22.1 Phưang piety thon Hiến nỗ ligt cccussucmamnemaamnacmanmmannmanunnle2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu -¿2222222z2+2222szz+zvzzsccszrccscc c 3/22.2.3 Các chỉ tiêu phân tích trong đề tài -22-52222scstvzsseresrrsseceerrsse 342.2.5 Quy trình nghiên cứu của đề tài 2:©2222¿222sscserrserrrrseeerrsecrrs 35Chương 3 KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN - 36

3.1 Thực trạng công tác tự chủ tài chính của Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức

3.1.1 Thực trạng công tác thu tài chính của Bệnh viện DK KV Thủ Đức 36 3.1.2 Thực trạng công tác chi tài chính của Bệnh viện DK KV Thủ Đức 42

3.2 Đánh giá kết quả và hiệu quả công tác thực hiện tự chủ tài chính của bệnh viện

SS ES eT a cP ee OB EA EES SAAS AC RRR SER 45

3.2.1 Két quả người lao động đạt được nhờ vào công tác tự chủ tai chính 45

3.2.2 Đánh giá hiệu quả của công tác tự chủ tài chính tại bệnh viện - 48

3.3 Một số hạn chế khó khăn trong quá trình tự chủ tài chính tại bệnh vién 503.3.1 Hạn chế, khó khăn trong quản lý các nguồn thu -2- ¿252222 503.3.2 Han chế, khó khăn trong quan lý các khoản chi ¿22222222222 513.3.3 Hạn chế, khó khăn trong quản ly các khoản quỹ trích lập và phân phối kết

quế tái CITT ns eneneennvenononennnsnentnnntavnnnonndensndinennntinaenerensuamadianstennadmvenedenmannentonernbon 52

3.4 Đề xuất một số hàm ý nhằm hoàn thiện công tac tự chủ tai chính bệnh viện 533.4.1 Hoàn thiện các thé chế, chính sách liên quan công tác tự chủ tài chính của

bệnh:viên công aD teins ees scasareemnnannea memes camer rm meren 53

3.4.2 Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ -2222222222Z2222E22Z+2E22EEzrrrrree 56

1X

Trang 12

3.4.3 Thực hiện các biện pháp tăng nguồn thu cho bệnh viện - 5555 37

3.4.4 Thực hiện các giải pháp tiết kiệm Chi phí -2 2222EE2222EE2222222zzz+zzzz 58

3.4.5 Tang tính minh bạch trong công tác quản lý tài chính bệnh viện 59

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ -222¿¿2222EEEEE2222222222222112222222222111122 222.2, 62TÀI LIEU THAM KHAO -2 222 ©2VE+£22EEEEEEEEE1222211122211121711112221122 222 644

Trang 13

DANH SÁCH CHỮ VIET TAT

CHỮ VIET TAT NGHIA CUA CHU VIET TAT

CBVC Cán bộ viên chức

DKKV Da khoa khu vuc

HCSN Hanh chinh su nghiép

NSNN Ngân sách nha nước

UBND Ủy ban nhân dân

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

Trang 14

DANH MỤC CAC BANGBANG TRANG

Bang 3.1 Các loại thu nhập của Bệnh viện ĐK KV Thủ Đức giai đoạn 2013 - 2022 37 Bang 3.2 Các loại chi phí của Bệnh viện DK KV Thủ Đức giai đoạn 2013 — 2022 42

Bảng 3.3 Kết quả người lao động đạt được nhờ vào tự chủ tài chính của bệnh viện 45Bảng 3.4 Kết quả và hiệu quả của công tác tự chủ tài chính tại bệnh viện 48Bảng 3.5 Kiểm định sự khác biệt của kết quả đạt được trước và sau tự chủ tài chính

Của Denh VEN sesuossnesrseenean nee EES 48

xI

Trang 15

DANH MỤC CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 1.1 Mô hình t6 chức của Bệnh viện ĐKKV Thủ Đức 2 22 11

Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài -222222222222222EEEEEEEEtttrrrrrrrrrrervee 35

Hình 3.1 Biểu đồ nguồn thu hoạt động HCSN và SXKD DV giai đoạn 2013-2022 38Hình 3.2 Biéu đồ nguồn thu hoạt động TC và khác giai đoạn 2013-2022 40Hình 3.3 Biểu đồ Tiền chỉ tại bệnh viện giai đoạn 2013-2022 2- 43

XI

Trang 16

MỞ DAUĐặt vấn đề

Trong quá trình phát triển của xã hội, lĩnh vực y tế của Việt Nam đã trải quanhiều giai đoạn phát triển khác nhau nhưng đều thu được những thành tích đáng ghinhận Y tế và giáo dục luôn được xác định là hai lĩnh vực an sinh xã hội quan trọngnhất của đất nước Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chú trọng pháttriển ngành y tế cũng như công tác chăm sóc sức khỏe người dân Trước năm 1989,cùng với nền kinh tế tập trung, bao cấp, ngành y tế được nhà nước cung cấp gần nhưtoàn bộ các nguồn cung tải chính cho hoạt động khám chữa bệnh Tuy nhiên, với sựthay đổi của thế giới, sự khó khăn về kinh tế trong nước đã làm cho nguồn ngân sáchcung cấp cho ngành y tế không đáp ứng được yêu cầu hoạt động của các cơ sở y tếtrên cả nước Đề giải quyết các khó khăn đó, Đảng và nhà nước đã kịp thời ban hànhcác chủ trương, chính sách dé từng bước xã hội hóa y tế, huy động nguồn lực toàn xã

hội cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Một trong những chính sách ra đời

sớm nhất dé xã hội hóa y tế là Quyết định số 95/HĐBT ngày 25/4/1989 của Hội đồng

Bộ trưởng (nay là Chính phủ) cho phép ngành Y tế được thu một phần viện phí nhằmgiải quyết một số khó khăn cho công tác khám chữa bệnh Sau đó, các quy định khác

về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân như Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháplệnh hành nghề y dược tư nhân và đặc biệt là chính sách Bảo hiểm y tế ra đời năm

1992 đã góp phan thúc day ngành y tế phát triển vững mạnh

Hiện nay, thực hiện tự chủ đối với các cơ sở y tế là xu hướng được nhiều nướctrên thế giới lựa chọn đề thúc đây sự phát triển của ngành y tế và nâng cao chất lượngphục vụ trong lĩnh vực y tế Đối với mỗi quốc gia có một mô hình khác nhau phù hợpvới thê chế và điều kiện của mỗi nước nhưng tất cả có chung một đặc điểm đó là tăngtính tự chủ, tăng quyền được quyết định các vẫn đề liên quan công tác quản lý chocác bệnh viện trong quá trình hoạt động Ở Việt Nam, mặc dù một số chính sách vềtăng quyền tự chủ cho bệnh viện ra đời khá sớm nhưng phải đến năm 2002 Chính phủmới ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP quy định chi tiết về chính sách tự chủ củacác đơn vi sự nghiệp công lập, trong đó bao gồm cả bệnh viện Theo đó, các bệnh

Trang 17

viện được thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện chức năng,nhiệm vụ, về tổ chức bộ máy, về nhân sự và cả về tài chính Năm 2006, Chính phủtiếp tục ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm

về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị sự nghiệpcông lập Sau đó, năm 2015 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CPquy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập dé làm cơ sở pháp lý chocác bệnh viện chuyền sang tự chủ hoàn toàn, bao gồm tự chủ tài chính

