1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài chiến tranh và kĩ thuật tiểu thuyết của bảo ninh qua tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh so sánh với tiểu thuyết phía tây không có gì lạ

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Chiến Tranh Và Kĩ Thuật Tiểu Thuyết Của Bảo Ninh Qua Tiểu Thuyết Nỗi Buồn Chiến Tranh So Sánh Với Tiểu Thuyết Phía Tây Không Có Gì Lạ
Tác giả Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thị Phương Anh, Nguyễn Hoàng Cúc, Nguyễn Thị Vân Linh
Người hướng dẫn PGS.TS Đặng Thu Thủy
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Bài Điều Kiện Phân Tích
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 5,84 MB

Nội dung

Là người lính đi qua chiến tranh, nhà văn Bảo Ninh, sau khichiến tranh kết thúc, đã nói lên một tiếng nói khác, có phầnngược lại: “Nỗi buồn chiến tranh”.. Với tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA NGỮ VĂN

BÀI ĐIỀU KIỆN PHÂN TÍCH NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG CÁCH TIẾP CẬN

ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH VÀ KĨ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA BẢO

NINH QUA TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

SO SÁNH VỚI TIỂU THUYẾT PHÍA TÂY KHÔNG CÓ GÌ LẠ

(ERICH REMARQUE) Giảng viên: PGS.TS Đặng Thu Thủy

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I GIỚI THUYẾT CHUNG 2

1 Diện mạo và đặc điểm văn xuôi sau 1975 2

2 Nhà văn Bảo Ninh với “Nỗi buồn chiến tranh” 2

2.1 Nhà văn Bảo Ninh 3

2.2 Tiểu thuyết “ Nỗi buồn chiến tranh” 4

II ĐỔI MỚI CÁCH TIẾP CẬN ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG “NỖI BUỒN CHIẾN TRANH” 5

III KĨ THUẬT VIẾT TIỂU THUYẾT TRONG “NỖI BUỒN CHIẾN TRANH” 8 1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện 8

1.1 Cốt truyện theo dòng ý thức 8

1.2 Cốt truyện theo truyện lồng truyện 9

2 Xây dựng nhân vật 11

2.1 Nhân vật bị chấn thương 11

2.2 Nhân vật lạc loài, lạc thời 13

3 Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật 14

3.1 Ngôn ngữ độc thoại 14

3.2 Ngôn ngữ đối thoại 16

3.3 Ngôn ngữ tả thực 17

3.4 Giọng điệu 17

4 Những biểu tượng 18

4.1 Biểu tượng chiến tranh 18

4.2 Biểu tượng về tình yêu và về nghệ thuật 21

4.3 Biểu tượng cho niềm khát khao về một cuộc sống bình yên 21

IV SO SÁNH “NỖI BUỒN CHIẾN TRANH” VÀ “PHÍA TÂY KHÔNG CÓ GÌ LẠ” 22

1 Tác giả Erich Maria Remarque và tác phẩm “Phía Tây không có gì lạ” 22

2 Những điểm tương đồng 23

2.1 Nội dung 23

2.1.1 Góc nhìn về chiến tranh 23

2.1.2.Góc nhìn về người lính thời hậu chiến 24

Trang 3

2.2 Nghệ thuật 26

3 Những điểm khác biệt 26

3.1 Nội dung 26

3.1.1 Chủ đề 26

3.1.2 Khát vọng sống và khát vọng tình yêu 27

3.2 Nghệ thuật 27

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:

Trang 4

Họ và tên Nhiệm vụ

- Nghệ thuật tổ chức cốt truyện

- Tổng hợp, chỉnh sửaNguyễn Hoàng Cúc - Nhân vật

- Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật

- Những biểu tượng Nguyễn Thị Phương

Anh

Tây không có gì lạ

- Tổng hợp, chỉnh sửaNguyễn Thị Vân

Linh

- Mở đầu; Kết luận

- Giới thuyết chung

Trang 5

MỞ ĐẦU

Thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến rất nhiều cuộc chiến tranh tànkhốc, đó là Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (1914 -1918); Chiếntranh Thế giới lần thứ hai (1939 -1945) Dân tộc Việt Nam chúng

ta cũng trải qua ba cuộc chiến tranh chống đế quốc, ngoại xâmbảo vệ tổ quốc, thống nhất nước nhà Chiến tranh, bản chất của

nó là mất mát, dù ai là người chiến thắng vẫn không tránh khỏinhững nỗi đau thương Văn học phản ánh cuộc sống thông quahình tượng nghệ thuật Văn học thế giới cũng như văn học ViệtNam đã có những tác phẩm viết về chiến tranh với tất cả lòng yêuthuơng con người, thái độ phản đối chiến tranh mạnh mẽ Các nhàvăn E Hemingway, H Barbusse, G Grass, Erich M Remarque

đã rất thành công ở đề tài này Trải qua nhiều cuộc chiến tranh,rất nhiều nhà văn Việt Nam là những nguời lính Những tác phẩmcủa họ phản ánh hào khí dân tộc với cảm hứng anh hùng ca và cảnỗi đau mất mát Các nhà văn Việt Nam và các nhà văn thế giới

có những điểm gặp gỡ khi viết về chiến tranh Họ đã cùng chuyểnđến nhân loại những suy tư về giá trị của sự sống của con nguờitrong chiến tranh Trong các nhà văn có “sự gặp gỡ” đó, chúng tôithấy hai nhà văn Bảo Ninh và Erich M Remarque (nhà văn Đức),trong rất nhiều sự khác biệt, họ có những tương đồng

