1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn lãnh Đạo Đề tài lãnh Đạo bằng sức mạnh trí tuệ cảm xúc

71 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 6,12 MB

Nội dung

Nhóm chọn đề tài: “ Lãnh đạo bằng sức mạnh trí tuệ cảm xúc” để trau dồi các kiến thức cốt lõi giúp bản thân và những ai quan tâm đề tài có thể rút ra các bài học không những trong công v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HO CHI MINH

KHOA QUAN TRI KINH DOANH

Trang 2

MUC LUC

PHAN MO DAU,Q csssssssssscssseccssecessccssssccssseecsnseccsssecesnsecsssseesunseesssecsuseeessseessnseessnseeensesens 4

1 Ly do chon de taii cscccssscssssssssssscssssssessscsscsessssesssssncsascenccesssncsescesccansaneaececesceneasees 4

b) — Thực trạng co co cọ HH TH TH c TH c0 0040 t9 4

Phần I: Sức mạnh trí tué CAM XUC sesssessesssessesssessesssessessscsscssseeacsacsesceacescaeesesaceaesses 11 2.1 Lãnh đạo với trí tuệ Cảm XÚC << HH TH HH HH HH HH kh 11 2.2 Lãnh đạo tạo cộng hưởng - <5 < 2 TH TH HH HH h4 15

2.4 Sáu phong cách lãnh ao œ - -< = s nọ nh Họ HH ngự 22

Phần II: Học cách lãnh đạạO s 5° 5< 5° se se +seevseEseSrsevseerserseersersersesseree 28 2,6 Trở thành nhà lãnh đạo tạo cộng hưởng:, - 4s c Ăn 33 ng, 28 2.7 Động lực thay đủi -.ss-sc set tt h7 TA 7xx 7A56 0927514 s0sxxe 37 2.8 Thay đổi để lãnh đạo thành công - 5-5 s-scsecseesserserssersesesreoxee 38 Phần III: Xây dựng tổ chức trên nền tảng trí tuệ cảm XÚC 5-5-5 s55: 42

2.10 Hiện thực và tầm nhìn lí tưởng - << scsosseeserxserseeeersessesersessre 44

Trang 3

Phu luc A

Phu luc B

TAI LIEU THAM KHAO

TRAC NGHIEM

BIEN BAN PHAN CONG

BIEN BAN KIEM TRA

BIEN BAN DANH GIA

Trang 4

DANH MUC HiNH ANH

Hinh 1: Cau tritc não bộ - 52 9 E1 1112112111112 22121212121 1 ng He re

Hình 2: Năm khám phá trong quá trình học hỏi định hướng tập trung vào bản thân

Trang 5

để tạo cho họ những kỹ năng và kiến thức vững chắc cho vai trò lãnh đạo của các nhà lãnh đạo Người lãnh đạo là l trong các nhân tổ đóng vai trò quyết định tới sự sống còn,

sự phát triển của tổ chức Họ được ví như người chèo lái con thuyền giữa biển Nếu

người lãnh đạo đủ tài giỏi để chèo lái cùng với sự đồng lòng của những thành viên trong

tô chức thì con thuyền đó có thể đến được mục tiêu đã định Như vậy, đề trở thành một

nhà lãnh đạo giỏi thì một cá nhân phải có những phẩm chất, kỹ năng mà người khác

không có được Nhóm chọn đề tài: “ Lãnh đạo bằng sức mạnh trí tuệ cảm xúc” để trau

dồi các kiến thức cốt lõi giúp bản thân và những ai quan tâm đề tài có thể rút ra các bài học không những trong công việc mà lẫn cuộc sống về khả năng lãnh đạo, quản lí người khác và bản thân

b) Thực trạng

Trong nền kinh tế thị trường bên cạnh những thay đổi về kỹ thuật, công nghệ,đào tạo cần phải có những thay đổi trong phong cách lãnh đạo Người lãnh đạo không chỉ đơn giản ngôi chờ khách hàng tới mua mà không cần quan tâm đến nhu cầu, sở thích, tâm lý của

họ, và người lãnh đạo cũng không chỉ đơn giản ngồi ra lệnh cho nhân viên bên đưới, đó cũng không phải là những người không dám nghĩ không dám làm chỉ thụ động làm theo những quy định cứng nhắc của cơ chế cũ dưới thời bao cấp Họ Phải là những người có

cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ lãnh đạo, họ phải có một

phong cách lãnh đạo mới hợp lý hơn, có một phong cách lãnh đạo vừa đáp ứng được nhu

Trang 6

cầu khác nhau của người lao động vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thê người lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh

2 Mục tiêu nghiên cứu

Muc tiêu nghiên cứu chung: Nêu lên được những phâm chất cần thiết nhằm giúp mỗi cá nhân có cơ sở tham khảo, nhận xét, điêu chỉnh và rèn luyện thói quen, tính cách cho mình

đề sớm có thê trở thành một nhà lãnh đạo giỏi trong tương lai

Muc tiéu cụ thể:

Phân tích các đặc điểm, hành vi đề trở thành 1 nhà lãnh đạo tốt

Đưa ra các tình huống và giải pháp nên thực hiện đề nhà lãnh đạo cân nhắc hơn trong các lần ra quyết định tiếp theo

Chỉ ra các yếu tô trong 1 tổ chức và cách nhà lãnh đạo nên duy trì và phat trién

3 Đối tương nghiên cứu

- _ Các nhân tô một cá nhân cần có đề trở thành 1 nhà lãnh đạo tốt

- _ Các nhân tố xung quanh như tổ chức, quan hệ nhà lãnh đạo cần thích nghi

4 Phạm vi nghiên cứu

- _ Không gian: Nội dung trong sách “Lãnh đạo bằng sức mạnh trí tuệ cảm xúc”

- _ Thời gian: 2019 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp Phân tích và tổng hợp: Các tác giả đã được tiếp cận nhiều nguồn thông tin lớn Từ đó, tiên hành thu thập các đữ liệu của hàng ngàn nhà lãnh đạo

6 Ý nghĩa

Cuốn sách Lãnh Đạo Bằng Sức Mạnh Trí Tuệ Cảm Xúc là một tài liệu cần thiết cho các

nhà quản lý, những người muốn trở thành nhà lãnh đạo tương lai and các sinh viên chuyên ngành quản lý, quản trị Với những nghiên cứu mới nhất về não bộ, cuốn sách

Trang 7

cho thấy sức mạnh của trí tuệ cảm xúc trong việc quản lý con người, truyền cảm hứng và nhiệt tình công hiển của nhân viên Cuốn sách cũng cung cấp các phong cách lãnh đạo và giải thích tầm quan trọng của sự cộng hưởng giữa trí tuệ và cảm xúc Vì vậy, cuốn sách là một tài liệu hữu ích với những ai muốn phát triển bản thân và thúc đây sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức

Bài học

1 Nhà lãnh đạo xuất sắc cân có năng lực trí tuệ cảm xúc cao đề truyện cảm hứng, khơi

dậy cảm xúc tích cực và tăng nhiệt tình công hiện của nhân viên

2 Tổ chất lãnh đạo không chỉ bao gồm trí thông minh mà còn bao gồm cả khả năng quản

ly cam xúc và tình cảm của con người

3 Việc rèn luyện và cân bằng sức mạnh trí tuệ cảm xúc (EQ) và trí tuệ thông minh (IQ)

là rất cần thiết đề trở thành một nhà lãnh đạo thành công

4 Việc quản lý con người thông qua cảm xúc và trí tuệ là một tác vụ phức tạp và không phải ai cũng có thê làm được

5 Cuốn sách Lãnh Dao Bằng Sức Mạnh Trí Tuệ Cảm Xúc mang lại những nghiên cứu

đột phá về năng lực trí tuệ cảm xúc và thay đối quan điểm về vai trò của nhà lãnh đạo tài

ba

7 Tổng quan

Định kiến về sự phiền nhiễu của cảm xúc tại nơi làm việc đã cắm rễ quá sâu trong suy nghĩ của hầu hết chúng ta Trên thực tế, mặc dù năng lực nhận thức thuần túy và năng lực chuyên môn là cần thiết cho công việc, nhưng chính các năng lực trí nhớ cảm xúc mới giúp phân định ra nhà lãnh đạo xuất chúng.Những nghiên cứu mang tính đột phá về não

bộ đã cho thấy sức mạnh của nhà lãnh đạo giàu trí tuệ cảm xúc trong việc truyền cảm hứng, khơi dậy cảm xúc tích cực và nhiệt tình cống hiến nơi nhân viên.Tạp chí Time

Trang 8

nhận xét về nội dung sách: “Cũng như cách mà cuốn sách đầu tiên của Goleman, Emotional Intelligence, mở rộng tầm nhìn của chúng ta về trí thông minh cảm xúc, Lãnh đạo bằng sức mạnh trí tuệ cảm xúc thay đôi gần như hoàn toàn các quan điểm trước nay

về một nhà lãnh đạo tài ba” Tổ chất lãnh đạo không phải tự nhiên mà có, nó là cộng

hưởng giữa IQ (Trí tuệ) và EQ (Cảm xúc), việc rèn luyện và có tầm nhìn khám phá bản thân sao cho dung hòa được cả hai yếu tổ trên là điều rất cần thiết của các nhà lãnh đạo hiện tại và tương lai.Việc quản lý con người thông qua cảm xúc và trí tuệ không phải là việc đơn giản mà a1 cũng có thể làm được Tuy nhiên, nêu nhà lãnh đạo có sự cộng

hưởng của Trí Tuệ và Cảm Xúc thì mọi khúc mac, xung đột trong quá trình làm việc

cùng nhau sẽ không khó giải quyết.Ngoài Bốn phong cách đứng đầu gồm Tầm nhìn (visionary), Huấn luyện (coaching), Liên kết (affiliative), Dân chủ (đemocratic) giúp tao

sự cộng hưởng nhằm nâng cao hiệu suất làm việc, thì hai phong cách lãnh đạo còn lại là Yêu cầu cao độ (paceseting) và Mệnh lệnh (commanding) chỉ hữu ích trong một số trường hợp và nên được áp dụng một cách thận trọng Đây là Sáu phong cách lãnh đạo,

sự cộng hưởng không chỉ bắt nguồn từ tâm lý hay kỹ năng thuyết phục của nhà quản lý,

nó còn đến từ việc phối hợp nhuần nhuyễn các phong cách lãnh đạo.Cả ba tác giả Daniel Goleman, Richard Boyatzis va Anni McKee đều có nhiều năm kinh nghiệm trong việc

giảng dạy, nghiên cứu, báo cáo về bộ não, hành vi tổ chức, Tâm lý học và Khoa học, nội

dung với lối viết súc tích, các tác giả thê hiện những quá trình phức tạp và có phần trừu tượng một cách dễ hiều, cuốn hút và khơi gợi cảm hứng nơi bạn đọc — (theo Tạp chí USA Today) Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận những lợi ích thiết thực của lãnh đạo bằng Trí Tuệ Cảm Xúc, đồng thời bồi dưỡng năng lực này nơi đội ngũ quản lý nhằm tạo sự cộng hưởng tích cực giúp thúc đây và truyền cảm hứng cho toàn doanh nghiệp, tổ chức Xây dựng tô chức trên nền tảng Trí Tuệ Cảm Xúc không chỉ đành riêng cho các nhà lãnh đạo mà nó còn giúp các nhân tố cá nhân có định hướng phát triển sự nghiệp, nâng cao

tầm nhìn để trở thành một nhà lãnh đạo tương lai Những bài học đắt giá cùng kỹ năng

thực tế còn giúp các bạn sinh viên chuyên ngành quản lý, quản trị thiết thực hơn, có tầm nhìn lý tưởng, tạo dựng sự thay đổi bền vững nhất

Trang 9

Bồ cục

Chương I: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Chương 2: Tóm tắt sách “Lãnh đạo bằng sức mạnh trí tuệ cảm xúc” Phần I: Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc

Phần II: Học cách lãnh đạo

Phân III: Xây dựng tô chức trên nền tang trí tuệ cảm xúc Chương 3: Bài học kinh nghiệm

Trang 10

NOI DUNG CHINH TIEU LUAN

CHUONG 1 GIOI THIEU TAC GIA, TAC PHAM

Câu nói "Lãnh đạo là người gieo hy vọng" của Napoleon đã trở thành một nguyên tắc

lãnh đạo phô biến được nhiều người tham khảo Tuy nhiên, không phải lãnh đạo nào

cũng biết cách truyền tải hy vọng một cách thích hợp

Trong cuốn sách "Lãnh đạo bằng sức mạnh trí tuệ cảm xúc" của các tác giả đanh tiếng

Damel Goleman, Richard Boyatzis và Annie Mckee từ Học viện Harvard Business

Review, họ đã chỉ ra rằng sức mạnh của trí tuệ cảm xúc là yêu tố quan trọng trong năng lực và thành công của nhà quản lý Điều này không chỉ liên quan đến việc thúc đây kết quả kinh doanh và giữ chân nhân tài, mà còn liên quan đến việc truyền cảm hứng và tạo

động lực cho nhân viên, khám phá những động cơ thúc đây họ làm việc hết mình và đam

mê với công việc

Trong bôi cảnh đó, việc lãnh đạo hiệu qua doi hoi kha nang hiệu và quản lý cảm xúc của

chính mình và của những người khác, đề tạo ra môi trường làm việc tích cực và khích lệ

sự phát triển cá nhân và sự thăng tiễn của tất cả các thành viên trong tô chức

Cuôn sách "Lãnh đạo băng sức mạnh tri tué cam xtc" cua Harvard Business Review gidi

thiệu một cách súc tích và dê hiểu về tâm quan trọng của cảm xúc trong lãnh đạo Nó cung cấp câu trả lời cho những câu hỏi xoay quanh vai trò của trí tuệ cảm xúc trong lãnh

đạo

Hiện nay, trách nhiệm lãnh đạo không chỉ thuộc về những người quản lý cao cấp như giám đốc điều hành, mà còn thuộc về từng người đứng đầu trong nhóm làm việc như quản đốc, nhóm trưởng hay trưởng phòng Đó là lý đo tại sao kiến thức được tóm tất

Trang 11

lãnh đạo, không phân biệt vị trí, nơi làm việc hay chức vụ mà họ đảm nhận

Daniel Goleman la tac giả nôi tiếng của nhiều cuốn sách về trí tuệ cảm xúc và trí tuệ xã hội, cũng như là một phóng viên khoa học từng làm việc cho tờ New York Times Ông đã

được đề cử giải Pulitzer hai lần và nhận được giải thưởng Thành tựu Trọn đời từ Hội

Tam ly hoc Hoa Ky

Richard Boyatzis là một giáo sư đại học và giảng dạy về Hành vi tổ chức, Tâm lý học và

Khoa học nhận thức tại Đại học Case Western Reserve Ông cũng là tiến sĩ ngành Tâm lý học Xã hội từ Đại học Harvard

Annie Mckee la đồng sáng lập Học viện lãnh đạo Teleos va giảng day tai Dai hoc Pennsylvania vé nganh su pham

10

Trang 12

CHUONG 2 TOM TAT NOI DUNG TAC PHAM

Phan I: Stre manh tri tué cam xtc

2.1 Lãnh đạo với trí tuệ cảm xúc

2.1.1 Vấn đề nền tảng:

Trong một nhóm hay tô chức, nêu như một nhà lãnh đạo là người có một sự ảnh hưởng

nhất định đến cảm xúc đến những cá nhân khác trong một nhóm Nếu như người lãnh đạo tích cực, thoải mái, thúc đây nhiệt tình thì các nhân viên sẽ làm việc hăng say hơn Ngược lại, nếu như người lãnh đạo họ tức giận thì sẽ ảnh hưởng đến nhân viên và ảnh hưởng đến

cả hiệu quả công việc Chính vì vậy, sự thành công hay thất bại của một tô chức phụ

thuộc vào năng lực lãnh đạo và trí tuệ cảm xúc, nói cách khác, nen tang cua sự thành công khi lãnh đạo đó là trí tuệ cảm xúc

2.1.2 Nguyên tắc vòng hở trong não bộ:

Cấu trúc bộ não đóng vai trò quan trọng, khiến cho tác phong của nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng Đây được gọi là nguyên tắc vòng hở của hệ viền (limbic system), trung khu

cảm xúc Nếu như một hệ thông khép kín như hệ tuần hoàn có thể tự điều chỉnh được và

sẽ không bị ảnh hưởng bởi những yếu tổ tác động tới hệ tuần hoàn của người xung quanh Nhưng nếu là hệ thống vòng hở lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường xung quanh, nghĩa là đựa vào mối quan hệ với người xung quanh đề ôn định cảm xúc của mình Chính

vi thé, hệ thống này cho phép cá thê tìm kiếm sự an ủi từ một cá thể khác như người mẹ

dỗ dành đứa con đang khóc

11

Trang 13

Nguyên tắc vòng hở trong não bộ giống như sự điều chỉnh giữa người với người, nều một người phát tín hiệu thì sẽ ảnh hướng đến các yếu tố sinh ly trong cơ thê người khác Không chỉ vậy, cảm xúc của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng đến những ai có liên quan và

2.1.3 Sức ảnh hưởng của nhà lãnh đạo

Xét theo nguyên tắc vòng hở hệ viền thì sự tác động của các thành viên trong nhóm tạo ra một sự hỗn hợp trộn lẫn các cảm xúc với nhau; tuy nhiên, nhà lãnh đạo vẫn có một sự ảnh hưởng mạnh mẽ trong đó Chính vì vậy rất dễ thấy trong môi trường công sở, các nhân viên đều nhìn sắc mặt của cấp trên đề có thái độ cho phù hợp Tuy vậy, một vài trường hợp đặc biệt khác, khi nhà lãnh đạo chính thức lại không phải là người ảnh hưởng lên

người khác mà lại là một người khác, được coi là nhà lãnh đạo không chính thức Điều

này điển ra đo nhà lãnh đạo chính thức không xây dựng được lòng tin nên lúc nảy, các cá nhân trong tập thể sẽ tìm đến một người khác đáng tin cậy hơn và lúc này, người này lại

có sức ảnh hưởng đến các cá nhân trong tập thê đó

Theo nguyên tắc vòng hở thì nhà lãnh đạo vẫn có một sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong một

tô chức

Tuy nhiên, sức ảnh hưởng còn phụ thuộc vào niềm tin mà nhà lãnh đạo đó gây dựng đối với nhân viên

2.1.4 Thỏi nam châm cảm xúc

Dù là ai hay đi chăng nữa thì người gây tác động đến cảm xúc của người khác đóng vai

trò “cực hút”

12

Trang 14

2.1.5 Tiếng cười và vòng hở não bộ:

Tiếng cười đóng vai trò quan trọng, là minh chứng cho sức mạnh của vòng hở não bộ và

là đại diện cho tính lan truyền của cảm xúc Về phương điện thần kinh học, tiếng cười giúp rút ngắn khoảng cách giữa mọi người với nhau vì tiếng cười giúp kết nồi hệ viền của

họ ngay lập tức Phản ứng này được các nhà khoa học gọi là ô khóa cảm xúc, vì vậy những người có thiện cảm với nhau để đàng và thường xuyên cười theo nhau Tương tự vậy thì trong môi trường công sở, tiếng cười thê hiện mức độ hòa hợp của nhóm cộng sự,

sự đồng điệu về cảm xúc lẫn tâm trí Tóm lại, tiếng cười cho thay việc các cá nhân có

cùng “tần số”, vì vậy, nhà lãnh đạo muốn nhân viên bắt nhịp với tan s6 thi ho can thé

hiện cảm xúc qua gương mặt và cử chỉ, giọng điệu Tuy nhiên, cần phải biết thể hiện cảm

xúc ở mức chừng mực, tránh việc thể hiện quá lỗ Một nhà lãnh đạo thầu hiểu cảm xúc thì

sẽ thu hút được nhiều nhân lực, đặc biệt là người có tài Ngược lại, người lãnh đạo chỉ

biết cáu gắt, gây áp lực cho người khác thì sẽ không thể nào thu hút người giỏi về tổ chức của mình, thậm chí nhân viên của họ sẽ càng trở nên xa lánh vì không ai thích tiếp xúc

với một người lãnh đạo tiêu cực như vậy

2.1.6 Ảnh hưởng của tâm trạng:

Tâm trạng là một trong những yếu tô ảnh hưởng đến công việc Khi tâm trạng tốt thì công việc điển ra suôn sẻ nhưng khi tâm trạng bất thường sẽ ảnh hưởng đến tiễn độ công việc Tuy vậy, trong môi trường công sở thì các cá nhân lại không xem trọng vẫn đề này nhưng xét về mức độ ảnh hưởng của tâm trạng thì điều này nên được ưu tiên chu y dén Chang

hạn như trong một tô chức, nếu một nhà lãnh đạo có tâm trạng tốt, lạc quan thì họ sẽ có

động lực và giúp cho công việc hoạt động tốt hơn Ngoài ra, một số trường hợp tuy nhà lãnh đạo mang tâm trạng tức giận nhưng không có nghĩa là điều xấu Chăng hạn như nhà

lãnh đạo phát hiện một thành viên bị quấy rối tình dục thì hiển nhiên, việc họ tức giận lại

là yếu tô thúc đây họ phải nhanh chóng tìm cách giải quyết

Tâm trạng có sự ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu suất công việc Nếu tâm trạng tốt thì công việc sẽ đạt kết quả tốt và ngược lại

13

Trang 15

2.1.7, Cái giá của cảm xúc tiéu cuc va Tam trang tot, lam viéc tot:

Các cảm xúc tiêu cực như sự mệt mỏi, căng thăng, tức giận gây xao nhãng và ảnh hưởng đến công việc Không những thê, những điều này còn làm giảm trí lực, trí tuệ cảm xúc và sự minh mẫn Dễ thấy nhất đó là một người đang tức giận, lúc này họ khó thé nao nhìn thâu được vân đề cũng như trở nên đở hơn trong việc ứng xử, giao tiệp xã hội

Vì thế, một bầu không khí tốt được tạo bởi các cá nhân, đặc biệt là người lãnh đạo sẽ tạo

ra những hiệu ứng tích cực trong công việc Điều đó chính là động lực đề hoàn thành mục

tiêu, nâng cao khả năng sáng tạo và thúc đây việc đưa ra quyết định Đối với đội ngũ lãnh đạo, khi họ có tâm trạng tốt thì lúc này sự hợp tác diễn ra suôn sẻ, tăng hiệu quả công

việc và đạt được kết quả kinh doanh tốt

2.1.8 Thước đo cảm xúc:

Trong phần này đã đề cập đến một số giải pháp, trong đó nhân mạnh tầm quan trọng về

vai trò của nhà lãnh đạo cộng hưởng và nhắn mạnh những điều mà một nhà lãnh đạo nên

làm đó là phải biết cách thấu hiểu và cảm thông với nhân viên Nhà lãnh đạo là người điều khiển bầu không khí tại nơi làm việc và mức độ hài lòng khách hàng của nhân viên

2.1.9 Làm dịch vụ với nụ cười trên môi:

Ngành dịch vụ bị chỉ phối bởi nhân viên hay nói cách khác là chịu tác động từ nguyên tắc vòng hở não bộ, dé bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và các yếu tô môi trường Vì vậy trong

phan này đã đưa ra một số ví đụ về sự khác biệt giữa các ngành dịch vụ khác nhau Nếu

như y tá khoa tim mạch chịu ảnh hưởng bởi nhiều yêu tố cảm xúc khác, họ dễ bị áp lực, khó chịu thì theo một nghiên cứu, điều này dễ đàng làm tăng tỉ lệ tử vong của bệnh nhân

lên gấp nhiều lần so với khoa điều trị khác Nhưng với một nhân viên thu ngân vui vẻ thì

sẽ làm khách hàng cảm thấy hài lòng khi mua hàng và sẽ quay lại lần sau và thậm chí còn

giới thiệu cho ban be Vi vay, đối với nhà lãnh đạo, họ cần tạo môi trường cởi mở, Vui vẻ

để tác động tích cực đến nhân viên và từ đó giúp cho kết quả kinh doanh hay hiệu suất làm việc tốt hơn

14

Trang 16

Ngành địch vụ là một trong những ngành bị ảnh hưởng bởi nguyên tắc vòng hở não bộ

Do đó, nhà lãnh đạo cần biết cách để tạo một bầu không khí, tâm trạng tốt để nhân viên làm tốt công việc của mình

2.2 Lãnh đạo tạo cộng hướng

Lãnh đạo cộng hưởng đó là cách mà một người lãnh đạo thâu hiểu cảm xúc của nhân viên

và dẫn đắt cảm xúc của họ theo chiều hướng tích cực Một ví dụ dễ thay đó là người sếp

thử hai xuất hiện trong tình huống Sa thải nhân viên BBC ở chương l, ông đã bắt được

“tần số” cảm xúc và truyền được động lực cho nhân viên trong tỉnh thế khó khăn Nhờ đó

mà ông nhận được một tràng võ tay từ chính những người nhân viên đang cảm thấy buồn

bã vì bị sa thải Trong phần này cũng đề cập qua cách thức nhận biết một người lãnh đạo cộng hưởng, đó là khả năng thu phục người khác với năng lượng nhiệt huyệt của mình 2.2.1 Trí tuệ cảm xúc (ED:

Yếu tô quyết định khả năng điều hành và dẫn dắt cảm xúc của tập thể Một nhà lãnh đạo

có EI cao thì sự cộng hưởng dễ đàng được tạo ra, vì họ mang đến sự nhiệt huyết và năng

lượng đến từng thành viên Tùy theo từng tình huỗng mà họ không chỉ bắt nhịp cảm xúc

mà còn biều đạt những cảm xúc thích hợp

2.2.2 Nhà lãnh đạo “lạc điệu”:

Sự “lạc điệu” nghĩa là nhóm cộng sự thiếu đi sự hài hòa, hòa hợp về mặt cảm xúc và các

cá nhân trong nhóm cảm thay su lac long Va nếu mất đi sự hòa khí trong một tô chức thì

sẽ làm các cá nhân cảm thay chán nản mỗi khi bị khiển trách hoặc phê hình trong cơn nóng giận Sự bất hòa khiến mọi người trở nên xa cách, các cá nhân đễ bị căng thăng 2.2.3 Các đạng của sự bat hoa:

¢ Duoc gay ra béi nhà lãnh đạo độc tài

« - Được gây ra bởi nhà lanh dao khén khéo

15

Trang 17

Sự bất hòa có thê xảy ra có chủ đích hoặc một vài trường hợp vô tình chỉ vì người lãnh đạo không có hoặc thiếu khả năng thầu hiểu cảm xúc Tuy vậy, nội dung trong sách cũng

có đề cập qua một trường hợp đáng quan ngại nhất đó là nhà lãnh đạo gây bất hòa là một

kẻ độc tài bởi vì họ là người gây ra tình huống có chủ đích, luôn tìm cách đề chửi bới, mắng nhiếc người khác hoặc một người mắc chứng rối loạn thần kinh thích thao túng người khác Chung quy, những người lãnh đạo như vậy sẽ dần khiến các nhân viên trở

nên tôi tệ về mặt tinh thần nhiều hơn

Ngoài ra còn có nhà lãnh đạo gây bất hòa lại là một người khôn khéo, lôi kéo người khác

nhằm đạt được lợi ích cá nhân Kết quả khi phát hiện ra điều này, nhân viên sẽ không còn

niêm tin ở sếp của mình

2.2.4 Kẻ độc tài mị dân và nhà lãnh đạo tạo cộng:

Nhà lãnh đạo: Tạo cảm xúc tích cực, tạo niêm tin và truyền cảm hứng, đặt nên móng cho

sự phát trién chung

Kẻ độc tài: Gây ra cảm xúc tiêu cực, tạo ra nội sợ hãi cho “dân chúng”, chia rẽ và khiến

người khác dè chừng

Nội dung trong phân này chủ yếu bàn luận về Kẻ độc tài cũng như phân biệt giữa kẻ độc

tài và nhà lãnh đạo cộng hưởng Trong đó, kẻ độc tài khi xem xét sơ qua dễ bị nhằm

tưởng là nhà lãnh đạo cộng hưởng vì xét cho cùng thì kẻ độc tài đều có khả năng thuyết phục và lôi kéo người khác Nhưng nếu so với nhà lãnh đạo cộng hưởng thì kẻ độc tài

gây ra cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là nỗi sợ đan xen lẫn sự bực tức trước hiểm họa của

“dan chúng” Thay vì đoàn kết mọi người lại thì những kẻ này lại cố ý chia rẽ và khiến người khác dè chừng thay vì đồng lòng hỗ trợ, hoàn thành sự nghiệp chung Đối với nhà lãnh đạo cộng hưởng thì họ đặt nền móng cho sự xây dựng và phát triển chung, tạo sự tin

tưởng và truyền cảm hứng hơn là đem đến sự tiêu cực như cách mà kẻ độc tài mang đến Tuy nhiên, trong môi trường làm việc thì một số nhà lãnh đạo vẫn thực hiện những chiến

lược bất chính như gây ra sự sợ hãi và lo lắng cho nhân viên hay những mánh khóe nhằm

Trang 18

chút gì và thúc giục nhân viên bằng sự lạc quan dù cho nhân viên đang rất bực tức trước

tình hình của công ty

phan não cảm xúc được liên kết chặt chẽ với nhau, đây là cơ sở cho lãnh đạo với trí tuệ

cảm xúc Trong nhiều tình huống khẩn cấp thì trung khu cảm xúc thuộc hệ viền sẽ nắm quyền điều khiên

Sự tổn tại của cảm xúc cũng cần thiết vì đó là cách mà bộ não cảnh báo trước những tình

huống nguy hiểm và đưa ra quyết định tức thời như ta thường thấy trong chiến đấu, bỏ chạy hay chết đứng Hạch hạnh nhân (amygdala) đóng vai trò như một radar và dò xét, từ

đó đưa ra các cảnh báo khi bắt gặp các nguy hiểm

17

Trang 19

Đề có thê có được sự hòa hợp cân băng giữa cảm xúc va ly tri déu nho vao su diéu phoi điển ra ở siêu xa lộ thân kinh và còn có sự phôi hợp hài hòa giữa hệ viên và vùng trước trán là nền tảng cho trí tuệ cảm xúc - yếu tô quan trọng đối với nhà lãnh đạo

2.2.6 Bốn phạm vỉ của trí tuệ cảm xúc: Đẻ tạo phong cách lãnh đạo tạo cộng hưởng

x x

can:

- Tự nhận thức: sự thâu hiểu về cảm xúc dé giúp chúng ta kiểm soát được và đồng

thời cũng nhận biết và cảm nhận cảm xúc của người khác Đây là tiền đề cho 7

ch Nhờ sự nhận thức, nhà lãnh đạo có thể phát hiện kịp thời cảm xúc tiêu cực,

tìm nguyên nhân của chúng và cách đề chế ngự

- — Tự chủ

- _ Nhận thức xã hội: là sự đồng cảm, giúp nhà lãnh đạo trong nhiệm vụ quan trọng

đó là phát động hay lan tỏa sự cộng hưởng Từ đó, nhà lãnh đạo có thể giúp giảm bớt sự sợ hãi, cơn giận thông qua việc đồng điệu cảm xúc với người khác, mọi người trở nên thoải mái, phần chắn hơn, còn giúp họ hiểu được giá trị tap thé và vần đề cần ưu tiên

- Quan tri quan hệ

2.3 Lãnh đạo từ chính góc độ thần kinh học:

Chi s6 cam xuc (Emotional Quotient — EQ) hay trí tué cam xuc (emotional intelligence — EI) là khả năng kiểm soát cảm xúc của bạn và mọi người xung quanh bạn Nhiều người lầm tưởng rằng trí tuệ cảm xúc là cách sống lạc quan và tự tin, nhưng thực tế thì trí tuệ

cảm xúc đòi hỏi tính tự chủ nhiều hơn

Một sô nhà lãnh đạo vôn sinh ra với chỉ sô cảm xúc cao, tuy nhiên, cũng tương tự như kĩ

năng lãnh đạo, trí tuệ cảm xúc có thể đào tạo và phát triển được

2.3.1 Vai trò của lãnh đạo đối với trí tuệ cảm xúc:

18

Trang 20

cứu đã chứng minh rằng những nhà lãnh đạo có chỉ số EQ cao góp phần thúc đây hiệu suât tông thể của tô chức

Một nhà lãnh đạo có trí tuệ cảm xúc cao có khả năng truyền cảm hứng cho người khác

Họ tạo ra một môi trường làm việc hài hòa, khích lệ năng suất làm việc của nhân viên

Nhân viên sẽ công hiến hơn nếu họ được hướng dẫn bởi một người lãnh đạo biết lắng

nghe, mà họ tin tưởng và tôn trọng

Làm việc dưới sự lãnh đạo của những người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ mang lại sự hạnh phúc cho nhân viên Ngược lại, những người lãnh đạo với chỉ số cảm xúc thấp, quản lý chặt chẽ, có thể gây ra căng thăng và kiệt qué ca thé chất lẫn tinh than

Tuy nhiên, trí tuệ cảm xúc không thê thay thế trí thông minh và kỹ năng chuyên môn Một nhà lãnh đạo có kiến thức về kinh doanh sẽ có cái nhìn tổng quan và dự đoán được các khía cạnh kinh doanh hiệu quả Một người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ giải quyết những

vân đê liên quan đên nhân sự một cách tôt hơn

Ca trí tuệ cảm xúc và trí thông minh đều quan trọng trong việc thúc đây sự đồng lòng và

tạo động lực cho nhân viên hướng đến mục tiêu chung Một nhà lãnh đạo cần sự cân bằng

giữa hai yêu tô này để được tôn trọng và tin tưởng Để duy trì sự cạnh tranh trong thị trường ngày nay, các công ty cần đầu tư vào việc phát triển và nâng cao khả năng lãnh đạo và quản lý, bao gôm cả trí tuệ cảm xúc

Trong một nghiên cứu do Center for leadership thực hiện , các chuyên gia nhận thấy năng

lực lãnh đạo thấu cảm tác động tích cực đến hiệu suất công việc cũng như cảm xúc của

thánh viên trong nhóm những người quản lý biết thê hiện sự đồng cảm với nhân viên

được cấp trên đánh giá là làm việc tốt hơn hắn

2.3.2 Bon phạm vi cua trí tuệ cảm xúc và các năng lực tương ứng để phát triển bản thân là:

19

Trang 21

Năng lực cả nhân (Năng lực tự chủ):

© Tự nhận thức:

- Hiéu va nhận biết cảm xúc của bản thân

- _ Tự đánh giá chính xác: Nhận thức rõ về ưu nhược điểm của bản thân

- _ Tựtm: Tm tưởng vào giá trị và khả năng của bản thân

© Tw chu:

- _ Kiểm soát cảm xúc và xử lý xung đột tiêu cực

- - Minh bạch: Thẻ hiện sự trung thực, chính trực va dang tin cay

- _ Linh hoạt: Thích ứng và vượt qua thay đổi và trở ngại

- _ Tận tâm: Nỗ lực cải thiện bản thân và hoàn thành công việc tốt nhất

- -_ Chủ động: Tận dụng cơ hội và hành động

- _ Lạc quan: Nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực

Năng lực xã hội (Năng lực quản lÿ mỗi quan hệ):

® - Nhận thức xã hội:

- _ Cảm nhận và đồng cảm với người khác, nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn của họ

- _ Nhận thức tập thê: Hiểu về tình hình tổ chức và các hoạt động tập thé

- _ Phụng sự: Hiều và đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đồng nghiệp

*®- Quản trị mỗi quan hệ:

- Truyền cảm hứng: Dẫn dắt và tạo động lực cho mọi người với một tầm nhìn thuyết phục

- _ Ảnh hưởng: Sử dụng các chiến lược đề thuyết phục và tác động lên người khác

- _ Bồi dưỡng: Hướng dẫn, nhận xét và đánh giá để giúp người khác hoàn thiện bản thân

- _ Dẫn dắt thay đổi: Khởi xướng, điều hành và dẫn dắt mọi người theo hướng mới

- _ Kiểm soát xung đột: Can thiệp và giải quyết mâu thuẫn kịp thời

- _ Hợp tác: Khuyến khích sự hợp tác và xây dựng tinh thần đồng đội

2.3.3 Tự nhận thức:

20

Trang 22

Tự nhận thức là khả năng hiểu rõ về cảm xúc, ưu điểm, nhược điểm và nguyên tắc cá

nhân của mình Người tự nhận thức có tư duy thực tế, thành thật với bản thân và có khá

năng suy ngẫm và đưa ra quyết định dựa trên nguyên tắc cá nhân Những đặc điểm này giúp nhà lãnh đạo tự nhận thức hành động đúng đắn và tạo sự cộng hưởng và thành công Nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc dành thời gian tự suy ngẫm đề làm phong phú cuộc sống tinh thần của họ Một số người thực hành thiền định và cầu nguyện, trong khi những người khác chọn ngôi suy ngâm về triết lý cuộc sông đê tự tìm hiệu

Những đặc điểm này giúp nhà lãnh đạo tự nhận thức hành động một cách đúng đắn đề tạo

sự cộng hưởng và thành công

2.3.4 Tự chủ

Tự chủ cảm xúc là khả năng kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của chúng ta Điều này giúp chúng ta tránh bị áp đặt bởi cảm xúc tiêu cực và tập trung vào mục tiêu Sự tự chủ cảm xúc là một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc và giúp chúng ta duy trì tinh than

tích cực và sự tự tin Nhà lãnh đạo tự chủ cảm xúc sẽ có tác động tích cực đến nhóm làm

việc vả g1úp duy trì môi trường làm việc tích cực

Sự tự chủ trong việc kiểm soát cảm xúc có thê được coi như một cuộc hội thoại nội bộ và

là một phần của trí tuệ cảm xúc, giúp giải phóng chúng ta khỏi "nhà tù" cảm xúc và duy tri tinh thần minh mẫn đề tập trung năng lượng vào công việc, ngăn chặn sự quấy phá của

cảm xúc tiêu cực Nhà lãnh đạo có khả nang tự chủ sẽ có tinh thần lạc quan, vui vẻ, nhiệt

tình và luôn suy nghĩ tích cực

2.3.5 Nhận thức xã hội:

Lãnh đạo tạo cộng hưởng đòi hỏi khả năng nhận thức xã hội và thấu hiểu cảm xúc Năng lực thấu cảm xuất phát từ vùng hạch hạnh nhân trong não, giúp chúng ta nhận biết tín hiệu cảm xúc từ khuôn mặt và giọng nói của người khác Vùng não trước trán kết hợp với các vùng liên quan đề điều chỉnh phán ứng và tương tác một cách tinh tế

21

Trang 23

từ tận đáy lòng và truyền tái thông điệp đến lòng người Nhà lãnh đạo có trí tuệ cảm xúc cao có thể lan truyền cảm xúc tích cực, kết nỗi mọi người và khơi dậy lòng lạc quan, long nhân ái và khát vọng hướng đến tương lai

Ví dụ, vao nam 1963, Martin Luther King Jr da thể hiện một bài điễn văn ghi điểm trong lòng người mang tên "Tôi có một giác mơ" - mơ về tự do và nhân quyền, với lòng khao khát đối xử bình đăng và quyền lợi công bằng cho mọi công dân

2.3.6 Quản trị mối quan hệ:

Sự kết hợp của ba phạm vi, tự nhận thức, tự chủ và nhận thức xã hội, đóng vai trò quan

trọng trong nâng cao năng lực quản trị mối quan hệ và trí tuệ cảm xúc cuối cùng Năng lực quản trị mối quan hệ được thể hiện qua khả năng đàm phán, thuyết phục, kiểm soát

xung đột và tạo sự hợp tác Để quản trị mỗi quan hệ tốt, nhà lãnh đạo cần nhận thức về

cảm xúc của chính mình và khả năng hòa hợp với cảm xúc của nhân viên

Trong thực tế, quản trị mối quan hệ không chỉ đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt, mà còn yêu cầu khả năng dẫn dắt mọi người theo đúng hướng Ví dụ, nhà lãnh đạo có thể đồng lòng

với nhân viên đề thực hiện chiến lược tiếp thị hoặc khởi đầu một dự án mới Điều này

giúp tạo ra sự cộng hưởng mạnh mẽ và xây dựng mạng lưới quan hệ rộng lớn Quan trọng

là không phải liên lạc thường xuyên với mọi người, mà là trong những vấn đề quan trong, nhà lãnh đạo có khả năng kêu gọi sự hợp tác và hỗ trợ từ nhiều người Trong thời đại hiện nay, khi các công nghệ liên lạc từ xa như email và điện thoại đã phát triển, xây dựng mối quan hệ trở nên cảng quan trọng hơn bao giờ hết

2.4 Sáu phong cách lãnh đạo

Sự cộng hưởng không chỉ bắt nguồn từ tâm lý hay kỹ năng thuyết phục của nhà quản lý,

nó còn đến từ việc phối hợp nhuần nhuyễn các phong cách lãnh đạo

2.4.1 Bốn phong cách lãnh đạo giúp tạo dựng và nuôi dưỡng sự cộng hưởng

22

Trang 24

a Tam nhìn

Tác động cộng hướng: hướng mọi người đến hoài bão chung

Nhà lãnh đạo chỉ rõ con đường cần đi cho các nhân viên nhưng không ap dat ma dé

họ được tự do sáng tạo, trải nghiệm và chấp nhận rủi ro Từ đó nhân viên hiểu được trách nhiệm của mình, nghĩa là họ cộng hưởng được với các nguyên tắc, sứ mệnh công ty, họ sẽ trở nên hứng thú với công việc và biết điều họ cần làm đề hướng đến

hứng với tự tin, tự nhận thức và thấu cảm Trong đó, sự thấu cảm là quan trọng nhất

trong các năng lực trí tuệ cảm xúc, vì vị sếp nào không hiểu được tâm tư nhân viên

thì cũng khó lòng thúc đây họ làm việc Ngoài ra, tính mình bạch cũng cần thiết, đề

có thê khiến người khác tin tưởng, trước tiên nhà lãnh đạo phải là một người trung thực, sẵn lòng chia sẻ thông tin và kiến thức, giúp nhân viên cảm nhận được mỗi liên

kết giữa mình với mục tiêu chung của tô chức

ra các mục tiêu phát triển dài hạn và lập kế hoạch cụ thê Liên kết công việc hàng

ngày với các mục tiêu dài hạn, có thê giúp tạo động lực cho nhân viên

Mic d6 tac động: tích cực cao độ

23

Trang 25

Việc huấn luyện qua ủy thác, giao phó nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực tác động tích cực đến tâm trạng nhân viên vì cám giác sung sướng, phấn khích khi nghĩ đến thành công trong tương lai thúc đây nhân viên làm việc hết mình

« áp dụng: giúp nhân viên cải thiện hiệu suất làm việc lâu dài thông qua việc huấn

luyện các kỹ năng cần thiết

Mặc dù huấn luyện chắc chăn sẽ giúp ích cho các cộng sự có óc sáng tạo và mong muốn phát triển nghề nghiệp, nhưng không thể huấn luyện những nhân viên thiếu động cơ làm việc và khả năng tiếp thu Đồng thời cũng không phù hợp với nhà lãnh đạo không có đủ kỹ năng sư phạm hoặc sự nhạy bén, tinh tế cần thiết

¢ Diéu lam nén phong cách lãnh đạo huấn luyện: là tự nhận thức và sự thấu cảm Tự

nhận thức là hướng dẫn nhân viên một cách chân thành vì lợi ích nhân viên, sự thấu

cảm là lắng nghe trước khi phản ứng và đánh giá Một nhà lãnh đạo kiêm huấn

luyện viên xuất sắc hiểu được khả năng của cộng sự và đưa ra chỉ dẫn nhằm giúp họ phát huy hết tiềm năng của mình Do đó, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, công ty nào chú trọng đến việc huấn luyện, bồi dưỡng cho nhân viên sẽ có khả năng giữ chân nhân tài

c Liên kết

© - Tác động công hướng: tạo ra sự hài hòa bằng cách kết nỗi mọi người lại với nhau

Sự công khai, cởi mở cảm xúc là một đặc điểm của phong cách này Nhà lãnh đạo tôn trọng nhân viên và quan tâm đến cảm xúc của họ, tránh gây áp lực quá mức lên nhân viên, cô gắng giữ cho tinh thần của nhân viên được thoái mái, tạo nên bầu

không khí thân tỉnh, đồng điệu nhằm tạo sự cộng hưởng

® Afức độ tác động: tích cực

Bằng cách thê hiện sự trân trọng và nhiệt tình giúp đỡ nhân viên trong những thời khắc khó khăn của cuộc sống, nhà lãnh đạo có thê nuôi dưỡng lòng trung thành,

nâng cao tinh thần và cải thiện mối quan hệ nội bộ

« Ap dụng: giúp hàn gan rạn nứt trong nhóm cộng sự, tạo động lực thúc đây moi

người trong những lúc căng thăng hoặc đề củng cô các mối quan hệ

24

Trang 26

được nhu cầu của cấp dưới Ngoài ra, khả năng quản lý xung đột giúp nhanh chóng hòa giải những bất đồng và khả năng hợp tác, gắn kết các cộng sự cũng là những năng lực cần cho phong cách này

®- Nhược điểm: Sai lầm thường thấy ở các nhà lãnh đạo chỉ áp dụng duy nhất phong cách lãnh đạo liên kết là luôn bận tâm đến chuyện người khác nghĩ gì hay cảm thấy

ra sao, né tránh xung đột dễ khiến nhà lãnh đạo đánh mất sự minh man, không thé

đưa ra những đánh giá quan trọng và cần thiết giúp nhân viên cải thiện năng lực Vậy nên, cách giải quyết đó là nên kết hợp phong cách lãnh đạo liên kết và tầm nhìn

d Dân chủ

© _ 7ác động công hưởng: việc lắng nghe, coi trọng đóng góp của nhân viên và sự tận tụy của họ trong công việc sẽ nâng cao nhuệ khí, tính thần làm việc và tạo bầu không khí tích cực Ngoài ra, tiếp nhận, cởi mở với những phản hồi cả tốt và xâu giúp nhà lãnh đạo nắm bắt được những tình hình thực tế mà họ không thấy

e Mic dé tac động: tích cực

e Ap dựng: tạo sự đồng tâm nhất trí để nhận được những đóng góp đáng giá từ phía nhân viên

® - Diệu làm nên phong cách lãnh đạo dân chủ: là sự hợp tác, khả năng kiêm soát xung

đột và sức ảnh hưởng Sự hợp tác nghĩa là họ chia sẻ công việc với nhân viên chứ không phải ngôi một chỗ mà ra lệnh Kiểm soát xung đột, giữ hòa khí, kịp thời, sửa chữa những rạn nứt nội bộ Sức ảnh hưởng, hay nói cách khác, người truyền đạt hay nhất là khi người đó biết lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của mọi nguol, gan két ho lai

vi muc tiéu chung

2.5 Những kiểu lãnh đạo gây mất hòa khí

2.5.1 Hai phong cách lãnh đạo còn lại (chỉ hữu ích trong một số trường hợp và nên được áp dụng một cách thận trọng)

25

Trang 27

a Yéu cau cao do

Tác động cộng hướng: hoàn thành mục tiêu, thử thách với tốc độ nhanh chóng và kết quả chất lượng

Mức độ tác động: thường là tiêu cực do áp dụng sai cách

Nếu nhân viên chậm chạp, họ sẽ đốc thúc ngay, thậm chí là tự mình can thiệp Điều

này khiến nhân viên cảm thấy bị thiếu tôn trong, mat ty do va căng thăng hơn đo áp lực, khiến họ không còn hứng thú hay sáng tạo mà chỉ làm cho xong chuyện Tóm lại, áp dụng sai cách sẽ làm giảm năng suất và mắt hòa khí trong nhóm cộng sự

Áp dụng: nhằm đạt được kết quả xuất sắc nhờ đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, chuyên môn cao và không cần được chỉ dẫn nhiều

Điều làm nên phong cách yêu cầu cao độ: là trí tuệ cảm xúc Nhà lãnh đạo cần phải

sáng tạo, tìm tòi, đám nghĩ đám làm đề chủ động nắm bắt hoặc tạo ra những cơ hội giúp cải thiện hiệu suất công việc Ngoài ra, năng lực trí tuệ cảm xúc ở đây cũng là

sự thấu cảm, cảm nhận được cảm xúc của nhân viên như mệt mỏi hay áp lực, khả năng tự nhận thức đề nhìn nhận được những sai lầm của bản thân đề sửa đôi

Nhược điểm: Nhà lãnh đạo phong cách yêu cầu cao độ không giỏi hợp tác và truyền đạt thông tin, khó có thể đưa ra những đánh giá, nhận xét đúng lúc và hữu ích cho nhân viên, đặc biệt là đễ mắt kiên nhẫn Vậy nên cách giải quyết là nên kết hợp phong cách này với niềm đam mê của phong cách tầm nhìn và nhận thức tập thê của phong cách liên kết Tin tưởng, coi trọng việc hợp tác, truyền cảm hứng và tạo nguồn động lực cho nhân viên là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với nhà lãnh

đạo

b Mệnh lệnh (kém hiệu quả nhất trong sáu phong cách)

¢ Tac động cộng hưởng: đưa ra chỉ thị rõ ràng trong trường hợp khẩn cap, tran an

tinh thần mọi người

e Muc d6 tác động: thường là tiêu cực do áp dụng sai cách

® _ Phong cách lãnh đạo mệnh lệnh thường áp đặt, muốn nhân viên tuân lệnh ngay lập

tức mà không giải thích lý do Nhà lãnh đạo ra mệnh lệnh muốn nắm quyền điều

khiên trong bất cứ tình huồng nào và các nhận xét tập trung vào việc người khác

Trang 28

làm sai hơn là làm đúng Nhìn chung, đây là nguyên nhân kinh điển của tình trang

bất hòa nội bộ Việc thường xuyên phê bình và hiếm khi khen ngợi khiến nhân

viên mắt cảm hứng đam mê với công việc

« áp dụng: trong thời điểm khủng hoảng nhằm tạo ra thay đổi ngoạn mục hoặc đề

xử trí với những nhân viên có vấn đề gây rối

© Diễu làm nên phong cách mệnh lệnh: là sức ảnh hưởng, sự tận tâm và thế chủ động Ngoài ra, họ còn cần có khả năng tự nhận thức, tự điều khiển cảm xúc và sự thấu cảm Tận tâm giúp nhà lãnh đạo dẫn dắt nhân viên đạt mục tiêu tốt hơn, chủ động năm bắt các cơ hội, đưa ra chỉ thị một cách quyết đoán và đặc biệt là phải tự

nhận thức, không gây tác động tiêu cực lên nhân viên

2.5.2 Nghịch lý của sự hà khắc

Phong cách mệnh lệnh và yêu cầu cao độ đã được chứng minh là mang tính tiêu cực

Nhưng trong không ít trường hợp, điều đó lại mang đến kết quá kinh doanh tốt đẹp Nghịch lý này có thê giải thích như sau: Đầu tiên, ví đụ điển hình là ở Bill Gates, ông có thê áp dụng phong cách yêu cầu cao độ vì dưới ông là những chuyên gia hàng đầu, có

động lực làm việc mạnh mẽ Mặt khác, những người thuộc cấp đó lại áp dụng một hoặc

nhiều kiểu trong sáu phong cách, do nhân viên cấp dưới họ không phải ai cũng có đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu cao đó Thứ hai, hà khắc không phải là sẽ thành công, đó có thê chỉ là ảo tưởng vì đó là thành công đạt được trong mục tiêu ngắn hạn và có thể mang lại những yếu tô rủi ro khác lâu dài

2.5.3 Ai muốn làm việc cho bạo chúa?

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng những nhân viên dưới trướng các vị sếp tôi tệ thường xuyên nghỉ việc hơn gấp bốn lần so với những người có sếp tâm lý Nhà lãnh đạo hà khắc cần phải thay đối để không gây họa cho doanh nghiệp, tổ chức của mình

2.5.4 Những phong cách lãnh đạo uyễn chuyển

27

Trang 29

Trên thực tế, bằng việc học cách vận dụng sáu phong cách lãnh đạo, nhà lãnh đạo gây mắt hòa khí có thê tự cải thiện Phía sau mỗi phong cách là tập hợp những năng lực trí tuệ

cảm xúc khác nhau Giáo sư Đại hoc Harvard David McClelland da đúc kết rằng những

nhà lãnh đạo càng giàu năng lực trí tuệ cảm xúc thường càng có khả năng điều hành xuất sắc bởi họ uyên chuyền, linh động hơn trong việc cân nhắc đề chọn phong cách phù hợp giúp giải quyết các vấn đề

2.5.5 Chọn đúng cách vào đúng thời điểm

Các nhà lãnh đạo nên có khả năng linh động chuyền đôi giữa các kiểu điều hành tùy theo các trường hợp phù hợp Điền hình khi nhân viên mâu thuẫn, phong cách liên kết sẽ giúp

họ gắn kết lại, phong cách huấn luyện đề giúp nhân viên phát triển bản thân hơn 2.5.6 Lựa chọn phong cách phù hợp nhất

Nhà lãnh đạo xuất sắc không chỉ chọn kiều điều hành phù hợp với tình hình, mà trên thực

tế, họ còn linh động xem xét từng cá nhân, từng nhóm cộng sự nhằm tìm ra cách lãnh đạo giải quyết vấn đề đúng đăn nhất, luôn cư xử phù hợp đề tránh xung đột Điều này sẽ gây dựng lòng tin, sự tận tụy của nhân viên và mang lại kết quả tốt đẹp cho doanh nghiệp Ngoài ra, trong việc tuyên dụng, thăng cấp, các quyết định về nhân sự thì doanh nghiệp nên lựa chọn người có phong cách phù hợp, hay có khả năng uyên chuyên, linh hoạt các phong cách lãnh đạo

Phần II: Học cách lãnh đạo

2.6 Trở thành nhà lãnh đạo tạo cộng hưởng:

Tại một công ty đang trải qua nhiều biến động về mặt nhân sự, có người thăng quan tiền chức, cũng có người bị thuyên chuyền công tác hoặc mắt việc Trong giai đoạn này, các nhân viên thường xuyên tụ tập ban tán và BIHL, trưởng phòng nhân sự, góp mặt vào mọi

28

Trang 30

cuộc tán gấu, anh ta thích trình bày những suy nghĩ cá nhân và muốn người khác nghĩ rằng mình biết tất cả mọi thứ Trong tình huồng mọi người đang thắc mắc vì sao ban lãnh đạo lại yêu cầu một quản lý từ chức dù người đó tuy nóng nảy nhưng rất có năng lực thì Bill lai đi rêu rao khắp nơi và lấy đây làm chủ đề tán gẫu Tuy nhiên không một ai trong

ban lãnh đạo lên tiếng cũng như săn lòng giúp Bill sửa đôi và hoàn thiện bản thân Thế là,

Bill van xem mình là nhân vật tài ba và được trọng vọng, đó là vì anh ta không co kha

năng tự nhận thức tình hình, tự đánh giá cũng như thấu cảm

Chuyện một quản lý cấp cao như Bill mù mờ về bản thân không phải là hiếm Trên thực

tế, ở vị trí càng cao, khả năng tự đánh giá của các nhà lãnh đạo càng thiếu chính xác Đó

là đo họ hiểm khi nhận được những đánh giá, phản hồi khách quan để tự cải thiện Vì thé

có một nghịch lý rõ ràng là khi ở cương vị càng cao trong tô chức, nhà lãnh đạo cần phải

chủ động tìm kiếm những lời chí trích, phê bình

2.6.1, Căn bệnh chung của CEO

Một CEO từng chia sẻ với chúng tôi rằng: “Tôi thường cảm thấy người ta không thật lòng với mình, có thê họ không nói dối nhưng che giấu một phân thông tin hoặc trình bày theo kiêu lập lờ” Đây là chuyện thường gặp, cấp dưới thường có xu hướng che dấu các

thông tin mang tính tiêu cực dé tránh nhận lấy cơn thịnh nộ từ nhà lãnh đạo Đặc biệt, nếu

nhà lãnh đạo theo phong cách mệnh lệnh hoặc yêu cầu cao độ, điều này càng rõ ràng Vì thể, các nhà lãnh đạo thường chỉ thấy được một phần của những gì đang diễn ra Tương tự như vậy, những đánh giá của nhân viên trở nên thiếu chính xác hơn khi nhà lãnh đạo ở vị trí càng cao Lý đo lớn nhất cho điều này là vì họ ngại làm tồn thương hoặc gây mích lòng người khác Mặt khác, khả năng tự nhận thức và đánh giá chính xác năng lực bản thân của nhà lãnh đạo cũng quan trọng không kém

Khi Eric Harter, CEO Health Care Partners tiến hành một nghiên cứu vẻ ban lãnh đạo của

các công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe Kết quả tự đánh giá của các vị CEO với đánh giá của thuộc cấp về 10 năng lực quản trị cho thấy CEO tại những doanh nghiệp

29

Trang 31

thua lỗ tự cho mình đạt từ bảy năng lực trở lên, hoàn toàn ngược lại so với mức đánh giá rất thấp của nhân viên đành cho họ Trái lại, nhân viên ở những doanh nghiệp thành công

hầu hết nhận xét rằng CEO của họ có đủ mười năng lực quan tri quan trong Điều này cho

thấy, các nhà lãnh đạo thường đánh giá bản thân một cách rộng lượng hơn so với khi nhân viên đánh giá họ Nhìn chung, nhà lãnh đạo ở cương vị cao thường có cái nhìn kém chính xác về bản thân

2.6.2 Rèn luyện để thành công

Nick Mimken vốn là một nhân viên môi giới bảo hiểm xuất sắc, nhưng kê từ khi lên làm

trưởng đại lý, anh ấy không gặt hái được thêm bất kỳ thành công nào nữa Khi các chuyên gia tư vấn của Hay Group tiên hành phân tích van đề, những thuộc cấp của Mimken cho biết Mimken đã sa đà vào phong cách lãnh đạo yêu cầu cao độ và anh ta gây

áp lực quá mức lên nhân viên của mình nhằm cải thiện hiệu quả công việc Tôi tệ hơn, đôi khi Mimken còn điều hành theo phong cách mệnh lệnh, buộc nhân viên đạt chỉ tiêu

theo ý mình mà không cân nhắc tình hình thực tế

Để giải quyết vẫn đề, các tư vấn viên khuyên Mimken tập trung vào hiệu quả làm việc của nhân viên hơn là của chính mình Mimken nên tìm cách giúp thuộc cấp phát triển năng lực, tức là quán trị bằng phong cách huấn luyện và tầm nhìn Thật may mẫn, các phong cách này đòi hỏi những năng lực trí tuệ cảm xúc mà Mimken tích lũy được từ

trước, đó là sự thầu cảm, tự chủ và cách dẫn dắt truyền cảm hứng

Theo thời gian, Mimken tạo nhiều cơ hội để huấn luyện cho từng nhân viên, anh cũng cô găng kiềm chế tính nóng nảy và hạn chế can thiệp vào công việc của họ, cân bằng giữa việc phê bình và khen ngợi Đồng thời, truyền đạt mục tiêu, giá trị và tầm nhìn của mình đến mọi người Sau I8 tháng, các thuộc cấp đánh giá Mimken đã thay đôi phong cách lãnh đạo của mình theo hướng điều hành huấn luyện và tầm nhìn Sự thay đôi trên đã đạt

kết quả tốt, các nhân viên có động lực làm việc hết mình Trong ba năm liền, Mimmken

tiếp tục phát huy các năng lực điều hành của mình và đại lý của anh được giải thưởng lớn

về tốc độ tăng trưởng

30

Trang 32

2.6.3 Hiệu ứng tuần trăng mật

Quá trình này diễn ra như sau, một người vừa hoàn thành chương trình huấn luyện mong muốn áp dụng kiến thức đề cái thiện bản thân cũng như tô chức của họ Nhưng ngay khi

trở lại văn phòng, hàng loạt email và cuộc gọi khiến anh ta đấm chìm vào công việc

Những điều vừa học được dần bị lãng quên khi anh ta giải quyết công việc theo cách cô hữu mà không vận dụng những phương pháp, kỹ năng mới

Các nghiên cứu cho thấy rằng thay đôi thật sự có thê bắt nguồn từ việc huấn luyện, nhưng thay đôi đó không bên vững theo thời gian, đây chính là hiệu ứng tuần trăng mật Mặt khác, trong một nghiên cứu, khi các chuyên gia tiền hành kiểm tra năng lực của học viên trước và sau khóa huấn luyện, so sánh hành vi của học viên và những người không tham gia khóa huấn luyện Kết quả cho thấy mặc dù chúng ta có thể nâng cao kỹ năng của một người, thế nhưng không chắc sự thay đổi đó sẽ được duy trì lâu đài Nhìn chung, các chương trình đảo tạo thường không tác động rõ rệt đến các năng lực trí tuệ cảm xúc, như

tự chủ và quản trị môi quan hệ

Trong việc xây dựng và duy trì các kỹ năng lãnh đạo, động lực và hứng thú học hỏi có vai trò rất quan trọng Trên thực tế, người ta sẽ không thê học tốt những gì mà mình ghét cay ghét đắng Theo một nghiên cửu của chúng tôi, sinh viên thường quên một nửa kiến thức đã học chỉ sau sáu tuần lễ Tương tự như vậy, khi công ty bắt buộc nhân viên tham gia chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo, nếu không hứng thú thì họ chí học chiếu lệ nhằm đối phó

2.6.4 Tổ chất lãnh đạo không tự nhiên mà có:

Những nhà lãnh đạo tài giỏi là những người luôn chủ động trau đồi vốn năng lực trí tuệ cảm xúc đề đạt kết quả cao hơn trong công việc Theo một khảo sát cho thầy, điểm chung giữa các nhà lãnh đạo nỗi trội là khi bước vào giai đoạn trưởng thành họ rèn luyện năng lực bản thân một cách có chủ định Theo thời gian, họ duy trì việc thực hành những kỹ năng nảy và ngày cảng trở nên thành thạo hơn

31

Trang 33

xuất đều phải tự nỗ lực học hỏi và rèn luyện Nghiên cứu cũng cho thấy những nhà lãnh đạo kiệt xuất đều dân dân tích lũy những năng lực quản lý từ cuộc sống và sự nghiệp của

họ Tuy nhiên, điều này cũng không hoàn toàn đảm bảo các năng lực trí tuệ cảm xúc sẽ phát triển theo mong muốn của chúng ta Vì vậy, các nhà lãnh đạo cần đánh giá đúng ưu nhược điểm của mình, sau đó lên kế hoạch phát triển năng lực cốt lõi

2.6.5 Vai trò của não bộ trong việc trau dồi năng lực lãnh đạo

Trí tuệ cảm xúc liên quan đến hoạt động của hệ dây thần kinh giữa các trung tâm điều hành não bộ nằm ở thùy trán và hệ viền — nơi chỉ phối các cảm giác, xung động và sự thúc đây Các kỹ năng cảm xúc liên quan đến hệ viền có thê được tiếp thu tốt nhất thông qua động lực thúc đây, quá trình thực hành và các đánh giá, phản hồi Khi so sánh quá trình này với việc học tập kỹ năng phân tích và kiến thức chuyên môn diễn ra tại vùng tân

vỏ não, ta có thê thấy ngay sự khác biệt Vùng tân vỏ não nhanh chóng nắm bắt các khái

niệm mới và sắp xếp chúng vào hệ thông nhận thức và nó hoạt động mạnh mẽ nhất khi

chúng ta học tập các kỹ năng phân tích chuyên môn

Vấn đề nan giải nằm ở chỗ các chương trình huấn luyện năng lực trí tuệ cảm xúc lại tập trung vào vùng tân vỏ não nhiều hơn hệ viền Cầu trúc của vùng tân vỏ não khiến nó trở thành công cụ học tập hiệu quả với khả năng mở rộng tri thức đáng kể Tuy nhiên, kỹ năng lãnh đạo có tính chất tương tự như những thói quen trong cuộc sống Nếu chúng ta

không đủ nỗ lực đề duy trì những thói quen đó hoặc bị cán trở thì việc học tập sẽ kéo dài hơn Do đó, việc trau dỗi các năng lực lãnh đạo đòi hỏi một cách tiếp cận khác so với

việc học và ghi nhớ những khái niệm mới của vùng não tư duy Vì thế, lúc này chung ta phải chủ trọng nhiều hơn đến phát triển hệ viền - nơi phụ trách điều chỉnh những thói quen

Việc học hỏi là hoạt động then chốt giúp kích thích tạo liên kết thần kinh Khi chúng ta

tìm cách phát triển kỹ năng lãnh đạo với trí tuệ cảm xúc, sẽ có thay đối trên những kết nối thần kinh tại các trung khu cảm xúc Trong suốt thời kỳ từ độ tuổi vị thành niên cho đến

32

Trang 34

những năm đôi mươi, não bộ xây đựng hệ dây thần kinh dành cho các thói quen cảm xúc

Ở những bạn trẻ tham gia sinh hoạt đội nhóm hoặc rèn luyện kỹ năng diễn thuyết, não bộ

của họ dần dần xây dựng nên táng năng lực tự chủ, hợp tác, truyền cảm hứng, đề hỗ trợ cho khả năng lãnh đạo trong những năm về sau

Tuy nhiên, nếu không có những kinh nghiệm hữu ích đầu đời thì người ta có thê bắt đầu

muộn hơn Trong suốt cuộc đời, não bộ liên tục sản sinh các kết nỗi mới, tuy nhiên trong giai đoạn trưởng thành, nó sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực và năng lượng hơn để làm điều đó Vì

vậy, để phát triển kỹ năng lãnh đạo, chủng ta phải thực hành chúng một cách siêng năng

và bên bí, với lòng khát khao và nỗ lực to lớn

dắt Điều này hoàn toàn tương phản với kết quả của chương trình cao học quán trị kinh doanh thông thường vốn không chú trọng đến việc nâng cao năng lực trí tuệ cảm xúc Trong một khảo sát, người ta thấy rằng so với lúc bắt đầu chương trình cao học quản trị

kinh doanh, sức cải thiện về kỹ năng trí tuệ cảm xúc của sinh viên chỉ ở mức 29% Trên

thực tế, khi sinh viên của bốn chương trình cao học quản trị kinh doanh được xếp hạng cao khác được đánh giá trên nhiều bài kiểm tra kỹ lưỡng, họ đạt mức cải thiện 4% cho

năng lực tự nhận thức và tự chủ nhưng lại giảm 33% ở nhận thức xã hội và quản trị mỗi quan hệ

33

Trang 35

Theo nghiên cửu của trường Weatherhead, vào cuối chương trình, các nhóm sinh viên

đều cải thiện 67% các năng lực tự nhận thức, tự chủ và cải thiện 40% ở nhận thức xã hội

và quản trị mối quan hệ Những kết quả đáng chú ý này minh chứng cho những lợi ích

dài lâu của việc xây dựng năng lực trí tuệ cảm xúc hướng đến lãnh đạo tạo cộng hưởng Ngoài ra, theo nghiên cứu của Jane Wheeler, trong khoảng năm đến bảy năm sau khóa

học, ở sinh viên còn có sự cải thiện các năng lực trí tuệ cảm xúc liên quan Nói cách khác, một khi cái thiện được các năng lực trí tuệ cảm xúc hỗ trợ cho việc lãnh đạo, họ sẽ

tiếp tục phát triển những năng lực khác trong suốt cuộc đời Vậy nên, các nhà lãnh đạo

hoàn toàn có thể cải thiện bản thân nếu học tập, rèn luyện một cách đúng đăn, với công

cụ thích hợp

2.6.7 Bừng tỉnh từ biến số

Trong khi đang tìm cách thu hồi một email chỉ trích thông báo sa thải được gửi đến cho sếp thay vì cậu bạn ở phòng ban khác, Nolan Taylor nhận ra bản thân luôn nói một đằng làm một nẻo trong suốt thời gian qua Sau khi nhận ra điều đó, anh ta bắt đầu thay đổi đề lạc quan hơn thay vì chỉ trích người khác Anh đã chạm trán với tình trạng gián đoạn — thấy được khoảng cách lớn giữa dự tính của mình và thực tế Về mặt lý thuyết, biến cô hay tình trạng hỗn loạn chính là những thay đối bất ngờ Những biến số này khiến ta

hoảng hốt với thực tại và hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời, từ đó sinh ra động lực thay đôi

Tình trạng gián đoạn có thể khiến người ta sợ hãi, trên chạy hoặc khai sáng, tỉnh thức Bên cạnh những người bỏ qua nó, một số khác bừng tỉnh, quyết tâm thay đôi Họ phải

làm điều đó như thế nào?

2.6.8 Phuong pháp học hỏi định hướng tập trung vào bản thân (Self-directed learning)

Van đề nan giải nhất trong việc phát triển kỹ năng lãnh đạo chính là làm sao đề học hỏi định hướng tập trung vào bản thân — củng có, phát triển bản thân một cách có chủ ý theo hướng bạn là ai hay bạn muốn là ai, hoặc cả hai Trước tiên, chúng ta cần có được hình ảnh rõ ràng về con người lý tưởng cũng như con người thực của mình Việc học hỏi định

34

Ngày đăng: 06/12/2024, 14:36