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện tự chủ, bao gồm cả tự chủ về

tài chính có vai trò quan trọng, then chốt trong việc xây dựng và phát triển Việc tự

chủ đối với bệnh viện công lập đã tạo điều kiện cho bệnh viện có cơ sở vật chất tốthơn, trang thiết bị hiện đại hơn, đa dạng hóa các loại hình phục vụ người dân và triểnkhai thực hiện được nhiều hơn, tốt hơn các kỹ thuật y tế hiện đại Thông qua sự thayđổi về cơ sở vật chất, số giường bệnh, trang thiết bị được sử dụng hiệu quả, hợp lýhơn thúc đây nguồn thu của bệnh viện tăng cao và qua đó thu nhập của cán bộ, nhânviên y tế cũng được cải thiện

Tuy nhiên, việc tăng chi phí khám chữa bệnh, tăng chi phí phục vụ đã làm cho giá khám chữa bệnh có xu hướng tăng và làm cho một bộ phận người dân có cảm

giác bị thiệt thòi, lo lắng và nghi ngờ về việc thực hiện sứ mạng chăm sóc sức khỏengười dân của bệnh viện công lập Ngoài ra, đối với mỗi hạng bệnh viện, mỗi loại

bệnh viện khác nhau cũng có những khó khăn khác nhau khi thực hiện tự chủ Bệnh

viện tuyến huyện sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với bệnh viện tuyến tỉnh và trungương Bệnh viện chuyên khoa khi thực hiện tự chủ có nhiều lợi thế hơn vì tính chuyênnghiệp và trình độ chuyên môn của nhân sự tham gia công tác khám chữa bệnh Đối

với các bệnh đa khoa, đặc biệt là bệnh viện đa khoa khu vực (ĐKKV) ở các thành

phố lớn, gần kề các bệnh viện tuyến trung ương và chuyên khoa thì việc thực hiện tựchủ gặp không ít khó khăn va dé bị xoáy vào xoáy luân quân giữa nâng cao chất lượng

khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ và cân đối nguồn tài chính cho hoạt

động của bệnh viện.

Trang 18

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2018 đa số các bệnh viện công lập đềuchuyên sang mô hình là bệnh viện tự chủ tài chính hoàn toàn Trong đó, Bệnh viện

Đa khoa Khu vực Thủ Đức là bệnh viện hạng 2, trực thuộc Sở y tế Thành phố Hồ ChíMinh có vị trí địa lý ở cửa ngõ phía Đông Nam của Thành phó, giáp ranh với tỉnhBình Dương và tỉnh Đồng Nai nên có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc sứckhỏe người dân Hàng ngày, Bệnh viện khám và điều trị ngoại trú trên 2.000 lượtngười, điều trị nội trú trên 600 giường bệnh Bệnh viện có tổng là 710 nhân sự, gồm

215 bác sĩ, 343 điều dưỡng và kỹ thuật viên, 152 nhân viên hành chính và nhân viênphục vụ; trong đó, trình độ sau đại học là 85 người, đại học 259 người, cao đẳng 73người, trung cấp trở xuống 293 người Bệnh viện được trao quyên tự quyết định, tựchịu trách nhiệm về các khoản thu, khoản chi của Bệnh viện trong khuôn khổ mà

pháp luật quy định.

Từ những thực trạng trên, tôi thực hiện dé tài “Hoàn fhiện công tac tự chủ tài

chính của Bệnh viện Da khoa Khu vực Thủ Đức” dé phân tích thực trạng công tác

tự chủ tài chính toàn bộ tại Bệnh viện Da khoa khu vực Thu Đức Đồng thời, thôngqua đó đánh giá kết quả hoạt động chuyên môn, chất lượng dịch vụ và tình hình tàichính của bệnh viện, thu nhập của cán bộ viên chức (CBVC) cũng như các hạn ché,khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai tự chủ và đề ra các giải pháp khắc phục

phù hợp với lý luận và thực tiễn.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính trong bối cảnh tự chủtài chính của Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức từ đó đề xuất một số hàm ý quản

trị hoàn thiện công tác tự chủ tài chính cho bệnh viện.

Mục tiêu cụ thể:

Mô tả thực trạng công tác quản lý tài chính trong bối cảnh tự chủ tài chính của

Bệnh viện Da khoa khu vực Thủ Đức;

Đánh giá công tác tự chủ tài chính của Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức;

Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm hoàn thiện công tác tự chủ tài chính của

Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức.

Trang 19

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu là hoàn thiện

công tác tự chủ tai chính.

Phạm vi không gian: Bệnh viện Da khoa khu vực Thủ Đức.

Phạm vi thời gian: Các số liệu được thu thập phục vụ nghiên cứu trong khoảngthời gian từ năm 2013 đến năm 2022 Trong đó: Từ 2013 đến 2017 : trước khi tự chủ

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ giúp cho Bệnh viện

đa khoa khu vực Thủ Đức tổng kết thực tiễn, đánh giá đúng hiện trạng sau thời gianthực hiện tự chủ tài chính Từ đó, rút ra các thành tựu, hạn chế cũng như khó khănbất cập gặp phải trong quá trình tự chủ tài chính Mở rộng hơn, Kết quả nghiên cứu

giúp các bệnh viện hoàn thiện công tác tự chủ tài chính.

Giới hạn của đề tài

Đề tài chỉ nghiên cứu hoàn thiện công tác tự chủ tài chính của Bệnh viện Đakhoa khu vực Thủ Đức, đựa trên các số liệu thứ cấp được cung cấp từ bệnh viện.Kết cấu của luận văn

Đề tài được thực hiện theo cấu trúc 3 chương với 3 phần như sau

Phần 1 Mở đầu, phần này nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đốitượng nghiên cứu và khảo sát, giới hạn nghiên cứu của đề tài

Phần 2 Phần này được kết câu với 3 chương

Chương 1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu Chương nay tổng quan các tài liệu

nghiên cứu có liên quan mà trong nước và ngoài nước đã thực hiện Cũng như đúc rút các nghiên cứu đê tim ra hướng di cho đê tải.

Trang 20

Chương 2 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương này nêu lên cơ

sở lý luận và các khái niệm có liên quan mà đề tài sử dụng Ngoài ra còn nêu lên cácphương pháp nghiên cứu đề tài sử dụng để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra,cách tính toán các chỉ tiêu cần thiết

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương này trình bày các nộidung về thực trang công tác tự chủ tai chính của bệnh viện Phân tích hiệu quả côngtác tự chủ tài chính của bệnh viện Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu

quả công tác tự chủ tài chính cho bệnh viện.

Phần 3 Kết luận, phần này kết luận những nội dung mà đề tài đã thực hiệnđược, cũng như nêu lên những tồn tại và các hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 21

Chương 1

TỎNG QUAN

1.1 Tong quan về tài liệu nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Bệnh viện công lập được chính phủ các nước, đặc biệt là các nước phát triểnxây dựng và quản lý từ rất lâu Bệnh viện công lập có vai trò đặc biệt quan trọng trongquá trình phát triển kinh tế xã hội của tất cả các nước Tuy nhiên, vấn đề kinh phí chobệnh viện hoạt động luôn là vấn đề nan giải của các quốc gia Trong một nghiên cứutại Hoa kỳ về tài chính của bệnh viện công lập, Stiglitz (1995) cho rằng tính hiệu quả

và tính công bằng trong hoạt động của bệnh viện là vấn đề quan trọng, cần được ưutiên giải quyết Dé giải quyết van dé trên, quan lý tài chính đối với bệnh viện cônglập phải tính đến nhiều mối quan hệ phức tạp giữa Chính phủ với bệnh viện, giữa

bệnh viện với người dân Đặc biệt là mối quan hệ phức tạp nhưng hữu cơ gitra sự vận

hành theo cơ chế thị trường và sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của bệnhviện Đây được xem là cách tiếp cận mang tính tổng quát về tài chính ở bệnh việncông lập vận hành theo nền kinh tế thị trường

