Đánh giá thực trạng vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đối với ý thức chấp hành an toàn giao thông của sinh viên TP.. Thực trạng vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI
MINH HIỆN NAY
LỚP - - - - NHÓM - - - - HK
NGÀY NỘP:
Sinh viên thực hiện:
Giảng viên hướng dẫn:
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU……… 1
Chương 1: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC ĐỐI VỚI Ý THỨC CHẤP HÀNH AN TOÀN GIAO THÔNG……… 4
1.1 Quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức……… 4
1.1.1 Vật chất……… 4
1.1.2 Ý thức……….… 5
1.1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức……… 7
1.2 Ý nghĩa mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đối với ý thức chấp hành an toàn giao thông……… 10
1.2.1 Ý nghĩa mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức……… 10
1.2.2 Ý nghĩa mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đối với ý thức chấp hành an toàn giao thông……… 11
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1……… 14
Chương 2: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TÌM HIỂU Ý THỨC CHẤP HÀNH AN TOÀN GIAO THÔNG CỦA SINH VIÊN TP HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY……… 15
2.1 Đánh giá thực trạng vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đối với ý thức chấp hành an toàn giao thông của sinh viên TP Hồ Chí Minh hiện nay….……… 15
2.1.1 Đặt vấn đề……… 15
2.1.2 Thực trạng vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đối với ý thức chấp hành an toàn giao thông của sinh viên TP Hồ Chí Minh hiện nay………
16
Trang 42.2 Bài học và giải pháp vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đối với ý thức chấp hành an toàn giao thông của sinh viên TP Hồ Chí Minh hiện nay……… 20
2.2.1 Bài học vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đối với ý
thức chấp hành an toàn giao thông của sinh viên TP Hồ Chí Minh hiện nay……… 20
2.2.2 Giải pháp vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đối với ý
thức chấp hành an toàn giao thông của sinh viên TP Hồ Chí Minh hiện nay……… 21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2……… 23 KẾT LUẬN……….………. 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.……… 25
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tai nạn giao thông luôn là một trong những chủ đề “nóng” ở Việt Nam cũng nhưtrên toàn thế giới Tại Việt Nam, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia về tình hình tainạn giao thông, trong năm 2023, toàn quốc xảy ra 22.067 vụ tai nạn giao thông, làmchết 11.628 người, bị thương 15.292 người1 Riêng tại TP Hồ Chí Minh, trong năm
2023, toàn thành phố xảy ra 1.734 vụ tai nạn, làm chết 663 người, bị thương 1.049người, không xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng2 Có thể thấy, tai nạn giao thông đã
và đang đe dọa đến tính mạng của người tham gia giao thông, gây tổn thất về người vàtài sản, tạo nhiều áp lực lên xã hội, trong đó có rất nhiều tai nạn giao thông liên quanđến sinh viên và phần lớn bắt nguồn từ ý thức an toàn giao thông còn yếu kém củasinh viên Chính vì lẽ đó, việc nâng cao ý thức an toàn giao thông cho sinh viên là việclàm cần thiết, cấp bách
Với những lý luận sắc bén, giá trị thực tiễn to lớn của triết học Mác - Lênin, việc
mở rộng tìm hiểu, nghiên cứu các quy luật của triết học Mác - Lênin nhằm giải quyếtcác vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội sẽ đem lại nhiều kết quả tích cực, giúphình thành những quan điểm đúng đắn trong cuộc sống Cụ thể, trong công tác khắcphục, nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông cho sinh viên cần kế thừa, dựatrên những lý luận của triết học Mác - Lênin, trong đó có mối quan hệ biện chứng giữavật chất và ý thức
2 Mục đích nghiên cứu
Trong đề tài “Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức tìm hiểu
ý thức chấp hành an toàn giao thông của sinh viên TP Hồ Chí Minh hiện nay”, mụctiêu chủ đạo được đề ra là tìm hiểu, nghiên cứu và làm rõ những lý luận và thực tiễnliên quan đến mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức với ý thức an toàn giaothông của sinh viên TP Hồ Chí Minh Ngoài ra đề tài cũng sẽ đánh giá thực trạngchấp hành an toàn giao thông của sinh viên TP Hồ Chí Minh, nêu lên nguyên nhân và