Trang 6

NỘI DUNG

I GIỚI THUYẾT CHUNG

1 Diện mạo và đặc điểm văn xuôi sau 1975

Ở giai đoạn văn học trước đây con người chủ yếu được nhậnthức và thể hiện ở bình diện đạo đức, chính trị Khoa học về conngười trong thời đại ngày nay cũng đã có nhiều tiến bộ Từ bốicảnh xã hội mới đã dần dần hình thành một quan niệm toàn vẹn,sâu sắc hơn về con người trong văn học Quan niệm văn học cũng

đã khác trước Văn học không chỉ là tiếng nói chung của cộngđồng, dân tộc, thời đại mà còn là tiếng nói riêng của cá nhân nhàvăn làm giàu thêm kinh nghiệm thẩm mỹ của loài người Nhậnthức về hiện thực trong tác phẩm văn học không còn đơn giản.Hiện thực được quan niệm là cuộc sống đa dạng, phức tạp, cảphần tươi sáng lẫn khuất lấp, đen tối Hiện thực không chỉ là đờisống cộng đồng với những biến cố lịch sử- xã hội mà còn là đờisống hàng ngày của con người cá nhân chằng chịt các mối quan

hệ đa đoan, đa sự Thế giới nghệ thuật của nhà văn không đồngdạng với hiện thực đời sống mà có thể là một thế giới sáng tạo kì

ảo, siêu thực…

Ở giai đoạn trước các nhà văn chỉ có thể sáng tác với phươngpháp hiện thực xã hội chủ nghĩa Từ Đổi mới đến nay nhà văn cóthể viết bằng bất cứ phương pháp sáng tác nào Quan niệm vềngười đọc cũng đã có sự thay đổi căn bản Người đọc hôm naykhông phải là đối tượng để nhà văn ban phát chân lý, tác động về

tư tưởng, không chỉ là số đông quần chúng nhân dân mà còn làbạn đọc hàng đầu – những người có tầm đón nhận tiên tiến, gópphần thúc đẩy sự tiến bộ của văn học

Hiện đại hoá là nhu cầu gấp rút của văn học Việt Nam hômnay Nó tiếp tục quá trình đã được mở ra từ đầu thế kỷ XX Xácđịnh những đặc điểm chính của văn xuôi giai đoạn sau 1975 có

Trang 7

nghĩa là phải chỉ ra được những đặc điểm có tính chất đặc trưnglàm nên diện mạo của nó, đồng thời phân biệt được với văn xuôicác giai đoạn trước Vì vậy văn xuôi giai đoạn này có những đặcđiểm chính sau đây:

1 Hướng về thực tại với cảm hứng hiện thực;

2 Hướng về các thể tài đời tư và thế sự với tư duy tiểu thuyết;

3 Là một nền văn xuôi hiện đại hoá, đa dạng về cách thể hiện

2 Nhà văn Bảo Ninh với “Nỗi buồn chiến tranh”

2.1 Nhà văn Bảo Ninh

Bảo Ninh (tên thật là Hoàng Ấu Phuơng, 1952) tại huyện DiễnChâu, tỉnh Nghệ An, quê gốc ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh,tỉnh Quảng Bình (nay thuộc thành phố Đồng Hới) là nhà vănđương đại Việt Nam viết về chiến tranh thành công nhất thời hậuchiến Ông có thời gian từng đi bộ đội từ năm 1969 đến năm1975.Năm 1975, ông giải ngũ Từ 1976-1981 sau khi rời khỏichiến trường không lâu ông tiếp tục học Đại học ở Hà Nội, sau đólàm việc tại Viện khoa học Việt Nam Từ 1984-1986 học khóa 2trường viết văn Nguyễn Du, làm việc tại báo Văn nghệ trẻ,…Là hộiviên Hội nhà văn Việt Nam từ 1997

Năm 1987 xuất bản truyện ngắn Trại bảy chú lùn Năm 1991,tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (in lần đầu năm

1987 tên là Thân phận của tình yêu), được tặng Giải thưởng HộiNhà văn Việt Nam và đã được đón chào nồng nhiệt Đó là câuchuyện một người lính tên Kiên, đan xen giữa hiện tại hậu chiếnvới hai luồng hồi ức về chiến tranh và về mối tình đầu với cô bạnhọc Phương Khác với những tác phẩm trước đó mang tính sử thi,miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí củangười lính chiến đấu vì vận mệnh đất nước, Bảo Ninh đã miêu tảchiến tranh từ một góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận conngười, đi sâu vào những nỗi niềm cá nhân Nhà văn Nguyên Ngọc

ca ngợi: "Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của vănhọc đổi mới" Tuy nhiên, trong hơn 10 năm sau đó tác phẩm đã bị

Trang 8

cấm, không được in lại, có lẽ do quá nhạy cảm; mặc dù vậy, vớilàn sóng đổi mới ở Việt Nam, cuốn sách vẫn rất được ưa thích Cuốn sách được dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và PhanThanh Hảo, xuất bản năm 1994 với nhan đề "The Sorrow of War",được ca tụng rộng rãi, và một số nhà phê bình đánh giá là mộttrong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh Bản dịchnày được photo bán rộng rãi cho du khách nước ngoài Đây là mộtcuốn sách được đọc rộng rãi ở phương Tây, và là một trong số ítsách nói về chiến tranh từ quan điểm phía Việt Nam được xuấtbản ở đây Một điều đáng khâm phục là Bảo Ninh đã trình bàyquan điểm này mà không hề lên án phía bên kia.

Năm 2005, tác phẩm này được tái bản với nhan đề ban đầu làThân phận của tình yêu; năm 2006 tái bản với nhan đề đã trởthành nổi tiếng: Nỗi buồn chiến tranh

Bảo Ninh còn viết một số truyện ngắn về đề tài chiến tranh, trong

đó truyện Khắc dấu mạn thuyền đã được dựng thành phim Truyệnngắn "Bội phản" trong tập truyện "Văn Mới" do Nhà xuất bản Vănhọc xuất bản, cũng đã được ông gửi gắm nhiều tình cảm và suynghĩ vào trong các nhân vật.Truyện ngắn "Bí ẩn của làn nước" kể

về sự mất mát và hậu quả mà chiến tranh để lại

2.2 Tiểu thuyết “ Nỗi buồn chiến tranh”

“Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xuất bản năm 1990 đãgây được tiếng vang ở lớn trong và ngoài nước Ngay trong lầnđầu tiên xuất bản, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã được độcgiả đón nhận nồng nhiệt và được trao giải thưởng Hội nhà vănViệt Nam (1991) Ở nước ngoài, Nỗi buồn chiến tranh cũng rấtđược đề cao, được dịch ra 18 thứ tiếng khác nhau Với Nỗi buồnchiến tranh, Bảo Ninh đã góp phần tạo nên bộ mặt mới, tạo thêm

sự sôi động cho văn học Việt Nam đuơng đại Tác phẩm này từngtạo ra nhiều luồng tranh luận, những đánh giá khác nhau Tuynhiên, như mọi tác phẩm đích thực, tác phẩm Nỗi buồn chiếntranh vẫn tồn tại đúng giá trị trong lòng độc giả

Trang 9

Là người lính đi qua chiến tranh, nhà văn Bảo Ninh, sau khichiến tranh kết thúc, đã nói lên một tiếng nói khác, có phầnngược lại: “Nỗi buồn chiến tranh” Là nhân chứng của chiến tranh,

là người đã chứng kiến biết bao chiến sĩ của ta đã hi sinh, ông đã

đã vượt lên chiến tranh Ở đây chiến tranh chỉ là bối cảnh, còn nộidung tiểu thuyết là nỗi buồn đau triền miên mà chiến tranh để lại

Đó là nỗi buồn của chết chóc hủy diệt, nỗi buồn của tuổi trẻ phôipha, nỗi đau của tình yêu tan vỡ Viết về chiến tranh là viết về thểnghiệm đời sống đau đớn của những người trải qua chiến tranh,

đó là quan điểm nhân văn “Dằng dặc trôi qua trong hồi ức củaKiên vô vàn những hồn ma thân thiết, lẳng lặng âm thầm kéo lêmãi trong đời anh nỗi đau buồn chiến tranh.” Nhà văn Kiên “thâmtâm luôn muốn viết về chiến tranh sao cho khác trước” Bảo Ninhkhông miêu tả, kể chuyện về cuộc chiến, không kể lại bất cứ trậnđánh nào, mà kể về suy nghĩ, cách ứng xử về cuộc chiến Hiện lêntrước mắt ta là nhân vật Kiên, người lính trinh sát năm xưa nay đitìm và quy tập hài cốt các đồng đội đã hi sinh, với vô vàn hồitưởng về những đồng đội và những cái chết, những biến thái tâm

lí, những cơn điên dại, hồi tưởng về người yêu và tình yêu đã mất,với khát vọng viết lại “nội dung của lời trăng trối” của người línhchống Mĩ Ông từ chối chi tiết điển hình trong quá trình phát triểncủa lịch sử, để viết theo dòng chảy của hồi ức và tâm trạng Chitiết hiện thực của ông rất nhiều, nhưng không sắp xếp theo thứ tự

lí tính Truyện của ông không có cốt truyện, không có trật tự thờigian tuyến tính, không có kết cục rõ ràng Nhân vật của ôngkhông sống với thời đại mới sau chiến thắng chấn động địa cầu,

mà sống với quá khứ

“Nỗi buồn chiến tranh” không chỉ đề cập đến cuộc chiếntranh hào hùng của dân tộc mà còn chuyển tải được vấn đềmuôn thuở của nhân loại, đó là khát vọng hòa bình Đằng saunỗi đau mất mát là khát vọng cháy bỏng về một cuộc sống hòabình.” Như vậy Bảo Ninh là nhà văn nổi bật, có nhiều đóng góp

Trang 10

cho nền văn học hiện đại Với tiểu thuyết “Nỗi buồn chiếntranh”, Bảo Ninh đã rất xuất sắc khi thể hiện một cách cảm thụ,cắt nghĩa và lý giải mới về đề tài chiến tranh trong hình thức cónhiều cách tân về kỹ thuật tiểu thuyết.

II ĐỔI MỚI CÁCH TIẾP CẬN ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG

“NỖI BUỒN CHIẾN TRANH”

Chiến tranh đẩy con người đến tận cùng thống khổ đau thương

Trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,chiến tranh đã không còn là đề tài quá xa lạ đối với văn học và

dường như chiến tranh đã đi vào văn chương mang theo một “ý niệm thiêng liêng”, thể hiện được sự bi tráng, hào hùng của một đất nước “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” Nhưng đến với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã khai thác đề tài chiến tranh theo góc

nhìn cá nhân Chiến tranh không còn là vinh quang, chính nghĩa

mà chiến tranh là sự chết chóc và những người lính trở về sauchiến trường còn lại gì ngoài những vết thương về thể xác lẫn tinhthần Chiến tranh đã cướp đi tất cả của con người: gia đình, ngườithân, bạn bè, tuổi trẻ, tình yêu và cả nhân tính, … Bảo Ninh đã

đưa ra một định nghĩa về chiến tranh “rất thật”: “Chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu, vô cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người” Thế

giới sầu thảm ấy được thể hiện qua những hồi ức ám ảnh của Kiên

về những trận càn quét dã man của kẻ thù “một trận đánh thật ghê rợn, độc ác, tàn bạo… mùa khô ấy, nắng to gió lớn, rừng bị ướt đẫm xăng đặc, cuồn cuộn lửa luyện ngục Các đại đội đã tan tác, đang cố co cụm, lại bị đánh tan tác Tất cả bị napan tróc khỏi công sự hóa cuồng, không lính, không quan gì nữa rùng rùng lao chạy trong lượt đạn dày đặc, chết dúi, ngã dịu trên biển lửa Trên đầu trực thăng rà rạp các ngọn cây và gần như thúc họng đại liên vào gáy từng người một mà bắn Máu xối xả, tung tóe ồng ộc, nhoen nhét, trên cái trảng cỏ hình thoi ở giữa truông, cái trảng

Trang 11

mà nghe nói đến ngày nay vẫn chưa lại hồn để mộc lên nổi, thân thể dập vỡ, tanh banh, phùn phụt bì hơi nóng,

- Thà chết không đầu hàng… Anh em, thà chết…!”

Tiểu đoàn trưởng gào to như điên tiết, mắt tái dại, đưa súng ngắn lên, và ngay trước mắt Kiên anh ta tự nộp vào đầu, phọt ra khỏi tai, Kiên liếu lưỡi, kêu ô ố trong họng Bọn Mĩ xong tới, tiểu liên kẹp bên sườn Đạn dày như đàn ong lửa Kiên nấc to, buông súng

ôm lấy một bên hong và quỵ ngã, thong thả lăn từng vòng, từng vòng xuống lòng suối cạn, máu nóng hổi rưới đẫm bờ dốc thoải”.

Những cái chết của đồng đội Hòa, An, Oanh, Thịnh “con” nơiTruông Gọi Hồn ấy cứ ám ảnh Kiên da diết Đâu còn là khí thế phơi

phới, niềm lạc quan “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

Chiến tranh là đau thương vì nó đã tước đi biết bao sinh mạngcon người nhưng nó còn kinh khủng hơn vì nó không ngừng ámảnh những kẻ còn sống mà Kiên là một điển hình Khi chiến đấuanh là một người lính giỏi, có can đảm, sẵn sàng chiến đấu với kẻthù nhưng khi trở về, còn gì ngoài cuộc tình tan vỡ và những ám

ảnh về cái chết “đứng lặng ngắm toàn cảnh cuộc đời mình đang mất đi, đang trôi xa, đang vĩnh biệt chính mình” Một nhân vật

khác, Vượng, anh lính lái xe giải ngũ cứ tưởng sẽ tiếp tục hànhnghề lái xe để sống đời dân thường chẳng ngờ lại mắc chứngbệnh oái ăm Vượng chịu được xóc nảy ổ gà, ổ voi khi lái xe trong

chiến trường nhưng với những con đường “êm êm, nhũn nhũn”

thời bình lại khiến anh nôn ọe, say xe

Chiến tranh phá hủy nhân tính con người

Bảo Ninh không nhìn chiến tranh Việt – Mỹ bằng con mắt củamột người lính hay một người Việt Nam mà ông nhìn chiến tranhbằng góc nhìn cơ bản nhất cũng là cao nhất: góc nhìn của một

con người “….Tên tuổi anh ta tôi không biết, chỉ biết anh ta là lính của liên đoàn 6 biệt động quân; Người Nam hay Bắc hay Trung cũng chả biết vì anh ta chỉ rên, rên thì dân xứ nào cũng một giọng như nhau Và ta hay ngụy thì cũng rên như vậy…” hay “Chiến

Trang 12

tranh, hòa bình, vào đại học, đi bộ đội khác nhau lắm hay sao? Và thế nào là cuộc đời tốt, cuộc đời xấu? Tình nguyện đi vào bộ đội ở tuổi mười bảy thì cao thượng hơn vào đại học ở tuổi mười bảy hay sao?” Suy cho cùng, bản chất của chiến tranh là tang tóc, là đau

thương, là phi nghĩa dù ở phe nào đi chăng nữa Và con người họcđược gì qua mười năm tàn sát ấy? Về nhân tính? Về lòng nhân ái?

Về tình người? Những điều ấy hoàn toàn xa xỉ trên chiến trườngbởi khi phải trực diện với cái chết thì “miễn là qua được mùa khô”vang lên như một chân lý đáng giá Nhân tính của con ngườidường như cũng tan biến trong khói bụi chiến tranh Trong niềmvui chiến thắng, họ có thể thản nhiên ăn, thản nhiên ngủ bêncạnh những xác chết Vì sự túc giận vô lý mà một người đồng độicủa Kiên đã có hành động vô cùng man rợ với cái xác cô gái ở sân

bay Tân Sơn Nhất “Không chút nương tay, thằng khốn nọ lôi xác

cô gái xuống bậc cam cấp Tóc tai xõa tung, gáy và sọ xác chết nảy bình bịch như trái banh… Thằng chó dã man kéo sền sệt cái xác khốn khổ qua một sân bê tông loáng sáng nước mưa và nắng chói, rồi hụ, hắn choãi chân vặn lưng lấy đà, quăng mạnh, liệng bổng người ta lên” Nhân tính của con người trong hoàn cảnh này

bị suy giảm hai lần Kẻ đã thản nhiên đối xử với thi thể đồng đọimình (mà còn là thi thể một phụ nữ) như xác nột con vật hèn mọn

rõ ràng đã đánh mất nhân tính Còn chứng kiến, phẫn nộ nhưngcũng chỉ gọi đồng đội là “thằng khốn”, “thằng chó má” cũngkhông giữ nguyên vẹn được tình người

Hòa bình là gì?

Dưới ngòi bút của Bảo Ninh, dường như hòa bình cũngkhông đáng vinh dự

“- Hừ! Hòa bình! Mẹ kiếp, hòa bình chẳng qua là thứ cây mọc lên

từ máu thịt bao anh em mình, để chừa lại có chút xương Mà những người được phân công nằm lại góc rừng le là những người đáng sống nhất." Tưởng như hòa bình sẽ đem lại cuộc sống tốt

đẹp cho những người lính từng tham gia chiến tranh Nhưngkhông, với những người như Kiên hòa bình không có ý nghĩa gì

Trang 13

hết Cuộc chiến tranh của cả dân tộc đã kết thúc, nhưng đối vớiKiên vẫn còn nguyên vẹn cuộc chiến tranh của riêng anh Saunhững năm tháng ác liệt của chiến tranh, đáng lẽ Kiên phải đượchưởng một cuộc sống hòa bình trọn vẹn, nhưng khi hòa bình đếncũng là lúc Kiên đánh mất những gì cao đẹp nhất Tuổi trẻ, tìnhyêu đã bị chiến tranh nghiền nát, ngay cả cuộc sống bình thường…

như mọi người Kiên cũng không thể có, “những thằng lính chiến đấu như ông ấy mà ông kiên, chả trở lại thành người bình thường được nữa đâu”

nhìn đầy mới mẻ về chiến tranh, khám phá bản chất thực sự củachiến tranh Tuy nói về khía cạnh đau thương của chiến tranhnhưng tác phẩm không gợi lên cảm giác tuyệt vọng chán chường

mà đằng sau những thảm cảnh của chiến tranh là tiếng nói phảnkháng chiến tranh một cách mạnh mẽ

III KĨ THUẬT VIẾT TIỂU THUYẾT TRONG “NỖI BUỒN CHIẾN TRANH”

đã qua đi nhưng đã để lại một ám ảnh tâm lý khiến Kiên khó hòanhập với cuộc sống hậu chiến Kiên có những hành động mà nhiềungười coi đó là kì quặc, khó hiểu, anh mang khuôn mặt của một

kẻ “đi tìm thời gian đã mất” Thời gian ấy là một phần riêng của

Kiên, nó được kiểm chứng bằng những phiêu du “một mình mình biết, một mình mình hay” Và qua sự phân thân và tình trạng

Trang 14

hoang tưởng của nhân vật, nhà văn muốn trình bày sự thật chiếntranh theo cảm nhận của mình

Nỗi buồn chiến tranh là hành trình đau đớn của Kiên – một

con người mang số phận kì dị đi tìm quá khứ của mình Trở về saucuộc chiến, anh luôn bị quá khứ dằn vặt, ám ảnh tưởng như khôngcòn chỗ để trở về hiện thực Trong giấc ngủ của Kiên luôn hiện

hữu hình ảnh của đồng đội, những tiếng súng “có đêm tôi giật mình thức dậy nghe tiếng quạt trần hóa thành tiếng rú rít rợn gáy của trực thăng vũ trang” và đôi khi nhắm mắt ngưỡng vọng về

quá khứ, Kiên lại lặng lẽ thấy mình dường như đang ở buổi trưa

ngày hôm qua “Đôi khi chỉ cần nhắm mắt lại là trong tôi lập tức kí

ức tự nó xoay mình về theo lối cũ, gạt toàn bộ cõi thời gian thực hôm nay ra rìa cỏ Biết bao kỉ niệm bi thảm, bao nhiêu là nỗi đau