Để giải quyết bài toán về tài chính cho các bệnh viện, đã có nhiều nghiên cứuliên quan nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của bệnh viện.Khi xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của bệnh viện thì cáccấp quản lý có thé lựa chọn mô hình quản lý bệnh viện phù hợp với tình hình tài chínhcủa từng bệnh viện cũng như tình hình thực tế về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.Trong một nghiên cứu tai Hy Lạp về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc chi phí củabệnh viện, Thanasas (2013) đã tiền hành nghiên cứu tat cả các chi phí hoạt động baogồm chi phí tiêu hao vật tư, chi phí thuốc và vật liệu y khoa, chi phí phục vụ phòng

xét nghiệm, chi phí phục vụ, vệ sinh và chi phí cơ sở vật chat, chi cho nhân sự và các

Trang 22

khoản chi hợp lý khác Theo đó, các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến chiphí hoạt động của bệnh viện là số bệnh nhân khám, điều trị và thời gian lưu trú ở bệnhviện Nghiên cứu về tự chủ tài chính của bệnh viện tự chủ tài chính ở Nhật Bản,Ikegami (2013) đã chỉ ra rằng nguồn thu của tất cả các bệnh viện đều từ việc cungcấp dịch vụ trên cơ sở thu phí dịch vụ, nhà nước chỉ nên quy định mức phí và điều

kiện thanh toán.

Gần đây đã có nhiều nghiên cứu về cơ chế tự chủ của bệnh viện công lập, đặcbiệt là cơ chế tự chủ tài chính Jonathan, 2013 đã sử dụng phương pháp nghiên cứukhuôn khổ không gian quyết định, thiết kế bảng câu hỏi và phỏng van nhằm tìm hiểucác bệnh viện đã thực hiện tự chủ như thé nao với quyền tự chủ được nhà nước trao.Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở các bệnh viện cấp tỉnh việc tự chủ đã tạo điều kiện tổchức lại các dịch vụ, tăng đầu tư và thu nhập, cải thiện đời sống của nhân viên Trongkhi đó ở bệnh viện tuyến huyện ít có cơ hội áp dụng cơ chế tự chủ vì đặc thù vị trí địa

lý và mức sống của người dân cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ

Tự chủ đã góp phần thúc đây các dịch vụ với chỉ phí và phân tầng xã hội tăng lên dothiếu cơ chế cụ thể nên một số bệnh viện đã mở rộng các dịch vụ có tính thương mại

trong bệnh viện (London, Jonathan D, 2013).

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, ngay từ những năm của thập niên 1990 đã có những nghiên cứu

về đôi mới cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu, trong

đó có bệnh viện công lập Trong thời kỳ nền kinh tế của đất nước chuyền đổi sang cơchế kinh tế thị trường thì việc đánh giá tổng quát về cơ chế tài chính đối với đơn vị

sự nghiệp về thực trạng và tình hình quản lý là rất quan trọng Theo đó, tại các đơn

vị sự nghiệp công lập có thu đang tồn tại nhiều bất cập và hạn chế Đặc biệt cơ chếquản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa thống nhất, chưa phùhợp với các loại hình hoạt động sự nghiệp (Tran Thu Ha, 1997)

Sau thời gian triển khai tự chủ tài chính đối với các bệnh viện công lập, Ngânhàng thế giới đã phối hợp với Bộ y tế để có những nghiên cứu, đánh giá và phân tích

về chính sách tự chủ bệnh viện ở Việt Nam Kêt quả nghiên cứu đã cung câp cho các

Trang 23

cơ quan quan lý cái nhìn tong quan về thành tựu và cả hạn chế khi thực hiện tự chủbệnh viện Theo đó, cơ chế tự chủ tài chính đã có ảnh hưởng tích cực đến hoạt độngcủa bệnh viện công lập thể hiện qua tổng nguồn thu của các bệnh viện tăng nhanhqua các năm mặc dù tỷ trọng nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp cho hoạt độngthường xuyên giảm ở tat các bệnh viện các tuyến Ngoài ra, vôn đầu tư vào bệnh việntăng lên, nhất là trang thiết biy tế, mở rộng các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh vàtăng năng suất sử dụng giường bệnh Nghiên cứu cũng chỉ ra điểm tích cực khác là

số lượt khám chữa bệnh và nhập viện tăng lên ở các tuyến, lãnh đạo bệnh viện đã

thực hiện giảm chi phí va sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực ké cả nhân lực Tuynhiên, khảo sát cũng cho thấy những thay đổi tích cực đã không diễn ra đồng đềugiữa các bệnh viện Mặt khác, hạn chế của cơ chế tự chủ là gia chi phí điều trị mà

người bệnh phải trả, quá tải ở các bệnh viện tuyến trên và sự dịch chuyền nhân sự từ

tuyến dưới lên tuyến trên và làm thiếu hụt nhân sự ở các bệnh viện vùng khó khăn,nông thôn Một hạn chế được nghiên cứu chỉ ra là cơ chế chính sách còn chưa đồng

bộ nên gây khó khăn cho bệnh viện khi thực hiện tự chủ (Loraine Hawkins, 2011).

Tại Thành phố Hồ Chí Minh , một số nghiên cứu đã đánh giá kết quả thực hiện

tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập là tích cực và đạt được các mục tiêu của

tự chủ tài chính đối với bệnh viện Tại bệnh viện Từ Dũ, nghiên cứu đã kết luận bệnhviện thực hiện tốt công tác tự chủ, đặc biệt là tự chủ tai chính toàn phần theo Nghị

định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ Bệnh viện đã thực

sự hoạt động một cách hiệu quả và chất lượng khám chữa bệnh rất tốt, đồng thời vẫn

thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của một đơn vị mang sứ mệnh chăm sóc sức khỏengười dân và đảm bảo công bằng cho tất cả bệnh nhân, đảm bảo an sinh xã hội (ĐinhThị Hoài Thanh, 2017) Trong một nghiên cứu về tình hình tự chủ tài chính của cácbệnh viện công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh , Nguyễn Thanh Hiền (2020) đã đưa

ra kết luận tích cực về kết quả đạt được sau quá trình tự chủ tài chính của bệnh viện.Theo đó, các bệnh viện đã chủ động hơn trong quản lý các nguồn thu chỉ và phát huytối đa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm dé tăng nguồn thu, tiết kiệm hiệu quả Chấtlượng khám chữa bệnh và triển khai các dịch vụ công trong y tế được nâng cao Nhờ

Trang 24

thực hiện tự chủ, bệnh viện đã cơ cấu lại bộ máy, định hướng phát triển nguồn nhânlực và có cơ chế đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển củabệnh viện Ngoài ra, bệnh viện còn có thể huy động vốn, mua sắm được các trangthiết bị hiện đại, tạo điều kiện cho người dân được khám chữa bệnh với kỹ thuật cao.Đời sống của cán bộ, nhân viên được cải thiện rõ rệt thông qua thu nhập của nhânviên bệnh viện được tăng lên so với trước khi tự chủ (Nguyễn Thanh Hiền, 2020).