1 Phạm Công (09/01/2024), Cả nước xảy ra 22.067 vụ tai nạn giao thông Truy cập từ:
https://kinhtedothi.vn/ca-nuoc-xay-ra-22-067-vu-tai-nan-giao-thong.html
2 Nguyễn Yên (09/01/2024), TP.HCM: Năm 2023, cả ba chỉ số về tai nạn giao thông đều giảm sâu Truy cập từ:
https://plo.vn/tphcm-nam-2023-ca-ba-chi-so-ve-tai-nan-giao-thong-deu-giam-sau-post770886.html
Trang 6từ đó đề xuất một số giải pháp để khắc phục những hạn chế của vấn đề Thông quanhững điều đó, đề tài mong muốn góp phần nâng cao ý thức, nhận thức về chấp hành
an toàn giao thông của sinh viên TP Hồ Chí Minh cũng như trong toàn dân
3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được những mục đích đã đề ra và để quá trình nghiên cứu đề tài có hiệu quảnhất định, cần thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, nghiên cứu và phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mốiquan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Thứ hai, liên hệ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức với ý thức chấphành an toàn giao thông của sinh viên TP Hồ Chí Minh
Thứ ba, đánh giá thực trạng vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ýthức với ý thức chấp hành an toàn giao thông của sinh viên TP Hồ Chí Minh hiện nay.Thứ tư, đề xuất các giải pháp vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ýthức nhằm nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông của sinh viên TP Hồ ChíMinh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, đối tượng chính được xác định là sinh viên TP Hồ Chí Minh,ngoài ra còn có các đối tượng khác như pháp lý, các cơ quan quản lý, cơ sở hạ tầng,…
có liên quan đến vấn đề an toàn giao thông và ý thức chấp hành an toàn giao thông Vềphạm vi nghiên cứu, phạm vi không gian chính là khu vực TP Hồ Chí Minh, phạm vithời gian được xác định là khoảng thời gian được giảng viên hướng dẫn cho phép đểhoàn thành đề tài nghiên cứu, phạm vi nội dung là ý thức và hành vi giao thông, cơ sở
hạ tầng giao thông, chương trình giáo dục và chính sách… có liên quan
5 Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ các khái niệm, vấn đề liên quan, bài tiểu luận của nhóm sẽ bám sát cáccông trình nghiên cứu đi trước Các phương pháp được sử dụng chủ yếu là: dùng cácphương pháp như quy nạp, diễn dịch…; sử dụng các phương pháp như điều tra, thuthập tài liệu, phân tích tài liệu - số liệu,…
Trang 76 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu chính baogồm các gồm 2 chương, 2 mục, 9 tiểu mục
Trang 8PHẦN NỘI DUNG Chương 1
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
ĐỐI VỚI Ý THỨC CHẤP HÀNH AN TOÀN GIAO THÔNG
1.1 Quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
1.1.1 Vật chất
a) Quan niệm của triết học Mác - Lênin về vật chất
Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V I Lênin
đã đưa ra quan niệm về vật chất như sau: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉthực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác củachúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”3
Như vậy, định nghĩa về vật chất của Lênin bao hàm các nội sung sau:
Thứ nhất, “Vật chất là một phạm trù triết học”.
Khi nói vật chất là một phạm trù triết học là muốn nói phạm trù này là sản phẩmcủa sự trừu tượng hóa, không có sự tồn tại cảm tính Nói một cách khác, vật chất làkhái niệm rộng nhất, vật chất là vô hạn, vô tận, nó không tự nhiên sinh ra, cũng không
tự nhiên mất đi mà nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác Chính vì vậy không thểquy vật chất nói chung về các dạng cụ thể của nó
Thứ hai, vật chất là thực tại khách quan, là những cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức, tồn tại độc lập với ý thức của loài người
Tồn tại khách quan là thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất
Có thể nói rằng, mọi sự vật, hiện tượng đang hiện hữu thực sự bên ngoài ý thức conngười đều thuộc phạm trù vật chất, đều là các dạng tồn tại đặc biệt của vật chất
Thứ ba, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác.
3 V I Lênin (1980), Toàn tập, tập 18, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, tr 323.
Trang 9Điều này khẳng định vật chất là cái có trước, còn ý thức là cái có sau, thế giớikhách quan quyết định đến nội dung của ý thức con người.
Thứ tư, vật chất là cái mà cảm giác “chép lại, chụp lại, phản ánh”.
Nội dung này nhằm khẳng định rằng không có cái gì là con người không thể biếttrong thế giới vật chất, chỉ có những cá đã biết và những cái chưa biết, do hạn chế củacon người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, cùng với sự phát triển của khoa học,các giác quan của con người ngày càng được “nối dài”, giới hạn nhận thức của các thờiđại bị vượt qua, bị mất đi chứ không phải vật chất mất đi như những người duy tâmquan niệm
b) Phương thức và các hình thức tồn tại của vật chất
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố hữu của vật chất.
Vật chất và vận động không tách rời nhau, vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vậnđộng và thông qua sự vận động mà vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình Bất cứ sựvật, hiện tượng nào dù trong tự nhiên hay trong xã hội, dù là cái vô cùng lớn như cácthiên thể,… hay cái vô cùng nhỏ như các hạt cơ bản, dù thuộc giới vô sinh hay hữusinh cũng đều tồn tại trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng
Không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất Không gian và thời gian là
hai thuộc tính cơ bản của vật chất, chúng không thể tách rời nhau và gắn bó chặt chẽvới vật chất và vận động V I Lênin đã viết rằng: “Trong thế giới không có gì ngoàivật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoàikhông gian và thời gian”4 Qua đó, có thể nói rằng không gian và thời gian có nhữngtính chất chung như vật chất và vận động: tính khách quan, tồn tại vĩnh viễn, vô tận và
vô hạn Không có vật chất nào tồn tại trong không gian mà lại không có thời gian, vàngược lại
1.1.2 Ý thức
a) Nguồn gốc của ý thức
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
là một thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc
4 V I Lênin (1980), Toàn tập, tập 18, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, tr 209
Trang 10tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc con người Ý thức được thểhiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt động của bộ óc đó cùng với mốiquan hệ giữa con người với thế giới khách quan Ý thức không tự sinh ra trong bộ óc
mà là kết quả của sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người
Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ Lao động là quá trình con
người sử dụng công cụ tác động và cải biến giới tự nhiên nhằm rạo ra sản phẩm phục
vụ cho như cầu tồn tại và phát triển của con người Lao động là nguồn gốc quan trọngnhất của ý thức, quá trình lao động làm thay đổi cấu trúc của cơ thể con người, hoànthiện chức năng của bộ óc, nâng cao năng lực tiếp nhận và xử lí thông tin… Ngoài ra,lao động còn giúp hình thành và phát triển ngôn ngữ - hệ thống tín hiệu vật chất mangnội dung ý thức Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội đặc trưng củacon người
b) Bản chất của ý thức
Ý thức của con người là một trong những bí ẩn lớn nhất của khoa học hiện đại.Bản chất của ý thức là gì? Từ đâu mà nó được tạo ra? Các nhà khoa học, triết gia vànhà thần kinh học đã tranh luận về vấn đề này trong hàng thế kỷ, và vẫn chưa có câutrả lời chính xác nhất
Trong khoa học não bộ, ý thức được nghiên cứu như một hiện tượng sinh học, liênquan đến hoạt động của hệ thần kinh Các nghiên cứu về não bộ và hệ thần kinh đã chỉ
ra rằng ý thức liên quan mật thiết đến các quá trình tại các vùng não khác nhau, đặcbiệt là vùng vỏ não Tuy nhiên, việc giải thích chính xác cách thức mà hệ thần kinh tạo
ra ý thức vẫn là một thách thức lớn đối với các nhà khoa học
Chủ nghĩa duy vật biện chứng trên cơ sở nhận thức đúng đắn nguồn gốc ra đời của
ý thức và trên cơ sở lý thuyết phản ánh đã khẳng định: Ý thức là hình ảnh chủ quancủa thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quancủa bộ óc con người Điều đó có nghĩa là:
Thứ nhất, đặc tính tích cực, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả
năng hoạt động tâm - sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin,chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã
Trang 11có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếpnhận Đặc tính tích cực, sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trìnhcon người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại, trong đời sống tinh thầncủa mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tưtưởng, tri thức trong các hoạt động của con người.
Thứ hai ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế
giới khách quan quy định cả về nội dung, lẫn hình thức biểu hiện nhưng nó không còn
y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qua lăng kính chủ quan củacon người Theo Mác thì ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trongđầu óc con người và được cải biến đi trong đó
Thứ ba ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội Sự ra đời và tồn
tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quyluật sinh học mà chủ yếu là các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điềukiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định Với đặc tính tích cực, ý thức đã sáng tạolại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội
1.1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biệt làtriết học hiện đại Khi giải quyết mối quan hệ trên, tùy theo lập trường thế giới quan
mà hình thành hai đường lối cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Tuynhiên, khi lý giải mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, các nhà triết học theo trườngphái chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình đã phạm nhiều sai lầm chủquan, phiến diện do không hiểu được bản chất thực sự của vật chất và ý thức
Nắm vững phép biện chứng duy vật và luôn theo sát, kịp thời khái quát nhữngthành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -Lênin đã khắc phục được những sai lầm, hạn chế của các quan niệm duy tâm, siêuhình và nêu lên những quan điểm khoa học, khái quát đúng đắn về mặt triết học trênhai lĩnh vực lớn nhất của thế giới là vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa chúng
Trang 12Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biệnchứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vậtchất.
a) Vật chất quyết định ý thức
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được thể hiện thông qua các khíacạnh sau:
Do sự tồn tại khách quan nên vật chất là có cái có trước và nó mang tính thứ nhất
Ý thức lại là sự phản ánh lại của vật chất, nên nó sẽ là cái có sâu và mang tính thứ hai.Nếu không có vật chất trong xã hội và vật chất trong tự nhiên thì sẽ không có ý thức.Nên ý thức chính là thuộc tính và là sản phẩm của vật chất, chịu sự chi phối và quyếtđịnh của vật chất Ngoài ra, ý thức có tính năng động, sáng tạo nhưng những điều này
có cơ sở từ vật chất và tuân theo các quy định của vật chất
Vật chất sẽ quy định hình thức và nội dung biểu hiện của ý thức Nghĩa là, ý thức
sẽ mang thông tin về đối tượng vật chất cụ thể Và những thông tin này có thể sai hoặcđúng thiếu hoặc đủ, sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác động của vật chất lên
bộ óc của con người
Dù ý thức được sinh ra bởi vật chất, nhưng ý thức sẽ không thụ động mà nó sẽ tácđộng trở lại vật chất thông qua những hoạt động thực tiễn của con người Ý thức saukhi sinh ra sẽ không bị vật chất gò bó, mà nó có thể tác động làm thay đổi vật chất.Thông qua hoạt động của con người, ý thức cũng sẽ có thể thay đổi và cải tạo hiệnthực khách quan theo nhu cầu phát triển của con người Mức độ tác động nhiều hay ít
sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như điều kiện, ý chí, nhu cầu, môi trường,… Nếu được tổchức tốt thì ý thức sẽ có khả năng tác động lớn tới vật chất
Do đó, khi tác động tích cực lên vật chất thì xã hội cũng sẽ ngày càng phát triển.Ngược lại, nếu nhận thức không đúng thì ý thức sẽ kìm hãm sự phát triển Vì vậy,chúng ta không thể coi vật chất là yếu tố duy nhất quyết định ý thức, mà cần phải xemxét cả hai yếu tố này trong mối quan hệ tương tác với nhau
b) Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động lại vật chất
Trang 13Khẳng định vật chất quyết định ý thức tuy nhiên chủ nghĩa Mác - Lênin không baogiờ xem thường vai trò của ý thức Quan hệ giữa vật chất và ý thức không phải là quan
hệ một chiều mà là quan hệ tác động qua lại Như C Mác đã phát biểu: “Tư tưởng cănbản không thực hiện được gì hết, muốn thực hiện được tư tưởng, thì cần có những conngười sử dụng lực lượng thực tiễn”5 Ý thức có tính độc lập tương đối nên có sự tácđộng trở lại to lớn đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người Điềunày được thể hiện trên những khía cạnh sau:
Thứ nhất, vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói
đến vai trò của con người Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì tronghiện thực Muốn thay đổi hiện thực con người phải tiến hành những hoạt động vậtchất Song, mọi hoạt động vật chất của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai tròcủa ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị chocon người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy, con người xác định mục tiêu,
đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ,phương tiện…để thực hiện mục tiêu của mình Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác độngcủa mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người
Thứ hai, sự tác động trở lại của ý thức đối với thế giới vật chất diễn ra theo hai
hướng: tích cực hoặc tiêu cực Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, cótình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp vớicác quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quátrình thực hiện những mục đích của mình, thế giới được cải tạo, phát triển và tiến bộ –
đó là sự tác động tích cực của ý thức; còn nếu ý thức của con người phản ánh khôngđúng hiện thực khách quan, bản chất quy luật khách quan, con người thiếu tri thứcđúng đắn thì hướng hành động của con người sẽ đi ngược lại các quy luật, có tác dụngtiêu cực đối với hoạt động thực tiễn và kiềm hãm sự phát triển Như vậy, bằng việcđịnh hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định hành động của conngười, hoạt động thực tiễn của con người tích cực hay tiêu cực, thành công hay thấtbại, hiệu quả hay không hiệu quả
5 Hội đồng Quốc gia chỉ đạo Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, NXB Từ
điển Bách Khoa, Hà Nội, tr 704
Trang 14Thứ ba, ý thức có thể thay đổi nhanh, chậm, song hành so với hiện thực, nhưng
nhìn chung nó thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất
Thứ tư, ý thức chỉ đạo hoạt động thực tiễn Xã hội càng phát triển thì vai trò của ý
thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế trithức, thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thứckhoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vaitrò của tri thức khoa học, của tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quantrọng
1.2 Ý nghĩa mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đối với ý thức chấp hành an toàn giao thông
1.2.1 Ý nghĩa mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác - Lênin, ta rút ra đượccác nguyên tắc phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huytính năng động chủ quan
Thứ nhất, về tôn trọng khách quan trong hoạt động thực tiễn
Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tựnhiên và xã hội Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễncon người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ chomọi hoạt động của mình, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan Nếu suynghĩ và hành động chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế,lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí Chính vì thếcần chống “tô hồng, bôi đen” sự vật, hiện tượng, chống chủ quan duy ý chí, giáo điều
và quan liêu, chống tuyệt đối hóa ý thức thức, tinh thần
Thứ hai, về phát huy tính năng động chủ quan
Phát huy tính năng động chủ quan tức là phát huy vai trò tích cực của ý thức, vaitrò tích cực của nhân tố con người Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổiđược gì trong hiện thực, ý thức muốn tác động trở lại đời sống hiện thực phải bằng lựclượng vật chất, nghĩa là phải được con người thực hiện trong thực tiễn Điều ấy cónghĩa là sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con
Trang 15người được bắt đầu từ khâu nhận thức được quy luật khách quan, biết vận dụng đúngđắn quy luật khách quan, phải có ý chí, phải có phương pháp để tổ chức hành động.Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về bản chất quy luậtkhách quan của đối tượng, trên cơ sở ấy, con người xác định đúng đắn mục tiêu và đề
ra phương hướng hoạt động phù hợp Tiếp theo, con người với ý thức của mình xácđịnh các biện pháp để thực hiện tổ chức các hoạt động thực tiễn Cuối cùng, bằng sự
nỗ lực và ý chí mạnh mẽ của mình, con người có thể thực hiện được mục tiêu đề ra Ởđây ý thức, tư tưởng có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thànhcông khi phản ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan, vì đó là cơ sở quan trọngcho việc xác định mục tiêu, phương hướng và biện pháp chính xác Ngược lại, ý thức,
tư tưởng có thể làm cho con người hoạt động sai và thất bại khi con người phản ánh saithế giới khách quan Vì vậy, phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, pháthuy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan; bên cạnh đó cầnchống chủ nghĩa kinh nghiệm, chống thái độ thụ động, ngồi chờ, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ
và thiếu tính sáng tạo
Để thực hiện nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năngđộng chủ quan, còn phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích, phảibiết kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội; phải có động cơtrong sáng, thái độ thật sự khách quan, khoa học, không vụ lợi trong nhận thức và hànhđộng của mình
1.2.2 Ý nghĩa mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đối với ý thức chấp hành an toàn giao thông
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức là một trong những nguyên lý cơbản của triết học Mác - Lênin Theo đó, vật chất quyết định ý thức và ý thức tác độngtrở lại vật chất Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau và bị quy định bởi vậtchất Tuy nhiên, ý thức không phải là sự sao chép thụ động thế giới khách quan mà cótính tích cực, chủ động, sáng tạo Khi đã hình thành, ý thức tác động trở lại vật chấtthông qua hoạt động thực tiễn của con người
Vận dụng mối quan hệ biện chứng này vào ý thức chấp hành an toàn giao thôngcủa sinh viên TP Hồ Chí Minh, ta thấy rằng môi trường vật chất như cơ sở hạ tầng