Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần tuyên bố: “Chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả c
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN
KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY
(Môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Học phần 1)
Nhóm 9 - Đại đội 5, đợt 2
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2024
Trang 2BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN
KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI
ĐẠI
TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY
(Môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Học phần 1)
TT Họ và tên Mã số sinh viên Chức vụ
1 Nguyễn Phan Thảo My 075306013500 Nhóm trưởng
2 Vũ Hoàng Minh 075206000120 Thành viên
3 Hoàng Minh Trí 064206010271 Thành viên
4 Nguyễn Thanh Mừng 052306002762 Thành viên
5 Đỗ Hoàng My 068306000036 Thành viên
6 Khiếu Trà My 075306016168 Thành viên
7 Nguyễn Dương Trà My 040306008527 Thành viên
8 Văn Nữ Trà My 052306005156 Thành viên
9 Huỳnh Lê Thiên Mỹ 082306008244 Thành viên
10 Nguyễn Thùy Mỹ 052306007398 Thành viên
Trang 3PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN
TT Họ và tên Nội dung thực hiện
Thái độ, trách nhiệm làm việc nhóm Tốt Khá TB Kém
1 Đỗ Hoàng My a Sức mạnh dân tộc x
3 Nguyễn Thùy Mỹ b Sức mạnh thời đại x
5 Vũ Hoàng Minh a Kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
x x
x
7 Nguyễn Phan Thảo
My
b Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại phải trên nguyên tắc phát triển sức mạnh dân tộc trước tiên
x x
8 Nguyễn Dương Trà
My
x x
9 Nguyễn Thanh Mừng c Kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hữu nghị, cùng có lợi vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân chủ và
tiến bộ xã hội
x x
x
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 5
BÀI MỞ ĐẦU 6
NỘI DUNG 7
1 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong xây dựng 7
1.1 Sức mạnh dân tộc 1.2 Sức mạnh thời đại 2 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong xây dựng như thế nào để có thể bảo vệ Tổ quốc hiện nay? 8
2.1 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trên nền tảng chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 2.2 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại phải trên nguyên tắc phát triển sức mạnh dân tộc trước tiên 2.3 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hữu nghị, cùng có lợi vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 5LỜI CẢM ƠN Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng em học tập và hoàn thành môn học Đường lối Quốc phòng và An ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên trong Tổ Giáo dục Quốc phòng và An ninh đã dạy dỗ, truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Đường lối Quốc phòng và An ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam, em đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích và rèn luyện được tinh thần học tập hiệu quả và nghiêm khắc nhất Những kiến thức vô cùng quý báu này chính là hành trang, là nguồn động lực to lớn để em có thể vững bước sau này Bộ môn Đường lối Quốc phòng và An ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam là môn học thú vị và rất bổ ích và mang tính thực tế cao Nội dung môn học đảm bảo cung cấp đủ kiến thức và gắn liền với những nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn có nhiều hạn chế và khả năng về việc tiếp thu thực tế liêm quan đến môn học còn nhiều bỡ ngỡ Do đó, bài tiểu luận của nhóm không thể trách khỏi những sai sót Vì vậy, kính mong thầy cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được thêm hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Trang 6BÀI MỞ ĐẦU
Để vươn ra biến lớn, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú trọng nguyên tắc thực hiện đoàn kết quốc tế không chỉ vì lợi ích của dân tộc mình mà còn vì lợi ích, mục tiêu chung của nhân loại tiến bộ - độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần tuyên bố: “Chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hoà bình”
Trên cơ sở tiếp tục phát huy “mẫu số chung” giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, hài hòa lợi ích dân tộc và lợi ích của nhân dân thế giới, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại: “độc lập tự chú, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại trên tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” Là một nước nhỏ, chịu nhiều tốn thương sau bao cuộc chiến tranh, vươn lên từ đói nghèo lạc hậu nên Việt Nam luôn hiểu lẽ phải, trọng chính nghĩa và luôn muốn bắt tay với bạn bè năm châu cùng hợp tác, giúp nhau cùng phát triển, không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào Độc lập cũng như những lợi ích của các nước đều có ý nghĩa và giá trị như nhau Việt Nam kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện của chủ nghĩa sô - vanh nước lớn cũng như chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đề cao tinh thần quốc té chân chính, lấy lợi ích chung làm điểm tương đồng
Trong bối cảnh toàn cầu hóa với nhiều thách thức mới, việc xây dựng nguồn sức mạnh từ nhân dân thực sự là vấn đề hệ trọng, quyết định sự trường tồn của chủ quyền quốc gia, ổn định chính trị - xã hội, cũng như tiềm lực phát triển kinh tế - văn hóa trong tương lai Sự gia tăng của các mối đe dọa phi truyền thống như khủng bố, tội phạm mạng, biến đổi khí hậu, cùng với những thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh quốc tế đòi hỏi chúng ta phải có chiến lược tổng thể và toàn diện để bảo vệ đất nước
Để thực hiện thành công nhiệm vụ cao cả này, Việt Nam cần phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một trong những bài học kình nghiêm quan trọng, xuyên suốt được Đảng Cộng sản Việt Nam khăng định từ Đại hội lần thứ VI (năm 1986) Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, bài học đó tiếp tục được đặt ra và thực hiện dựa trên những nguyên tắc nhất định, nhằm bảo đảm tỉnh chủ động, tích cực, “hội nhập nhưng không hòa tan ”, tận dụng hiệu quả những thời
cơ, đồng thời vượt qua thách thức, đưa đất nước ngày càngphát trỉên vững mạnh,
Trang 7khăng định vị thế Việt Nam trên trường quôc tế
NỘI DUNG
1 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong xây dựng
1.1 Sức mạnh dân tộc
Sức mạnh dân tộc là khái niệm dùng để chỉ khả năng tổng hợp của một quốc gia hay dân tộc trong việc phát huy các nguồn lực vật chất, tinh thần và xã hội để đạt được mục tiêu quốc gia, bảo vệ lợi ích dân tộc, duy trì và phát triển đất nước trong bối cảnh quốc tế và toàn cầu hóa Sức mạnh dân tộc không chỉ đơn giản là khả năng quân sự hay kinh tế mà là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố, bao gồm: kinh tế, quân
sự, văn hóa, giáo dục và khoa học – Công nghệ , chính trị và thể chế, đoàn kết dân tộc
và xã hội
Sức mạnh dân tộc không phải là một khái niệm tĩnh mà là sự kết hợp động của nhiều yếu tố Khi các yếu tố này được phát huy đồng bộ và hợp lý, chúng sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp, giúp quốc gia không chỉ phát triển mà còn khẳng định vị thế trên trường quốc tế Là một quá trình lâu dài, cần sự nỗ lực không ngừng nghỉ từ mọi
cá nhân, tổ chức và thế hệ trong xã hội
Trong đó, nguồn gốc sức mạnh dân tộc là một khái niệm đa chiều, phản ánh sự kết hợp giữa các yếu tố lịch sử, văn hóa, địa lý, xã hội, kinh tế, và chính trị đã hình thành và phát triển theo thời gian Sức mạnh dân tộc không phải là một yếu tố đơn lẻ
mà là tổng hòa của nhiều yếu tố tương tác và hỗ trợ lẫn nhau như lịch sử, văn hóa, tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường, nền giáo dục và khoa học, kinh tế và tài nguyên, chính trị và tổ chức xã hội, địa lý và chiến lược quân sự
Sức mạnh dân tộc của nước ta là tổng hợp sức mạnh vật chất và tinh thần, sức mạnh cứng và sức mạnh mềm, được tạo nên bởi quy mô và chất lượng của dân số cả nước; các nguồn lực tự nhiên khá phong phú (đất đai, rừng, biển, khoáng sản ); tiềm lực và vị thế về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội cũng được tăng lên; truyền thống yêu nước, tự lực, tự cường; nền văn hóa đậm tính nhân văn, cộng đồng; đóng góp của cách mạng Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hội nhập quốc tế Như vậy, các yếu tố nội sinh cũng chính là nguồn lực chính, là gốc rễ cho sức mạnh của dân tộc, vì vậy phải luôn được phát huy để đảm bảo tính độc lập, tự chủ để vững mạnh
Lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta đã chứng minh: đại đoàn kết dân tộc không chỉ là giá trị truyền thống tốt đẹp, mà còn được nâng lên là tư duy chính trị, kế sách giữ nước Ớ mồi thời kỳ, giá trị truyền thống đó lại mang nội dung mới, được vun đắp thêm phong phú, bền vững Trong toàn bộ quá trình lãnh đạo,
“Đảng ta luôn luôn xác định “đoàn kết” là giá trị cốt lõi và “đại đoàn kết toàn dân tộc” là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam’’ Thực tiễn cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã chứng minh khả năng
và trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam khi giác ngộ, tập hợp quần chúng nhân dân, tạo nên sức mạnh nội sinh, động lực cách mạng giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc
Trang 81.2 Sức mạnh thời đại.
Sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay được hiểu là sức mạnh tổng hợp do các yếu tố thuận lợi của quốc tế tạo nên trong thời đại mới, góp phần làm cho thế và lực của Việt Nam không ngừng được tăng lên Sức mạnh thời đại trong giai đoạn hiện nay được cấu thành bởi sức mạnh của các xu thế lớn, trong đó dòng chủ lưu là hòa bình, hợp tác và phát triển; sức mạnh của cộng đồng quốc tế ngày càng đồng thuận trong kiến tạo, củng cố một trật tự thế giới đa cực, đa trung tâm, dân chủ, công bằng, bình đẳng; sức mạnh của các lực lượng tiến
bộ trong cuộc đấu tranh vì các mục tiêu cao cả là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và phát triển bền vững; sức mạnh của hàng trăm quốc gia phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG); sức mạnh của thế giới văn minh trong kỷ nguyên của cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa Đảng ta cho rằng sức mạnh thời đại luôn mang nội dung mới, phản ánh sự phát triển của lịch
sử và quá trình vận động của chính trị quốc tế
Nguồn gốc “sức mạnh thời đại” nên được nhìn nhận bao gồm cả các dòng chảy, xu thế lớn của thế giới và các yếu tố, điều kiện thuận lợi khác mà ta có thể tranh thủ từ môi trường quốc tế để phục vụ các mục tiêu, lợi ích của quốc gia dân tộc Trong bối cảnh hiện nay, nguồn lực của sức mạnh thời đại hết sức đa dạng Sức mạnh thời đại được cấu thành bởi các xu thế lớn, đặc biệt là hòa bình, hợp tác và phát triển; trật tự thế giới đa cực, đa trung tâm, dân chủ, bình đẳng; sức mạnh của các lực lượng tiến bộ trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu hòa bình, sức mạnh của các quốc gia trong thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, các tổ chức quốc tế và khu vực, các hiệp định thương mại tự do, luật pháp quốc tế, chủ nghĩa đa phương…
Vậy nên, sức mạnh thời đại trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay là sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ nền tảng kinh tế vững mạnh, lực lượng quân sự hiện đại, công nghệ tiên tiến, đến ngoại giao linh hoạt và bảo vệ môi trường Để duy trì và phát huy sức mạnh này, các quốc gia cần tiếp tục đổi mới sáng tạo, xây dựng khối đoàn kết trong xã hội, và tăng cường hợp tác quốc tế
2 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong xây dựng như thế nào
để có thể bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
2.1 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trên nền tảng chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng, xuyên suốt được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định từ Đại hội lần thứ VI (năm 1986) Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, bài học đó tiếp tục được đặt ra và thực hiện dựa trên những nguyên tắc nhất định, nhằm bảo đảm tỉnh chủ động, tích cực, “hội nhập nhưng không hòa tan”, tận dụng hiệu quả những thời cơ, đồng thời vượt qua thách thức, đưa đất nước ngày càng phát triển vững mạnh, khẳng định vị thế Việt Nam trên thị trường quốc tế
Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đã thừa nhận sai lầm, khuyết điểm trong 10 năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 1985) và quyết tâm đổi mới toàn
Trang 9diện, trong đó có đổi mới tư duy về đối ngoại Việt Nam phải tìm lối đi riêng, không phụ thuộc vào bất cứ ai Đường lối đó phải bảo đảm giúp Việt Nam vươn lên, phát triển và giữ vững được mục tiêu chủ nghĩa xã hội, kiên định những vấn đề thuộc về nguyên tắc Một trong bốn bài học lớn mà Đại hội lần thứ VI của Đảng rút ra làm kinh nghiệm cho suốt thời kỳ đổi mới đất nước là: phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới
Tiếp nối đường lối đổi mới toàn diện tại Đại hội lần thứ VI của Đảng, trong suốt quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với hội nhập quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nắm vững bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thường xuyên bổ sung những nội dung mới cho phù hợp với sự vận động của thực tiễn Một trong những điểm nhấn quan trọng của Đại hội lần thứ VII là chính thức đưa tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Đây chính
là một trong những biểu hiện nổi bật việc kết hợp sức mạnh dân tộc (tư tưởng Hồ Chí Minh) với sức mạnh thời đại (chủ nghĩa Mác - Lênin)
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng xác định là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng Nền tảng ấy đã trang bị cho Đảng trí tuệ, sức mạnh, niềm tin, phương pháp để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đánh bại các cường quốc lớn, giành độc lập tự do, thống nhất trọn vẹn cho đất nước Trong giai đoạn hiện nay, sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa cơ hội và xét lại càng có dịp trỗi dậy nhằm làm lung lay tận gốc cơ sở lý luận, niềm tin vào mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội ở một số nước còn lại, trong đó có Việt Nam Đánh mất mục tiêu không những đẩy đất nước vào vực thẳm, mà còn phản bội lại thành quả mà cha ông ta đã đổ máu xương để giành lấy Chính vì vậy, phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm điểm tựa, bệ phóng để dân tộc Việt Nam hòa nhập sâu vào cộng đồng quốc tế mà không sợ bị hòa tan, đánh mất mình Tuy nhiên, việc vận dụng nguyên tắc này cần dựa trên tư duy
mở, cầu thị, linh hoạt cho phù hợp với sự thay đổi của thời đại Thường xuyên bổ sung và phát triển học thuyết, lý luận cho kịp với sự vận động của thực tiễn Tránh tình trạng cực đoan, giáo điều máy móc dần đến những sai lầm không đáng có Đây chính là sự kế thừa, quán triệt những chỉ dẫn có tính phương pháp luận của VI Lênin trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống Trên thực tế, qua hơn 35 năm tiến hành đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất kiên định với nguyên tắc này và Đại hội lần thứ XIII của Đảng cũng tiếp tục khẳng định: “Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Đây là một trong những vấn đề “mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động
Trang 102.2 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại phải trên nguyên tắc phát triển sức mạnh dân tộc trước tiên
Sức mạnh dân tộc được hiểu là nội lực của dân tộc, của quốc gia - là yếu tố đóng vai trò quyết định, sức mạnh thời đại chỉ phát huy được tác dụng thông qua sức mạnh dân tộc Do đó cần phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường, không được phụ thuộc hay ỷ lại vào sức mạnh của bất kỳ ai, Hồ Chí Minh từng nhắc nhở: “Cố nhiên
sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” Vận dụng tinh thần này, Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến với kẻ thù hoàn toàn không cân sức, được Hồ Chí Minh
ví von không khác nào “châu chấu đá voi”, nhưng chúng ta đã giành chiến thắng bằng chính thực lực của mình, trước sự ngưỡng mộ của bạn bè năm châu và sự kinh ngạc của kẻ thù Sau này, khi nhìn lại thất bại trong cuộc chiến với Việt Nam, trong hồi ký của mình, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Robert.S McNamara của Mỹ thừa nhận:
“Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó, và cho đến nay, chúng ta vẫn đánh giá thấp chủ nghĩa dân tộc ở nhiều nơi trên thế giới”
Hiện nay, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là dòng chảy chính của thế giới nhưng vẫn đan xen nhiều trở ngại, khó khăn, thách thức do tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường Trên phương diện kinh tế quốc tế, tình trạng suy thoái kinh tế thế giới, cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh thương mại giữa các nước ngày càng quyết liệt, tác động mạnh đến chuỗi sản xuất và phân phối toàn cầu về quan hệ chính trị, cục diện thế giới tiếp tục biến đổi theo xu hướng đa cực, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng Môi trường an ninh, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ cả trên đất liền và trên biển diễn biến phức tạp Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác, nhất là an ninh mạng, ngày càng tác động mạnh, đe dọa đến sự phát triển ổn định của hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam Đe khắc phục những khó khăn, thách thức trên, đồng thời tận dụng mọi cơ hội để phát triển, Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định: “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”
2.3 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hữu nghị, cùng có lợi vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một tư tưởng chiến lược quan trọng, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay Điều này nhằm phát huy nội lực, đồng thời khai thác các nguồn lực quốc tế để xây dựng và phát triển đất nước một cách bền vững Dựa trên nguyên tắc bình đẳng, các quốc gia và tổ chức hợp tác với nhau không phân biệt giàu nghèo, lớn nhỏ, hay cấp độ phát triển, tôn trọng chủ quyền và lợi ích chính đáng của mỗi bên Nguyên tắc hữu nghị giúp xây dựng mối