1.1.3 Kết luận tổng quan và đúc rút hướng nghiên cứu

Tự chủ tài chính là xu thế tất yếu và hướng đi đúng đắn mà các bệnh viện trong

và ngoài nước đang áp dụng Tự chủ tai chính đã mang lại cho các bệnh viện cơ chếchủ động trong việc quyết định các khoản thu, khoản chi và tính toán chi phí hợp lýcho công tác khám chữa bệnh Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế tự chủ tài chính đòihỏi phải có hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai tự

chủ tài chính ở các đơn vi Tự chủ tài chính ở các bệnh viện công lập ngoài việc tăng

nguồn thu cho bệnh viện, phải đảm bảo công tác an sinh xã hội và thực hiện đúngchức năng khám chữa bệnh cho người dân, đặc biệt là người yếu thế trong xã hội

Đối với các bệnh viện công lập thực hiện cơ chế tự chủ thì quản lý tài chính lànội dung quan trọng bậc nhất Đề công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ thànhcông phải được tiễn hành cùng với quá trình đổi mới toàn diện hoạt động của bệnhviện và đối mới phương pháp quản lý cung ứng dich vụ y tế theo luật khám chữa bệnh

và nâng cao chất lượng dịch vụ Tuy nhiên, hiện nay công tác tự chủ tài chính đối với

bệnh viện công lập còn gặp nhiều khó khăn như chính sách ban hành chưa phù hợpvới thực tế, thiếu sự đồng bộ làm cho bệnh viện luôn ở trạng thái bị động, chờ đợi cácvăn bản hướng dẫn, chỉ đạo Một số bệnh viện chưa phát huy hết khả năng để cungcấp dịch vụ chất lượng cao, tăng nguồn thu hợp pháp và gia tăng thu nhập cho cán

bộ, viên chức bệnh viện.

Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến tự chủ tài chính, đặc biệt đốivới các bệnh viện công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, đối với

Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức, đơn vi đã thực hiện tự chủ tài chính từ nắm

2018 đến nay chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện đề đánh giá kết quả của tự

Trang 25

chủ tài chính Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu liên quan, căn cứ tình hình thực tế

và trong khuôn khổ đề tài, thông qua đó đánh giá kết quả thực hiện tự chủ tài chínhcủa bệnh viện là cần thiết và có tính thực tiễn cao

1.2 Tổng quan về bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức

1.2.1 Giới thiệu, lịch sử hình thành và vị trí địa lý

Bệnh viện được hình thành năm 1978 trên cơ sở tiếp quản tu viện nằm trên địabàn xã Tân Phú huyện Thủ Đức (nay là phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức).Năm 1994, trở thành Trung tâm Y tế huyện Thủ Đức quy mô 250 giường nội trú theoQuyết định số 725/QĐ-UB-NC của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phô Hồ Chí

Minh Đến năm 1999, Trung tâm y tế huyện Thủ Đức được nâng cấp thành bệnh viện

đa khoa khu vực Thủ Đức trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyếtđịnh số 6784/QD-UB Năm 2008, Bệnh viện được UBND thành phố quy hoạch làBệnh viện cửa ngõ quy mô 1000 giường hoàn thành vào năm 2025 nằm trong cụm y

nghiệp tự đảm bảo toàn bộ hoạt động chi thường xuyên.

10

Trang 26

1.2.2 Cơ cầu tô chức và chức năng nhiệm vụ

Bệnh viện DKKV Thủ Đức với bộ máy tổ chức gồm 01 giám đốc, 02 phó giámđốc, 09 phòng chức năng, 34 khoa lâm sàng và cận lâm sàng

KHOA CAP CỨU

KHOA HÔI SỨC TICH CỰC CHÓNG ĐỌC

KHOA NOI TONG HOP

KHOA NỌI TIM MACH

KHOA NOI TIÊU HOA

KHOA NOI THAN

KHOA NGOAI TONG HOP

KHOA NGOAI THAN KINH

KHOA CHAN THƯƠNG

KHOA TAI MUI HONG

KHOA RANG HAM MAT

KHOA MAT

KHOA GAY ME HOI SỨC

KHOA XET NGHIEM

KHOA CHAN DOAN HINH ANH

KHOA KIEM SOAT NHIEM KHUAN

KHOA DƯỢC

KHOA DINH DƯỠNG

- TIET CHE

II Í

Hình 1.1 Mô hình tổ chức của Bệnh viện ĐKKV Thủ Đức

Nguồn: Bệnh viện ĐKKV Thi Đức, 2021

Trang 27

Bệnh viện có tổng là 710 nhân sự, gồm 215 bác sĩ, 343 điều dưỡng và KTV,

152 hành chính và nhân viên phục vụ; trong đó, trình độ sau đại hoc 85 người, đại

học 259 người, cao đăng 73 người, trung cấp trở xuống 293 người Đội ngũ nhân sựtrẻ, luôn tận tâm, đặt sự an toàn, hài lòng của người bệnh lên hàng đầu và xem đó là

tôn chỉ cho mọi hoạt động của Bệnh viện.

Bệnh viện có chức năng và nhiệm vụ:

Tiếp nhận tất cả người bệnh trong khu vực thành phố Thủ Đức và vùng lâncận đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú, ngoại trú Tổ chức giám định sứckhỏe, giám định pháp y khi Hội đồng giám định y khoa thành phố trưng cầu;

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán

bộ, y, bác sỹ của đơn vỊ Đồng thời, bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y

tế bậc Đại hoc va Trung học;

Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp cơ sở, cấp Bộ

Hợp tác quốc tế theo đúng quy định của Nhà nước;

Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản vốn, các quỹ của bệnh viện

theo đúng quy định của Nhà nước.

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức đã luôn nỗ lực không

ngừng trong việc củng cố và phát triển chuyên môn kỹ thuật, đổi mới phong cáchphục vụ nhăm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và thu hút được ngày càng nhiềungười sử dụng dịch vụ y tế của Bệnh viện

1.2.3 Công tác quản lý tài chính của Bệnh viện Da khoa Khu vực Thủ Đức

Bệnh viện Da khoa khu vực Thủ Đức là một trong những bệnh viện công lập

thuộc Sở Y tế Thành phó Hồ Chí Minh hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính đảm

12

Trang 28

bao chi thường xuyên (nhóm 2) Bệnh viện là đơn vi sự nghiệp có tư cách pháp nhân,

có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách thành phố (kinh

phí không thường xuyên) và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng

thương mại theo quy định Bệnh viện được trao quyền tự quyết định, tự chịu trách

nhiệm về các khoản thu, chi của Bệnh viện trong khuôn khổ pháp luật quy định.1.2.4 Tầm nhìn, sứ mang, giá trị cốt lõi của Bệnh viện Da khoa khu vực Tha

Đức

Tầm nhìn: Trở thành bệnh viện đa khoa uy tín trong khu vực, có chất lượngchuyên môn và phục vụ tốt, toàn diện; cung cấp dịch vụ y tế chuyên sâu đa dạng; cóđội ngũ nhân viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tầm soát, điềutrị và chăm sóc sức khỏe của tất cả mọi người

Sứ mệnh: Bệnh viện phát triển theo từng giai đoạn đầu tư, mở rộng dần phạm

vi hoạt động, trở thành trung tâm dao tạo và nghiên cứu khoa hoc, nâng cao chấtlương khám chữa bệnh, là nơi cung ứng dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng tốt vàchuyên nghiệp; luôn đổi mới dé hướng đến sự hoàn thiện trong mọi hoạt động nhằmphát triển bền vững thương hiệu bệnh viện

Bệnh viện luôn luôn tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt nhất cho mọi

nhân viên của bệnh viện; bệnh viện luôn là nơi tập hợp của những nhân viên tài năng,

cau tiến và nhiều kinh nghiệm; tích cực đầu tư, ứng dụng các trang thiết bi chan đoán

và điều trị hiện đại Tất cả nhằm mục đích mang đến cho bệnh nhân chất lượng khámbệnh, chữa bệnh và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất

Bệnh viện luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với cộng đồng: lấy lợi ích và sức

khỏe của bệnh nhân làm mục tiêu trong mọi hoạt động; luôn lắng nghe và chia sẻ để

đạt được sự hài lòng và tin tưởng của người bệnh và thân nhân Sự hài lòng và tin

tưởng của người bệnh và thân nhân chính là thước đo thành công của Bệnh viện.

Gia trị cốt lõi: Tan tâm — trách nhiệm - chia sẻ

Tận tâm: Bệnh viện luôn hết lòng vì người bệnh, những dịch vụ chăm sóc sứckhỏe hướng tới cộng đồng luôn đảm bảo chất lượng và an toàn

13

Trang 29

Trách nhiệm: Bệnh viện luôn có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, mỗinhân viên luôn có trách nhiệm với nghề nghiệp của chính mình.

Chia sẻ: Mỗi nhân viên của Bệnh viện sẽ luôn cố gắng tìm hiểu, lắng nghe déđáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng cảm và chia sẻ những khó khăn với ngườibệnh, với đồng nghiệp

1.3 Kinh nghiệm tự chủ tài chính ở một số bệnh viện công lập

1.3.1 Tự chủ tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai — Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện hạng đặc biệt của Việt Nam và có uy tín lớn

trong nước, quốc tế về khám chữa bệnh và nghiên cứu y học Bạch Mai cũng là mộttrong sé những bệnh viện được thực hiện quyền tự chủ tài chính từ rất sớm Việc tự

chủ tài chính được thực hiện từ khi Nghị định 10/2002/NĐ-CP được ban hành, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP thì quá trình tự chủ tài chính được

đây mạnh và triển khai đồng bộ hơn Ngày 28 tháng 12 năm 2006, Bộ y tế đã banhành quyết định số 5550/QD-BYT về việc trao quyền tự chủ tài chính cho bệnh việnBach Mai Sau khi được tự chủ tai chính, bệnh viện đã xây dựng và ban hành quy chếchi tiêu nội bộ, trong đó giao quyền tự chủ về cho các đơn vị trực thuộc có thu

Một nguyên tắc phân cấp, phân quyền tự chủ trong bệnh viện Bạch Mai là cácđơn vị có thu được chủ động quyết định các giải pháp dé hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao, được chủ động đề nghị mua sắm trang thiết bị và đầu tư xây dựng từ quỹphát triển sự nghiệp, được liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp Đối với nhân sựlãnh đạo các khoa bệnh viện cho phép thực hiện khoán nhân lực đối với công việc màkhông cần bồ trí biên chế thường xuyên, tất nhiên công tác nhân sự vẫn được sự quản

lý của lãnh đạo bệnh viện và quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, bệnh viện đượcthu giá dịch vụ theo đúng quy định của nhà nước và quy chế chỉ tiêu nội bộ, thực hiệnđúng quy định về công tác tài chính, kế toán Thu nhập tăng thêm được chi cho ngườilao động theo nguyên tắc tương ứng với công sức của mỗi người bỏ ra (Nguyễn Thị

Thanh Huệ, 2015).

Việc triển khai thực hiện tự chủ tài chính đối với bệnh viện Bạch Mai đã thu

được nhiều thành tựu khả quan cả về lý luận và thực tiễn Đời sống nhân viên được

14

Trang 30

nâng lên, nguồn dau tư từ ngân sách nhà nước giảm dan, chất lượng dịch vụ tăng lên

và cung ứng dịch vụ y tế tốt hơn cho người dân Tuy nhiên, khi bệnh viện tự chủ toàndiện cả chỉ thường xuyên và chỉ đầu tư phát triển đã gặp một số khó khăn Nguồnkinh phí đầu tư phát triển quá lớn, vượt ngoài khả năng của bệnh viện Chính vì vậy,thang 11 năm 2022 bệnh viện Bạch Mai đã chính thức đề nghị và được Chính phủchấp thuận chuyền từ tự chủ tài chính toàn diện cả chỉ thường xuyên và chi đầu tưphát triển (nhóm I) sang bệnh viện tự chủ tài chính đảm bao chi thường xuyên (nhóm

II theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

1.3.2 Tự chủ tài chính tại Bệnh viện Từ Dũ — Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Từ Dũ là một bệnh viện lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh chuyên về

chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân Từ năm 1992, Chính phủ ban hành Nghị định 95/1992/NĐ-CP và Thông tư 14/TTLB của liên bộ Vật giá - LDTBXH - Tài

chính — Y tế cho phép thu một phần viện phí thì bệnh viện đã tiên phong đề xuất và

tổ chức hoạt động khám ngoài giờ Day là hoạt động tích cực, mang lại nguồn thu

khá lớn cho bệnh viện và cải thiện đời song, thu nhập của cán bộ, nhân viên bệnh

viện Bệnh viện Từ Dũ là một trong những bệnh viện đầu tiên thực hiện tự chủ mộtphần tài chính theo Nghị định 10 từ năm 2003 Từ năm 2007, triển khai thực hiệnNghị định 43/2006/NĐ-CP thì bệnh viện Từ Dũ thực hiện tự chủ tài chính toàn phần

Hiện nay, bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện tự chủ tai chính đảm bảo chi thường xuyên

và chi đầu tư phát triển theo quy định của Nghị định 16/2015/NĐ-CP và Nghị định

60/2021/NĐ-CP (bệnh viện nhóm I).

Trong một nghiên cứu của Đinh Thị Hoài Thanh (2017) cho thấy sau 10 nămtriển khai tự chủ toàn bộ, bệnh viện Từ Dũ đã thu được những thành quả rất đángkhích lệ Số bệnh nhân được khám, điều trị tăng lên hàng năm, bình quân mỗi nămtăng thêm 3% Với số lượt khám chữa bệnh tăng lên thì bệnh viện đã đầu tư thêm cơ

sở vật chat, trang thiết bị, nhân sự và mở thêm các phòng khám dé đáp ứng nhu cầucủa người bệnh Với số lượt bệnh nhân tăng lên, doanh thu của bệnh viện cũng tănglên một cách có ý nghĩa Trong khi đó, thời gian điều trị của bệnh nhân được rút

15

Trang 31

xuống thé hiện năng lực điều trị của bệnh viện ngày càng được nâng cao, trang thiết

bị máy móc ngày càng hiện đại.

Doanh thu của bệnh viện tăng lên rất nhiều ké từ khi thực hiện tự chủ toànphần Doanh thu năm 2013 là 1.031 tỷ đồng, tăng 801 tỷ, tương đương gấp 4,5 lần sovới năm 2006 Từ năm 2014 đến 2016 mỗi năm tăng thêm 10% và năm 2017, tại thờiđiểm nghiên cứu tác giả nhận thay doanh thu của bệnh viện là 1.646 tỷ đồng, giảm sovới năm 2016 là 5% do bệnh viện điều chỉnh dịch vụ điều trị nhưng năm 2017 vẫngấp 7,1 lần so với năm 2006 Trước thời điểm tự chủ, các dịnh vụ chăm sóc bệnh

nhân như vệ sinh, hộ lý do nhân viên bệnh thực hiện Hiện nay, bệnh viện thuê các

đơn vị chuyên nghiệp thực hiện, nhân lực của bệnh viện không phải quản lý trực tiếp

và tiết kiệm chỉ phí rất lớn

Chênh lệch thu chi của bệnh viện tăng lên rất nhiều, năm 2013 tăng gấp 3,77lần so với năm 2006, từ năm 2014 đến năm 2016 chênh lệch thu chi mỗi năm tăngđều và cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu Thu nhập của nhân viên bệnh viện tăng lên theo

từng năm, bình quân mỗi năm tăng lên 5%, năm 2013 bình quân thu nhập tăng lên 3

lần so với năm 2006, đến năm 2017 bình quân thu nhập tăng 4 lần so với năm 2006

Số tiền trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp tăng lên mỗi năm, năm 2013 tănglên 5 lần so với năm 2006, năm 2016 tăng lên 15 lần so với năm 2006 Trong nhữngnăm qua, bệnh viện đã sử dụng nguồn Quỹ phát triển này dé đầu tư, phát triển nângcao hoạt động, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiệnlàm việc, chi áp dụng tiễn bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, đào tạo, huấn luyện nângcao trình độ cho nhân viên, trong đó, từ năm 2013 đến 2017 đã chi 323 tỷ đồng (Đinh

Thị Hoài Thanh, 2017).

1.3.3 Tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh

Dé đánh giá hiệu quả quá trình triển khai tự chủ tài chính đối với các bệnh việncông lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh , năm 2020, Nguyễn Thanh Hiền đãthực hiện đề tài “Quan lý tài chính trong đơn vi sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủtài chính tại các bệnh viện công lập của Thành phố Hồ Chí Minh ” Đề tài đã phân

16

Trang 32

tích và tong hợp một số thành quả, kinh nghiệm tô chức tự chủ tài chính đối với các

bệnh viện công lập trên địa bản.

Thứ nhất, quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ đã phát huy tính năng động,sáng tạo và khuyến khích các bệnh viện huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách déđầu tư, mua sắm trang thiết bị phát triển hoạt động khám chữa bệnh

Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi dé phát triển hoạt động liên doanh liên kết.Nguồn vốn từ hoạt động liên doanh liên kết (hoạt động xã hội hóa) chủ yếu đượcdùng dé mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho yêu cầu khám chữa bệnh của ngườidân và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ Nhờ có hoạt động liên doanh liên kết

và xã hội hóa, người dân đã có cơ hội được tiếp cận nhiều hơn tới các dịch vụ khámchữa bệnh tiên tiến và chất lượng

Thứ ba, giúp các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố đa dạng và quản

lý chặt chẽ nguồn thu dé có nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của đơn vị mình Ké

từ khi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP được triển khai áp dụng, đặc biệt là khi có Nghịđịnh 16/2015/NĐ-CP tại các đơn vi sự nghiệp công lập, nguồn thu sự nghiệp của các

bệnh viện công lập đã tăng mạnh Tỷ lệ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước (NSNN)

cũng giảm đáng kẻ

Thứ tu, đã khuyến khích sử dung có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn kinh phí détăng thu nhập cho cán bộ, trích lập các quỹ Do được giao quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm trong sử dụng NSNN và các nguồn thu nên các đơn vị đã chủ động sử dụngcác nguồn tài chính cho các hoạt động chuyên môn, bố trí hợp lý các khoản chi trong

dự toán ngân sách được giao Vấn dé cho phép chuyền kinh phí chưa sử dụng, sốchưa quyết toán sang năm sau đã khuyến khích việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quảnguồn NSNN và các nguồn thu sự nghiệp Mặt khác, các bệnh viện công lập cũngđược quyền tự chủ trong việc phân bồ chênh lệch thu chi và trích lập các quỹ theoquy định, trong đó phần lớn phân bổ cho cán bộ công nhân viên, tạo cơ chế khuyến

khích đội ngũ y bác sĩ và nâng cao chất lượng dịch vụ bệnh viện

Thứ năm, cho phép các bệnh viện công lập được quyền quyết định trong mua

săm và sử dụng tài sản vật tư Việc giao quyền tự chủ, phân câp trong mua săm, đâu

17

Trang 33

thầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị mua được các tài sản, vật tư phù hợpvoi yêu cầu chuyên môn của đơn vi; Gắn trách nhiệm của thủ trưởng đơn vi trongviệc quan lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính của đơn vị.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai tự chủ tài chính, mỗi bệnh viện với cácđiều kiện khách quan, chủ quan khác nhau có những hạn chế, thách thức khác nhau.Nhìn chung, các bệnh viện gặp một số khó khăn đến từ chính sách như định mứcphân bổ ngân sách chi thường xuyên giao tự chủ còn thấp, chưa tính đến hoạt độngđặc thù về mô hình bệnh tật và đặc điểm địa bàn Chính sách viện phí, giá dịch vụkhám chữa bệnh còn chậm đổi mới, chưa thực hiện tính đúng và thu đủ chi phí nênmức thu thấp, dẫn đến bao cấp tràn lan, không công bằng Cơ chế tính giá viện phícứng nhắc đã làm cho một số bệnh viện nhỏ, đặc biệt các bệnh viện ở địa phươngkhông đảm bảo được cân đối thu, chi hoạt động thường xuyên, thiếu kinh phi dé duy

tu, bảo dưỡng tài sản, mua sắm các trang thiết bị thay thé Cơ chế huy động nguồnlực từ hoạt động xã hội hóa, liên doanh, liên kết còn nhiều khó khăn và vướng mắc.Đặc biệt là về liên kết góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc liên kết đặt máy móctrang thiết bị ở các bệnh viện

Mặc dù được tự chủ nhưng nhiều định mức chi chưa được quy định hoặc khôngcòn phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho các đơn vi sử dụng ngân sách Trình độquản lý tài chính của một số cơ sở y tế còn chưa đáp ứng yêu cầu Chế độ kế toán,hoạch toán hành chính sự nghiệp hiện nay chưa phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính,nhất là việc xác định chênh lệch thu chi của đơn vị (Nguyễn Thanh Hiền, 2020)

18

Trang 34

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm chung về bệnh viện công lập

Bệnh viện là khái niệm được hiểu là một cơ sở y té trong khu vuc dan cu baogồm nhân sự, đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và có cơ sở vật chất kháhiện dai, dap ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của một bộ phận dân cư Ở ViệtNam trong quá khứ Bệnh viện đã từng được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như “nhà

tế ban”; “nhà thương” với ý nghĩa là nơi giúp đỡ những người bệnh tật, nghèo khô.Theo WHO (1957) thì bệnh viện được hiểu theo nghĩa rộng hơn là một bộ phận khôngthể tách rời của một tổ chức xã hội và y tế, chức năng của nó là chăm sóc sức khỏe

toàn điện cho nhân dân, cả phòng bệnh và chữa bệnh, dich vụ ngoại tru cua BV phải

vươn tới cả gia đình và môi trường cư trú BV còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế

và nghiên cứu y học (Phạm Thị Thanh Hương, 2017).

Bệnh viện công được hiểu như là bệnh viện dùng chung cho nhiều người, đượchiểu như là công cộng hay do nhà nước thành lập và quản lý để phục vụ cho cộng

đồng, thuộc sở hữu toàn dân Bệnh viện công lập được xem như là một đơn vị sự

nghiệp công lập thuộc quản lý và điều hành của nhà nước Ngày 16/01/2002 Thủtướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp

dụng cho các đơn vi sự nghiệp có thu, theo đó bệnh viện công lập cũng là một đơn vi

sự nghiệp có thu và được định nghĩa “Don vi sự nghiệp có thu là những don vi do

Nhà nước thành lập, hoạt động có thu nhằm thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hộicông cộng và các địch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh

tế quốc dân Các đơn vi này hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp giáo dục; khoahọc công nghệ; môi trường; y tế; văn hóa nghệ thuật; thé dục thé thao; sự nghiép kinh

19

Trang 35

tế; dịch vụ việc làm” (Chính phủ, 2002) Năm 2006, Chính phủ ban hành nghị định

số 43/2006/NĐ-CP đưa ra khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập là “những đơn vị do

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập (đơn vị dự toán độc lập, cócon dấu và tài khoản riêng, có tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế

toán), hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp giáo dục- đào tạo dạy nghé, su nghiệp

y tế, dam bảo xã hội, sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp thé dục thé thao, sựnghiệp kinh tế và sự nghiệp khác” (Chính phủ, 2006)

Nghị định 43/2006 đã có sự thay đối đáng ké về định nghĩa đơn vị nghiệp sovới Nghị định 10/2002 đó là xóa bỏ khái niệm đơn vi sự nghiệp có thu và tăng quyền

tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện chức năng, nhiệm vụ và tô chức bộ máy,nhân sự, tài chính cho tất cả các đơn vị sự nghiệp do nhà nước thành lập và quản lý.Ngày 21 tháng 6 năm 2021 Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quyđịnh cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập Theo đó, đơn vi sự nghiệpcông lập là đơn vị do cơ quan có thâm quyền của nhà nước thành lập theo quy địnhcủa pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định củapháp luật, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công hoặc phục vụ quản lý nhà nước (Chính

phủ, 2021).

Dé làm rõ khái niệm về bệnh viện công lập, năm 2012 Chính phủ ban hànhNghị định 85/2012/NĐ-CP quy định về “cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối vớicác đơn vi sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ

sở khám bệnh, chữa bệnh công lập”, theo đó, Don vi sự nghiệp y tế công lập là tôchức do cơ quan nhà nước có thâm quyền thành lập và quản lý theo quy định củapháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tô chức bộ máy kế toán theoquy định của pháp luật về kế toán dé thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặcphục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn y tế như: Y tế dự phòng;khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng và phục hồi chức năng: giám định y khoa, pháp

y, pháp y tâm thần; y dược cô truyền; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y

tê; an toàn vệ sinh thực phâm; dân sô - kê hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản;

20

Trang 36

truyền thông giáo dục sức khỏe (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp y tế) (Chính phủ,

2012).

Với các quy định của nhà nước về đơn vị y tế công lập, có thé hiểu bệnh viện

công lập là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân, có

con dau và tài khoản riêng, hoạt động trong lĩnh vực y tế được cơ quan có thầm quyềncủa nhà nước quyết định thành lập, được nhà nước giao quyền sử dụng đất và tài sản,được cung cấp kinh phí dé thực hiện nhiệm vu do nhà nước giao và được thu một sỐkhoản thu theo quy định của pháp luật Bệnh viện công lập có tổ chức bộ máy, nhân

sự và biên chế theo quy định của nhà nước, quản lý tài chính kế toán theo chế độ nhà

nước.

2.1.2 Khái niệm về quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính

Nguồn tài chính của bệnh viện công là nguồn tiền mà bệnh viện có thé huyđộng, khai thác và sử dụng trong quá trình hoạt động Nguồn tài chính thường đượchiểu là tiền tệ nhưng cũng có thê là các nguồn tài sản khác bao gồm cả tài sản vô hình

và tài sản tiềm năng Bệnh viện công lập do nhà nước thành lập và đảm bảo hoạt độngnên nguồn tài chính chủ yếu là từ ngân sách nhà nước và một phan từ việc cung cấpcác dịch vụ y tế khác Đối với mỗi nguồn thu của bệnh viện có đặc điểm và quy địnhquản lý riêng phù hợp với tính chất và nhu cầu sử dụng của đơn vị Đối với bệnh việncông nguồn thu từ việc cung cấp các dịch vụ y tế là nguồn thu có tác động trực tiếpđến hoạt động thường xuyên của đơn vị Nguồn thu này phụ thuộc rất lớn vào chấtlượng dịch vụ, trình độ chuyên môn và giá dịch vụ cung cấp cho xã hội Thông quaviệc huy động, sử dụng và phân bổ nguồn thu từ dich vụ y tế sẽ phát sinh các mốiquan hệ giữa bệnh viện và các chủ thể khác trong xã hội

Quan lý là một chuỗi các hoạt động của chủ thé quản lý, bằng quyền lực và có

ý thức tác động vào đối tượng quản lý đề huy động, sử dụng và phối hợp các nguồn

lực khác nhau nhằm thực hiện mục tiêu của đơn vi Học thuyết Era Solomon cho rằng

“Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phan ánh chính xác tình trạng tai

chính của một đơn vị dé phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch

hành động, kê hoạch sử dụng nguôn tai chính, tài sản cô định và nhu câu nhân công

21

Trang 37

trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể tăng giá trị cho đơn vị đó” (Phạm ThịThanh Hương, 2017) Đối với bệnh viện công lập, quản lý tài chính cũng được xácđịnh như là một đơn vị sự nghiệp khác và có đầy đủ đặc điểm của quản lý tài chính

đơn vi sự nghiệp Quản lý tài chính trong các đơn vi sự nghiệp là các hoạt động quan

lý các nguồn lực tài chính và sử dụng nguồn lực tài chính, cân bằng giữa các khoảnthu, các khoản chỉ và chịu sự tác động của những nhân tô chủ quan và khách quan

Quản lý tài chính bệnh viện không những là việc quản lý kinh phí từ ngân sách

nhà nước cấp và các nguồn thu khác mà còn bao gồm cả việc làm tăng nguồn lực tàichính cho bệnh viện một các hợp pháp Tính toán xây dựng kế hoạch đảm bảo cânđối tài chính của bệnh viện, tổng thu đảm bảo bù dap được các khoản chi nhưng vanthực hiện tốt các chính sách xã hội theo nhiệm vụ chính trị được giao Việc thực hiệncông bằng trong công tác khám chữa bệnh có vai trò rất lớn của công tác quản lý tàichính Nếu công tác quan ly tài chính tốt, đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác xãhội, thực hiện chính sách với các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội thì mới có théđánh giá là bệnh viện hoàn thành tốt sứ mệnh chăm sóc người dân của bệnh viện

Theo Bộ y tế (2012), quản lý tài chính bệnh viện công lập là “sự tác động lêncác đôi tượng và hoạt động tài chính thông qua quá trình lập kế hoạch và tổ chức thựchiện các kế hoạch tài chính, quyết toán và kiểm tra tài chính tại bệnh viện nhằm xácđịnh các nguồn thu va các khoản chi dé thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh, đào tạo

và nghiên cứu khoa học đảm bảo đủ kinh phí và sử dụng kinh phí một cách hiệu quả

và công bằng góp phần thực hiện tốt mục tiêu chung của bệnh viện” Như vậy, việcquản lý tài chính bệnh viện là chính là việc lập kế hoạch và tô chức thực hiện các kếhoạch tài chính, thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác như quyết toán, kiểm tra đểxác định và quản lý các nguồn thu và các khoản phải chỉ trong hoạt động khám chữa

bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác đảm bảo bệnh viện hoạt

động và phát triển theo quy định Quá trình thực hiện các kế hoạch tài chính phải đảmbảo nguồn tài chính đủ cho các hoạt động, sử dụng kinh phí một các hiệu quả, công

băng và tôi ưu nhât cho mục tiêu chung của bệnh viện.

22

Trang 38

Cơ chế quan lý tài chính được hiểu là những quy định do các cơ quan nhà nước

có thấm quyền ban hành và có tính pháp lý đối với việc huy động, sử dụng và điềuphối nguồn lực tài chính phục vụ cho xây dựng, phát triển và hoạt động của đơn vị.Bệnh viện công lập là một đơn vị sự nghiệp công lập có thu nên cơ chế quản lý tàichính tuân thủ theo đúng quy định về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cônglập, bao gồm các quy định về nguồn thu, sử dụng và quản lý nguồn thu, kiểm soáttình hình thu chi để tăng cường tình tuân thủ và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn

vị Ngoài ra, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập còn quy định về cácmối quan hệ kinh tế phát sinh của đơn vị với các chủ thể khác trong quá trình hoạtđộng Như vậy, quản lý tài chính bệnh viện công lập là việc huy động, phân bổ và sửdụng các nguồn lực tài chính của bệnh viện cùng với đó là các mối quan hệ kinh tếphát sinh giữa bệnh viện và các chủ thé khác trong xã hội (Phạm Thị Thanh Hương,

2017).

Như vậy, cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công lập là tổng thể các nguyêntắc, phương pháp, công cụ được quy định trong hệ thống các băn bản pháp luật nhằmthu hút và sử dụng các nguồn lực tài chính của bệnh viện, hướng đến những mục tiêu

đã xác định Cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công lập sẽ tạo ra hành lang pháp lý,

cơ sở và căn cứ cho các bệnh viện công cũng như cơ quan quản lý thực hiện việc

quản lý tài chính bệnh viện Các nguyên tắc và phương pháp cơ chế quản lý tài chínhbệnh viện công thé hiện qua những nội dung cụ thé: huy động nguồn lực tài chínhbệnh viện; phân bổ và quản ly sử dụng nguồn lực tài chính bệnh viện; kiểm tra giám

sát hoạt động tài chính bệnh viện (Phạm Thị Thanh Hương, 2017)

2.1.3 Cơ chế quản lý tài chính đối với bệnh viện công lập

2.1.3.1 Mục tiêu, nguyên tắc quản lý tài chính bệnh viện công

Quản lý tài chính trong bệnh viện phải tuân thủ các quy định của pháp luật về

quản lý tài sản, tài chính nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập Mục tiêu

quan trọng của quản lý tài chính là đảm bảo cân đối thu — chi phù hợp và tuân thủđúng quy định Dựa trên công tác quản lý tài chính, góp phần cho bệnh viện cải thiện

và phát triên cơ sở vật chât, chât lượng dịch vụ và trình độ chuyên môn của đội ngũ

23

Trang 39

y bác sĩ và các đối tượng khác trong bệnh viện Trên cơ sở cân bằng cán cân thu chicủa bệnh viện, nâng cao thu nhập của cán bộ, nhân viên bệnh viện, đảm bảo đời sốngvật chất, tỉnh thân của cán bộ, nhân viên được cải thiện theo hướng tích cực Ngoài

ra, khi công tác tài chính được quản lý tốt sẽ đóng góp vào việc thực hiện nhiệm vụchính trị của bệnh viện, đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe người dân chonhiều đối tượng, đặc biệt đối tượng yếu thế (Trần Thị Thanh Thúy, 2015)

Như vậy, mục tiêu cao nhất của quản lý tài chính trong bệnh viện là giúp choviệc sử dụng tài chính đạt hiệu quả cao nhất, tối ưu nhất theo đúng các quy định củapháp luật Hiệu quả của việc quản lý tài chính bệnh viện phải đáp ứng được các yếu

tố trên cùng một lúc Cụ thé là đáp ứng cho các đối tượng liên quan như bệnh nhânđược thụ hưởng chất lượng phục vụ và công bằng y tế, nhân viên bệnh viện được thõamãn về đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, nhà nước và cơ quan quản lýthu được kết quả tốt trong công tác quản lý, bệnh viện phát triển đúng định hướng vàhoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao (Phùng Thị Hồng Hạnh, 2020)

Trong công tác quản lý tài chính, hiệu quả là nguyên tắc quan trọng nhất và

tính tiên quyết, đặc biệt trong quản lý tài chính bệnh viện Nguồn kinh phí trong bệnh

viện không những từ nguồn ngân sách cấp mà còn có các nguồn thu hợp pháp khác.Tương tự, các khoản chi trong bệnh viện công lập rất da dạng và thường được lập kếhoạch thu chỉ từ trước khi thực hiện Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc hiệu quả thìtrong quá trình thực hiện cần tùy tình hình thực tế, có thể cân đối thu chi một cách

hợp lý Tính hiệu quả được chú trọng dựa trên trình độ chuyên môn của đội ngũ, trang

thiết bị kỹ thuật và phương pháp phân phối nguồn lực, hiệu quả quản lý hành chính

và chất lượng dịch vụ y tế cung cấp cho xã hội Ngoài ra, tính công bằng trong quản

lý tài chính bệnh viện đòi hỏi chất lượng dịch vụ y tế cung cấp cho mọi người là nhưnhau mà không đòi hỏi khả năng chỉ trả là điều kiện tiên quyết (Phùng Thị Hồng

Hạnh, 2020).

Bệnh viện công lập do nhà nước quyết định thành lập và quản lý nên công táctài chính được quản lý thống nhất, tuân thủ các quy định chung của nhà nước về tàisản, tài chính từ quá trình hình thành, sử dụng, thanh tra kiểm tra và quyết toán

24

Trang 40

Nguyên tắc thống nhất là nguyên tắc đảm bảo tính công bằng, giải quyết đồng bộgiữa các bệnh viện công lập trong cả nước, giảm thiểu rủi ro và tiêu cực trong quản

lý tài chính Cán bộ quản lý bệnh viện công nói chung và quản lý tài chính bệnh viện

công nói riêng đều là công chức, viên chức nên phải tuân thủ nguyên tắc công khai,minh bạch theo đúng quy định của pháp luật về công tác quản lý và sử dụng tài chính

Tóm lại, quản lý tài chính trong bệnh viện công lập cần tuân thủ một số nguyêntắc tài chính do nhà nước quy định như sử dụng nguồn kinh phí theo đúng quy địnhcủa pháp luật, tăng nguồn thu hợp pháp cho bệnh viện bằng cách cân đối thu chỉ hợp

lý, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm và từ các nguồn thu hợp pháp khác Thực hiệnchính sách ưu đãi và đảm bảo tính công bằng, khách quan trong việc thực hiện nhiệm

vụ chính tri của bệnh viện, đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân côngbằng, công khai Thực hiện quyền tự chủ phải gan voi tu chiu trach nhiém va thuc

hiện công tác giải trình với các cấp quan lý và với xã hội (Tran Thị Thanh Thúy,

2015).

2.1.3.2 Nội dung quản lý tài chính đối với bệnh viện công

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quyđịnh về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã quy định chỉ tiết nội dungquản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Bệnh viện công lập trước hết làmột đơn vị sự nghiệp công lập và vì vậy chịu sự điều chỉnh của Nghị định43/2006/NĐ-CP, công tác quản lý tài chính có một số nội dung cơ bản sau:

+Lập dự toán thu, chỉ tài chính: đây là nội dung quan trọng, có ý nghĩa quyếtđịnh đến toàn bộ công tác quản lý tài chính của bệnh viện Dự toán thu chi là cơ sở

dé thực hiện và dẫn dat quá trình thực hiện công tác tài chính của bệnh viện Lap dựtoán thu chi thực chất là một chuỗi các công việc liên quan chặt chẽ, mật thiết vớihoạt động của xã hội, dự đoán tình hình kinh tế xã hội kết hợp thực hiện các nhiệm

vụ chính trị được giao Đây là quá trình phân tích, tong hợp nhằm xác lập các chỉ tiêuthu chi của bệnh viện dựa trên tình hình thực tế, mức độ phát triển và nhiệm vụ trọngtâm mà bệnh viện được giao Lập dự toán thu chi các nguồn kinh phí của bệnh viện

25

Ngày đăng: 11/12/2024, 12:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w