1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động của Đại dịch covid 19 Đến quá trình học tập của sinh viên Đại học ngân hàng

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đến Quá Trình Học Tập Của Sinh Viên Đại Học Ngân Hàng
Tác giả Hồ Thị Tuyết Như, Hoàng Tô Thùy An, Nguyễn Phúc Cẩm Tú, Cao Đặng Diệu Vi, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Trường Giang, Hoàng Thị Phương Anh, Lê Thành Đạt
Người hướng dẫn Thầy Nguyễn Minh Nhật
Trường học Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Thể loại bài báo nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾNGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN QUÁ TRÌNH HỌC TẬP -CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: 5.. Mục tiêu của nghiê

Trang 1

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

-CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:

5 Nguyễn Thị Kim Oanh

6 Nguyễn Trường Giang

7 Hoàng Thị Phương Anh

8 Lê Thành Đạt

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THẦY NGUYỄN MINH NHẬT

TP.HCM, tháng 10 năm 2022

Trang 2

TÓM TẮT

Trong diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19, học trực tuyến là giải pháp bắt buộc nhằm đảm bảo tính liên tục của hoạt động học tập cho sinh viên cả nước nói chung Do đó, hoạt động học trực tuyến đang vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Mục tiêu của nghiên cứu là khám phá các nhân tố đang tác động đến kết quả học tập của sinh viên tại Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh đối với hình thức học trực tuyến Nghiên cứu

-đã tiến hành thu thập dữ liệu thông qua việc gửi bảng hỏi trực tuyến đến 150 sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh đang trải qua quá trình học tập trực tuyến tại nhà Kết quả thu được từ mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS SEM) cho thấy không gian học tập trực tuyến, -chương trình học và khả năng sử dụng công nghệ của sinh viên có ảnh hưởng nhất định đến kết quả học tập của sinh viên, đồng thời cũng bác bỏ những ảnh hưởng đến từ giáo viên và bối cảnh Covid 19 Những kết quả này góp phần gợi mở các giải pháp cụ thể -nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viê đối với việc học trực tuyến ở nước ta hiện n

nay

1 Đặt vấn đề:

Ngày 23 tháng 1 năm 2022, Việt Nam ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh Đây là cột mốc đánh dấu đại dịch chính thức bước vào cuộc sống của chúng ta, buộc ta phải sống chung với nó và chịu tác động lên mọi khía cạnh của xã hội Đại dịch Covid 19 là một cuộc khủng hoảng trầm trọng trong thời hiện đại -đối với toàn cầu Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch với các mức độ nghiêm trọng khác nhau ở mọi tỉnh, thành trên cả nước Nó ảnh hưởng tiêu cực đến mọi ngành nghề, mọi cá thể trong xã hội với mọi hoàn cảnh sống khác nhau Ngoài y tế, kinh tế - xã hội, giáo dục là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng

nề nhất Ngày 31 tháng 3 năm 2020, Chỉ thị số 16/CT TTg của Thủ tướng Chính phủ

-về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid 19 được ban hành; theo

-đó, yêu cầu mọi trường học phải đóng cửa, học sinh, sinh viên phải nghỉ học, mọi hoạt động giáo dục bị tạm hoãn Theo báo cáo của UNICEF, hơn 1,5 tỷ học sinh, sinh viên trên toàn thế giới bị ảnh hưởng; 188 quốc gia buộc phải đóng cửa trường học toàn quốc, gần 91,3% học sinh, sinh viên bị tác động tiêu cực do tình trạng đại dịch diễn biến phức tạp Để đảm bảo duy trì tiến độ và chất lượng học tập, các trường đại học và cao đẳng trong thời gian ngắn phải chuyển toàn bộ phương thức giảng dạy sang trực tuyến Theo

Trang 3

vov.vn, có khoảng 70000 sinh viên đại học chưa thể tốt nghiệp ra trường đúng hạn do dịch bệnh

Sự bùng phát mạnh mẽ và kéo dài của đại dịch Covid 19 ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục đại học Theo báo Thanh niên, trước diễn biến phức tạp của đại dịch, trên 100.000 sinh viên nhiều trường ĐH tại TP.HCM đã nhận được thông báo nghỉ học và hoãn thi tập trung Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng đã có thông báo thực hiện biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid 19, cụ thể là tạm ngừng các hoạt động giáo -dục trực tiếp tại trường, chuyển sang trực tuyến đối với tất cả hệ đào tạo từ ngày 6/5/2021 Bên cạnh đó, trường cũng đã thực hiện công tác dọn dẹp 228 phòng của khu KTX 9 tầng thành khu cách ly tập trung để hỗ trợ công tác chống dịch Covid 19 Với -

-sự thay đổi đột ngột của công tác giảng dạy và học tập, hơn 13.000 sinh viên và gần 500 cán bộ, giảng viên, nhân viên gặp không ít khó khăn để thích nghi

Trong bối cảnh trạng thái “bình thường mới” được thiết lập, sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM được trở lại trường vào ngày 7/3/2022, khôi phục cuộc sống và học tập như trước kia Lúc này, có nhiều thắc mắc được đặt ra: quá trình học tập của sinh viên đã bị ảnh hưởng như thế nào, sinh viên đã đối phó với những cản trở

đó ra sao Bài nghiên cứu này sẽ trả lời cho câu hỏi: Đại dịch Covid 19 đã tác động như thế nào đến quá trình học tập của sinh viên và cụ thể ở đây là sinh viên của trường Đại học Ngân Hàng TPHCM?

-2 Những điểm mới khi nghiên cứu đề tài:

2.1 Thời gian nghiên cứu:

Bài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu về giai đoạn dịch Covid 19 bùng phát mạnh mẽ,

cụ thể là giai đoạn 2020-2022

2.2 Không gian:

- Đối tượng nghiên cứu: Các bạn sinh viên Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh

- Không gian nghiên cứu: trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh

3 Tổng quan các công trình liên quan

Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của các tác giả nước ngoài như: Nghiên cứu “Covid-19 and College Academic Performance: A Longitudinal

Trang 4

Queens College; IZA Institute of Labor Economics có sự khác biệt giữa kết quả học tập trước COVID 19 của sinh viên Sau khi loại bỏ các cơ chế thay thế, họ tìm thấy bằng -chứng gợi ý từ dữ liệu khảo sát là sinh viên có thu nhập thấp hàng đầu có thành tích tương đối thấp hơn có thể bị thúc đẩy bởi những thách thức lớn hơn với việc học trực tuyến và số lượng các khóa học chưa hoàn thành không tương xứng so với các sinh viên đồng trang lứa có hoàn cảnh tốt, gia cảnh có thu nhập cao hơn của họ Trong số các sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn, thu nhập thấp có thành tích thấp hơn, mối quan tâm lớn hơn về việc duy trì hỗ trợ tài chính so với các bạn đồng lứa có thu nhập cao hơn của họ có thể đã khiến họ sử dụng tùy chọn điểm tín chỉ / không tín chỉ cao hơn thay vì điểm chữ

Bài nghiên cứu “The impact of Covid 19 pandemic on students’ learning in higher education in Afghanistan” Mục đích của bài nghiên cứu là điều tra tác động của đại dịch Covid 19 đối với việc học tập của sinh viên ở bậc giáo dục đại học ở -Afghanistan Một thiết kế nghiên cứu theo phương pháp hỗn hợp đã được sử dụng để tiến hành nghiên cứu Dữ liệu định lượng được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến từ 592 sinh viên được chọn ngẫu nhiên và 6 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện để thu thập dữ liệu định tính Sử dụng SPSS được để phân tích dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính được mã hóa và phân tích theo chủ đề Kết quả định lượng cho thấy rằng các sinh viên đã không trải qua việc dạy và học trực tuyến liên tục trong đại dịch Covid 19 Nó cũng tiết lộ rằng đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng - -đến việc học tập của sinh viên ở bậc giáo dục đại học ở Afghanistan Ngoài ra, phát hiện định tính cho thấy sinh viên gặp vấn đề với Internet và các phương tiện công nghệ trong quá trình học tập của họ và họ đề xuất rằng Bộ Giáo dục Đại học nên thiết kế và giới thiệu một nền tảng trực tuyến thực tế, miễn phí và có thể truy cập được với kết nối Internet kém vì một số của sinh viên sống ở những khu vực có tốc độ Internet rất chậm

Có nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa tâm lý đại dịch và thu nhận kiến thức trực tuyến Bài nghiên cứu “Surviving the New Normal” của Khoa Y Tế, Đại học Sains Malaysia, Kubang Kerian, Kelantan, Malaysia đã thảo luận về tác động mà những hạn chế về di chuyển đã có đối với việc giảng dạy và học tập, các lựa chọn thay thế và thách thức và con đường phía trước Bài nghiên cứu chỉ ra sự bùng nổ chưa từng có của Đại dịch Covid 19 đã dẫn đến những thay đổi trong cách dạy và học trực tuyến được -nhìn nhận Với khóa hoàn toàn, được gọi là MCO trong Malaysia, đã được thực thi ở nhiều quốc gia, các nhà giáo dục trên toàn thế giới đã không còn các tùy chọn ngoại trừ

Trang 5

việc tiến hành giảng dạy trực tuyến và học tập để đảm bảo cung cấp liên tục giáo dục học sinh Đây cũng là trải nghiệm thời gian thực độc đáo của nhiều y tế giảng viên trong các trường y của Malaysia, vì họ phải tiến hành dạy và học trực tuyến trong khả năng của riêng họ và bất chấp những hạn chế

Trong khi đó ở Việt Nam có: Đề tài nghiên cứu “The Impact of the COVID-19 Pandemic on College Students: An Online Survey” của nhóm tác giả Thien Khai Tran 1,* , Hoa Dinh, Hien Nguyen, Dac-Nhuong Le, Dong-Ky Nguyen 4, An C Tran 5,Viet Nguyen-Hoang 6, Ha Nguyen Thi Thu, Dinh Hung , Suong Tieu , Canh Khuu, A Nguyen Mục đích của nghiên cứu này là điều tra những thay đổi về cảm xúc, tâm lý và lối sống của sinh viên Việt Nam trong thời gian diễn ra COVID 19 Bài chủ yếu để tìm -hiểu các vấn đề sau: Trong thời kỳ COVID 19, lối sống của sinh viên đã thay đổi như -thế nào? Việc học tập và làm việc của họ có bị ảnh hưởng không? Nhận thức và cảm xúc của họ về đại dịch như thế nào? Họ bị ảnh hưởng tâm lý như thế nào? bài báo được thực hiện trong thời kỳ làn sóng COVID 19 thứ tư đang tấn công dữ dội vào Việt Nam, -đặc biệt là ở TP.HCM, nơi có số lượng mẫu thu để nghiên cứu được là lớn nhất Do đó,

số liệu điều tra phản ánh rõ ràng nhất tình trạng của sinh viên dưới đại dịch

4 Mô hình lý thuyết liên quan và giả thuyết nghiên cứu

Trong môi trường lớp học truyền thống, các yếu tố liên quan đến hứng thú học tập của học sinh được Bolliger (2004) đưa ra: chương trình giảng dạy, việc giảng dạy của giáo viên, mối quan hệ giữa sinh viên và giáo viên, những nguồn lực về cơ sở vật chất Tuy nhiên, trong môi trường học trực tuyến, những yếu tố liên quan đến việc học tập của sinh viên cũng có những thay đổi nhất định Sinh viên khi học tập trực tuyến sẽ không chịu tác động của cơ sở vật chất như phòng học, dụng cụ thí nghiệm, mà thay vào đó chịu ảnh hưởng của nền tảng công nghệ và Internet Bên cạnh đó, việc thiết lập mối quan hệ giữa sinh viên với giáo viên và các sinh viên khác trong quá trình học tập trực tuyến cũng có nhiều sự thay đổi Do đó, nghiên cứu này xem xét đánh giá tác động của các nhân tố: (1) Ảnh hưởng của bối cảnh dịch bệnh Covid-19; (2) Giáo viên; (3) Chương trình học; (4) Không gian học tập trực tuyến; (5) Khả năng công nghệ đến Hứng thú học tập của học sinh tại TP.HCM về việc học trực tuyến trong bối cảnh diễn ra dịch Covid-19

