1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế chính trị: Phát triển ngành du lịch tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Ngành Du Lịch Tại Thành Phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Hoàng Thu Hà
Người hướng dẫn TS. Hoàng Triều Hoa
Trường học Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 61,8 MB

Nội dung

Với những tiềm năng đa dạng, dồi dao và phong phú về tài nguyên du lịch, có thể nói du lịch là một trong những ngành kinh tế trọng điểm có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - x

Trang 1

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

Đề tài: PHÁT TRIEN DU LICH TẠI THÀNH PHO UÔNG BÍ, TÍNH

QUANG NINH

Giảng viên hướng dẫn: TS Hoàng Triều Hoa

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thu Hà

Mã sinh viên: 1905006S

Lop: QH-2019-E Kinh té CLC 3

Hà Nội — 2023

Trang 2

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

Đề tài: PHÁT TRIEN DU LICH TẠI THÀNH PHO UÔNG BÍ, TÍNH

QUANG NINH

Giảng viên hướng dẫn: TS Hoàng Triều Hoa

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thu Hà

Mã sinh viên: 1905006S

Lop: QH-2019-E Kinh té CLC 3

Ha Nội — Thang 5 năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài luận văn “Phát triển du lịch tại thành phố Uông Bí,

tỉnh Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn khoa học của TS Hoàng Triều Hoa, không sao chép công trình nghiêncứu của người khác Các thông tin thứ cấp được sử dụng trong luận văn là có

nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn nguồn day đủ, trung thực và đúng quy cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Sinh viên thực hiện

Hoàng Thu Hà

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC TU VIET TẮTT <5 << s SE s£S££s£Es£seSs£szsezsesezsesscs 8

MỞ ĐẦU «- 5< HH E7714 071407744 7241781 7941 prdetrree 11

1 Lý do chọn đề tài s-< 5c s 5< se SsessEseEsEsSEsESsEsessesersesersersesersese 11

2 Mục tiêu va nhiệm vụ nghiÊn CỨU <5 55s S55 95 95894 959% 14

2.1 Mục tiêu nghiÊn CỨU: - G 2c 3211132611111 11119 11118 111101111 ng vet 14 2.2 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - E1 E119 11119 11119 vn kg 14 2.3 Câu hỏi nghiÊn CỨU G2 c E2 1183311 1131111911 19 11 1H vn ket 14

3 Đối tượng và phạm Vi nghiên €Ứu 2° 5 <s=sss=sess=sessesesses 14

3.1 Đối tượng nghiên Cứu - 5: St EEE 2121511111111 tk 14

3.2 Phạm vi nghién CỨU: c E3 38311113 111199111191 11118111 E1 1v re 15

4 Phương pháp nghiÊn CỨU << 5< S5 99 5994 99 91.96 894 65896 15

Al Quy trình nghiÊn CỨU - .- 2c 3221132211113 11118 1111511111111 ke 15 4.2 Phương pháp nghiên CỨU - 5 22c 333132 E**EEE+eeterrerersreerrreree 15

5 Dự kiến những đóng góp của dé tài -s- 5-5 s< se csecsessessessessss 17

6 Kết cấu cảu luận văn -s- 2 << s£©s£ s s£Ss£ssEssEssEseEsersersessessrssre 17

CHƯƠNG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰCTIEN VE PHAT TRIEN DU LICH O DIA PHƯƠNG << << <2 18

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở địa

DƯƠNG G55 < G 5 5 5 999 000 004 00000004 004 0000494 0 80004906880096 18

1.1.1 _ Các công trình nghiên cứu về phát triển du lich ở địa phương 18 1.1.2 Khoảng trống nghiên Ct ccccccccccssessessessessessessescsessessessessessessseeeaeess 20 1.2 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch ở địa phương . s - 21

Trang 5

1.2.1 Cac khái niệm cv n HH ng ngưng 21

1.2.2 _ Nội dung phát triển du lịch ở địa phương - 2s s+sccs+ccxeẻ 25

1.2.3 Các nhân tô anh hưởng đến phát triển du lich ở địa phương 291.2.4 Cac tiêu chí đánh giá phát triển du lịch ở địa phương 32

1.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương và bai học cho

thành phố Uông Bi, tỉnh Quảng Ninh -2- <5 s52 sess=sessessses 36

1.3.1 Thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh 2- 2 s252+szzcc>s2 36 1.3.2 Thành phố Móng Cái - tinh Quảng Ninh ceceeceeeeseseeseeeeeeeees 37

1.3.3 Khu du lịch đảo Cát Bà - thành phố Hải Phòng -5-: 391.3.4 Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La 40

1.3.5 Bài học rút ra cho hoạt động phát triển du lịch ở thành phố Uông Bi43

CHUONG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN DU LICH Ở THÀNH PHO

UÔNG BÍ, TINH QUANG NINH 5Ÿ 5£ 5£ sSsss£seEseEseEsessessessesee 45

2.1 Khái quát về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố

Uông Bi, tỉnh Quảng TNinh G5 G555 9S 9 9 040 000 006 89896 45

2.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực du lịch 2< << << ss**c+<c+>szeseeeeeees 612.2.4 Hỗ trợ, xúc tiến quảng bá du lịch địa phương 5-55 ccsc552 63

Trang 6

2.3 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Uông Bi, tỉnh

Quảng Nỉn 0o GG G55 9 9 0 00 0000 0004 004.0068094 06 65

23.1 Những kết Ua dat QUOC angD 652.3.2 Hạn chế ccc tt nghe 69

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HUONG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN DU LICH Ở

THANH PHO UỐNG BI, TINH QUANG NINH 55-5555 e<s5 76

3.1 Bối cảnh mới tác động đến phát triển du lịch ở thành phố Uông Bi,

tỉnh Quảng Nỉnhh o G5 5 c5 ọọ Họ 0.00090006080996 76

3.1.1 Xu hướng số hóa, chuyên đổi sỐ - 2-2 2+s2E+EE+£E+E2EzEezreez 76

3.1.2 Xu hướng du lịch nội địa, chặng ngắn, du lịch theo nhóm nhỏ 77

3.1.3 Xu hướng du lịch bền vững - ¿+52 SSE2ESEESEEEEEEEEEEEEErkerkerrred 783.1.4 Xu hướng du lịch theo cộng đồng - 2-52 seczEEeErxerrrered 78

3.1.5 Xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe - ¿+ ++s<ss+++ssc++sess2 79

3.2 Định hướng phát triển du lịch ở thành phố Uông Bi, tỉnh Quang Ninh

TÀI LIEU THAM KHẢO - << 5< 5£ 5£ Ss£ s£Ss£S2£S2£S#Es£EseEseEsexsessessese 97

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Dé hoan thành bài luận văn này, ngoài sự cô gang của bản thân, tôi đã nhận

được rất nhiều sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường Đầu

tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong khoaKinh tế Chính trị trường Đại học Kinh tế và đặc biệt là giảng viên — TS Hoàng

Triều Hoa đã đồng ý hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và đưa ra những lời góp ý, lời

khuyên, lời nhận xét bé ích trong quá trình tôi làm khoá luận.

Đồng thời, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Kinh tế - Đại họcQuốc gia Hà Nội và đặc biệt là khoa Kinh tế Chính trị đã dạy dỗ và truyền đạt

những kiến thức giúp tôi tích lũy và trau dồi chúng dé tôi có thé áp dụng vào bai

khóa luận tốt nghiệp này

Xin kính chúc thầy cô thật nhiều sức khoẻ và luôn thành công trên con

đường giảng dạy của mình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Hà Nội, ngày thang năm 2023

Tác gia

Hoàng Thu Hà

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Tổng sản phẩm quốc nội

UBND Uỷ ban nhân dân

UNWTO World Tourism Organization (Tổ chức Du lịch Thế giới)

TO World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)

Trang 9

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.3 Thống kê lượt khách du lịch đến thăm thành phố Uông Bí giai đoạn

2013 — T5/2023

Trang 10

DANH MỤC HÌNH Hình 4.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

VE, BIEU DO

Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thé hiện số lượng khách du lich đến thăm thanh

phố Uông Bí giai đoạn 2013 — T5/2023

10

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại hội nhập kinh tê hiện nay, đời sông người dân được nâng cao,

nhu cầu về đời sống vật chất lẫn tinh than của con người cũng ngày càng tăng cao

là một yếu tổ khách quan Du lịch ngày càng trở thành ngành kinh tế chiếm vai trò

quan trọng đối với phát triển nền kinh tế - xã hội của một quốc gia nói chung và

một tỉnh, thành phố hay khu vực nói riêng Với những tiềm năng đa dạng, dồi dao

và phong phú về tài nguyên du lịch, có thể nói du lịch là một trong những ngành

kinh tế trọng điểm có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nền kinh

tế quốc gia Hoạt động du lịch phát triển kéo theo sự phát triển các ngành kinh tế

hỗ trợ liên quan khác phát triển như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo

hiểm, dịch vụ tài chính, lưu trú và ăn uống, v.v Phát triển du lịch còn góp phần

thúc đây mạnh mẽ sự tăng trưởng nhanh chóng của tổng sản phẩm kinh tế quốc

dân nhờ một thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn mà nó đem lại Bên cạnh đó, sự

phát triển của ngành du lịch cũng đóng góp vào sự tăng lên của những nguồn thu

ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế, nguồn thu đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài va

hoạt động xuất khâu tại chỗ cho quốc gia Ngoài ra, sự tăng trưởng của du lịch hỗ

trợ tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế giữa các quốc gia đồng thời thúc đây sự

phát triển của du lịch quốc tế Có thé thay rằng ngoài những lợi ich to lớn đối với

phát triển kinh tế đất nước, phát triển hoạt động du lịch còn giữ một vai trò quan

trọng đối với sự phát triển xã hội Các vẫn đề việc làm của một quốc gia được hỗ

trợ bởi ngành du lịch, mang lại cơ hội việc làm cho nhiều người trong độ tudi lao

động, đặc biệt là phụ nữ Không chỉ thế, khi cân băng lại sự phân bố dân cư và hệ

thong cơ sở hạ tang từ đô thị về nông thôn trong quá trình phát triển du lich đã gópphần làm giảm quá trình đô thị hoá, từ đó làm hạn chế những tác động tiêu cực do

quá trình đô thị hoá gây ra Du lịch phát triển cũng là một phương tiện giúp quảng

bá văn hoá, hình ảnh đât nước, con người Việt nam đên với thị trường nước ngoài

II

Trang 12

hiệu quả Như vậy, hoạt động phát triển du lịch là rất cần thiết đối với một quốc

gia Và muốn ngành du lịch của quốc gia đó phát triển thì mỗi khu vực, mỗi địa

phương của quốc gia đó đều cần phải tăng cường, chú trọng đến phát triển du lịch

tại khu vực, địa phương của mình.

Tỉnh Quảng Ninh được biết đến là một “đất nước Việt Nam thu nhỏ” với đầy

đủ tiềm năng về vị trí địa lý, sự nỗi bật, đặc sắc về nguồn tài nguyên du lịch trên cả nước Trong những năm trở lại đây, Quảng Ninh đã và đang có những bước tiến

mạnh mẽ trong hoạt động dịch vụ du lịch, đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng

chung trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tình Tỉnh đã nhất quán nhấn

mạnh phát triển du lịch là một trong những chính sách phát triển cốt lõi và là một

ngành kinh té quan trong Quang Ninh là một nơi đặc biệt vì hội tu đầy đủ tiềm

năng về du lịch tâm linh đồng thời du lịch sinh thái Với tốc độ tăng trưởng về

lượng khách du lịch qua các năm và doanh thu từ hoạt động du lịch, tỉnh Quảng

Ninh trở thành địa phương đứng thứ hai trong nước về thu hút khách du lịch

Trong 10 tháng năm 2022, lượng khách du lịch đến tinh với mục đích du lịch đạt

gần 10 triệu lượt, gấp hơn 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2021 được thống kê tại báo

cáo của Sở Du lịch Quảng Ninh Tổng doanh thu ngành du lịch là 20.864 tỷ đồng,

gấp 4 lần cùng kỳ năm 2021 và vượt mục tiêu 19.000 tỷ đồng đặt ra từ đầu năm

2022 Tinh Quang Ninh được cả du khách trong nước lẫn quốc tế biết đến là một

điểm đến thân thiện, mến khách và là một trong những địa phương tiềm năng lớn

tiềm ấn những nét hap dẫn của cả nước về du lich (Thuy An, 2022)

Uông Bi, một trong bốn thành phố lớn trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, đang là

vùng đất có nhiều triển vọng về phát triển du lịch trong những năm gan đây Đượcbiết, tại thời điểm khi chưa có dich Covid-19, thành phố Uông Bí đón khoảng 2

triệu lượt khách đến địa phương, tạo cơ hội việc làm cho gan 10.000 người lao

động làm nghề dich vụ trên dia ban, doanh thu đạt trên 3.000 ty đồng/năm, đóng

góp khoảng 40% trong tông cơ cau nguồn thu từ ngành thương mại dịch vụ va

12

Trang 13

đóng góp vào nhịp độ tăng trưởng của địa phương trên 10%/năm (Phong Cầm,

Kim Thuy, 2022)

Đã từ lâu, thành phố Uông Bi được biết đến là một địa điểm du lich tâm linhnổi tiếng với Di tích lịch sử và Danh thắng Yên Tử, chùa Ba Vàng Thế nhưng bêncạnh những tiềm năng về du lịch tâm linh, nơi đây còn được biết đến với những

điểm du lịch sinh thái, trải nghiệm như: hồ Yên Trung, thác Lựng Xanh, đỉnh Bình

Hương, đỉnh Phượng Hoàng, v.v Có thê thấy rằng, đây chính là cơ hội, lợi thế

thuận lợi, nguồn tài nguyên du lịch quan trọng dé thành phố Uông Bí khai thác,

thúc đây phát triển da dạng các loại hình, sản pham du lịch đặc trưng Tuy nhiên,

địa phương vẫn chưa thực sự khai thác, tận dụng tốt những tiềm năng du lịch này.

Dựa vào những tiềm năng vốn có, thành phố Uông Bi, tinh Quảng Ninh có đủ lợi thế dé phát triển tốt hơn nữa hoạt động du lịch của địa phương nói chung cũng

như thúc đây du lịch tâm linh và khai thác loại hình du lịch sinh thái nói riêng

Trong khi du lịch tâm linh là sản phẩm đặc trưng của du lịch văn hoá thì du lịch

sinh thái lại là một hướng chủ yếu đề phát triển kinh tế - xã hội Dé phát trién đồng

thời cả hai hình thức du lịch và khai thác những tiềm năng mới về du lịch sinh thái, một trong những phương thức quan trọng là phải đánh thức được nhu cầu tâm linh,

nhu cau nghỉ dưỡng, trải nghiệm trong khách hàng dé họ biết rằng Uông Bi là vùngđất nên đến Dé làm được điều đó, cần phải có một chính sách xúc tiến phù hợp

trong việc quảng bá du lich Uông Bi, một thành phố mang hình ảnh với thế mạnh

về tâm linh và trải nghiệm, nghỉ dưỡng đến hành khách Mặc dù sở hữu đa dạng

tiềm năng, lợi thé dé phat trién du lich va duoc dinh hướng, quan tâm nhưng hoạt

động du lịch tại thành phố Uông Bí vẫn chưa thực sự đạt được những kết quả

tương xứng.

Tác giả, là một công dân sinh ra và lớn lên tại thành phố Uông Bi, thấy rằng

việc quan tâm, nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng hoạt động phát triển du lịch

góp phan phát triển kinh tế xã hội là một trong những nhiệm vụ của thé hệ trẻ.

13

Trang 14

Chính vì những lý do trên, với mong muốn định hướng các đề xuất, giải pháp khai thác tiềm năng loại du lịch sinh thái giúp phát triển tốt hơn hoạt động du lịch

tại thành phố Uông Bi, tác giả lựa chon dé tài “Phát triển ngành du lich tại

thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mìnhnhằm nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch thành phố Uông Bí từ đó đề xuất

những giải pháp thúc đây phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế của địa

phương.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Đê xuât giải pháp phát triên du lịch tại thành phô Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

2.2: Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch ở thành phố trực

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, bài nghiên cứu đặt ra câu hỏi

như sau:

Thực trạng hoạt động phát triển du lịch của thành phố Uông Bi, tinh Quang

Ninh hién nay nhu thé nao?

Lãnh đạo thành phố Uông Bi, tinh Quang Ninh cần phải làm gi dé phát triển du

lịch ở địa phương?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Phát triển du lịch tại thành phố Uông Bí trực thuộc tỉnh Quảng Ninh

14

Trang 15

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Quy trình nghiên cứu

Đánh giá thực trạng phát triên du lịch

thông qua két quả phân tích

Đề xuất giải pháp

Hình 4.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu, thông tin từ các Sở, Ban ngành, cơ quan chức năng Trungương và địa phương có liên quan đến nội dung và lĩnh vực đề tài Tác giả đã tìm

hiểu, thu thập và sưu tầm những nguồn tài liệu, số liệu, báo cáo, nghiên cứu và các trang web trước đây có thông tin liên quan đến phát triển du lịch địa phương Các

15

Trang 16

sỐ liệu, tài liệu được chọn lọc, phân tích và tổng hợp phù hợp với nội dung đề tài

nghiên cứu.

Các tài liệu thứ cấp được thu thập là các tài liệu được công bồ trên các tạpchí và báo cáo khoa học, trang web uy tín, là nguồn thông tin công bố chính thức

của các cơ quan nhà nước, UBND thành phố Uông Bi, v.v Kết quả thu được tai

liệu thứ cấp sẽ là tiền đề cơ sở giúp dé tai hình thành được cơ sở lý luận cũng như

hệ thống hoá các tiêu chuẩn.

4.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

4.2.2.1 Thong kê mô tả

Tác giả thực hiện các phương pháp về đo lường, mô tả và trình bày số liệu

thô, lập bảng phân tích Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và

những thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận Phương pháp này

được áp dụng cụ thé ở nội dung Đánh giá thực trang phát triển du lịch tại thành phố

Uông Bi.

4.2.2.2 Phương pháp phân tích

Đề nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Uông Bi từ đó đưa

ra các giải pháp đề xuất cho địa phương, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung, phân tích định tinh dé cung cấp hệ thống cơ sở lý luận về phát triển du

lịch tại địa phương.

4.2.2.3 Phương pháp tong hợp

Tổng hợp các dữ liệu thứ cấp về lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển

du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bi, tỉnh Quảng Ninh

Trang 17

So sánh đánh giá về thực trạng phát triển hoạt động phát triển du lịch tại thành phố Uông Bí nhằm rút ra được những thành công và hạn chế còn tồn tai.

5 Dự kiến những đóng góp của đề tài

Trong những năm vừa qua nhận thức về du lịch, việc thực thi các chính sáchphát triển kinh tế từ du lịch tại thành phố Uông Bí chưa được coi trọng Do hạn chế

về nguồn lực, các thủ tục pháp lý nên việc thực thi nhiều chính sách hỗ trợ phát

triển du lịch còn nhiều vướng mắc, thách thức tồn tại của ngành cần phải được loại

bỏ Bên cạnh đó, thành phố Uông Bí chưa thực sự phát triển du lịch so với những

tiềm năng mà địa phương sở hữu Vì vậy, cả về mặt lý luận và thực tiễn, việc

nghiên cứu dé tài này có ý nghĩa quan trọng và cần thiết Bài khóa luận làm rõ một

số van dé lý luận chủ yếu về phát triển du lịch thành phố Uông Bi, tỉnh Quang

Ninh.

6 Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài luận văn được chia

thành 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch ở

địa phương

Chương 2: Thực trang phát triển du lịch tại thành phố Uông Bi, tinh Quang Ninh

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tại thành phố Uông Bi, tinh

Quảng Ninh

17

Trang 18

CHUONG1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VÀ THUC TIEN VE PHAT TRIEN DU LICH Ở DIA PHƯƠNG

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển du lich ở dia phương 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở địa phương

Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học, hội nghị và bài báo liên quan đượcđăng trên nhiều tạp chí về nội dung phát triển du lịch, bao gồm:

“Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga đã phân tích về những cơ hội,

thách thức của du lịch Việt Nam dựa vào kết quả nghiên cứu từ mô hình kinh tế

“Thái Lan 4.0” và mô hình “du lịch 4.0” của Thái Lan Tác giả thấy rằng các dự án

Du lịch 4.0 đã mang lại những giá trị tạo nên sự thành công cho ngành du lịch tại

Thái Lan nên việc phân tích dự án này sẽ là nền tảng cho việc đề xuất những giải

pháp cho phát triển du lịch Việt Nam.

“Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đồng Nai” của Hà

Nam Khánh Giao và Huỳnh Diệp Trâm Anh là nghiên cứu sử dụng phương pháp

phân tích SWOT kết hợp phân tích nhân tố khám phá EFA, tương quan hồi quy và

phần mềm SPSS để tìm ra các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch của tỉnh

Đồng Nai Hai tác giả đã tìm ra 6 nhân tố có tác động đến việc thu hút khách du

lịch là: tài nguyên du lịch nhân văn, 4m thực và dich vụ hỗ trợ, dịch vụ du lịch, cơ

sở hạ tầng, sản phẩm du lịch và thái độ người dân, điểm thu hút du lịch Từ đó, đềxuất đến chính quyền tinh Đồng Nai điều chỉnh sự tác động của những nhân tổ

thông qua các chính sách dé nâng cao thu hút khách du lịch.

Nhận thấy rằng du lịch Tuyên Quang chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương, tác giả Trần Thị Kim Oanh đã đưa ra các gợi ý

chiến lược marketing địa phương nhăm phát triển du lịch cho tỉnh Tuyên Quang

với bài nghiên cứu “Phát triển du lịch gắn với chiến lược Marketing địa phương tạitỉnh Tuyên Quang” Các gợi ý chiến lược marketing địa phương được tác giả đưa

18

Trang 19

ra là các chiến lược về marketing hình ảnh địa phương, marketing đặc trưng địa

phương, marketing cơ sở hạ tang, marketing con người nhằm giúp Tuyên Quang

định vị được hình ảnh, đặc trưng của địa phương, phát triển được cơ sở hạ tầng

cũng như nguồn nhân lực du lịch từ đó đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách

hàng mục tiêu.

“Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ven biển Phú Yên và định hướng phát triển du lịch” của Võ Thị Ngọc Hiền đã trình đặc điểm các dạng tài

nguyên du lịch tự nhiên ven biển và đánh giá mức độ thuận lợi của một số đề xuất

để khai thác giá trị của các điểm tài nguyên du lịch này cho phát triển du lịch Phú

Yên.

Hiện nay các vấn đề về phát triển hoạt động du lịch đang được quan tâm

nghiên cứu ở cấp độ quốc gia, tuy nhiên số lượng các nghiên cứu ở cấp độ địa

phương chưa nhiều Quảng Ninh là trung tâm du lịch lớn của cả nước nhưng nhữngnghiên cứu về phát triển ngành du lịch còn hạn ché Đặc biệt thành phó Uông Bi làmột điểm du lịch mới nên rất cần nhận được sự quan tâm nghiên cứu Dưới đây là

một số các công trình nghiên cứu bởi các tác giả trong giới học thuật trong và

ngoài tỉnh.

Các lý thuyết về phát triển du lịch bền vững đã được tác giả Vương MinhHoài (2011) sắp xếp một cách có hệ thống Đánh giá tiềm năng và hiện trạng tăngtrưởng du lịch Quảng Ninh trên quan điểm phát triển bền vững, rút ra bài học kinh

nghiệm của các nước Trên cơ sở các yêu tô kinh tế, xã hội và môi trường, tác giả

nghiên cứu những lợi ích và hạn chế của hoạt động phát triển du lịch tại tỉnh

Quảng Ninh Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp giúp du lịch Quảng Ninh phát

triển bền vững trên các bình diện kinh tế, xã hội và môi trường

Bài nghiên cứu mối quan hệ cộng sinh giữa phát triển du lịch với sản xuất

nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn thành phó Uông Bi, tinh Quảng Ninh của nhóm tác giả Trần Xuân Biên, Nguyên Xuân Thành, Đỗ Nguyên Hải đã nâng cao sự gan

19

Trang 20

bó giữa sản xuất nông nghiệp của địa phương với hoạt động du lịch một cách hiệuqua nhất Dựa vào đó, nhóm tác giả đưa ra giải pháp giúp phát triển du lịch thông

qua việc hỗ trợ lẫn nhau từ mô hình gắn kết của mối quan hệ này

Bên cạnh những nghiên cứu về cả hoạt động du lịch chung của địa phương,cũng có những nghiên cứu cụ thé về phát triển du lịch sinh thái và du lịch tâm linh

thành phố Uông Bi Tác giả Vũ Thị Thuy (2012) đã lựa chọn khu du lịch sinh thái Lung Xanh — thành phố Uông Bi làm đề tài nghiên cứu Với mong muốn khai thác

và phát triển du lịch sinh thái góp phần làm phong phú, đa dạng du lịch địa

phương, từ đó phát triển kinh tế của tỉnh, tác giả làm rõ các tiềm năng và thực trạngđiểm du lịch này sau đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp giúp thúc day du lịch

hiệu quả Từ những lý luận về phát triển du lịch bền vững và thực trạng phát triển

du lịch bền vững tại tập đoàn Tuần Châu, tác giả Nguyễn Xuân Ky (2020) đưa ra

những đề xuất một số giải pháp dé phát triển du lịch bền vững của tập đoàn Tuần

Châu trong giai đoạn 2020-2025 với các giải pháp về quản trị bền vững, nâng cao

tính bền vững về văn hoá — xã hội, nâng cao bền vững về môi trường sinh thái Tác

giả Lê Phạm Nhật Duy (2021) đã phân tích thực trạng và đánh giá tiềm năng về du lich tâm linh tại tỉnh Quảng Ninh sau đó đưa ra những giải pháp dé tinh Quảng

Ninh phát triển du lịch tâm linh

Các nghiên cứu về thành phố Uông Bí phục vụ du lịch còn quá ít mặc dù córất nhiều chủ đề về phát triển du lịch Có thể nói, cho đến thời điểm này chưa có

một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, tập trung vé sự tăng trưởng,

phát triển du lich của thành phố Uông Bi, tỉnh Quang Ninh.

1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu

Thứ nhất, các nghiên cứu trước đây đều tập trung về du lịch tâm linh hoặc chỉ

cụ thể một địa điểm du lịch, khu du lịch tại địa bàn thành phố nên chưa khai thác

được các tiềm năng về các loại hình du lịch khác cũng như đưa ra những dé xuất,

giải pháp phù hợp.

20

Trang 21

Thứ hai, các địa phương, vùng lãnh thé khác nhau sẽ có những điều kiện và

đặc thù riêng, đặc biệt là giá trị cốt lõi của mỗi địa phương nên kết quả và các giảipháp trong những nghiên cứu trên sẽ khó áp dụng trọn vẹn, hiệu quả cho thành phố

Uông Bí.

1.2 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch ở địa phương

1.2.1 Các khái niệm

1.2.1.1 Khái niệm du lịch

Mọi người trên khắp thế giới hiện đang sử dụng rộng rãi và phô biến thuật

ngữ “du lịch” Tuy nhiên, có rất nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau liên quan

đến nguồn góc của thuật ngữ này

Theo một sé học giả, du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: “Tonos” nghĩa là đi

một vòng Thuật ngữ này được Latinh hoá thành “Turnur” và sau đó thành “Tour”

(tiếng Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dao chơi, còn “Touriste” là người đi dao

chơi Theo Robert Langquar (năm 1980), từ “Tourism” (du lịch) lần đầu tiên xuất

hiện trong tiếng Anh khoảng những năm 1800 và được quốc tế hoá nên nhiều nước

đã không dịch nghĩa mà sử dụng trực tiếp Một số học giả khác lại cho rằng du lịchkhông phải xuất phát từ tiếng Hy Lạp mà từ tiếng Pháp “le tour”, có nghĩa là một

cuộc hành trình đến nơi nào đó và quay trở lại, sau đó từ gốc này ảnh hưởng ra

phạm vi toàn thế giới, v.v Vì vậy, nhìn chung có sự bất đồng về nguồn gốc của

cụm từ du lịch; tuy nhiên, ý nghĩa cơ bản của thuật ngữ này là “đi từ nơi này đến

nơi khác và quay trở lại” Từ “du lịch” trong tiếng Việt được dịch theo âm Hán

-Việt: du có nghĩa là “đi chơi” và lịch có nghĩa là “trải nghiệm” (Nguyễn Minh

Tuệ, 2014)

Cũng tương tự về nguồn gốc, quan niệm về du lịch cũng có nhiều ý kiếnkhông giống nhau từ nhiều cá nhân

Định nghĩa “du lịch là sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành của

những chuyên đi với mục đích giải trí” xuât hiện lân đâu tiên tại nước Anh vào

21

Trang 22

năm 1811 Y tưởng khá đơn giản va xem giải trí mục đích chính của hoạt động du

lịch (Nguyễn Minh Tuệ, 2014)

Hai học giả Hunziker và Krapf, những người đặt nền móng cho lý thuyết về

cung - cầu du lịch, đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tập hợp của các mối quan hệ và

các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người

ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không

liên quan đến hoạt động kiếm lời” Đối lập với các khái niệm nêu trên, khái niệm

cua Hunziker va Krapf đã thé hién tuong đối thấu đáo và toan diện hiện tượng du

lịch.

Đặc điểm của các hiện tượng du lịch và các mối quan hệ (các hiện tượng, mối quan hệ đó thuộc về kinh tế, chính tri, xã hội, văn hóa, v.v.) chưa được lam rõ

trong khái niệm này Ngoài ra, định nghĩa bỏ sót hoạt động của các công ty giữ

nhiệm vụ trung gian, nhiệm vụ tô chức du lịch và nhiệm vụ sản xuất hàng hoá, dịch

vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch (Nguyễn Minh Tuệ, 2014)

Du lịch được hiểu theo Luật Du lịch Việt Nam là hoạt động có liên quan đếnchuyền đi của con người tới ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không

quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ đưỡng, giải trí, tìm

hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục dich hợp pháp khác (Luật

Du lịch Việt Nam, 2017)

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), du lịch nói chung là hoạt động có

mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc nghỉ ngơi, giải trí,

thư giãn trong thời gian liên tục nhưng không qua một năm, ở một môi trường sống

khác, bên ngoai môi trường định cư (UNWTO, 2009)

Khái niệm du lịch được Liên hiệp Quốc các tô chức lữ hành chính thức(IUOTO) đưa ra là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú

thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải dé làm ăn hay kiếm sống,v.v.

Tại hội nghị Liên hợp Quốc về du lịch họp tại Roma — Italia ngày 21/8 — 5/9/1963.

22

Trang 23

Các nhà chuyên gia tại đây đã đưa ra định nghĩa: Du lich là tổng hợp các mối quan

hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trúcủa cá nhân hay tập thê ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài quốc giacủa họ với mục dich hòa bình Địa điểm họ đến lưu trú không phải nơi dé làm việc

(IUOTO, 1963)

Hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra khái niệm du lịch thay thế cho khái niệm năm 1963: “Du lịch là hoạt động

về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người

và ở lại đó dé tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài

các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục it hơn 1

năm”.(UNWTO, 1993)

Tiếp cận khái niệm du lịch từ góc độ thay đôi về mặt không gian của du khách thì du lich là một trong những hình thức di chuyền tạm thời từ một vùng này

sang một vùng khác, từ một quốc gia này sang một quốc gia khác mà không thay

đổi nơi cư trú hay nơi làm việc

Xét về góc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế, địch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các

hoạt động chữa bệnh, thể theo, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác

Từ các định nghĩa khác nhau, có thể rút ra được bản chất của du lịch từ cácgóc độ nhu cầu du khách, chính sách phát triển, sản phẩm du lịch và góc độ thị

trường du lịch Từ góc độ nhu cầu của du khách, du lịch là một sản phẩm thiết yêu của sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia đến một giai đoạn phát triển

nhất định Chi trong một nền kinh tế thị trường phát triển, thu nhập bình quân đầu

người gia tăng, thời gian rảnh rỗi tăng do tiến bộ của khoa học — công nghệ,

phương tiện giao thông và công nghệ thông tin ngày càng phát triển, con người sẽ

phát sinh thêm nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, khám phá Du lịch bản chất thực sự là

23

Trang 24

du ngoạn dé cảm nhận những giá trị vat chất và giá trị tinh thần có tính văn hoá

cao.

Viéc lap kế hoạch chiến lược phát triển du lịch và sự liên kết của các kếhoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn được thành lập trên cơ sở tài nguyên du lịch

từ góc độ chính sách của một quốc gia về tăng trưởng du lịch lịch Chọn các mục

du lịch đặc biệt và xác định cho từng điểm đến từ tài nguyên này Từ đó, quyết

định, thiết lập quá trình lập kế hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng thích hợp cho công

nghệ và du lịch.

Khi xét từ góc độ sản phẩm du lịch, các chương trình du lịch với nội dung

chủ yếu là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hoá và cảnh quan thiên

nhiên cùng với cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng như cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và

vận chuyền được hiểu là sản phẩm đặc trưng của du lịch

Góc độ cuối cùng cần xét đến là góc độ thị trường du lịch, các nhà tiếp thị

du lịch chủ yếu có mục đích tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du

khách dé “kinh doanh” chương trình du lich

1.2.1.2 Khái niệm phát triển du lịch địa phương

Thông tin thống kê từ WTO (2013) chỉ ra rằng du lịch là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới Ngành du lịch

đóng một vai trò nồi bật trong chiến lượng phát triển kinh tế của nhiều quốc gia

đang phát trién.

Như vậy, phát triển du lịch tại địa phương có thể hiểu đơn giản là các hoạt

động của chính quyền địa phương nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế đóng

góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

24

Trang 25

1.2.2 Nội dung phát triển du lịch ở địa phương

1.2.2.1 Ban hành các cơ chế, chính sách phát triển du lịch

Hoạt động du lịch trong nền kinh tế thị trường diễn ra khá phức tạp Đề thực

hiện được điều này, nhà nước phải cung cấp các khuôn khô cần thiết về cơ ché,

chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cho sự phát triển của ngành du lịch.

Và dùng công cụ này tác động vào ngành du lịch dé thúc đây nó phát triển nhanh

và bền vững dé trở thành nền kinh tế mũi nhọn của quốc gia.

Các cơ chế, chính sách phát triển du lịch có thé được hiểu rang là một hệthống các chủ trương, hành động của Nhà nước dé day mạnh, thúc day hoạt động

phát triển du lịch nhanh và bền vững băng cách tác động vào việc cung cấp và giá

cả của các yếu tố đầu vào như đất dai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng, v.v Ngoài ra

còn tác động tới giá sản phẩm du lịch, tác động đến số lượng khách du lịch, việc

thay đổi tô chức và năng lực của nguồn nhân lực du lịch, việc chuyển giao công

nghệ du lịch, v.v Một chính sách thành công là chính sách đảm bảo có chủ trương

và hành động tốt (Nguyễn Văn Lưu, 2017)

Các cơ chế, chính sách phát triển du lịch cần thiết trong bối cảnh hiện nay

bao gồm các chính sách nguồn lực, đất đai và vốn, bé tri ngân sách, điều kiện

thuận lợi cho tiếp cận điểm đến, xã hội hoá du lịch, quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, sựtham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch, hiệp hội du lịch, quy định

về trách nhiệm quản lý nhà nước và bảo vệ môi trường du lịch (Nguyễn Văn Lưu,

2017)

1.2.2.2 Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch

Hành động đầu tư lao động và tai sản vật chất dé thực hiện các hoạt độngnhằm mục tiêu duy trì hoặc xây dựng tài sản mới dé phát triển du lịch được coi là

đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch Với mục đích cuối cùng là phát triển du lịch

vùng, điêu này đê cập đên việc đâu tư xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tâng du lịch,

25

Trang 26

như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, trang thiết bị thiết yếu, sản phẩm du lịch,

dao tạo nguồn nhân lực và các hoạt động quảng bá

Hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng du lịch bao gồm nhiều nội dung hạng mụcđầu tư khác nhau: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, Đầu tư tôn tạo tải

nguyên du lịch, Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Dau tư sản phẩm du

lịch và đầu tư vào hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch.

Đường xa, nha ga, sân bay, bén cảng, đường sắt, mạng lưới viễn thông, hệthống cấp thoát nước, lưới điện, v.v đều là những ví dụ về cơ sở hạ tầng Cơ sở

hạ tầng được thiết lập phục vụ như một công cụ dé thúc đây hoạt động kinh tế xã

hội nói chung và lĩnh vực du lịch và lữ hành nói riêng Yếu tổ cơ sở hạ tầng tao co

sở dé dam bảo rang khách du lịch có thé đến các điểm du lich một cách dé dang,

cũng như dé đáp ứng nhu cầu liên lạc và các nhu cầu khác trong khi đi du lịch

1.2.2.3 Phát triển các sản phẩm du lịch

Sản phẩm được hiểu là bất cứ những mặt hàng, dich vụ được tạo ra có thé

cung ứng vào thị trường dé tao sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm

thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn Nó có thê ở dạng vật thể, phi vật thể, con

người, địa điểm, tổ chức hay một ý tưởng.

Có thể hiểu sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giátrị tài nguyên du lịch dé thoả mãn nhu cầu của du khách (Luật du lịch, 2017)

Như vậy, ta có thé hiểu một cách cơ bản và đơn giản về khái niệm sản phẩm

du lịch Sản phẩm du lịch là một dich vụ bao gồm dịch vụ lưu trú, dich vụ ăn uống,

dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyên, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin

hướng dẫn và các dịch vụ khác liên quan,v.v cung cấp các loại hàng hóa cho

khách du lịch Trong đó, sản phẩm được tạo nên từ việc khai thác các yếu tố tự

nhiên xã hội và việc sử dụng các nguồn lực lao động, cơ sở vật chất, trang thiết bị,

v.v của một vùng hay một quôc gia.

26

Trang 27

Thương hiệu và hình ảnh của mỗi điểm đến du lịch tại mỗi địa phương, mỗi

vùng và mỗi quốc gia được tạo nên nhờ sự khác biệt trong phát triển du lịch của

sản phẩm du lịch Mỗi sản phẩm du lịch được hình thành trên nền tảng kết hợp

giữa các giá tri tài nguyên du lịch

1.2.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Tất cả nguồn nhân lực tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc cung cấp

dịch vụ cho khách du lịch đều được coi là nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch

Trong đó nguồn nhân lực trực tiếp là những cá nhân trực tiếp hỗ trợ khách du lịch

tại các cơ sở lưu trú, quán ăn, công ty lữ hành, cơ sở bán lẻ, v.v Những người lao

động hỗ trợ, quản lý nhân viên thay vì trực tiếp phục vụ khách du lịch được gọi là

nguồn nhân lực gián tiếp Ví dụ, quản lý và điều hành tại các khách sạn, công ty du lịch và các doanh nghiệp khác liên quan đến ngành du lịch.

Nhân lực ngành du lịch là khái niệm chỉ lực lượng lao động tham gia vào

quá trình phục vụ khách du lịch, bao gồm toàn bộ các nhân lực trực tiếp và gián

tiếp Trong đó nhân lực trực tiếp là những người trực tiếp phục vụ khách du lịch tại

khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, cửa hàng, cơ quan quản lý Nhà nước về du

lịch, các đơn vi, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, v.v Còn nhân

lực gián tiếp là bộ phận nhân lực không trực tiếp phục vụ khách du lịch nhưng thực

hiện các hoạt động trong ngành, các quá trình liên quan, hỗ trợ cho các lao động

trực tiếp như văn hoá, hải quan, giao thông, xuất nhập cảnh, nông nghiệp, công

nghiệp, thương mại, dịch vụ công cộng, môi trường, bưu chính viễn thông, cộng

đồng dân cư, v.v

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lich là tổng thé các hình thức, phương

pháp và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao cho nguồn nhân lực ngành du lịch

về trí tuệ, thể lực và phẩm chất tâm lý — xã hội

27

Trang 28

Sự phát triển nhân lực ngành du lịch bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khách

quan (các nhân tố môi trường vĩ mô và các nhân tổ môi trường ngành du lịch), cácnhân tô chủ quan và các nhân tố đặc thù địa phương

1.2.2.5 Hỗ trợ, xúc tiến quảng ba du lịch địa phương

Xúc tiến du lịch được định nghĩa là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đầy cơ hội phát triển và thu

hút khách du lịch (Luật Du lịch, 2017)

Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch quốc gia, vùng, địa phương và doanh nghiệp; nghiên cứu thị trường du lịch; tạo và quảng bá các sản phẩm du lịch

phù hop với thị hiếu của du khách; và hỗ trợ và quảng bá du lịch địa phương đều là

những ví dụ về hỗ trợ và quảng bá du lịch địa phương Phát huy truyền thống hiếu khách của dân tộc, nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, góp phần bảo đảm môi

trường du lịch an toàn, lành mạnh, văn minh, vận động và tìm kiếm cơ hội Tập

trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật khác,

đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ của ngành.

Hoạt động hỗ trợ, xúc tiễn quảng bá du lịch địa phương giúp các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động như thúc đây tiêu dùng sản phẩm du lịch và tạo cơ

hội dé tự sản phẩm có thé truyền đạt thông tin đến khách du lịch chính xác, giúp

doanh nghiệp kinh doanh du lịch xây dựng và bảo vệ hình ảnh thương hiệu của

mình cũng như sản phẩm du lịch trong lòng người tiêu dùng Hoạt động xúc tiễn

quảng bá du lịch thể hiện rõ vai trò vị trí của mình trong chiến lược phát triển sản

phẩm Dù chất lượng sản phẩm du lịch tốt, giá cả phù hợp nhưng không vì lẽ đó

mà khách hang đã biết đến và quyết định vội vàng sử dung sản pham Do đó dé sản

phẩm đến được người tiêu dùng nhanh và hiệu quả thì đó là nhiệm vụ của hoạt

động xúc tiến quảng bá du lịch

28

Trang 29

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở địa phương

1.2.3.1 Quy định, chính sách của nhà nước về phát triển du lịch

Sự quản lý của Nhà nước luôn cần thiết để bảo tồn và mở rộng du lịch mộtcách bền vững do tính đa dạng của nó Khung pháp lý, chính sách phù hợp với điều

kiện và trình độ phát triển của đất nước có tác động quan trọng đến việc phát triển

du lịch có thành công hay không Dé các cơ quan nhà nước quản lý vi mô hoạt

động du lịch tại địa phương, một hệ thống chính sách, chương trình, văn bản quy

phạm pháp luật, chỉ thị, văn bản điều hành đã được ban hành trong lĩnh vực du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tô chức thuộc các thành phần

kinh tế

Tổng cục Du lịch là cơ quan đầu mối quản lý phát triển du lịch bền vững cấp

quốc gia của Việt Nam Tổng cục Du lịch có vai trò tham mưu, hỗ trợ Bộ trưởng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quản lý nhà nước và thê chế thực thi pháp

luật về phát triển du lịch bền vững trên phạm vi cả nước Tổ chức các dịch vụ công

cộng hợp pháp dé phát triển du lịch bền vững

1.2.3.2 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Đối với một quốc gia, một vùng, một địa phương, chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội có ý nghĩa quyết định Băng cách xác định các mục tiêu và định hướng

phát triển của cộng đồng, kỹ thuật này hỗ trợ việc lập kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội chính xác và thành công nhất Một chiến lược phát triển kinh tế xã hội được

tạo ra bang cách sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu khoa học, không phải sở thích

chủ quan của một cá nhân cụ thể nào.

Phát triển kinh tế - xã hội được định nghĩa là sự đi lên của nền kinh tế và xã

hội, lay sự tăng trưởng của nền kinh tế làm cơ sở để hoàn thiện chất lượng cuộc

sống xã hội Chính vì mục đích có được một nền kinh tế - xã hội phát triển, một

quốc gia, một lãnh thổ hay một địa phương phải cần hoạch định chiến lược cụ thé

và đúng đắn Mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một bộ phận hợp

29

Trang 30

thành của chính sách kinh tế - xã hội, là xác định các mục tiêu cơ bản, lâu dài phù

hợp với nhiệm vụ phát triển hiện nay và các phương thức, chiến lược dé đạt được

mục tiêu đó Định hướng dài hạn của nên kinh tế quốc gia, các mục tiêu dự kiến

hàng năm và cách tiếp cận dé giải quyết các van dé kinh tế xã hội phức tạp đều do

kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quyết định

Vì vậy, địa phương cần định hướng, hoạch định hoạt động phát triển du lịchgan với cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dé hoạt động du lịch phát triển

hiệu quả và bền vững.

1.2.3.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế — xã hội của địa phương

© Điều kiện tự nhiên

Du lịch chỉ phát triển trong những điều kiện đặc trưng mà nó cho phép.

Trong những điều kiện này có những điều kiện mang đặc điểm tông quát thuộc về

các mặt của đời sống xã hội Mặt khác, do đặc tính riêng của vi trí địa ly từng khu

vực, từng địa phương mà nó tạo ra những tiềm năng du lịch khác nhau.

Điều kiện tự nhiên là tất cả các điều kiện của môi trường vốn có của nó, chăng hạn như địa hình, khí hậu, động vật, thực vật, vi tri địa lý, tài nguyên thiên

nhiên, v.v Đây là nền tảng cho mọi hành động, quy định và chính sách liên quan

đến việc phát triển các sản phẩm liên quan đến du lịch và bảo vệ tài nguyên du

lịch Việc hoạch định các hoạt động phát triển du lịch và thực hiện các quyết định

quản lý nhà nước về du lịch sẽ dé dàng hơn nhờ các yếu tố về hoàn cảnh tự nhiên

và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi.

e_ Điều kiện kinh tế - xã hội

Một khía cạnh đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành kinh doanh du lich là sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực địa phương Các tổ

chức, doanh nghiệp và khách du lịch sẽ dễ dàng tham gia tích cực vào các hoạt

động du lịch hơn nếu nên kinh tế 6n định và phát triển trong môi trường pháp lý hỗ

30

Trang 31

trợ Đó là một tình huống tốt cho quản lý nhà nước Trên thực tế, nhiều nghiên cứu

cho thấy nhu cầu đối với nhiều phân khúc thị trường du lịch bị ảnh hưởng trực tiếpbởi sự ôn định chính trị và xã hội với tư cách là một thành phần của sản phẩm du

lịch Khi điều kiện kinh tế xã hội tại một điểm đến du lịch bất ôn hơn khả năng duytrì tài nguyên, chúng có thé trở thành nhân tố chính dẫn đến sự bất 6n về vai trò và

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành du lịch được coi là công cụ vật chất và

công nghệ do tô chức du lịch xây dựng và triển khai dé tham gia khai thác tiềm

năng du lịch va sản xuất hang hóa, dich vu, sản phẩm nhằm đáp ứng và thỏa mãnnhu cầu của du khách là khách du lịch Do khả năng và tiện ích của nó, hệ thống cơ

sở hạ tầng công nghệ du lịch được tái tạo có tác động đáng kề đến mức độ đáp ứngnhu cầu của khách du lịch Giá trị của tai nguyên du lịch được khai thác bởi con

người lao động sử dụng các thiết bị công nghệ để sản xuất ra các dịch vụ và hàng

hóa cho khách du lịch Một ngành du lịch đa dạng, phong phú và hiện đại được tạo

nên bởi sự đa dạng, phong phú, hiện đại và hấp dẫn của cơ sở hạ tầng công nghệ

bên cạnh sự đa dạng và phong phú của tài nguyên du lịch và hấp dẫn Bất kỳ quốc

gia hay khu vực nào muốn phát triển ngành du lịch của mình đều cần phải có một

hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật vững mạnh Vì vậy, trình độ phát triển của cơ sở

vật chất - kỹ thuật hiển nhiên được tính đến như một điều kiện, đồng thời cũng cho

biết mức độ tăng trưởng khách du lịch của một địa phương, một quốc gia

Đi du lịch với mục đích du lịch là một cách dé trai nghiệm và thư giãn Do

đó không thé bàn về lợi ích và tam quan trọng của hệ thông cơ sở hạ tang Các

chuyến đi trở nên đơn giản và thiết thực hơn khi cơ sở hạ tầng hiện đại tiến bộ.

31

Trang 32

Đảm bao du khách có thé đến các điểm du lịch một cách nhanh chóng, dé dang,

đáp ứng mong muốn trải nghiệm cũng như các nhu cầu khác khi đi du lịch Hệ

thống giao thông vận tải là thành phần quan trọng nhất của cơ sở hạ tầng cho sự

phát triển của du lịch vì nó đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho du khách Hiệu

quả của hệ thống giao thông vận tải có mối tương quan chặt chẽ với khả năng cung

cấp dịch vụ vận tải với mức giá thấp dan, tăng tốc độ di chuyên, giảm thời gian di

chuyền, kéo dài thời gian lưu trú tại các điểm du lịch và có nhiều thời gian hơn để

khám phá những địa điểm xa hơn Từ đó, bảo đảm lộ trình, kế hoạch được thực

hiện Nó phải thuận tiện và thoải mái, đặc biệt là khi đi du lịch, thay vì mệt mỏi vì

quãng đường dài hoặc chờ đợi quá lâu Đề phát triển và thực hiện du lịch bền vững

trong một cộng đồng hay một quốc gia, điều kiện cơ sở hạ tầng tốt là cần thiết.

Điều đó cũng ngụ ý rằng, nêu điều kiện cơ sở hạ tầng vẫn còn kém, điều cần thiết

là sử dụng tất cả các công cụ có sẵn dé tiếp tục quá trình cải tiến hệ thống Việc

phát triển du lịch ở những địa điểm xa xôi, hẻo lánh sẽ được thực hiện nhờ hệ

thong cơ sở hạ tang day đủ Nó cho phép giảm sức chứa của các điểm tham quan

du lịch thông thường đồng thời khắc phục tính thời vụ trong du lịch và phân phối

lại thu nhập cho người dân địa phương.

1.2.4 Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch ở địa phương

Tác giả đánh giá sự phát triển của hoạt động du lịch ở địa phương với bộ

tiêu chí bao gồm ba tiêu chí như sau: số lượng khách du lịch đến với địa phương,

đóng góp của du lịch vào GDP của địa phương và số lao động có việc làm trong

ngành du lịch thay đổi qua các năm.

1.2.4.1 Số lượng khách du lịch đến với địa phương

Hoạt động du lịch mang lại hiệu quả kinh tế cao và đem lại nguồn thu lớn

Vì vậy, “khách du lịch” là yếu tố then chốt phải được nhắc đến đầu tiên để ngành

du lịch phát triển Rõ ràng là không có du khách thì các doanh nghiệp liên quan

32

Trang 33

đến du lịch không thé hoạt động và các hoạt động liên quan đến du lịch không thê

phát triển.

Khách du lịch là những người chuyền từ môi trường sống thường xuyên củamình sang nơi ở khác có thời gian di chuyền ít hơn 12 tháng với mục đích chủ yếu

là khám phá, nghỉ ngơi, thư giãn và mục đích du lịch phải ngoài các hoạt động đem

lại lợi nhuận, thu nhập Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du

Trong đó, khách du lịch nghỉ qua đêm là những người dành ít nhất một đêm

trong các cơ sở lưu trú dành cho khách du lịch trong điểm thu hút khách du lịch.

Khách trong ngày là những du khách không đặt phòng nghỉ qua đêm tại bất kỳ cơ

sở lưu trú du lịch nào trong điểm du lịch

Số lượt khách đến thuê buồng, giường, nghỉ tại cơ sở lưu trú ké cả lượt

khách nghỉ trong ngày và lượt khách có nghỉ qua đêm là lượt khách do các cơ sở

lưu trú phục vụ Còn tổng số khách du lịch theo các tour do các đơn vị kinh doanh

du lịch tổ chức thực hiện là lượt khách do các cơ sở lữ hành phục vụ.

33

Trang 34

Tổng số lượt Tổng số đêm lưu trú của khách du lịch nội địa

khách du lich Số đêm lưu trú bình quân một lượt khách

Lạc du lịch nội địa qua đêm

nội địa có

nghỉ đêm

Tổng số lượt z Tổng số lượt khách du lịch nội địa có nghỉ đêm

khách dulich Tỷ lệ giữa khách du lịch nội địa có nghỉ đêm và khách du licl

¬ tham quan trong ngày trên địa bàn nội địa tham

quan trong ngày

Còn khách du lịch quốc tế, xét ở khía cạnh khách du lịch vào Việt Nam,được hiểu là người mang quốc tịch của một quốc gia khác trên thé giới đến thăm

và khám phá các địa danh trên lãnh thô Việt Nam Ngoài ra, khách là người Việt

nhưng định cư ở nước ngoài mà hồi hương cũng được gọi là khách du lịch quốc tế

vào Việt Nam.

Số lượng khách du lịch đến với địa phương là chỉ tiêu co ban dé đánh giá

hoạt động của từng đơn vi kinh doanh du lịch cũng như toàn bộ hoạt động phát

triển của ngành du lịch.

1.2.4.2 Đóng góp của du lịch vào GDP của địa phương

GDP do lường tổng lượng hàng hóa và dich vụ thành phẩm mà một nền kinh

tế sản xuất ra trong một khung thời gian cụ thể (quý, năm) Điều này ngụ ý rằng

giá trị của hàng hóa và dịch vụ hữu hình được sử dụng trong quá trình sản xuất dé

tạo ra sản phẩm không được tính vào GDP Sản lượng được tạo ra bởi các đơn vi

thường trú trong khu vực kinh tế của một quốc gia được thể hiện bằng GDP của

quốc gia đó (Tổng cục thống kê, 2016)

Một yếu tô quan trọng thúc đây tăng trưởng của các ngành liên quan khác

như vận tải, ăn uống, giải trí, thương mại và một số dịch vụ hỗ trợ liên quan khác

(thông tin liên lạc, ngân hàng, v.v.) là doanh thu từ ngành du lịch Du lịch là ngành

34

Trang 35

kinh tế tổng hợp không chỉ mang lại nguồn thu trực tiếp từ các ngành dịch vụ như

khách sạn, tour, tuyến, điểm du lịch mà còn tạo ra doanh thu Ngoài ra, du lịch là

một lĩnh vực của nền kinh tế hỗ trợ quá trình thúc đây phát triển kinh tế xã hội ở

các khu vực và cộng đồng nơi nông nghiệp và công nghiệp yếu hơn

Hiện nay, thước đo dé so sánh sự phát triển về du lịch giữa các tỉnh, vùngvới nhau và số liệu quốc gia g1ữa năm sau so với năm trước tại Việt Nam được

dùng phổ biến van là số lượng khách du lịch đến địa phương, toàn quốc và tong thu

từ khách du lịch Ty lệ du lịch đóng góp vào GDP được một số địa phương tính

toán bằng phương pháp kinh nghiệm, chưa đánh giá đúng và đủ mức độ đóng góp

của du lịch đối với kinh tế.

Việc xác định rõ đóng góp trực tiếp và gián tiếp của du lịch đối với nền kinh

tế sẽ là cơ sở tốt cho việc hoạch định các chính sách phát triển du lịch, xây dựng

các chiến lược kinh tế, quy hoạch du lịch từng địa phương phù hợp và hiệu quả, từ

đó phát triển ngành Du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả

nước.

1.2.4.3 Số lao động có việc làm trong ngành du lịch thay đối qua các năm

Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành du

lịch là sự sẵn có của nguồn nhân lực Trong quản lý nhà nước, nghiên cứu, đào tạo

và quản trị kinh doanh, trình độ kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên môn ngày

càng được nâng cao Trong thực tế, hầu hết họ phải rèn luyện và thử thách.

Lực lượng chuyên gia trẻ, được dao tạo bài bản cũng xuất hiện bên cạnh đội ngũ nhân viên gan bó lâu dai, trung thành và các nhà khoa học, chuyên gia, nghệ

nhân dù tuổi đã cao vẫn duy trì sự nghiệp sáng tạo và công hiến của mình Đã xuấthiện nguồn nhân lực trẻ được dao tao cơ bản, năng động, tự tin, dám nghĩ, dam

làm, có trình độ và năng lực đa dạng, tận tụy phát triển từng ngày, nỗ lực học hỏi

cái mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ, tiếp thu nhanh tri thức mới, có ý chí vươn lên và

tự thân lập nghiệp.

35

Trang 36

Khi một khu vực, địa phương có hoạt động du lịch phát triển sẽ có xu hướng đòi hỏi số lượng lớn nguồn nhân lực phục vụ.

1.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương và bai học cho

thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Dé rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển du lich tại địa phương cho

thành phố Uông Bi, tác giả tìm hiểu chính sách phát triển du lịch, hoạt động đầu tư

cơ sở hạ tầng, các sản phẩm du lịch và hoạt động quảng bá, xúc tiễn du lịch tại cácđịa phương khác trong nước dé đưa ra những bài hoc mà Uông Bi có thé áp dung

và học hỏi.

1.3.1 Thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh luôn được biết đến là điểm đến thu hút khách du lịch với vịnh Hạ Long nỗi tiếng hai lần được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên

thé giới nhờ những giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất của nó Vi vậy, đầu tiên, thành phố Uông Bi cần tham khảo và rút ra những bài học kinh nghiệm từ

việc phát triển du lịch của thành phố Hạ Long

Hiện nay thành phố Hạ Long đã đưa nhiều sản phẩm du lịch mới vào khai thác, tạo những ấn tượng tích cực trong lòng du khách Có thé ké đến như sản

phẩm “Phó đêm du thuyền" tại Cảng tàu khách quốc tế Ha Long của Tập đoàn SunGroup; các tàu nhà hàng đắng cấp 5 sao (Sea Octopus, Ambassador Cruise); sân

golf Tuần Châu; đôi Mặt trời, show “Dém nhạc trên thông”v.v và đang nghiên cứu

tổ chức các show ca nhạc trên du thuyền, tàu nhà hàng hạng sang

Cùng với đó, dịch vụ khai thác tài nguyên thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa

vùng cao, sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, khám phá, trải nghiệm tại

thôn Khe Phương (xã Kỳ Thượng); khu vực thôn Đồng Đặng (xã Sơn Dương);

vườn hoa Hạ Long (phường Việt Hưng) cũng đang được đầu tư, mang đến trải

nghiệm đa dạng cho du khách.

36

Trang 37

Thành phé Ha Long bắt kịp xu thé du lịch thông minh, triển khai mã QR cập

nhật thông tin du lịch để giúp du khách đễ dàng nắm bắt và chọn cho mình điểm

đến phù hợp nhất Trong đó, cuốn “Cam nang du lịch thành phố Ha Long” cung

cấp đầy đủ thông tin chính xác và chính thống về du lịch Hạ Long, được gắn mã

QR giúp du khách tra cứu cực kỳ thuận tiện (Lan Phương, 2023)

1.3.2 Thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh

Móng Cái là thành phố cửa khẩu quốc tế, một trong hai trung tâm kinh tế thương mại, du lịch lớn của tỉnh Quảng Ninh Trước hết, nói đến du lịch thành phố

Móng Cái có thể nhắc ngay đến sản phẩm du lịch xuất ngoại sắn với đô thi; Du

lịch biển đảo, nghỉ dưỡng; Du lịch văn hóa tâm linh, Du lịch mua săm, âm thực,

Du lịch nông nghiệp, sinh thái Tat cả những sản phẩm du lịch trên đều gắn kết

chặt chẽ với du lịch vùng biên giới.

Từ một địa phương với nền kinh tế thuần nông đã trở thành thành phố có tốc

độ phát triển cao, là một trong bốn địa phương có tông thu nhập đứng đầu của tỉnh

Quảng Ninh Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, của tỉnh

Quảng Ninh, thành phố Móng Cái đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển du lịch, trong đó tập trung triển khai, thực hiện 2 quy hoạch chiến lược đã được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt và lập các quy hoạch ngành, lĩnh vực, v.v.

Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về du lịch đã được tăng cường và

không ngừng hoàn thiện, nhất là đối với việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và

ban hành các quy định, kế hoạch, đề án, v.v của các cấp, các ngành nhìn về du lịch

đã thay đôi Dau tư kết cau hạ tang, trong đó có giao thông, công nghệ thông tin,

du lịch, đã ưu tiên chi cho các hạng mục quan trọng, cấp bách, bước đầu đáp ứng

yêu cầu tối thiêu cho phát triển, tạo động lực tăng trưởng trong thời gian tới Đến

nay, thành phố Móng Cái đang tập trung hoàn thiện một số công trình hạ tầng giao

thông, điểm tham quan du lịch như: Cột mốc xác định vị trí Chi bộ Đảng số 1, Ngã

tư Trà Cô - Bình Ngọc; cụm thông tin cô động biên giới Sa Vi (Tra Cổ); cải tạo,

37

Trang 38

nâng cấp các hệ thống khách sạn và nhiều công trình động lực khác đang được

triển khai.

Sản phẩm du lịch mua săm, âm thực là một trong những chương trình hấpdẫn, không chỉ phù hợp với tâm lý và nhu cầu của khách du lịch mà còn mang lại

lợi ích kinh tế cho người dân địa phương Với lợi thế cửa khẩu quốc tế, Móng Cái

năm gần trung tâm thành phó, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tại

Móng Cái càng ngày càng được đầu tư xây dựng Điểm du lịch thương mại nằm ởkhu trung tâm của thành phố thuộc phường Trần Phú, thành phố Móng Cái, bao

gồm hệ thống các chợ trung tâm, chợ 2, chợ 3, chợ Togi và các trung tâm thương

mại (Plaza, Vinh Cơ, Đông Thăng), chợ đêm, phố đi bộ, v.v.

Sản phẩm du lịch nông nghiệp, sinh thái cộng đồng cũng là một trong những loại hình du lịch mới của Móng Cái Một dia chỉ ma it người biết đến của loại hình

du lịch mới này đó chính là trải nghiệm du lịch sinh thái cộng đồng ở xã Hải Sơn,

một xã vùng cao, biên giới, có đồng bào dân tộc thiêu số sinh sống Trong đó, dântộc Dao chiếm 42,8%, dân tộc Sán Chay chiếm 18,8%, dân tộc Kinh chiếm 38%

Ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp kết hợp với phát triển trồng rừng.

