MỞ ĐẦUGiấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe về mặt tinh thần và thểchất của con người.1 Tỉ lệ bệnh nhân chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ngày càng tăng vàtrong đó phổ b
Trang 1NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC KẾT HỢP Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ
Y HỌC HIỆN ĐẠI TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM – CƠ SỞ 3
ĐỀ CƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
Trang 2NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC KẾT HỢP Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ
Y HỌC HIỆN ĐẠI TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM – CƠ SỞ 3
NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ:
ĐỀ CƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
1 THS DS TÔ LÝ CƯỜNG
2 THS DS TRẦN QUANG TÚ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN 4
1.1 Tổng quan rối loạn giấc ngủ 4
1.1.1 Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe con người 4
1.1.2 Các yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ 5
1.2 Điều trị Y học cổ truyền trong rối loạn giấc ngủ 6
1.2.1 Chẩn đoán RLGN theo YHCT 6
1.2.2 Phương pháp điều trị RLGN theo YHHĐ 8
1.2.3 Hiệu quả và hạn chế của phương pháp YHCT 10
1.3 Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng phương pháp YHHĐ 13
1.3.1 Đại cương rối loạn giấc ngủ theo YHHĐ 13
1.3.2 Các phương pháp điều trị RLGN theo YHHĐ 15
1.3.3 Hiệu quả và hạn chế của các phương pháp YHHĐ 20
1.4 Cơ sở lý luận về kết hợp YHCT và YHHĐ 24
1.4.1 Mục tiêu và lợi ích của việc kết hợp YHCT và YHHĐ 24
1.4.2 Tính tương hợp và bổ sung giữa hai hệ thống Y học 24
1.4.3 Tình hình ứng dụng YHCT và YHHĐ trong điều trị tại Việt Nam 25
1.5 Các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước 26
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 Đối tượng nghiên cứu 35
Trang 42.1.1 Thời gian nghiên cứu 35
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn 35
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 35
2.1.4 Phương pháp nghiên cứu 36
2.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 42
2.2.1 Xử lí dữ liệu 42
2.2.2 Phân tích dữ liệu 42
2.3 Đạo đức trong nghiên cứu 42
2.4 Kế hoạch thực hiện 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTChữ viết tắt Từ gốc Tiếng Anh Tiếng Việt/ Nghĩa từ Tiếng Việt
5-HIAA Axit 5-hydroxyindoleacetic Chất chuyển hóa của serotonin
5-HT 5-hydroxytryptamine receptor Thụ thể 5-hydroxytryptamine
ASMM America Academy of Sleep
CBT-I Cognitive bahavioral therapy
for insomnia
Liệu pháp nhận thức hành vi trongđiều trị mất ngủ
CT-Scan Computed Tomography Chụp cắt lớp vi tính
DALRD3 DALR Anticodon Binding
Domain Containing 3 FGFR3 Fibroblast growth factor
GABA Axit gamma-aminobutyric
HEBP2 Heme Binding Protein 2
Trang 6ICD 10 International Statistical
Classification of Diseases andRelated Health Problems 10thRevision
Phân loại thống kê quốc tế về cácbệnh tật và vấn đề sức khỏe liênquan
ISCD-3 The International Classification
of Sleep Disorders – ThirdEdition
Phân loại quốc tế về rối loạn giấcngủ - ấn bản thứ 3
ISI Chỉ số mức độ mất ngủ Insomnia Severity Index
LDHA Lactate dehydrogenase A
MRI Magnetic Resonance Imaging Chụp cộng hưởng từ
NREM Non - Rapid Eye Movement
OSA Obstructive sleep apnea Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽnPSQI Pittsburgh sleep quality index Thang đo chất lượng giấc ngủ
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1 Các yếu tố liên quan đến giấc ngủ 5
Bảng 1 2 Tóm tắt thể bệnh và pháp trị theo YHCT 7
Bảng 1 3 Phân loại các nhóm thuốc an thần trong Y học cổ truyền 9
Bảng 1 4 Tóm tắt thể bệnh và bài thuốc điều trị theo YHCT 10
Bảng 1 5 Một số thuốc YHHĐ trong điều trị RLGN 18
Bảng 1 6 Tóm tắt lợi ích và hạn chế của phương pháp YHHĐ điều trị RLGN 22
Bảng 1 7 Sự tương hợp của phương pháp YHCT và YHHĐ 25
Bảng 1 8 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 20
Bảng 2 1 Các tiêu chí khảo sát trong nghiên cứu 22
Bảng 2 2 Bảng kế hoạch thực hiện 27
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1 1 Số ấn bản nghiên cứu về liệu pháp châm cứu (1999-2018) 11Hình 1 2 Tỉ lệ rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi (≥ 60 tuổi) 14
Trang 9MỞ ĐẦU
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe về mặt tinh thần và thểchất của con người.1 Tỉ lệ bệnh nhân chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ngày càng tăng vàtrong đó phổ biến nhất là mất ngủ và ngưng thở khi ngủ (OSA) ở các quốc gia như Hoa
Kỳ,2 Pakistani3…
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Văn Minh và cộng sự (2020) cho thấy tỉ lệ bệnh nhânrối loạn giấc ngủ chiếm tỉ lệ 41,06%.4 Rối loạn giấc ngủ làm tăng tỉ lệ tử vong,5 đồngthời gia tăng nguy cơ các bệnh lý như tăng huyết áp,6 bệnh lý tim mạch,7 rối loạn tâmthần,8 GERD,9 suy giảm trí nhớ.10 Ngoài ra, RLGN còn gây ra tổn thất lớn về kinh tếvới dự báo tổn thất lớn về kinh tế tại các quốc gia như Nhật Bản năm 2015 lên đến138,6 tỷ đô-la2 và tại Úc năm 2017 là 12,19 tỷ đô-la,11 chủ yếu là do giảm năng suất laođộng và tăng chi phí điều trị Vì vậy, việc điều trị và chăm sóc sức khỏe liên quan đếnchứng rối loạn giấc ngủ trở nên cần thiết và quan trọng
Hiện nay, phương pháp điều trị RLGN bao gồm hai hướng tiếp cận: Y học hiện đại(YHHĐ) và Y học cổ truyền (YHCT) đều hướng đến mục tiêu chung là cải thiện chấtlượng giấc ngủ và nâng cao chất lượng cuộc sống Mặc dù liệu pháp nhận thức hành vi(CBT-I – Cognitive bahavioral therapy for insomnia) được Viện Y học Giấc ngủ Hoa
Kỳ (ASMM – America Academy of Sleep Medicine) khuyến cáo là phương pháp điềutrị hàng đầu trong YHHĐ, nhưng việc tuân thủ điều trị còn gặp khó khăn và chi phí caolàm giảm khả năng tiếp cận.12 Bên cạnh đó, các loại thuốc điều trị RLGN theo YHHĐtuy hiệu quả nhưng có thể gây một số tác dụng không mong muốn như buồn ngủ quámức vào ban ngày, chóng mặt và lệ thuộc thuốc sau khi ngưng điều trị như estazolam,eszopiclon13…
Gần đây, các phương pháp điều trị RLGN bằng YHCT đã chứng minh được hiệu quảcải thiện chất lượng giấc ngủ và ít gây ra tác dụng không mong muốn.14 Một số nghiêncứu gần đây cho thấy việc kết hợp YHCT và YHHĐ trong điều trị RLGN mang lại hiệu
Trang 10quả vượt trội, đồng thời giảm các tác dụng không mong muốn của thuốc hóa dược Ví
dụ, nghiên cứu của Lin Jin-cai và các cộng sự (2016) tại Trung Quốc cho thấy tỉ lệ điềutrị thành công ở nhóm điều trị phối hợp estazolam và châm cứu là 99,33% cao hơn rõrệt so với nhóm dùng estazolam là 77,78%, ngoài ra tác dụng không mong muốn củanhóm phối hợp thấp hơn rõ rệt và có ý nghĩa thống kê.15 Tương tự, nghiên cứu củaYichen Wang và cộng sự (2024) tại Tứ Xuyên-Trung Quốc cho thấy tỉ lệ điều trị thànhcông ở nhóm kết hợp thuốc Y học cổ truyền Zhumian Tang (Thất miên thang) vàeszopiclon (83,08%) cao hơn so với nhóm sử dụng thuốc hóa dược (61,54%) Nhómkết hợp cũng có tỉ lệ tác dụng không mong muốn thấp hơn khoảng 10% so với nhómđiều trị RLGN hóa dược đơn thuần.16 Vì những lợi ích trên trong việc ứng dụng kết hợpđiều trị ngày càng phổ biến và cần thiết trong thực hành lâm sàng
Mặc dù, các nghiên cứu về việc kết hợp YHHĐ và YHCT trong điều trị RLGN đã đượctiến hành ở một số quốc gia cho thấy hiệu quả Tuy nhiên tại Việt Nam, việc ứng dụngkết hợp YHHĐ và YHCT chưa được nghiên cứu rộng rãi ở các cơ sở khám bệnh
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là “ Tỉ lệ bệnh nhân được chỉ định Đông – Tây Y kết hợptrong điều trị RLGN là bao nhiêu?” Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “ Khảo sát tình trạng ứng dụng và các yếu tố liên quan đến trong việc kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền trong điều trị rối loạn giấc ngủ tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 3” Đây là một nghiên
cứu cắt ngang mô tả, tập trung thu thập và phân tích dữ liệu hiện có, nhằm xác địnhxem những phương pháp điều trị này đã được ứng dụng rộng rãi đến đâu trong thựchành lâm sàng và ở các nhóm người bệnh khác nhau Điều này giúp hiểu rõ hơn về khảnăng tiếp cận của người bệnh đối với các liệu pháp kết hợp Đông - Tây y, từ đó đưa racác khuyến nghị cho việc áp dụng mô hình điều trị kết hợp này rộng rãi hơn trong thựchành lâm sàng
Trang 11MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Khảo sát tình trạng ứng dụng và các yếu tố liên quan đến việc chỉ định y học hiện đại
và y học cổ truyền kết hợp trong điều trị rối loạn giấc ngủ tại bệnh viện Đại học Y dượcThành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở 3
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN1.1 TỔNG QUAN RỐI LOẠN GIẤC NGỦ
1.1.1 Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe con người
Ngủ là một trạng thái sinh lý tự nhiên và không thể thiếu trong quá trình sống, chiếmkhoảng một phần ba cuộc sống của con người Giấc ngủ lành mạnh rất quan trọngtrong việc duy trì sức khỏe, về thể chất và tinh thần.17 Một giấc ngủ tốt phải đảm bảođầy đủ về số lượng, chất lượng và thời gian, giúp cơ thể cảm thấy thoải mái về thể chất
và tinh thần khi thức dậy Giấc ngủ giúp phục hồi lại chức năng của các cơ quan trong
cơ thể như17,18:
- Hỗ trợ quá trình phục hồi và tái tạo của cơ thể
- Cải thiện chức năng não bộ
- Cân bằng sự điều hòa nội tiết và trao đổi chất
- Cải thiện hiệu suất công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống
Ngược lại, RLGN diễn ra thường xuyên có thể gây hậu quả nghiệm trọng đến sức khỏecũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh gây rối loạn các chức năng ở hầu hếtcác hệ thống của cơ thể và đời sống xã hội như:
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn thần kinh như trầm cảm, lo âu, suy giảm trínhớ,8 cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bệnh lý tim mạch,7 trào ngược dạ dàythực quản,9 tăng huyết áp.6
- Thiếu ngủ hoặc buồn ngủ vào ban ngày làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông, đặc biệtnguy hiểm với những người làm việc trong ngành vận tải.19 Ngoài ra, RLGN nặng cóthể liên quan đến tình trạng tử vong của bệnh trầm cảm nặng, ung thư, bệnh lý timmạch.5
- Những người mắc chứng RLGN thường có khả năng giảm hiệu suất công việc nhưngtăng các khoản thanh toán cho chi phí điều trị, giảm chất lượng cuộc sống, gây gánhnặng lớn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.2
Trang 131.1.2 Các yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ
Tỉ lệ mắc các RLGN trên thế giới có sự khác biệt tùy thuộc vào văn hóa, kinh tế, xã hộitừng quốc gia Các nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu tương đối đồng đều cho thấy sựkhác biệt rõ rệt giữa các nước ở nước phát triển và đang phát triển Ví dụ, tại Pakistan
tỉ lệ mất ngủ (45,2% ) và ngưng thở khi ngủ (34,8%) ở người trưởng thành cao hơn sovới nước đang phát triển như Úc, với tỉ lệ tương ứng là 20% và 8% người bệnh.3,19
Ngoài ra, tỉ lệ mắc RLGN còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến lốisống, sức khỏe và xã hội, bao gồm các yếu tố sinh học (giới tính, tuổi tác, di truyền…)đến các yếu tố tâm lý xã hội (căng thẳng, lão hóa, nhiều bệnh nền…) Các yếu tố này
có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về giấc ngủ Một số nghiên cứu liên
quan đến các yếu tố nguy cơ này được trình bày tại Bảng 1.1
Bảng 1 1 Các yếu tố liên quan đến giấc ngủTác giả Tóm tắt nghiên cứu
Trang 14Việc xác định rõ các yếu tố nguy cơ, ta có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa, chẩnđoán và điều trị sớm Điều trị kịp thời không chỉ giúp cải thiện chất lượng sống mà cònngăn ngừa các biến chứng sức khỏe liên quan.
1.2 ĐIỀU TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ 1.2.1 Chẩn đoán RLGN theo YHCT
Theo Thiên 71 Linh Khu trong sách Hoàng Đế Nội Kinh, giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi sựvận hành của vệ khí trong cơ thể Vào ban ngày, vệ khí ngày vận hành ở Dương phận,giúp cơ thể tỉnh táo và năng động Ban đêm, vệ khí vận hành ở Âm phận, giúp cơ thểthư giãn và ngủ Tuy nhiên, khi Dương khí quá thịnh, vệ khí không thể trở lại Âmphận, dẫn đến mất ngủ Hiện tượng này làm mất cân bằng Âm - Dương, khiến mắtkhông thể nhắm lại và cơ thể khó vào giấc ngủ.23
Trong YHCT, mất ngủ thuộc phạm trù "Thất miên" Theo lý thuyết YHCT Trung Quốc,giấc ngủ của con người không thể tách rời khỏi sự ổn định của tâm và trí Mất ngủ cóthể do nhiều nguyên nhân như ngoại tà xâm nhập, chính khí suy yếu, nhưng chủ yếu là
do tâm và trí bị rối loạn, khiến thần không yên, làm người bệnh không thể có giấc ngủbình thường.24
Cơ chế bệnh sinh của thất miên bao gồm25:
- Nội nhân: tình chí giận dữ dẫn đến Can khí uất kết, Can uất hóa hỏa, hỏa độngtâm thần dẫn đến mất ngủ Tình chí sợ hãi dẫn đến khí loạn gây Tâm Đởm khí
hư, tâm thần không yên Tình chí ưu thái quá tổn thương tổn thương Tỳ khí, Tỳkhí hư không sinh huyết nuôi dưỡng tâm, dẫn đến Tâm Tỳ lưỡng hư
- Ngoại nhân: thường gây mất ngủ thoáng qua, sẽ mất khi giải trừ Tuy nhiên,khi lục dâm không được giải trừ hết ở bên ngoài biểu sẽ xâm nhập vào trong Lý
và hóa thành phục nhiệt quấy rối hung cách, dẫn đến thất miên
- Bất nội ngoại nhân: ăn uống không điều độ, dẫn đến thức ăn lưu trệ sinh đàmthấp ủng trệ tại Vị và trung tiêu, khiến khí không thăng giáng được, thượng
Trang 15nghịch quấy nhiễu Tâm Ngoài ra, chấn thương gây huyết ứ dẫn đến khí trệ quấyrối thần minh.
- Nội thương: thể chất yếu bệnh lâu ngày, Tâm huyết hư hoặc Tâm Tỳ lưỡng hưkhông nuôi dưỡng được Tâm thần; Can Thận âm hư sinh nội nhiệt thượngnghịch động thần minh; Tâm Thận hư không hỗ trợ nhau bất giao khiến Tâmhỏa vượng động sinh thất miên
Dựa vào cơ chế và nguyên nhân sinh bệnh là cảm thụ ngoài tà, tình chí thất thường, nộithương, thất miên được chia làm nhiều thể lâm sàng Tùy vào thể bệnh mà pháp trịkhác nhau25:
Bảng 1 2 Tóm tắt thể bệnh và pháp trị theo YHCT
Can uất hóa hỏa Sơ Can khí, thanh Can hỏa, dưỡng Tâm an thầnPhục nhiệt hung cách Sơ Can khí, thanh Can hỏa, dưỡng Tâm an thần
Đàm nhiệt nội nhiễu Thanh hóa đàm nhiệt, điều hòa trung tiêu, an thầnCan Tỳ bất hòa Sơ Can kiện Tỳ, hòa Vị, an thần
Tâm âm hư Bổ Tâm âm, thanh nhiệt, an thần
Tâm Tỳ lưỡng hư Bổ Tỳ khí, dưỡng Tâm huyết an thần
Tâm Thận bất giao Bổ Tâm Thận âm, thanh nhiệt, an thần
Tâm Đởm khí hư Bổ Đởm khí, dưỡng huyết, bổ Tâm âm, an thần
1.2.2 Phương pháp điều trị RLGN theo YHHĐ
Theo thông tư số 5480/QĐ-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn Quy trình kỹ thuật chuyênngành Y học cổ truyền ở các cơ sở khám bệnh, dựa vào đó, trong nghiên cứu này, cácphương pháp sẽ được phân nhóm thành phương pháp điều trị dùng thuốc và khôngdùng thuốc.26
Trang 161.2.2.1 Phương pháp kỹ thuật điều trị không dùng thuốc
- Châm cứu: dựa trên lý thuyết về kinh mạch, châm cứu sử dụng kim mỏng kíchthích các huyệt đạo để cải thiện lưu thông khí huyết Châm cứu bao gồm nhiềuhình thức như hào châm, điện châm, đầu châm, nhĩ châm, laser châm, thủychâm…26
- Cấy chỉ: là phương pháp kết hợp với kỹ thuật YHHĐ, cấy chỉ catgut tự tiêuvào huyệt đạo Phương pháp này kích thích liên tục lên huyệt đạo, giúp duy trìtác dụng điều trị trong thời gian dài mà không cần châm cứu thường xuyên.Phương pháp này là một giải pháp tiện lợi cho người bệnh, mang lại hiệu quảtương tự châm cứu truyền thống.27
- Dưỡng sinh là bao gồm nhiều hoạt động như thiền định, yoga, thái cực quyền,khí công và các động tác tập khác Dưỡng sinh giúp cân bằng giữa sức khỏe vàtâm trí, lưu thông khí huyết, dưỡng sinh không chỉ tập trung vào bệnh tật màcòn phòng ngừa bệnh tật liên quan đến tâm và thần, liên quan đến chứng mấtngủ mạn tính Ngoài ra điểm mạnh của biện pháp này là đơn giản, tiết kiệm chiphí và dễ thực hiện trong tại nhà.28
- Xoa bóp – bấm huyệt: sử dụng tay để tác động lên vùng điều trị dựa trênnguyên lí tác động lên huyệt đạo và hệ kinh lạc để điều trị rối loạn giấc ngủ.Phương pháp này không xâm lấn, ít tốn kém và dễ tiếp cận, giúp cải thiện tuầnhoàn và giảm căng thẳng.29
Các nhóm kỹ thuật khác như chườm, ngâm, giác hơi,…
- Các kỹ thuật khác: Bao gồm chườm, ngâm, giác hơi và các liệu pháp tương tự giúptăng cường tuần hoàn máu và giảm đau, đồng thời hỗ trợ giấc ngủ
1.2.2.2 Phương pháp điều trị dùng thuốc
Phương pháp điều trị dùng thuốc trong YHCT được chia làm 3 loại: thuốc thang, thuốcdạng viên (viên nang, viên hoàn, viên tễ,…) và thuốc dùng ngoài (cao dán, dầu, rượuxoa bóp,…).26
Trang 17Theo thông tư số 13/VBHN-BYT30 về danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vịthuốc YHCT thuộc phạm vi thanh toán của bảo hiểm, các nhóm thuốc an thần hỗ trợđiều trị RLGN như táo nhân, vong nem, liên tâm, bình vôi, linh chi, phục thần, viễn
chí, và nhiều vị thuốc khác Bảng 1.3 dưới đây liệt kê dược liệu phổ biến trong mỗi
nhóm
Bảng 1 3 Phân loại các nhóm thuốc an thần trong Y học cổ truyền
Thuốc an thầnDưỡng Tâm an thần bá tử nhân, lá vông nem, lạc tiên, long nhãn, hắc táo nhân,
viễn chí, hợp hoan bì, linh chi, phục thần
Trọng trấn an thần trân châu mẫu, chu sa (thần sa), long cốt, long xỉ, mẫu lệ
Trong YHCT, các loại thuốc an thần thường được chia thành hai nhóm chính dựa trên
cơ chế tác động: Dưỡng Tâm an thần và Trọng trấn an thần Nhóm thuốc Dưỡng tâm
an thần thường có nguồn gốc từ thực vật, như bá tử nhân, lá vông nem, lạc tiên… dùngđiều trị trong các trường hợp hư chứng Ngược lại, nhóm thuốc Trọng trấn an thầnthường là các khoáng chất, động vật… có thể chất nặng như chu sa, trân châu mẫu,long cốt… thường điều trị các trường hợp tâm quy mất ngủ, động kinh phát cuồng,phiền táo dễ cáu giận…31
Ngoài ra, liên quan đến các cơ chế bệnh, phối hợp các nhóm thuốc liên quan nhưnhóm thanh nhiệt (thạch cao, trúc diệp, chi tử…), bổ khí (nhân sâm, đảng sâm, hoàng
kỳ, đại táo…), bổ huyết (long nhãn, đương quy, tang thầm, thục địa…) để điều trị cácthể bệnh Trong YHCT, việc điều trị RLGN được phân loại dựa trên các thể bệnh lâmsàng khác nhau Mỗi thể bệnh có nguyên nhân và triệu chứng riêng, do đó cần sử dụngcác bài thuốc điều trị đặc hiệu.25 Bảng 1.4 dưới đây tóm tắt các thể bệnh lâm sàng phổ
biến và các bài thuốc YHCT được sử dụng để điều trị
Bảng 1 4 Tóm tắt thể bệnh và bài thuốc điều trị theo YHCT
Trang 18Can uất hóa hỏa Long đởm tả Can thang
Phục nhiệt hung cách Trúc diệp thạch cao thang
Tâm Thận bất giao Hoàng Liên A giao thang
Tâm Đởm khí hư Bá tử dưỡng Tâm thang/ Định chí hoàn
1.2.3 Hiệu quả và hạn chế của phương pháp YHCT
1.2.3.1 Hiệu quả của các phương pháp YHCT
Trong những năm gần đây, các phương pháp điều trị RLGN bằng YHCT càng đượcnghiên cứu rộng rãi và trở nên phổ biến ở các khu vực đặc biệt là ở Châu Á32 được
trình bày ở Hình 1.1.
Hình 1 1 Số ấn bản nghiên cứu về liệu pháp châm cứu (1999-2018)
Trang 19Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện để so sánh các phương pháp điều trịYHCT với các phương pháp điều trị bằng thuốc hóa dược, nhằm tìm ra những lợi ích
cụ thể của YHCT trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm thiểu các tác dụngphụ Dưới đây là một số nghiên cứu nổi bật:
- Nghiên cứu lâm sàng của Fu Xu và cộng sự (2019)27 tại Trung Quốc thực hiện trên
510 bệnh nhân được chia thành 5 loại hội chứng: Tâm Tỳ lưỡng hư, Âm hư hỏa vượng,Tâm Vị khí hư, Vị khí bất hòa, Khí huyết hư suy) điều trị bằng phương pháp cấy chỉcho thấy cải thiện chất lượng giấc ngủ, thời gian ngủ, hiệu quả giấc ngủ theo thói quensau 30 ngày điều trị so với nhóm dùng thuốc Ở nhóm cấy chỉ chưa ghi nhận các tácdụng phụ nghiêm trọng
- Nghiên cứu của Jee Hyun Yoon và cộng sự (2021)33 là một phân tích hệ thống trênbệnh nhân ung thư mất ngủ Kết quả cho thấy so với thuốc hóa dược, nhóm người bệnh
sử dụng thuốc YHCT cải thiện điểm PSQI với độ tin cậy là 95% Không ghi nhận đượctác dụng phụ nghiêm trọng nào
- Nghiên cứu Lê Thị Chung, Phạm Quốc Bình (2023)34 tại Bệnh viện Hữu nghị Đakhoa Nghệ An về của điện châm kết hợp laser nội mạch có hiệu quả cải thiện cácRLGN (như mất ngủ, ngủ nhiều, rối loạn nhịp ngủ thức) trong thể Can uất hóa hỏa.Thang điểm Pittsburgh cho thấy sự cải thiện đáng kể ở cả nhóm chứng (điện châm) vànhóm nghiên cứu (điện châm kết hợp laser châm) Không có ghi nhận nào về ảnhhưởng đến chức năng gan, thận và cơ quan tạo máu
- Nghiên cứu của Nguyễn Trung Tuyên và cộng sự (2023)35 trên 510 bệnh nhân ung thưđược chẩn đoán rối loạn giấc ngủ (G.47) cho thấy sau khi can thiệp bằng phương phápthở bốn thì của BS Nguyễn Văn Hưởng thì tình trạng mất ngủ đã được cải thiện đáng
kể theo thang điểm ISI sau 30 ngày điều trị
Từ các nghiên cứu lâm sàng và phân tích hệ thống, có thể khẳng định rằng YHCT đóngvai trò quan trọng trong điều trị rối loạn giấc ngủ, các phương pháp như cấy chỉ, điện
Trang 20châm, dùng thuốc YHCT và phương pháp dưỡng sinh mang lại hiệu quả cao và antoàn.
Những liệu pháp này giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà ít gây ra tác dụng phụnghiêm trọng Tuy nhiên, cần thận trọng khi kết hợp YHCT với thuốc hoá dược donguy cơ tương tác thuốc Nhìn chung, YHCT là phương pháp điều trị tiềm năng, đặcbiệt hữu ích khi được kết hợp với y học hiện đại để nâng cao hiệu quả điều trị và chấtlượng cuộc sống của người bệnh
1.3 ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ BẰNG PHƯƠNG PHÁP YHHĐ 1.3.1 Đại cương rối loạn giấc ngủ theo YHHĐ
RLGN được chẩn đoán và phân loại Theo The International Classification of SleepDisorders, Third Edition (ICSD3) – Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ như sau38:
- Mất ngủ bao gồm rối loạn mất ngủ ngắn hạn, rối loạn mất ngủ mạn tính và cácdạng mất ngủ khác Ngoài ra các biến thể từ rối loạn mất ngủ bao gồm tình trạngngủ quá nhiều và giấc ngủ ngắn
Trang 21- Rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ - ngưng thở khi ngủ bao gồm rối loạnngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, rối loạn ngưng thở khi ngủ trung ương, rối loạngiảm thông khí liên quan đến giấc ngủ và rối loạn thiếu oxy máu liên quan đếngiấc ngủ.
- Rối loạn trung ương của buồn ngủ quá mức bao gồm chứng ngủ rũ, chứng mấtngủ vô căn, hội chứng Kleine – Levin và các mất ngủ liên quan đến bệnh lý -thần kinh cùng lúc, chất gây nghiện, rối loạn tâm thần
- Rối loạn nhịp sinh học ngủ thức bao gồm rối loạn nhịp ngủ thức sớm, rối loạnnhịp ngủ thức muộn, rối loạn nhịp ngủ thức không đều, rối loạn nhịp ngủ thứckhông 24 giờ, rối loạn làm việc theo ca, rối loạn nhịp do thay đổi múi giờ và cácrối loạn nhịp ngủ thức không đặc hiệu
- Chứng mất ngủ liên quan đến RLGN không cử động mắt nhanh (Non-RapidEye Movement – NREM)
- Rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ
Trong ICSD-3, ấn bản lần thứ ba và ICD 10 khác nhau về mã chẩn đoán nhưng các mãICSD-3 thể hiện “những giá trị gần đúng nhất” với các mã ICD 10 tương ứng, khôngkhác biệt giữa các tiêu chẩn đoán giữa các hệ thống ở các khu vực khác nhau.38
Trong một nghiên cứu tổng hợp của Jaquelini B.C và cộng sự (2024)39 gồm 995.544người lớn tuổi (≥60 tuổi) từ 36 quốc gia về tỉ lệ vấn đề về giấc ngủ phổ biến nhất trên
toàn thế giới được trình bày ở Hình 1.2.
Trang 22Hình 1 2 Tỉ lệ rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi (≥ 60 tuổi).
Để xác định nguyên nhân và loại trừ các bệnh liên quan đến tâm thần hoặc thuốc, ta cóthể làm một số cận lâm sàng18,38:
- Xét nghiệm máu, tìm các chất kích thích
- Điện não đồ, đo đa ký giấc ngủ
- Các xét nghiệm chuyên khoa khác: điện tâm đồ, X-quang phổi, siêu âm ổbụng, CT-Scan, MRI
- Sử dụng các bộ câu hỏi để đánh giá rối loạn giấc ngủ (PSQI), đánh giá trầmcảm (Beck, Hamilton, trầm cảm…)
1.3.2 Các phương pháp điều trị RLGN theo YHHĐ
1.3.2.1 Điều trị không dùng thuốc
Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT-I)40:
Trang 23Là một phương pháp tiếp cận đối với chứng RLGN nhằm giải quyết những suy nghĩ vàhành vi phổ biến cản trở giấc ngủ tối ưu Đây là phương pháp đầu tay được khuyến cáocho tình trạng mất ngủ mạn tính theo hầu hết các phác đồ điều trị trên thế giới, đặc biệtđối với các người bệnh bị chống chỉ định với thuốc hoặc có nguy cơ khó dung nạpđược thuốc Nội dung của CBT-I bao gồm:
- Kiểm soát các kích thích:
+Chỉ lên trên giường khi cảm thấy buồn ngủ
+ Sử dụng giường chỉ dành cho việc ngủ và các hoạt động giúp thư giãn như nghỉ ngơi.Tránh sử dụng giường cho các hoạt động không liên quan như xem ti-vi, làm việc hoặc
ăn uống
+ Nếu không ngủ được sau 15-20 phút, hãy rời khỏi giường và sang phòng khác đểthực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách Quay lại giường khi cảm thấy buồnngủ; lặp lại nếu cần thiết
+ Duy trì thời gian thức dậy đều đặn hàng ngày, bất kể đã ngủ được bao lâu
8 giờ mỗi đêm mới tốt cho sức khỏe
- Liệu pháp thư giãn: Thực hành thư giãn cơ, điều chỉnh phản xạ sinh lý (như nhịp thở,nhịp tim) và các bài tập thư giãn khác để giảm lo lắng về khó ngủ Các kỹ thuật nàygiúp kiểm soát nhịp thở, nhịp tim, căng cơ và tâm trạng, từ đó giúp người bệnh dễ dàngthư giãn hơn
Trang 24- Vệ sinh giấc ngủ: Điều chỉnh các yếu tố môi trường như nhiệt độ phòng ngủ, ánhsáng và tiếng ồn Tránh sử dụng các chất kích thích như nicotin hoặc caffein, thiết lậpthói quen trước khi đi ngủ như thư giãn nhẹ nhàng, tránh các hoạt động gắng sức hoặctập thể dục quá mức trước giờ ngủ Tránh đặt đồng hồ báo thức có âm thanh chói vàduy trì một môi trường ngủ yên tĩnh.
Khi tiếp cận vấn đề ở các bệnh nhân rối loạn giấc ngủ về măt nhận thức cần phải để ý: + Xử lý các suy nghĩ lo lắng và tiêu cực quá mức liên quan đến việc mất ngủ
+ Điều chỉnh các kỳ vọng không phù hợp về số giờ ngủ
+ Nhận diện và thay đổi các quan niệm sai lầm về tác động của rối loạn giấc ngủ
+ Sử dụng các kỹ thuật như thư giãn cơ, chánh niệm và thiền định để làm giảm căngthẳng
Liệu pháp ánh sáng41: Phương pháp này nhằm đồng bộ nhịp sinh học thông qua việcthay đổi mức độ tiếp xúc ánh sáng để điều chỉnh rối loạn nhịp sinh học gây ra các rốiloạn giấc ngủ
Các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị RLGN:
- Benzodiazepin (BZD) (diazepam, bromazepam, lorazepam, alprazolam, estazolam,flurazepam, temazepam, triazolam, quazepam)40:
Trang 25+ Cơ chế: Tăng cường hoạt động ức chế của axit gamma-aminobutyric (GABA) tạiphức hợp thụ thể GABA-A Khi BZRA gắn vào thụ thể sẽ tăng phóng thích ion cloruavào tế bào, tạo ra tác dụng ức chế (an thần) Ngoài ra, BZD còn có tác dụng giải lo âu
và chống co giật
+ Tác dụng không mong muốn: buồn ngủ, chóng mặt, suy giảm nhận thức, giảm khảnăng vận động, dung nạp và lệ thuộc thuốc Sử dụng lâu dài BZD và các thuốc ngủ nóichung có thể gây ra một số phản ứng có hại như thay đổi thói quen, mất ngủ dội ngược(rebound insomnia), các hành vi ngủ thức phức tạp (mộng dụ, có hành vi lái xe hoặc ănhoặc các hành vi khác khi còn đang ngủ hoặc chưa tỉnh hoàn toàn, hành vi kích động.Đối với người cao tuổi hoặc suy giảm chức năng gan, thận, các thuốc BZD có thể bịtích lũy trong cơ thể, làm tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn lên thần kinh trungương Vì vậy, nên tránh dùng các BZD có tác dụng dài ở người cao tuổi
- Thuốc non-benzodiazepin (eszopiclon, zaleplon, zolpidem)40: Hay còn gọi là thuốcgây ngủ Z
+ Cơ chế: tăng cường hoạt động ức chế của axit gamma-aminobutyric (GABA) tạiphức hợp thụ thể GABA-A, giúp giảm thời gian đi vào giấc ngủ và số lần thức giấc,đồng thời cải thiện thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ Nhóm thuốc ngủ này ít có tácdụng chống lo âu và giảm co giật như BZD do gắn chọn lọc trên một loại thụ thể củaGABA-A
+ Tác dụng không mong muốn: Nuồn ngủ, chóng mặt Nhưng so với BZD, thì các benzodiazepin có tính chọn lọc cao khi gắn vào thụ thể, điều này làm hạn chế hiệu quảđiều trị và cũng giảm tác dụng phụ (ít gây nguy cơ dung nạp, lệ thuộc thuốc và mất ngủ
non-dữ dội như BZD) Tuy nhiên, nhóm thuốc này vẫn gây ra các hành vi ngủ - thức phứctạp và không nên được xem là nhóm thuốc ngủ an toàn hơn các loại thuốc ngủ khác
- Thuốc đối kháng orexin kép (daridorexant, lenborexant, suvorexant)40: Đây là nhóm
thuốc mới trong điều trị mất ngủ, còn gọi là DORA (Dual orexin receptor antagonist)
Trang 26+ Cơ chế: Hệ thống orexin thúc đẩy và duy trì sự tỉnh táo thông qua các sợi dẫn truyền
từ vùng dưới đồi đến vỏ não và các nhân của chất dẫn truyền thần kinh kích thích sựtỉnh táo (histamin, acetylcholin, dopamin, serotonin và norepinephrin) Các thuốc trên
có hoạt tính đối kháng tại hai thụ thể orexin, do đó giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ bằngcách giảm sự thúc đẩy tỉnh táo
+ Tác dụng không mong muốn: Buồn ngủ, viêm mũi họng, đau đầu
+ Chống chỉ định: Bệnh nhân mắc bệnh ngủ rũ
- Thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần gây ngủ (doxepin, amitriptylin,clomipramin, tianeptin…)40: doxepin, amtriptylin là một trong các loại thuốc chốngtrầm cảm thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA - Tricyclic Antidepressant)
và cũng có tác dụng kháng histamin mạnh
+ Cơ chế: doxepin có hoạt tính kháng thụ thể H1, giúp tăng cường duy trì giấc ngủ,doxepin có tính chọn lọc cao đối với thụ thể histamin H1 và hoạt động đối kháng nhưtrên, từ đó tạo ra tác dụng an thần
+ Tác dụng không mong muốn: buồn ngủ, buồn nôn, nhiễm trùng đường hô hấp trên.Tránh sử dụng ở các bệnh nhân mắc tăng nhãn áp góc đóng chưa điều trị hoặc bí tiểunặng
- Các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 (diphenhydramin, hydroxyzin, doxylamin)42:trong mất ngủ nhẹ, nhóm thuốc này có hiệu quả và tương đối an toàn So với BZD hiệuquả cải thiện giấc ngủ của diphenhydramin không hiệu quả bằng Việc sử dụng khánghistamin H1 vẫn chưa được khuyến cáo trong các hướng dẫn điều trị, đây là một chỉđịnh off-label
+ Cơ chế: Các thuốc kháng histamin H1 thế hệ thứ nhất (diphenhydramin,promethazin) có cấu trúc hóa học dễ thâm nhập vào hệ thần kinh trung ương Các thuốcnày có thể gắn kết với các thụ thể H1 nằm trên các tế bào thần kinh trong não
Trang 27+ Tác dụng không mong muốn: kháng cholinergic (khô miệng, táo bón, bí tiểu, mắtnhìn mờ), khó dung nạp đối với người bệnh cao tuổi, đồng thời có thể gây buồn ngủnhiều vào ban ngày.
- Thuốc chủ vận thụ thể melatonin (ramelteon)40:
+ Cơ chế: ramelteon có hoạt tính chủ vận tại thụ thể melatonin trong nhân trên chéocủa vùng dưới đồi Giống như melatonin, ramelteon giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ bằngcách giảm sự tỉnh táo do bộ điều khiển sinh học kích thích vào buổi tối, đồng thời củng
cố chu kỳ nhịp sinh học
+ Tác dụng không mong muốn: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn…
- Nhóm dẫn xuất của acid barbiturat (phenobarbital, hexobarbital…)43:
+ Cơ chế: Tăng cường hoạt động ức chế của axit gamma-aminobutyric (GABA) tạiphức hợp thụ thể GABA-A Khi BZRA gắn vào thụ thể sẽ tăng phóng thích ion cloruavào tế bào, tạo ra tác dụng ức chế (an thần)
+ Tác dụng không mong muốn: Buồn ngủ ban ngày…
Các nhóm thuốc điều trị RLGN có liều dùng và tương tác khác nhau, tùy thuộc vào cơ
chế tác động và dược tính của mỗi loại thuốc Bảng 1.5 dưới đây cung cấp thông tin
chi tiết về liều điều trị và tương tác thuốc của các nhóm thuốc thường được sử dụngtrong điều trị RLGN theo YHHĐ Tại Việt Nam, thuốc hoá dược điều trị RLGN đãđược cấp phép đăng ký không nhiều (diazepam, zolpidem, eszopiclon, zopiclon…),việc sử dụng thuốc hoá dược gặp nhiều khó khăn và hạn chế
Trang 28-Không sử dụng đồng thời với thuốc opioid (tăng an thần, suy hô hấp, hôn
giảm liều thuốc
Thận trọng khi sử dụng đồng thời với thuốc opioid
Trang 29Nhóm dẫn xuất của acid barbiturat
với Phenobarbital hoặc các barbituratkhác sẽ bị giảm tác dụng: coumarin,
Trang 31Các lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ42:
+ Ở phụ nữ mang thai, thuốc ngủ có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật ở thai nhinếu sử dụng trong ba tháng đầu
+ Không nên dùng đồ uống có cồn khi đang điều trị với thuốc an thần vì có thể làmtăng nguy cơ gây ra tình trạng an thần quá mức do các chất này có khả năng ức chế hệ
hô hấp và hệ thần kinh trung ương (đặc biệt khi sử dụng BZD)
+ Hầu hết các thuốc an thần được chuyển hóa qua gan và đào thải qua thận Vì vậy, ởnhững người bệnh có bệnh thận hoặc gan, quá trình đào thải thuốc có thể kéo dài, dẫnđến tích lũy thuốc và gây ngủ quá mức
+ Người cao tuổi dễ gặp phải các phản ứng có hại của thuốc như an thần quá mức, suygiảm nhận thức, mê sảng, mộng du, kích động, lú lẫn, té ngã và chấn thương
1.3.3 Hiệu quả và hạn chế của các phương pháp YHHĐ
1.3.3.1 Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT-I)
+ Hiệu quả: Nghiên cứu của Beaulieu B và cộng sự (2017)44 ở 160 người mất ngủ mạntính cho thấy CBT-I kết hợp zolpidem cải thiện giấc ngủ dài hạn, giảm triệu chứng mấtngủ sau 12 (48-74%) và 24 tháng (44-63%) Đồng thời, việc sử dụng liệu pháp CBT-Idài hạn có thể giảm dần sự lệ thuộc thuốc ngủ
+ Hạn chế: Phương pháp CBT-I hiện tại là một phương pháp mới nên chưa có nhiềubác sĩ được đào tạo chuyên sâu và bệnh nhân có tiếp cận Ngoài ra, CBT-I cũng đòi hỏitính tự giác cao so với phương pháp điều trị bằng thuốc.12
1.3.3.2 Liệu pháp ánh sáng
+ Hiệu quả: Nghiên cứu của Jun Song I.T và cộng sự (2022)41 trên 1154 bệnh nhân chothấy liệu pháp ánh sáng có hiệu quả trong điều trị rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là rối loạngiấc ngủ theo nhịp sinh học và mất ngủ
+ Hạn chế: Liệu pháp chưa được áp dụng rộng rãi và chưa có nhiều nghiên cứu có kíchthước mẫu lớn Ngoài ra, chi phí tiếp cận liệu pháp này vẫn còn cao.41
Trang 321.3.3.3 Thuốc chủ vận thụ thể Benzodiazepine:
+ Hiệu quả: Nghiên cứu của Hsiao-Yean Chiu và cộng sự (2021)45 cho thấy thuốc chủvận BRZA, thuốc nhóm doxepine liều thấp là liệu pháp dược lý tối ưu để cải thiện tổngthời gian và hiệu quả giấc ngủ
+ Hạn chế: Sử dụng BZD lâu dài để trị mất ngủ mạn tính ó thể gây ra các tác dụng phụkhông mong muốn như gây buồn ngủ ở các thuốc có thời gian bán hủy kéo dài, tăngnguy cơ té ngã ở người cao tuổi và có khả năng phụ thuốc thuốc khi ngưng điều trị.Ngoài ra, các thuốc này không nên sử dụng cho những người bệnh có nguy cơ thựchiện các hành vi bất thường, chẳng hạn như đi bộ hoặc ăn uống không tỉnh táo Nếuxuất hiện các dấu hiệu thương tích hoặc chấn thương liên quan đến những hành vikhông tỉnh táo do thuốc, nên ngừng sử dụng ngay lập tức.13 Hiện nay chưa có nhiềukhuyến cáo trong việc kê đơn với bệnh nhân mắc các RLGN khác như hội chứngngưng thở khi ngủ, hội chứng ngủ rũ.46
1.3.3.4 Thuốc đối kháng orexin kép
+ Hiệu quả: Nghiên cứu của Rocha R.B và cộng sự (2021)47 trên 4.849 bệnh nhân bịmất ngủ, thuốc đối kháng orexin kép (daridorexant, lenborexant, suvorexant) cho thấyhiệu quả cao kèo dài tổng thời gian ngủ khi so sánh với giả dược, có sự phụ thuộc liềudùng
+ Hạn chế: Thuốc lemborexant và suvorexant có khả năng gây ra tình trạng ngủ vàoban ngày nhiều hơn, thuốc daridorexant có tác dụng phụ viêm mũi họng, đau đầu nhiềuhơn với tỉ lệ lê 4,1-14,8%.47
1.3.3.5 Thuốc kháng thụ thể histamin (doxepin):
+ Hiệu quả: Nghiên cứu của Carlos H và cộng sự (2014)48 ở 867 người trưởng thànhmắc chứng mất ngủ mạn tính dùng doxepin liều thấp (3mg và 6mg), cải thiện giấc ngủ
25 phút (3 mg) và 30 phút (6 mg) so với giả dược ở người lớn < 65 tuổi (n=296) Vàcải thiện lần lượt là 30 phút (3 mg) và 38 phút (6 mg) ở người lớn ≥ 65 tuổi (n=571)
Trang 33Không có sự khác biệt giữa 2 liều Ghi nhận buồn ngủ, buồn nôn và không ghi nhậnphụ thuộc thuốc
+ Hạn chế: Ghi nhận buồn ngủ, buồn nôn và không ghi nhận phụ thuộc thuốc
1.3.3.6 Thuốc chủ vận thụ thể melatonin (ramelteon)
+Hiệu quả: Nghiên cứu của Marupuru S và cộng sự (2022)49 ở 2462 người tham gia(tuổi > 50 tuổi) và 5812 người (tuổi >18) bị mất ngủ và được điều trị bằng ramelteon.Cho thấy việc sử dụng ramelteon hiệu quả trong việc cải thiện chứng mất ngủ, giảmcác biến chứng do bất thường hô hấp khi ngủ và giảm tình trạng buồn ngủ ban ngàycủa hội chứng ngủ rũ Thuốc cũng cải thiện trong rối loạn nhịp sinh học ngủ-thức.1.3.3.7 Nhóm dẫn xuất của acid barbiturat
Nghiên cứu C.Liguori và cộng sự (2021)43 cho thấy phenobarbital có hiệu quả trong cảithiện giấc ngủ nhưng chưa có nhiều nghiên cứu và khuyến cáo sử dụng, ngoài ra gây buồn ngủ ban ngày
Các phương pháp YHHĐ điều trị RLGN bao gồm cả sử dụng thuốc và liệu pháp hành
vi Mỗi phương pháp có những lợi ích và hạn chế riêng tùy thuộc vào tình trạng cụ thể
của bệnh nhân Bảng 1.6 dưới đây tóm tắt các lợi ích và hạn chế của các nhóm thuốc
và liệu pháp thường được sử dụng trong điều trị RLGN
Bảng 1 6 Tóm tắt lợi ích và hạn chế của phương pháp YHHĐ điều trị RLGN
Liệu pháp nhận thức hành vi
trong điều trị mất ngủ (CBT-I)
Kinh phí không cao,
có thể thực hiện
Khó tiếp cận do thiếu bác sĩđào tạo chuyên sâu, cần tính
tự giác cao để tuân thủ
Liệu pháp ánh sáng Hiệu quả trong điều
trị RLGN nhịp sinhhọc và mất ngủ
Chưa được áp dụng rộng rãi,chi phí tiếp cận còn cao.Thuốc hoá dược điều trị RLGN
+ BZD Hiệu quả điều trị tốt Buồn ngủ, chóng mặt, suy
Trang 34giảm nhận thức, giảm khảnăng vận động, dung nạp và
lệ thuộc thuốc, mất ngủ dộingược (rebound insomnia)…+ Thuốc gây ngủ Z Giúp giảm thời gian
đi vào giấc ngủ và
số lần thức giấc,đồng thời cải thiệnthời gian ngủ và chấtlượng giấc ngủ
Buồn ngủ, chóng mặt Nhưng
so với BZD, thì các BZRAnon-benzodiazepin có tínhchọn lọc cao khi gắn vào thụthể, điều này làm hạn chếhiệu quả điều trị và cũnggiảm tác dụng phụ (ít gâynguy cơ dung nạp, lệ thuộcthuốc và mất ngủ dữ dội nhưBZD)
+ Nhóm thuốc DORA Hiệu quả cao trong
việc kéo dài thờigian ngủ, cải thiệnchất lượng giấc ngủ
Buồn ngủ, viêm mũi họng,đau đầu không dùng chongười bệnh mắc chứng ngủrũ
+ Thuốc chống trầm cảm với
tác dụng an thần gây ngủ
Cải thiện giấc ngủhiệu quả, đặc biệtvới liều thấp
Buồn ngủ, buồn nôn, nhiễmtrùng đường hô hấp trên
Trang 351.4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT HỢP YHCT VÀ YHHĐ
1.4.1 Mục tiêu và lợi ích của việc kết hợp YHCT và YHHĐ
Dựa trên các nghiên cứu50–52, việc kết hợp YHCT và YHHĐ nhằm hướng đến các mụctiêu sau:
- Tăng hiệu quả điều trị các bệnh lí RLGN (cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng chấtlượng cuộc sống, giảm các biến chứng đi kèm)
- Giảm tác dụng phụ của thuốc YHHĐ khi sử dụng lâu dài, đặc biệt khi ngừng thuốc
- Hiện đại hóa YHCT trên các mặt nghiên cứu khoa học và các phương pháp chẩn đoánđiều trị
- Bổ sung lẫn nhau các khuyết điểm và hạn chế của từng phương pháp
1.4.2 Tính tương hợp và bổ sung giữa hai hệ thống Y học
Trong YHHĐ, các nghiên cứu về sinh lý của RLGN cho rằng liên quan đến nhiều yếu
tố, bao gồm trục hạ hồi-tuyến yên-tuyến thượng thận, rối loạn dẫn truyền thần kinhmonoamine, sự bất thường hệ thống tế bào thần kinh GABA, rối loạn bài tiết melatonin
và các chức năng bất thường của hệ thống thalamic-orexin.40
Trong YHCT, cơ chế bệnh sinh của RLGN được cho là liên quan chủ yếu đến Tâm vàNão Bất kì các nguyên nhân nào ảnh hưởng đến Tâm-Não đều có thể xuất hiện chứngthất miên.24 Các phương pháp YHCT như châm cứu và thảo dược không chỉ có tácdụng an thần, điều hòa cơ thể theo quan điểm cổ truyền mà còn tương thích với các cơchế sinh lý của YHHĐ, như tăng cường nồng độ GABA và melatonin, hỗ trợ cải thiệngiấc ngủ một cách hiệu quả và an toàn.53–57 Các mối tương quan này sẽ được trình bày
chi tiết trong Bảng 1.7.
Bảng 1 7 Sự tương hợp của phương pháp YHCT và YHHĐTên tác giả Thành phần Tác dụng YHCT Tác dụng YHHĐXue-Na Zheng châm cứu: bách hội, An thần Tăng nồng độ
Trang 36(2018)53 thần môn, tam âm
giao
melatonin tuyến tùng vàmRNA của thụ thểmelatonin
(2018)54
chu sa, hoàng liên,đương quy, sinh địahoàng, chích camthảo
Trấn tâm anthần, thanh nhiệtdưỡng huyết
Ức chế sự biểu hiện củaserotonin (5-HT) vànorepinephrine, đồngthời tăng nồng độGABA trong não
Zhang Hua
(2019)55
hoàng cầm, long đởmthảo, xa tiền tử, sài
hồ, mộc thông, chi tử,trạch tả, sinh địa,đương quy, cam thảo
Thanh Can hỏa,lợi thấp nhiệt
Tăng nồng độ serotonin(5-HT), GABA và 5-HIAA
Lin Zhaoling
(2020)56
hoàng liên, hoàngcầm, thược dược, agiao, kê tử hoàng
Dưỡng âm thanhnhiệt, tư âmgiáng hỏa
Giảm nồng độ serotonin(5-HT), tăng nồng độGABA trong não
trong huyết thanh
1.4.3 Tình hình ứng dụng YHCT và YHHĐ trong điều trị tại Việt Nam
Từ những năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kếthợp YHCT và YHHĐ trong điều trị bệnh Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế tháng 2-
1955 và bài phát biểu tại Viện Y học cổ truyền năm 1961, Người đã chỉ ra rằng cảthuốc Đông và thuốc Tây đều có những điểm mạnh và yếu riêng, vì vậy việc kết hợphai phương pháp sẽ giúp mở rộng phạm vi điều trị và nâng cao hiệu quả chữa bệnh.58,59