mà từ lâu lòng đã nhủ lòng là phải gắng cho qua đi….” Kí ức cứ

hiện về như một dòng chảy, như một nỗi ám ảnh mà cả phần đờicòn lại Kiên không thể thoát ra được, không cho phép anh sốngcuộc sống bình thường như bao người khác Kí ức hiện về trongnhững giấc mơ, sống động, chân thực như chính Kiên đang sống ở

những năm tháng chiến tranh ấy “Cách đây không lâu trong mơ tôi đã trở lại với truông Gọi Hồn Dòng suối, con đường mòn, những trảng trống và những bìa rừng xưa lấp loáng nắng pha mưa Suốt đêm tôi sống lại với cuộc đời của trung đội trinh sát, từng ngày một, từng kỷ niệm một, từng người một lần lượt từ từ rành rọt như những thước phim quay chậm”

Trong “Nỗi buồn chiến tranh”, sự kiện, chi tiết là những điểmmốc, là cội nguồn định hướng cho dòng ý thức lan tỏa Trước mắtđộc giả, nhân vật không chỉ đang hành động mà đang suy nghĩ,hồi nhớ chính vì thế cốt truyện cũng được phát triển theo dòngsuy nghĩ liên tưởng của nhân vật Có lúc đang đi trên đường dạophố Có lúc đang dạo trên đường phố, Kiên nghe mùi hôi hám phatạp của đường phố bị cảm giác nồng lên thành mùi thối rữa, để rồi

“Tôi tưởng mình đang đi qua đồi “Xáo Thịt” la liệt người chết sau trận xáp lá cà tắm máu cuối tháng Chạp 72” Trong ý thức của

Trang 15

Kiên, cùng lúc xuất hiện càng nhiều loại kí ức, có sự chen lấn củanhiều tiếng nói, cả sự tham gia của nhiều bức tranh đồng hiện.

vào, nhập vào dòng ý thức của nhân vật, sống cùng hồi ức đó.Người đọc nhiều lúc không phân biệt được mình đang đọc tiểuthuyết hay là những mảnh vỡ tâm trạng của nhân vật cuốn mìnhvào đó

Toàn bộ tác phẩm là một chuỗi những hồi tưởng của Kiên vềcuộc chiến khắc nghiệt Mặc dù sống trong hiện tại nhưng tâmhồn anh luôn trở về với quá khứ, sống trong hoài niệm Để chocâu chuyện tự nhiên chảy theo dòng ý thức nhân vật, nhà văn đãđưa vào trong tác phẩm của mình vô vàn số phận con người, vẽnên những bức tranh sinh động về hiện thực và điều quan trọng lànhân vật có điều kiện để bộc lộ những suy nghĩ chiêm nghiệm vềcuội đời mình Ở đây tác giả đã sử dụng tỉ lệ quá khứ đan xenhiện tại mà quá khứ chiếm phần lớn câu chuyện nhằm tạo mộtkết cấu đặc biệt cho tác phẩm Với kết cấu theo dòng ý thức, tácgiả như đưa người đọc đi theo những hồi tưởng của nhân vật đểtận mắt chứng kiến sự việc chứ không phải là nghe kể Và cũngchính nhờ vậy mà sự phản ánh của nhà văn đối với đời sống vừa

cụ thể, sinh động vừa có tầm khái quát cao, có tính khuynh hướng

1.2 Cốt truyện theo truyện lồng truyện

chuyện giữa cuộc cuộc đời người lính và quá trình viết văn của

“tay nhà văn phường” Hai câu chuyện tuy không liền mạch

nhưng được đan cài vào nhau , giống như những mảnh vỡ đượcsắp xếp một cách tự do

Chuyện kể về Kiên – một nhà

văn phường, viết văn để ghi lại trải nghiệm

Chuyện về Kiên – một người lính

Trang 16

Đầu tiên là câu chuyện về cuộc đời người lính của Kiên Anhbắt đầu đi lính từ năm mười bảy tuổi với sự hăm hở đầy nhiệthuyết của tuổi trẻ Cuộc đời người lính của anh bắt đầu bằngnhững trận đánh, những sự bắn giết Mười năm ở chiến trường,Kiên sống trong mùi máu, mùi bom đạn, chứng kiến cảnh ngườichết nhiều hơn người sống Lồng vào câu chuyện chiến tranh củaKiên là một câu chuyện tình yêu đầy đau khổ Kiên có một tìnhyêu thật đẹp với Phương, Phương là người đã đánh thức tình yêutrong Kiên thời tuổi trẻ, là nguồn sức mạnh chập chờn trongquãng đời chiến trận của anh, là làn gió mát xoa dịu tâm hồn.Nhưng tình yêu của họ đã dập tắt ngay trong thời khắc khởi đầucủa cuộc chiến Trở về sau chiến tranh là những ngày tháng đaubuồn của anh, anh đã mất tất cả, Phương của anh giờ là mộtngười đàn bà thác loạn, ê chề sau những cuộc tình, còn tâm hồnanh thì mãi mãi ở trong quá khứ Kiên lạc lõng giữa thực tại, anhchìm trong men rượu, viết văn để mong tìm lại thời gian đã mất.Với câu chuyện này, Bỏa Ninh đã thể hiện thành công hai ý tưởng

được tái hiện qua những giấc mơ, qua nhữn hồi tưởng của Kiên Bên cạnh câu chuyện về người lính, tác giả đã lồng vào đó mộtcâu chuyện bao trùm lên toàn bộ tiểu thuyết, đó là câu chuyện

Với tất cả những gì anh nếm trải và chứng kiến, nó đã thôi thúcanh một điều là “phải viết thôi”, viết để quên đi tất cả, viết để

sống lại những ngày tháng của quá khứ, anh tự nhủ lòng “Phải viết thôi Đời anh bấy lâu nay còn gì hơn là viết, mặc dù là viết khổ viết sở, như đập đầu vào đá, như là tự tay tước vụn trái tim mình, như là tự lộn trái con người mình” Anh viết về những năm

tháng đã qua, về những đồng đội đã hi sinh, về những người anhyêu nhất như cha và Phương, … Anh viết để sống lại, để tìmkhoảng thời gian đã qua Nhưng quá trình viết tiểu thuyết của

“tay nhà văn phường” luôn diễn ra trong đau khổ, dằn vặt Anh

Trang 17

luôn cảm thấy khó chịu, ngột ngạt mỗi khi cầm bút lên viết, càng

viết anh càng nghi ngờ vào bản thân mình “Anh không còn dám chắc vào bản ngã của anh nữa Mặc dù hết trang này sang trang khác, chương này sang chương khác, song càng viết Kiên càng âm thầm nhận thấy rằng, dường như anh không phải là anh mà là một cái gì đấy đối lập thậm chí thù nghịch với anh đang viết, đang không ngừng vi phạm ” Và rồi anh quyết định

bỏ đi và đốt cháy những trang bản thảo của đời mình Thếnhưng sự xuất hiện lặng lẽ của người đàn bà câm đã dập tắtngọn lửa Chính chị là độc giả đầu tiên và cũng chính là kiểu độc

giả sẽ có trong tương lai của cuốn tiểu thuyết “Không bình thường” mà Kiên đã viết.

Với kỹ thuật lồng ghép, Bảo Ninh đã tái hiện trong tiểu thuyếtcủa mình hai lớp hiện thực lớn là: quá khứ - hiện tại Nó được đanxen và có quan hệ mật thiết với nhau Và cũng từ đó, Bảo Ninh đãkhéo léo thể hiện những nỗi buồn: nỗi buồn chiến tranh- nỗi buồncủa người còn sống sót sau chiến tranh, nỗi buồn tình yêu – sự tan

vỡ tình yêu giữa Kiên và Phương và nỗi buồn sáng tạo- sự day dứtcủa Kiên mỗi khi cầm bút và sau đó lại có suy nghĩ tự hủy sángtác của mình Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên sức gợi, sức hấpdẫn của tiểu thuyết

với nỗi ám ảnh không dứt về chiến tranh vô cùng thảm khốc, tànbạo Bộ mặt chiến tranh méo mó, dị dạng ở tất cả các khung bậc:

Trang 18

“Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người!” Sự khốc liệt này lại là một thực tế được tái hiện trong quá

trình trở thành “chứng nhân” của cuộc chiến, vì thế nó luôn đancài với hiện tại, buộc hiện tại thời hậu chiến lộ ra những góc khuấtkinh hoàng của một thế giới chiến tranh bom đạn tàn phá Vếtthương ở đây dường như cứ loang mãi và hành hạ con người từnhững chiều kích khác

“Xóc mạnh ổ gà, ổ trâu, chồm nảy lên còn chịu được – Vượng kể chứ mà những đoạn nhún nhảy, êm êm, mềm mềm, nhũn nhũn là

-tớ oẹ liền, nôn chóng mặt đến buông cả tay lái Đêm về không ngủ được Ngủ lại gào lên như cắt tiết Thế là tửu…” Đây là lời kể

của đồng đội của người kể chuyện về chính cuộc sống của anh tatrong thời bình Người lính lái xe tăng năm ấy giờ mắc triệu chứng

“ngợp mặt đường”, trở thành một kẻ nát rượu luôn sống trong kí

ức tàn bạo của thời chiến Trong ký ức của anh, ám ảnh với

thịt với tóc Giòi nhung nhúc Thối khẳn Xe chạy tới đâu ruồi bâu tới đấy…” của quá khứ Và những điều này đã khiến cựu chiến

binh của ta phải đổ gục ngay giữa thời bình Với những trảinghiệm kinh hoàng, ghê rợn như vậy thì làm sao người lính ấy cóthể tìm lại được sự bình yên?

