Vì thế triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, hệ thống các quan điểm chung nhất của con người về thế giới và sự nhận thức thế giới ấy.. Triết học ra đời với tư cách là hạt
Trang 1Trưng Đi hc Kinh t Quc dân
0O0
TRIT HC MC – LÊNIN
Đ ti s 1:
Khái niệm về tri thức và vai trò của tri thức trong hot động thực tiễn phát triển kinh t (hoặc kinh doanh) ở Việt Nam hiện nay.
H, tên Sinh Viên: Trịnh Hnh An M% SV: 11231272
L&p: Digital Marketing CLC 65C Kh)a: 65
H Nôi – 11/2023
1
Trang 2MỤC LỤC
Phần mở đầu 3
Phần nội dung 5
1 Khái niệm tri thức 5
a Tri thức là gì? 5
b Vai trò của tri thức theo Triết học Mác – Lênin 6
2 Vai trò của tri thức trong hoạt động thực tiễn 12
3 Vai trò của tri thức trong phát triển kinh tế (hoặc kinh doanh) ở Việt Nam hiện nay 11
a Vai trò của tri thức khoa học, công nghệ trong việc nâng cao hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế 12
b Vai trò của tri thức với việc nâng cao tính cạnh tranh kinh tế 16
Phần kết luận 18
Tài liệu tham khảo 19
2
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Nếu như toán học tập trung nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc (tập hợp, tô pô, nhóm, vành, ), không gian (hình học, hệ toạ độ, vector, ), khả năng (xác suất, biến ngẫu nhiên, ) và sự thay đổi (hàm số, giới hạn, đạo hàm, vi phân, tích phân, ) Hay nghệ thuật được định nghĩa như là phương tiện để diễn đạt hay trao truyền cảm xúc và ý tưởng, một phương tiện để khám phá và thưởng thức những yếu tố hình thức, hay như
sự bắt chước hoặc thể hiện Thì triết học là sự tổng hợp của các môn học và các lĩnh vực khác nhau thậm chí là mọi tri thức đều là một phần của triết học Vì thế triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, hệ thống các quan điểm chung nhất của con người về thế giới và sự nhận thức thế giới ấy Vấn đề cơ bản của triết học (hay đối tượng nghiên cứu) là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại
và tư duy, giữa vật chất và ý thức nên mang tính trừu tượng cao Vai trò của triết học trong đời sống xã hội được thể hiện qua chức năng của triết học như chức năng nhận thức, chức năng đánh giá, chức năng giáo dục, nhưng quan trọng nhất là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận Trong cuộc sống của con người và xã hội loài người, thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng Bằng một hệ thống quan niệm về thế giới, con người tìm cách khám phá những bí mật của giới tự nhiên Có thể ví thế giới quan như một thấu kính, qua đó con người nhìn nhận, xét đoán mọi sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh và tự xem xét chính mình Từ đó, xác định thái độ, cách thức hoạt động, sinh sống của chính mình Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đem lại Đó là chức năng thế giới quan của triết học Sự phát triển của thực tiễn và khoa học đã dẫn đến sự ra đời của một lĩnh vực đặc thù của khoa học lý thuyết và triết học, đó là phương pháp luận Phương pháp luận là lý luận về phương pháp; là hệ thống
3
Trang 4những quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp
Với sự trải lòng của mình về Triết học em đã quyết định lựa chọn đề tài:
“Khái niệm về tri thức và vai trò của tri thức trong hoạt động thực tiễn phát triển kinh tế (hoặc kinh doanh) ở Việt Nam hiện nay.” Do còn hạn chế về kiến thức
và những thiếu sót khó tránh khỏi trong quá trình làm bài, em mong sẽ nhận được những sự góp ý tích cực từ Tiến sĩ – Thầy giáo Phạm Văn Sinh và quý bạn đọc để bài tiểu luận đầu tiên của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
4
Trang 5PHẦN NỘI DUNG
1 Khái niệm “tri thức”:
a Tri thức là gì?
Tri thức được định nghĩa là sự hiểu biết, thông tin và kiến thức mà con người tích lũy và học hỏi được thông qua trải nghiệm, nghiên cứu và giáo dục Tri thức bao gồm thông tin và hiểu biết về thế giới xung quanh,
về các nguyên lý tự nhiên và xã hội, về các lĩnh vực chuyên sâu mang tính nâng cao như khoa học, nghệ thuật, văn hóa và xã hội Con người học hỏi thông qua trải nghiệm cá nhân, giáo dục căn bản và nâng cao, cũng như qua việc nghiên cứu và đào tạo chuyên gia trong đa lĩnh vực cụ thể Hơn nữa, tri thức còn là một công cụ quan trọng cho việc đánh giá và hiểu rõ thế giới Nó cũng là một phương tiện để giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp tối ưu nhất và thức đẩy sự tiến bộ trong các lĩnh vực khác nhau Bên cạnh sự tích lũy cá nhân tri thức còn là một tài nguyên xã hội Bởi người ta chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cá nhân, kỹ năng thông qua việc giao tiếp, giảng dạy và xuất bản thông tin Nói cách khác tri thức được coi là một thước đo của sự phát triển và tiến bộ của một xã hội Nó thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và làm cho con người có khả năng thích ứng với môi trường xã hội và tự nhiên Vì thế tri thức có tính phi tính dục bởi nó đòi hỏi và liên quan đến nhiều khía cạnh của tư duy bao gồm lý thuyết, thực tế và khả năng giải quyết vấn đề Quan trọng hơn cả một trong những đặc điểm phân biệt con người với các loài động vật khác đó chính
là tri thức với khả năng tư duy, suy luận và sáng tạo Nếu như các loài động vật khác chỉ sống theo bản năng với tâm thức cơ bản cảm nhận cuộc sống và thế giới xung quanh một cách hiển nhiên thì con người ngoài tâm thức chúng ta còn sở hữu ý thức và cảm xúc, thậm chí là khả năng não bộ cao cấp hơn Từ đó chúng ta trở thành động vật thông minh nhất và có khả năng sáng tạo thay đổi thế giới Tri thức còn có thể được phân loại
5
Trang 6thành nhiều thành phần khác nhau, bao gồm tri thức khoa học, tri thức xã hội, tri thức văn hóa và nhiều hình thức khác nhau dựa trên lĩnh vực và ngữ cảnh cụ thể
Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học, tri thức còn có ý nghĩa tôn giáo Trong nhiều biểu hiện của Kito giáo, tri thức như một trong bảy món quà của Chúa Thánh Thần Theo Hồi giáo, kiến thức (tiếng Ả Rập: ilm) được gán cho ý nghĩa lớn lao Sự hiểu biết là một trong 99 cái tên phản ảnh các thuộc tính riêng của Thiên Chúa Kinh Qur’an khẳng định rằng kiến thức đến Thiên Chúa và nhiều hadith (trong cách dùng tôn giáo được dịch là “truyền thống”, là bản ghi chép những lời dạy của Muhammad) khuyến khích việc tiếp thu kiến thức Muhammad được báo cáo đã nói "Tìm kiếm kiến thức từ cái nôi đến ngôi mộ" và "Quả thật, những người hiểu biết là những người thừa kế của các nhà tiên tri" Các học giả Hồi giáo, thần học và luật gia thường được trao danh hiệu Alim, có nghĩa là "có kiến thức" Trong truyền thống
Do Thái, tri thức được coi là một trong những đặc điểm quý giá nhất mà một người có thể có được Người Do Thái quan sát đọc ba lần một ngày trong Amidah "Hãy ủng hộ chúng tôi với kiến thức, sự hiểu biết và sự thận trọng đến từ bạn Cao quý là bạn, Existent-One, người cung cấp kiến thức duyên dáng " Người Tanakh tuyên bố: "Một người khôn ngoan có được sức mạnh và một người có kiến thức duy trì quyền lực" và "kiến thức được chọn hơn vàng"
b Vai trò của tri thức theo Triết học Mác – Lênin:
Vai trò tri thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa:
Theo V.I.Lênin cần thiết phải xây dựng và phát triển tri thức mới, tri thức xã hội chủ nghĩa, bao gồm đào tạo tri thức mới từ giai cấp công nhân, nông dân và cải tạo tầng lớp tri thức cũ theo hướng xã hội chủ nghĩa Đây là một yêu cầu khách quan trong tiến trình cách
6
Trang 7mạng vô sản, ngay từ năm 1902 khi cách mạng vô sản chưa giành thắng lợi; V.I.Lênin đã chủ trương giai cấp vô sản phải tạo ra tầng lớp tri thức riêng của mình và không chỉ thế mà còn thu nạp cả những người ủng hộ mình và mọi người có học thức; trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội, việc tạo ra một tầng lớp tri thức mới là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết đáp ứng sự nghiệp đổi mới xây dựng, quản lý đất nước và nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải có nhiều người có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, năng lực quản lý cao, cho nên khi bàn về nhiệm vụ đoàn sinh viên V.I.Lênin đã chỉ ra “ Việc điện khí hóa không thể do những người mù chữ thực hiện được, mà chỉ biết chữ không thôi thì cũng không đủ… Họ phải hiểu rằng điều đó chỉ có thể thực hiện được trên
cơ sở một nền học vấn hiện đại, và nếu họ không có nền học vấn đó, thì chủ nghĩa cộng sản vẫn chỉ là một nguyện vọng mà thôi” của đoàn sinh viên nói chung và các tổ chức khác nói riêng, có thể tóm gọn bằng một từ đó là học tập Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin, ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử những sinh viên ưu tú trong nước sang Trung Quốc, Liên Xô để học tập, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng, sau cách mạng tháng Tám năm
1945, người phát động phong trào bình dân học vụ “diệt giặc rốt” và ngay trong những năm đầu kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và sau này là trong kháng chiến chống Mỹ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp đào tạo đội ngũ tri thức cho
sự nghiệp xây dựng, cải tạo xã hội và nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, sau khi kháng chiến kết thúc thành công V.I.Lênin cho rằng khi giai cấp công nhân đã giành được chính quyền, và trong chừng mực nhiệm vụ tước đoạt và nhiệm vụ đập tan sự phản kháng của chúng đã được hoàn thành trên những nét chủ yếu, thì một nhiệm vụ cơ bản khác được đặt
7
Trang 8lên hàng đầu, đó là thiết lập một chế độ mới cao hơn chế độ chủ nghĩa
tư bản, nghĩa là năng suất lao động, trước hết là nâng cao trình độ học vấn và văn hóa của quần chúng nhân dân lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền đại công nghiệp Với chủ trương này nhà nước Xô viết
đã tiến hành một loạt biện pháp cải biến cách mạng trong hệ thống giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng tri thức cho sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước Trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin còn đặc biệt quan tâm chú trọng đến việc sử dụng các chuyên gia tư sản tài giỏi, nhằm
áp dụng những phát minh mới và hiện đại nhất trên lĩnh vực khoa học
kỹ thuật và quản lý để phát triển kinh tế- xã hội của đất nước cũng như nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc V.I.Lênin yêu cầu trong quá trình sử dụng chuyên gia phải giữ vững nguyên tắc có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, có định hướng, phải tạo ra xung quanh họ “một bầu không khí hợp tác thân ái, phải đặt họ vào hoàn cảnh như thế nào, để họ không rời bỏ chúng ta, không sợ tốn, trả học phí thỏa đáng, nhưng phải theo dõi và kiểm soát” Đó cũng là những vấn đề đang được Đảng và Nhà nước ta vận dụng linh hoạt sáng tạo, trong việc sử dụng thuê các chuyên gia, liên doanh, liên kết, đầu tư hợp tác trên nhiều mặt với nước ngoài; nhằm phát huy nội lực và tranh thủ nguồn lực vốn, khoa học-công nghệ từ bên ngoài đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa V.I.Lênin cũng lưu ý tri thức không phải là giai cấp mà là một tầng lớp đặc biệt trong xã hội; từ vị trí của mình trong phân công lao động xã hội, tri thức không có quan hệ riêng và trực tiếp với sở hữu tư liệu sản xuất, các dấu hiệu quan trọng nhất để xác định giai cấp; do đó không có khả năng đại biểu cho phương thức sản xuất nào, cũng không có hệ tư tưởng độc lập, tri thức luôn gắn với những giai cấp nhất định, với tư cách là một tầng lớp và ở trong một thể chế chính
8
Trang 9trị cụ thể, tri thức nói chung là của giai cấp thống trị do hệ thống giáo dục và đường lối đào tạo của Nhà nước của giai cấp thống trị ấy tạo
ra Tầng lớp này tự giác hoặc không tự giác phục vụ cho chế độ và giai cấp thống trị Quá trình đấu tranh giai cấp và tác động nhiều mặt
về lợi ích đã làm cho tri thức phân hóa thành những bộ phận khác nhau; những bộ phận khác nhau đó sẽ ngả theo lực lượng này hay lực lượng khác, giai cấp này hay giai cấp khác V.I.Lênin phê phán những
ai coi tri thức là siêu giai cấp hoặc đứng trên giai cấp, Người nói: “nếu không nhập cục với một giai cấp thì giới tri thức chỉ là một con số không mà thôi”
Vai trò của lao động tri thức: Khi bàn về đặc điểm lao động tri
thức, V.I.Lênin chỉ ra rằng phương thức lao động của tri thức, là lao động trí tuệ cá nhân, sản phẩm lao động trực tiếp của họ là những tri thức khoa học sáng tạo, những giá trị tinh thần, đó là những công trình khoa học và công nghệ, được tạo ra trong quá trình nghiên cứu, phát minh, giảng dạy, quản lí trên tất cả các lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật và lĩnh vực quốc phòng an ninh, trên các lĩnh vực đó V.I.Lênin yêu cầu phải đảm bảo phạm vi hết sức rộng rãi cho sáng kiến cá nhân, cho tư tưởng và sức tưởng tượng, có hình thức và nội dung, tất cả những điều đó là hiển nhiên; và cũng chỉ cho chúng ta thấy lao động sáng tạo của tri thức khác biệt nhiều so với lao động chân tay, hoặc lao động trí óc đơn giản; mặt khác không phải tất cả những người lao động trí óc đều là tri thức, nếu như người đó chỉ có bằng cấp mà không có sáng tọ, vì thế đòi hỏi người tri thức phải có một tinh thần cách mạng đó là sáng tạo, người tri thức phải sáng tạo tìm tòi, tổng kết thực tiễn, để tiếp cận chân lý Nói đến tri thức là nói đến lao động sáng tạo khoa học không ngừng, biết làm giàu tri thức của mình bằng tất cả những tri thức nhân
9
Trang 10loại tạo ra, nhất là khi trở thảnh cán bộ lãnh đạo, quản lí, chỉ huy; thì càng phải có tầm trí tuệ cao
2 Vai trò của tri thức trong hoạt động thực tiễn:
Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển Muốn cải tạo được sự vật, trước hết con người phải có sự hiểu biết sâu sắc về sự vật đó Do đó, nội dung và phương thức tồn tại cơ bản của ý thức phải là tri thức Ý thức mà không bao gồm tri thức, không dựa vào tri thức thì ý thức đó là một sự trừu tượng trống rỗng, không giúp ích
gì cho con người trong hoạt động thực tiễn Theo C.Mác, “phương thức
mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì tồn tại đối với ý thức là tri thức…, cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó.”Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau như: tri thức về tự nhiên, xã hội, con người; và có nhiều cấp độ khác nhau như: tri thức cảm tính và tri thức lí tính; tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận; tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học,…Tích cực tìm hiểu, tích lũy tri thức
về thế giới xung quanh là yêu cầu thường xuyên của con người trên bước đường cải tạo thế giới Tuy nhiên, không thể đồng nhất ý thức với sự hiểu biết, tri thức về sự vật Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau, song tri thức là yếu tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác Sau đây là một
số vai trò của tri thức trong hoạt động thực tiễn của đời sống con người:
Động Cơ Của Sự Tiến Bộ: Tri thức thường là động cơ chính đằng
sau sự tiến bộ xã hội và kinh tế Sự tích lũy và áp dụng tri thức mới giúp
xã hội phát triển, cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo ra những cơ hội mới
Đổi Mới và Sáng Tạo: Tri thức thường đi đôi với sự đổi mới và
sáng tạo Các ý tưởng mới và kiến thức tiên tiến giúp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, và giải pháp sáng tạo cho các thách thức xã hội
10