(1) Ảnh hưởng của bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Ảnh hưởng của bối cảnh dịch bệnh Covid 19 được thể hiện thông qua cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, kèm theo đó là sự lo lắng về những diễn biến mới của

Trang 6

-tình hình dịch bệnh (UNESCO, 2020) Qua đó, một nghiên cứu của Lei và So (2021)

đã xem xét tác động từ bối cảnh Covid 19 đến đối tượng sinh viên với các khóa học trực tuyến Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng bối cảnh Covid 19 đã không có tác -động đối với sự hài lòng về hiệu quả học tập cũng như kết quả học tập của người học Song, với đối tượng nghiên cứu là sinh viên Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh - địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, bài báo vẫn xem xét yếu tố này để có sự đối sánh

-H1: Bối cảnh dịch bệnh Covid 19 có tác động nghịch chiều đến hứng thú học tập của sinh viên

đó, khả năng sử dụng công nghệ của giáo viên có thể ảnh hưởng phần lớn đến hiệu quả học tập của người học (Sigala, 2004)

H2: Giáo viên có tác động thuận chiều đến hứng thú học tập của học sinh

(3) Chương trình học tập

Chương trình học tập thường được thể hiện ít nhất qua 04 yếu tố là mục tiêu dạy học, nội dung kiến thức, cách thức tổ chức và kiểm tra đánh giá Trong đó, theo Baker (2018), khi xác định các mục tiêu học tập rõ ràng và tổ chức dạy học hiệu quả với các mục tiêu đó thì sẽ góp phần tạo nên thành công của một lớp học Ngoài ra, những nghiên khác của González Gómez và cộng sự (2012), Baker (2018) và Boca (2021) cũng đã -chỉ ra rằng tính phù hợp và hiệu quả của nội dung học tập, cách thức tổ chức học tập trực tuyến và hình thức kiểm tra đánh giá cũng tác động đến động cơ học tập và sự hài lòng của người học

H3: Chương trình học tập trực tuyến tác động thuận chiều đến hứng thú học tập của học sinh

(4) Không gian học tập trực tuyến

Không gian học tập trực tuyến là môi trường để người học có thể tương tác với các nguồn học liệu, giáo viên, và các bạn cùng lớp để có thể đạt được yêu cầu của chương trình học Kết quả nghiên cứu của Bolliger (2004) đã cho thấy nếu được tạo

Trang 7

điều kiện thuận trong kết nối Internet, có những phần mềm học trực tuyến hữu ích và các nguồn tài liệu trực tuyến đa dạng thì sẽ tác động tích cực đến sự hài lòng của sinh viên Không những thế, sự tương tác của giáo viên và các bạn cùng lớp cũng sẽ ảnh hưởng đến động lực hay hứng thú học tập trong quá trình học trực tuyến (Goh và cộng

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Quy trình nghiên cứu

Trước tiên, nghiên cứu tiến hành đánh giá tổng quan lí thuyết và các công trình liên quan để có được bộ thang đo sơ bộ Sau đó, hai giai đoạn là nghiên cứu định tính

và nghiên cứu định lượng được thực hiện

Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm điều chỉnh thang đo thông qua các công đoạn thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia Sau quá trình nghiên cứu định tính, kết quả thang đo sẽ được sử dụng để thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức thể hiện qua

H1- H2+

H3+

H4+

H5+

Trang 8

STT Kí hiệu Yếu tố Nguồn

Giáo viên sử dụng thành thạo các công cụ

hỗ trợ cho việc dạy học trực tuyến

Giáo viên nhiệt tình giải đáp những thắc mắc, khó khăn trong việc học trực tuyến

Gómez và cộng sự, 2012)

Trang 9

Nội dung được tinh giản để phù hợp với bối cảnh dịch bệnh

Cách thức tổ chức học trực tuyến đảm bảo việc cung cấp các kiến thức cần thiết

Hình thức kiểm tra đánh giá trực tuyến được tổ chức linh hoạt, hiệu quả

(Baker, 2018; Boca, 2021; González- Gómez và cộng sự, 2012)

Không gian học tập trực tuyến

Kết nối mạng Internet tốt giúp tôi dễ dàng tham gia vào quá trình học tập trực tuyến

(Bolliger, 2004; God

và cộng sự, 2017)

Sự tương tác của tôi và giáo viên trên nền tảng trực tuyến được diễn ra thuận tiện cả trong giờ học và sau giờ học

Sự tương tác của tôi và bạn cùng lớp được diễn ra thuận tiện trong giờ học và sau giờ

Trang 10

học nhờ nền tảng trực tuyến (trao đổi bài học, làm việc nhóm, )

Tôi sử dụng thành thạo các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, ) và các ứng dụng học tập trực tuyến

Tôi dễ dàng hoàn thành các nhiệm vụ học tập nhờ sự trợ giúp của công nghệ

(Baker, 2018)

Trang 11

Tôi cảm thấy vui vẻ khi học tập trực tuyến

Tôi cảm thấy việc học tập trực tuyến mang lại nhiều hiệu quả và giá trị

Nếu không trong bối cảnh dịch Covid-19, tôi vẫn sẵn sàng học tập trực tuyến

Tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của bản thân để hỗ trợ bạn bè học tập trực tuyến tốt hơn

(U.Schiefele, 1991)

Nghiên cứu định lượng thực hiện việc thu thập dữ liệu từ sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM trong khoảng thời gian từ 3 cuối tháng đến đầu tháng 4 năm

202 bằng bảng câu hỏi cấu trúc Trong bảng hỏi, ngoài những câu hỏi lọc lựa và thông tin cá nhân, các câu hỏi chính tập trung vào các phát biểu (biến quan sát) để đo lường các khái niệm nghiên cứu Các phát biểu được đưa ra với thang đo Likert 5 mức độ theo quy ước như sau: 1 -Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý, 3 - Trung lập, 4 - Đồng

ý và 5 - Hoàn toàn đồng ý Kết quả sau khi được làm sạch dữ liệu sẽ được tiến hành phân tích bằng phương pháp PLS SEM thực hiện trên phần mềm SmartP- LS 3.3.3

4.2 Phương pháp phân tích và cỡ mẫu

4.2.1 Phương pháp phân tích

Trong PLS-SEM, tiến trình phân tích được thực hiện trên mô hình nghiên cứu với

02 giai đoạn như sau:

● Đánh giá mô hình đo lường

Độ tin cậy nhất quán nội tại của thang đo (internal consistency reliability): để xác định thang đo có đạt độ tin cậy nhất quán nội tại hay không thì cần căn cứ vào hệ số Cronbach’s Alpha và độ tin cậy tổng hợp CR (Composite Reliability) Khi hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo càng lớn đồng nghĩa với độ tin cậy nhất quán nội tại

Trang 12

càng cao (DeVellis & Thorpe, 2021) Bên cạnh đó, với việc không giả định các biến có cùng hệ số tải ngoài, độ tin cậy tổng hợp nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 và được cho là tốt khi lớn hơn giá trị ngưỡng 0.7 (Nunnally & Bernstein, 1994) Tuy nhiên, hệ

số này có thể được chấp nhận với giá trị từ 0.6 đến 0.7 trong các nghiên cứu mang tính khám phá (Hair, Hult, Ringle, & Sarstedt, 2014)

Độ tin cậy của biến quan sát (indicator reliability): Độ tin cậy này sẽ được đảm bảo khi hệ số tải ngoài của từng biến quan sát lên nhân tố từ giá trị ngưỡng 0.7 trở lên Khi giá trị hệ số trong khoảng 0.4 đến 0.7 cần được cân nhắc loại bỏ nếu thao tác này làm tăng giá trị của phương sai trích trung bình AVE (Average Variance Extracted) và độ tin cậy tổng hợp CR (Hair và cộng sự, 2014)

Độ giá trị hội tụ của thang đo (convergent validity): Đây là tiêu chí để kiểm tra tính ổn định của nó Để đạt được mức độ hội tụ cần thiết, các biến đo lường từng khái niệm trong nghiên cứu cần có mối liên hệ tương quan cao (Kline, 2015) Độ giá trị hội

tụ được khẳng định thông qua hệ số AVE khi giá trị hệ số lớn hơn hoặc bằng 0.5 (Fornell

& Larcker, 1981)

Độ giá trị phân biệt (discriminant validity) giúp đảm bảo không có mối tương quan giữa các yếu tố sử dụng để đo lường các nhân tố Theo cách tiếp cận cổ điển, đánh giá tính phân biệt đo lường được thể hiện qua tiêu chí của Fornell-Larcker (1981), tuy nhiên hệ số tương quan giữa các khái niệm không được vượt quá hệ số √AVE Ngoài

ra, đối với phương pháp PLS-SEM, Henseler, Hubona, và Ray (2016) đã dùng hệ số tỷ

lệ dị biệt đặc điểm đơn nhất HTMT (heterotrait monotrait ratio) để đánh giá hiệu lực - phân biệt trong phân tích mô hình tới hạn Hệ số HTMT là thước đo mức độ giống nhau giữa các biến tiềm ẩn và được xác định bằng tỉ số của hệ số tương quan giữa những đặc điểm với hệ số tương quan bên trong những đặc điểm này Để thang đo đảm bảo giá trị phân biệt thì HTMT không được vượt quá 0.85 (Kline, 2015)

-● Đánh giá mô hình cấu trúc

Sự phù hợp của mô hình với khu vực thực hiện nghiên cứu được đánh giá dựa trên chỉ số SRMR (standardized root mean square residual) Theo Henseler và cộng sự (2016), chỉ số SRMR mô tả sự không giống nhau giữa phần mô hình lý thuyết và phần

dữ liệu thực tế, được dùng để giảm thiểu sự sai lệch các thông số được dùng trong mô hình Một mô hình có thể được nhận định là phù hợp với thực tiễn khi chỉ số SRMR có giá trị không vượt quá 0.08 (Hu & Bentler, 1998) Tiếp theo, lần các công đoạn như đánh giá vấn đề đa cộng tuyến, đánh giá hệ số xác định R2 và đánh giá sự liên quan dự

Trang 13

báo qua Q2 được tiến hành nhằm kiểm định mô hình cấu trúc (Hair và cộng sự, 2014)

Để kiểm tra hệ số đường dẫn có sự khác biệt với 0 hay không, kĩ thuật bootstrapping phi tham số được thực hiện để xác định t-value (Hair và cộng sự, 2014) Trong đó, nếu kết quả đạt 5% ý nghĩa thống kê khi giá trị t value lớn hơn 1.96.-

Với định hướng nghiên cứu khám phá các yếu tố tác động lên học tập trực tuyến của sinh viên đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh, nghiên cứu tiến hành phân tích thống kê với mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương tối thiểu từng phần bằng phần mềm SmartPLS 3.3.3

4.2.2 Cỡ mẫu phân tích

Khi xác định cỡ mẫu, nghiên cứu áp dụng công thức Slovin với n = N/(1+N*σ2)

để tìm kích thước nhỏ nhất của mẫu; trong đó n là kích thước mẫu, N là kích thước tổng thể đã biết, σ là sai số trung bình của dữ liệu thường được chọn bằng 5% (tương ứng với độ tin cậy 95%) Dữ liệu thống kê của vào năm 2022 cho biết tổng số sinh viên Đại học Ngân Hàng TP.HCM là 13.000 học sinh (N = 13.000) Do đó với sai số σ = 5%, số lượng mẫu tối thiểu cần phỏng vấn là 150 sinh viên Từ đây, nhóm nghiên cứu lựa chọn khảo sát 150 sinh viên tương ứng với các khu vực trên địa bàn thành phố và các tỉnh ngoài thành phố HCM để tiến hành nghiên cứu Sau quá trình kiểm tra và chọn giữ lại những mẫu đáng tin cậy, mẫu gồm 150 sinh viên đã được lựa chọn để phân tích

Về phương pháp chọn mẫu, nghiên cứu lựa chọn áp dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tầng để tăng tính đại diện trong quá trình thu thập thông tin của các sinh viên đang học trực tuyến tại Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM

Ngày đăng: 06/12/2024, 14:36