Còn với Kiên – người lính trinh sát thì chiến tranh len lỏi và hiện

diện trong từng sự việc nhỏ của đời sống thường ngày: “nghe tiếng quạt trần hoá thành tiếng rú rít rợn gáy của trực thang vũ

như sẵn sàng nhập thân trở lại với cảnh lửa, cảnh máu, những cảnh chém giết cuồng dại, méo xệch tâm hồn và nhân dạng Thói hiếu sát Máu hung tàn Tâm lí thú rừng Ý chí tối tăm và lòng dạ

gỗ đá Tôi chóng mặt choáng hồn đi vì niềm hưng phấn man rợ khi bật sống dậy trước một trần càn bằng báng súng và lườu lê Và trống ngực nện thùm thùm, tôi nhìn vào các góc tối cầu thang nơi

Trang 19

các hồn ma rách nát thường vẫn hiện hình, ôm theo những vết thương đỏ lòm, toác hoác” Kiên trở thành một người đàn ông dị

mọ Tâm hồn anh luôn bị ám ảnh bởi quá khứ với những giấc mơnặng nề Anh chìm đắm trong nem rượu, trong tăm tối, trở thànhmột tay nhà văn phường gàn dở Vết thương chiến tranh tronganh không ngừng rỉ máu

Đây là những nhân vật còn may mắn khi thoát khỏi chiến tranhvới một thân thể lành lặn Còn người những người mang thươngtích từ những trận chiến khốc liệt thì “chiến tranh đoạt mất tự do

có khác nào thân phận nô lệ…” Giữa thời bình vẫn âm ỉ một cuộcchiến day dứt không bao giờ hết Mặt trận im tiếng súng nhưngquá khứ lại những thời khắc khốc liệt giữa sự sống và cái chết vẫnđang ám ảnh, vẫn “sống” và biến những người lính anh dũngngày nào trở nên méo mó, điên rồ, dị thường Những người lính

của những người chiến thắng xong điều đấy cũng không thể xoadịu những ám ảnh khốc liệt trong tâm thức đã ăn sâu vào trongtiềm thức của họ Chấn thương chiến tranh hiện hữu ở thời bìnhvới vô vàn cung bậc, góc khuất, đến mức gần như chạm vào đâucũng có thể làm thương tổn người lính – những con người đã từnglăn lộn với cái chết, chai sạn và sạn dày trong bom đạn

Không chỉ những người lính, những người phụ nữ trong Nỗi buồn chiến tranh cũng mang trong mình những chấn thương

nặng nề Họ là những đối tượng vô cùng đặc biệt, dù cho ở hoàncảnh đặc biệt hay ở một hoàn cảnh bình thường thì họ vẫn lànhững người nhạy cảm, yếu đuối, dễ bị tổn thương và cần phảiđược nâng niu, bảo vệ Vì thế mà trong những năm chiến tranh đầygian khổ, đối tượng nãy cũng hứng chịu những chấn thương vôcùng nặng nề Đầu tiên ta có thể kể đến Hiền – một nữ thương

binh trở về trên đôi nạng gỗ với “đôi mắt đen trong sáng nhưng sẩu thăm nỗi buồn và tâm trạng tan hoang bi đát” Cái tàn tích của

chiến tranh mang đến không chỉ ở thân thể cô với một đôi nạng gỗ

Trang 20

mà thậm chí cả tinh thần, tâm trạng của Hiền đều đã “tan hoang

bi đát” cả rồi

Và nhân vật nữ chính của tiểu thuyết – Phương chính là một

nhân vật tiêu biểu cho kiểu nhân vật nữ bị chấn thương trong Nỗi buồn chiến tranh Phương là người đánh thức tình yêu của Kiên

thời trẻ, là nguồn sức mạnh chập chờn trong quãng đời chiến trậncủa anh nhưng đồng thời Phương cũng là một nạn nhân của chiếntranh Nỗi đau của Phương là nỗi đau mà không có một từ ngữnào có thể diễn tả hết Ngay khởi đầu của cuộc chiến, Phương đã

bị làm nhục ngay trên chuyến tàu tiền người yêu ra trận: “Bộ dạng tơi tả tàn tã, quần áo rách nát hở hang” Điều này đã làm

cho cô thiếu nữ mười bảy tuổi xinh đẹp, trong sáng ấy bị chấnthương tâm lý nặng nề, đeo bám nàng suốt cả quãng đời củamình Vậy mà Kiên – người yêu của cô nàng chỉ biết giương mắtnhìn tai hoạ rồi trách móc cô Điều này đã báo trước cái chết củachuyện tình yêu của họ, Phương đã buông mình vào thác loạn Dù

cô đã “phung phí đời mình” trong biết bao cuộc vui phù phiếm mà

cô vẫn không thể thoát khỏi được nỗi cô đơn tủi nhục đó, tâm hồn

nhận ra rằng, mình đã hư hỏng, đôi khi cô thấy mình không cònphải là con người Chiến tranh đã cướp đi của cô tất cả mọi thứ:niềm tin, tình yêu, cuộc sống,…

Vết thương chiến tranh không thể chữa lành trong cuộc sốngthời bình Sức mạnh huỷ diệt của chiến tranh, sức mạnh chà đạplên đời sống của con người, làm con người trở nên vô vọng, lạclõng và không thể nào gỡ ra được

2.2 Nhân vật lạc loài, lạc thời

Kiểu nhân vật này được Bảo Ninh tập trung xây dựng vào nhân

xuất hiện khá nhiều và mỗi nhân vật lại lạc loài, lạc thời theo mỗikiểu riêng biệt Đây là kiểu nhân vật sống không đúng thời và vìvậy họ trở nên lạc loài, cô đơn trong cuộc sống thực tại

Ngày đăng: 09/12/2024, 17:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN