1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Thú y: Hiệu quả của quy cách tiêm vaccine qua cơ và trong da trong việc kiểm soát M. Hyopneumoniae, PCV2 và PRRSV trên heo thịt

107 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệu Quả Của Quy Cách Tiêm Vaccine Qua Cơ Và Trong Da Trong Việc Kiểm Soát M. Hyopneumoniae, PCV2 Và PRRSV Trên Heo Thịt
Tác giả Lê Huỳnh Quang Thông
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hải
Trường học Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Thú y
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 32,67 MB

Nội dung

Người chăn nuôi cần phải thực hiện đồng bộ cùng lúc nhiều giải pháp dé kiém soát các yếu tố không truyền nhiễm và truyền nhiễm dé bảo vệ đàn heo khỏi PRDC.Tiêm vaccine dé tạo miễn dịch c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH

HR RRR KKK KR RRR ERE

LE HUYNH QUANG THONG

HIEU QUA CUA QUY CACH TIEM VACCINE QUA CO VA

TRONG DA TRONG VIỆC KIEM SOÁT 1.

HYOPNEUMONIAE, PCV2 VÀ PRRSV TREN HEO THỊT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, Thang 12/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

text %%%% RRR RRR

LÊ HUỲNH QUANG THÔNG

HIỆU QUÁ CỦA QUY CÁCH TIÊM VACCINE QUA CƠ VÀ

TRONG DA TRONG VIỆC KIEM SOÁT 1M.

HYOPNEUMONIAE, PCV2 VÀ PRRSV TREN HEO THỊT

Trang 3

HIỆU QUA CUA QUY CÁCH TIEM VACCINE QUA CƠ VÀ TRONG DA

TRONG VIỆC KIEM SOÁT M HYOPNEUMONIAE, PCV2 VÀ PRRSV

TRÊN HEO THỊT

LÊ HUỲNH QUANG THÔNG

Hội dong cham luận van:

1 Chủ tịch: PGS TS TRÀN THỊ DÂN

Hội Chăn nuôi Thú y

2 Thư ký: TS NGUYÊN NGỌC THANH XUÂN

Trường DH Nông Lam TP HCM

3 Phản biện 1: TS PHAM TAT THANG

Vién KHKT NN Mién Nam

4 Phan bién 2: TS HOANG THANH HAI

Trường DH Nông Lam TP HCM

5 Ủy viên: TS TRÀN VĂN CHÍNH

Trường DH Công nghệ TP HCM

Trang 4

Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Bac sĩ Thú Y, hệ dao tạo vừa học vừa lam

tại Dai học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phó Hồ Chi Minh năm 2020

Tháng 09 năm 2020 theo học Cao học ngành Thú Y tại trường Đại học Nông

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan những công bố trong luận văn này dưới sự hướng dẫn củaGS.TS Nguyễn Ngọc Hải là trung thực Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực

và chưa từng được ai công bé trong bat ky công trình nao khác Nếu phát hiện có bat

kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết

quả luận văn của mình.

Lê Huỳnh Quang Thông

11

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian tiến hành triển khai nghiên cứu, tôi cũng đã hoàn thành nội dungluận văn “ Hiệu quả của quy trình vaccine tiêm bắp và tiêm trong da trong việc kiểmsoát PRRSV, PCV2 và M hyopneumoniae trên heo thịt ” Luận văn này được thực hiện và hoàn thành không chỉ là công sức của bản thân tác giả mà còn có sự giúp đỡ,

hỗ trợ tích cực của nhiều cá nhân và tập thê

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến GS.TS NguyễnNgọc Hải Thầy là người trực tiếp hướng dẫn luận văn và dành cho tôi nhiều thờigian, cho nhiều nhận xét, ý kiến đóng góp quý báu, chỉnh sửa những chi tiết nhỏ trong

luận văn, giúp luận văn của tôi được hoàn thiện ở cả nội dung và hình thức.

Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty MSD Animal Health Việt Nam đã tài trợvật liệu, dung cụ cho nghiên cứu và chi phí xét nghiệm dé tôi có thé thực hiện đề tàinày Xin cám ơn chị Nguyễn Thị Bích Tuyền và anh Hoàng Công Chính đến từ công

ty MSD Animal Health Việt Nam đã đồng hành cùng tôi suốt quá trình thực hiện đềtai tai trang trại.

Xin cam on cac tap thé các anh chị lam việc tại Phòng Chan Đoán Xét NghiệmThú Y - P&Y đã hồ trợ lưu trữ và xử lý mẫu

Xin gửi lời cảm ơn đến tập thé ban quản lý cùng anh chị em công nhân viênlàm việc tai trang trại chăn nuôi heo Tân Bình Minh ở huyện Đức Linh, tinh Binh

Thuận đã tạo điều kiện cũng như nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ theo dõi, chăm sóc và ghi

nhận các số liệu cần thiết trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, các bạn va anh/chi

lớp cao học Thú y 2020 đã luôn ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất détôi hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn

Lê Huỳnh Quang Thông

Trang 7

TÓM TẮT

Mục tiêu của đề tài là phân tích hiệu quả của các loại vaccine khác nhau đượccấp qua đường tiêm bắp và tiêm trong da thông qua so sánh một số chỉ tiêu về khángthể, virus máu và năng suất của đàn heo thịt trong nghiên cứu Tổng cộng 400 conheo thịt thương phẩm giống lai 3 máu (Yorkshire x Landrace x Duroc) được chia làm

2 lần, mỗi lần gồm 200 con heo con (100 heo đực thién và 100 heo cái) khoảng 5

ngày tuổi với trọng lượng tương đối đồng đều nhau được chia đều làm 2 lô A và B

Lô A được tiêm vaccine trong da và lô B được tiêm vaccine tiêm bắp Trước khi tiêmvaccin lúc 10 ngày tudi, 20 heo con ở mỗi lô (10 heo đực thiến và 10 heo cái) đượcchọn ngẫu nhiên dé lay mẫu máu xét nghiệm trong suốt giai đoạn nghiên cứu Heocon được tiêm vaccine PRRSV lúc 14 ngày tuổi và vaccine PCV2 cùng vaccine M.hyo lúc 21 ngày tuổi Mẫu máu của 20 heo con trên được tiếp tục lấy vào thời điểm

70, 105 và 154 ngày tuổi Cùng thời điểm đó, 2 mẫu dịch miệng được lấy từ mỗi lôbằng phương pháp dây nhai Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm kháng thé đặc hiệu với

M hyo, PCV2 và PRRSV trong huyết thanh; tải lượng virus của PCV2 và PRRSVtrong mẫu máu và trong mẫu dịch miệng; các chỉ tiêu năng suất như trọng lượng bìnhquân lúc xuất chuồng, tăng trọng trung bình hằng ngày từ 24 ngày tuổi đến xuấtchuông, tỷ lệ ngày con bệnh và tỷ lệ chết

Kết quả chỉ số S/P kháng thé trung bình kháng M hyo của heo tiêm vaccine IDcao hơn IM ở tại thời điểm 70 ngày tudi va 105 ngày tudi ( P= 0,046 và P = 0,001),

ở 154 ngày tuôi hiệu giá kháng thé trung bình đối với M hyo của vaccine ID va IM

là như nhau ( P = 0,806) Giá trị hiệu giá kháng thé trung bình kháng PCV2 của heotiêm vaccine ID cao hơn vaccine IM ở tại thời điểm 70 ngày tuổi va 105 ngay tuôi (

P =0,001 và P = 0,001), ở 154 ngày tuổi hiệu giá kháng thể trung bình đối với PCV2của vaccine ID va vaccine IM là như nhau về mặt thông kê (P = 0,298) Sự hiện diệncủa PCV2 trong mẫu máu và mẫu dịch miệng chỉ dược tìm thấy tại thời điểm 154

ngày tuổi ở cả 2 kiểu tiêm vaccine, giá trị trung bình tải lượng PCV2 trong máu củaheo tiêm vaccine ID và IM không có sự khác biệt về mặt thống kê ( P = 0,552) Chỉ

Trang 8

số S/P kháng thê trung bình kháng PRRSV và chỉ số Ct trung bình của qPCR PRRSVgiữa vaccine ID và vaccine IM tại các thời điểm lay mẫu không có sự khác biệt (P =0,992; P = 0,332; P = 0,105) Tuy nhiên ty lệ nhiễm virus huyết và số heo nhiễm virushuyết mức độ trung bình của vaccine ID cao hơn vaccine IM ở 70 ngày tuổi Tỷ lệnhiễm virus huyết có sự giảm mạnh trong giai đoạn từ 105 đến 154 ngày tuổi, nhưngtại 105 ngày tuổi số heo nhiễm mức độ trung bình của vaccine IM cao hơn vaccine

ID, ở 154 ngày tuổi chỉ có 2 heo tiêm vaccine ID nhiễm virus huyết ở mức độ nhẹ va

1 heo tiêm vaccine IM nhiễm virus huyết ở mức độ trung bình Các chi tiêu về năngsuất như trọng lượng bình quân xuất chuồng, tăng trọng hằng ngày trong giai đoạn từ

24 ngày tuôi đến xuất chuông, tỷ lệ chết, tỷ lệ ngày con bệnh ở lô tiêm vaccine ID và

vaccine IM không có sự khác biệt về mặt thống kê(P = 0,978; P = 0,916; P = 0,490;

P = 1,000) Nhin chung, ca hai quy trinh vaccine tiém trong da va vaccine tiém bapđều tao được đáp ứng miễn dich va cho hiệu quả năng suất tốt Tiêm trong da là giảipháp thay thế tốt cho việc tiêm vaccine trên heo

Trang 9

The objective of this study was to analyze the effectiveness of two vaccination

process given by intramuscular and intradermal by comparing antibody, viremia and

performance parameters in pigs on field study A total of 400 commercial crossbred

pigs (Yorkshire x Landrace x Duroc) were divided into 2 batches, each batch consisted of 200 piglets (100 castrated male and 100 female) about 5 days old with relatively equal weight were divided equally into 2 lots A and B Lot A was administered intradermal vaccine and lot B administered intramuscular vaccine Before vaccination at 10 days old, 20 piglets from each lot (10 castrated male and 10 female) were randomly selected for blood sampling throughout the study period Piglets were vaccinated against PRRSV at 14 days old and PCV2 with M hyo at 21

days old Blood samples of this 20 piglets were continued collected at 70, 105 and

154 days old At the same time, 2 oral fluid samples were taken from each batch by

chewing rope method Monitoring indicators include specific antibodies against M.

hyo, PCV2 and PRRSV in serum; PCV2 and PRRSV viral loads in blood and oral fluid samples; performance parameters such as average finish weight, average daily weight gain from 24 days old to finish, rate of sick-pigs days and mortality were also recorded The mean S/P value of antibody against Ä⁄ hyo in pigs vaccinated by ID were higher than IM-vaccinated pigs at 70 days old and at 105 days old (P = 0.046 and P = 0.001), at 154 days old, the mean S/P value of antibody against M hyo of ID- vaccinated and IM-vaccinated were not different (P = 0.806) The mean PCV2 antibody titer value of ID-vaccinated pigs was higher than IM-vaccinated at 70 days old and 105 days old (P = 0.001 and P = 0.001), at 154 days old the mean antibody

titers for PCV2 of ID-vaccinated and IM-vaccinated were not different (P = 0.298).

The presence of PCV2 in blood and oral fluid samples was found only at 154 days old in both vaccination lots, the mean values of PCV2 load in the blood of pigs vaccinated with ID and IM were not statistically different (P = 0.552) The mean S/P value of antibody against PRRSV and the mean Ct index of qPCR PRRSV between

Vil

Trang 10

the [D-vaccinated and IM-vaccinated pigs at each time of sampling did not differ (P

= 0,992; P = 0,332; P = 0,105) However, the mean rate of viremia and viremia titers

in pigs with ID-vaccinated was higher than that of IM-vaccinated at 70 days old The

rate of viremia decreased between 105 and 154 days old, but at 105 days old the number of pigs viremia in the IM-vaccinated lot was higher than the [D-vaccinated lot, at 154 days old only 2 pigs with [D-vaccinated had mild viremia titer and 1 pig with IM-vaccinated had medium viremia titer Performance parameter such as mean

of finish weight, mean of daily weight gain in the period from 24 days old to finish,

mortality, and rate of sick-pigs day in the [D-vaccinated and IM-vaccinated lots were not statistically different ( P = 0,978; P = 0,916; P = 0,490; P = 1,000) In general, both of intradermal and intramuscular vaccines had positive effect on the pigs’ health and performance Intradermal vaccine 1s a good alternative to vaccination in pigs.

Trang 11

1.2.1 Đặc điểm của Mycoplasma hyopneumoniae

1.2.2 Đặc điểm gây bệnh của Ä⁄ hyo

1.2.3 Tương tác của M hyo với hệ thống miễn dịch

Vil 1X XI Xl XIV

Trang 12

1.3.3 Đáp ứng miễn dịch của vật chủ với PCV2

1.3.4 Vaccine phòng PCV2

1.4 Virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo

1.4.1 Lịch sử và phân bố bệnh trên thế giới

1.4.2 Đặc điểm của PRRSV

1.4.3 Đặc điểm gây bệnh của PRRSV

1.4.4 Đặc điểm miễn dịch của vật chủ với PRRSV

1.4.5 Vaccine phòng PRRSV

1.5 Tiêm vaccine trong đa qua thiết bị tiêm không kim tiêm

1.6 Lược khảo một số nghiên cứu về vaccine tiêm trong da trên heo

2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm thực hiện

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.3 Vật liệu và phương pháp

2.3.1 Vaccine sử dụng trong nghiên cứu

2.3.2 Bồ trí thí nghiệm

2.3.3 Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu

2.3.4 Các chỉ tiêu theo doi

2.3.4.1 Đáp ứng kháng thé

2.3.4.2 Chỉ tiêu virus

2.3.4.3 Các chỉ tiêu năng suất

2.4 Phương pháp xử lý số liệu

3 KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN

3.1.Đánh giá độ đồng đều của dan nai heo con dùng trong thí nghiệm

11 13 13

15 16

17

20

22

28 30

30

30 30 30 32 34 35 35

36 36 38 38

Trang 13

3.1.1 Đánh giá độ đồng đều của đàn heo nái dùng trong thí nghiệm 383.1.2 Đánh giá độ đồng đều của heo con trong thí nghiệm trước khi tiêm vaccine 393.2 Kháng thé đặc hiệu kháng M hyopneumoniae 41

3.3 Porcine circovirus type 2 42

3.3.1 Kháng thé đặc hiệu kháng PCV2 42

3.3.2 Định lượng PCV2 trong mẫu máu và dịch miệng 44

3.4 Porcine reproductive and respiratory syndrome virus (PRRSV) 473.4.1 Kháng thé đặc hiệu khang PRRSV 47

3.4.2 Định lượng PRRSV trong mẫu máu và dịch miệng 49

3.5 Chỉ tiêu năng suất của đàn heo thịt 54KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 57TÀI LIỆU THAM KHẢO 58PHỤ LỤC 1 79 PHỤ LỤC 2 81 PHU LUC 3 86 PHU LUC 4 90

XI

Trang 14

Deoxyribonucleic acid High pathogenic PRRSV Intradermal:

Interferon gamma secreting cells Intramuscular:

maternal delivery antibodies Neutralizing antibody

Nucleotide Open reading frames

Polymerase chain reaction

Porcine circovirus type 2 Porcine circovirus type 2 associated disease

Porcine respiratory disease complex Porcine reproductive and respiratory syndrome

Porcine reproductive and respiratory syndrome virus

Ribonucleic acid

Reverse Transcription PCR

Tiếng ViệtAxit amin Trọng lượng trung bình

Tăng trọng trung bình trên ngày

Khung đọc mở

Phản ứng chuỗi polymerase

Các bệnh có liên quan đếnPVC2

Bệnh hô hấp phức hợp trên heo

Hội chứng rối loạn sinh sản và

hô hấp trên heoVirus gây hội chứng rối loạnsinh sản và hô hâp trên heo

Phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược

Trang 15

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIEU DO

HÌNH TRANGHình 1.1 Ảnh dưới kính hiển vi điện tử của khí quản heo với M hyo 4Hình 1.2 Bản đồ phân bố của PRRSV trên thế giới năm 2016 15Hình 1.3 Cau trúc của PRRSV dưới kính hiển vi điện tử 16Hình 1.4 Đáp ứng miễn dịch của heo nhiễm PRRSV 19

Hình 1.5 Mô hình đơn giản hóa của máy phun tia không kim (1)

và quá trình tiêm trong da (2); Trắc đồ áp suất trong phun mô phỏng (3) 23

Hình 1.6 Sự phân bố xanh methylene vào đa và mô bên dưới đa 24Hình 1.7 Cơ chế đáp ứng miễn dịch qua vaccine tiêm trong da 26Hình 2.1 Thiết bị tiêm không kim IDAL 3G và IDAL 3G TWIN 31Hình 2.2 Cách chia lô, vaccine sử dụng theo lô và thời điểm tiêm vaccine 33Hình 2.3 Sơ đồ thời gian tiêm vaccine và lay mau của thí nghiệm 34

TRANG

Biểu đồ 3.1 Kháng thé chống lại M hyo do bằng elisa IDEXX 42

Biểu đồ 3.2 Kháng thê đặc hiệu chống PCV2 đo bằng alphaelisa 43Biểu đồ 3.3 Kết quả định lượng PCV2 trong máu (1) và dich miệng (2) 46Biéu đồ 3.4 Kháng thé đặc hiệu chống PRRSV do bằng elisa IDEXX 48Biểu đồ 3.5 Biểu đồ kết quả phân loại giá trị Ct của PRRSV theo Category 50Biéu đồ 3.6 Kết quả định lượng PRRSV trong máu (1) va dịch miệng (2) 52

Xlll

Trang 16

DANH SÁCH CAC BANG

BANG TRANGBang 2.1 Cac loại vaccine dùng trong nghiên cứu

Bảng 2.2 Bảng mô tả bồ trí thí nghiệm

Bang 3.1 Kết quả xét nghiệm kháng thé trên đàn nai trong thí nghiệm

Bảng 3.2 Kết quả xét nghiệm kháng thê trên đàn heo thịt 10 ngày tuôi

Bảng 3.3 Khang thé kháng M hyo sau khi tiêm vaccine

Bảng 3.4 Kháng thé kháng PCV2 sau khi tiêm vaccine

Bảng 3.5 Kết quả định lượng PCV2 trong máu thời điểm 154 ngày tuôi

Bang 3.6 Kết qua định lượng PCV2 trong dịch miệng thời điểm 154 ngày tuôi

Bảng 3.7 Khang thé kháng PRRSV sau khi tiêm vaccine

Bảng 3.8 Kết quả định lượng PRRSV trong mẫu máu

Bảng 3.9 Kết quả định lượng PRRSV trong dịch miệng

Bảng 3.10 Kết quả các chỉ tiêu năng suất

31

32

38 39 4I 42 44 45 47 49 50

54

Trang 17

ĐẶT VAN DE

Bệnh hô hap phức hợp trên heo (Porcine respiratory disease complex - PRDC)

là một bệnh đa nguyên nhân, gây ra bởi sự kết hợp và tương tác của các nguyên nhântruyền nhiễm và không truyền nhiễm Các nguyên nhân không truyền nhiễm bao gồm

yếu tố chăm sóc quản lý và môi trường, là yếu tố góp phần đáng kế vào sự hình thành

bệnh đường hô hấp bằng cách gia tăng sự lây truyền, phát tán mầm bệnh hoặc tạo racác điều kiện bat lợi, gây stress hoặc tốn thương đường hô hấp Nguyên nhân truyền

nhiễm là các vi sinh vat gây bệnh và được phân loại thành: (i) tác nhân gây bệnh

chính với kha năng xâm nhiễm, ức chế các cơ chế miễn dich tự nhiên trên hệ thống

hô hấp: và (1) tác nhân gây bệnh cơ hội, lợi dụng tác động gây hại của các tác nhân

gay bệnh chính dé gây nhiễm trùng thứ cấp dẫn đến bệnh trầm trọng hơn Cho đến

nay, các nhà nghiên cứu đã công nhận Mycoplasma hyopneumoniae (M hyo), Porcine circovirus type 2 (PCV2) và Porcine reproductive and respiratory syndrome virus (PRRSV) la cac tac nhan chinh cho PRDC (Opriessnig va cs, 2011).

Người chăn nuôi cần phải thực hiện đồng bộ cùng lúc nhiều giải pháp dé kiém

soát các yếu tố không truyền nhiễm và truyền nhiễm dé bảo vệ đàn heo khỏi PRDC.Tiêm vaccine dé tạo miễn dịch cho heo nhằm kiểm soát các tác nhân gây bệnh chínhnhư Ä⁄.#zyo, PCV2 và PRRSV được coi là giải pháp hiệu qua dé bảo vệ cho đàn heo

và bảo đảm năng suất

Trước đây, việc tiêm vaccine được thực hiện chủ yếu qua đường tiêm bắp bằngkim tiêm Tuy nhiên, nhiều vấn đề liên quan đến kim tiêm đã được đưa ra và quantâm nhiều hơn như phúc lợi động vật, tôn thương tại chỗ tiêm do tiêm bắp, chất lượngquay thịt ngay vùng tiêm, nguy cơ bị thương do kim đâm với công nhân ở trang trại

và lây truyền các bệnh truyền nhiễm từ việc dùng chung kim tiêm trên heo (Pileri và

Mateu, 2016; Temple và cs, 2020) Do đó, các đường cấp vaccine khác đã được

Trang 18

nghiên cứu và đến nay thì tiêm phòng trong da cho heo đã được thực hiện với một

số vaccine thương mại như Ä⁄ hyo (Beffort và cs, 2017), Lawsonia intracellularis(Jacobs và cs, 2020), PRRSV (Stadler và cs, 2018), PCV2 (Sno va cs, 2016) vaPseudorabies virus (Ferrari va cs, 2011) Bên cạnh khắc phục được những hạn chế

của tiêm bằng kim truyền thống, nhiều nghiên cứu đã chứng minh cấp vaccine qua

đường tiêm trong da còn có thé kích hoạt các phản ứng miễn dịch dịch thé và miễn

dịch trung gian tế bào ké cả khi không có chất bố trợ (Le Luduec va cs, 2016;Madapong và cs, 2020), cũng như có thể gây đáp ứng miễn dịch trung gian tế bảomạnh mẽ hơn tiêm bắp (Ferrari và cs, 2013; Madapong va cs, 2020) Điều này đặcbiệt có ý nghĩa với các mầm bệnh mà việc loại thải tác nhân phụ thuộc chủ yếu vàomiễn dịch trung gian tế bào như PRRSV hay PCV2 (Lowe va cs, 2005)

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả kiểu tiêm của vaccinethương mại trong việc kiểm soát M hyo, PCV2 và PRRSV được cấp bằng dụng cụtiêm bắp và thiết bị tiêm không kim trong da trên heo thịt trong điều kiện thực tế tạimột trang trại chăn nuôi heo.

Mục tiêu của đề tài

Phân tích hiệu quả của hai kiểu tiêm vaccine qua đường tiêm bắp và tiêm trong

da thông qua so sánh chỉ tiêu về kháng thể, virus máu và năng suất của đàn heo thịt

trong nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi trang trại nuôi heo công nghiệp với

2 loại vaccine là dùng tiêm bắp và tiêm trong da, mỗi loại có 3 vaccine phòng Ä⁄.hyo, PCV2 và PRRSV.

Trang 19

Chương 1

TỎNG QUAN

1.1 Khái quát về bệnh hô hấp phức hợp trên heo

Bệnh hô hấp phức hợp trên heo (porcine respiratory disease complex -PRDC)

là một bệnh đa nguyên nhân và phức tạp gây ra bởi sự kết hợp của các nguyên nhân

truyền nhiễm và không truyền nhiễm PRDC xảy ra phổ biến nhất ở heo từ 16 đến

20 tuần tuổi Heo bị bệnh có biểu hiện chung như ho, sốt, bỏ ăn (Opriessnig và cs,2011) Hậu quả dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn do năng suất tăng trưởng chậm, kéo daithời gian nuôi, đồng thời tăng việc sử dụng thuốc kháng sinh và tăng thêm chỉ phícho các biện pháp kiểm soát như tiêm chủng Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế

trong ngành chăn nuôi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung lớn, mật độ cao

với quy mô công nghiệp góp phần gia tăng ảnh hưởng của PRDC lên hiệu quả kinh

tế chăn nuôi

Các nguyên nhân không truyền nhiễm bao gồm yếu tố chăm sóc quản lý vàmôi trường, góp phan đáng ké vào bệnh đường hô hấp bằng cách gia tăng sự lây

truyền và phát tán mam bệnh hoặc bằng cách tạo ra các điều kiện bất lợi làm tăng

căng thang cho động vật hoặc tổn thương đường hô hấp Tình trạng quá tải mật độđàn và/hoặc độ thông thoáng không phù hợp có thé dẫn đến quá nóng hoặc lạnh, tăng

căng thắng, nồng độ amoniac và bụi cao trong chuồng nuôi đều có tác động tiêu cực

đến hệ thống bảo vệ của đường hô hấp Các biện pháp quản lý như luân chuyển đànliên tục và việc trộn lẫn heo từ nhiều nguồn, nhiều nhóm tuổi cũng góp phan làm lâylan dịch bệnh (Brockmeier va cs, 2014).

Nguyên nhân truyền nhiễm là các vi sinh vật gây bệnh thường thấy như virus

và vi khuân Mặc dù có nhiêu mâm bệnh thường trực trong khoang mũi hoặc amidan

Trang 20

của heo, các cơ chế bảo vệ hô hấp bình thường vẫn ngăn ngừa tôn thương hoặc lâylan sang phối Một số mầm bệnh là tác nhân gây bệnh chính với khả năng xâm nhiễm

và phá hủy các cơ chế bảo vệ này và tự tạo ra nhiễm trùng, một số khác lại là tácnhân gây bệnh cơ hội, lợi dung tác động của các tác nhân gây bệnh chính dé gâynhiễm trùng thứ cấp dẫn đến bệnh trầm trọng hơn Các nhà nghiên cứu đã công nhận

M hyo, PCV2 và PRRSV là các tác nhân chính gây nên PRDC (Chae, 2016).

tròn) xuất hiện liên kết chặt chẽ với phần trên của lông rung, bar = 1m (Blanchard

và cs, 1992)

1.2.1 Đặc điểm của Mycoplasma hyopneumoniae

Vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae (M hyo) là tác nhân gây bệnh chínhcủa bệnh viêm phổi địa phương trên heo (porcine enzootic pneumonia - EP), là mộtbệnh hô hấp mãn tính và là một trong những tác nhân chính liên quan đến bệnh hô

Trang 21

hấp phức hợp ở heo Nhiễm trùng M hyo ở heo phô biến trên toàn thế giới và gây rathiệt hại kinh tế lớn cho ngành chăn nuôi heo với tổn thất chủ yếu do tăng chi phí

điều trị và giảm hiệu quả vaccine, nó làm giảm năng suất và gia tăng tỷ lệ tử vong do

nhiễm trùng thứ cấp (Maes và cs, 2018)

Tương tự như các Mycoplasmas khác, M hyo có bộ gene nhỏ, không có thành

tế bào và có tính đa hình, rất khó phân lập vì khả năng phát triển chậm và đòi hỏimôi trường nuôi cay chuyén biét Vi sinh vat nay chu yếu được thấy trên bề mặt niêmmạc của khí quản, phế quan và tiểu phế quản heo (Blanchard và cs, 1992) M hyo

ảnh hưởng đến khả năng tống đây chất nhày bằng cách phá hủy hệ thống lông rung

trên bề mặt biéu mô và làm thay đổi miễn dịch trên đường hô hấp Do đó M hyo như

một mầm bệnh mở đường cho các mầm bệnh khác xâm nhiễm vào đường hô hấp,bao gồm virus, nam và vi khuẩn khác Việc chủng ngừa Ä⁄ hyo được thực hiện rộngrãi và cho thấy hiệu quả về chi phí đối với các đàn bị ảnh hưởng Các biện pháp kiểmsoát bổ sung bao gồm tối ưu hóa quản lý va an toàn sinh học, giảm các yếu tổ nguy

cơ khác và loại bỏ bệnh (Maes và cs, 2018).

1.2.2 Đặc điểm gây bệnh của M hyo

Không phải tat cả các ca nhiễm trùng đường hô hấp với Ä⁄ hyo đều dẫn đếnviêm phối trên lâm sàng Sự phát triển của viêm phổi lâm sang phụ thuộc vào sốlượng sinh vật trong đường hô hấp, độc lực của chủng vi khuẩn M hyo nhiễm, và sựtham gia của các mầm bệnh đường hô hap khác Nhiễm M hyo thường gây thiệt haikinh tế lớn nhất khi tương tác với các mầm bệnh đường hô hấp khác M hyo có thé

gây bệnh trên đàn heo ở 2 dạng dịch và bệnh.

Dịch bệnh do M hyo không phô biến, chỉ xảy ra khi Ä⁄ hyo xâm nhập vào một

đàn không bị nhiễm bệnh, chưa có miễn dịch Sự lây lan của vi khuẩn xảy ra nhanh

chóng, và tất cả các nhóm tuổi có thể bị ảnh hưởng với biểu hiện ho, suy hô hấp cấptính, sốt và tử vong Thông thường, sự lây nhiễm chuyên sang dạng lưu nhiễm trong

đàn trong vòng 2—5 tháng.

Trang 22

Dạng bệnh lưu nhiễm là dạng bệnh phố biến và được quan sát thấy ở các đàn

bị nhiễm liên tục Bệnh khởi phát ngắm ngầm, lúc đầu ảnh hưởng đến một vài con

và từ từ lây lan sang một ty lệ đáng ké số heo Ho có thé biến mất sau 2-3 tuần nhưng

cũng có thể kéo dài đến lúc heo xuất chuồng Trong nhiễm trùng thực nghiệm, các

dấu hiệu lâm sàng chủ yếu là sốt nhẹ, sau đó là ho khan Ho xuất hiện từ 10 đến 14

ngày sau khi gây nhiễm, đạt cực điểm cao nhất vào khoảng 4-5 tuần, sau đó sẽ biếnmat dan dan Trong điều kiện thực địa, hầu hết các ca nhiễm M hyo đều phức tạp dođồng nhiễm với các vi khuẩn cơ hội khác hoặc với vi rút đường hô hấp Trong trườnghợp này, các dấu hiệu lâm sang xảy ra nghiêm trọng hơn và có thé bao gồm suy hôhấp nặng, sốt, khó thở, suy sụp, giảm cảm giác thèm ăn và cuối cùng là tử vong(Vicca va cs, 2003).

1.2.3 Tương tác của M hyo với hệ thống miễn dịch

Khi M hyo bám vào đường hô hap của heo, phản ứng miễn dịch của vật chủ

bắt đầu được điều chỉnh dé đối phó với sự lây nhiễm Những thay đổi mô bệnh họctrong quá trình nhiễm M hyo thường được quan sát thấy ở đường hô hấp của vat chủ,đặc trưng bởi sự tích tụ lớn của các tế bào đơn nhân và sự xâm nhập của các tế bảolympho, tế bảo plasma và bạch cầu trung tính trong bề mặt và vách ngăn phế nang.Phéi bị nhiễm trùng có dịch tiết ở phế quản, phế nang, sự mở rộng vách ngăn phế

nang và tăng sinh lympho của mô lympho liên kết với phế quản (BALT) Một số

nghiên cứu đã chứng minh rằng sự tích tụ của các tế bào miễn dịch làm tăng sản xuất

và bai tiết các cytokine gây viêm khác nhau, bao gồm interleukin -1f, yêu tố hoại tửkhối u TNF-a, IL-6, IL-8, và IL-18 (Gaurivaud va cs, 2018; Rodriguez va cs, 2016)

Do đó, phản ứng của tế bao miễn dịch vat chủ chống lại M hyo có thé được coi làmột trong những nguyên nhân chính gây ra các tôn thương phối được quan sát thaytrong dạng bệnh lưu nhiễm do M hyo.

Sự tổn tại của M hyo ở những con heo bị nhiễm có liên quan đến khả năng

điều chỉnh và trốn tránh miễn dịch của vật chủ Các nghiên cứu trước đó cho thấy

rằng M hyo gia tăng biểu hiện nồng độ 10, nhưng làm giảm mức độ biểu hiện

Trang 23

IL-12 và interferon-y (IFN-y) trong tế bào đuôi gai Mặt khác, sự điều chỉnh chức năngcủa các tế bào đuôi gai còn thông qua điều chỉnh giảm sự biểu hiện của protein CDla,protein này chịu trách nhiệm trình điện kháng nguyên cho các thụ thé của tế bào T,nên sự điều chỉnh giảm của nó làm giảm khả năng trình diện kháng nguyên của tếbào đuôi gai vật chủ Hơn nữa, ở các trường hợp nhiễm trùng mãn, Ä⁄ hyo còn làmgiảm tổng thê các tế bào đuôi gai và tế bào T trong khoang mũi heo từ đó làm suyyếu chức năng miễn dịch ở đường hô hấp trên (Fourour và cs, 2019) Sự lây nhiễm

vi khuẩn gây ra apoptosis của các tế bào miễn dich, làm suy yếu hệ thống miễn dịch

và sự chết đi của các tế bảo biéu mô đường hô hap dẫn đến tốn thương vật lý đối với

mô vật chủ.

Sự xâm nhiễm vào vật chủ của Mycoplasma phụ thuộc vào khả năng thay đổinhanh chóng tinh kháng nguyên trên bề mặt của chúng Sự hiện diện của các dangprotein bề mặt khác nhau trên M hyo có thé góp phần vào sự biến đôi kháng nguyên,

và có thể liên quan đến khả năng điều chỉnh và trốn tránh phản ứng miễn dịch Cácprotease liên kết bề mặt sẽ gián tiếp tham gia vào quá trình điều chỉnh phản ứng miễn

dịch của vật chủ, bằng cách tạo ra các proteoform của yếu tố kết dính, hoặc có thể

của các protein bề mặt khác, tạo nên các tập hợp epitop khác nhau Hơn nữa, cácprotease bề mặt của M hyo cũng có liên quan đến sự điều hòa miễn dịch thông qua

sự phân hủy protein của các peptit gây viêm, sự phân hủy protein của các peptit nay

có thé được coi là một cơ chế độc lực liên quan đến hư hại lông rung, lam giảm phản

ứng bài tiết chất nhay va diéu chinh phan ứng miễn dịch của vat chu (Citti va cs,

2010; Moitinho-Silva va cs, 2013).

Mycoplasma hyopneumoniae cũng thê hiện kha năng né tránh khác đối với đápứng miễn dịch tế bào Gan đây, người ta đã chứng minh rang các nuclease bề mặtMnuA là nguyên nhân gây ra sự suy thoái của bẫy ngoại bao của bạch cầu trungtính/đại thực bao, cho phép M hyo thoát khỏi sự thực bao của tế bao miễn dịch củavật chu (Li va cs, 2019) M hyo có thé ức chế con đường bồ thé bởi một số proteintrên bề mặt liên kết với yếu tố bồ thể H (Prod’homme va cs, 2006) Yếu tố H liên kết

với protein bề mặt tế bào vi khuẩn giúp vi khuan bat hoạt C3b lắng đọng trên bề mặt

Trang 24

M hyo, do đó tránh được sự kích hoạt của bồ thể gây ly giải tế bào Sự né tránh miễndịch của M hyo còn bằng cách phân cắt các globulin miễn dịch đã được mô tả với

hệ thống hai protein bao gồm một protein liên kết Ig (MIB-Mycoplasma Ig Binding)

và một Ig protease (MIP- Mycoplasma Ig Protease), trong đó MIB cần thiết cho hoạt

động phân giải protein của MIP (Arfi và cs, 2016).

1.2.4 Vaccine phòng M hyo

Ngày nay, chủng ngừa van được coi là cách hiệu quả nhất dé kiểm soát nhiễmtrùng M hyo Tiêm vaccine được áp dung rộng rãi trên toàn thé giới để kiểm soát cácbệnh nhiễm trùng do M hyo Các vaccine thương mại hau hết là các chế phẩm chứa

tế bào vi khuẩn bat hoạt Tiêm phòng làm giảm các dấu hiệu lâm sang, tổn thươngphối, cải thiện hiệu suất, cũng như làm giảm số lượng sinh vật trong đường hô hap(Meyns và cs, 2006; Vranckx và cs, 2012) và giảm mức độ lây nhiễm trong đàn(Sibila và cs, 2007) Tam quan trọng của các kháng thé niêm mạc đối với Ä⁄ hyo vẫnchưa rõ ràng Một số nghiên cứu cho thấy rằng các phản ứng miễn dịch qua trunggian tế bào cũng rất quan trọng đề bảo vệ vật chủ (Marchioro và cs, 2013) Tuy nhiêncác cơ chế bảo vệ chính xác vẫn chưa được hiéu day đủ

Các chiến lược tiêm phòng khác nhau đã được áp dụng, tùy thuộc vào kiểu

đàn, hệ thống sản xuất và thực hành quản lý, dịch tế bệnh và thói quen sử dụng

vaccine của người chăn nuôi heo Theo Maes (2018), việc tiêm phòng cho heo naivào cuối thời kỳ mang thai đã làm giảm số lượng heo con nhiễm M hyo lúc cai sữa.Chiến lược tiêm phòng một mũi hoặc hai mũi vaccine cho heo con được sử dụng phébiến nhất Tiêm phòng một mũi vaccine trong 7 đến 21 ngày tuổi có hiệu quả phòng

bệnh trên đàn heo có tiền sử bệnh do M hyo trong nửa sau của giai đoạn vỗ béo (Del

Pozo Sacristán và cs, 2014).

Trang 25

1.3 Porcine circovirus type 2 ( PCV2)

1.3.1 Đặc điểm của PCV2

PCV2 có đường kính 12-23 nm, bộ gene DNA chứa 1767-1768 nucleotide.

Phân tích trình tự của các PCV2 khác nhau trên khắp thế giới cho thấy mối quan hệphát sinh loài gần gũi với nhận dạng trình tự nucleotide hơn 93% Tuy nhiên, nhiềunghiên cứu khoa học đã chứng minh vai trò của PCV2 trong việc gây nên nhiều bệnh

lý khác nhau trên nhiều hệ thống cơ quan mà không phải chỉ là PMWS nên hiện tạithuật ngữ bệnh liên quan đến PCV2 ( PCV-AD; PCV-associated diseases) được sửdụng rộng rãi hơn dé mô tả bệnh do tác nhân nay gây nên (Opriessnig va cs, 2007)

1.3.2 Đặc điểm gây bệnh của PCV2

Cơ chế bệnh sinh của nhiễm PCV2 và các loại tế bào chính hỗ trợ sự nhân lên

của PCV2 vẫn chưa được hiéu day đủ Suy thoái mô lympho và giảm tế bào lympho

ở máu ngoại vi là đặc điểm chủ yếu ở heo biểu hiện PCV-AD dạng lâm sang Tuy

nhiên, kháng nguyên PCV2 trong tế bao lympho chỉ được phát hiện lẻ tẻ và vẫn chưa

rõ, liệu sự giảm tế bào lympho ở heo bị PCV-AD là do giảm sản xuất trong tủyxương, giảm sự tăng sinh trong các mô lympho thứ cấp, hoặc gia tăng tình trạng mat

tế bào lympho trong tủy xương, máu ngoại vi, hoặc các mô lympho thứ cấp thôngqua hoại tử hoặc apoptosis do virus gây ra (Opriessnig, 2006).

Bên cạnh đó, các bằng chứng từ thực địa cho thấy PCV-AD là bệnh đa yếu tố

và không phải tất cả heo bị nhiễm PCV2 đều sẽ phát triển PCV-AD lâm sàng Cácyếu tố được cho là ảnh hưởng đến hậu quả của việc nhiễm PCV2 có thể được chiathành 4 nhóm chính gồm: virus, vật chủ, đồng nhiễm và điều hòa miễn dịch(Opriessnig và cs, 2007).

Nhiễm PCV2 cận lâm sàng

Nhiễm PCV2 cận lâm sàng với lượng kháng nguyên thấp của PCV2 tìm thấy

ở heo Thực nghiệm gây nhiễm PCV2 trên heo cho thấy các tôn thương có thể chỉ

giới hạn ở 1 hoặc 2 hạch lympho với tổn thương chính là hoại tử trung tâm của cácnang mả không gây ra bất kỳ vấn đề lâm sảng nào rõ ràng Tuy nhiên, thực nghiệm

Trang 26

cũng đã chứng minh rằng nhiễm PCV2 cận lâm sang có thé liên quan đến việc giảmhiệu qua của vaccine (Kim va Chae, 2005; Opriessnig va cs, 2006).

Nhiém virus toan than lién quan dén PCV2

Các dau hiệu lâm sàng chủ yếu bao gồm sụt cân hoặc giảm tốc độ tăng cân,

xanh xao hoặc tím tái, gầy còm và ốm yếu Những con heo bị nhiễm bệnh cũng có

thé bị hô hấp nặng kèm theo ho và tiêu chảy phân sm màu Các tôn thương đại thébao gồm hạch lympho sung, hoại tử, phổi thường mat độ đàn hồi va lốm đốm, trongtrường hợp mãn tinh, thận có thé có các vệt hoặc đốm trắng Nếu kháng nguyênPCV2 chỉ tập trung đến 1 hệ thống cơ quan cụ thể, nó sẽ được gọi là bệnh hô hấpliên quan đến PCV2, viêm ruột liên quan đến PCV2, hoặc rối loạn sinh sản liên quanđến PCV2 hơn là nhiễm trùng toàn thân liên quan đến PCV2 (Opriessnig và cs,2007).

Bệnh hô hấp liên quan đến PCV2

Sự hiện diện của bệnh hô hấp lâm sàng kéo dài và nghiêm trọng bất thường kếthợp lượng lớn kháng nguyên PCV2 ở hệ thống hô hap cho thấy PCV2 có thé đóngmột vai trò quan trọng trong PRDC Viêm phối liên quan đến PCV2 được đặc trưngbởi viêm phổi kẽ bạch cầu lympho bào đến u hạt, xơ hóa tiêu phế quan, và viêm loéttiêu phế quản và hoại tử từ nhẹ đến nặng (Kim và cs, 2003)

Viêm ruột liên quan đến PCV2

Hầu hết các trường hợp viêm ruột liên quan đến PCV2 là ở heo từ 8 đến 16tuần tuổi Các trường hợp viêm ruột liên quan đến PCV2 thường giống về mặt lâmsàng với viêm hồi tràng bán cấp hoặc mãn tính liên quan đến Lawsoniaintracellularis Niém mạc ruột dày lên bat thường va các hạch lympho ở màng treoruột to ra (Jensen và cs, 2006; Kim và cs, 2004).

Rối loạn sinh sản liên quan đến PCV2

Các biểu hiện lâm sàng tại các trang trại bị ảnh hưởng bao gồm hiện tượng saythai, thai chết lưu va gia tăng tỷ lệ tử vong trước khi sinh Viêm cơ tim hoại tử hoặc

xơ hóa với lượng kháng nguyên PCV2 lớn trong mô là tổn thương đặc trưng ở heochết và heo sơ sinh từ các ca bệnh thực địa Thực nghiệm gây nhiễm heo mẹ mang

Trang 27

thai ở các giai đoạn khác nhau với PCV2, sự nhân lên của virus trong bào thai xácnhận rằng PCV2 có thé lây nhiễm ở cuối thai kỳ và gây ra các bat thường về sinhsản Mặc dù có nhiều bằng chứng về khả năng gây rối loạn sinh sản, nhưng dữ liệu

từ các trường hợp thực địa cho thấy rằng hầu hết các đàn heo nái sinh sản đường như

đã được miễn dịch và rối loạn sinh sản do PCV2 là tương đối hiểm thay (Mikami và

cs, 2005; Opriessnig va cs, 2007; Sanchez và cs, 2001).

Hội chứng viêm da thận liên quan đến PCV2

Nhiều nghiên cứu khang định hội chứng viêm da thận trên heo (PDNS- Porcinedermatitis and nephropathy syndrome) do bị nhiễm PCV2 PDNS được đặc trưng

trên lâm sàng bởi sự khởi phát cấp tính của các tôn thương da, sốt và hôn mê PDNS

thường gây tử vong Các tốn thương đại thé đặc trưng khác bao gồm thận sưng viêm,nhạt màu, có xuất huyết trên bề mặt Trong một số trường hợp bề mặt thận xuất hiệnnhiều điểm màu trắng Về mặt vi thể, có viêm mạch hệ thống với hoại tử da và thượng

bì, viêm cầu thận hoại tử và xơ hóa Các tổn thương vi thể đặc trưng của PDNS chothấy phản ứng quá mãn loại 3 đặc trưng bởi sự lắng đọng các phức hợp khángnguyên-kháng thể hoặc phức hợp miễn dịch tại một số vị trí mô nhất định Một sốmầm bệnh khác bao gồm cả virus và vi khuẩn cũng được đánh giá là có liên quanđến việc hình thành PDNS Tuy nhiên, chưa nghiên cứu nào tái tạo PDNS trong thựcnghiệm (Opriessnig va cs, 2007).

1.3.3 Đáp ứng miễn dịch của vật chủ với PCV2

Các phản ứng miễn dịch dịch thê chống lại sự lây nhiễm PCV2 đã được nghiêncứu trong suốt cuộc đời heo từ trong bào thai đến trưởng thành Cả kháng thể trung

hòa và đáp ứng miễn dich qua trung gian tế bào đều là những tương quan miễn dich

quan trọng của việc bảo vệ chống lại nhiễm trùng PCV2 Nhiễm PCV2 ở heo gây rakháng thể trung hòa đặc hiệu với virus ở khoảng 21 ngày sau khi tiêm

Nhiễm PCV2 trong tử cung dẫn đến sự phát triển kháng thể ở bảo thai Cụ thể,

thai bị nhiễm PCV2 ở sau ngày thứ 70 của thai kỳ có thể tạo ra các phản ứng miễn

dịch dịch thê chống lại mầm bệnh (Sanchez và cs, 2001) Gần đây, người ta cũng

11

Trang 28

thấy ra rằng các kháng thé đặc hiệu với PVC2 của heo mẹ có thé vượt qua hàng rảo

nhau thai để truyền cho heo con, những kháng thé này có thể được phát hiện trong

bào thai nhưng không thấy có nhiễm virus trong thời kỳ mang thai Do đó, hiệu giá

kháng thé kháng PCV2 heo mẹ càng cao thì khả năng phát hiện kháng thé ở heo con

càng cao (Martelli và cs, 2016) Trong các trường hợp rối loạn sinh sản nghi ngờ do

nhiễm PCV2, các kháng thé thấy trên heo con hoặc thai có thé có nguồn gốc từ heo

mẹ chứ không phải là hậu quả thực sự của việc nhiễm virus trên bào thai Do đó, cầnthận trọng khi đưa ra kết luận về nhiễm PCV2 trên bảo thai khi chỉ dựa trên các xét

nghiệm huyết thanh học (Saha và cs, 2014).

Sau khi sinh, heo con được bảo vệ chống lai sự lây nhiễm PCV2 do các kháng

thé trung hòa có nguồn gốc từ heo mẹ có trong sữa non (McKeown và es, 2005) Cáckháng thể thu nhận thụ động này bắt đầu giảm trong thời kỳ cai sữa Kháng thể mẹ

suy giảm làm cho heo con dé bị nhiễm PCV2 từ môi trường và có hiện tượng chuyên

đổi huyết thanh Các kháng thê trung hòa có hiệu quả trong việc loại bỏ virus trongmáu và lượng kháng thê trung hòa không đủ có liên quan đến việc gia tăng sự nhânlên của PCV2, tổn thương lympho nghiêm trọng và sự phát triển của PCV2-AD(Meerts và cs, 2006) Các kháng thé trung hòa được tạo ra chủ yếu chống lại proteinCap, nhưng cũng có một số chống lại protein không cấu trúc Rep Các kháng thểanti-cap được tạo ra sớm hơn và có hiệu giá cao hơn các kháng thể anti-rep cả ở heokhỏe mạnh và heo bị ảnh hưởng bởi PCV2-AD (Pogranichnyy và cs, 2000).

Miễn dịch tế bào, đặc biệt là sự phát triển của tế bảo tiết IEN-y (IFN-y-SC), cótương quan nghịch với tải lượng virus PCV2 trong huyết thanh (Meerts và cs, 2005).IFN-y-SCs đặc hiệu cho cả protein Rep và protein Cap Cả tiêm chủng và nhiễmtrùng đều tạo nên tế bao Th trí nhớ/hoạt hóa Tế bao T nhớ đặc hiệu kháng nguyêntồn tại lâu dài sau khi nhiễm trùng hoặc tiêm chủng và có thể tăng sinh nhanh chóngsau khi nhận dạng kháng nguyên, do đó có thể ngăn ngừa nhiễm trùng PCV2 mộtcách nhanh chóng Nghiên cứu cho thấy các tế bào sản xuất IFN-y/TNF-ơ đặc hiệuvới PCV2 đóng vai trò trung tâm trong việc kiểm soát và loại bỏ nhiễm trùng PCV2.Đặc biệt, tế bào này được tạo ra ở tất cả các động vật được tiêm phòng hoặc nhiễm

Trang 29

PCV2 tự nhiên, trong khi các khang thể đặc hiệu chỉ được phát hiện ở gần 45% số

heo (Koinig va cs, 2015) Những kết quả này nhân mạnh thêm tầm quan trọng củamiễn dịch tế bao trong việc kiểm soát và loại bỏ PCV2 ở động vật bị nhiễm bệnh

1.3.4 Vaccine phòng PCV2

Tiêm vaccine tạo đáp ứng miễn dịch bảo vệ chống PCV2 dựa trên cả phản ứngmiễn dich dich thé và miễn dịch trung gian tế bao Đáp ứng miễn dịch dich thé thườngquan sát thấy 21 ngày sau khi tiêm vaccine Khả năng bảo vệ của miễn địch thể dịch

có liên quan đến NAbs, do việc tạo ra NAbs có tương quan nghịch với tải lượngPCV2 trong máu (Fort và cs, 2007) Tiêm phòng ở nai giúp chúng tạo ra kháng thé

và nồng độ MDA tại thời điểm tiêm vaccine có thể ảnh hưởng đến đáp ứng chuyên

đổi huyết thanh của vaccine (Feng và cs, 2016) Phản ứng chuyền đôi kháng thé thấp

hoặc đáp ứng tạo kháng thẻ thấp sau khi tiêm vaccine không phải lúc nào cũng mang

ý nghĩa vaccine thiếu khả năng bảo vệ (Fenaux và cs, 2003) Vai trò của miễn dịchqua trung gian tế bao của vaccine trong việc bảo vệ nhờ sự phát triển của IFN-y-SCđặc hiệu với PCV2 đã được chứng minh Tiêm vaccine PCV2 tạo ra khả năng miễn

dich lâu dai, được duy trì bởi các tế bảo T nhớ và IFN-y-SC đóng vai trò ngăn ngừa

sự tấn công của nhiễm trùng tự nhiên (Ferrari và cs, 2014) Kết quả nghiên cứu chothấy với một liều tiêm vaccine ở 3 tuần tuổi có thể cho hiệu quả bảo vệ heo khỏi

PCV2 lên đến hơn 21 tuần tuổi (Sno va cs, 2016)

1.4 Virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hap ở heo (Porcine reproductive

and respiratory syndrome virus - PRRSV)

1.4.1 Lich sử va phân bố bệnh trên thé giới

PRRSV xuất hiện ở châu Âu và Bắc Mỹ vào đầu những năm 1990 và ké từ đó

đã trở thành một vấn đề quan trọng đối với ngành chăn nuôi heo trên toàn thế giới.Một số phân tích về nguồn gốc của PRRSV cho thấy, có thể virus đã lây lan từ mộtloài vật chủ khác và thích nghi gây bệnh trên heo trong khoảng năm 1980 trước khiphân biệt thành 2 dòng châu Âu và Bắc Mỹ (Hanada và cs, 2005) PRRSV được chia

Trang 30

thành hai genotype chính: genotype 1 (đại điện là chủng Lelystad ở châu Âu) vàgenotype 2 (đại diện chủng VR-2332 ở Bắc Mỹ) (Collins và cs, 1992; Wensvoort và

cs, 1991) Có sự khác biệt trình tự lớn giữa hai genotype với sự tương dong di truyềnchỉ khoảng từ 50 — 60% (Allende va cs, 1999; Nelsen va cs, 1999).

Tháng 4 năm 2006, một số trang trại tại tinh Giang Tay, Trung Quốc xuất hiệnbiến chủng mới với độc lực cao, sau đó nhanh chóng lây lan sang 10 tỉnh lân cận vàgây nên dịch lớn với số lượng nhiễm lên đến hơn 2 triệu heo, gây chết đến 400.000con heo Chung PRRSV này được xác định thuộc genotype 2 của Bắc Mỹ và đượcgọi với tên riêng là chủng PRRSV độc lực cao (HP-PRRSV) (Tian va cs, 2007; Tong

và cs, 2007).

Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện đầu tiên vào năm 1997 khi thực hiện kiểm

tra huyết thanh học trên đàn heo giống nhập khẩu từ Mỹ, 10/51 mẫu đương tính với

kháng thé kháng PRRSV (Bùi Quang Anh và cs., 2008) Tuy nhiên bệnh chưa được

chú ý cho đến khi bat đầu nổ ra dich vào khoảng năm 2007 Một số nghiên cứu tạithời điểm đó cho thấy có sự xuất hiện của chủng HP-PRRVS trên đàn heo nước ta(Feng và cs, 2008; Metwally và cs, 2010).

Trang 31

Subtype |: Western Europe

Subtypes IHV: Eastern Europe PRRSV 2

Hình 1.2 Ban đồ phan bố của PRRSV trên thé giới năm 2016

1.4.2 Đặc điểm của PRRSV

PRRSV là virus có vỏ bọc, bộ gene RNA sợi đơn chuỗi dương, thuộc chi

Porarterivirus, họ Arteriviridae, bộ Nidovirales (Adams va cs, 2016) PRRSV có

hình dạng gần như là hình cầu hoặc hình oval, có đường kính 50 — 60nm với bề mặt

bên ngoài tương đối trơn nhẫn Bộ gene RNA của virus được bọc bởi protein

nucleocapside Xung quanh nucleocapside là glycoprotein bề mặt (GP) và proteinmàng (M) gắn với lớp vỏ lipid kép dé hình thành một hạt virion (Lunney va cs, 2016)

Trang 32

Hình 1.3 Cấu trúc của PRRSV dưới kính hiển vi điện tử (Lunney và cs, 2016)

1.4.3 Đặc điểm gây bệnh của PRRSV

Biểu hiện lâm sàng của PRRS rất khác nhau giữa các đàn và có thê từ không

có triệu chứng đến bệnh nghiêm trọng, chủ yếu là rối loạn sinh sản và hô hấp và phụthuộc vào độc lực của virus, độ tuổi, tình trạng mang thai và miễn dịch của heo nai(Lunney và cs, 2016) Heo bị nhiễm các chủng độc lực nhẹ sẽ có biểu hiện sốt nhẹ,khó thở và thở nhanh; trong khi heo nhiễm với các chủng có độc lực cao gây sốt cao,

bỏ ăn, suy hô hấp trầm trọng và dẫn đến hôn mê, chết (Mengeling và cs, 1996)

Các chủng virus độc lực thấp thường gây nhiễm trong phạm vi vùng hay địa

phương và hầu như không có biểu hiện lâm sàng hoặc biểu hiện nhẹ Các dong virusđộc lực cao có thể gây ra dịch với các dấu hiệu lâm sàng nghiêm trọng tùy thuộc vào

tình trạng miễn dich của đàn (Lopez và Osorio, 2004) Theo dõi dau hiệu lâm sàng

của các đàn heo bệnh trong vùng dịch PRRS có thê nhận thấy, trong những ngày đầu

Trang 33

heo sốt, kém ăn, khi heo bỏ ăn thì thân chuyên sang đỏ dan, vài ngày sau bắt đầu timtái vùng da mỏng, tim tai, sau đó heo bệnh bị tiêu chảy nặng, phân sống có mau vàngnâu Một số heo bệnh có dấu hiệu nôn ra mau, mắt sưng, mũi chảy ra dịch nhay đặc(Rossow, 1998).

Trên heo nai (đặc biệt là nai tơ): da tng đỏ, giảm ăn và mat tính thèm ăn từ 7

— 14 ngày, sây thai ở giai đoạn cuối thai kỳ, sinh non, chết lưu thai, thai chết khô, tỷ

lệ thai chết tươi và chết khô có thé tăng đến 25 — 30%, ty lệ say thai có thé nhiều hon

10% trên toàn đàn Tím xanh ở tai, bụng hay âm hộ thỉnh thoảng cũng được quan sat

ở heo nái mắc bệnh Nái nuôi con mất sữa và viêm vú Sau khi sây thai, heo nai chậm

động dục lai, đậu thai kém hoặc vô sinh (Terpstra và cs, 1991).

Trên heo con sơ sinh: heo con sinh ra yếu hoặc chết, tỷ lệ chết của heo con

theo mẹ có thể đến 30 — 50% Heo con bị sinh non thường không linh hoạt, gầy ốm,thở nhanh và khó, viêm kết mạc mắt, xuất huyết rốn và các vị trí khác, ty lệ heo con

bị viêm não và viêm khớp tăng do phụ nhiễm vi khuẩn (Dietze và cs, 2011)

Trên heo sau cai sữa, heo thịt: rối loạn hô hấp, kém ăn, giảm tăng trọng, lông

xù, da ing đỏ, tim tái, tăng trọng có thé giảm đến 85% và ty lệ chết tăng 10 - 25%.Heo bệnh thường có sự kết hợp các bệnh khác như viêm màng não do Streptococcussuis, bệnh gây suy giảm miễn dich Porcine Circovirus type 2 (PCV2), và một số bệnhtrên đường hô hấp do Mycoplasma hyopneumonia, Salmonella cholerasuis,Haemophilus parasuis do đó làm cho bệnh trở nên trầm trọng (Dietze và cs, 2011)

Trên đực giống: giảm tính hăng, giảm phẩm chat tinh dịch, giảm số lượng tinhtrùng Tinh trùng thay đổi xảy ra khoảng 2 — 10 tuần sau khi bị nhiễm virus, tinh dịch

có chứa virus và lây truyền cho heo nai qua quá trình thụ tinh (Prieto và cs, 1996)

1.4.4 Đặc điểm miễn dịch của vật chủ với PRRSV

Đặc điểm điển hình của đáp ứng miễn dịch thu được ở heo nhiễm PRRSV là

sự xuất hiện chậm của các kháng thể trung hòa (Lopez và Osorio, 2004) PRRSVkích thích phản ứng chuyền đổi kháng thé từ sau 7 - 9 ngày sau khi nhiễm, nhưngkháng thé này là các kháng thé không trung hòa và không có khả năng bảo vệ chống

17

Trang 34

lạ PRRSV Kháng thể trung hoa (neutralizing antibody - NAb) xuất hiện muộn,thường từ 28 - 42 ngày sau khi nhiễm (Lunney va cs, 2016) Các cơ chế tiềm an gây

ra sự chuyên đôi NAbs chậm bao gồm:

e Tác dụng che chắn của glycan do quá trình glycosyl hóa liên kết N trongcác glycoprotein của virus (Ansari va cs, 2006).

e Su hiện diện cua epitope môi nhử chiếm ưu thé miễn dich trên GP5 nằm

phía trước của epitope trung hòa (Ostrowski va cs, 2002).

e _ Hiệu ứng tăng cường sự xâm nhập của virus vào tế bào đích phụ thuộc vào

kháng thé (Cancel-Tirado và es, 2004)

e Quá trình ức chế các phan ứng miễn dịch tự nhiên (Sang và cs, 2011)

e Qua trình ức chế ngăn chặn sự phát triển bình thường của tế bao B do virus(Butler và cs, 2014).

Trong số các protein cấu trúc của virus, kháng thé trung hòa đặc hiệu khángGPS cho thấy hiệu quả nhất trong việc kiểm soát sự lây nhiễm virus (Kim va Yoon,2008) Protein M cũng được chứng minh là có một vai trò quan trọng trong việc điềuchỉnh tính nhạy cảm với NAbs trong huyết thanh heo (Fan và cs, 2016) Bên cạnh

đó, các nghiên cứu về GP2, GP3, GP4 và Nsp2 từ ORF1a cũng cho thấy các protein

này cũng có các chứa epitop trung hòa virus (Rahe và Murtaugh, 2017; Su va cs,

2019).

Các kháng thể trung hòa vô hiệu hóa virus và ngăn ngừa nhiễm trùng lâm sàng

cũng như khả năng gây bệnh đối với các chủng tương đồng Tuy nhiên, các nghiêncứu cũng chỉ ra rằng, khả năng bảo vệ của miễn dịch dịch thê có thể khá hạn chế, đặcbiệt là miễn dịch chéo giữa PRRSV-1 và PRRSV-2 Riêng trong phạm vi củaPRRSV-1 hoặc PRRSV-2, khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm đồng chủng luôncao, nhưng khả năng bảo vệ chống lại việc nhiễm các dị chủng có thể thay đối vìnhững lý do không rõ ràng (Rahe và Murtaugh, 2017) Tuy nhiên sự tương đồng vềmặt di truyền, chủ yếu dựa trên so sánh trình tự ORFS giữa chủng thực địa và chủngvaccine lại không liên quan đến mức độ bảo vệ của vaccine với chủng thực địa(Opriessnig, 2005).

Trang 35

Các giai đoạn Cấp tính Nhiễm dai dẳng Khỏi

Ngoài ra, cơ thể heo cũng có thể kiểm soát quá trình nhiễm virus ngay cả khikhông có kháng thê trung hòa, trường hợp ngược lại, heo vẫn có thể bị nhiễm trùngmáu PRRSV khi có kháng thé trung hòa trong máu Nhiều nghiên cứu đã chứng minh

tế bào T đóng một vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của miễn dịch trung gian

tế bào chống PRRSV Các tế bảo T giữ vai trò trong sự phát triển và điều hòa cácphản ứng miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên bao gồm trình diện kháng nguyên vàhoạt hóa tế bào B, phân tiết cytokine, tế bào T có chức năng tiêu diệt các tế bào bịnhiễm bệnh và điều chỉnh các phản ứng miễn dịch dé kiểm soát tình trạng viêm vàcác phan ứng tự miễn dịch (Rahe va Murtaugh, 2017).

Các quan thé con của tế bao T ở heo được đặc trưng chủ yếu bởi dau hiệu nhậndạng phân biệt (CD - Cluster of differentiation) đối với CD3, CD4 va CD§, và bằngcách tiết ra interferon-gamma (IFN-y) Dang chú ý, loài heo có một số lượng đáng

kế các tế bào T CD4*/CD8* trưởng thành đại diện cho các tế bào T nhớ Các tế bàonay có khả năng sản xuất IFN-y và khu trú tại các vi trí viêm Nghiên cứu ban đầu

19

Trang 36

về đáp ứng của tế bào T với PRRSV đã xác định tỷ lệ tế bao T CD4*/CD8* giảmthoáng qua, khoảng 3—7 ngày sau khi nhiễm trùng, và trở lại mức độ bình thường sau7-14 ngày sau khi nhiễm bệnh Sự thay đôi tỷ lệ này có thé là do sự mắt mát tạm thờicủa các tế bào CD4* bởi quá trình chết lập trình Các tế bào T đặc hiệu với PRRSV

ngoại vi được quan sát thay ở 2 tuần sau khi heo nhiễm bệnh với sự thay đổi lớn theo

thời gian và giữa các cá thể Sự gia tăng số lượng tế bào T CD8* thường được quansát thay sau 4—5 tuần nhiễm bệnh, chúng tiết ra IFN-y đặc hiệu với PRRSV đã đượcghi nhận thấy phù hợp với đáp ứng miễn dich của tế bao lympho T gây độc (CTL-Cytotoxic T Lymphocyte) Những dit liệu nay cho thay CTL có thể tham gia vào quá

trình thanh thai các tế bào nhiễm PRRSV trong các mô (Loving va cs, 2015)

1.4.5 Vaccine phòng PRRSV

Hiện tại, tat cả các vaccine đều dựa trên virus sống nhược độc (Modified livevirus - MLV) hoặc virus đã bị bất hoạt và có những ưu và nhược điểm riêng Ưuđiểm chính của vaccine chết là an toàn nhưng chúng mang lại hiệu quả hạn chế, đặcbiệt là ở những thú tơ Trong khi đó, nhược điềm của vaccine MLV là kém an toảnhơn nhưng bảo vệ hoàn toàn chống lại virus đồng chủng và bảo vệ một phần chốnglai virus dị chủng Vì những lý do này, vaccine MLV được coi là có hiệu quả hơnvaccine chết và chiếm ưu thế trong lĩnh vực này hiện nay

Tiêm vaccine phòng PRRSV trên heo nai có vai trò quan trọng trong việc bảo

vệ phòng chống nhiễm trùng PRRSV trong giai đoạn mang thai Trong thai kỳ sớm,PRRSV đã được biết là nguyên nhân gây chết phôi Trong giai đoạn giữa thai kỳ,PRRSV có tác động tối thiểu đến sự suy sinh sản vì virus không dé dàng đi qua nhauthai (Kranker và cs, 1998) PRRSV có thé di qua nhau thai trong giai đoạn cuối thai

ky, bao thai sẽ tiếp xúc với virus từ heo nai bị nhiễm bệnh (Ladinig va cs, 2015).Mức độ virus trong máu của heo mẹ không trực tiếp gây ra say thai nhưng nó đóng

một vai trò quan trọng trong việc PRRSV qua nhau thai PRRSV gây ra các tổn

thương bệnh lý ở vi trí tiếp xúc giữa tử cung và nhau thai dẫn đến hiện tượng thoái

hóa và suy giảm chức nang của nhau thai (Karniychuk va cs, 2011; Novakovic va cs,

Trang 37

2017) Điều này cho phép lây lan PRRSV sang bảo thai và nhân lên trong tuyến ức,dẫn đến hiện tượng bao thai bị nhiễm trùng, gây say thai, đẻ sớm, chết thai hoặc heocon sinh ra yếu, heo con mắc bệnh bam sinh, làm góp phan làm tăng ty lệ chết trướccai sữa (Cheon và Chae, 2001).

Đối với heo thịt, sự nhân lên của virus và các triệu chứng bệnh đường hô hấp

được xem xét để đánh giá hiệu quả của vaccine Người ta nhận thấy mối tương quan

chặt chẽ giữa lượng virus trong máu va mức độ nghiêm trọng của ton thương phối

Giảm virus trong máu là một chỉ số hữu ích đề đánh giá hiệu quả của vaccine phòng

PRRS vì nó có liên quan đến cả việc giảm sự lây lan của virus và giảm các ton thương

ở phối Mặc dù việc giảm PRRSV trong máu là một thông số quan trọng dé đánh giá

hiệu quả vaccine PRRS, các cơ chế loại trừ virus vẫn chưa được hiểu rõ Trong một

số trường hợp, heo có thể loại trừ PRRSV trong máu trước khi phát hiện kháng thétrung hòa (NAbs) ở heo đã bị nhiễm bệnh tự nhiên và heo đã được tiêm phòng (Lopez

va Osorio, 2004) Sự chuyền đổi huyết thanh chậm và mức NAbs thấp sau khi tiêmvaccine PRRS có thể quan sát thấy ở một số con heo được tiêm vaccine MLV nhưng

hệ thống miễn dịch của nó vẫn loại trừ PRRSV trong máu một cách hiệu quả (Stadler

và cs, 2016; Yang và cs, 2020) Có lẽ điều này phụ thuộc một phần vào khả năngmiễn dịch qua trung gian tế bao, đặc biệt là phan ứng với interferon (IFN) của vậtchủ IFN-y được biết là ức chế sự sao chép của PRRSV trong đại thực bào va có thểkích hoạt sự tăng sinh tế bảo T và kích hoạt tế bảo T gây độc (Ferrari va cs, 2013)

Đo lường các tế bào tiết 1nterferon-y (IFN-y-SC) là một công cụ thường được sử dụng

để đánh giá các đáp ứng với IFN-y sau khi tiêm chủng hoặc nhiễm trùng Nhiềunghiên cứu gây nhiễm thực nghiệm sau khi tiêm vaccine đã phát hiện ra mối tươngquan nghịch đáng kể giữa đáp ứng interferons và tải lượng virus trong mau, cho thayviệc kích thích đáp ứng IFN bang vaccine MLV có thé dẫn đến giảm virus trong maukhi heo bị nhiễm tự nhiên (Meier va cs, 2003) Do đó, đáp ứng miễn dịch qua trunggian tế bao là một thành phan quan trọng trong việc loại trừ virus PRRSV trong máu(Lunney và cs, 2016).

21

Trang 38

Hiệu quả cua vaccine MLV có thể được đánh giá dựa trên (1) các thông số lâmsàng như dau hiệu lâm sàng và năng suất, (ii) các thông số virus học như lượng virustrong máu, (iii) các thông số miễn dịch như khang thé, IFN-y-SC và đáp ứng IFN-y,

và (iv ) các thông số bệnh lý như tổn thương phổi và lượng virus trong phối trongđiều kiện phòng thí nghiệm và thực tế (Chae, 2021)

1.5 Tiêm vaccine trong da qua thiết bị tiêm không kim tiêm

Trước đây, tiêm bắp (IM) bằng kim tiêm là cách tiêm phòng vaccine chính trên

heo, tuy nhiên các rủi ro liên quan đến kim tiêm thường xuyên xãy ra Do đó, cácđường cấp vaccine thay thế đã được nghiên cứu Các thiết bị tiêm không có kim đểđưa kháng nguyên vào da đã được nghiên cứu vả ứng dụng từ lâu trong nhân y(Combadiere và Liard, 2011) Thiết bị tiêm không cần kim, lần đầu tiên được gọi là

“kim phun phản lực”, được phát triển vào những năm 1930 và được sử dụng rộng rãitrong hơn 50 năm trong các chương trình tiêm chủng đại trà cho người đối với bệnhđậu mùa, bại liệt và sởi Người tiêm ấn giữ đầu vòi phun tiếp xúc vuông góc với da

ở vị trí tiêm để mở khóa đầu vòi phun, sau đó sử dụng thiết bị kích hoạt đề giải phóng

vaccine Các thiết bị có nhiều kiểu đáng khác nhau, với nhiều lựa chọn về nguồn

năng lượng Một số được vận hành thủ công, trong khi các loại tốc độ cao chủ yêu

được vận hành bằng động cơ và có thé chạy bằng pin sạc Hệ thống phun tia tái nap

tự động có thé thực hiện 1000 mũi tiêm mỗi giờ và được sử dụng dé tiêm chủng hàngloạt cho vật nuôi Hầu hết công nghệ tiêm không kim ở chăn nuôi đều sử dụng đầuvòi phun gắn liền Các thiết bị thú y mới hơn sử dụng đầu vòi phun dùng một lần chophép thay đổi vòi phun nhanh chóng và dé dàng khi cần thiết và khi chuyển sangtrang trại khác.

Trang 39

Hình 1.5 Mô hình đơn giản hóa của máy phun tia không kim (1) và quá trình tiêm

trong da (2); Trắc đồ áp suất trong phun mô phỏng (3)

Các thiết bị phun phản lực sử dụng lực nén cơ học dé ép chat lỏng thành tiaqua một lỗ nhỏ đường kính từ 76 đến 360 um với áp suất ở mức khoảng 20 MPa, vận

tốc phan lực trong khoảng từ 100 đến 350 m/s Tuy nhiên, vận tốc tia tối thiểu cần

thiết tối thiểu phải là 100 m/s dé phá vỡ hang rao bảo vệ đa, xuyên qua lớp sừng vàđưa chất lỏng đến độ sâu mong muốn Ba giai đoạn trong quá trình tiêm không cầnkim cần tổng thời gian < 0,3 giây là: giai đoạn áp suất cao nhất, với áp suất tối ưuđược sử dụng dé xuyên qua da (Giai đoạn 1, < 0,025 giây); giai đoạn phân phối hoặc

phân tán (Giai đoạn 2, khoảng 0,2 giây); và giai đoạn tha ra (Giai đoạn 3, <0,05 giây).

Cấu hình áp lực của hệ thống tương tự ở mỗi lần tiêm, đảm bảo mỗi con vật đượctiêm vaccine ở độ sâu mô thích hợp Một trở ngại lớn đối với việc tiêm không dùngkim là tinh trạng ướt do lượng vaccine còn sót lại trên bề mặt da do dòng đầu tiênchạm vao da, tuy nhiên thể tích vaccine còn sót lại này khá nhỏ (400 nL hoặc 0,0004

mL) và đã được tính toán bù trừ Do đó, tiêm không cần kim mang lại độ chính xác

và đáng tin cậy, với liều lượng hầu như giống hệt nhau ở mỗi lần tiêm Đối với

vaccine, trường phân tán nâng cao là yêu tô quan trọng cân cân nhac vì nó ảnh hưởng

Z3

Trang 40

đến phản ứng miễn dịch của động vật đối với kháng nguyên Việc sử dụng ống tiêm

bằng kim truyền thống dẫn đến hình thành một viên thuốc trong mô gần đầu kim.Công nghệ tiêm không kim giúp cải thiện khả năng phân tán vaccine khắp mô Khidòng chất lỏng đi qua mô, nó sẽ đi theo con đường ít bị cản trở nhất dẫn đến sự phân

bồ rộng rãi của vaccine giống như mạng nhện Lực thấp hơn trong pha phân tán chophép chất lỏng phân tán trong mô Sự phân tán rộng rãi vaccine này được cho là làmtăng sự tiếp xúc của kháng nguyên với các tế bảo trình diện kháng nguyên, do đó dẫn

đến tăng cường đáp ứng miễn dịch (Chase và cs, 2008)

Hình 1.6 Sự phân bố xanh methylene vào da va mô bên dưới sau khi tiêm bang

thiết bị tiêm không cần kimTiêm bắp (IM) là đường tiêm được sử dụng phô biến nhất do dé tiếp cận và antoàn Tuy nhiên, mô cơ có mật độ tế bào miễn dịch thấp va do đó không được coi là

vị trí tối ưu để tiêm chủng Do đó, hiệu qua của đường tiêm bắp đòi hỏi phải khuếch

tán nhanh chóng các kháng nguyên vaccine đến các hạch bạch huyết dẫn lưu Ngượclại, mô da và lớp đưới da có một hệ thống miễn dịch phức tạp được biéu hiện về mặt

mô học bởi mô bạch huyết liên quan đến da, bao gồm các tế bào đuôi gai (DC), tếbao mast, tế bao lympho B và T và tế bào sừng Cơ quan phức tạp về mặt miễn dịchnày có khả năng đáp ứng với các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và không nhiễm

Ngày đăng: 11/12/2024, 12:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w