1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mức lương tối thiểu của việt nam trong 20 năm trở lại Đây

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mức Lương Tối Thiểu Của Việt Nam Trong 20 Năm Trở Lại Đây
Tác giả Hoàng Thị Nhã Uyên
Người hướng dẫn TS. Lê Kiên Cường
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Người lao động sẽ dễ bị thiệt thòi vì hiểu nhầm về mức lương tối thiểu dẫn đến việc trả lương không phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của họ.. Theo Bộ luậ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

-TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KINH TẾ HỌC VI MÔ

ĐỀ TÀI:

MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CỦA VIỆT NAM

TRONG 20 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS LÊ KIÊN CƯỜNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN: HOÀNG THỊ NHÃ UYÊN

MSSV: 030138220469

LỚP: DH38DC07

TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 10 năm 2022

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Phân tích “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” là một đề tài hay và có tính thực tế, mang lại sự hiểu biết đúng đắn cho người lao động Là một sinh viên và cũng là một người lao động cho xã hội trong tương lai, em thấy vô cùng ý nghĩa khi có thể làm ra một bài tiểu luận về mức lương tối thiểu, từ đó em có thêm nhiều hiểu biết và kiến thức về mức lương trong thị trường lao động

Em cũng xin cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Kiên Cường, trong quá trình học tập nói chung và tìm hiểu về môn Kinh Tế Học Vi Mô nói riêng, em đã được tiếp nhận nhiều kiến thức từ thầy để có thể hoàn thành bài tiểu luận này Do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót, bản thân em rất mong được nhận những ý kiến đánh giá, góp ý từ phía thầy để bài tiểu luận có thể hoàn thiện hơn

Trân trọng cảm ơn thầy!

Trang 3

MỞ ĐẦU

Lương tối thiểu là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế Đây là dấu mốc pháp

lý đảm bảo quyền lợi của người lao động và có tác động không nhỏ đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế Nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội Do đó, quy định về tiền lương tối thiểu là mối quan tâm của hầu hết người lao động Người lao động sẽ dễ bị thiệt thòi vì hiểu nhầm về mức lương tối thiểu dẫn đến việc trả lương không phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của họ

Tại Việt Nam, lương tối thiểu đã có nhiều sự thay đổi trong 20 năm qua để theo kịp mức sống và chất lượng cuộc sống ngày một cao Ngoài ra, việc tăng lương tối thiểu trong hai thập kỷ qua đã có những tác động tiêu cực và tích cực đến các thành phần kinh tế và các chính sách của Chính phủ nhằm vực dậy nền kinh tế ở trong từng giai đoạn

Nhận thấy tầm quan trọng và những sự thay đổi của mức lương tối thiểu của Việt Nam trong vòng 20 năm gần đây, thông qua tài liệu, thông tin, sách báo, cá nhân em đã

lựa chọn phân tích đề tài “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại

đây” Qua đó bản thân em sẽ có thêm nhiều hiểu biết về vấn đề này, có thể lý giải được

những vấn đề liên quan đến mức lương của người lao động

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

MỞ ĐẦU 3

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU 5

1.1 Định nghĩa về mức lương tối thiểu 5

1.2 Vai trò của mức lương tối thiểu 6

Chương 2: MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CỦA VIỆT NAM TRONG 20 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY 7

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức lương tối thiểu 7

2.1.1 Các nhân tố thuộc thị trường lao động: Cung – cầu lao động ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương 7

2.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp 7

2.1.3 Các nhân tố thuộc bản thân người lao động 8

2.1.4 Các nhân tố thuộc giá trị công việc 8

2.2 Sự biến động của mức lương tối thiểu trong 20 năm trở lại đây 9

2.2.1 Sự biến động của mức lương tối thiểu chung (lương cơ sở) trong 20 năm trở lại đây… ………… ………9

2.2.2 Sự biến động của mức lương tối thiểu vùng trong 20 năm trở lại đây 10

2.3 Thực trạng tiền lương tối thiểu tại Việt Nam 13

2.3.1 Những mặt tích cực 14

2.3.2 Những mặt hạn chế 14

KẾT LUẬN 17

Tài liệu tham khảo 18

Trang 5

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU 1.1 Định nghĩa về mức lương tối thiểu.

Lương tối thiểu theo quy định của Bộ luật Lao động do Quốc hội Việt Nam ban hành là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động Theo Bộ luật Lao động năm

2019 số 45/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019, tại khoản 1 Điều 91: Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ; mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, mức tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường, chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, quan hệ cung, cầu lao động, việc làm và thất nghiệp, năng suất lao động, khả năng chi trả của doanh nghiệp

Đối tượng áp dụng Bộ luật Lao động 2019 bao gồm người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động; người sử dụng lao động; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động

Khoản 1 Điều 1 Bộ luật Lao động 2019 đề cập mức lương tối thiểu với những tiêu chí xác định, mục đích và phạm vi quy định, về đặc điểm, tiền lương tối thiểu được nhận diện, xác định với những đặc điểm như: được xác định tương ứng với trình độ lao động đơn giản nhất, chưa qua đào tạo nghề; tương ứng với mức độ lao động nhẹ nhàng nhất, không đòi hỏi tiêu hao nhiều năng lượng, thần kinh, cơ bắp; tương ứng với môi

Trang 6

trường và điều kiện lao động bình thường; bảo đảm nhu cầu tiêu dùng ở mức tối thiểu cần thiết cho bản thân người lao động; phù hợp với giá sinh hoạt ở vùng và điều kiện kinh tế - xã hội chung của quốc gia

1.2 Vai trò của mức lương tối thiểu.

Tiền lương tối thiểu đóng vai trò quan trọng đối với lợi ích của người lao động và quốc gia Đối với người lao động, tiền lương tối thiểu bảo đảm đời sống tối thiểu của người lao động và là cơ sở để bảo vệ người lao động trong quan hệ lao động Đối với Nhà nước, tiền lương tối thiểu là công cụ điều tiết toàn xã hội, hạn chế bóc lột sức lao động, bảo vệ giá trị của tiền lương, hạn chế cạnh tranh không công bằng trên thị trường lao động…

Việc quy định tiền lương tối thiểu là cơ sở xác định mức lương thực tế mà người

sử dụng lao động trả cho người lao động dựa trên từng loại công việc và điều kiện lao động cụ thể nhằm và vệ quyền lợi tối thiểu cho con người trong quan hệ lao động Đồng thời, tiền lương tối thiểu giúp gắn kết lợi ích của các bên trong quan hệ lao động Tiền lương tối thiểu cũng có tác động đáng kể đến tình hình kinh tế xã hội, cung – cầu, lạm phát và quá trình công nghiệp hóa của một quốc gia

Tiền lương tối thiểu có vị trí, vai trò rất quan trọng Hiện nay, chế độ tiền lương bao gồm các nội dung cơ bản: tiền lương tối thiểu, hệ thống thang bảng lương, các chế

độ phụ cấp lương, chế độ tiền thưởng Trong đó tiền lương tối thiểu chiếm một vị trí đặc biệt, nó là mức sàn, là cơ sở để xác định các nội dung khác trong chế độ tiền lương

Vị trí đặc biệt quan trọng của tiền lương tối thiểu được thể hiện như sau: đầu tiên, mức lương tối thiểu là cơ sở để Nhà nước và người sử dụng lao động xác định thang, bảng lương phù hợp với đơn vị của họ; thứ hai, tiền lương tối thiểu là căn cứ để tính các khoản phụ cấp và tiền thưởng trả cho người lao động; thứ ba, lương tối thiểu là cơ sở

Trang 7

để thực hiện một số chế độ bảo hiểm và chế độ ưu đãi xã hội đối với những người xứng đáng

Tiền lương tối thiểu là sự bảo đảm pháp lý của Nhà nước đối với người lao động trong mọi ngành, mọi lĩnh vực có quan hệ lao động, bảo đảm mức sống tối thiểu tương xứng với khả năng của họ phù hợp với khả năng của nền kinh tế

Chương 2: MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CỦA VIỆT NAM TRONG 20

NĂM TRỞ LẠI ĐÂY 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức lương tối thiểu.

2.1.1 Các nhân tố thuộc thị trường lao động: Cung – cầu lao động ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương.

Khi cung về lao động lớn hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng giảm, khi cung lao động lao động nhỏ hơn cầu lao động thì tiền lương có xu hướng tăng lên, khi cung lao động bằng cầu lao động thì thị trường lao động ở trạng thái cân bằng Tiền lương lúc này là tiền lương cân bằng và mức lương này sẽ bị phá vỡ khi các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu lao động (năng suất biên của lao động, giá cả của hàng hóa và dịch vụ…) thay đổi

Khi chi phí sinh hoạt thay đổi, giá cả hàng hóa và dịch vụ thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của tiền lương Điều này buộc các đơn vị, công ty, doanh nghiệp phải tăng tiền lương cho người lao động để đảm bảo cuộc sống ổn định cho họ và giữ cho tiền lương thực tế của họ không bị giảm xuống

Trên thị trường luôn có sự chênh lệch về tiền lương giữa các khu vực tư nhân, Nhà nước, liên doanh… sự chênh lệch giữa các ngành nghề, giữa các công việc có mức

độ hấp dẫn khác nhau, yêu cầu về trình độ của lực lượng lao động cũng khác nhau, Vì vậy, Nhà nước cần phải có những biện pháp điều tiết tiền lương một cách hợp lý

Trang 8

Sự khác nhau về mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng ảnh hưởng tới tiền lương của người lao động

2.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp.

Các chính sách của doanh nghiệp: các chính sách lương, phúc lợi, phụ cấp, chi phí được áp dụng triệt để và phù hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khuyến khích trực tiếp tăng thu nhập

Khả năng tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến tiền lương Đối với những doanh nghiệp có nhiều vốn, khả năng trả lương cho người lao động trở nên thuận lợi và dễ dàng Ngược lại, nếu khả năng tài chính không ổn định thì tiền lương của người lao động sẽ có nhiều biến động

Cơ cấu tổ chức hợp lý hay không phù hợp cũng ảnh hưởng đến tiền lương ở mức

độ nhiều hay ít Việc quản lý được thực hiện như thế nào và các tổ công tác được bố trí như thế nào để giám sát và đề xuất các biện pháp kích thích sự sáng tạo của người lao động trong sản xuất, tăng hiệu quả và năng suất, góp phần tăng tiền lương

2.1.3 Các nhân tố thuộc bản thân người lao động.

Trình độ công việc: với người lao động có trình độ cao thì sẽ được chi trả lương cao hơn người lao động có trình độ thấp hơn bởi để đạt được trình độ cao thì người lao động phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối cho việc đào tạo đó Đào tạo dài hạn có thể diễn ra trong trường học hoặc tại các doanh nghiệp Để làm được những công việc đòi hỏi trình độ kiến thức và kỹ năng cao mới có thể thực hiện tối và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp thì việc trả lương cao là điều tất yếu

Thâm niên và kinh nghiệm làm việc thường đi đôi với nhau Một người đã làm việc nhiều năm sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, hạn chế được những rủi ro có thể phát sinh trong công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc, đạt năng suất chất lượng cao, từ đó mà thu nhập sẽ ngày càng tăng lên

Trang 9

Hoàn thành công việc nhanh hay chậm, có đảm bảo chất lượng hay không đều ảnh hưởng đến mức lương mà người lao động nhận được

Các nhân tố khác: Ở đâu có sự phân biệt đối xử về màu da, giới tính, độ tuổi, thành thị và nông thôn, ở đó có sự chênh lệch về tiền lương rất lớn, không phản ánh được mức lao động thực tế của người lao động đã bỏ ra, không đảm bảo nguyên tắc trả lương nào cả nhưng trên thực tế vẫn tồn tại

2.1.4 Các nhân tố thuộc giá trị công việc.

Tính hấp dẫn của công việc: những công việc có sức hấp dẫn cao sẽ thu hút được nhiều lao động, các doanh nghiệp khi đó sẽ không chịu nhiều sức ép tăng lương, ngược lại với những công việc kém hấp dẫn hơn, để thu hút người lao động đến với doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải có những biện pháp để đặt mức lương cao hơn Mức độ phức tạp của công việc: mức độ phức tạp của công việc càng cao thì tiền lương cho công việc đó càng cao Mức độ phức tạp của công việc có thể dẫn đến khó khăn về trình độ kỹ thuật, khó khăn về điều kiện làm việc, mức độ nguy hiểm cho người lao động, do đó mức lương sẽ cao hơn so với những công việc đơn giản

2.2 Sự biến động của mức lương tối thiểu trong 20 năm trở lại đây.

2.2.1 Sự biến động của mức lương tối thiểu chung (lương cơ sở) trong 20 năm trở lại đây.

Lương tối thiểu chung (gọi là lương cơ sở) được áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan,

tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là lực lượng vũ trang

Bảng 1 Quy định mức lương tối thiểu chung (lương cơ sở), 2001 – 2022.

Nghị định/Nghị quyết Thời điểm áp dụng Lương cơ sở

(đồng/tháng)

Tốc độ tăng (%)

Trang 10

77/2000/NĐ-CP

03/2003/NĐ-CP

118/2005/NĐ-CP

94/2006/NĐ-CP

166/2007/NĐ-CP

33/2009/NĐ-CP

28/2010/NĐ-CP

22/2011/NĐ-CP

31/2012/NĐ-CP

66/2013/NĐ-CP

47/2016/NĐ-CP

47/2017/NĐ-CP

72/2018/NĐ-CP

70/2018/QH14

01/01/2001 01/01/2003 01/10/2005 01/10/2006 01/01/2008 01/05/2009 01/05/2010 01/05/2011 01/05/2012 01/07/2013 01/05/2016 01/07/2017 01/07/2018 01/07/2019

210.000 290.000 350.000 450.000 540.000 650.000 730.000 830.000 1.050.000 1.150.000 1.210.000 1.300.000 1.390.000 1.490.000

38,1 20,7 28,6 20,0 20,4 12,3 13,7 26,5 9,5 5,2 7,4 6,9 7,2

Từ 2012 trở về trước, tốc độ tăng lương cơ sở đều trên 10%, có khi lên đến 20, 30

và gần 40%; từ 2013 trở về sau, tốc độ tăng lương cơ sở đều dưới 10% Tuy nhiên, trong năm 2020 và đầu năm 2021, dịch bệnh Covid – 19 hoành hành đã khiến nền kinh

tế nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng Chính phủ buộc phải tạm ngưng việc điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết số 128/2020/QH14 mặc dù từ ngày 01/07/2020, tại Nghị quyết số 86/2019/QH14, Quốc hội cũng đã dự kiến tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng nhưng bởi những hậu quả nặng nề mà dịch bệnh gây ra mà việc tăng lương cơ sở và cải cách tiền lương cũng bị hoãn Đến năm 2022, căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết số 34/2021/QH15: “Lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ trước năm 1995” Do vậy mà từ 01/07/2019 đến nay, mức lương cơ sở vẫn sẽ thực hiện theo quy

Trang 11

định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP tức là vẫn áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng

2.2.2 Sự biến động của mức lương tối thiểu vùng trong 20 năm trở lại đây.

Lương tối thiểu vùng áp dụng đối với lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, các nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động Thuật ngữ lương tối thiểu vùng xuất hiện sớm nhất từ Bộ luật Lao động năm

1994, có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 Cũng theo Điều 56 Bộ luật này, lương tối thiểu vùng do Chính phủ quyết định và công bố sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và đại điện của người sử dụng lao động Tuy nhiên phải đến năm 2007, Chính phủ mới ban hành Nghị định đầu tiên về lương tối thiểu vùng là Nghị định 167/2007/NĐ-CP Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định này được bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2008

Bảng 2 Quy định mức lương tối thiểu vùng, 2007 – 2022

Nghị định Thời điểm

áp dụng

Mức lương tối thiểu vùng (đồng/tháng) Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV 167/2007/NĐ-CP

168/2007/NĐ-CP

01/01/2008 - Mức 620.000 đồng/tháng và 1.000.000a

đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh

- Mức 580.000 đồng/tháng và 900.000 đồng/tháng a

áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố

Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành

Ngày đăng: 06/12/2024, 14:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN