1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích cơ sở pháp luật và vai trò, Ý nghĩa của Điều 4 trong mười Điều quy Định Đạo Đức nghề nghiệp của người làm báo từ Đó, liên hệ Đánh giá cách các nhà báo Áp dụng nguyên tắc Đạo Đức Đó trong bối cảnh ngày nay tại việt nam

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích cơ sở pháp luật và vai trò, ý nghĩa của điều 4 trong mười Điều quy Định Đạo Đức nghề nghiệp của người làm báo từ Đó, liên hệ Đánh giá cách các nhà báo Áp dụng nguyên tắc Đạo Đức Đó trong bối cảnh ngày nay tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc, Lê Minh Anh, Nguyễn Ngọc Phương Linh, Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Vũ Hải Anh, Lê Thành Nguyên, Nguyễn Hà Linh
Người hướng dẫn TS. Lê Vũ Điệp
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Pháp luật đạo đức và vấn đề bản quyền truyền thông
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 3,37 MB

Nội dung

Trong 10 điều “Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo”, điều số 4, vốnnhấn mạnh những giá trị cốt lõi, bao gồm tinh thần nhân văn và quyền con người, có ýnghĩa đặc biệt quan trọng, đ

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠO ĐỨC VÀ

VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN TRUYỀN THÔNG

Đề tài: Phân tích cơ sở pháp luật và vai trò, ý nghĩa của điều 4 trong "Mười

điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo" Từ đó, liên hệ đánhgiá cách các nhà báo áp dụng nguyên tắc đạo đức đó trong bối cảnh ngày naytại Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Vũ Điệp

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2

Hà Nội, tháng 05 năm 2024

Trang 2

Mục lục

LỜI CAM ĐOAN 3

LỜI CẢM ƠN 4

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU 4 TRONG QUY ĐỊNH ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM 6

1.1 Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp người làm báo 6

1.1.1 Đạo đức 6

1.1.2 Đạo đức nghề nghiệp người làm báo 6

1.2 Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam 7

1.3 Điều 4 trong Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam 9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LUẬT CỦA ĐIỀU 4 TRONG QUY ĐỊNH ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÀM BÁO 10

2.1 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013 10

2.2 Luật Báo chí 2016 11

CHƯƠNG 3: VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU 4 TRONG QUY ĐỊNH ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM 16

3.1 Đảm bảo chất lượng thông tin 17

3.2 Thiết lập các chuẩn mực đạo đức và nâng cao vị thế nghề báo 18

3.3 Duy trì niềm tin của công chúng 19

3.4 Phòng ngừa và xử lý vi phạm 19

3.5 Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh 20

CHƯƠNG 4: LIÊN HỆ, ĐÁNH GIÁ 22

4.2 Phân tích thực trạng 23

4.2.1 Những mặt tích cực 23

4.2.2 Những mặt hạn chế 25

4.3 Kiến nghị, giải pháp (liên hệ với “Innovations in Journalism”) 27

PHỤ LỤC 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 41

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm thực hiện xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nhómdưới sự hướng dẫn của Giảng viên Lê Vũ Điệp

Nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực Các số liệu, tríchdẫn nêu trong bài tiểu luận này đảm bảo chính xác và dựa trên thực tế khảo sát và báocáo của các cơ quan hữu quan

Nhóm xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung, kết quả trong quátrình thực hiện tiểu luận này

Nhóm thực hiện tiểu luận Nguyễn Thị Bích Ngọc

Lê Minh Anh Nguyễn Ngọc Phương Linh Nguyễn Hoàng Anh Nguyễn Vũ Hải Anh

Lê Thành Nguyên Nguyễn Hà Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Nhóm thực hiện xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Truyền thông &Văn hoá đối ngoại đã dày công giảng dạy, đào tạo chúng em trong suốt thời gian qua.Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn Ts Lê Vũ Điệp đã tận tình hướngdẫn, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập và thực hiện tiểu luận này.Mặc dù nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng song tiểu luận vẫn còn đôi chỗ sai sót.Nhóm chúng em mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy, cô để luậnvăn được hoàn thiện hơn

Hà Nội, tháng 5 năm 2024

Trang 5

MỞ ĐẦU

Sau hơn 100 năm, ngành báo chí Việt Nam hiện nay đã phát triển vô cùng mạnh

mẽ, về cả số lượng và chất lượng, đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý xãhội, góp phần đấu tranh mạnh mẽ với các thông tin xấu độc, định hướng dư luận.Trong giai đoạn hiện nay, khi mà đất nước đang trải qua quá trình phát triển kinh tế xãhội mạnh mẽ, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì vai trò của báo chí càngtrở nên quan trọng hơn bao giờ hết Chính bởi vậy, để góp phần xây dựng nền báo chílành mạnh, hướng dẫn các nhà báo thực hiện vai trò quan trọng của mình một cách cótrách nhiệm, vào năm 2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã công bố 10 điều “Quy định đạođức nghề nghiệp người làm báo”

Ra đời với mục tiêu nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo ở ViệtNam, “Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo” nhấn mạnh cần phải trung thànhvới Tổ quốc, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, cũng như thực hiện nghiêmchỉnh các quy định của pháp luật, từ đó người làm báo mới có thể duy trì niềm tin củacông chúng đối với báo chí Giữa thời đại nhiễu loạn thông tin, “cơn bão” thông tincủa thời đại số hoành hành, đặc biệt là sự ra đời của mạng xã hội khiến tin giả đầy rẫy,báo chí đạo đức trở thành bức tường thành vững chắc ngăn chặn sự lan truyền thôngtin sai lệch và góp phần đảm bảo ổn định chính trị, xã hội

Trong 10 điều “Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo”, điều số 4, vốnnhấn mạnh những giá trị cốt lõi, bao gồm tinh thần nhân văn và quyền con người, có ýnghĩa đặc biệt quan trọng, đóng vai trò như lời nhắc nhở những người làm báo vềnhững ranh giới đạo đức cần phải được tuân thủ trong hoạt động báo chí

Bài tiểu luận dưới đây sẽ đi sâu vào phân tích cơ sở pháp luật và vai trò, ý nghĩacủa Điều 4 trong “Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo”, đồng thời liên hệ,đánh giá cách các nhà báo áp dụng nguyên tắc này trong bối cảnh Việt Nam hiện nay

Trang 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU 4 TRONG QUY ĐỊNH ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM

1.1 Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp người làm báo

1.1.1 Đạo đức

Đạo đức là một phạm trù có từ rất lâu đời, gắn liền với sự hình thành và pháttriển của xã hội loài người Ngay từ thời cổ đại, đã có rất nhiều khái niệm về đạo đứcđược đưa ra bởi rất nhiều các học giả khác nhau, từ phương Đông đến phương Tâynhư Khổng Tử, Lão Tử, Aristotle, Socrates, Plato… (Nguyễn Chí Bền, 2016).Theo nhóm chúng tôi, hiểu một cách cơ bản, đạo đức là một hình thái ý thức xãhội, bao gồm hệ thống các quan niệm, quy tắc, nguyên tắc hay chuẩn mực xã hội, cóvai trò điều chỉnh hành vi con người trong các mối quan hệ Nói cách khác, đạo đứcchính là la bàn định hướng cho hành vi con người, giúp con người biết điều gì đúng,điều gì sai, từ đó cư xử phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội Đạo đức thể hiệnqua những giá trị tốt đẹp như lòng nhân ái, sự trung thực Những phẩm chất này giúpcon người sống tốt đẹp hơn, hướng đến cái thiện và xây dựng một xã hội văn minh,phát triển

Bên cạnh đạo đức, một phạm trù khác cũng có vai trò điều chỉnh hành vi của conngười là luật pháp Tuy nhiên, khác với đạo đức, luật pháp mang tính phổ biến và tỉnhcưỡng chế bắt buộc Có những hành vi có thể không vi phạm luật pháp nhưng lại bị lên

án về mặt đạo đức (Nguyễn Thị Trường Giang, 2020, tr 97–98)

1.1.2 Đạo đức nghề nghiệp người làm báo

Nguyễn Thị Trường Giang (2020, tr 99) định nghĩa đạo đức nghề nghiệp của nhàbáo, hay còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như đạo đức nghề báo, đạo đức báochí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, đạo đức nhà báo, là “những quy tắc,chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệnghề nghiệp”

Nguyễn Thị Trường Giang (2020) khẳng định, với vị trí và vai trò to lớn củangành báo chí, vốn có thể tác động một lúc đến rất nhiều người, người làm báo cầnphải nhận thức được rõ ràng, sâu sắc những việc mình làm và cân nhắc kỹ lưỡngnhững tác động tiềm tàng có thể xảy ra với xã hội Tác giả nhận định, với sức ảnhhưởng lớn, chỉ cần thiếu thận trọng sẽ để lại hậu quả vô cùng to lớn Bởi vậy, đạo đứcnghề nghiệp người làm báo cần phải được để cao (Nguyễn Thị Trường Giang, 2020, tr.101–103)

1.1 Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam

Có thể khẳng định, đạo đức nghề báo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việcđịnh hướng sự phát triển của báo chí Việt Nam Việc xây dựng các nguyên tắc đạo đức

Trang 7

nghề nghiệp báo chí là điều kiện tiên quyết để xây dựng nền báo chí lành mạnh, gópphần định hướng dư luận và thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội Khi có cácnguyên tắc đạo đức rõ ràng thì các nhà báo mới ý thức rõ được vai trò và trách nhiệmcủa mình, không ngừng tu dưỡng đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn để gópphần xây dựng nền báo chí Việt Nam ngày càng phát triển và chuyên nghiệp hơn Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, ngay từ gần 30 năm trước, Hội Nhàbáo Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng một bộ nguyên tắc đạo đức nghềnghiệp dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên tắc chung của báo chí thế giới vàthực tiễn hoạt động báo chí trong nước (Nguyễn Thị Trường Giang, 2020, tr 172).Năm 1995, Đại hội lần thứ VI Hội Nhà báo Việt Nam đã thông qua “Quy ướctiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam” Bản Quy ước lần đầu tiênđược ban hành đã đặt ra nghĩa vụ tự nguyện thực thi những quy chuẩn đạo đức nghềnghiệp và xã hội, tránh được những hạn chế đáng tiếc trong hoạt động tác nghiệp báochí (Mai Chí Vũ, 2022)

Đến Đại hội lần thứ VIII, diễn ra từ ngày ngày 11 đến ngày 13 tháng 8 năm 2005,Hội Nhà báo Việt Nam đã chỉnh lý và sửa đổi thay “Quy ước về đạo đức nghề nghiệpbáo chí Việt Nam” bằng “Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo ViệtNam”, gồm 9 điều (Nguyễn Thị Trường Giang, 2020, tr 172)

Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam ngày 15 tháng 12năm 2016 đã thảo luận và thông qua 10 điều “Quy định đạo đức nghề nghiệp ngườilàm báo Việt Nam” Ngày 16 tháng 12 năm 2016, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt NamThuận Hữu đã ký Quyết định số 483/QĐ-HNBVN ban hành “Quy định đạo đức nghềnghiệp người làm báo Việt Nam”, trong đó nêu rõ: “Quy định đạo đức nghề nghiệpngười làm báo Việt Nam” gồm 10 điều, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 (Hội Nhà báoViệt Nam, 2023)

Cụ thể, nội dung 10 “Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam”bao gồm:

Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCNdưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúccủa nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản quyền và cácquy định của pháp luật Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội quy, quy chế của cơquan báo chí nơi công tác

Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi Bảo vệ công

lý và lẽ phải Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xãhội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốcgia, dân tộc

Trang 8

Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người Không xâmphạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiệntruyền thông khác

Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật.Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp

Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấnđấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại

Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ và phát huy các giá trị vănhóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định trên,

đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làmbáo

1.2 Điều 4 trong Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam

Như đã đề cập ở trên, điều 4 trong Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báoViệt Nam do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành năm 2016 nêu rõ cần “Nêu cao tinhthần nhân văn, tôn trọng quyền con người Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh

dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân”

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà những vấn nạn giật tít, câu view, đưa thông tinsai lệch đang làm mất đi sự tôn nghiêm của báo chí, lấn át các giá trị về đạo đức, ảnhhưởng đến niềm tin của công chúng, điều 4 đóng vai trò như lời nhắc nhở quan trọng

về những giá trị cốt lõi cần định hướng cho hoạt động báo chí, thể hiện cam kết sâu sắctrong việc nêu cao tinh thần nhân văn và tôn trọng quyền con người, nhấn mạnh việctránh xâm phạm đời tư hoặc làm tổn hại danh dự, nhân phẩm và lợi ích hợp pháp của

tổ chức và cá nhân

Trang 9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LUẬT CỦA ĐIỀU 4 TRONG QUY ĐỊNH ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÀM BÁO

2.1 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013

Trong Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyền con ngườiđược quy định rõ rành với nhiều điều khoản khác nhau nhằm xây dựng một xã hộicông bằng, bình đẳng Cụ thể:

Trong Chương II về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Điều 14, khoản 1 đã chỉ rõ “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cácquyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đượccông nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.” Tất cả mọi ngườiphải tôn trọng, đảm bảo không xâm phạm bất kỳ quyền con người nào được Nhà nướcquy định

Trong Điều 20, khoản 1 “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực,truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sứckhỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”; Điều 21, khoản 1 “Mọi người có quyền bấtkhả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo

vệ danh dự, uy tín của mình; Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật giađình được pháp luâ ƒt bảo đảm an toàn”; Điều 21, khoản 2 “Mọi người có quyền bí mậtthư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; Không aiđược bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thứctrao đổi thông tin riêng tư của người khác.” đã có những quy định rõ ràng về nhữngquyền bất khả xâm phạm của công dân, những người làm báo cần nắm rõ các quy địnhtrên nhằm thực hiện đúng trong quá trình công tác báo chí

Ngoài các quy định về quyền công dân, Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủnghĩa Việt Nam cũng có những quy định nhằm nêu cao tinh thần nhân văn trong xãhội Cụ thể

Trong Điều 24 đã đề cập đến quyền tự do trong tôn giáo và tín ngưỡng củacông dân:

1 Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáonào Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật

2 Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

3 Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôngiáo để vi phạm pháp luật

Ở Điều 25 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông

tin, hội họp, lập hội, biểu tình Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

đã đưa ra quy định về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí của công dân, đây là mộttrong những quy định then chốt mà những người làm báo cần nắm rõ

Ngoài ra trong Điều 26, Nhà nước cũng đề cập đến quyền bình đẳng giới trong

xã hội:

Trang 10

1 Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền

và cơ hội bình đẳng giới

2 Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huyvai trò của mình trong xã hội

3 Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới

Những điều khoản trên là cơ sở pháp luật vững chắc cho việc Điều 4 trong

“Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam” Những người làm báo cầnnắm rõ những điều luật về quyền con người được Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam quy định từ đó tôn trọng và không xâm phạm các quyền conngười cũng như lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân

2.2 Luật Báo chí 2016

Trong Luật Báo chí 2016 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam ban hành, có nhiều điều khoản quy định về chức năng, quyền lợi và nghĩa vụ củabáo chí cũng như người làm báo Đây là cơ sở pháp luật để xây dựng nên Điều 4: Nêucao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người Không xâm phạm đời tư, làm tổnhại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân

Với Báo chí nói chung, các Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chíđược quy định tại Điều 4 Các quy định này được coi như một bản hướng dẫn để Báochí Việt Nam đối chiếu và noi theo:

1 Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thôngtin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quannhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xãhội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân

2 Báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đấtnước và của Nhân dân;

b) Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tônchỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xãhội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ vàphát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủnghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa;

c) Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngônluận của Nhân dân;

d) Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranhphòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;đ) Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu

số Việt Nam;

e) Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệpcủa nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bềnvững

Trang 11

Trong Luật Báo chí năm 2016 cũng đã có những quy định rõ ràng về những

hành vi bị nghiêm cấm với Báo chí trong Điều 9:

1 Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

có nội dung:

a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;

b) Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;

c) Gây chiến tranh tâm lý

2 Đăng, phát thông tin có nội dung:

a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân,với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộngđồng các dân tộc Việt Nam;

c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo cáctôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;

d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế

3 Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độclập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4 Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anhhùng dân tộc

5 Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân

và bí mật khác theo quy định của pháp luật

6 Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần

bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏecủa cộng đồng

7 Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hànhđộng dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục ViệtNam

8 Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổchức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòaán

9 Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thầncủa trẻ em

10 In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí,nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu,cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin mà cơ quan báo chí đã có cảichính

11 Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sảnphẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng

12 Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo,phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạtđộng nghề nghiệp đúng pháp luật

Trang 12

13 Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin quy địnhtại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Điều này.

Những người công tác trong lĩnh vực Báo chí cần nắm rõ và tuân thủ các quy địnhtrên

Với những nhà báo nói riêng, các quy định được đặt trong điều 25 mục 4 chương III Các nhà báo cần nắm rõ và tuân thủ các quy định trong quá trình thực

hiện công tác báo chí

Điều 25 Quyền và nghĩa vụ của nhà báo

1 Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo

2 Nhà báo có các quyền sau đây:

a) Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạtđộng báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ tronghoạt động nghề nghiệp;

b) Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quyđịnh của pháp luật;

c) Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí Khi đến làm việc,nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấpcho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tưcủa cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;

d) Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố tríkhu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, ngườitham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;

đ) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;

e) Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái với quy địnhcủa pháp luật

3 Nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đấtnước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;b) Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhànước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các

tư tưởng, hành vi sai phạm;

c) Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm phápluật;

d) Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống,xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nộidung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;

e) Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo

Những người làm báo cần phải nắm rõ những điều khoản về quyền lợi, nghĩa vụ chứcnăng của Báo chí nói chung cũng như của nhà báo nói riêng để đảm bảo thực hiệnđúng các điều khoản pháp luật đã quy định

Trang 14

CHƯƠNG 3: VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU 4 TRONG QUY ĐỊNH ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÀM BÁO VIỆT NAM

Dựa trên điều 4 trong “Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo ViệtNam”, ta thấy những yêu cầu và tiêu chuẩn mới về chuẩn mực đạo đức của người làmbáo được đặt ra trong thời đại mới Tinh thần nhân văn và quyền con người là 2 yếu tốcốt lõi định hình một tiêu chuẩn mới cho ngành báo chí Việt Nam Với bối cảnh hộinhập quốc tế, nhân quyền ngày càng được đề cao và đi kèm theo đó là những yêu cầu

về trách nhiệm xã hội và tính nhân văn trong hoạt động báo chí của những người làmbáo Đi cùng với đó là sự phát triển toàn diện và đa dạng phong phú về nhân quyền vàquyền không xâm phạm đời tư là một trong những quyền lợi được nhấn mạnh Trongthời đại các phương tiện truyền thông đang tỏ ra vô cùng tinh vi và tiên tiến, sự canthiệp của công nghệ đã giúp người làm báo có khả năng thu thập và tổng hợp thông tinthực tế ngày càng khéo léo và tinh vi hơn Song, những tiến bộ trên cũng đồng thờikhiến lớp lá chắn bảo mật thông tin cá nhân và đời tư của con người ngày càng mỏngmanh hơn Việc không xâm phạm đời tư được quy định Với phạm vi quyền hạn củamình, những sản phẩm báo chí của người làm báo nếu bị sử dụng sai mục đích thìhoàn toàn có thể gây tổn hại và về danh dự, nhân phẩm và lợi ích hợp pháp của tổ chức

và cá nhân Trên thực tế có không ít sản phẩm báo chí đã được sản xuất sai với tôn chỉban đầu của người làm báo và bị tận dụng vào các mục đích cá nhân Chính vì sứcnặng rất lớn dựa trên sự uy tín vốn có của nó, một sản phẩm báo chí sai lệch sự thậthoàn toàn có thể để lại những tổn thất nghiêm trọng về mặt danh dự cũng như cácquyền lợi hợp pháp của tập thể hoặc cá nhân có liên quan Trong chương 3, nội dung

về vai trò và ý nghĩa của điều 4 sẽ được phân tích rõ hơn thông qua mục 3.1.Đảm bảochất lượng thông tin; 3.2 Thiết lập các chuẩn mực đạo đức và nâng cao vị thế nghềbáo; 3.3.Duy trì niềm tin công chúng; 3.4.Phòng ngừa và xử lí vi phạm; 3.5.Thúc đẩycạnh tranh lành mạnh

“Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam” đóng vai tròthiết yếu trong việc hướng dẫn và chuẩn mực hóa hành vi nghề nghiệp của các nhàbáo Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất được nhấn mạnh trong quy định này

là nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người, và bảo vệ đời tư, danh dự,nhân phẩm cũng như lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân Những nguyên tắc nàykhông chỉ đảm bảo chất lượng thông tin, định hình hành vi của các nhà báo mà cònbảo vệ và nâng cao uy tín của nghề báo, ngăn chặn và xử lý các vi phạm, định hướngđào tạo nghiệp vụ, cũng như thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong ngành báo chí

3.1 Đảm bảo chất lượng thông tin

Sống trong một thời đại ngập tràn thông tin, báo chí luôn là công cụ chínhthống đáng tin cậy nhất của Chính phủ để phản ánh hiện thực với mục đích tác độngtới nhiều tầng lớp xã hội nhất Chính vì vậy, báo chí trở thành một hoạt động thông tinđại chúng chính thức rộng rãi và năng động nhất, nơi đại chúng có thể tin tưởng và cậpnhật thông tin

Trang 15

Chính vì vậy, sự đảm bảo chất lượng thông tin và nâng cao chất lượng thông tin

là những chuẩn mực và mục tiêu cốt lõi của mọi quốc gia trên thế giới Ngày nay xãhội vận hành dựa trên sự luân chuyển và vận động của các dòng chảy thông tin khácnhau Việc trang bị cho bản thân thông tin từ nhiều nhiều lĩnh vực khác nhau trong đờisống, nhất là thông tin về sự kiện chính trị và kinh tế xã hội chính là nền tảng của việcnâng cao nhận thức và mặt bằng dân trí chung Vậy nên có thể khẳng định một xã hội

có dân trí là một xã hội có sự đa dạng và phong phú dòng chảy thông tin Để phát triểnmột cộng đồng văn minh, hiện đại, xã hội tiên tiến công bằng và dân chủ thì tất yếukinh phí chi cho dịch vụ thông tin báo chí phải được quan tâm và chú trọng đầu tư Xuất phát từ quan điểm này, tác giả Nguyễn Uyển đã viết trong cuốn “Nghềnghiệp và công việc của nhà báo”, Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội, 1992: “Dịch vụthông tin là tối cần thiết, vì ở quốc gia nào cũng vậy, thông tin là của cải, là tài nguyên,

là hàng hóa, là trí tuệ và quyền uy của Nhà nước Ai nắm quyền thông tin thì người đónắm quyền uy”

“Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đánh giá cao vai trò của báo chí.Đây không chỉ là phương tiện cung cấp thông tin, cung cấp tri thức, là một trongnhững công cụ giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành đất nước mà còn là nơi để phảnhồi những thông tin từ nhân dân đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng thực hiện dân chủ hóa trong đời sống xãhội Báo chí thực sự là công cụ cung cấp tri thức, dự báo sự phát triển, đồng thời cũng

là động lực thúc đẩy sự phát triển Đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân tríngày càng được nâng cao nên nhu cầu thông tin của nhân dân đòi hỏi ngày càng caohơn.” - Dương Văn Thắng 1

Việc nâng cao chất lượng thông tin báo là một định hướng phát triển đúng đắn

để giúp cải thiện nhận thức và nâng cao mặt bằng dân trí, góp phần định hướng, điềuchỉnh hành vi người dân cũng như định hướng dư luận xã hội theo chiều hướng tíchcực hơn

3.2 Thiết lập các chuẩn mực đạo đức và nâng cao vị thế nghề báo

Việc tôn trọng quyền con người và không xâm phạm đời tư đặt ra các tiêuchuẩn cao về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp cho các nhà báo Trong môi trườngtruyền thông và báo chí ngày nay, các nhà báo luôn phải đối mặt với áp lực phải cungcấp thông tin nhanh chóng và hấp dẫn Mặc dù đây là một môi trường mang tính cạnhtranh cao, nhưng các nhà báo không được phép thực hiện tin bài bất chấp mọi rủi ro,đặc biệt là khi có chứa những thông tin liên quan đến quyền riêng tư và danh dự củangười khác Việc thiết lập ra các chuẩn mực đạo đức giúp định hướng hành vi củangười làm báo, tránh xa các hành vi có thể xâm phạm đời tư hay làm tổn hại danh dựcủa tổ chức, cá nhân khác Đồng thời, những tiêu chuẩn này còn đóng vai trò như mộttấm gương đạo đức cho toàn xã hội Khi người làm báo hành xử theo những nguyêntắc này, họ truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về giá trị của sự trung thực, tôn trọng

và trách nhiệm Điều này giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng củaquyền con người và quyền riêng tư, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn

1 Nâng cao chất lượng thông tin báo chí trong tình hình hiện nay ( Báo điện tử Chính phủ )

Trang 16

Bên cạnh đó, bằng việc tuân thủ quy định, người làm báo Việt Nam đã giúpnâng tầm và tôn vinh giá trị của ngành báo chí Việt Nam nói riêng và nghề báo chí nóichung Việc nâng cao vị thế của ngành báo chí giúp nâng cao giá trị của người làmbáo, gia tăng sức ảnh hưởng và trọng lượng của các sản phẩm báo chí và lan tỏa nhữnggiá trị thiết thực đến với công chúng thông qua báo chi Việc tuân thủ quy định trêncũng sẽ giúp phát triển văn hoá đạo đức nghề nghiệp và lan tỏa những nhận thức mớitích cực hơn, góp phần thay đổi hành vi và những nhận thức tiêu cực còn tồn tại trongcộng đồng những người làm báo Về lâu dài, khi giá trị của ngành báo chí được nângtầm, Ngành báo chí sẽ thu hút được nguồn nhân lực mới, tiếp bước và tiếp tục kế thừa

và phát huy những giá trị dựa trên nền tảng mà ngành báo chí Việt Nam có được ngàyhôm nay

3.3 Duy trì niềm tin của công chúng

Việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức này còn giúp bảo vệ uy tín của ngành báochí và duy trì niềm tin của công chúng Trong một xã hội mà thông tin trở nên phongphú và dễ tiếp cận, lòng tin của công chúng vào báo chí là vô cùng quan trọng Khi cácnhà báo tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng quyền con người và không xâm phạm đời

tư, người làm báo sẽ xây dựng được lòng tin của công chúng Công chúng cảm thấyđược tôn trọng và bảo vệ quyền lợi khi biết rằng các nhà báo đang làm việc với tinhthần trách nhiệm và đạo đức cao Và chính niềm tin này sẽ giúp bảo vệ quyền lợi củacông chúng Bởi lẽ, chỉ khi công chúng tin tưởng vào báo chí thì báo chí mới có thểphản ánh đúng những bất công và hành vi sai trái còn tồn đọng trong xã hội

3.4 Phòng ngừa và xử lý vi phạm

Khoản 3, Điều 25 Luật Báo chí năm 2016 quy định: không được lạm dụng danhnghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật; tuân thủ quy định về đạođức nghề nghiệp của người làm báo Quy định nêu cao tinh thần nhân văn và tôn trọngquyền con người góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, xâmphạm đời tư, làm tổn hại danh dự và nhân phẩm của cá nhân và tổ chức Trong bốicảnh truyền thông số hóa, thông tin có thể lan truyền nhanh chóng và rộng rãi, các viphạm đạo đức nghề nghiệp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ chocác cá nhân bị ảnh hưởng mà còn cho toàn xã hội Quy định đạo đức này giúp giảmthiểu rủi ro pháp lý và đạo đức, bảo vệ các nhà báo khỏi những cám dỗ và sai lầm cóthể dẫn đến vi phạm

Bên cạnh đó, tuân thủ quy định đạo đức cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểucác xung đột và tranh chấp pháp lý liên quan đến việc xâm phạm quyền cá nhân và lợiích hợp pháp của người khác Điều này không chỉ bảo vệ các nhà báo khỏi những rắcrối pháp lý mà còn giúp duy trì một môi trường làm việc ổn định và chuyên nghiệp.Vào tháng 4 năm 2018, một loạt các báo lớn ở Việt Nam đã đưa tin rằng một cơ

sở sản xuất cà phê ở Đắk Nông đã sử dụng pin để chế biến cà phê Thông tin nàynhanh chóng gây chấn động dư luận và tạo ra một làn sóng phẫn nộ từ công chúng,làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành cà phê Việt Nam Thông tin không chính xác

đã làm ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của những người liên quan trong vụ

Trang 17

việc, đặc biệt là chủ cơ sở sản xuất bị cáo buộc Việc công bố thông tin chi tiết về cánhân và cơ sở sản xuất mà không có bằng chứng xác thực đã xâm phạm quyền bảo vệđời tư của các bên liên quan tới cơ sở sản xuất Sau khi vụ việc xảy ra, các cơ quanchức năng đã vào cuộc điều tra và xác nhận rằng không có bằng chứng nào cho thấyviệc sử dụng pin để chế biến cà phê

Điều này cho thấy rằng thông tin ban đầu là không chính xác Ngay sau đó, các

cơ quan báo chí đã phải đăng tin cải chính và xin lỗi vì đã đưa tin sai lệch, gây hoangmang dư luận và làm ảnh hưởng đến danh dự của những người bị liên quan Đây làmột bài học lớn cho ngành báo chí về tầm quan trọng của việc kiểm chứng thông tintrước khi công bố, cũng như việc tôn trọng quyền con người và bảo vệ đời tư, danh dựcủa cá nhân Báo chí cần phải luôn đảm bảo tính chính xác và trung thực trong việcđưa tin, nhằm tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các bên liên quan.Khi xảy ra vi phạm, quy định đạo đức này cung cấp cơ sở pháp lý và đạo đức

để xử lý các trường hợp vi phạm Điều này đảm bảo rằng những hành vi phạm sẽ bị xử

lý nghiêm khắc, góp phần duy trì kỷ luật và trách nhiệm nghề nghiệp Quy định rõràng và nghiêm minh giúp răn đe các hành vi vi phạm, đồng thời tạo ra một môitrường làm việc công bằng và minh bạch

Ngoài ra, việc xử lý các vi phạm còn có tác dụng giáo dục các nhà báo khác vềtầm quan trọng của việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp Những trường hợp vi phạmđược xử lý công khai và nghiêm túc sẽ là bài học cho các nhà báo khác, giúp họ nhậnthức rõ ràng về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp Điều này góp phần nâng cao ýthức và tinh thần trách nhiệm của các nhà báo, giúp duy trì sự chuyên nghiệp và uy tíncủa ngành báo chí

3.5 Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh

Cuối cùng, việc tuân thủ các quy định đạo đức này còn giúp thúc đẩy cạnh tranhlành mạnh trong ngành báo chí Khi các nhà báo và cơ quan báo chí cạnh tranh dựatrên những chuẩn mực đạo đức cao, họ sẽ có xu hướng sáng tạo hơn và có trách nhiệmhơn với công việc của mình Điều này không chỉ nâng cao chất lượng báo chí mà còntạo ra một môi trường làm việc tích cực và chuyên nghiệp

Việc tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng là rất quan trọng Trongngành báo chí, nơi mà thông tin và tin tức là tài sản quý giá, việc cạnh tranh khônglành mạnh có thể dẫn đến những hành vi phi đạo đức và vi phạm quyền con người.Quy định đạo đức này giúp đảm bảo rằng sự thành công được đánh giá dựa trên chấtlượng thông tin và đạo đức nghề nghiệp, chứ không phải trên cơ sở các hành vi phi đạođức

Tóm lại, việc nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người, khôngxâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cánhân trong "Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam" có vai trò vôcùng quan trọng trong việc hướng dẫn hành vi nghề nghiệp, bảo vệ uy tín, phòng ngừa

Ngày đăng: 11/12/2024, 11:24

w