Đến với nơi đây du khách sẽ được khám phá trải nghiệm cảnh quan hùng vĩ của

núi Mã Thau San (cao 660m so với mực nước biển), núi Pa Nai (Cao trên 700m sovới mực nước biên), sông Ka Long, Thác 72 gian,v.v Hay du khách có thé nghỉ

dưỡng trên núi cao, thưởng ngoạn khí hậu ôn đới trong lòng nhiệt đới: nghỉ dưỡng

tại các căn hộ homestay - Pò Hèn, Hải Sơn Ngắm cảnh đẹp thiên nhiên vùng núi

theo mùa nông nghiệp (các mùa hoa, ruộng bậc thang): ngắm hoa sim, đào, trà hoa

vàng, ruộng lúa bậc thang,v.v (Pò Hèn, Lục Chắn, Hải Sơn) ĐI bộ, trải nghiệm,

thử thách bản thân, chinh phục các cung đường, leo núi chính phục đỉnh Pa Nai, Po Hèn, Hải Sơn (Bùi Thu Thủy, 2021)

38

Trang 39

1.3.3 Khu du lịch đảo Cát Bà - thành phố Hải Phòng

Đã từ lâu Cát Bà được xem như một kiệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho

thành phố Hải Phòng bởi kiến tạo địa chất độc đáo

Đề thu hút khách du lịch, Cát Hải đã tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp VỚItuyến đường xuyên dao từ bến pha Cái Viéng về trung tâm du lịch Cát Bà Huyện

cũng đang phối hợp với các doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục đầu tư xây dựng bến

phà Cát Hải - Phù Long, góp phần hóa giải nút thắt về giao thông, nỗi băn khoăn,

trở ngại lớn nhất của du khách khi lựa chọn tới Cát Bà trong thời gian qua Huyện

Cát Hải đã tập trung phối hợp với các Sở, ngành liên quan lập dự án điều chỉnh, bổsung quy hoạch, chuyên đôi mục đích sử dụng đất dé phục vụ phát triển du lịch,

đặc biệt chú trọng ở các xã nông thôn mới kiểu mẫu khu vực đảo Cát Ba; tập trung

xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP phù hợp với tiềm năng, lợi thế của các

địa phương, ưu tiên phát triển địch vụ Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê

“Homestay” tai các xã, thi tran; nang cao chat lượng dich vu tau thủy lưu trú du

lich phuc vu khach; triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

lý hoạt động lưu trú đối với các khách sạn, nhà nghỉ và tàu thủy lưu trú du lịch hoạt

động trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà Đôn đốc các nhà thầu, đơn vị thi công

đây nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án đang triển khai trên địa bàn

huyện, nhất là các dự án về đường giao thông trên đảo Cát Bà, các dự án đầu tư,

nâng cấp, chỉnh trang đô thị, v.v.

Dải trung tâm từ khu vực Cảng cá, đường Núi Ngọc, đường ra bãi tắm Cát

Cò, chợ Cát Bà, Bến tàu khách khu trung tâm, bến Bẻo, bến Gia Luận nhờ sự triển khai hiệu quả mô hình “Cát Hải 5 An” và duy trì, phát huy tối đa tác dụng hệ thống

camera tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững ôn định, nhiều gương

người tốt việc tốt trả lại tài sản cho du khách đã thu hút du khách đến với du lịch

Cát Bà bằng việc đề lại những ấn tượng tích cực.

39

Trang 40

1.3.4 Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La

Năm 2022, huyện Mộc Châu, tinh Sơn La được công nhận là “Điểm đếnthiên nhiên khu vực hàng đầu chau A" và “Điểm đến thiên nhiên hàng dau thé

giới”.

Cơ sở hạ tầng, cơ SỞ vật chất kỹ thuật của Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

ngày càng được tạo dựng và nâng cấp Các công ty lớn hiện đang đầu tư và phát

triển các cơ sở lưu trú du lịch trong Khu du lịch quốc gia, các khách sạn và nhà

nghỉ ngày càng nhiều dé đáp ứng nhu cầu của du khách đến ghé thăm

Khu du lịch quốc gia Mộc Châu cũng đã đầu tư xây dựng các hệ thống cơ sở

hạ tầng như: Mạng lưới các khu vui chơi giải trí tại các điểm du lịch Cụ thể, các

công viên chuyên đề tại Trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu, Trung tâm nghỉ

dưỡng Mộc Châu và các công trình dịch vụ vui chơi giải tri tại các trung tâm dich

vụ được tập trung tại Trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu và Trung tâm vui chơi

giải trí cao cấp Mộc Châu Hệ thống hơn 325 cơ sở dịch vụ ăn uống, trong đó tập

trung phát triển tại các địa điểm du lịch mang đến những nét âm thực độc đáo cho

du khách Khu du lịch quốc gia Mộc Châu cũng có một mạng lưới các điểm ăn

uống dựa trên khái niệm quán ăn, chợ và điểm du lịch được tạo ra ở vùng lân cận

các trung tâm dịch vụ du lịch (thị trần Mộc Châu và thị trấn Nông trường Mộc

Châu) Du khách có thé khám phá những đặc điểm khác biệt và lối sống của ngườidân địa phương bằng cách ghé thăm các khu chợ văn hóa Các nhà hàng chuyên về

đặc sản Mộc Châu như thịt bê, thịt ngựa, v.v mang đến những hiểu biết mới về

những nét văn hóa đặc trưng của cư dân vùng này Việc phát triển Trung tâm du

lịch sinh thái Mộc Chau, Trung tâm vui chơi giải trí Mộc Châu, Trung tâm nghỉ

dưỡng Mộc Châu với điểm nhấn là hệ thống cơ sở tô chức hội nghị, hội thảo có

sức chứa từ 5.000 đến 10.000 người tập trung phát triển ở: Trung tâm Du lịch sinh

thái Mộc Châu; Trung tâm Vui chơi giải trí Mộc Châu; Trung tâm Nghỉ dưỡng

Mộc Châu; Trung tâm Dịch vụ thị tran Mộc Chau; Trung tâm Dich vụ thị tran Vân

40

Ngày đăng: 08/12/2024, 22:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
56.Thanh Tuyén (2023), Bi thư Nguyễn Xuân Ky: Đưa Quang Ninh trở thành điểm đến "không thé bỏ lỡ" khi tới Việt Nam, truy cập tại:https://danviet.vn/hoi-nghi-phat-trien-du-lich-quang-ninh-2023-20230317134656143.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: không thé bỏ lỡ
Tác giả: Thanh Tuyén
Năm: 2023
1. (2019), Chùa Yên Tử Quảng Ninh, hệ thống các chùa ở khu du lịch Yên Tu,truy cập từ: https://luhanhtre.com/chua-yen-tu-quang-ninh/ Link
18.Hoàng Diên (201 1), Thành lập thành phố Uông Bi, tỉnh Quảng Ninh, BáoĐiện tử Chính phủ, truy cập từ: https://baochinhphu.vn/thanh-lap-thanh-pho-uong-bi-tinh-quang-ninh-10263477.htm Link
19. Hoang Mai (2019), Thành phố Uông Bi: Xây dựng môi trường du lịch vănminh, truy cập từ: https://congthuong.vn/thanh-pho-uong-bI-xay-dung-moI-truong-du-lich-van-minh-130569.html Link
27.Lan Phương (2023), Năm 2022, Cat Ba đón hon 2,3 triệu lượt khách du lich, truy cập từ: http://anhp.vn/nam-2002-cat-ba-don-hon-23-trieu-luot-khach-du-lich-d52173.html Link
34.Ngọc Mai (2019), Dé giai bai toan nhan luc cho phat trién du lich..., truycập từ: https://uongbi.gov.vn/de-giai-bai-toan-nhan-luc-cho-phat-trien-du-lich%oE2%80%A6-p13n43758.html Link
37.Nguyễn Chiến (2023), Uông Bí siết chặt công tác quản lý thị trường mùa lễhội, truy cập từ: https://uongbi.gov.v.n/uong-bi-siet-chat-cong-tac-quan-ly-thi-truong-mua-%20le-hoi-p13n65935.html Link
49.Phan Hằng (2018), Hứa hẹn những khởi sắc ở Yên Tử, Báo Quảng Ninhđiện tử, truy cập từ: http://banquanlyyentu.vn/chi-tiet-bai-viet/-/view-article/1/1475219230165/154686320377499 Link
50. Phong Cam, Kim Thuỷ (2022), Uông Bí (Quảng Ninh): Bức tranh kinh tếdu lich đang rực sắc, truy cập từ: https://baoxaydung.com.vn/uong-bi-quang-ninh-buc-tranh-kinh-te-du-lich-dang-ruc-sac-330589.html51. quangninh.gov.v.n Link
55. Tạo bước phát triển mới cho du lịch Móng Cái, truy cập từ:https://dulich.quangninh. gov.v.n/pInChiTiet.aspx?nid=1077 Link
60.Tổng cục thống kê (2016), HTCTTKQG - Tổng Sản Pham Trong Nước(GDP), truy cập từ: https://www.gso.gov.v.n/du-lieu-dac-ta/2019/12/htcttkqg-tong-san-pham-trong-nuoc-gdp/ Link
61. Tổng cục thống kê, truy cập tại: https://www.gso.gov.vn/ Link
68. IGI Global. (2017). What is Spiritual Tourism. Truy cập từ http://www.igiglobal.com/dictionary/spiritualtourism/39292 Link
20.Hoàng Nga (2020), Dé thực sự phat triên kinh tê ban đêm Khác
21.Hồ Kỳ Minh (2013), Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hoá tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đề tài Khoa học công nghệ cấp tỉnh, viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng Khác
28.Lé Huy Bá (2016), Du lich sinh thai, NXB Dai học quốc gia thành phố HồChí Minh Khác
29. Lê Phạm Nhật Duy (2021), Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh 30.Lê Quân, Nghiên Cứu, Đề Xuất Phát Triển Nhân Lực Ngành Du Lịch TỉnhQuảng Bình Khác
33.Ngô Thăng Lợi, Vũ Thành Hưởng (2015), Phát triển bền vững ở Việt Namtrong bối cảnh mới của toàn câu hóa, hội nhập quốc tế và biến đôi khí hậu,Nxb Chính trị quốc gia — Sự thật, Hà Nội Khác
35.Nguyễn Bá Lâm (2007), Tổng quan về du lich và phát triển du lịch bềnvững, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khác
36.Nguyễn Bá Lâm và Trịnh Xuân Dũng (2014), Tổng quan về du lịch, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN