1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sửa sai kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng các bài tập bổ trợ môn bóng chuyền cho học sinh khối 11

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

Giải pháp cũ thường làm Trong giảng dạy các kỹ thuật của môn Bóng chuyền, việc cho học sinh tập luyện theo động tác mẫu của giáo viên thường là giai đoạn dễ gây chán nản, mất tập trung

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

SỬA SAI KĨ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY BẰNG CÁC BÀI TẬP

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Lương Văn Tuỵ

Ninh Bình, tháng 4 năm 2023

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-o0o -

Trang 2

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi : Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình

Chúng tôi ghi tên dưới đây:

danh

Trình

độ chuyên môn

Tỷ lệ % đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến

1 Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng

SỬA SAI KĨ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY BẰNG CÁC BÀI TẬP BỔ

TRỢ MÔN BÓNG CHUYỀN CHO HỌC SINH KHỐI 11

Lĩnh vực áp dụng: Môn Bóng chuyền khối 11

2 Nội dung

a Giải pháp cũ thường làm

Trong giảng dạy các kỹ thuật của môn Bóng chuyền, việc cho học sinh tập luyện theo động tác mẫu của giáo viên thường là giai đoạn dễ gây chán nản, mất tập trung cho học sinh Chuyền bóng cao tay là một kỹ thuật cơ bản trong thi đấu, chuyền bóng không đơn thuần là kỹ thuật phòng thủ mà nó còn mang tính tấn công, nhất là giữ vai trò chính trong phối hợp tấn công Đây là kỹ thuật quan trọng trong các trận thi đấu bóng chuyền bởi kỹ thuật chuyền bóng cao tay là cầu nối giữa phòng thủ và tấn công

và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của đợt tấn công

Cách dạy này nghiêng về cách dạy học truyền thống với người dạy là trung tâm hạn chế khả năng sáng tạo của học sinh, có thể biến kém chủ động trong quá trình

xử lí đề người học sẽ lĩnh hội các nội dung theo phương thức đã được lập trình sẵn, được làm mẫu Đây là cách làm cho tới nay không còn phù hợp

- Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:

Nhà trường có đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm, thâm niên trong công tác giảng dạy Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy được nhà trường quan tâm, đầu tư: có nhà đa chức năng, sân bóng đá nhân tạo, sân bóng rổ, sân bóng chuyền … đạt tiêu chuẩn dạy và học

Trang 3

Học sinh dễ dàng hình dung cách thực hiện kĩ thuật động tác.Tuy nhiên, chỉ sử dụng phương pháp làm mẫu, thuyết trình áp đặt học sinh kĩ thuật động tác của người dạy sẽ khiến học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giờ học cũng buồn tẻ và kiến thức chỉ thiên về lý thuyết Người học càng ngày càng mất hứng thú học tập; hạn chế, thậm chí triệt tiêu sự sáng tạo, luôn thụ động ghi nhớ kiến thức máy móc

Đối với nội dung học mới kỹ thuật chuyền bóng cao tay trong môn Bóng chuyền, học sinh khó thực hiện được kỹ thuật của động tác, thường mắc các lỗi như: hai lòng bàn tay để quá thấp (ngang vai trở xuống) hoặc tay để quá xa người; hai bàn tay để thẳng, cứng, các ngón tay khép chặt, hai ngón tay cái chĩa ra trước, khoảng cách của hai tay quá xa… làm ảnh hưởng đến sự chính xác và rất dễ gây nên chấn thương các khớp ngón tay

Phương pháp cũ hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu giáo dục theo hướng đổi mới phát huy năng lực, phẩm chất người học của giáo dục hiện nay Do đó người giáo viên cần thấy được tầm quan trọng của việc hướng dẫn các e các bài tập bổ trợ, cung cấp cho học sinh những công cụ thiết thực để có thể chủ động xử lí đề trong quá trình thực hiện động tác

b Giải pháp mới cải tiến

Qua nhiều năm giảng dạy, khi giảng dạy đến nội dung kỹ thuật chuyền bóng cao tay trong môn Bóng chuyền Để học sinh dễ hình thành kỹ thuật động tác tôi

áp dụng các bài tập bổ trợ để giảng dạy giúp cho học sinh dễ thực hiện được đúng động tác, tháo gỡ những khó khăn mà học sinh gặp phải khi học kỹ thuật chuyền bóng cao tay Bằng những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy khi các em học sinh học kỹ thuật chuyền bóng cao tay được áp dụng các bài tập

bổ trợ thì các em dễ thực hiện được kỹ thuật, ít mắc các lỗi sai trong quá trình

Trang 4

luyện tập Xuất phát từ những nguyên nhân trên tôi đã đưa ra biện pháp sửa sai

kỹ thuật chuyền bóng cao tay thông qua các bài tập bổ trợ

- Bản chất của giải pháp mới:

Từ xưa tới nay rất nhiều giáo viên dạy học sinh bằng cách thuyết trình, làm mẫu động tác Đặc biệt tất cả học sinh đều làm theo động tác mẫu của giáo viên Điều này đã tạo ra cùng một khuôn, thiếu sự chủ động và sáng tạo của người học trong quá trình tập luyện Bản chất của việc thực hiện các bài tập bổ trợ là cung cấp cho học sinh cách tự thực hiện các bài tập, trao cho học sinh công cụ, hướng dẫn học sinh thực hiện có định hướng nhưng người học vẫn có thể thể hiện được sự sáng tạo trong quá trình thực hiện yếu lĩnh kĩ thuật động tác

- Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:

+ Học sinh trường THPT chuyên Lương Văn Tụy đa số học sinh có tinh thần chủ động, tích cực học tập, có kĩ năng, có tư duy sáng tạo Đặc biệt là học sinh chuyên các môn tự nhiên, nhiều em có khả năng thực hiện các kĩ thuật rất tốt, vận dụng kĩ năng linh hoạt, nhuần nhuyễn trong quá trình thi đấu Chính vì vậy việc cung cấp, hướng dẫn cách thực hiện các bài tập bổ trợ sẽ vô cùng quan trọng giúp học sinh hoàn toàn chủ động khi thi đấu

+ Tôi chia nhỏ kỹ thuật để phân tích cho học sinh dễ hình dung: Phân tích riêng

kỹ thuật tay, kỹ thuật tư thế chuẩn bị, động tác chuyền bóng và kết thúc

+ Tôi sử dụng các bài tập bổ trợ:

Bài tập 1: Bài tập bổ trợ động tác hình tay

Bài tập 2: Bài tập bổ trợ hình tay tiếp xúc với bóng

Bài tập 3: Bài tập chuyền bóng vào tường

3 Kết quả và xếp loại

Tôi tiến hành thực nghiệm giải pháp vào tuần học thứ 5,6,7 và tiến hành kiểm tra đánh giá vào tuần học thứ 8 của học kỳ I năm học 2022 – 2023 và thu được kết quả như sau:

- Các lớp 11 Văn 1, 11 văn 2 không áp dụng các biện pháp

Trang 5

Bảng 1: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay của học sinh lớp 11 Văn 1, 11 văn 2

STT Lớp Sĩ số Thực hiện

đúng kỹ thuật

Chiếm tỉ lệ

%

Chưa thực hiện đúng kỹ thuật

Chiếm tỉ lệ

%

- Các lớp 11 Lý, 11 Hóa áp dụng các biện pháp:

+ Biện pháp 1: Chia nhỏ kỹ thuật để phân tích cho học sinh dễ hình dung: Phân tích riêng kỹ thuật tay, kỹ thuật tư thế chuẩn bị, động tác chuyền bóng và kết thúc

+ Biện pháp 2: Sử dụng các bài tập bổ trợ:

+ Bài tập 1: Bài tập bổ trợ động tác hình tay

+ Bài tập 2: Bài tập bổ trợ hình tay tiếp xúc với bóng

+ Bài tập 3: Bài tập chuyền bóng vào tường

Bảng 2: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay của học sinh lớp 11 Lý và 11 Hóa

STT Lớp Sĩ số Thực hiện

đúng kỹ thuật

Chiếm tỉ lệ

%

Chưa thực hiện đúng kỹ thuật

Chiếm tỉ lệ

%

Thông qua việc so sánh số liệu giữa bảng 1 và bảng 2 cho thấy Khi thực hiện các biện pháp mới vào giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng cao tay thì tỷ lệ % học sinh thực hiện đúng kỹ thuật chuyền bóng cao tay là cao hơn so với các lớp không được

áp dụng giải pháp mới Lớp 11 Văn 1, 11 văn 2 không áp dụng các biện pháp thì tỉ

lệ học sinh hiện Đạt kỹ thuật là 46/70 học sinh chiếm 65,7%; chưa đạt là 31/70 chiếm

Trang 6

PHẦN A ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong giảng dạy các kỹ thuật của môn Bóng chuyền, việc cho học sinh tập luyện kỹ thuật thường là giai đoạn dễ gây chán nản, mất tập trung cho học sinh Chuyền bóng cao tay là là một kỹ thuật cơ bản trong thi đấu, chuyền bóng không đơn thuần là kỹ thuật phòng thủ mà nó còn mang tính tấn công, nhất là giữ vai trò chính trong phối hợp tấn công Đây là kỹ thuật quan trọng trong các trận thi đấu bóng chuyền bởi kỹ thuật chuyền bóng cao tay là cầu nối giữa phòng thủ và tấn công và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của đợt tấn công Với mục đích làm cho học sinh

dễ tiếp thu động tác, kỹ thuật nhanh nhất, tạo hứng thú trong học tập, tôi đưa ra giải pháp: sửa sai kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng các bài tập bổ trợ môn Bóng chuyền cho học sinh khối 11 trường THPT Chuyên Lương Văn Tuỵ”

PHẦN B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Thực trạng công tác dạy và học môn GDTC tại trường THPT chuyên Lương Văn Tuỵ

1 Ưu điểm

Nhà trường có đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm, thâm niên trong công tác giảng dạy 09 giáo viên trình độ cử nhân Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy được nhà trường quân tâm, đầu tư: có nhà đa chức năng, sân bóng đá, sân bóng rổ, sân bóng chuyền … đạt tiêu chuẩn dạy và học

2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Theo chương trình của nhà trường, học sinh lớp 11 học môn Bóng chuyền được học các kỹ thuật như: Tư thế chuẩn bị và di chuyển, kỹ thuật chuyền bóng cao tay (bằng hai tay), kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (đệm bóng)…

Đối với nội dung học mới kỹ thuật chuyền bóng cao tay trong môn Bóng chuyền, học sinh khó thực hiện được kỹ thuật của động tác, thường mắc các lỗi như: hai lòng bàn tay để quá thấp (ngang vai trở xuống) hoặc tay để quá xa người; hai bàn

Trang 7

tay để thẳng, cứng, các ngón tay khép chặt, hai ngón tay cái chĩa ra trước, khoảng cách của hai tay quá xa… làm ảnh hưởng đến sự chính xác và rất dễ gây nên chấn thương các khớp ngón tay

II Biện pháp

1 Lý do chọn biện pháp

Qua nhiều năm giảng dạy, khi giảng dạy đến nội dung kỹ thuật chuyền bóng cao tay trong môn Bóng chuyền Để học sinh dễ hình thành kỹ thuật động tác tôi áp dụng các bài tập bổ trợ để giảng dạy giúp cho học sinh dễ thực hiện được đúng động tác, tháo gỡ những khó khăn mà học sinh gặp phải khi học kỹ thuật chuyền bóng cao tay Bằng những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy khi các em học sinh học kỹ thuật chuyền bóng cao tay được áp dụng các bài tập bổ trợ thì các

em dễ thực hiện được kỹ thuật, ít mắc các lỗi sai trong quá trình luyện tập Xuất phát

từ những nguyên nhân trên tôi đã đưa ra biện pháp giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng cao tay thông qua các bài tập bổ trợ

2 Tên biện pháp

- Biện pháp 1: Chia nhỏ kỹ thuật để phân tích cho học sinh dễ hình dung: Phân

tích riêng kỹ thuật tay, kỹ thuật tư thế chuẩn bị, động tác chuyền bóng và kết thúc

- Biện pháp 2: Sử dụng các bài tập bổ trợ:

+ Bài tập 1: Bài tập bổ trợ động tác hình tay

+ Bài tập 2: Bài tập bổ trợ hình tay tiếp xúc với bóng

+ Bài tập 3: Bài tập chuyền bóng vào tường

Trang 8

3 Tiến trình thực nghiệm

3.1 Đối tượng tham gia thực nghiệm

- Tôi lựa chọn 04 lớp tham gia thực nghiệm bao gồm các lớp: 11 Văn 1 , 11 Văn 2, 11 Lý, 11 Hóa

- Các lớp 11 Văn 1, 11 văn 2 không áp dụng các biện pháp

- Các lớp 11 Lý, 11 Hóa áp dụng các biện pháp sau:

+ Biện pháp 1: Chia nhỏ kỹ thuật để phân tích cho học sinh dễ hình dung:

Phân tích riêng kỹ thuật tay, tư thế chuẩn bị, chuyền bóng và kết thúc

+ Biện pháp 2: Sử dụng các bài tập bổ trợ:

Bài tập 1: Bài tập bổ trợ động tác hình tay

Mỗi học sinh một quả bóng Tư thế chuẩn bị, hai chân đứng rộng bằng vai, tay

để trên chán, hình tay ôm vào bóng giống như khi chuyền bóng, từ từ hạ thấp người, mắt nhìn đất Dùng lực khuỷu tay đẩy bóng xuống đất để bóng nảy lên, thực hiện liên tục, hai tay đẩy bóng đều Lưu ý điểm tiếp xúc của bóng

Bài tập 2: Bài tập bổ trợ hình tay tiếp xúc với bóng

Tư thế chuẩn bị, hai người đứng đối diện cách nhau khoảng 1m, một người giữ cố định quả bóng, người kia đứng ở tư thế chuyền bóng, thực hiện chuyền nhẹ vào bóng, bóng được người tập cùng giữ cố định Bài tập phối hợp bao gồm cả chân, vai, tay, khuỷu tay, cổ tay Thực hiện động tác nhịp nhàng

Bài tập 3: Bài tập chuyền bóng vào tường

Tư thế chuẩn bị chân trước chân sau, để tay như khi chuyền bóng Đẩy bóng vào tường nảy ra Thực hiện liên tục (ban đầu đẩy bóng sát với tường, khi đã thành thục động tác thì lới dần khoảng cách với tường)

3.2 Tiến hành thực nghiện

Trang 9

* Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hay tay

Hình số 1: Hình tay tiếp xúc với bóng Hình số 2: Kỹ thuật chuyền bóng cao tay

Để học sinh thực hiện được kỹ thuật chuyền bóng cao tay tôi đã áp dụng các bài tập vào trong tiết học và được thể hiện trong các hoạt động lên lớp như sau:

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

- Mục tiêu:

Học sinh ghi nhớ, thực hiện được các bước thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay (CBCT) thông qua tập luyện nội dung cơ bản và áp dụng ba bài tập bổ trợ cho kỹ thuật CBCT

Trang 10

- Nội dung

+ Giáo viên cho học sinh xem, nghiên cứu tranh về kỹ thuật sau đó tiến hành phân tích, thị phạm kỹ thuật CBCT

Hình số 3: Học sinh xem ảnh kỹ thuật chuyền bóng cao tay + Để học sinh dễ thực hiện được kỹ thuật CBCT, giáo viên chia nhỏ từng động tác kỹ thuật để phân tích và áp dụng ba bài tập bổ trợ vào tập luyện

- Sản phẩm

+ Lời mô tả đúng về kỹ thuật chuyền bóng cao tay

+ Động tác mô phỏng đúng kỹ thuật chuyền bóng cao tay

+ Động tác mô phỏng đúng kỹ thuật của ba bài tập bổ trợ

- Tổ chức hoạt động:

+ Giáo viên thị phạm kỹ thuật (không có bóng), sau đó vừa phân tích vừa thị phạm kỹ thuật cho học sinh quan sát Thị phạm kỹ thuật có bóng (làm tăng tính hứng thú học tập của học sinh) Để dễ hình dung kỹ thuật, giáo viên phân tích, thị phạm

kỹ thuật theo trình tự như sau: Phân tích tư thế chuẩn bị, động tác tay, động tác chuyền bóng và kết thúc

Trang 11

Tư thế chuẩn bị

Học sinh đứng ở tư thế chuẩn bị (TTCB) chân trước, chân sau, trọng tâm dồn vào chân trước, hai chân rộng bằng vai khơi khụy ở khớp gối (góc gập ở khớp gối không nhỏ hơn 90 độ), thân trên thẳng, mặt hơi ngửa

Hình số 4: Tư thế chuẩn bị Động tác của tay

Khi bóng đến, hai tay co tự nhiên ở khớp khuỷu và đưa lên cao, hai bàn tay ở phía trước mặt, các ngón tay cái ngang ở tầm lông mày Các ngón trỏ và các ngón cái tạo thành hình tam giác Hai bàn tay khum xòe tạo thành hình bán cầu để chuẩn

bị chuyền bóng Điểm tiếp xúc bóng trên hoặc ngang trán, cách trán từ 15 – 20cm (bóng không được tiếp xúc vào lòng bàn tay, chỉ tiếp xúc trên ngón tay và phần trai tay)

Trang 12

THÔNG TIN HỎI ĐÁP:

nghiệm mới mẻ khác của Trung tâm https://topskkn.com/

giúp sớm nhất

Ngày đăng: 08/12/2024, 20:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w