1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của người dân trên địa bàn Hà Nội

90 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Người Dân Trên Địa Bàn Hà Nội
Tác giả Pham Thị Huế
Người hướng dẫn TS. Trịnh Thị Phan Lan
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 46,78 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Khoa Tài Chính - Ngân hàng CÁC YẾU TO ANH HƯỚNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DUNG THE TÍN DỤNG CUA NGƯỜI DAN TREN DIA BAN HA NOI Giảng viên hướng dan :

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Khoa Tài Chính - Ngân hàng

CÁC YẾU TO ANH HƯỚNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ

DUNG THE TÍN DỤNG CUA NGƯỜI DAN TREN DIA

BAN HA NOI

Giảng viên hướng dan : TS Trịnh Thị Phan Lan

Sinh viên thực hiện : Pham Thị Huế

Mã sinh viên : 1905 0659

Lớp > QH2019E TCNH CLC 2

Hà Nội, 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Khoa Tài Chính - Ngân hàng

CÁC YẾU TO ANH HƯỚNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ

DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA

BÀN HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn : TS Trịnh Thị Phan Lan

Sinh viên thực hiện : Pham Thị Huế

Mã sinh viên : 1905 0659 Lớp > QH2019E TCNH CLC 2

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến Ban

giám hiệu của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện về

cơ sở vật chất, hệ thống thư viện với đa dạng loại sách báo, tạo điều kiện thuận lợi cho

việc nghiên cứu và tìm kiếm thông tin Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Tài

chính Ngân hàng của trường đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức và kỹ năng

vô cùng quý báu trong suốt 4 năm học vừa qua

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn - Tiến sĩ Trịnh Thị

Phan Lan, người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực

hiện bài khoá luận tốt nghiệp này

Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, mặc dù đã có nhiều cố gắng

nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiếnnhận xét và đóng góp từ quý thầy cô để bài khoá luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2023

Sinh viên

Phạm Thị Huế

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả nghiên cứu xin cam đoan đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định

sử dụng thẻ tín dụng của người dân trên địa bàn Hà Nội” là công trình nghiên cứu của

tác giả trong thời gian qua Mọi số liệu và kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực

và chưa từng được sử dụng, công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác

Các nguồn dữ liệu phục vụ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được trích dẫn đầy

đủ, ghi rõ nguồn gốc và được phép công bố

Tác giả nghiên cứu

SV Phạm Thị Huế

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU - 2° ® SE £EE£EE£EE+EE+E#EE£EE+EEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEErEerkerkerkee 1

LL 0c 090i nh 1

1.2 Mục tiêu nghiÊn CỨU - - + St 1k TT HT TH TT HH HT HH ng 2

1.2.1 MUc tiêu ChUn - - + St ST TT HT TH nh HH HH, 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể - S5 St St SE SE 111111111111 te 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU + 52 SS*3*E+E£E+E£E£E+EEtrErtErrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 2

1.3.1 Đối tượng nghiên CỨU -:- + St SS St SE EEEEEEEEEEErkrrrkrrrrkrrkrrrrres 2

CHƯƠNG 2: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN -:- ¿+2 4

2.1 Tổng quan về thanh toán không dùng tiền mặt - - + +++x+x+x+xztzxzxzzessssee 4

2.1.1 Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt - - 5c ScScseserererrrererrrsrererree 4

2.1.2 Lich F14) 0nnn8n8ne.e ằ 4

2.1.3 Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt -.-.- ¿25252 5+5 SsSxexersxsrexrss 5 2.1.4 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt - ¿+ 5555 + sexsessexsresses 6 2.1.5 Những lợi ích và rủi ro của thanh toán không dùng tiền mặt - - - - 7 2.2 Tong quan ve the 0000) 0n 9

2.2.1 Giới thiệu về thẻ CH CUI -:-¿- ¿+55 S532 3S tk rệt 9

VÝ v01 1 1 0 ốn e 10

2.2.2 Những lợi ích và rủi ro của thẻ tín dụng - 55+ 5+ + scxveseeererseeeeerereeerrrs 11 2.3 Hanh vi cla ngurOi ti6U MUNG "m 16

2.3.1 Khái niệm hành vi người tiêu đÙn + xxx kh ng ng gi, 16

2.3.2 Tiến trình ra quyết định của người mua NANG -¿- 55+ 5+ scscxsescsexerseserrs 16

2.3.3 Các mô hình lý thuyết liên quan đến quyết định sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của

[13/81/1 8000000n0nẺẺẦẦẮẦẮaaa 20

2.4 Tổng quan tình hình nghiên CỨU 525$ St‡E‡E£EEEEEESEEEEEEEEEEEEEkeEerrkkrkerererrrersrrree 24

ZA, Tren th€ GiGi nen 3Ÿ35 ^Ô” ^. Ỏ 24

242 Ti /1/, 00e 26

2.5 Khoang trong nghién CUU 0.0 27

Trang 6

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (SG SE SESEEEESEEESEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrrrrrree 29

3.1 Mô hình nghiên CỨU - - G11 TH HT TH TH TH TH TT HT TH TH gui 29

3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề Xuấtt - esessseseseseseseseseseseseseseseseseeesescececeeeeseseseseseaeseass 29 3.1.2 Các giả thuyết trong mô hìÌnh - - c5 St St SE E1 E1 11x11 x1 re, 30 3.1.3 Xây dựng thang đo các nhân tỐ - - - St St St St St SE SE ey 34

3.2 Quy trình nghiên CỨU - - St 1k 1912k TH TT TT HH TT Hành nành 34 3.3 Phương pháp nghiên CỨU - - G111 TH nh TH TH TH TH TH TH HT Hiệp 35

3.3.1 Thu thập thông tÍm - SH ng HH HH HH TH HH 35 3.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu - - 5 c2 S22 HH HH HH rưệt 38

CHƯƠNG 4: KẾT QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN - 2 2£ 2£ £©S££+£x£££x++zxezxzerxez 40

4.1 Bối cảnh về thị trường thẻ tín dụng trong nước va địa bàn Hà Nội - 40

4.1.1 Thị trường thẻ tín dụng trOI NUGCC - + 55c ScSe + SEhhktrr ghe 40

4.1.2 Thị trường thé tín dụng trên địa bàn Hà Nội - 5c 55s Ssexseksreersrrsreeres 41

4.2 K@t qua nghién 00 0n ÖẲđ 44

4.2.1 Thông tin chung của người tham gia khảo SAE - - 555555 Sx+cxsxsexsexereeres 44

4.2.2 Độ tin cậy Cronbach’ AIPha - << kh TT TT HH HH HH rg 47

4.2.3 Nhân tố khám phá EFA - Exploratory Factor AndÏÿSÏS 55c s+c+xsscxexes 49

C728 (4/0 e 54 29.0 nn - 55

4.2.6 KiGtr Girth ANOWA NA nnhtaa ÒỎ 57

CHƯƠNG 5: KẾT LUAN 00 cccccccscccsscscsessesssesssessecssecssecssessecssecssessscssscsusssecssecssessessuessuessecssecseessessseesseesee 59

5.1 Thảo luận kết quả nghiên CWRU ecccecesesesssesseeseeeseseseseseseseseseseseseaeseseseeeseeeeseeeenenenenenes 59 5.2 Một số giải pháp và khuyến ngh] - - - c3 121133 11113 11EE111EEx1Ertrtkrkrrres 60

LẺ) 8n h 60

5.2.2 (.: nnẽn.aa 61

Trang 7

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

TTKDTM : Thanh toán không dùng tiền mặt

NHNN : Ngan hàng Nhà nước

TCPHT : Tổ chức phát hành thẻ

Trang 8

Mô hình chấp nhận công nghệ TAM

Mô hình chấp nhận công nghệ UTAUT

Mô hình nghiên cứu của tác giả Quy trình nghiên cứu

Số lượng thẻ nội địa và thẻ quốc tế phát hành qua các thời kì

Số lượng người sử dụng thẻ tín dụng

Số lượng thẻ tín dụng mà đối tượng tham gia khảo sát sử dụng

Ngân hàng phát hành thẻ tín dụng của người tham gia khảo sát

Trang 9

Nguồn gốc các thang đo

Câu hỏi khảo sát

Thống kê nghiên cứu theo nhân khẩu họcBảng mã hoá các biến quan sát

Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s AlphaKết quả kiểm định KMO lần 1

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với các biến độc lập lần 1Kết quả ma trận xoay Rotated Component Matrix lần 1

Kết quả kiểm định KMO lần 2

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với các biến độc lập lần 2

Kết quả ma trận xoay Rotated Component Matrix lần 2

Mức độ tương quan Pearson Correlation Bảng Model Summary

Bảng hệ số hồi quy Coefficients

Bảng phân tích phương sai ANOVA

Trang 10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán trực tuyến hoặc trực tiếp thông qua

việc sử dụng dư nợ được cấp phép bởi một tổ chức tài chính (như ngân hàng hoặc

công ty tín dụng) cho khách hàng Thẻ tín dụng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế

giới và trở thành một phương tiện thanh toán phổ biến và tiện lợi cho người dân trongviệc mua sắm và thanh toán các khoản chỉ tiêu hàng ngày.

Thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể trong những

năm gần đây, với sự gia tăng về số lượng thẻ phát hành và sự tăng trưởng về giao dịch

sử dụng thẻ Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến cuối năm 2020,

số lượng thẻ tín dụng phát hành tại Việt Nam đã đạt khoảng 21,5 triệu thẻ, tăng trưởnggần 9% so với năm trước Trong đó, các tổ chức tín dụng như Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) và Ngân

hàng TMCP Quân đội (MBBank) được xem là những ngân hàng dẫn đầu về số lượng

thẻ phát hành Bên cạnh đó, sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam cũng có xu hướng tăng

lên, với các giao dịch bao gồm mua sắm, chỉ tiêu hàng ngày và du lịch Theo báo cáocủa Vietnam E-commerce Association, doanh số mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đã

đạt khoảng 11,5 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình

khoảng 29% mỗi năm đến năm 2025.

