1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận bitcoin không phải là tiền tệ

30 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Bitcoin Không Phải Là Tiền Tệ
Tác giả Nhóm Thực Hiện: 6
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 6,52 MB

Nội dung

Sựra đời của tiền tệ 1.1 Sự phát triển các hình thái giá trị Sự phát triển các hình thái giá trị trong nền kinh tế hàng hóa được biểu hiện thông qua bốn hình thái cụ thể sau đây: vˆ Hình

Trang 1

NGAN HANG NHA NUOC VIET NAM

TRUONG DAI HOC NGAN HANG THANH PHO HO CHi MINH

BỘ MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH - TIEN TE

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 2ó tháng 10 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

1.2.1 Các đặc tính quan trọng: 11

Trang 3

1.3.1 Ưu điểm của đồng Bitcoin 1.3.2 Nhược điểm của đồng Bitcoin

2.3.1 Thực trạng chung về thị trường Bitcoin trên thế giới

2.3.2 Thực trạng về thị trường Bitcoin tại Việt Nam

2.4 Nhận định: “Bitcoin không phải là tiến tệ”

Trang 4

A LY THUYET VE TIEN TE

1 Sựra đời của tiền tệ

1.1 Sự phát triển các hình thái giá trị

Sự phát triển các hình thái giá trị trong nền kinh tế hàng hóa được biểu hiện thông qua bốn hình thái cụ thể sau đây:

vˆ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên

Đây là hình thái giá trị xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hóa, khi trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật

khác

Hình thái giá trị tương đối và hình thái vật ngang giá là hai mặt liên quan với nhau, không thể tách rời nhau, đồng thời là hai cực đối lập của một phương trình giá trị Trong hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên thì tỷ lệ trao đổi chưa thể cố định Hình thái vật ngang giá của giá trị có ba đặc điểm: giá trị sử dụng của nó trở thành hình thức biểu hiện giá trị; lao động cụ thể trở thành hình thức biểu hiện lao động

` na ^ 2 ` ` z 2 A Aa ~ A,

trửu tượng; lao động tư nhân trở thành hình thức biểu hiện lao động xã hội

vˆ Hình thái giá trị đẩy đủ hay mở rộng

Khi lực lượng sản xuất phát triỂn hơn, sau phân công lao động xã hội lần thứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, trao đổi trở nên thường xuyên hơn, một hàng hóa

` z 2 a oe sa ` z z ⁄ ce ` ` `

này có thể quan hệ với nhiêu hàng hóa khác Tương ứng với giai đoạn này là hình

thái giá trị đầy đủ hay mở rộng

Đây là sự mở rộng hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên Hình thái vật ngang giá được mở rộng ra ở nhiều hàng hóa khác nhau Tuy nhiên, vẫn là trao đổi trực tiếp,

tỷ lệ trao đổi chưa cố định

⁄“ Hình thái chung của giá trị

Khi nhu cầu trao đổi trở nên phức tạp hơn, không còn tương thích với nhau nữa, việc trao đổi trực tiếp không còn thích hợp và gây trở ngại cho trao đổi Trong tình hình đó, người ta phải đi con đường vòng, mang hàng hóa của mình đổi lấy thứ hàng hóa mà nó được nhiều người ưa chuộng, rồi đem hàng hóa đó đổi lấy thứ hàng hóa mà mình cần Khi vật trung gian trong trao đổi được cố định lại ở thứ hàng hóa được nhiều người ưa chuộng, thì hình thái chung của giá trị xuất hiện

Ở đây, tất cả các hàng hóa đều biểu hiện giá trị của mình ởcùng một thứ hàng hóa đóng vai trò là vật ngang giá chung Tuy nhiên, vật ngang giá chung chưa ổn định ở

Trang 5

một thứ hàng hóa nào Các địa phương khác nhau thì hàng hóa dùng làm vật ngang

giá chung cũng khác nhau

v Hình thái tiễn tệ

Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng, thì tình trạng có nhiều vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương vấp phải khó khăn, do đó dẫn đến đòi hỏi khách quan phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một vật độc tôn và phổ biến thì xuất hiện hình thái tiền

tệ của giá trị

Tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa Khi tiền tệ ra đời thì thế giới hàng hóa được phân thành hai cực: một bên là các hàng hóa thông thường; còn một bên là hàng hóa (vàng) đóng vai trò tiền tệ Tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa Đến đây giá trị các hàng hóa đã có một phương tiện biểu hiện thống nhất Tỷ lệ trao đổi được cố định lại

1.2 Các định nghĩa về tiền

Theo kinh tế học thì “Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế” Theo định nghĩa này tiền tệ còn có thể gọi là tiền lưu thông

Triết học Marx-Lenin, dựa theo nghiên cứu về lịch sử và bản chất tiền tệ của K.Marx, định nghĩa: “Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hoá khác, nó thể hiển lao động xã hội và biểu hiển quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá” Có sự khác biệt về cách định nghĩa về tiền tệ bởi vì những nhà kinh tế học trước K.Marx giải thích tiền tệ dựa vào hình thái phát triển cao nhất của giá trị hàng hoá và cho rằng tiền tệ là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá; trong khi K.Marx nghiên cứu tiền tệ từ lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá, từ sự phát triển của các hình thái giá trị hàng hoá để tìm ra nguồn gốc và bản chất của tiền tệ

1.3 Bản chất của tiền tệ

Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hóa, là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa Các nhà kinh tế trước C.Mác giải thích tiền tệ từ hình thái phát triển cao nhất của nó, bởi vậy đã không làm rõ được bản chất của tiền tệ Trái lại, C.Mác nghiên cứu tiền tệ từ lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng

Trang 6

hóa, từ sự phát triển của các hình thái giá trị hàng hóa, do đó đã tìm thấy nguồn gốc

và bản chất của tiền tệ

Vậy, tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa

2 Chức năng của tiền tệ

2.1 Thước đo giá trị

Trong nền kinh tế sử dụng tiền tệ, mọi hàng hóa đều được đổi ra tiền tệ Đây là chức năng đầu tiên cơ bản của tiền tệ, tiền được sử dụng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác, tức là tính xem một đơn vị hàng hóa đổi được bao nhiêu đơn vị tiền tệ Giá trị của hàng hóa sau khi đo lường được biểu hiện bằng những đơn vị tiền tệ gọi là giá cả hàng hóa

Để thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ bản thân nó phải có giá trị Cũng giống như khi dùng quả cân để đo trọng lượng một vật thì bản thân quả cân đó phải có trọng lượng Để đo lường giá trị hàng hóa và biểu hiện giá trị hàng hóa dưới hình thái giá cả, đòi hỏi bản thân tiền tệ phải được quy định đơn vị tiền tệ Tiêu chuẩn giá cả là đơn vị tiền tệ của một nước dùng để biểu hiện giá cả của một hàng hóa khác Đơn vị tiền tệ lúc đầu do dân chúng lựa chọn một cách tự phát, sau

đó do chính quyền lựa chọn và qui định trong luật pháp từng nước

Việc đưa tiền tệ vào để đo giá trị của hàng hoá làm cho việc tính toán giá hàng hoá trong trao đổi trở nên đơn giản hơn nhiều so với khi chưa có tiền Nếu trong một nền kinh tế hàng hóa trao đổi trực tiếp, nếu nền kinh tế này chỉ có 3 mặt hàng cần trao đổi, ví dụ gạo, vải và các buổi chiếu phim, thì chúng ta chỉ cần biết 3 giá để trao đổi thứ này lấy thứ khác: giá của gạo tính bằng vải, giá của gạo tính buổi chiếu phim và giá của buổi chiếu phim tính bằng vải Song nếu có 100 mặt hàng, chúng ta

cần tới 4950 giá (công thức n(n- 1)/2; n hang hóa); và nếu muốn mua một loại hàng

hóa nào đó chúng ta sẽ tốn rất nhiều thời gian để đọc các bảng giá và rất khó khăn

để nhớ chúng Giải pháp cho vấn đề này là đưa tiền vào nền kinh tế và định giá tất

cả các hàng hóa bằng đơn vị tiền tệ chung Lúc này hệ thống giá cả trên thị trường

sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều Với 10 mặt hàng chúng ta chỉ cần 10 giá, 100 mạt hàng thì 100 giá, v.v

2.2 Phương tiện lưu thông

Muốn giá trị hàng hóa được thực hiện thực sự; hàng hóa biến thành tiền tệ thực sự; tiền tệ phải thực hiện chức năng trao đổi

Trang 7

Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền tệ chỉ đóng vai trò môi giới giúp cho việc trao đổi hàng hóa Tiền tệ được xem là phương tiện chứ không phải là mục đích của trao đổi

Việc dùng tiền tệ làm phương tiện trao đổi đã giúp đẩy mạnh hiệu quả của nền kinh tế qua việc khắc phục những hạn chế của trao đổi hàng hoá trực tiếp, đó là

~ ~ oR ^ 2, >, x? 2 om ~ Xe ở

những hạn chế về nhu câu trao đối (chỉ có thể trao đối giữa những người có nhu

cầu phù hợp), hạn chế về thời gian (việc mua và bán phải diễn ra đồng thời), hạn chế về không gian (việc mua và bán phải diễn ra tại cùng một địa điểm)

Tuy nhiên để thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi đồng tiền phải thỏa mãn các điều kiện: có sức mua ổn định, số lượng tiền tệ đủ đáp ứng nhu cầu trao đổi, cơ cấu tiền tệ phù họp

2.3 Phương tiện thanh toán

Quá trình lưu thông hàng hóa phát triển, ngoài quan hệ hàng hóa — tiền tỆ, còn phát sinh những nhu cầu vay mượn, thuế khóa, trả tiền mua chịu hàng .bằng tiền Trong những trường hợp này, tiền tệ chấp nhận chức năng thanh toán

Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu Trong hình thức giao dịch này, trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hóa Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán

Như vậy, khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ không còn là môi giới của trao đổi hàng hóa, mà là khâu bổ sung cho quá trình trao đổi, tức là tiền tệ vận động tách rời sự vận động của hàng hóa

2.4 Phương tiện tích lũy giá trị

Khi tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng tiền tệ làm phương tiện trao đổi và thanh toán, nó được cất trữ lại để dành cho những nhu cầu giao dịch trong tương lai Đây chính là tiền thực hiện chức năng phương tiện tích lũy Như vậy, khi tiền thực hiện chức năng tích lũy, tiền tệ là công cụ cất giữ sức mua qua thời gian, giá trị của nó phải ổn định, sẽ không ai dự trữ tiền khi biết rằng đồng tiền mà mình cầm hôm nay sẽ bị giảm giá trị hoặc mất giá trị trong tương lai, khi cần đến cho các nhu cầu

trao đổi, thanh toán

Tiền không phải là phương tiện cất trữ giá trị duy nhất mà có nhiều hình thức để cất giữ giá trị như: cổ phiếu, trái phiếu, đất đai, nhà cửa, kim loại quý cũng đều là phương tiện cất trữ giá trị Mặc dù các hình thức cất giữ giá trị khác ngoài tiền tệ

có thể đem lại cho người sở hữu một mức sinh lời cao hơn (cổ phiếu, trái phiếu) hoặc một giá trị sử dụng khác (nhà cửa) nhưng công chúng vẫn cất giữ giá trị dưới hình thức tiền tệ với một tỉ lệ nhất định bởi tính thanh khoản cao của tiền tệ Tính

Trang 8

thanh khoản phản ánh khả năng chuyển một cách dễ dang và nhanh chóng của một loại tài sản thành tiền mặt (một phương tiện trao đổi) Mặc dù không phải là phương tiện cất giữ giá trị hấp dẫn nhất trong điều kiện kinh tế thị trường vì chi phí cơ hội mà người cất trữ “phải trả”, nhưng lợi thế hơn hẵn của tiền tệ so với các phương tiện khác là “tính lỏng” của nó

3 Các hình thái tiền tệ

Khi việc sản xuất và trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển thì tiền tệ cũng phát

~ z hs 2: z a 2 sa a z sa ` ⁄ z `

triển Có thể nói, sự phat trien cua tiễn tệ có nhiều hình thức khác nhau tùy theo

nhu cầu phân phối hàng hóa trong từng thời đại Vì vậy, điều kiện tiên quyết cho sự xuất hiện và phát triển của tiền tệ chính là sự xuất hiện và phát triển của nền kinh

Khi tiền tệ lần đầu tiên xuất hiện, có rất nhiều sản phẩm khác nhau được dùng làm tiền, lần lượt thể hiện ở những thời điểm khác nhau, ở những nơi khác nhau và giữa các dân tộc khác nhau Ở Trung Quốc cổ đại, tiền tệ đôi khi là da, xà cừ hay có khi là ngọc trai, vàng, bạc, gạo, vải, v.v Ở Hy Lạp và La Mã, động vật và tiền xu được

sử dụng làm phương tiện thanh toán Chè được sử dụng làm tiền tệ ở Tây Tạng, Mông C6 và Indonesia Chưa hết ở Bắc Mỹ, thuốc lá cũng được xem là công cụ sử dụng làm tiền tệ ở một số nơi và ngô (bắp) được sử dụng làm tiền tệ ở những nơi khác Chất xơ và hạt cacao đã được để chế Maya và Aztec sử dụng

3.2 Tiền giấy

Khi ngành ngân hàng phát triển vào thế kỷ 14, chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng phát hành khi huy động vốn đã được sử dụng như một phương tiện phát hành các hóa

đơn phải trả ở Châu u Vào thế kỷ 16 và 17, điều này đã được thay thế bằng cái gọi

là bản vị vàng, một loại tiền giấy được hỗ trợ bằng vàng và được lưu hành cùng với tiền đúc bằng vàng của đất nước Vì vậy, tiền giấy nổi lên như một biểu tượng cho giá trị của đồng tiền kim loại quý (đồng tiền vàng) Nó được phát hành để thay thế tiền kim loại trong việc thực hiện chức năng tiền tệ Vì vậy, dù giá trị nội tại của tiền giấy rất nhỏ nhưng tiền giấy vẫn lưu hành theo giá trị của kim loại quý mà nó đại diện

Trang 9

Đến thế kỷ 20, tiền giấy đã thay thế hoàn toàn tiền xu làm bằng kim loại quý như vàng, bạc Những đồng tiền này không được đảm bảo bằng vàng và không thể chuyển đổi thành vàng, được gọi là tiền giấy bất khả hoán Nguyên nhân chính khiến cả thế giới dần chuyển sang sử dụng loại tiền giấy bất khả hoán vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay, là do hậu quả của Thế chiến thứ nhất (1914-1918)

Vàng đã cạn kiệt vì nó được dùng để mua vũ khí Dự trữ, không còn đủ vàng để trao

đổi cho công chúng Trong lịch sử lưu thông tiền giấy bất khả hoán, Trung Quốc là một trong những quốc gia đã phát minh ra tiền giấy ngay từ thế kỷ thứ 9 Ở Mỹ, tiền giấy xuất hiện vào năm 1690 Và không thể kế đến trong lịch sử lưu thông tiền

tệ của Việt Nam, dưới các triều đại phong kiến, tiền tệ chủ yếu được lưu hành

bằng đồng, nhưng có một hiện tượng khá thú vị khi tiền giấy xuất hiện khá sớm

vào năm 1396, sớm hơn các nước phương Tây

Hiện nay, tiền giấy của tất cả các nước đều là tiền giấy bất khả hoán Mặc dù giá trị nội tại của nó rất thấp và không được hỗ trợ bởi kim loại quý nhưng nó vẫn thấp hơn giá trị nội tại vì tiền giấy là tiền hợp pháp, được luật pháp tiểu bang quy định như một phương tiện trao đổi và được công chúng chấp nhận

3.3 Tín tệ

Tín tệ là loại tiền có giá trị nội tại không khớp với mệnh giá của nó, nói cách khác, bản thân tín tệ không có giá trị và được lưu thông dựa trên lòng tin của người dân Bởi vì nó được lưu hành nên nó còn được gọi là tiền tệ tín dụng Tín tệ là một loại chất mà mọi người gán hoặc ấn định một giá trị nhất định để dùng làm tiền tệ Tín

tệ không có giá trị nội tại nhưng có thể được lưu hành dựa trên sự tin cậy, trách nhiệm của con người hoặc quy định của chính phủ vì thế nó có giá trị lưu thông trên thị trường

Trước hết nhờ quá trình chuyển đổi từ chăn nuôi và các vật dụng khác sang kim loại làm tiền tệ bắt đầu bằng việc thực hiện phân công lao động xã hội lớn thứ hai: thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp Kim loại lần đầu tiên được sử dụng làm phương tiện trao đổi dưới dạng thỏi, sau đó nó được đúc dưới dạng "tiền đúc" và được sử dụng sớm nhất ở Tiểu Á ,Hy Lạp vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên và Ở Trung Quốc vào thời kỳ đầu, cuối thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, ở Châu u vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên Ban đầu, các kim loại sắt, thiếc, kẽm và đồng được sử dụng để đúc tiền, dần dần dẫn đến việc loại bỏ các kim loại này, thay thế bằng các kim loại quý như bạc và vàng Vàng, bạc trở thành tiền tệ không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, mà bởi vì vàng và bạc có những đặc tính tự nhiên lý tưởng, phù hợp với vai trò của tiền thời kỳ đầu, không có bất kỳ loại hàng hóa nào khác, tức là: nhất quán, bền, đẹp, giá trị chất lượng, dễ mang theo và cất giữ Vì vậy, vàng và bạc phù hợp với chức năng xã hội của tiền hơn bất kỳ hàng hóa nào khác

Trang 10

Vào đầu thế kỷ 19, vàng thường được sử dụng để đúc tiền ở nhiều quốc gia Tiền vàng đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử Điều này chứng tỏ vai trò và hiệu quả to lớn

mà vàng mang lại cho nền kinh tế quốc gia Hệ thống lưu thông tiền tệ dựa trên vàng được duy trì cho đến cuối thế kỷ 20 Năm 1971, khi hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton Woods vốn sử dụng vàng làm tiền tệ tiêu chuẩn quốc tế sụp đổ, việc lưu thông tiền vàng cũng sụp đổ hoàn toàn

Mặc dù, hiện tại vàng không được coi là tiền tệ, nhưng nó vẫn là một tài sản có vai trò cao để cất giữ giá trị quan trọng và phổ biến

toán kiều hối được thực hiện thông qua các hệ thống điện tử dựa trên mạng máy tính và Internet: Hệ thống thanh toán SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Thế giới), thẻ rút tiền mặt (thẻ ATM, thẻ ngân hàng), thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, tiền điện tử, séc điện tử Với cách thanh toán như trên đã giúp cho việc thanh toán diễn ra một cách vô cùng nhanh chóng và tiện lợi với chi phí thấp đáng

kể Nhờ yếu tố này đã giúp cho nền kinh tế của các quốc gia nói riêng và thế giới nói chung phát triển vượt bậc lên một tầm mới

4 Vai trò của tiền tệ

C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta không thể tiến hành sản xuất hàng hóa nếu như không có tiền và sự vận động của nó Và trong đời sống ngày nay, bản thân môi cá nhân chúng ta điều có thể thấy rằng tiền là một phương tiện không thể thiếu đối với bất kỳ cá nhân nào, tổ chức nào Nhưng thực sự tất cả mọi người có thể hoàn toàn hiểu về vai trò của tiền tệ hay chưa? Và vai trò của tiền tệ là gì?

4.1 Thúc đẩy tính hiệu quả của nền kinh tế

Sự xuất hiện của tiền tệ đã góp một phần to lớn trong việc thúc đẩy nên kinh tế bằng cách thay thế nền kinh tế từ trao đổi trực tiẾp sang nền kinh tế hàng hóa tiền

tệ Và vai trò này của tiền tệ được thiể hiện rõ nét qua các chức năng của chính bản

thân nó:

Trang 11

- Với chức năng thước đo giá trị, tiền tệ đã tạo nên sự đễ dàng và thuận tiện hơn khi so sánh giá trị giữa các hàng hóa Điều này thể hiện tiền tệ đóng vai trò là công

cụ, phương tiện để định giá trị của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

-Với chức năng trao đổi tiền, tiền tệ có thể coi là trung gian cho việc trao đổi, lưu

thông hàng hóa, dịch vụ, giúp việc trao đổi hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ được diễn

ra thuận lợi, xuyên suốt, cân bằng Ngoài ra còn thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa

và phân công lao động xã hội ngày càng cao.Từ đó làm tăng tính hiệu quả của nên kinh tế

- Tiền tệ còn thông qua các chức năng của nó tạo nên vai trò là một nhân chứng lịch

sử Trải qua từng giai đoạn phát triển, đồng tiền cũng có sự thay đổi về hình thức, chủng loại Do đó, thông qua tiền tệ, có thể biết được lịch sử phát triển của xã hội Hơn thế nữa, tiền tệ còn là cơ sở để hình thành nên hoạt động tài chính tín dụng nhằm phân phối lại vốn tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế một cách có hiệu quả 4.2 Tích lũy và tập trung vốn cho xã hội

Với chức năng tích lũy, tiền tệ còn được coi là một loại tài sản dùng để tích lũy Tiền

tệ chứng minh cho tài sản có của xã hội, lượng tiền tích trữ lớn chứng tỏ lượng của cải, vật chất xã hội lớn

Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính, tiền tệ được lưu thông dưới nhiều hình thức, trong đó bút tệ tại ngân hàng, hoặc các công cụ tài chính được sử dụng rộng rãi Điều này thúc đẩy quá trình tích lũy với nhiều mục đích như tiết kiệm, sinh lời, và tập trung vốn cho toàn bộ nền kinh tế

4.3 Phát triển quan hệ kinh tế quốc tế

Nhằm thúc đẩy chính sách hội nhập quốc tế của chính phủ, tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế Với chức năng tiền tệ thế giới hoặc tiền tệ quốc tế, tiền tệ đã tiền tệ phát huy để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới hình thành Điều này góp phần phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế

4.4 Công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế

Sự bùng phát của lạm phát vào những tháng đầu năm 2008 ít nhất cũng mang lại cho chúng ta một khía cạnh tích cực - làm cho nhiều người giật mình về vai trò quan trọng của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Qua những thời gian này cũng ngày càng sáng tỏ rằng tiền tệ là một công cụ quần lý kinh tế vĩ mô hiệu quả, nhanh chóng thông qua việc điều tiết cơ chế thị trường để điều tiết đến các mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô

Trang 12

Tiền tệ dùng để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân và thiết lập mối quan hệ cân đối về mặt giá trị trong toàn bộ nền kinh tế Tiếp đến tiền tệ dung làm công cụ xây dựng cách chính sách kinh tế vĩ mô và một hệ thống chỉ tiêu kiểm soát về mặt giá trị đối với mọi hoạt động kinh tế Ngoài ra, tiền tệ còn là căn cứ để thanh tra giám sát và xử lý các vi phạm để đảm bảo ổn định và hiệu quả trong nền kinh tế quốc dân

5 Chế độ tiền tệ

Chế độ tiền tệ là toàn bộ những quy định mang tính pháp luật về hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một nước trong đó các yếu tố khác nhau của lưu thông tiền tệ được kết hợp một cách thống nhất (Nguồn: Marx 1964)

Nội dung của chế độ tiền tệ là quy định hệ thống các yếu tố như: phương tiện tiền

tệ, đơn vị tiền tệ, cơ chế đúc tiền, cơ chế phát hành tiền giấy Các yếu tố này có quan hệ hữu cơ thông nhất với nhau

Bản vị tiền tệ - hàng hóa làm cơ sở định giá tiền tệ (dựa vào vàng, bạc, đồng ) Đơn vị tiền tệ - tên đồng tiền - tiêu chuẩn giá cả - xác định lượng giá trị mà 1 đơn

vị tiền tệ đại diện (mua được) 1 ounce vàng = 31,1035 gr = 20$ hay $1 = 1.504 gram vàng, 1 chỉ = 3,845 gram vàng (năm 1870)

Hình thái tiền tệ: biểu hiện hiện vật của tiền như tiền giấy, kim loại, tiền séc, thẻ

Trang 13

Chế độ đơn vị bản vàng

Chế độ đơn bản vị vàng (cổ điển) là chế độ tiền tệ, trong đó vàng là thứ kim loại

được chọn làm bản vị Trong chế độ bản vị vàng, mọi người được tự do đúc tiền vàng Các cá nhân được tự do đến sở đúc tiền vàng thỏi thành tiền vàng theo tiêu chuẩn giá cả do nhà nước quy định Tiền đúc vàng có khả năng chỉ trả không hạn chế và tự do lưu thông giữa các nước, nghĩa là vàng vừa là tiền tệ quốc gia, vừa là tiền tệ quốc tế Ngoài tiền vàng ra, trong lưu thông còn có giấy bạc ngân hàng VD: trước thế chiến 1, 1USD=1/20 lạng vàng, 1GBP (bảng Anh)=1⁄ lạng vàng

Tác dụng tích cực: thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng cả nền sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tín dụng, tạo điều kiện phát triển ngoại

Bao gồm 2 loại: chế độ bản vị vàng thỏi và chế độ bản vị hối đoái vàng Đối với chế

độ bản vị vàng thỏi, đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng 1 trọng lượng vàng

cố định, chủ yếu lưu thông tiền giấy, tiền giấy không được trực tiếp đổi lấy vàng

mà chỉ được đổi lấy Vàng thoi do Nhà nước quy định trong những điều kiện rất hạn chế Vàng không lưu thông trong nền kinh tế, mà chỉ dự trữ để làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra nước ngoài VD: năm 1925, 1500 bảng Anh=1 thỏi vàng: năm 1928, 225.000 Francs=1 thỏi vàng, Còn đối với chế độ bản vị hối đoái vàng, là chế độ tiền tệ mà giấy bạc ngân hàng không được trực tiếp chuyển đổi ra Vàng mà chỉ được đổi ra Vàng thông qua một loại tiền tệ khác mà tiền tệ này có khả năng trực tiếp chuyển đổi ra Vàng như: GBP USD, FRE Thực chất đây là việc hình thành chế độ tiền tệ có sự phân chia hai hệ thống tiền tệ, một bên

là chế độ tiền tệ của các nước thống trị nước đàn anh, một bên là chế độ tiền tệ của các nước bị trị - nước đàn em, nước thuộc địa Sự phân chia hai hệ thống tiền

tệ này bao giờ cũng có lợi cho nước chính quốc Do đó, khi cuộc khủng hoảng kinh

Trang 14

tế thế giới năm 1929-1933 bùng nổ, một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và dữ dội nhất trong lịch sử, một cuộc khủng hoảng lớn có tính chất toàn cầu, đã thực sự phá sập hệ thống tiền tệ dựa trên bản vị vàng thỏi và bản vị hối đoái vàng 5.2 Chế độ song bản vị

Chế độ song bản vị là chế độ tiền tệ mà pháp luật quy định hai kim loại (Vàng và Bạc) đồng thời làm kim loại bản vị, đóng vai trò làm vật ngang giá chung và là cơ sở của toàn bộ chế độ lưu thông tiền tệ của một nước Tiền tệ bản vị được tự do đúc

và có hiệu lực pháp lý chi trả vô hạn

Trong chế độ song bản vị, đồng tiền của một nước được xác định bằng một trọng lượng cố định của hai kim loại đó là vàng và bạc Hai kim loại đó được gọi là bản vị VD: năm 1972, ở Mỹ quy định tiền đúc 1USD vàng = 1USD bạc, nhưng 1USD vàng = 1,603 gram vàng nguyên chất và 1USD bạc = 24,06 gram bạc nguyên chất Nghĩa là 1kg vàng = 1 kg bạc (Nguồn: Marx 1964)

Với việc sử dụng cùng một lúc hai thứ kim loại làm tiền tệ không phù hợp khi nền kinh tế hàng hóa phát triển Hai thước đo giá trị, hai hệ thống giá cả đã mâu thuẫn với chính bản chất của chức năng thước đo giá trị Quy luật Gresham được phát biểu“Trong một quốc gia, khi nào hai thứ tiền tệ cùng được pháp luật công nhận theo một giá đổi chính thức, tiền xấu sẽ dần dần trục xuất tiền tốt ra khỏi lưu thông” Đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỳ 19 chế độ song bản vị bắt đầu suy sụp ở một số nước và cho đến cuối thế kỉ 19 nó mới chấm dứt hoàn toàn (Nguồn: Marx

1964)

5.3 Chế độ ngoại tệ bản vị

Chế độ tiền tệ bản vị là chế độ tiền tệ trong đó một nước quy định đơn vị tiền của mình theo một ngoại tệ nhất định Bản thân chế độ ngoại tệ bản vị cũng có nhiều loại, tồn tại đan xen nhau

Phải là ngoại tệ mạnh và được tự do chuyển đổi trên thị trường thì mới phổ biến đối với các nước thiêu vàng hoặc lệ thuộc nước khác (các nước trong khối cộng đồng Anh sau thế chiến ])

Vai trò của chế độ bản vị ngoại tệ là: khuyến khích thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế một cách có trật tự

=> Mỗi quốc gia khác nhau có chế độ tiền tệ khác nhau Nội dung của chế độ tiền là quy định hệ thống các yếu tố như: phương tiện tiền tệ, đơn vị tiền tệ, cơ chế đúc tiền, cơ chế phát hành tiền giấy Các yếu tố này có quan hệ thống nhất với nhau Trong lịch sử phát triển của tiền tệ, các quốc gia đã thực hiện nhiều chế độ tiền tệ khác nhau Khái quát lại có thể có ba hình thức cơ bản sau đây: chế độ song bản vị, chế độ đơn bản vị và chế độ ngoại tệ bản vị

Trang 15

B “ BITCOIN KHONG PHAI LA TIEN TE “

1 Tổng quan về tiền ảo bitcoin

1.1 Khái niệm về Bitcoin

Bitcoin (BTC) là tiền mã hóa được biết đến là loại tiền tệ kỹ thuật số phi tập trung

- một hình thúc tài chính dựa trên công nghệ blockchain và không phụ thuộc vào các bên trung gian Đồng Bitcoin được mã hóa dưới dạng mã nguồn mở dùng để trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet, giao dịch theo hình thức ngang

hang trong moi giao dich

Tính minh bạch: Hệ thống Bitcoin sẽ lưu lại chỉ tiết các thông tin giao dịch của người chơi trên Blockchain Người tham gia có thể biết được một địa chỉ chưa Bitcoin với số lượng bao nhiêu nhưng không biết được người đang giữ

số Bitcoin đó là ai

Phí giao dịch thấp và tốc độ giao dịch nhanh: Việc thanh toán Bitcoin có thể thực hiện ngay chỉ trong vài phút đồng thời phương thức thanh toán của Bitcoin hoàn toàn không có bên thứ ba nên chỉ xử lý giao dịch và phí cho thợ đào Bitcoin mà không phải mất thêm phí cho trung gian

Không thể hoàn trả: Khi Biteoin đã được chuyển đi thì sẽ không lấy lại được

trừ trường hợp được người nhận gửi Bởi thông tin đã được ghi vào Blockchain chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các node trong hệ thống

Cơ chế giao dịch:

Giao dịch tiền ảo Bitcoin được thực hiện qua 4 bước sau:

Ngày đăng: 08/12/2024, 19:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w