1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Thú y: Ứng dụng phẫu thuật ghép cuống kết mạc trong điều trị viêm loét giác mạc trên chó

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Phẫu Thuật Ghép Cuống Kết Mạc Trong Điều Trị Viêm Loét Giác Mạc Trên Chó
Tác giả Nguyễn Nhật Tân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thương, ThS. Phan Quang Ba
Trường học Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Thú y
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 23,83 MB

Nội dung

TÓM TẮTNghiên cứu ứng dụng phẫu thuật ghép cuống kết mạc trong điều trị viêm loétgiác mạc trên chó được tiễn hành tại phòng khám Thú y Alpha Pet và Bệnh viện Thú y Bằng Phạm từ tháng 08

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH

3 2S 2g 8 28 2 IR 8 2 2 IC 2 2g 2s 2k 2 2 2k

NGUYEN NHAT TAN

UNG DUNG PHAU THUAT GHEP CUONG KET MAC

TRONG DIEU TRI VIEM LOET GIAC MAC

TREN CHO

LUAN VAN THAC SI KHOA HOC NONG NGHIEP

Thanh pho H6 Chi Minh - Thang 12/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH

3 2S 2g 8 28 2 IR 8 2 2 IC 2 2g 2s 2k 2 2 2k

NGUYEN NHAT TAN

UNG DUNG PHAU THUAT GHEP CUONG KET MAC

TRONG DIEU TRI VIEM LOET GIAC MAC

TREN CHO

Chuyén nganh: THUY

Mã số ngành: 8.64.01.01

Khóa: 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN THỊ THƯƠNG

ThS PHAN QUANG BA

Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 12/2023

Trang 3

UNG DỤNG PHẪU THUẬT GHÉP CUÓNG KET MAC

TRONG DIEU TRI VIEM LOÉT GIÁC MAC

TREN CHO

NGUYEN NHAT TAN

Hội đồng cham luận văn:

1 Chủ tịch: PGS.TS VÕ TẤN ĐẠI

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

2 Thư ký: TS HOÀNG THANH HẢI

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

3 Phản biện 1: TS NGUYÊN VĂN DŨNG

Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh

4 Phản biện 2: GS.TS DƯƠNG NGHUYÊN KHANG

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

5 Ủy viên: TS NGUYÊN VĂN PHÁT

Hội Chăn nuôi Thú Y

Trang 4

Quá trình công tác: Làm cộng tác viên tại Bộ môn Thú y Lâm sàng, Khoa

Chăn nuôi Thú y, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 12 năm 2021đến tháng 03 năm 2022

Thang 09 năm 2020 theo học Cao học ngành Thú y tại trường Đại học Nông

Lâm, phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 04 năm 2022 đến nay làm Trợ giảng tại Trường Đại học Nông Lâmthành phố Hồ Chi Minh

Dia chỉ liên lạc: C3/109, Ap 3, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ

Chí Minh

Điện thoại: 0977705545

Email: tan.nguyennhat@hcmuaf.edu.vn

il

Trang 5

LOI CAM DOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu cua tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bồ trong bat kỳ công trình nào khác

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20

Tác giả luận văn

Nguyễn Nhật Tân

1H

Trang 6

LỜI CÁM ƠN

Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ và gia đình tôi đã cócông ơn sinh thành va dưỡng dục, nuôi day tôi và tạo mọi điều kiện dé tôi được học

và luôn tin tưởng tôi.

Xin chân thành cám ơn đến trường Dai học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã tạođiều kiện cho tôi được theo học đại học và cao học ở trường Xin gửi lời cam ơn chânthành nhất đến tất cả thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y, trường đại học Nông Lâm

TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức cho tôi một cách tận tình

Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến cô TS Nguyễn Thị Thương và thầyThS Phan Quang Bá đã tận tình hướng dẫn dạy bảo tôi trong suốt quá trình tôi làmthí nghiệm và hoàn thành kết quả nghiên cứu này Xin chân thành cám ơn quý thầy

cô trong Bộ môn Thú y Lâm sàng đã luôn giúp đỡ và chia sẽ cho tôi kiến thức quýbáu về việc học và công việc của tôi

Xin được cám ơn anh Nguyễn Thanh Thuận, anh Nguyễn Vũ Hồng Nhật, anhNguyễn Văn Thức, anh Phạm Trọng Bằng đã hỗ trợ tôi trong việc khảo sát và phẫuthuật tại phòng khám Xin cám ơn tập thể nhân viên Bệnh viện Thú y Bằng Phạm,

phòng khám Thú y Alpha Pet đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm thí nghiệm.

Xin trân trọng cám ơn!

iv

Trang 7

TÓM TẮT

Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật ghép cuống kết mạc trong điều trị viêm loétgiác mạc trên chó được tiễn hành tại phòng khám Thú y Alpha Pet và Bệnh viện Thú

y Bằng Phạm từ tháng 08 năm 2021 đến tháng 08 năm 2022 Tổng cộng 3.024 chóđược mang đến khám và điều trị, có 195 chó bị bệnh về mắt, chiếm ty lệ 6,45%.Trong tổng số 31 ca bị viêm loét giác mạc, chúng tôi tiến hành 14 ca sử dụng phươngpháp phẫu thuật ghép cuống kết mạc và 14 ca sử dụng phương pháp may khép mímắt thứ ba Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khảo sát tình trạng viêm loét giác mạctrên chó và đánh giá hiệu quả của phương pháp ghép cuống kết mạc trong việc điềutrị viêm loét giác mạc Kết quả ghi nhận được 31 ca viêm loét giác mạc trong thờigian khảo sát chiếm tỷ lệ 15,89% trên tổng số ca bệnh về mắt Trong đó, chó giốngmõm ngắn dé bị viêm loét giác mạc hơn giống chó mõm dai (70,97% và 29,03% số

ca bị viêm loét giác mạc, P<0,05) Tỷ lệ chó cái bị viêm loét giác mạc là 45,16% và

chó đực là 54,84% (P>0,05) Chó bị viêm loét giác mạc thường có tuổi <5 tuôi với tỷ

lệ 67,74% Về tính chất viêm loét thì tỷ lệ bệnh có vết loét là 80,65%, ty lệ viêm loét

giác mạc không có vết loét là 19,35% (P<0,05) Trong tổng số 31 chó bị viêm loétgiác mạc, chúng tôi chọn mười bốn con chó thực hiện phẫu thuật ghép cuống kếtmạc và mười bốn con chó thực hiện phẫu thuật may khép mí mắt thứ ba Tỷ lệ thànhcông với phương pháp ghép cuống kết mạc là 71,43% và phương pháp khép mí mắt

là 78,57% (P>0,05) Tỷ lệ xuất hiện biến chứng của phương pháp ghép cuống kếtmạc (42,86%) cao hơn so với phương pháp khép mí mắt (35,71%) (P>0,05) Thờigian lành vết thương trung bình của phương pháp ghép cuống kết mạc lâu hơn phươngpháp may khép mí mắt thứ ba (39,45 so với 22,18 ngày) Thời gian xuất hiện biếnchứng ở hai phương pháp cũng khác nhau tùy thuộc vào loại biến chứng; những biếnchứng nhẹ xuất hiện từ 2,5 đến 5,5 ngày là bung chi và phù giác mạc, u nang biểu môgiác mạc và phù thủng nhãn cầu xảy ra từ 22 đến 42 ngày sau phẫu thuật

Từ khóa: Viêm loét giác mạc, ghép cuống kết mạc, phẫu thuật, mắt, chó

Trang 8

Research on the application of conjunctival stem graft surgery in the treatment of corneal ulcers in dogs was conducted at Alpha Pet Veterinary Clinic and Bang Pham Veterinary Hospital from August 2021 to August 2022.

A total of 3,024 dogs were examined and treated, with 195 dogs suffering from eye disease, accounting for 6.45% In which, 31 cases of corneal ulcers were performed in two surgical methods of conjunctival stem transplantation and third eyelid closure The goal of this study was to provide information on corneal ulcer disease in dogs and to evaluate the efficacy of conjunctival peduncles in the treatment of corneal ulcers The results recorded 31 cases of corneal ulcers during the survey period, accounting for 15.89% of the total number of eye infections In particular, short-snouted dogs are more susceptible

to corneal ulcers than long-snouted dogs (70.97% and 29.03% of corneal ulcers cases, P<0,05) The percentage of bitches with corneal ulcers is 45.16% and male dogs are 54.84% (P>0,05) Dogs with corneal ulcers are usually <5 years old at a rate of 67.74% In terms of ulcerative nature, the rate of disease with ulcers 1s 80.65%, the rate of corneal ulcers without ulcers is 19.35% (P<0,05) Out of a total of 31 dogs with corneal ulcers, we selected fourteen dogs underwent conjunctival peduncle grafting and fourteen dogs underwent third eyelid closure surgery The recorded success rate was 71.43% with the conjunctival graft method and 78.57% with the eyelid closure method (P>0,05) The incidence of complications of the conjunctival graft method (42.86%) is higher than that of the eyelid closure method (35.71%) (P>0,05) The average healing time of conjunctival peduncle grafting was longer than that of the third eyelid closure (39.45 vs 22.18 days) The duration of complications in the two methods also varies depending on the type of complication; mild

VI

Trang 9

complications that occur between 2.5 and 5.5 days are corneal discharge and edema, corneal epithelial cysts, and ocular edema occur 22 to 42 days after

surgery.

Key word: conjunctival graft, corneal ulcers, eyes disease, surgery, dog

vil

Trang 10

MỤC LỤC

TRANG TỰA TRANG

TRANG CHUAN TỶ sua tgeonnnennsdnhtninihitirtntiOSDiSG1100001810199600101000461100165000600600160 00800 i(COO NHÍ quaeeneeeeieraagtonoaooiritogtrtegodiogtdtntaGiangntdssrnvesd ii

TT UIT HT arn iii

10) OF.) 0), ee iv

MT TƯ neaceeconceeeeeeeceeie eee viii

HANH SÁCH CAC BANG Leeieerinioiedrsroilsiiroiiitrvdriikbrolsniidiscrontorrinlaxssei xiDANH SÁCH CAC HÌNH VÀ BIEU ĐÒ 2 << ©s<©s<es<eseescse xii

MO DAU Ắag, 1Chane TONG QUAI suanaasaaetiagtiindidseniuintSbiiipagieilpoithigiSS4040480/G6010900050006 31.1 Co thé học và chức năng sinh lý của mate eecsecsseesseesseceseesseccsecesecssecsees 3

I 1, Wỹ phần bảo võ THẾI er

vill

Trang 11

1.1.2.5 Võng mạc và thần kinh thị giác - 2-22 2S++E+2E+2E+2E22EzEzzzzzzzxe2 131.1.2.6 Các bộ phận phụ thuộc nhãn CẦU 22 2222 212222121121112112121222 2e 141.2 Một số bệnh lý liên quan đến mắt và phương pháp phòng / điều trị 151.2.1 Viêm/abscesses hốc mắt - 2 2¿©S2E2E232122122112112112112112112121 21 XeC 15

L5 Vi Hi HT ~c -e-eoecoecsrouarggg.tiurczgrddtroig.igggagggi7gg.HD3cưg 12707780-c4 dÄg)g.4.cg070232721” 16

1.2.3 LONG GUAM rnicecnnessnrsinncvnnsonastsvieone sneivninen sinsinnnee sheisnnneda 00g ng e0 001cm igndies.cs0i0miiguiee 17

1.2.4 Viêm kết mac oeccec cece cecccscssescsseesesessesscevcsesscsvssessesvcsesussssesecsreaeseesseeseceneeeeeeeees 17eR) ae Tag TỔ en 181.2.6 Sa tuyémr 16 o.oo 44 20

125.2 LOẾT DA GÌ ccncicvnne-nevvassvaendowvsewiite meweninaemanstlaaieminee inemmnavuinmveemvonentastiarseliets 20

TH ee 26

II 0ó soi Gay mat áảiÝiảắâẲẻ 261.4 Một số kỹ thuật phẫu thuật giác mạc 2-22 52+E+2E+2E+2EZEZEZEzzzzzez 27LAL Ghép k6t a4 271.8.1.1 Ghép kẾt arg CB crn svnceneviistevveenisvnrvnoinioneonivin ves venvanvaninisiwveivierenvameneesscnveevnss a71.4.1.2 Ghép cuống kết mac cecccccccecsessessessessessessecsessessessessessessessessessessesaessesseeaes 28

1.4.2 Ca on 29 1.4.2.1 Ghep giae mac nô na 29 1.4.2.2 Ghép giác mac tươi hoặc bao quản đông lạnh - IO 1.5; Cae cổng trình TrghiÊn:GỮUs:-sxse-ssesxevi1525-6580581896833640280050G22012038.0.039-460-0g8484usu2l Ô

Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 322.1 Thời gian và địa điểm - 2-2 51+21221221221221221212212212121212112121 2121 xe 32

1X

Trang 12

"9281510101 1.,.) 7.I RA AANNNAớớAốớốớố ốố ennsscisannansncianin senna 32

2.5; WUE CU WAN At HIỂU saserensoibbioiebdtoeihieqosictli8iGG8AS8014GkOGESBSIBSGRGIENGEENHi-SBGE.S.G90000/30.000188 320812102

2.4 NGi dung nghién COU 33

2.5, Phương pháp tiến habe, ssscsersnccerensccccvresnessnnesxccrnmseccrsmnaencornecnnraacemmecaonnes 34

3.1 Tỷ lệ các bệnh lý về mắt và viêm loét giác mạc trên chó - 39

3.1.1 Tỷ lệ các trường hợp bệnh lý về mắt trên chó theo nhóm giống, lứa tuôi và

LOT CHM oe ee 39

3.1.2 Ty lệ bệnh về mắt trên chó theo nhóm bệnh 2 2 2222222222222: Al

3.1.3: Tỷ lệ bệnh viêm lect plác Mae trên CHO sazeseensnsnisasortrdditoptiitosadissssprrssssssssi 42

3.2 Đánh giá hiệu quả phẫu thuật ghép cuống kết mạc - 2-2-5: 433.2.1 Tỷ lệ thành công, tỷ lệ biến chứng trong và sau khi phẫu thuật, hiệu quả

điều trị của 2 phương pháp -2- 22 2222222EE+2EE2EE2EE2EE2Exrzrxrrrrerree 453:35 Thời gím TĩnhvCETÏHHEeeaeeeaadenadioGnaaGG10nhgi3G00/00360564100000.-800 c801682s806 503.2.3 Thời gian trung bình xuất hiện biến chứng - 22 22 222£S2+S+£Ez2xzzzzczz 51eek ee 50KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGG csssssnsczessosacesncsnavoxacnsonssannenusexneanevenvananvaosnansesnasnvetansuvndinss 52TAL LIE THAM BA ocecsssesssssvercsmneusenecnasxnmmnniererumemmumianson 55

PHU LUC eessesssssssscssssscsssssecsssnsccsssusccsssnsccsssucecssnnscsssnsecsssnsccsssnsesssauesssanecessaneesssnnsess 60

Trang 13

DANH SÁCH CÁC BANG

BANG TRANGBang 1.1 Kích thước hốc mắt của một số loải 22 22s2++xeczxzzercreee 4Bang 1.2 Bang mô tả kính thước nhãn cầu ở một số loài 2- 2552522 8Bảng 1.3 Kích thước giác mạc ở một số loài - 2: ¿22+22222++2E2E++zzzzx+zzxez 9Bảng 3.1 Ty lệ chó bị bệnh về mắt phân theo giống, giới tinh và lứa tuôi 41Bang 3.2 Tỷ lệ bệnh viêm loét giác mạc theo nhóm giống, tuổi, giới tính 42Bảng 3.3 Tỷ lệ thành công và tỷ lệ biến chứng của 2 phương pháp phẫu thuật 45Bang 3.4 Số ca biến chứng sau phẫu thuật 22 2©2222222E2+22222Z2EE+zzzzzxczez 47Bang 3.5 Thời gian xuất hiện biến chứng - 2 2¿©222222SE22EE2EE22EZ2EE2Ez2zzzze 50Bang 3.6 Chi phi điều trị trung bình (chó 5 kg) -2¿- 22 22222z222z+zzz>+2 5]

x1

Trang 14

DANH SÁCH CAC HÌNH VÀ BIEU DO

HÌNH TRANG

Hình 1.1 So sánh các góc được tạo thành bởi các trục thị giác của các loải 4

Hình 1.2 Các xương hốc mắt trái của chó -2- 2 22222++22++2+++2E++2xzzzxzzzscez 5

Hình 1.3 Các vùng ngoài của mắt -2 2- 222 S122E22E22E2E22E22E 212122 crrrrev 6

Hình 1.4 Cấu tạo một số thành phần Của THẤT 5- 2-5222 2ESEE212EE212122171 2121212 re 9Hình 1.5 Cau tạo các lớp giác mạc 22-2212222222212121210220122102,ce 10

HH 16 | CACC v0 IHdNffiicsassseaeeeoabdsgnoseasnoilinkbssaekazkSSESLG2218 005550 008038I70g85438/50094285 15

Hình 1.7 Kỹ thuật ghép kết mạc cầu - 2 2¿©2¿2222EE22E22EE22E22EE22E2221222222cze 28Hình 1.8 Kỹ thuật ghép cuống kết mạc - 2 2 2222222E+2E++EE+2E++EEzzzrzrrrree 29Hình 2.1 Các dụng cụ phẫu thuật mắt 2 2 2 2+S£SE+SE2E2E£EE2E22E22222222222ze, 32

Hình 2.2 Các rirfe Hộ lott Siac THẬC secccsascssassesesswssnncsewenascseerumanssrren weawntiuctearsteunusners 36

Hình 2.3 Phục hồi va biến chứng sau phẫu thuật -225525cse5s5ss-=s 38Hình 3.1 Một số bệnh về mắt trên chó -2- 2 2 2+ SEE+SE+E££E£EE2E£E+EzzEzzzrzzex 42Hình 3.2 Thủng giác mạc tiến hành phẫu thuật ghép cuống kết mạc 45Hình 3.3 Biến chứng phù thủng nhãn cầu sau phẫu thuật -22- 22552 46Hình 3.4 Phẫu thuật ghép cuống kết mạc thành công trên chó Pug 47

Hình 3.5 Một số biến chứng sau phẫu thuật ghép cuống kết mạc - 49

BIEU DO

Biéu đồ 3.1.Ty lệ chó bệnh về mắt trên tong số chó đưa đến khám va điều trị 39Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ các bệnh về mắt 2-2 22222+2E2E222E2E12212222221 2222 re 41Biểu đồ 3.3 Thời gian lành vết thương của 2 phương pháp phẫu thuật 49

xI

Trang 15

MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Việc sở hữu chó như một người bạn là phô biến hiện nay và nhu cầu chăm sóc

sức khỏe cho những người bạn này được quan tâm hàng đầu Một trong những vấn

dé được chú ý hiện nay là bệnh về mắt trên chó Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh

về mắt như bam sinh, chan thương, bệnh do vi khuẩn, virus, nắm (Kalaiselvan và ctv,2009) Hậu qua của những bệnh này khá nghiêm trong, không những ảnh hưởng đếnthị lực mà có thé bị mù han nếu thú không được điều trị sớm và hợp lý, ảnh hưởngrất lớn đến cuộc sống của chúng (Kirk, 2013)

Viêm loét giác mạc là một trong những bệnh bề mặt mắt khá phổ biến, chiếm19,5 - 34,2% ở các bệnh về mắt (Đoàn Thanh Thuy, 2009; Akinrinmade, 2015) Việcđiều trị nội khoa hay phẫu thuật khép mí chưa mang lại hiệu quả cao, đặc biệt vớinhững vết loét sâu hoặc thủng giác mạc Vì vậy, các can thiệp ngoại khoa như ghép

cuống kết mạc, ghép giác mạc tự thân, ghép giác mạc tương đồng cho thấy hiệu quả

trong điều tri các ton thương ở giác mac (Parshall, 1973; Hakanson va Merideth,

1987; Hacker, 1991; Hansen va Guandalini, 1999; Keenan va ctv, 2020) So với

phương pháp ghép giác mạc thì ghép cuống kết mạc là kỹ thuật phô biến được chiđịnh trong điều trị viêm loét, thủng giác mạc và cho kết quả phục hồi 90% (Wagner

và ctv, 1992) Ngoài ra, phương pháp ghép cuống kết mạc còn có ưu điểm là chi phíthấp hơn cho chủ nuôi, quá trình thực hiện đơn giản hơn và tỷ lệ hồi phục cao Chính

vì thế, kỹ thuật ghép cuống kết mạc được xem là phương pháp điều trị viêm loét giác

mạc khá tốt hiện nay và đây sẽ là hướng phát triển tiềm năng cho nhãn khoa thú y tại

Việt Nam.

Trang 16

Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường

Đại học Nông Lâm Tp HCM, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Thương và

ThS Phan Quang Bá, chúng tôi tiến hành đề tài “Ứng dụng phẫu thuật ghép cuốngkết mạc trong điều trị viêm loét giác mạc trên chó”

Mục tiêu

Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật ghép cuống kết mạc trong việc điều trị viêm

loét giác mạc mắt trên chó

Yêu cầu

Khảo sát tỷ lệ các bệnh liên quan đến mắt trên chó trong thời gian thực hiện

đề tài

Chân đoán viêm loét giác mạc

Thực hiện phẫu thuật ghép cuống kết mạc

Theo dõi và ghi nhận hiệu quả điều trị, khả năng phục hồi và các biến chứngsau phẫu thuật ghép cuống kết mạc

Trang 17

Chương I

TÔNG QUAN

1.1 Cơ thể học và chức năng sinh lý của mắt

Thị giác là một giác quan cơ bản mang lại lợi ích sinh tồn cho hầu hết các loàiđộng vật Các sắc tố thị giác nhạy cảm với ánh sáng trên các loài có chung nguồn gốc

là các protein phát hiện ánh sáng (opsin) Điều nay cho thay các sắc tố phát triển từmột loại protein chung Ngược lại, sự da dang về cấu trúc của đôi mắt đem lại lợi thésinh tồn khác nhau giữa các loài Đánh giá thị giác không chỉ đơn giản dựa trên khảnăng thị lực mà còn phụ thuộc vào môi trường sinh thái cụ thể của mỗi loài Vì thế sẽ

không chính xác khi mô tả một loài có thị lực “vượt trội” hoặc “kém hơn” loài khác.

Vi dụ, mặc du con người có thé phát hiện nhiều màu sắc và thị lực rõ hơn các loài

động vật có vú, nhưng các loài động vật có vú dưới nước lại có trường thị giác lớn

hơn và khả năng nhìn trong ánh sáng mờ tốt hơn con người Tuy có những khác biệtđáng kế giữa các loài, nhưng cấu tạo và chức năng của mắt trên động vật có xươngsống có những điểm tương đồng, nên các phương pháp điều trị các bệnh về mắt tươngđối giống nhau ở các nhóm loài (Paul, 2013)

1.1.1 Bộ phận bảo vệ mắt

1.1.1.1 Hốc mắt

Hốc mắt là tập hợp các phần xương ngăn cách mắt với khoang sọ, bao quanhbảo vệ mắt và đồng thời tạo các lỗ là đường đi cho mạch máu và dây thần kinh Kíchthước, hình dạng, vị trí của hốc mắt gan liền với hai yếu tố thời gian hoạt động vahành vi tìm kiếm thức ăn ở các loài Mặc dù độ sâu của hốc mắt góp phần bảo vệnhãn cau, nhưng vị trí của hốc mắt trong hộp sọ chi phối phần lớn độ mở rộng củatrường thị giác (Bảng 1.1) Ở mèo và chó, trục mắt của chúng được đặt ngang một

bên cách đường giữa của chúng khoảng 10° va 20° (Prince va ctv, 1960).

Trang 18

Bảng 1.1 Kích thước hốc mắt của một số loài

(Nguồn: Getty, 1975; Victoria, 2004)

Hình 1.1 So sánh các góc được tạo thành bởi các trục thị giác của các loài

Tùy thuộc vào loài, hốc mắt được cau tạo từ năm đến bảy xương và được chialàm hai loại, gồm hốc mắt được bao bọc hoàn toàn hay kín (ví dụ: ngựa, bò, cừu, đê)

và hốc mắt bao bọc không hoàn toàn hoặc hở Hốc mắt ở chó bao gồm sáu xương là

Trang 19

xương trán, xương lệ, xương thái dương, xương hàm trên, xương bướm và xương gò

má Phần bên hốc mắt được hình thành bởi một dây chang trên 6 mắt tiếp giáp với

một vỏ bọc mô liên kết sợi đàn hồi tạo nên phần lớn đáy của hốc mắt Phần sau hốc

mắt không hoàn chỉnh được hình thành bởi xương bướm và xương hàm trên Ở độngvật có hốc mắt kín, sự đóng lại phía xương thái đương của hốc mắt được thực hiệnnhờ sự hợp lại của xương gò má với mau gò má của xương trán Sự sắp xếp xươngcủa vành hốc mắt và thành bên hạn chế các phương pháp phẫu thuật đối với mô hốc

mat qua ranh hốc mắt (Prince va ctv, 1960).

(Nguồn: Kirk, 2013)Hình 1.2 Các xương hốc mắt trái của chó

Trong đó, F: xương trán; L: xương lệ; M: xương hàm trên; S: xương bướm; T:

xương thái đương: Z: xương gò má Lỗ hốc mắt được bộc 16: A: lỗ cánh; E: rãnhsàng; Op: thần kinh mắt; Or: lỗ mắt trên

Hốc mắt có nhiều lỗ và rãnh tạo thành đường đi cho các mach máu và dây thầnkinh từ khoang sọ vào hốc mắt

Trang 20

1.1.1.2 Màng hốc mắt

Màng hốc mắt là một lớp mô liên kết mỏng, đai bao bọc các cấu trúc bên tronghốc mat Màng hốc mắt có thé được chia nhỏ thành ba phần: màng xương 6 mắt(periorbita); bao gân hoặc nang tenon và vỏ bọc của cơ vận nhãn Màng xương ô mắt

là một màng sợi định hướng hốc mắt và bao bọc nhãn cầu, mạch máu, thần kinh.Nang tenon là các mô liên kết ở mặt ngoài củng mạc, gắn với củng mạc gần chỗ nốigiác mạc Ba lớp của màng hốc mắt được ngăn cách bởi các mô mỡ của hốc mắt, các

mô mỡ này lấy đầy không gian chết trên hốc mắt và hoạt động như một lớp đệm bảo

vệ cho mắt và các cơ lân cận

1.1.1.3 Mi mat

Mi mắt che phủ nhãn cầu là lớp da mỏng, không có lớp mỡ dưới da, có nhiệm

vụ ngăn bớt ánh sáng, ngoại vật, các sự va chạm vào mắt và dàn đều nước mắt đểtống vật lạ ra ngoài Mi trên rộng và dày hơn mi dưới, chúng cách nhau bởi khe mi.Trên chó lông mi chỉ hiện diện ở mí trên, gồm hai đến bốn hàng lông mi và giúp ngănchặn bụi lọt vào mắt

(Nguồn: Victoria, 2004)Hình 1.3 Các vùng ngoài của mat

Cơ nhắm mắt chính của mi là cơ vòng cung mi Khi cơ này co (nhờ tác dụngcủa dây thần kinh mặt hay dây thần kinh VII) làm cho khe mi hẹp lại, một phần của

Trang 21

cơ vòng cung mi còn đóng vai trò bơm nước mắt Cơ mở mắt gồm cơ nâng mi trên

va cơ sụn trên hay co Muller Cơ nâng mi trên chịu trách nhiệm mở mi trên và được

chi phối bởi day thần kinh vận nhãn (dây thần kinh II), con co Muller là cơ trơn, bố

sung hoạt động của cơ nâng mi trên.

Sun mi là tam mô liên kết đóng vai trò như bộ xương của mi mắt Những môliên kết quanh sụn mi bám vào màng xương hồ mắt tạo thành vách ngăn hốc mắt, sụn

mi là giới hạn giữa mi mắt và hốc mắt Trong sụn mi có các tuyến như: tuyến

Meibomius tiết bã nhờn dưới kết mac của mi mắt, bên trong bờ mi, có 20 - 40 tuyến

trong mỗi mi mắt, những ống dẫn của chúng được phân bố đọc khe bên trong mépmi; Tuyến Zeis là tuyến bã nhờn nối liền với nang lông mi Ngoài ra còn có các tuyếnkhác như: tuyến Moll, tuyến Krause, tuyến Wolfring nam trên kết mạc sun mi

1.1.1.4 Kết mạc

Theo Goller và Weyrauch (1993), kết mạc nằm sau sụn mi là một lớp niêmmạc trong suốt lót mặt sau mi mắt và mặt trước nhãn cầu Các mô kết mạc, đặc biệt

là biểu mô bề mặt giúp những tôn thương trong kết mạc nhanh chóng được phục hồi

mà không ảnh hưởng đến thị giác Kết mạc là nơi tiếp xúc nhiều nhất trong tat cả cácmàng nhay Chức năng của kết mạc là ngăn chặn sự khô của giác mạc, tăng tính diđộng của mí mắt và nhãn cau, đồng thời tạo hang rào vật lý và chức năng sinh lýchống lại vi sinh vật va dị vat (Samuelson va ctv, 1984)

Ở trong góc mắt, kết mac hơi day nhô lên va gap lại thành một nếp gap bánnguyệt rất phát triển gọi là mí mắt thứ ba Mí mắt thứ ba gồm lớp sụn, mô bạch huyết

và một tuyến lệ phụ nỗi bật Tuyến lệ phụ còn được gọi là tuyến nháy mắt (tuyến

nictitans) hoặc tuyến bề mặt của mí mắt thứ ba Mí mắt thứ ba là màng bảo vệ cơ họcphụ cho mắt (Murphy và ctv, 2012)

1.1.2 Nhãn cầu

Nhãn cầu ở động vật có kính thước khá thay đôi nhưng hình dạng tương đốiđồng nhất Nhãn cầu luôn có đạng hình cầu trên hầu hết các loài, nghĩa là với ba trụccủa nhãn câu sẽ gân giông nhau về kích thước.

Trang 22

Bảng 1.2 Bảng mô tả kính thước nhãn cầu ở một số loài

Trục kinh Trục xích , Trục hoành Động vật tuyên A đạo V TylệA/V/IT Tylé V/T

T (mm) (mm) (mm)

(lớp giữa) có nhiều sắc tố và mạch máu Màng bồ đào được chia thành màng mạch,

thé mi và mống mắt Nó có chức năng sửa đổi ánh sáng bên ngoài và bên trong baogồm các phản xạ và tán xạ, cung cấp chất dinh đưỡng và loại bỏ các chất thải từ hầuhết các thành phần của mắt Lớp thứ ba hau hết là lớp áo thần kinh bao gồm võngmạc và dây thần kinh thị giác liên quan

Ngoài ba lớp cơ bản bao bọc, nhãn cầu còn có các thành phần trong suốt vớichức năng khúc xạ ánh sánh bao gồm: thủy dịch, thủy tinh thé, thé pha lê

Trang 23

Giác mạc là phần trong suốt, chiếm 1/5 phần trước của vỏ ngoài nhãn cầu, có

độ cong và hơi lỗi ra phía trước, mặt sau lõm, dày ở vùng ngoại biên hơn trung tâm.Giác mạc có hình elip với đường kính ngang lớn hơn chiều dọc ở chó mẻo, nhưng sựkhác biệt giữa các đường kính này nhỏ nên hình dáng giác mạc có vẻ gần như tròn

Độ dày của giác mạc khác nhau giữa các loài, từ giống này sang giống khác và từ cáthê này với cá thể khác Nhờ độ cong và tính trong suốt, giác mạc có chức năng khúc

xạ và truyền ánh sáng (Gilger và ctv, 1991; Schoster và ctv, 1995)

Bảng 1.3 Kích thước giác mạc ở một số loài

Loài Chiêu dài Chiêu rộng Độ dày (mm)

(mm) (mm) Trung tâm Phân bên

Trang 24

Theo Mawas (1951), giác mạc là mô có sự tập trung cao nhất của các dây thầnkinh đặt biệt là các thụ thể thần kinh gây cảm giác đau Các thụ thể đau này nằm ởlớp ngoài của giác mạc trong khi các thụ thể khác nằm trong mô đệm Điều này giảithích tại sau vết thương bên ngoài giác mạc thường đau hơn các vết thương sâu Khikiểm tra bằng kính hiển vi, giác mạc không có mạch máu và cấu tạo gồm 5 lớp từngoài vào trong: lớp biểu mô, mang Bowman, nhu mô, mang Descemet và nội mô

Lớp biéu mô dày khoảng 20-40 um ở động vật ăn thịt là biểu mô lát kép khônghóa keratin, có nhiệm vụ bảo vệ giác mạc chống nhiễm trùng Nếu có vết loét thì các

tế bào biểu mô lân cận sẽ di chuyên đến và phát triển nhanh chóng dé lấp lại chỗkhuyết Biéu mô nhận oxy trực tiếp từ không khí dé khử nước và tham gia quá trìnhchuyền hóa năng lượng xảy ra trong nhu mô

Màng Bowman: có các sợi collagen xếp lộn xộn đi vào nhu mô phía trước

Lớp Bowman dính vào nhu mô bởi các sợi collagen.

Nhu mô: gồm các lớp collagen nằm sát nhau Collagen chiếm 71% toan bộtrọng lượng khô giác mạc Nhu mô khi bị ton thuong sé dé lai seo

10

Trang 25

Màng Descemet: là lớp màng đàn hồi, rất dai và có khả năng tái sinh và hìnhthành một mang mới nếu có sự viêm loét.

Nội mô: là lớp tế bào hình lục giác đẹp, lót ở mặt trong giác mạc, phân cáchvới tiền phòng, có vai trò quan trọng trong việc làm khô nước và nuôi dưỡng giácmạc, đồng thời giữ cho giác mạc được trong suốt

1.1.2.2 Củng mạc

Củng mạc (tròng trắng) là phần còn lại của lớp áo sợi nhãn cầu, chiếm khoảng

4/5 lớp áo này, ít mạch máu và rất chắc Củng mạc có màu trắng đục và không có ánh

sáng đi qua Củng mạc có nhiệm vụ bảo vệ cho các lớp màng và các môi trường bêntrong Bề mặt ngoài của củng mạc có một lớp mang mỏng mô đàn hồi và mạch máu

gọi là thượng bì củng mạc Bề mặt trong của củng mạc có một lớp sắc tố nâu nối tiếpcủng mạc với giác mạc Vùng rìa mắt là chỗ tiếp giáp giữa củng mạc và giác mạc vàcũng là chỗ tận cùng của kết mạc và bao Tenon Củng mạc do dây thần kinh mi chiphối

1.1.2.3 Màng bồ đào

Phía trong sau củng mạc là màng bồ đào, đây là màng giàu mạch máu gồm baphan từ trước ra sau: méng mắt, thể mi và mang mạch Mống mắt và thé mi gọi làmàng bồ đào trước, còn màng mạc gọi là màng bồ đào sau Nhiệm vụ chung của màngb6 đào là nuôi dưỡng nhãn cau và điều hòa nhãn áp

Mống mắt

Theo Prince (1956), mống mắt cấu tạo chủ yếu bởi mô liên kết và cơ trơn, baophủ mặt trước là thé dịch, mặt sau là thủy tinh thể Méng mắt là màng ngăn giữa tiềnphòng va hậu phòng, thông với lỗ đồng tử ở trung tâm Chức năng của mống mắt làkiểm soát lượng ánh sáng đi vào bên trong thông qua đồng tử Đồng tử co lại làmgiảm lượng ánh sánh đi vào mắt Khi đồng tử giãn rộng cho phép kích thích tối đacác tế bào cảm thụ ánh sáng, đặt biệt là tế bào hình que Quá trình này được điềukhiển bởi cơ co và cơ giãn đồng tử thông qua sợi thần kinh phó giao cảm

Méng mắt có nhiều mạch máu và các sợi thần kinh cảm giác Mống mắt có

nhiệm vụ hạn chê các tia sáng quá mạnh từ ngoài vào mặt băng cách điêu chỉnh kích

11

Trang 26

thước đồng tử và điều tiết lượng ánh sáng, ngăn cản các tia ở vùng rìa không cho lọtvào, vì chúng sẽ làm cho hình ảnh ngoại vật trên võng mạc không rõ.

Thể mi (màng bồ đào trước)

Thể mi là một gò hình nhẫn, phan tiếp nối phía trước của màng mạch và phíasau của mống mắt Thé mi gồm hai phan là phần ụ và phần phẳng Phan ụ nói liềnsau méng mat và nối tiếp phần phang, đầu ụ có những sợi dây chang Zinn (dây treo

thủy tinh thể), phần này chứa nhiều mạch máu, được coi là những tuyến tiết ra thủy

dịch, cung cấp cho tiền phòng của mắt Phần phẳng nối liền với ụ thể mi và nối tiếpvới võng mạc, phần này không chứa mạch máu

Mang mạch (màng bồ đào sau):

Mang mạch chiếm phần lớn phía sau của màng b6 đào, được cấu tạo chủ yếubởi mach máu và sắc tô Day là nguồn đinh dưỡng chính cho các lớp bên ngoài củavõng mạc Nhờ sắc tố, màng mạch tạo thành buồng tối trong nhãn cầu, tạo điều kiện

cho hình của vật hiện rõ trên võng mạc.

1.1.2.4 Thành phần trong suốt của mắt

Thủy tinh thé là cau trúc đơn lớn nhất trong mắt, chiếm tới hai phan ba thé tíchcủa nhãn cầu Theo Gilger va ctv (2005), thể tích thủy tinh thể trung bình trên chóđược tìm thấy là 1,7 + 0,86 ml, ở ngựa là 26,15 + 4,87 ml Thanh phần thủy tinh thểgồm 99% nước, 1% là collagen và axit hyaluronic Collagen cung cấp khung thủy

tinh thé và axit hyaluronic như là phan hòa tan Gần như tat cả ánh sáng nhìn thấy

được truyền qua thủy tinh thé bình thường (Balazs, 1994) Mặc dù giác mạc có tácdụng khúc xạ ánh sáng lớn nhất, nhưng thủy tinh thé lại là cấu trúc điều chỉnh độkhúc xạ dé tập trung hình ảnh sắc nét Dé hoạt động bình thường, thủy tinh thể phảitrong suốt và có thé thay đổi hình dạng Nó có bản chất hoàn toàn là biểu mô, khôngchứa sắc tố hoặc mạch máu vì sẽ làm giảm độ trong suốt

Thủy dịch là chất lỏng trong suốt do thể mi tiết ra, có cấu tạo giống như dịchnão tủy Thủy dich nằm trong khoảng trồng giữa mặt sau giác mạc và mặt trước thủytinh thé, bị ngăn thành hai khoang bởi mống mắt, gọi là tiền phòng va hậu phòng

Tiên phòng được giới hạn phía trước bởi giác mạc và rìa giác mạc, giới hạn phía sau

12

Trang 27

bởi méng mắt Chỗ thoát thủy dịch từ tiền phòng ra ngoài nhãn cầu qua góc mốngmắt- giác mạc hay là góc tiền phòng Hậu phòng được giới hạn phía trước là mặt sauméng mắt và phía sau bởi thủy tinh thé Tiền phòng và hậu phòng thông thương nhauqua lỗ đồng tử Thủy dịch sau khi được tiết ra từ thể mi, được dẫn lưu từ hậu phòng

ra tiền phòng qua lỗ đồng tử Sau đó, thủy dịch thoát ra ngoài nhãn cầu qua góc tiềnphòng tại hệ thống ống dẫn lưu là ống Schlemm nằm trên củng mạc Thủy dich có

nhiệm vụ nuôi dưỡng các tổ chức vi mạch của nhãn cầu như giác mạc, thủy tinh thể

Thủy dich còn đóng vai trò quan trong trong điều hòa nhãn áp do thé mi tiết ra

1.1.2.5 Võng mạc và thần kinh thị giác

Theo Herron (1974), võng mạc va thần kinh thị giác bắt nguồn từ não trước,

vì thế hình thái sinh lý của chúng cũng tương tự như của não Tế bảo cảm quang củavõng mạc bao gồm một lớp tế bao phức tạp với các tế bào hình que, tế bao hình nón

và các tế bảo chuyên biệt Những tế bào này thay đổi khi tiếp xúc với ánh sáng và tạo

ra năng lượng hóa học, sau đó chuyên thành năng lượng điện rồi truyền đến vùng thịgiác ở não Biéu mô sắc tố võng mạc (RPE) cung cấp các chất chuyên hóa quan trọngđến cơ quan thụ cảm ánh sáng Võng mạc nhận hầu hết đinh dưỡng từ các mao mạchvõng mạc, màng mạch và một lượng nhỏ từ thủy tinh thé Day là nơi có tốc độ traođổi chất cao nhất so với bất kì mô nào trong cơ thể Nếu một trong hai nguồn dinhdưỡng bị gián đoạn, thiếu máu cục bộ có thé xảy ra dẫn đến tình trạng mắt chức năng

võng mạc.

Theo Freeman (1978), biểu mô sắc tổ võng mạc (RPE) là một lớp tế bào hình

đa giác phẳng tạo thành lớp ngoài cùng của võng mạc Có rất nhiều sự xâm nhập của

tế bào đáy và đây là dấu hiệu của sự vận chuyên rộng rãi, liên tục giữ RPE với mảngđệm kề cận Những tế bao RPE có mật độ sắc tố day đặc, cứng, không có sắc tổ phủ

lên màng mach là tapetum va melanin Việc không chứa melanin, cho phép ánh sáng

đi qua RPE đến tapetum và sau đó phản xạ lại các thụ thể nhạy sáng

Lớp cảm giác có độ dày khác nhau, dày nhất ở gần đĩa thị giác và nhỏ dần vềphía võng mạch hoặc màng mạch Chiều rộng của mỗi lớp giảm, và lớp sợi thần kinhđóng góp nhiều nhất vào sự thay đôi độ day Donovan (1974) cho rằng, hầu hết các

Trang 28

loài động vat có vùng trung tâm võng mac dày khoảng 200-240 um và vùng võngmạc ngoại vi là 100-190 um Ở động vật với mạch máu võng mạc kém phát triển

hoặc vô mach thì độ dày võng mạc hiếm khi vượt quá 140 um Tế bao cảm quangvõng mạc là những tế bảo thị giác chính của mắt gồm tế bảo hình que và tế bảo hìnhnón Tế bào hình que có chức năng trong điều kiện thiếu sáng, ngược lại tế bảo hìnhnón thực hiện chức năng trong điều kiện đầy đủ ánh sáng Các tế bào hình nón cung

cấp thị lực về độ nhạy màu sắc và sự sắc nét, trong khi các tế bào hình que có khả

năng giúp phát hiện hình dang và chuyền động

1.1.2.6 Các bộ phận phụ thuộc nhãn cầu

Tuyến lệ

Mỗi mắt có chứa tuyến lệ chính phía trên mắt và hai tuyến lệ phụ ở mí mắt thứ

ba Tuyến lệ có nhiệm vụ tiết ra nước mắt và nước mắt chứa muối nên có tính sátkhuẩn nhẹ

- Sự tiết nước mắt: bề mặt của nhãn cầu được giữ âm và bóng láng nhờ nướcmắt được tiết ra bởi tuyến lệ, cùng với những ống tuyến tiết chất nhờn của những tổchức tiết khác và những tế bào của kết mạc và mi mắt

- Sự hình thành lớp phim nước mắt trước giác mạc (từ tuyến lệ chính và tuyến

lệ phụ) tạo nên lớp dịch giác mạc bao gồm 3 lớp: lớp mỡ bên trong, lớp nước mắt ởgiữa và lớp nhầy ở ngoài cùng dé làm giảm bớt sự bốc hơi của lớp nước bên dưới

Các cơ vận nhãn:

14

Trang 29

do dị vật xâm nhập từ xoang miệng, qua da hoặc qua kết mạc mắt Nhiễm trùng huyết

của các mô héc mat có thê xảy ra do vi sinh vật xâm nhập từ các xoang miệng, mũi,

15

Trang 30

chân răng Các bệnh viêm nhãn cau, viêm củng mạc cũng có thé gây ra viêm mô tếbào hốc mắt.

Trong một nghiên cứu gần đây của Wang và ctv (2009) cho thấy nguyên nhânphổ biến nhất của các bệnh hốc mắt liên quan đến sự giãn nở từ các cấu trúc lân cậndẫn đến chắn thương, rồi tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập Kết quả phân lập

vi khuẩn hốc mắt trên chó trong nghiên cứu này gồm 25% Staphylococcus spp ,

16,7% E.coli, 8,3% Pasteurella mutocida, và 30.5% là các vi khuẩn kị khí (chủ yếu

là Bacteroides và Clostridium spp.) Chó có biêu hiện chảy nước mắt cấp tính mộtbên, lồi mắt, sung huyết kết mạc, sưng quanh mắt, chảy dịch quanh mắt từ trong đếnđục thì có thé nghi ngờ hiện tượng viêm, áp xe hốc mắt Trong trường hợp nay, nhãncầu bình thường, không tăng nhãn áp, thú sốt và ít vận động, bạch cau trung tính tăng

cao.

Việc điều trị viêm áp xe hốc mắt được tiên lượng tốt, bước đầu tiên và quantrọng nhất là dẫn lưu Rạch một đường nhỏ ở niêm mạc miệng phía sau răng hàm trêncuối cùng Dùng kẹp cầm máu đâm qua vết rạch rồi mở kẹp, sau đó lấy kẹp ra vàkhông khâu lại Sử dụng kháng sinh toàn thân chống phụ nhiễm trong khi chờ kết quả

nuôi cây vi khuân Sử dụng kháng viêm không steroid hoặc chườm nóng cũng có lợi

cho việc điều trị

1.2.2 Viêm mí mắt

Là sự nhiễm trùng của ria mí mat Gây đau, đỏ và kết thành một lớp như vay

cá hoặc có những vết loét trên ria mi Triệu chứng gồm có lớp mủ dày từ mắt, co thắt

mi khi ra ngoài sáng, sưng và xơ cứng mí mắt, viêm bên trong bề mặt mí mắt (viêmkết mạc), Một số nguyên nhân là do sự nhiễm khuẩn ở những nang lông m1; DỊứng từ thuốc, xà phòng hoặc thức ăn; Do côn trùng hoặc bọ chét căn; Viêm đa; Rốiloạn nội tiết cũng có thể góp phần gây nên bệnh viêm mí mắt mãn tính Điều trị bằng

cách vệ sinh mắt, mí mắt bằng gạc thấm dung dịch NaCl 5% am Nên cắt ngắn những

phần lông xung quanh mắt, sử dụng kháng sinh từ 1-2 tuần

16

Trang 31

1.2.3 Lông quặm

Lông quam (Entropion) là chứng mi mắt cuộn vào bên trong, làm lông mi đâmvào mắt Da số trường hợp lông quam trên chó là do di truyền, hay gặp ở một số giốngchó như: Shar Pei, Chow Chow, Bulldog, Triệu chứng lâm sàng thường thấy là chó

bị kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu, chảy nước mắt, gây viêm mắt, trường hợp nặng sẽgây ra loét giác mạc Điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ một phần da và cơ nằm đọc

mép mí mắt và sau đó may lại Cắt chỉ sau 14 ngày phẫu thuật, sử dụng kháng sinh

nhỏ mắt trên chó như neomicyn và kháng sinh toàn thân kết hợp với vitamin B, C dé

trợ sức.

1.2.4 Viêm kết mạc

Viêm kết mạc (mắt đỏ) là sự viêm hoặc nhiễm trùng của màng kết mạc Kết

mạc có thé bị kích ứng bởi phần hoa, cỏ, hoặc do vi rút, vi khuẩn, nam Triệu chứng

của bệnh viêm kết mạc có thé thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh Viêmkết mạc làm cho mắt bị đỏ, do vừa bị kích ứng vừa bị nhiễm trùng Tác nhân gây phù,tích tụ nhiều chất lỏng, đồng thời làm gia tăng kích thước và số lượng mạch máu

trong mô Nguyên nhân nhiễm trùng tạo ra một lớp mủ vàng dày đặc hoặc mủ xanh.

Khi nhắm mắt, mí mắt bị dính lại với nhau do sự tích tụ của bạch cầu được phóngthích dé chống lại sự nhiễm trùng Viêm kết mạc thường gay đau, là nguyên nhân làmcho thú cảo hay cọ sát mắt vào ghế, thảm, Viêm kết mạc thường có tiên lượng tốt,

tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm trùng, vi sinh vật lan rộng ảnh hưởng đến những

cau trúc khác của mat làm cho thị lực bị suy yếu Thêm vào đó, sự nhiễm trùng do dịvật có thé là nguyên nhân gây loét giác mạc Viêm kết mạc có thé là một triệu chứngcủa nhiều bệnh nguy hiểm khác như bệnh Carre Một vài trường hợp viêm kết mạcnhiễm trùng có thé truyền lây qua những cá thé khác cùng bay, tuy nhiên nếu viêmkết mạc do bị kích ứng thì bệnh sẽ không lây lan và không ảnh hưởng đến những cáthể khác

Thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ thường được sử dụng trong việc điều trị Thuốcnhỏ mắt đễ hòa tan nên được cung cấp mỗi giờ, trong khi đó thuốc mỡ có tác dụngkéo dai hơn, thường được sử dụng 2-3 lần/ngày Nếu nguyên nhân do dị ứng thì nên

17

Trang 32

sử dụng những loại thuốc có chứa chất kháng viêm như hydrocortisone Nếu nguyênnhân là nhiễm trùng thì sử dụng thuốc kháng khuẩn hoặc kháng nấm Trong một vàitrường hợp có thé kết hợp thêm kháng sinh dạng uống dé điều trị cục bộ Tuy nhiên,trường hợp viêm dẫn đến loét giác mạc thì không được sử dụng thuốc có chứacorticoid vì chat này cản trở sự lành vết thương và làm vết loét trở nên xâu hơn Hauhết bệnh viêm kết mạc đáp ứng tốt với thuốc nên sẽ bình phục hoàn toàn từ 1-2 tuần.

1.2.5 Viêm giác - kết mạc khô

Theo Hoàng Thị Phúc (2007), viêm giác - kết mạc khô (Ketatoconjunctivitissicca) hoặc bệnh khô mắt là những từ đồng nghĩa dé chi một căn bệnh mat do thiếunước mắt Viêm giác-kết mạc khô là một bệnh ảnh hưởng đến thị lực, thường bị chanđoán nhằm là viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc do dị ứng, hoặc được cho là nguyênnhân của loét giác mạc Nguyên nhân của bệnh viêm giác - kết mạc khô gồm:

- Nhiễm virus: viêm giác - kết mạc khô do virus Carre có thể xảy ra đồng thờivoi các triệu chứng toàn thân khác của bệnh hoặc xảy ra nhiều tuần sau khi chó hết

triệu chứng của bệnh Carre.

- Bat thường bam sinh: giảm san hay bắt sản tuyến lệ Viêm giác - kết mạc khô

do bam sinh thường xảy ra ở một bên mắt, hay gặp ở các giống chó như Pug Trungquốc, Bulldog Anh, chó Terrier,

- Viêm do tổn thương: chấn thương, nhiễm trùng tai, tốn thương não có thé

dẫn đến viêm giác - kết mạc khô xuất phát từ mô thần kinh

- Độc tính của thuốc: điều trị bằng atropin toàn thân hoặc cục bộ và các hìnhthức gây mê có thể dẫn đến viêm giác - kết mạc khô thoáng qua Atropin gây khô mắt

có thể kéo dài đến 5 tuần (Hollingsworth và ctv, 1992)

Triệu chứng của viêm giác - kết mạc khô phụ thuộc nhiều vào mức độ và thờigian của sự thiếu hụt nước mắt và đi kèm với hình dạng mi mat Triệu chứng lâmsang có thé cap tính hoặc mãn tính, ở một bên hoặc cả hai bên, khi ở cả hai bên thitính không đối xứng có thê thấy rõ Triệu chứng thường thấy nhất của viêm giác - kếtmạc khô trên chó là: có một lớp màng nhay, day bám chặt hoặc một màng nhay mủ

bao phủ bên ngoài giác mac mắt, gap vào bên trong kêt mạc và các mô quanh mắt;

Trang 33

Co thắt cơ mi; Giác mạc và kết mạc thiếu sự phân tiết nước mắt sẽ trở nên mờ đục,khô và bất thường; Kết mạc bị viêm có thể sung huyết, giác mạc có thể phù, loét.Loét giác mạc với viêm giác - kết mạc khô thường gặp trong các trường hợp cấp tínhhoặc giai đoạn đầu của bệnh do sự phân bố nước mắt không đầy đủ Viêm giác - kếtmạc khô mãn tính, giác mạc bình thường trong suốt chuyền thành mờ duc, dày lên,

dé lại seo, hóa xơ Những tinh trạng này làm thay đổi chỉ số khúc xạ giác mạc và có

thé gây mù mắt

Mục đích của điều trị viêm giác - kết mạc khô bao gồm phục hồi độ âm ướtcho mô mắt và điều trị các tình trạng kế phát (viêm kết mac do vi khuẩn, loét giác

mạc và viêm giác mạc) Những thuốc kích thích nước mắt và các loại nước mắt nhân

tạo là điểm chính đề điều trị viêm giác - kết mạc khô, bao gồm dạng nước pha loãng

như cyclosporine (Optimmune, Schering - Plough; Sandimmune, Sandoz) Viêm giác

- kết mac khô ở mức độ nặng thi sử dung cyclosporine ở dang thuốc mỡ (Optimmune,Schering - Plough), dùng điều trị mỗi ngày dé kích thích sự tiết nước mắt ở mức bình

thường Cyclosporine cũng cải thiện bệnh lý viêm giác mạc khô, khôi phục lại sự

trong suốt của giác mạc và phục hỏi thị lực Cyclosporine dùng điều trị cục bộ cũngthành công ở chó bị viêm bề mặt giác mạc mãn tinh Corticosteroid cũng được sửdụng một cách thận trọng dé làm giảm viêm và sưng kết mạc, nhưng nó có thể làmchậm sự tiết nước mắt hoặc ức chế sự phân bố mạch bề mặt giác mạc vả tạo sẹo.Corticosteroids không nên dùng nếu có vết loét trên giác mạc Những thuốc chốngchỉ định cho thú bị viêm giác - kết mạc khô gồm chất kháng cholin như atropin, cácloại thuốc gây tê cục bộ để làm giảm sự khó chịu, sulfonamides hoặc những thuốclàm giảm sự phân tiết nước mắt Khi nhận dạng sớm, loại bỏ hoặc điều chỉnh nguyênnhân có thé phục hồi sự tiết nước mắt bình thường Thường tiến triển của bệnh khôngnguy hiểm đến tính mạng mà nó chỉ giới hạn ở giác mạc và mô kết mạc Hầu hết thúbệnh viêm giác - kết mạc khô đòi hỏi phải có quá trình điều trị lâu dài để làm giảmbớt triệu chứng lâm sang và dé duy trì tam nhìn

19

Trang 34

1.2.6 Sa tuyến lệ

Theo Duker (2008) sa tuyên lệ (Cherry eye) là khi tuyến của mí mắt thứ 3 lọt rakhỏi vị trí, nó nhô ra từ phía sau mí mắt như một khối thịt màu đỏ (mộng mắt) Tìnhtrạng này thường xảy ra trên thú non ở một số giống chó như Cocker Spaniel, Lhasa

Apso, Shihtzu, Poodle, Beagle, Bulldog, Nguyên nhân chưa được xác định rõ, tuy

nhiên có thể là do sự lỏng lẻo của mô liên kết quanh tuyến Tuyến lệ sa ra ngoài trở

nên dé kích ứng, dẫn đến hiện tượng cương mach, sưng lên và lộ ra ngoài Mặc dù

tuyến lệ bị sa khỏi vị trí của nó nhưng lại không gây đau cho thú Tuy nhiên, tuyến lệ

lộ ra ngoài trong thời gian dài thì càng dễ viêm Nếu thú cọ sát vào mắt có thé lam

tuyến lệ chảy máu, gây nhiễm trùng hoặc hình thành những bệnh khác như viêm kết

mạc, mắt khô, Hơn thế nữa, chức năng của tuyến lệ có thé tổn thương nếu khôngđược điều trị kịp thời

Phương pháp thường được sử dụng nhất là phương pháp đốt bỏ tuyến lệ Kỹthuật như sau: dùng nhíp có mau gap mộng mắt lên, kẹp ở đáy mộng mắt bằng kẹpcầm mau, cắt mộng mắt ở phía trên, sau đó sử dụng đốt điện dé cắt khối mộng này,mục đích đốt mộng là để co mạch Ngoài ra, phẫu thuật đưa tuyến lệ trở lại vi trí cũ

cũng là phương pháp hiệu quả Thủ thuật này gọi là “kỹ thuật túi”, một túi nhỏ được

tạo ra gan vi trí cũ của tuyến lệ và tuyến lệ được đặt vào bên trong túi và túi đượckhâu đóng lại Hậu phẫu tránh sự viêm nhiễm có thể kéo dài từ 1-2 tuần

Các nguyên nhân gây loét giác mạc: Chan thương do bị đánh, cắn nhau, bụihay mảnh vỡ đâm vào mắt; Do cấu tạo mi mắt khác thường như lông quam; Biếnchứng từ bệnh viêm kết mạc do dùng thuốc corticoid lâu ngày; Do viêm nhiễm vi

20

Trang 35

trùng, nam, Triệu chứng thường gặp là chảy nhiều nước mắt, nheo mắt, sợ ánhsáng, hay lay chân cào mắt hoặc cọ sát đầu vào tường, thảm, giảm thị lực, phù nề mi

mát.

Tiên lượng tốt khi bị trầy, trên giác mạc xuất hiện màng sương mù mỏng Cónhững mao mạch nhỏ di chuyên từ củng mạc đến giác mạc và những mô bị hư hại.Trong vòng vài ngày, những mạch máu này mang những mô lành và chất lỏng đến

vết loét, lap đầy chỗ khuyết Tuy nhiên, vết loét đã lành nhưng cũng dé lại sẹo trên

giác mạc vả nó có ảnh hưởng đến sự giảm thị lực của mắt.

Tiên lượng xấu nếu sự nhiễm trùng ăn sâu vào lớp biểu mô giác mạc, vết loét

có thê sâu và rộng hơn và cuối cùng là thủng giác mạc, xuyên qua lớp nhu mô collagen

đến màng Descemet

Hầu hết bệnh loét giác mạc trên chó sẽ bắt đầu điều trị cục bộ với những khángsinh dạng thuốc nhỏ mắt hoặc dạng thuốc mỡ thích hợp Atropine hoặc những thuốcgây co thất có thể được sử dụng để làm giảm đau, rát Cortisone hoặc những thuốcliên quan đến cortisone không nên sử dụng vì cản trở sự lành vết thương và làm vếtloét trở nên tệ hơn Những móng chân của chó có thể nên được quan lại dé ngăn ngừathú dùng móng vuốt cdo vào mắt khi thú bị khó chịu, điều đó có thé gây tôn hại mắthon Có thé kết hợp thêm những thuốc bồ trợ như Vitamin A, E Trong trường hợpvết loét không lành hoặc khi vết loét sâu và rộng thì việc sử dụng phương pháp khép

mí mắt thứ ba là cần thiết Mí mắt thứ ba được kéo lên qua khỏi giác mạc và được

khâu vào bên trong của mí dưới và mí trên Như vậy sẽ tạo thành lớp mô bảo vệ giác

mạc, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn có thé làm vết loét càng nặng thêm Và thuốcđược cung cấp vao giữa 2 mí mat Đường khâu sé được tháo ra sau 7-10 ngày Thủthuật này rất hữu ích trong việc tạo ra sự đáp ứng làm lành vết thương trong trường

hợp giác mạc bị hư hại nặng (Duker, 2008).

1.2.8 Mo đục thủy tinh thé

Duc thủy tinh thé (Cataract) là sự phá vỡ kết cấu của thủy tinh thé Hậu quacủa sự phá vỡ này là tổn hại sự trong suốt của thủy tinh thé và làm giảm thị lực

2

Trang 36

Theo Jack (2008), đục thủy tinh thé là một trong những van đề phô biến, ảnhhưởng đến mắt của thú Có nhiều dạng và nguyên nhân hình thành chứng đục thủytinh thể Bệnh này xảy ra chủ yếu là do đi truyền và do lứa tuổi của thú Thủy tinhthé bình thường được duy trì trong trạng thái khử nước, gồm 66% là nước và 33% làprotein Hệ thống bơm Na" trong thủy tinh thé giúp giữ cân bằng nước và protein.Khi cơ chế sinh học trong thủy tinh thể bị hư hại, hệ thống bơm bị hỏng và hậu quả

là rất nhiều nước được đưa vào bên trong thủy tinh thé Trong điều kiện đó, lượng

protein không hòa tan sẽ tăng lên Những thay đổi này đưa đến kết qua là giảm tínhtrong suốt của thủy tinh thé và hình thành đục thủy tinh thé

Phân loại đục thủy tinh thé theo vị trí:

a/ Duc thủy tinh thé bao sau thường xảy ra do biểu bì thủy tinh thé sinh sảnbat thường Các tế bào biểu bì trở nên thừa thải, vô tổ chức sắp xếp thành lớp gây ra

mờ đục.

b/ Duc thủy tinh thé vùng vỏ do sự sắp xếp vô tô chức của các sợi thủy tinhthé Soi thủy tinh thé mat lớp đồng tâm bình thường và trở nên hỗn độn tạo thành cáckhối hình cầu bat thường

c/ Duc thủy tinh thé ở trung tâm là hậu quả do biến đổi về tính trong suốt củacác sợi thủy tinh thê thoái hóa ở trung tâm Các sợi nay trở nên đặc hơn và thường cómàu xám hay màu hơi vàng ở trung tâm thủy tinh thé Loại này thường xảy ra trên cảhai mắt trong cùng một thời gian và xuất hiện trên chó từ 6 năm tuổi trở lên

Phân loại đục thủy tinh thể theo lứa tuổi mắc bệnh: Lứa tuổi của thú rất quantrong trong việc phân loại theo từng nhóm bệnh đục thủy tinh thể

a/ Duc thủy tinh thé bam sinh: bệnh xuất hiện khi thú mới sinh ra, thường xảy

ra ở cả hai mắt Mặc dù do bam sinh nhưng không phải do di truyền Sự nhiễm trùnghoặc nhiễm độc có thé là nguyên nhân của sự hình thành đục thủy tinh thể khi thúcon vẫn còn nằm trong bụng mẹ

b/ Duc thủy tinh thé khởi phát sớm: là sự phát triển sớm nhất trong cuộc đời.Cũng như bệnh đục thủy tinh thé bam sinh, nó có thé do di truyền hoặc có nguyênnhân bởi tác động bên ngoài như chấn thương, bệnh tiêu đường, nhiễm trùng, hoặc

22

Trang 37

do nhiễm độc tố Đục thủy tinh thể do di truyền ở lứa tuôi này phô biến hơn trên mộtvài giống chó gồm Afghan Hound và Standard Poodles.

c/ Duc thủy tinh thể đo tuôi già: xảy ra trên chó lớn hơn 6 năm tuổi Sự xơ hóa

ở vùng trung tâm thủy tinh thé do thuốc thì thường nhằm lẫn với đục thủy tinh thé ởlứa tuéi này

Phân loại đục thủy tinh thé theo di truyền hoặc tác nhân bên ngoài

Duc thủy tinh thé do di truyền: Duc thủy tinh thé do di truyền trên chó có théxảy ra độc lập hoặc đi kèm với những bệnh về mắt khác Nếu thú được chan đoán đụcthủy tinh thể do di truyền thì không nên giữ lại làm giống, vì bệnh này rat có khả năngkéo dài đến đời con của nó Sự rối loạn trao đôi chất hình thành đục thủy tinh thể trênchó phô biến nhất trong bệnh tiểu đường Hầu hết chó mắc bệnh tiểu đường từ nămtrở lên đều bị đục thủy tinh thể Ở những chó mắc bệnh tiêu đường thì lượng glucosetập trung trong thủy tinh thé gia tăng Luong glucose này biến đổi thành sorbitol lànguyên nhân gia tăng lượng nước đi vào thủy tinh thé Sự gia tăng lượng nước lànguyên nhân làm phá vỡ các tô chức của sợi thủy tinh thể, hậu quả là đục thủy tinhthể

Duc thủy tinh thé do chan thuong: Chan thương do tai nan xe hoặc do những

mảnh vỡ đâm vào mắt, Duc thủy tinh thé dang này thường chỉ xảy ra trên một bênmat Phương pháp điều trị: Cho đến nay chưa có loại thuốc nào có thé làm chậm lại,phòng ngừa hoặc làm đảo ngược sự phát triển của đục thủy tinh thé Duc thủy tinhthê có thể được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa Hiện nay trong nhân y có các

phương pháp phẫu thuật sau:

- Phẫu thuật lay thé thủy tinh trong bao

- Phẫu thuật lấy thé thủy tinh ngoài bao

- Phẫu thuật lay thé thủy tinh ngoài bao, đặt thé thủy tinh nhân tạo

- Phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh bằng siêu âm

Tuy nhiên các phương pháp này hiện chưa được áp dụng trong ngành thú y ở

Việt Nam.

25

Trang 38

1.2.9 Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp (Glaucoma) là bệnh rất phô biến trên người và cả trên thú Trongmắt bình thường thủy địch được sản xuất liên tục bởi thé mi và được dẫn lưu dé duytrì áp lực bên trong ở mức độ thích hợp, nhằm giữ hình dạng của mat Glaucoma xảy

ra khi áp lực bên trong nhãn cầu cao hơn bình thường, áp lực quá mức có thé làm hủyhoại cấu trúc bên trong mắt, đặc biệt là võng mạc và thần kinh thị giác Glaucoma là

nguyên nhân gây mù lòa trên chó, không chỉ làm giảm thị lực mà còn gây ra những

cơn dau dir đội đi kèm theo Có hai dạng glaucoma là nguyên phat va thứ phát.

1.2.9.1 Tăng nhãn áp nguyên phát

Theo Charles (2019), bệnh tăng nhãn áp nguyên phát thường do di truyền là

hậu quả của sự chuyền hóa bắt thường tế bào của hệ thống dòng chảy thủy dịch Mắt

có ống dẫn lưu quá nhỏ hoặc gốc tự nhiên hẹp, thủy dịch sẽ khó tìm đường ra khỏinhãn cầu Glaucoma nguyên phát thường thấy phô biến nhất trên giống Beagles,Cocker Spanials, Dachshunds Bệnh này hiểm khi xảy ra trên hai mắt cùng lúc hoặctrong một thời gian giống nhau, thường thì chỉ xảy ra một bên mắt vai thang hay thậmchí vài năm trước khi ảnh hưởng đến mắt còn lại

Glaucoma góc mở: Trên chó Beagle, glaucoma xảy ra khi một nhiễm sắc théđiển hình mang tính trạng lặn Bệnh trở nên rõ ràng hơn ở độ tuổi từ 6 - 18 tháng tuổi

và bệnh ngay càng phát triển gây mù ở khoảng 4 năm tuôi nếu không được điều trị.Trong thời gian đó, nhãn cầu tăng lên rất chậm, nước mắt được sản xuất trong màngDescemet, lệch thủy tinh thé Không có biểu hiện rõ ràng nào của gốc mống mắt -giác mạc cho đến khi có sự thay đổi không ngờ

Glaucoma góc đóng hoặc góc hep: Là bệnh cấp tính, đặc trưng với tốc độ tăng

áp lực bên trong mắt một cách nhanh chóng, dẫn đến tổn thương nếu không điều tringay Trong suốt thời kì bệnh, góc mống mắt - giác mạc có thé đóng hoàn toàn, dẫnđến sự dính giữa mồng mắt với giác mạc, góp phan duy trì áp lực cao bên trong mắt

theo Giaconi (2010).

24

Trang 39

1.2.9.2 Tăng nhãn áp thứ phát

Bệnh xảy ra có thé là kết quả của một căn bệnh hoặc sự tôn thương ở mat Một

số nguyên nhân của bệnh glaucoma thứ phát là mắt chảy máu, viêm bên trong mắt,bướu, thủy tinh thé bị dich chuyển hoặc nam sai vị trí, sự thoái hóa của cấu trúc bên

giảm áp lực bên trong mắt Trong trường hợp phát hiện bệnh sớm, có thé sử dụng liệu

pháp điều trị cục bộ như nhỏ thuốc và kết hợp với thuốc lợi niệu, dé giúp thủy dichchảy ra khỏi mắt hoặc làm giảm sự sản sinh thủy dịch Thuốc phải thường xuyênđược cung cấp từ 3 hoặc nhiều lần trong ngày Có những thủ thuật hạn chế glaucomalâu dai là sử dụng phương pháp phẫu thuật như đặt ống dẫn lưu dé thủy dịch chảy rakhỏi mắt Nếu tất cả những phương pháp điều trị không hiệu quả, hoặc glaucoma làkết quả của ung thư hoặc nhiễm trùng khó chữa thì mắt cần phải được cắt bỏ

1.3 Phương pháp chan đoán bệnh

1.3.1 Kiếm tra bằng mắt thường

Việc kiểm tra được thực hiện trong một phòng đủ ánh sáng nhưng có thé đượclàm tối đi dé dang khi cần thiết Đối với những giống chó nhỏ thì chủ nuôi giữ trênbản kiểm tra, có định đầu và hướng về nguồn sáng giúp cho sự quan sát thuận lợi, đốivới những giống chó có tam vóc lớn thì có thé dé chúng ngôi trên san nhà kiểm tra

Sử dụng đèn khám mắt cường độ ánh sáng cao dé dé dang quan sat và có sự so sánh

ở cả hai mắt Quan sát từng bộ phận, từ ngoài vảo trong: mí mắt, kết mạc, nhãn cầu,giác mạc, méng mắt, đồng tử Sờ nắn quanh hốc mắt, mi trên, mi dưới sẽ giúp ướclượng được cảm giác ở vùng thể mi và nhận thức được các khối u, các ô viêm bên

trong và xung quanh hồ mắt

25

Trang 40

1.3.2 Kiểm tra giác mac bằng thuốc thử Fluorescein

Thuốc thử Fluorescein gồm 2 loại là giấy thử Fluorescein vô trùng và thuốcnhỏ Fluorescein Chất huỳnh quang ưa nước nên không thé thâm nhập vào biểu môgiác mạc bình thường Nếu khoảng cách gian bào bị mở rộng hoặc mat biểu mô thiFluorescein sẽ được giữ lại bởi biểu mô hoặc mô đệm và có thể nhìn thấy dưới dạngvết màu xanh lục Do lớp biểu mô tại vết loét không còn nên khi rửa lại bang NaCl0,9 % sẽ được nhuộm xanh bởi thuốc thử Ngoài ra, giấy thử Fluorescein còn rất hữu

ích trong việc chứng minh sự hiện diện của bệnh Keratoconjunctivitis sicca (viêm

giác - kết mạc khô) bằng việc đổi từ màu hồng thành màu đỏ tươi

1.3.3 Kiểm tra áp lực mắt

Trong điều kiện sinh lý bình thường, áp lực mắt của chó biến thiên từ 15-25mmHg Đối với những giống chó nhạy cam thì có thé tăng đến 30 mmHg khi có sựhưng phan, nhưng sẽ trở lại trạng thái ban đầu rất nhanh trừ trường hợp có bệnh.Dùng hai ngón tay trỏ ấn vào hai mi mắt trên vùng củng mạc, khi mắt đã đóng kín thì

có thể cảm nhận được áp lực nội nhãn Nếu một mắt có nhãn áp cao hơn bình thườngkhi sờ nắn sẽ có cảm giác bên đó căng hơn

1.3.4 Kính soi đáy mắt

Kính soi đáy mắt trực tiếp: giúp thu nhận hình ảnh rõ nét từ tận sâu trong mắt

đã được phóng đại khoảng 14 lần Khoảng cách từ mắt người khám đến mắt thú là2,5cm, đồng thời mắt người và thú phải ở cùng một phía khi kiểm tra Phương pháp

này hơi khó thực hiện do sự cử động của thú và đòi hỏi kinh nghiệm của bác sĩ.

Kính soi đáy mắt gián tiếp: bằng cách đặt một thâu kính lõm ngay phía trướckính soi đáy mắt chuẩn, và với khoảng cách 37cm ta sẽ thu được một hình ảnh daongược và được phóng to gấp 4 lần Cách quan sát này sẽ tạo ra một khoảng cách xahơn và ít nguy hiểm hơn Hình ảnh đáy mắt quan sát được sẽ nhỏ hơn nhưng rõ vàsáng hơn Khi có sự mờ đục giác mạc, sự xơ cứng hay xuất huyết trong thủy tinh théthì sẽ quan sát được phản xạ ở đáy mắt, trong khi khó có thể nhận thấy nếu dùng kínhsoi trực tiếp Vùng võng mạc quan sát được sẽ rộng lớn, nhất là ở phần trung tâm vớigai thị, mạch bạch huyết và điểm vàng

26

Ngày đăng: 11/12/2024, 12:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w