Tuy nhiên, thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam còn đang đối mặt với một số

thách thức, bao gồm cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức tài chính, chính sách quản

lý tài chính chưa được hoàn thiện và rủi ro về an ninh thông tin Việc nghiên cứu vềcác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của người dân địa bàn HàNội sẽ giúp cho các tổ chức tài chính và các nhà cung cấp thẻ tín dụng hiểu rõ hơn vềnhu cầu và mong muốn của người dân khi sử dụng thẻ tín dụng Điều này giúp cho các

tổ chức tài chính có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu và sở

thích của người dân, đồng thời tăng tính cạnh tranh trên thị trường Ngoài ra, nghiênroy, NI dA hab Lia ux a ee KẾ een

cứu nay con giúp cho người dan có thé hiểu rõ hon về các yếu tố mà minh can quan

Trang 11

tâm khi sử dụng thẻ tín dụng, đồng thời cũng giúp họ có thể đưa ra quyết định sử dụng

thẻ tín dụng một cách thông minh và hiệu quả hơn.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố dẫn đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng

của người dân địa bàn Hà Nội Từ đó đưa ra các khuyến nghị giúp người dân sử dụngthẻ tín dụng một cách hiệu quả hơn cũng như giúp các tổ chức tín dụng hiểu rõ hơn

về nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

e Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về thanh toán không dùng

tiền mặt và thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam

e _ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dung của người

dân trên địa bàn Hà Nội.

e Cung cấp một cái nhìn toàn diện về các yếu tố liên quan đến quyết định sử dụng

thẻ tín dụng, giúp các nhà quản lý, ngân hàng, và nhà lập luận chính sách hiểu

rõ hơn về hành vi sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng

e Đề xuất một số giải pháp giúp các nhà quản lý ngân hang đưa ra những chiến

lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu của người dân.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sửdụng thẻ tín dụng của người dân trên địa bàn Hà Nội Độ tuổi nghiên cứu từ 18 - trên

45 tuổi

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

e Phạm vi về thời gian:

- _ SỐ liệu sơ cấp điều tra năm 2023

- _ SỐ liệu thứ cấp được tham khảo từ năm 2015 - 2021

Trang 12

Bài nghiên cứu làm rõ một số lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt,

thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam và hành vi của người sử dụng Trên cơ sở chỉ ra

các yếu tố về hành vi sử dụng, chiến dịch quảng cáo của tổ chức tín dụng, ảnh hưởng

xã hội, ảnh hưởng từ thu nhập, nhận thức về rủi ro có tác động như thế nào đến quyết

định sử dụng thẻ tín dụng.

Về thực tiễn

Bài nghiên cứu là một công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết

định sử dụng thẻ tín dụng của người dân trên địa bàn Hà Nội, qua đó đánh giá mức độ

ảnh hưởng của các yếu tố và đưa ra những khuyến nghị sử dụng thẻ tín dụng một cáchhiệu quả cho người dân và chiến lược kinh doanh phù hợp cho tổ chức tín dụng

Kết cấu nghiên cứu

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của người

dân trên địa bàn Hà Nội được chia thành 5 chương:

Chương 1 : Giới thiệu nghiên cứu

Chương 2 : Tổng quan tình hình nghiên cứu va cơ sở lý luận

Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5 : Kết luận

Trang 13

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Tổng quan về thanh toán không dùng tiền mặt

2.1.1 Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán mà không sử dụngtiền mặt như tiền xu và tiền giấy Thay vào đó, các giao dịch được thực hiện thông quacác phương tiện không dùng tiền mặt như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, chuyển khoản điện

tử, ví điện tử và các công nghệ thanh toán trực tuyến

Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triểnkinh tế thương mại toàn cầu Việt Nam đã và đang bắt nhịp theo xu hướng này với

những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận Bản chất của hình thức TTKDTM chính làhạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông hàng hóa, giảm thiểu chi phí xã hội, mở rộngkhông gian, rút ngắn thời gian cho quá trình bán và mua hàng hóa, dịch vụ trong nền

kinh tế Thay vào đó là việc phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp về thu chi, thẻ ngânhàng, thanh toán trực tuyến, thanh toán điện tử mà không làm thay đổi giá trị tiền mặtquy đổi

2.1.2 Lịch sử hình thành

Cuối những năm 1800, các nhà buôn và người tiêu dùng Mỹ đã dùng kháiniệm uy tín, tín nhiệm để trao đổi hàng hóa với nhau như sử dụng một số loại xu haytấm thẻ thay cho tiền mặt Việc này đã đặt nền móng cho thẻ ngân hàng nói chung

và thẻ tín dụng nói riêng ngày nay

Năm 1949, sau một lần đi ăn nhà hàng gặp vấn đề về việc thanh toán, người đànông tên Frank McNamara cùng với đối tác đã lập ra Công ty Diners Club, phát hànhloại thẻ chuyên dùng để thanh toán tại các nhà hàng - tiền thân của thẻ tín dụng hiện

nay.

Năm 1951 Ngân hàng quốc gia Franklin, và New York đã phát hành thẻ tín dụngđầu tiên mang tới đến khách hàng Với loại hình thức thẻ này khách hàng có thể vaytiền qua ngân hàng để chỉ tiêu trước và trả tiền sau

Trang 14

Chỉ trong năm đầu tiên, có hàng chục nhà hàng ở New York chấp nhận loại thẻ

này, và người dùng thẻ lên đến hàng chục nghìn Dần dần, thẻ được sử dụng thêm ở cả

các điểm du lịch, giải trí ngoài lĩnh vực ăn uống

Vài năm sau các tổ chức lớn đã nhận thức được sự phát triển của loại hình thanh

toán thông minh này, gần 100 ngân hàng khắp nước Mỹ đã phát hành thẻ tín dụng

Tuy nhiên các chương trình thẻ tín dụng mới nó chỉ cho phép khách hành thanh toán

tại một số cửa hàng nhất định.Để mua sắm, du lịch, ẩm thực tại các địa điểm và nhà

hàng cửa hàng khác nhau, khách hàng phải mang theo nhiều thẻ rất bất tiện

Năm 1958, ngân hàng Bank of America thành lập Công ty dịch vụ Bank

Americard, nhằm kinh doanh nhượng quyền thương hiệu và phát hành thẻ với các

ngân hàng thẻ trên thế giới Công ty này nhanh chóng phát triển và trở thành nhà phát

hành thẻ tín dụng độc lập VISA vào những năm 1970 và phát hành thẻ ghi nợ (debit)

vào năm 1975.

Năm 1966, tiền thân của MasterCard ra đời Khi đó, Hiệp hội thẻ Liên ngân hàng

Mỹ (ICA) là một nhóm ngân hàng phát hành thẻ Họ chung nhiệm vụ thiết kế hệ thốngthẻ tín dụng quốc gia, phát triển một hệ thống mạng lưới thanh toán được chấp nhận

rộng rãi.

2.1.3 Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt

Với việc sử dụng TTKDTM, người dùng có thể tiết kiệm thời gian và công sứccủa mình vì không phải mang theo tiền mặt hoặc xếp hàng để rút tiền Đồng thời, các

phương tiện thanh toán điện tử cũng mang lại sự tiện lợi và an toàn hơn cho người

dùng, hạn chế việc lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế, giảm được các chi phí cầnthiết phục vụ cho lưu thông tiền mặt Từ đó làm giảm thiểu chi phi xã hội và giúp tiết

kiệm thời gian.

Một số đặc điểm nổi bật của TTKDTM bao gồm:

e Tiện lợi: Thanh toán không dùng tiền mặt cho phép người dùng thực hiện giao

dịch một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không cần mang theo tiền mặt.

Trang 15

e An toàn: Vì không có sự xuất hiện của tiền mặt, rủi ro bi mất mát hoặc bị trộm cắp

giảm đi đáng kể

e Theo dõi dễ dàng: Thông qua các hệ thống điện tử, giao dịch không dùng tiền mặt

có thể được ghi lại và theo dõi một cách chính xác, giúp quản lý tài chính và tínhtoán các giao dịch dễ dàng hơn.

e Khả năng tích hợp: Thanh toán không dùng tiền mặt có thể được tích hợp với các

dịch vụ và ứng dụng khác như mua sắm trực tuyến, giao dịch di động và các dịch

vụ ngân hàng trực tuyến

e Khả năng thực hiện từ xa: Thanh toán không dùng tiền mặt cho phép người dùng

thực hiện giao dịch từ xa, mà không cần có mặt vật lý tại địa điểm giao dịch

e _ Khả năng tăng cường quyền riêng tư: Thanh toán không dùng tiền mặt cung cấp

mức độ quyền riêng tư cao hơn, bởi vì không có dữ liệu cá nhân liên quan đếntiền mặt cần được tiết lộ

e _ Tiến bộ công nghệ: Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt liên tục phát

triển và cải tiến, mang lại những tiện ích và sự tiến bộ mới cho người dùng

2.1.4 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Hiện nay, có nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng phổbiến tại Việt Nam, bao gồm:

e Thanh toán sử dụng séc: là một phương thức thanh toán phi tiền mặt, trong đó

người mua sử dụng một tờ giấy có ghi chép các thông tin về số tiền và người

nhận để trả tiền cho người bán Thông thường, người mua sẽ viết thông tin về

số tiền cần trả, người nhận tiền, và ngày tháng nơi người mua ký tên và liên kết

với tài khoản ngân hàng của mình Séc được coi là một phương thức thanh toán

an toàn và thuận tiện trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi thanh toán số tiềnlớn hoặc khi người bán không chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng.

e Thanh toán sử dụng giấy uỷ nhiệm chi: Giấy uỷ nhiệm chi là một loại tài liệu

pháp lý được sử dụng để cho phép người được uỷ nhiệm thực hiện các giao

dịch thay mặt cho người uỷ nhiệm, thường được sử dụng để thanh toán các

khoản phí, chi tiêu hoặc các giao dịch tài chính khác mà người uỷ nhiệm không

thể thực hiện trực tiếp Khi sử dụng giấy uỷ nhiệm chi, người uỷ nhiệm cần

Trang 16

cung cấp các thông tin cần thiết về người được uỷ nhiệm (tên, địa chỉ, số tài

khoản ngân hàng) cũng như số tiền được uỷ nhiệm thanh toán Sau đó, giấy uỷ

nhiệm chi này sẽ được ký và xác nhận bởi người uy nhiệm.

Thanh toán qua thẻ ngân hàng: Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán không

dùng tiền mặt được sử dụng từ lâu Khi khách hàng sử dụng thẻ của mình đểthanh toán, thông tin trên thẻ sẽ được chuyển đến hệ thống thanh toán của

ngân hàng và sau đó được xác nhận trước khi giao dịch được hoàn thành.

Thông thường, quá trình thanh toán qua thẻ ngân hàng được thực hiện thông

qua các máy POS (Point of Sale) hoặc trực tuyến thông qua các trang web muasắm trực tuyến hoặc các ứng dụng di động Khi khách hàng thanh toán qua thẻ

ngân hàng, họ sẽ cần cung cấp các thông tin cần thiết trên thẻ như số thẻ, ngàyhết hạn và mã bảo mật để hoàn thành giao dịch Sau khi thông tin được xácnhận, tiền sẽ được chuyển từ tài khoản của khách hàng sang tài khoản của nhàcung cấp hoặc bên nhận thanh toán

Thanh toán trực tuyến qua ứng dụng điện tử: Thanh toán trực tuyến qua ứngdụng điện tử là một phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến hiện nay

Với việc sử dụng ứng dụng điện tử, người dùng có thể thực hiện thanh toán

trực tuyến một cách nhanh chóng và tiện lợi mà không cần phải đến các điểmgiao dịch truyền thống Dé sử dụng phương thức thanh toán này, người dùngcần có một tài khoản trên ứng dụng điện tử, thông tin tài khoản ngân hàng hoặcthẻ thanh toán đã liên kết với tài khoản này Sau đó, người dùng có thể thựchiện thanh toán cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình muốn mua trực tuyến.Các ứng dụng điện tử phổ biến hiện nay bao gồm: PayPal, ZaloPay, Momo,

GrabPay, AirPay, Payoo, Ví điện tử ViettelPay, Ví MoMo, Ví ZaloPay

2.1.5 Những lợi ích và rủi ro của thanh toán không dùng tiền mặt

2.1.5.1 Những lợi ích

Đối với kinh tế - xã hội

Giảm chỉ phí xã hội: Thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho các cơ quan tài

chính giảm chỉ phí in ấn, vận chuyển , kiểm soát và lưu trữ tiền.

Trang 17

e Giảm lạm phát: Lam phát xảy ra khi đồng tiền bị mất giá Nếu như dòng tiền

mặt lưu thông trong kinh tế không nhiều thì tỷ lệ lạm phát cũng được giảm đi

e Phong chống rửa tiền, tài trợ khủng bố: Những tên tội phạm thường dựa vào

những khe hở khi sử dụng tiền mặt để mua sắm vũ khí bất hợp pháp, việc kiểm

soát được tiền mặt ở mức thấp giúp hạn chế được những hành vi đó

Đối với cá nhân

e Tính tiện lợi: Thanh toán không dùng tiền mặt giúp người dùng có thể thực

hiện giao dịch một cách nhanh chóng và thuận tiện mà không cần phải mangtheo tiền mặt

e An toàn: Thanh toán không dùng tiền mặt giúp giảm thiểu nguy cơ mất mát

tiền mặt hoặc bị mất cắp Hơn nữa, các phương thức thanh toán này thường

được bảo mật bằng mã hóa và các tính năng bảo mật khác.

e Tiết kiệm thời gian: Thanh toán không dùng tiền mặt cho phép người dùng

thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng, giảm thiểu thời gian chờ đợi và

giúp các giao dịch được xử lý nhanh chóng.

e Dé dàng quản lý tài chính: Thanh toán không dùng tiền mặt giúp người dùng

có thể theo dõi các giao dịch và quản lý tài khoản một cách dễ dàng hơn Họ

có thể kiểm tra các giao dịch của mình và tiết kiệm được thời gian soát xét tài

chính.

e (C6 tính linh hoạt cao: Thanh toán không dùng tiền mặt giúp người dùng có thé

chọn phương thức thanh toán phù hợp với nhu cầu của họ Họ có thể sử dụngcác phương thức thanh toán điện tử, thẻ tín dụng, chuyển khoản qua ngân

hàng, ví điện tử và các phương thức thanh toán khác tùy thuộc vào sự lựa chọn của họ.

2.1.5.2 Những rủi ro

Thanh toán không dùng tiền mặt đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết với sựphát triển của công nghệ và dịch vụ tài chính số Tuy nhiên, cũng có những rủi ro liênquan đến việc thanh toán không dùng tiền mặt mà bạn nên lưu ý:

Trang 18

e Lỗi hệ thống: Các hệ thống thanh toán trực tuyến và di động có thể gặp phải lỗi

kỹ thuật, gây ra sự cố trong việc thực hiện các giao dịch thanh toán Điều này

có thể dẫn đến việc bạn không thể hoàn tất thanh toán hoặc bị mất tiền.

e Phí giao dịch: Một số hình thức thanh toán trực tuyến và di động có thể yêu cầu

bạn trả phí giao dịch Nếu không kiểm soát được việc sử dụng các hình thứcthanh toán này, bạn có thể phải trả nhiều chi phí không đáng có

e Mất an toàn thông tin: Khi bạn sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến va

di động, thông tin cá nhân và tài khoản của bạn có thể bị lộ ra nếu không sửdụng các phương tiện bảo mật an toàn Điều này có thể gây ra rủi ro cho tài

khoản của bạn.

e Lừa đảo: Thanh toán không dùng tiền mặt có thể dé dang bị lừa đảo khiến bạn

mất tiền hoặc thông tin tài khoản Các kẻ xấu có thể giả mạo các trang webthanh toán hoặc gửi tin nhắn và email giả mạo để lừa đảo bạn cung cấp thông

tin cá nhân và tài khoản.

e Sự cố liên quan đến ngân hàng: Khi sử dụng các dich vụ thanh toán trực tuyến

và di động, bạn phải tin tưởng vào các ngân hàng và tổ chức tài chính khác Nếucác ngân hàng hoặc tổ chức này gặp sự cố, ví dụ như phá sản hoặc bị tấn côngmạng, bạn có thể bị ảnh hưởng đến tài khoản của mình

2.2 Tổng quan về thẻ tín dụng

2.2.1 Giới thiệu về thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán phi tiền mặt được cung cấp bởi các tổ

chức tài chính, như ngân hàng hoặc công ty thẻ tín dụng, cho phép người dùng muasắm hoặc chi tiêu một khoản tiền được cho phép trước đó Hay nói cách khác, khi

không có sẵn tiền thì chủ thẻ tín dụng vẫn có thể chỉ tiêu và thanh toán lại cho ngân

hàng sau Chính vì vậy, đây là loại thẻ được nhiều khách hàng sử dụng, mang lại nhiềutiện ích trong cuộc sống

Người sử dụng thẻ tín dụng cần quan tâm đến các thông tin sau:

e Han mức thẻ tín dụng: Là số tiền tối da mà chủ thé được chỉ tiêu Han mức thé

tín dụng phụ thuộc vào năng lực tài chính của chủ thẻ tại thời điểm mở thẻ

Trang 19

s Bang sao kê thẻ tin dụng: Day được coi như là hóa đơn mà ngân hang phát hành

thẻ gửi cho chủ thẻ vào cuối kỳ sao kê Bảng sao kê sẽ thể hiện tất cả các giaodịch mà bạn sử dụng thẻ để chỉ tiêu, số dư nợ thẻ tín dụng, ngày đến hạn thanhtoán và số tiền tối thiểu cần thanh toán

e Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng: Là số tiền thấp nhất mà chủ thé cần phải trả

để không bị tính phí phạt hoặc không bị cho vào danh sách nợ xấu Số tiền tốithiểu sẽ phụ thuộc vào quy định của từng ngân hàng và thông thường là khoảng5% tổng số dư nợ

e Ldi suất thẻ tín dụng: Đó là mức lãi suất tính trên số dư nợ còn lại của khách

hàng (sau khi hết thời gian miễn lãi) Và số tiền dư nợ càng nhiều thì số tiền lãi

càng lớn Do đó, bạn nên thanh toán dư nợ càng nhiều càng tốt để tiết kiệm chiphí tiền lãi

2.2.1 Phân loại thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng được phân loại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau Với mỗi tiêu chí,

thẻ tín dụng sẽ được phân theo từng loại để phù hợp với từng nhóm khách hàng Sauđây là một số loại thẻ phổ biến:

2.2.1.1 Phân loại theo phạm vi sử dung

Pham vi sử dụng quyết định rất lớn tới việc chỉ tiêu của chủ thẻ Có 2 loại thẻ tín

dụng chính khi chia theo phạm vi sử dụng, bao gồm thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín

dụng quốc tế

e Thẻ tín dụng nội dia: Là dòng thẻ tín dụng mà khách hang chỉ được thực

hiện giao dịch ở trong nước.

e Thẻ tín dụng quốc tế: La dòng thé tín dụng mà khách hàng có thé giao

dịch ở tất cả các quốc gia trên thế giới.

2.2.1.2 Phân loại theo chủ thể sử dụng

Chủ thẻ có thể là một cá nhân hoặc một tập thể, tổ chức

e Thẻ tín dụng cá nhân: được phát hành cho cá nhân và việc chi tiêu, thanh toán

do cá nhân thực hiện Có 2 loại thẻ là thẻ chính và thẻ phụ Thẻ chính do người

Trang 20

đứng tên phát hành, thẻ phụ thấp hơn thẻ chính và do người đứng tên phát

hành thẻ chính chịu trách nhiệm Cá nhân sở hữu thẻ tín dụng dùng với các

mục đích như mua sắm, thanh toán online, rút tiền mặt tại ATM/POS,

e Thẻ tín dụng doanh nghiệp: Là loại thẻ cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức có

nhu cầu sử dụng và dùng nguồn tiền của tổ chức để thanh toán tín dụng Doanhnghiệp sẽ uỷ quyền cho một cá nhân để sử dụng thẻ Việc uỷ quyền phải đính

kèm theo giấy uỷ quyền theo quy định Doanh nghiệp sử dụng thẻ tín dụng với

các mục đích như tạm ứng, thanh toán tiền hàng, tiền lương,

2.2.1.3 Phân loại theo thương hiệu

Hiện nay, thẻ tín dụng có 4 thương hiệu chính bao gồm:

e Thẻ tín dụng Visa: là loại thẻ phổ biến, do tổ chức Visa International Service

Association phát hành và có mạng lưới thanh toán phủ khắp toàn cầu Thẻ Visa

có mặt trên 190 quốc gia trên thế giới và sử dụng với nhiều mục đích như rút

tiền, thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ Visa

e Thẻ tín dung Mastercard: Thẻ tín dung Mastercard là loại thé sử dụng thanh

toán quốc tế và do công ty Mastercard Worldwide của Mỹ liên kết với nhiềungân hàng phát hành Thẻ Mastercard có thêm 2 loại thẻ thanh toán quốc tế

khác là Mastercard ảo và Mastercard trả trước Trong đó, Mastercard ảo có tính năng thanh toán online thông qua các thiết bị có kết nối internet Còn

Mastercard trả trước là loại thẻ định danh và khách hang chi tiêu trong han

mức nhất định theo quy định của ngân hàng cấp thẻ.

e Thẻ tín dụng JCB: Đây là loại thẻ thanh toán quốc tế được phát hành từ Nhat

Bản và hiện đang có mặt tại hơn 190 quốc gia trên thế giới

e Thẻ tín dung American Express: Thẻ tín dung American Express là sản phẩm

được hình thành bởi tổ chức phát hành thẻ quốc tế American Express và sựhợp tác đồng thương hiệu của các ngân hàng Thẻ có mặt tại hơn 230 quốc giatrên thế giới và mang lại tính năng thanh toán toàn cầu

2.2.2 Những lợi ích và rủi ro của thẻ tín dụng

2.2.2.1 Những lợi ích của thẻ tín dụng

Trang 21

Đối với nền kinh tế

Thẻ tín dụng là một công cụ tài chính quan trọng trong nền kinh tế hiện đại và

mang lại nhiều lợi ích cho các cá nhân và cả hệ thống kinh tế Dưới đây là một số lợiích chính của thẻ tín dụng đối với nền kinh tế:

e Tang cường tiêu dùng: Thẻ tín dụng cho phép người tiêu dùng mua hàng và tiêu

dùng một cách linh hoạt và thuận tiện hơn Điều này giúp thúc đẩy hoạt độngtiêu dùng và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

e _ Thúc đẩy bán lẻ: Thẻ tin dụng tạo ra một phương thức thanh toán trực tuyến va

offline nhanh chóng và an toàn, giúp thúc đẩy bán lẻ và tăng doanh số cho các

doanh nghiệp.

e - Khuyến khích mua sắm trực tuyến: Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán

chính cho mua sắm trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp

cận đa dạng sản phẩm và dịch vụ trên internet

e Tao ra chuỗi tiền tệ: Khi sử dụng thẻ tín dụng, người tiêu dùng có thể thanh toán

trong nước và quốc tế một cách dễ dàng Điều này giúp tạo ra chuỗi tiền tệ, giúp

liên kết nén kinh tế với thị trường toàn cầu và thuận lợi cho việc giao dịch quốc

tế

e Cai thiện luồng tiền: Thẻ tín dụng giúp cải thiện luồng tiền bằng cách tăng cường

thanh toán không dùng tiền mặt và giảm rủi ro gian lận tiền tệ Điều này giúptăng cường hiệu suất giao dich và giảm chi phí quản lý tiền mặt

e _ Xây dựng lịch sử tín dụng: Việc sử dụng thẻ tín dụng đúng hạn và đảm bảo thanh

toán đúng thời hạn có thể giúp xây dựng lịch sử tín dụng cho người sử dụng

Điều này có thể hỗ trợ trong việc vay vốn và tạo ra các cơ hội tài chính khác

trong tương lai.

Đối với ngân hàng

Thẻ tín dụng mang lại nhiều lợi ích đối với ngân hàng, bao gồm:

e _ Thu nhập từ lãi suất và phí dịch vụ: Ngân hàng cung cấp thẻ tín dụng nhằm thu

hút khách hàng và tạo ra nguồn thu nhập từ lãi suất và phí dịch vụ Lãi suất được

Trang 22

tính trên số dư chưa được thanh toán đúng hạn và phí dịch vụ được thu khi

khách hàng sử dụng các dich vụ đi kèm như phí thẻ, phí giao dịch, phí bảo hiểm, Tăng khả năng thu hồi nợ: Thẻ tín dụng cho phép ngân hàng cung cấp một hìnhthức vay tiền nhanh chóng và dễ dàng Tuy nhiên, nếu người dùng không thanh

toán đúng hạn, ngân hàng có thể áp dụng lãi suất cao và phí trễ hạn để tăng khả

năng thu hồi nợ

Tạo cơ hội cho các sản phẩm và dịch vụ khác: Khi khách hàng sử dụng thẻ tíndụng của ngân hàng, họ có thể quan tâm và sử dụng các sản phẩm và dịch vụkhác mà ngân hàng cung cấp như vay tiền cá nhân, tiền gửi, bảo hiểm, đầu tư, Điều này tạo cơ hội tăng doanh số và đa dạng hóa danh mục khách hàng của

ngân hàng.

Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng: Thẻ tín dụng là một cách để ngânhàng tạo và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng Bằng cách cung cấp dịch

vụ tốt, hỗ trợ khách hàng trong việc quản lý tài chính cá nhân và đáp ứng nhu

cầu tài chính, ngân hàng có thể tạo lòng tin và trở thành người đối tác tài chính

tin cậy của khách hàng.

Tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường: Thẻ tín dụng là một trong những sảnphẩm cạnh tranh trên thị trường ngân hàng Bằng cách cung cấp các ưu đãi,

chính sách lãi suất hấp dẫn và các tính năng tiện lợi, ngân hàng có thể thu hút

khách hàng mới, giữ chân khách hàng hiện có và tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng.

Đối với khách hàng

Tiện lợi và linh hoạt: Thẻ tín dụng cho phép khách hàng thanh toán một cách

nhanh chóng và tiện lợi mà không cần mang theo tiền mặt Khách hàng có thể

sử dụng thẻ tín dụng ở bất kỳ địa điểm nào chấp nhận thẻ, bao gồm cả trực tuyến

và offline.

Mua sắm trực tuyến: Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán quan trọng

cho mua sắm trực tuyến Khách hàng có thể mua hàng trực tuyến từ bất kỳ đâu

và thanh toán an toàn qua thẻ tín dụng mà không cần tiếp xúc trực tiếp với tiền

mặt.

Trang 23

e Quan lý tài chính cá nhân: Thẻ tín dụng cung cấp cho khách hàng một công cu

quản lý tài chính cá nhân hiệu quả Khách hàng có thể theo dõi chỉ tiêu, hạn chế

sử dụng tiền mặt và theo dõi các giao dịch trực tuyến thông qua hệ thống quản

lý tài khoản trực tuyến

e _ Tích lũy điểm thưởng va ưu đãi: Nhiều thẻ tín dụng cung cấp chương trình điểm

thưởng hoặc ưu đãi đặc biệt cho khách hàng Khách hàng có thể tích lũy điểm

và đổi chúng thành các ưu đãi như giảm giá, quà tặng hoặc điểm thưởng tiền

mặt.

e Bao mật và bảo hiểm: Thẻ tín dụng thường đi kèm với các tinh năng bảo mật và

bảo hiểm bổ sung Ví dụ, nếu thẻ bị mất hoặc đánh cắp, khách hàng có thể thông

báo ngay cho ngân hàng để ngưng sử dụng và tránh mất tiền Ngoài ra, một sốthẻ cung cấp bảo hiểm mua sắm, bảo vệ du lịch và bảo hiểm mất mát.

e _ Xây dựng lịch sử tín dung: Sử dung thé tín dung đúng han và thanh toán đầy đủ

có thể giúp khách hàng xây dựng lịch sử tín dụng tích cực Điều này có thể hỗ

trợ trong việc vay vốn trong tương lai

2.2.2.2 Những rủi ro của thẻ tín dụng

Đối với nền kinh tế

Sử dụng thẻ tín dụng có thể dẫn đến tình trạng nợ tín dụng tăng cao trong xã

hội Khi người dùng sử dụng thẻ tín dụng một cách vô ý thức và không có khả năng trả

nợ, nợ tín dụng sẽ tăng lên, gây áp lực tài chính đối với cá nhân và gia đình Nếu người

dùng không thanh toán số dư trên thẻ tín dụng đúng hạn, họ sẽ phải chịu lãi suất cao

và các phí trễ hạn Điều này có thể làm gia tăng nợ tín dụng và gây khó khăn trong việc

trả nợ, ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính cá nhân và gia đình.

Ngoài ra, khi có nhiều người sử dụng thẻ tín dụng và có nợ tín dụng cao, có thể

xảy ra tình trạng nợ không trả được và vỡ nợ tập trung, gây tác động tiêu cực đến thị

trường tài chính Ngân hàng và các tổ chức tài chính có thể phải đối mặt với rủi ro tàichính và cần phải thực hiện biện pháp quản lý rủi ro để đảm bảo sự ổn định của nợ tín

dụng.

Đối với ngân hàng

Trang 24

Khi ngân hàng phát hành thẻ tín dụng, họ đưa ra một khoản tín dụng cho khách

hàng để sử dụng Tuy nhiên, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn hoặc không cókhả năng trả nợ, ngân hàng có thể đối mặt với rủi ro tín dụng Điều này có thể dẫn đến

mất mát và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Bên cạnh đó, khi khách hàng sử

dụng thẻ tín dụng để thanh toán, ngân hàng phải đảm bảo rằng các giao dịch được

thực hiện an toàn và chính xác Tuy nhiên, có nguy cơ rủi ro về an ninh thông tin, gianlận hoặc lỗi kỹ thuật có thể xảy ra trong quá trình thanh toán, dẫn đến việc ngân hàng

phải chịu trách nhiệm về sự mất mát hoặc thiệt hại

Ngân hàng phát hành thẻ tín dụng phải tuân thủ các quy định và quyền lợi củakhách hàng được quy định bởi các cơ quan quản lý và pháp luật Nếu ngân hàng viphạm quy định hoặc không tuân thủ quyền lợi của khách hàng, họ có thể đối mặt vớirủi ro pháp lý và mất danh tiếng

Ngoài ra, ngân hàng phải đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng để xác định

mức tín dụng cho phép Tuy nhiên, nếu ngân hàng không đánh giá đúng hoặc không

cập nhật thông tin về khách hàng, có thể xảy ra rủi ro liên quan đến tín dụng tiềm ẩn.Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ và tạo ra lỗ.

Đối với khách hàng

Thẻ tín dụng có thể mang đến một số rủi ro đối với khách hàng, bao gồm:

e No tín dụng tích tu: Sử dụng thẻ tín dụng có nguy cơ khiến khách hàng tích tụ

nợ tín dụng cao Nếu không quản lý tài chính cá nhân cẩn thận, khách hàng cóthể tiêu tiền nhiều hơn khả năng trả nợ, dẫn đến tình trạng nợ nần và áp lực tài

chính.

e Lãi suất và phí cao: Khi không thanh toán số dư trên thẻ tín dụng đúng han,

khách hàng sẽ phải đối mặt với lãi suất cao và các khoản phí trễ hạn Điều này

làm gia tăng số tiền phải trả và ảnh hưởng đến khả năng tài chính cá nhân

e Rủi ro mất cắp thông tin cá nhân: Giao dịch thẻ tín dụng trực tuyến có nguy cơ

bị mất cắp thông tin cá nhân và chỉ tiết thẻ tín dụng Nếu thông tin này bị sử

dụng sai mục đích hoặc lộ ra ngoài, khách hàng có thể trở thành nạn nhân của

gian lận tài chính hoặc lạm dụng thẻ tín dụng.

Trang 25

e Mat kiểm soát tài chính: Sử dụng thẻ tín dụng có thể khiến khách hàng mất

kiểm soát về việc tiêu tiền Nếu không quản lý tốt, khách hàng có thể dễ dàng

rơi vào cảnh tiêu tiền không kiểm soát và gây ra tình trạng mất cân đối tài

chính.

e Anh hưởng đến điểm tỷ lệ (credit score): Nếu khách hàng không quản lý tín

dụng tốt và không thanh toán đúng hạn, điểm tỷ lệ của họ có thể bị ảnh hưởngtiêu cực Điểm tỷ lệ thấp có thể gây khó khăn trong việc vay vốn tương lai hoặctăng mức lãi suất mà khách hàng phải trả

e _ Chi phí không cần thiết: Sử dụng thẻ tín dụng có thé dẫn đến việc tiêu phí không

cần thiết trên các mua sắm và chỉ tiêu không quan trọng Khách hàng có thể dễ

dang trở thành "nợ sống" khi không thể thanh toán đầy đủ số tiền đã chỉ tiêu.

2.3 Hành vi của người tiêu dùng

2.3.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng

Hành vi người tiêu dùng là các hành động mà người tiêu dùng thực hiện khi mua

hoặc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ Hành vi này có thể được ảnh hưởng bởi các yếu

tố như giá cả, chất lượng sản phẩm, sự độc đáo của sản phẩm, thương hiệu, địa điểmbán hàng, truyền thông và các yếu tố văn hóa và xã hội

Hành vi tiêu dùng có tầm quan trọng đối với các doanh nghiệp và các chínhsách tiêu dùng của chính phủ Việc hiểu hành vi tiêu dùng giúp các doanh nghiệp pháttriển sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng và cải thiện chất lượngsản phẩm hoặc dịch vụ Ngoài ra, các chính sách tiêu dùng cũng có thể được thiết kế

để khuyến khích hành vi tiêu dùng tích cực, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm

bảo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường.

2.3.2 Tiến trình ra quyết định của người mua hàng

Quá trình ra quyết định mua hàng này thường được ảnh hưởng bởi nhiều yếu

tố, bao gồm nhu cầu của khách hàng, thông tin sản phẩm, đánh giá khách hàng trước

đó và các yếu tố khác như giá cả, thương hiệu, chất lượng sản phẩm va dịch vụ,

Qua những phân tích của Philip Kotler và Kevin Keller trong “Marketing

Management’, trước khi mua hàng người tiêu dùng thường trải qua 5 giai đoạn: nhận

Trang 26

biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn thay thế, quyết định mua hàng

và đánh giá sau khi mua.

Giai đoạn 1: Xác định nhu cầu

Trước khi khách hàng ra quyết định mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ, họthường sẽ đi qua một giai đoạn xác định nhu cầu Khách hàng cần phải xác định rõ vấn

đề hoặc nhu cầu của họ để có thể tìm kiếm giải pháp phù hợp Nhu cầu có thể tự phát

sinh hoặc bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài.

Giai đoạn 2: Tìm kiếm thông tin

Giai đoạn tìm kiếm thông tin trong tiến trình ra quyết định của khách hàng là

một bước quan trọng giúp khách hàng thu thập thông tin cần thiết để đưa ra quyết

định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ Trong giai đoạn này, khách hàng sẽ tìm kiếm

thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ quan tâm, đánh giá các lựa chọn và so sánh

để tìm ra giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của mình

Các bước trong giai đoạn tìm kiếm thông tin của khách hàng bao gồm:

e _ Xác định nguồn thông tin: Khách hang cần phải xác định nguồn thông tin

để có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ quan tâm

Các nguồn thông tin có thể bao gồm trang web của doanh nghiệp, các

trang web đánh giá, bài viết chuyên môn, đánh giá từ người dùng khác,

quảng cáo trên mạng hoặc từ các chuyên gia.

e Thu thập thông tin: Sau khi xác định nguồn thông tin, khách hàng sé thu

thập thông tin từ các nguồn này Họ có thể đọc các bài viết, nhận xét,đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ từ các trang web hoặc tìm kiếm thông

tin từ các chuyên gia trong lĩnh vực.

e So sánh thông tin: Khách hàng sẽ so sánh thông tin về các sản phẩm hoặc

dịch vụ khác nhau để đưa ra quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.Khách hàng có thể so sánh các yếu tố như giá cả, chất lượng, tính năng,đánh giá từ người dùng khác, thời gian vận chuyển, dịch vụ hậu mãi, v.v

Giai đoạn 3: Đánh giá các lựa chọn thay thế

Trang 27

Sau khi đã thu thập thông tin và so sánh, khách hàng sẽ đánh giá và lựa chọn

sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ Giai đoạn đánh giá các lựa chọnthay thế là một bước quan trọng trong quá trình ra quyết định của người mua hàng

Để thực hiện giai đoạn này, người mua có thể thực hiện các bước sau:

e Xác định các tiêu chí đánh giá: Người mua cần xác định các tiêu chí quan

trọng để đánh giá các lựa chọn thay thế, ví dụ như giá cả, chất lượng sảnphẩm, thời gian giao hàng, dịch vụ hậu mãi

e Thu thập thông tin về các lựa chon thay thế: Người mua cần tìm hiểu

thông tin về các lựa chọn thay thế, bao gồm thông tin về sản phẩm, giá

cả, chính sách bảo hành, chính sách đổi trả, đánh giá của khách hàng vềsản phẩm và dịch vụ

e So sánh và đánh giá các lựa chọn thay thế: Sau khi thu thập đủ thông tin,

người mua cần so sánh và đánh giá các lựa chọn thay thế theo các tiêuchí đã đặt ra Điều này giúp họ tìm ra lựa chọn tốt nhất dựa trên nhữngyếu tố quan trọng nhất

Giai đoạn 4: Quyết định mua hàng

Sau khi so sánh và đánh giá các lựa chọn thay thế, người mua sẽ lựa chọn giảipháp tốt nhất dựa trên kết quả đánh giá Họ cần cân nhắc và đánh giá lại lựa chọn của

mình trước khi ra quyết định cuối cùng.

Để thực hiện giai đoạn quyết định mua hàng, người mua có thể thực hiện các

bước sau:

e Xác định quyết định cuối cùng: Người mua cần xác định quyết định cuối

cùng của họ là mua sản phẩm hoặc dịch vụ

e Đánh giá lại các lựa chọn thay thế Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng,

người mua nên đánh giá lại các lựa chọn thay thế để đảm bảo rằng họ đã

chọn giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của mình

Trang 28

e _ Cân nhÝc các yếu tố quan trọng: Ñgười mua cần cân nhắc các yếu tố quan

trọng như giá cả, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, dịch vụ hậu

mãi để đưa ra quyết định cuối cùng

e Đưa ra quyết định và thực hiện: Sau khi đánh giá va cân nhắc kỹ lưỡng,

người mua sẽ đưa ra quyết định cuối cùng và tiến hành mua sản phẩm

hoặc dịch vụ.

Giai đoạn 5: Đánh giá sau khi mua

Sau khi đã mua sản phẩm hoặc dịch vụ, người mua cần đánh giá lại quyết địnhcủa mình để có thể cải thiện quy trình ra quyết định trong tương lai Các bước chínhtrong giai đoạn này bao gồm:

e Kiểm tra sản phẩm hoặc dịch vụ: Người mua nên kiểm tra sản phẩm hoặc

dịch vụ để đảm bảo rằng chúng đáp ứng được nhu cầu của họ.

e Đánh giá chất lượng: Người mua nên đánh giá chất lượng của sản phẩm

hoặc dịch vụ mà họ đã mua, bao gồm các yếu tố như tính năng, thiết kế,vật liệu sử dụng, độ bền

e _ Đánh giá giá trị: Người mua cần đánh giá giá trị của sản phẩm hoặc dịch

vụ, bao gồm giá cả so với chất lượng, tính năng, tiện ích

e Đưa ra phản hồi: Người mua nên đưa ra phản hồi cho nhà cung cấp về

sản phẩm hoặc dịch vụ để giúp họ cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc

dịch vụ.

Giai đoạn đánh giá sau khi mua giúp người mua có thể đánh giá lại quyết địnhcủa mình và cải thiện quy trình ra quyết định trong tương lai Nếu sản phẩm hoặc dịch

vụ không đáp ứng được nhu cầu của người mua, họ có thể tìm kiếm các sản phẩm hoặc

dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu của mình Tuy nhiên, nếu sản phẩm hoặc dịch vụ đáp

ứng được nhu cầu của người mua, họ có thể tiếp tục mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ

nhà cung cấp đó trong tương lai.

Trang 29

2.3.3 Các mô hình lý thuyết liên quan đến quyết định sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của

khách hàng

2.3.3.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)

Lý thuyết về hành động hợp lý TRA (Ajzen và Fishbein, 1980) được phát triển

từ nghiên cứu tâm lý xã hội về thái độ và mối quan hệ thái độ - hành vi Mô hình thuyếthành động hợp lý TRA giải thích rằng hành vi của con người phụ thuộc vào hai yếu tố

chính: thái độ và nhận thức về áp lực xã hội Thái độ là cách nhìn nhận của cá nhân về

một hành vi cụ thể và được hình thành dựa trên những kinh nghiệm, giáo dục, giá trị

và thông tin mà họ thu nhận được Nhận thức về áp lực xã hội là mức độ mà cá nhâncảm thấy áp lực từ những người xung quanh, bao gồm gia đình, bạn bè và xã hội

Mô hình giả định rằng hầu hết các hành vi liên quan đến xã hội (bao gồm cả

hành vi sức khỏe) đều nằm dưới sự kiểm soát của ý chí và ý định thực hiện hành vi

của một người vừa là yếu tố quyết định trực tiếp vừa là yếu tố dự báo tốt nhất cho

hành vi đó Ngược lại, ý định được coi là một chức năng của hai yếu tố quyết định cơ

bản: thái độ đối với hành vi (đánh giá chung của một người về việc thực hiện hành vi)

và chuẩn mực chủ quan (kỳ vọng được nhận thức của những người quan trọng khácđối với cá nhân thực hiện hành vi được đề cập)

TRA cũng chỉ rõ các yếu tố quyết định thái độ và chuẩn mực chủ quan Thái độphản ánh niềm tin hành vi nổi bật của người đó liên quan đến hậu quả cá nhân có thểxảy ra của hành động Ví dụ, một người tin rằng việc thực hiện một hành vi nhất định

sẽ dẫn đến những hậu quả cá nhân chủ yếu là tích cực sẽ có thái độ thuận lợi đối với

hành vi đó Cụ thể, thái độ được coi là một chức năng của tổng niềm tin hành vi nổi bật

của một người liên quan đến kết quả của hành động Theo cách tương tự, chuẩn mực

chủ quan là một chức năng của niềm tin của một người mà các cá nhân hoặc nhóm cu

thể nghĩ rằng họ nên hoặc không nên thực hiện hành vi Mức độ ảnh hưởng của những

người có liên quan đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng và động cơ thúc đẩy

người tiêu dùng làm theo những người có liên quan là hai yếu tố cơ bản đế đánh giá

chuẩn chủ quan Chuẩn mực chủ quan được coi là một chức năng của niềm tin chuẩnmực nổi bật của một người đối với từng đối tượng tham chiếu, mỗi đối tượng được

Trang 30

đánh trọng số bởi động cơ của họ để tuân theo đối tượng đó Niềm tin của người tiêu

dùng vào những người có liên quan càng lớn thì xu hướng chọn mua của họ cũng bị

ảnh hưởng lớn Ý định mua của người tiêu dùng sẽ bị tác động bởi những người này

với những mức độ ảnh hưởng mạnh yếu khác nhau.

Hình 2.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA

Nhiều hành vi không thể đơn giản được thực hiện theo ý muốn, chúng đòi hỏi

kỹ năng, cơ hội, nguồn lực hoặc sự hợp tác để thực hiện thành công Lý thuyết về hành

vi có kế hoạch TPB (Ajzen, 1991) là mô hình mở rộng của TRA bao gồm các hành vi

không hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của ý chí Để thích ứng với những hành vinhư vậy, Ajzen đã thêm một biến gọi là kiểm soát hành vi nhận thức vào TRA Điều này

đề cập đến mức độ dễ dàng hoặc khó khăn được nhận thức khi thực hiện hành vi và

được cho là phản ánh kinh nghiệm trong quá khứ cũng như những trở ngại dự kiến.Theo Ajzen, nhận thức kiểm soát hành vi là một chức năng của niềm tin kiểm soátgiống như chuẩn mực chủ quan là một chức năng của niềm tin chuẩn mực Nó đượccho là có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định Đối với các hành vi mong muốn, kiểm soáthành vi được nhận thức nhiều hơn sẽ dẫn đến ý định mạnh mẽ hơn.

Trang 31

Hình 2.2 Mô hình thuyết hành vi dự định TPB

eee ĐI v

Nguồn: Ajzen, 1985Nhận thức kiểm soát hành vi cũng có thể có tác động dự đoán trực tiếp đối với

hành vi, thông qua hai cơ chế khác nhau:

e Giữ ý định không đổi, một cá nhân có nhận thức kiểm soát hành vi cao

hơn có khả năng cố gắng nhiều hơn và kiên trì lâu hơn một cá nhân có

nhận thức kiểm soát thấp hơn

e _ Mọi người có thể có nhận thức chính xác về mức độ kiểm soát thực tế ma

họ có đối với hành vi

2.3.3.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)

Dựa trên lý thuyết về hành động hợp lý (TRA), Davis (1986) đã phát triển Môhình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) Mục đích của môhình này là dự đoán khả năng chấp nhận của một công cụ và xác định các sửa đổi phảiđược đưa vào hệ thống để làm cho nó được người dùng chấp nhận Mô hình gợi ý rằng

khi người dùng được giới thiệu một công nghệ mới, hai yếu tố chính ảnh hưởng đếnquyết định của họ là nhận thức tính hữu ích (perceived usefulness) và nhận thức dễ

sử dụng (perceived ease of use).

e Nhận thức tính hữu ích: điều này được Fred Davis định nghĩa là "mức độ ma

một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất

công việc của họ” Nó có nghĩa là liệu ai đó có nhận thấy công nghệ đó hữu ích

cho những gì họ muốn làm hay không.

Trang 32

e Nhận thức dé sử dụng: Davis định nghĩa đây là “mức độ mà một người tin rằng

việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ không tốn nhiều công sức” (Davis, 1989)

Nếu công nghệ dễ sử dụng, thì các rào cản sẽ bị chỉnh phục Nếu nó không dễ

sử dụng và giao diện phức tạp, thì không ai có thái độ tích cực với nó.

Các biến bên ngoài như ảnh hưởng xã hội là một yếu tố quan trọng để xác định

thái độ Khi những điều này (TAM) được đặt ra, người ta sẽ có thái độ và ý định sử

dụng công nghệ Tuy nhiên, nhận thức có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và giới tính vìmỗi người là khác nhau.

Nguồn: Fred Davis, 1986

2.3.3.4 Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of

Mô hình UTAUT bao gồm bốn yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi sử dụng công nghệ:

e Perceived usefulness (Tính hữu dụng được cảm nhận): đánh giá của người

dùng về tính hữu dụng của công nghệ trong việc giải quyết vấn đề hay nhu cầu

của họ.

Trang 33

e Perceived ease of use (Tính dễ sử dụng được cảm nhận): đánh giá của người

dùng về độ dễ sử dụng và hiểu được công nghệ.

e Social influence (Ảnh hưởng xã hội): tác động của người khác trong việc sử

dụng hay khuyến khích sử dụng công nghệ

e Facilitating conditions (Điều kiện thuận lợi): sự hỗ trợ từ môi trường, công

nghệ hoặc người khác để sử dụng công nghệ

Các yếu tố trên tương tác với nhau để dẫn đến hành vi chấp nhận và sử dụng

công nghệ mới Mô hình UTAUT cung cấp cho các nhà quản lý và nhà nghiên cứu mộtkhung tư duy để đánh giá, thiết kế và triển khai các công nghệ mới và đảm bảo rằng

chúng được chấp nhận và sử dụng một cách hiệu quả trong môi trường thực tế

Hình 2.4: Mô hình chấp nhận công nghệ UTAUT

Hành vi sử

dụng

Tự nguyện

sử dụng

Nguồn: Venkatesh et al, 2003

2.4 Tổng quan tinh hình nghiên cứu

Trang 34

việc sử dụng thẻ tín dụng đến mức tiêu dùng của người sử dụng Các nhà nghiên cứu

đã tiến hành nghiên cứu trên một mẫu ngẫu nhiên gồm các cá nhân sử dụng thẻ tín

dụng Thông qua việc theo dõi và phân tích dữ liệu, họ xác định các yếu tố ảnh hưởng

đến mức tiêu dùng của người sử dụng thẻ tín dụng Kết quả của nghiên cứu cho thấy

rằng việc sử dụng thẻ tín dụng có tác động tích cực đến mức tiêu dùng của người sử

dụng Đặc biệt, sử dụng thẻ tín dụng được cho là tăng cường khả năng tiêu dùng hiệntại và giúp mở rộng phạm vi mua sắm của người tiêu dùng Nghiên cứu cũng nhận thấy

rằng sử dụng thẻ tín dụng có thể dẫn đến việc tăng cường hành vi mua sắm bất cẩn và

tăng độ nợ cá nhân Điều này đặt ra câu hỏi về khả năng kiểm soát tài chính cá nhân

và quản lý rủi ro của người sử dụng thẻ tín dụng.

Nghiên cứu "Consumer Credit-Card Debt and Payment Use" do Michelle White

tai Dai hoc California, San Diego tiến hành, tập trung vào việc khám pha mối quan hệ

giữa nợ thẻ tín dụng và cách sử dụng thẻ trong việc thanh toán của người tiêu dùng.Trong nghiên cứu này, Michelle White thu thập và phân tích dữ liệu từ một mẫu ngẫu

nhiên các hộ gia đình sử dụng thẻ tín dụng Các yếu tố được xem xét bao gồm mức độ

nợ thẻ tín dụng, mức tiêu dùng, mức độ sử dụng thẻ và cách thanh toán nợ thẻ Kếtquả của nghiên cứu cho thấy rằng sự gia tăng nợ thẻ tín dụng của người tiêu dùng có

mối liên hệ mật thiết với mức tiêu dùng của họ Các hộ gia đình có mức nợ thẻ tín dụngcao thường có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn so với những hộ gia đình có mức nợ thấphơn Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cách sử dụng thẻ tín dụng và cách thanh toán nợ thẻ

có ảnh hưởng đến mức độ nợ và quản lý tài chính của người tiêu dùng Những người

sử dụng thẻ tín dụng để trả tiền hàng tháng hoặc thanh toán toàn bộ nợ thường cómức độ nợ thấp hơn và quản lý tài chính tốt hơn so với những người chỉ thanh toántối thiểu hoặc trễ hạn.

Nghiên cứu "Consumer Perceptions of Credit Cards" do Norbert Schwarz và

Carolyn Yoon tai Dai học Michigan thực hiện tap trung vào việc khám pha nhận thức

của người tiêu dùng về thẻ tín dụng và cách nó ảnh hưởng đến hành vi mua sắm và sử

dụng thẻ Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp

nghiên cứu tâm lý và thống kê để thu thập và phân tích dữ liệu từ một mẫu ngẫu nhiên

các người tiêu dùng Các yếu tố như hình ảnh của thẻ tín dụng, đặc tính và lợi ích của

Trang 35

việc sử dụng thẻ đã được xem xét để đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về thẻtín dụng Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng nhận thức của người tiêu dùng về thẻ

tín dụng có tác động đáng kể đến hành vi mua sắm và sử dụng thẻ của họ Các yếu tố

như hình ảnh tích cực của thẻ, lợi ích tài chính và linh hoạt trong việc thanh toán đã được nhận dạng là các yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một nhận thức tích cực về

thẻ tín dụng Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố tiêu cực như rủi ro tài chính, lạm

dụng thẻ và các khoản phí liên quan cũng có thể ảnh hưởng đến nhận thức của ngườitiêu dùng và tạo ra một cảm nhận tiêu cực về thẻ tín dụng

2.4.2 Tại Việt Nam

Nghiên cứu "Quyết định sử dụng thẻ tín dụng cá nhân dựa trên mô hình tâm lýcủa người sử dung" được thực hiện bởi Lưu Thi Minh Hồng tai Dai học Khoa hoc Xãhội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tập trung vào việc khám phá quyết

định sử dụng thẻ tín dụng cá nhân dựa trên mô hình tâm lý của người sử dụng Trong

nghiên cứu này, Lưu Thị Minh Hồng sử dụng mô hình tâm lý để phân tích quyết định

sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng Các yếu tố tâm lý như thái độ, động lực và

sự kiểm soát tự chủ được xem xét để hiểu cách chúng ảnh hưởng đến hành vi sử dụngthẻ tín dụng Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng thái độ của người sử dụng thẻ tín

dụng đóng vai trò quan trọng trong quyết định sử dụng thẻ Những người có thái độtích cực hơn đối với thẻ tín dụng thường có xu hướng sử dụng thẻ nhiều hơn và cóđộng lực cao hơn để tiếp tục sử dụng thẻ Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng động lực và sự

kiểm soát tự chủ của người sử dụng thẻ cũng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻtín dụng Những người có động lực cao và khả năng kiểm soát tài chính tự chủ thường

có xu hướng sử dụng thẻ một cách có ý thức và có thể quản lý tốt các khoản nợ

Nghiên cứu "Tư duy tài chính và quản lý tài chính cá nhân" của Nguyễn Thị Hồng

Hạnh tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tập trung vào khảo sát tưduy tài chính và cách nó ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng của người tiêudùng Trong nghiên cứu này, Nguyễn Thị Hồng Hạnh đã thu thập dữ liệu từ một mẫu

ngẫu nhiên các người tiêu dùng và tập trung vào việc đánh giá tư duy tài chính của họ.

Các khía cạnh của tư duy tài chính như kiến thức về tài chính, ý thức tài chính và hành

vi quản lý tài chính đã được xem xét Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng tư duy tài

Trang 36

chính có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng.

Những người có tư duy tài chính tốt hơn, có kiến thức về tài chính và ý thức tài chính

cao thường có xu hướng quản lý tài chính cá nhân tốt hơn và sử dụng thẻ tín dụng một

cách có ý thức hơn Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tư duy tài chính ảnh hưởng đến việc

quản lý và giảm nợ thẻ tín dụng Những người có tư duy tài chính tốt hơn thường có

khả năng quản lý nợ thẻ tốt hơn, tránh nợ phát sinh và có thể giảm nợ nhanh hơn.Nghiên cứu này nhấn mạnh vai trò của tư duy tài chính trong hành vi sử dụng thẻ tíndụng của người tiêu dùng Việc nâng cao tư duy tài chính và cung cấp kiến thức về tài

chính có thể hỗ trợ người tiêu dùng trong việc quản lý tài chính cá nhân và sử dụng

thẻ tín dụng một cách thông minh và bền vững

2.5 Khoảng trống nghiên cứu

Qua những bài nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới và trong nước được

nêu ở phần 2.4, ta có thể thấy đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ

tín dụng không còn là đề tài mới Đã có rất nhiều bài nghiên cứu khác về đề tài này đã

được thực hiện, tiếp cận vấn đề theo nhiều hướng khác nhau đồng thời phương pháp

nghiên cứu cũng như mô hình nghiên cứu cũng rất đa dạng Các phương pháp đã được

sử dụng để nghiên cứu về quyết định sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng có thể kểđến như:

- Phuong pháp định tính: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thu thập

dữ liệu từ thực tế và phân tích tác động của việc sử dụng thẻ tín dụng đến hình

thức tiêu dùng (PGS.TS Lê Thanh Tâm, 2019).

- Phương pháp định lượng: Các tác giả sử dụng nhiều mô hình và các kiểm định

khác nhau để đạt kết quả nghiên cứu, một số phương pháp và mô hình được kểđến như sau:

e _ Kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA từ đó xác

định các biến trong mô hình hồi quy và tiến hành chạy mô hình để xác

định mối liên hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc (Bùi Ngọc Toản,

2017).

Trang 37

e Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố ANOVA nhằm

xác định tương quan giữa các biến và xây dựng mô hình hồi quy(Nguyễn Trà Giang, 2016).

e _ Xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình Probit để xác định

chiều ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc (Trần Ngọc

Thảo Vy, 2016).

Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng các nhân tố chính tác động đến quyết

định sử dụng thẻ tín dụng là hiệu suất mong đợi, ảnh hưởng xã hội, thái độ với hành

vi sử dụng thẻ và các chi phí liên quan, Ngoài ra một số nghiên cứu cũng chỉ ra sựtương quan giữa thu nhập, mức độ hiểu biết và độ tuổi cũng ảnh hưởng đến quyết

tục Do đó, việc có thêm các nghiên cứu tại các thị trường khác nhau và thời điểm khác

nhau là điều rất cần thiết, đem lại những đánh giá cụ thể và chính xác hơn về nhữngyếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng

Trang 38

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mô hình nghiên cứu

3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ việc nhìn nhận sự phù hợp của các mô hình lý thuyết liên quan đến quyết

định sử dụng trong phần 2.3.3, tác giả sử dụng kết hợp mô hình chấp nhận công nghệ

UTAUT của Venkatesh et al (2003) và mô hình thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen(1985) để xây dựng khung nghiên cứu Trong đó có bổ sung thêm yếu tố “Chiến dịch

quảng cáo và tiếp thị” và “Ảnh hưởng từ thu nhập” Hai biến được bổ sung vào mô

hình do tác giả cho rằng trong thời đại công nghệ 4.0, mức độ phủ sóng ngày càng

được mở rộng và chất lượng sống của người dân ngày càng tăng, do vậy hai yếu tố này

đóng vai trò quan trọng lên quyết định sử dụng thẻ tín dụng của người dân và trong

các nghiên cứu hiện nay tại Việt Nam cũng chưa được đề cập đến đầy đủ

Theo Lê Thế Giới và Lê Văn Huy (2006), chiến dịch marketing giúp khách hàngnhận biết và hiểu về dịch vụ được cung cấp Qua các hoạt động quảng cáo, PR và tiếpthị trực tuyến, khách hàng được tiếp cận thông tin về dịch vụ và nhận thức về giá trị

mà nó mang lại Qua việc truyền tải thông điệp, giá trị và đặc điểm độc đáo của dịch

vụ, khách hàng có thể nhận ra sự khác biệt và độc đáo của nó so với các đối thủ cạnh

tranh Vì vậy, chiến dịch marketing được coi là yếu tố quan trọng trong quyết định sử

dụng dịch vụ của khách hàng, bởi nó giúp tạo ra nhận thức, xây dựng hình ảnh thương

hiệu, tạo niềm tin và động lực để khách hàng lựa chọn và sử dụng dịch vụ

Về yếu tố ảnh hưởng từ thu nhập, trong cuốn sách "Consumer Behavior: Buying,

Having, and Being" của Michael Solomon, tác giả đã đề cập đến tầm quan trọng của

thu nhập đối với quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng Tác giả nhấn mạnh rằng

thu nhập có một vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng và sẵn lòng của khách

hàng chỉ trả cho dịch vụ Khách hàng có thu nhập cao hơn có xu hướng tiêu dùng các

dịch vụ cao cấp hơn và có khả năng chỉ trả cao hơn Thu nhập cao tạo điều kiện chokhách hàng có thể tiếp cận và sử dụng những dịch vụ đắt đỏ, sang trọng hơn và có giá

trị cao hơn Tuy nhiên, thu nhập không chỉ ảnh hưởng đến mức độ chỉ trả, mà còn ảnhhưởng đến cả nhận thức và giá trị của dịch vụ Khách hàng có thu nhập cao hơn có thể

Trang 39

có sự nhạy bén hơn đối với chất lượng và giá trị của dịch vụ, và do đó có xu hướng tìm

kiếm và sử dụng những dịch vụ tốt hơn

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của người dân địa

bàn Hà Nội được trình bày theo bảng dưới đây:

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả

Chiến dịch quảng cáo và tiếp thị

Quyết định sử dụng

Nguồn: Tổng hop từ tác gid

3.1.2 Các giả thuyết trong mô hình

Các giả thuyết của nghiên cứu tương ứng với mô hình nghiên cứu đề xuất, cụ thể

như sau:

HI: Thái độ với hành vi sử dụng của khách hàng có tác động tích cực đến quyết

định sử dụng thẻ tín dụng

Davis (1989) cho rằng thái độ đối với việc sử dụng như một thái độ chấp nhận

hoặc từ chối công nghệ Thái độ chấp nhận hay từ chối công nghệ của một người phụthuộc vào mức độ tin cậy của người đó Nếu ai đó có mức độ tin tưởng cao vào mộtcông nghệ, thì người đó sẽ thể hiện thái độ tích cực dưới hình thức chấp nhận mộtcông nghệ và ngược lại Thái độ có thể ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng Nếukhách hàng có thái độ tích cực đối với một dịch vụ thì có thể khách hàng sẽ quyết định

sử dụng dịch vụ đó và ngược lại Vì vậy, các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng dựa

Trang 40

trên công nghệ bắt buộc phải có khả năng hình thành thái độ tích cực của khách hàng

đối với dịch vụ (Singh & Kaur, 2013).

H2: Chiến dịch quảng cáo và tiếp thị của ngân hàng có tác động tích cực đến

quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng

Quảng cáo và tiếp thị được sử dụng để tạo ra nhận thức về sản phẩm và dịch vụcủa ngân hàng, nâng cao nhận diện thương hiệu và tăng cường sự chấp nhận từ phíakhách hàng Các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị có thể tạo ra một ấn tượng tích cực

về thẻ tín dụng và các dịch vụ liên quan đến nó, từ đó giúp khách hàng quan tâm và có

động lực sử dụng thẻ tín dụng Ngoài ra, các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị có thể

giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các tính năng và lợi ích của thẻ tín dụng, giúp họ đưa

ra quyết định sử dụng thông minh và hiệu quả

Để đạt được hiệu quả tối đa trong việc tăng cường sự chấp nhận và sử dụng thẻtín dụng, các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị cần phải được thiết kế một cách chuyênnghiệp, hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Các chiến dịch này cũng cần đảm

bảo tính khách quan và trung thực, không đưa ra những lời hứa vô lý hoặc bịa đặt để

lừa dối khách hàng.

Lê Thế Giới và Lê Văn Huy (2006) đã đề xuất mô hình về chiến dịch marketingảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Mô hình này bao gồm các yếu tố như:

e Yếu tố chất lượng dich vụ: day là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong quyết

định sử dụng dịch vụ, chất lượng dịch vụ được đánh giá dựa trên các yếu tố

như đáp ứng nhu cầu khách hàng, hiệu quả, đáng tin cậy và sự chuyên nghiệp.

e Yếu tố giá trị dịch vụ: sự cân nhắc giữa giá trị của dịch vụ và chi phí mà khách

hàng phải trả là yếu tố quan trọng trong quyết định sử dụng dịch vụ Kháchhàng sẽ đánh giá xem giá trị mà họ nhận được có xứng đáng với số tiền họ chỉ

trả hay không.

e Yếu tố tiếp thị truyền thông: Chiến dịch tiếp thị truyền thông, bao gồm quảng

cáo, PR, quan hệ công chúng và marketing trực tuyến, có tác động lớn đến quyết

định sử dụng dịch vụ Sự chăm sóc đúng mục tiêu, thông điệp hấp dẫn và tạo

niềm tin trong khách hàng có thể tăng khả năng ho sử dung dịch vụ

Ngày đăng: 08/12/2024, 20:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Nguyễn Cao Quang Nhật, Bùi Văn Thuy (2022), “Các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởngđến hành vi sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử”, Tạp chí Công Thương điện tử - Cơ quan thông tin lý luận của Bộ Công Thương,hanh-vi-su-dung-the-tin-dung-trong-giao-dich-thuong-mai-dien-tu-98055.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởngđến hành vi sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử
Tác giả: Nguyễn Cao Quang Nhật, Bùi Văn Thuy
Năm: 2022
10. Bùi Văn Quang, Nguyễn Thị Thu Trang (2015), “Hành vi người tiêu dùng: Thấu hiểuvà vận dung”, NXB Lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi người tiêu dùng: Thấu hiểuvà vận dung
Tác giả: Bùi Văn Quang, Nguyễn Thị Thu Trang
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2015
11. Tạp chí Ngân hang (2023), “Kết quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt năm 2022 và giải pháp tiếp tục triển khai đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặtgiai đoạn 2021- 2025”, ISSN 2815-6056, https://tapchinganhang.gov.vn/ket-qua-hoat-dong-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-nam-2022-va-giai-phap-tiep-tuc-trien-khai-de-an-pha.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt năm2022 và giải pháp tiếp tục triển khai đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặtgiai đoạn 2021- 2025
Tác giả: Tạp chí Ngân hang
Năm: 2023
12. Tạp chí tri thức trực tuyến Zingnews (2023), “Giới trẻ và xu hướng chỉ tiêu thôngminh”, https://zingnews.vn/gioi-tre-va-xu-huong-chi-tieu-thong-minh-post1405106.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới trẻ và xu hướng chỉ tiêu thôngminh
Tác giả: Tạp chí tri thức trực tuyến Zingnews
Năm: 2023
14. Bùi Ngọc Toản (2017), “Nghiên cứu ý định sử dụng thẻ tín dụng của người dân tạiThành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Da Nẵng, số8(117).2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ý định sử dụng thẻ tín dụng của người dân tạiThành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Bùi Ngọc Toản
Năm: 2017
15.Nguyễn Đình Thọ (2011), “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiếtkế và thực hiện", NXB Lao động - Xã hội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiếtkế và thực hiện
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội.Tiếng Anh
Năm: 2011
1. Adyasha Suvadarshini &amp; Bidhu Bhusan Mishra (2021), “A Study on Income as aDeterminant of Buying Decision-making Styles”, Journal of Business Administration Research, Volume 04, Issue 03,https://www.researchgate.net/publication/353010317 A Study on Income as a D eterminant of Buying Decision-making Styles Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Study on Income as aDeterminant of Buying Decision-making Styles
Tác giả: Adyasha Suvadarshini &amp; Bidhu Bhusan Mishra
Năm: 2021
13.Nguyễn Văn Tiến (2013), “Giáo trình Nguyên lý va Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mai’,Nhà xuất bản thống kê Khác
2. Jennifer L. Hunter and Claudia J. Health (2017), “The Relationship Between CreditCard Use Behavior and Household Well-Being During the Great Recession: Implications Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN