1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thuyết trình môn học Đề tài chiến lược thâm nhập thị trường việt nam của ottogi hàn quốc

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 904,89 KB

Nội dung

TRÍCH YẾUVới đề tài “Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Ottogi Hàn Quốc”, nhómchúng tôi đã khai thác các khía cạnh và tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm và thị trường.. Vào những năm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

TP.HCM

ĐỀ TÀI:

CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

CỦA OTTOGI HÀN QUỐC      Lớp MH      : HOCHE_213

   Giảng viên hướng dẫn      :

   Tên Nhóm      :  Nhóm 4

   Sinh viên thực hiện       :

TP Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 07 năm 2023

i

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH MÔN HỌC

ĐỀ TÀI:

CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

CỦA OTTOGI HÀN QUỐC      Lớp MH       : HOCHE_213

   Giảng viên hướng dẫn     

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

iii

Trang 5

TRÍCH YẾU

Với đề tài “Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Ottogi Hàn Quốc”, nhómchúng tôi đã khai thác các khía cạnh và tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm và thị trường Chúngtôi đã chọn các phương pháp chủ yếu là tìm kiếm, liệt kê, phân tích và tổng hợp dữ liệu sơcấp cũng như thứ cấp trên các trang chính thống của Chính phủ, từ những nguồn uy tín và

có độ chính xác cao

Qua việc thực hiện đề án này, chúng tôi có cơ hội thấy rõ những kiến thức đã họcđược áp dụng trong thực tế Chúng tôi đã cố gắng hết mình để tìm kiếm những thông tin, tàiliệu có liên quan đến đề tài mà nhóm chúng tôi đang thực hiện Đồng thời, trong lúc thựchiện đề tài, chúng tôi được tiếp cận cũng như tích lũy thêm nhiều thông tin mới và nhiềukinh nghiệm trong việc thực hiện một bài báo cáo nghiên cứu khoa học, nâng cao thêm kỹnăng tìm kiếm và chọn lọc thông tin, dữ liệu

v

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm bài , nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảngviên hướng dẫn cô đã tận tình trong việc hướng dẫn và đưa ra những lời góp ý, tạo điềukiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành đề tài một cách tốt nhất

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trường Đại họcCông nghệ TP.HCM đã giảng dạy và cung cấp cho chúng tôi nhiều kiến thức về đại cương

và chuyên ngành Những bài học và kinh nghiệm mà các thầy cô truyền đạt, đã giúp chúngtôi hoàn thiện những kỹ năng, kiến thức, bỏ qua những thiếu sót không đáng có Qua đó đểchúng tôi có cơ hội hoàn thành môn học và đề tài này một cách tốt nhất

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

MỤC LỤC

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP OTTOGI CORPORATION 1

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 1

1.2 Sứ mệnh và tầm nhìn: 2

1.3 Logo: 2

1.4 Sơ đồ tổ chức: 4

1.5 Giới thiệu sơ lược về sản phẩm: 4

1.6 Thực trạng của sản phẩm tại thị trường nội địa Hàn Quốc: 6

Chương II: TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG KINH DOANH VIỆT NAM 8

2.1 Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh sản phẩm 8

2.1.1 Môi trường vi mô 8

2.1.2 Môi trường vĩ mô : 9

2.2 Sơ nét về thị trường mì ăn liền tại Việt Nam: 14

CHƯƠNG III XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 17

3.1 MT bên trong doanh nghiệp 17

3.2 Xác định mục tiêu kinh doanh cho doanh nghiệp 21

3.2.1 Mục tiêu tài chính 21

3.2.2 Mục tiêu marketing 22

3.3 Hình thành chiến lược: 23

3.3.1 Chiến lược quốc tế hóa 23

3.3.2 Thời điểm thâm nhập 23

3.3.3 Phương thức thâm nhập: 24

3.4 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho sản phẩm 24

3.4.1 Chiến lược marketing 4P 24

3.5 Phân tích SWOT: 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

vii

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH/BẢNG BIỂU

Hình ảnh 1: Logo thương hiệu Ottogi 1

Hình ảnh 2: Logo Ottogi 2

Hình ảnh 3: Sơ đồ tổ chức 4

Hình ảnh 4: Dòng sản phẩm mì sốt tương đen “Jin jjajang” 5

Hình ảnh 5: Các yếu tố môi trường vĩ mô 10

Hình ảnh 6: GDP/người Việt Nam ( The Worlrd Bank 2022) 11

Hình ảnh 7: Nhu cầu mì ăn liền trên thế giới (Theo WINA) 14

Hình ảnh 8: Môi trường nội bộ 17

Hình ảnh 9: Hệ thống chức danh 18

Hình ảnh 10: Mô hình dòng đời sản phẩm 23

Hình ảnh 11: Mì Jin 26

Bảng 1: Danh mục sản phẩm 6

Bảng 2: Thông số tài chính qua các năm 19

Bảng 3: Các chi phí cộng vào giá sản phẩm 27

Bảng 4: Bảng giá chiết khấu 1 28

Bảng 5: Bảng giá chiết khấu 2 28

Bảng 6: Bảng giá chiết khấu 3 29

Bảng 7: So sánh 29

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết

tắt

APEC Asia - Pacificeconomic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á

-Thái Bình DươngGMP Good Manufacturing Practice Hướng dẫn thực hành sản xuấtHACCP Hazard Analysis And Critical Control

Point System

Hệ thống phân tích mối nguy vàkiểm soát điểm tới hạn.MBA Master Of Business Administration Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

WINA World Instant Noodles Association Hiệp hội mì ăn liền thế giới

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

ix

Trang 10

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP OTTOGI

CORPORATION 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

Tập đoàn Ottogi (Ottogi Co., Ltd.) thuộc Hàn Quốc là một tập đoàn đi đầu trong lĩnhvực kinh doanh sản xuất và kinh doanh thực phẩm.Được thành lập năm 1969, Ottogi là mộttrong những đơn vị đi đầu xây dựng nền móng cho ngành thực phẩm Ban đầu công ty hoạtđộng bằng cách kinh doanh những sản phẩm đầu tiên như các loại gia vị, sốt chấm, cácnguyên phụ liệu dùng trong nấu ăn với quy mô nhỏ

Vào những năm 1970, Tập đoàn Ottogi đã mở rộng dòng sản phẩm của mình baogồm nhiều mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như mì ăn liền, cà ri và sốtmayonnaise Sự đa dạng hóa này đã giúp công ty có được chỗ đứng vững chắc hơn trên thịtrường và thiết lập sự hiện diện của thương hiệu. 

Vào những năm 1990, Tập đoàn Ottogi bắt đầu mở rộng hoạt động ra ngoài HànQuốc và thâm nhập thị trường quốc tế Công ty đã thành lập các công ty con và mạng lướiphân phối ở nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản, để đápứng nhu cầu toàn cầu về các sản phẩm của mình

Hình ảnh 1: Logo thương hiệu Ottogi Ottogi đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra những hương vị mới và nângcao chất lượng sản phẩm để không ngừng đáp ứng nhu cầu khách hàng Cho đến nay, doanhnghiệp sở hữu hơn 3000 loại sản phẩm khác nhau Ngoài ra còn là nhà cung cấp nguyên liệuđầu vào cho các chuỗi thương hiệu thức ăn nhanh

Trang 11

Trong suốt hơn 50 năm hoạt động, Ottogi đã trở thành thương hiệu quen thuộc vàgắn bó với người tiêu dùng Hàn Quốc thông qua nhiều sản phẩm gia vị và nguyên liệu tiệnlợi. Gặt hái được nhiều thành tựu, tiêu biểu trong số đó:

2007 nhận giải thưởng của Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi cho Dự án quyên gópthực phẩm đóng góp xã hội

2010 và 2012 được bình chọn là một trong 100 doanh nghiệp tạo việc làm xuất sắc

2017 doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực mì ăn liền theo Chỉ số Hài lòng Quốc gia(NCSI)

2021 Đạt chứng nhận thân thiện với gia đình của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình

1.2 Sứ mệnh và tầm nhìn:

Sứ mệnh liên quan đến cung cấp các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao và ngon

miệng đến người tiêu dùng trên toàn thế giới Cam kết cung cấp các sản phẩm mì và gia vịhấp dẫn, chất lượng và tiện dụng, mang lại sự hài lòng cho khách hàng và đáp ứng nhu cầungày càng cao về ẩm thực

Tầm nhìn hướng đến trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản

xuất và kinh doanh mì và gia vị trên toàn cầu Mong muốn mở rộng tầm ảnh hưởng củamình và phát triển mạnh mẽ với sự đổi mới không ngừng theo phương châm “Quality -Nutrition - Food, Chất lượng tốt hơn, dinh dưỡng cao hơn,thực phẩm tiên tiến”  để trở thànhmột nhà cung cấp được người tiêu dùng tin cậy với sự hài lòng tối đa

1.3 Logo:

2Hình ảnh 2: Logo Ottogi

Trang 12

Ý nghĩa logo:

Viền tròn bên ngoài:

Đề cập đến sự cùng tồn tại và hợp tác của nhân viênOttog Hình bán nguyệt nhỏ ở phía trên và hình bánnguyệt lớn ở phía dưới hài hòa tạo cảm giác ổn định,mặt khác thể hiện sự linh hoạt trong kinh doanh,tinhthần kinh doanh tích cực, sáng tạo, đáp ứng phù hợpvới một xã hội đang phát triển và thay đổi để đáp ứng

và tạo ra nhu cầu của người tiêu dùng

Khuôn mặt em bé tươi cười:

Giống như biểu hiện dễ thương của một đứa trẻ đangcười, nó thể hiện phương châm doanh nghiệp luôn giữ

nụ cười thân thiện với khách hàng, đứng trước kháchhàng luôn giữ một thái độ luôn thành thật và nghiêmtúc

Bên cạnh đó còn là lời hứa với sức khỏe khách hàng,luôn tận tâm tạo ra sản phẩm với chất lượng hàng đầu.Màu sắc chủ đạo:

Màu vàng là màu chủ đạo, và vàng-đỏ được sử dụnglàm màu phụ

Màu vàng là màu sắc rạng rỡ nhất và có đặc điểm bênngoài đầy màu sắc, rất tươi sáng, trẻ trung và sốngđộng được thể hiện như một màu ấm áp có thể truyềntải cảm giác thân mật, với bầu không khí nhẹ nhàng,cho người tiêu dùng.Màu đỏ là màu đại diện cho niềmđam mê bất tận, thái độ năng động và chủ động

Trang 13

1.4 Sơ đồ tổ chức:

Hình ảnh 3: Sơ đồ tổ chức

1.5 Giới thiệu sơ lược về sản phẩm:

Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng hướng tới những sản phẩm thực phẩmkhông chỉ có hương vị thơm ngon mà còn mang đến những lợi ích về sức khỏe và dinhdưỡng Đặc biệt là nhu cầu về một bữa ăn tiện lợi nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và antoàn, tin cậy của các sản phẩm Để đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng trong hành vitiêu dùng thực phẩm, Ottogi đã giới thiệu thị trường dòng sản phẩm mì ăn liền hương vịmới, tiện lợi, dễ sử dụng đồng thời mang lại giá trị dinh dưỡng tốt, phù hợp với nhiều kênhphân phối và nhu cầu đa dạng của khách hàng.  

4

Trang 14

Hình ảnh 4: Dòng sản phẩm mì sốt tương đen “Jin jjajang”

Bắt nguồn từ món ăn truyền thống phổ biến và được ưa chuộng tại Hàn Quốc, Ottogicho ra mắt dòng sản phẩm mới Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa công thức nấu ăn truyềnthống và quy trình chế biến hiện đại đã cho ra đời dòng sản phẩm an toàn, chuẩn vị, cungcấp đủ năng lượng, đa dạng chủng loại để người tiêu dùng lựa chọn và vẫn đảm bảo tínhtiện lợi của một sản phẩm ăn liền. 

Khối lượng tịnh: 135gBao bì: gói

 Ăn chay

Khối lượng tịnh: 135g

Bao bì: gói

Khối lượng tịnh: 75gBao bì: gói

 Ăn chay

Khối lượng tịnh: 75gBao bì: gói

Khối lượng tịnh: 115gBao bì: tô

 Ăn chay

Khối lượng tịnh: 70gBao bì: ly

Trang 15

Khối lượng tịnh: 70gBao bì: ly

 Ăn chay

Khối lượng tịnh: 135g

Bao bì: gói

 Ăn chay

Bảng 1: Danh mục sản phẩm

1.6 Thực trạng của sản phẩm tại thị trường nội địa Hàn Quốc:

Có thể nói, mì ăn liền là thực phẩm có lượng tiêu thụ cao và mang lại doanh thu lớntại thị trường Hàn Quốc Theo Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), Hàn Quốc luôn nằmtrong top những quốc gia có lượng tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất trên thế giới Theo số liệuđược cập nhật vào 12/5/2023, Hàn Quốc đứng thứ 8 với gần 3.950 triệu khẩu phần ăn đượcphục vụ mỗi năm Năm 2022, doanh thu của mặt hàng này đã mang về cho Hàn Quốc con

số ấn tượng 1,3 nghìn tỷ won (917 triệu USD) 

Xét về thị phần, doanh nghiệp kinh doanh mì ăn liền như Ottogi có thị phần đứng thứ hai tạiHàn Quốc (26,4%) chỉ sau Nongshim (49,5%), còn lại lần lượt là Samyang Foods với10,2%, Paldo với 8,2%, Pulmuone với 0,8%, CJ Food với 0,5% và các hãng khác với 4,4%.Trong đó xét về thị phần thương hiệu, mì Jin chiếm 9,5% chỉ đứng sau mì Shin củaNongshim (16.9%) Đây là thương hiệu mì nổi bật trong các danh mục sản phẩm của Ottogi,đồng thời cũng là thương hiệu có thị phần ổn định trong nước

Các kênh phân phối chủ chính của Ottogi thường là siêu thị lớn 50,0%, cửa hàng tiện lợi19,1%, các siêu thị vừa và nhỏ 11.2%, các kênh mua hàng trực tuyến là 15%. 

6

Trang 16

Chương II: TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG KINH DOANH VIỆT NAM 2.1 Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh sản phẩm 

       2.1.1 Môi trường vi mô

Dựa theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter thì môi trường vi mô có thểphân tích như sau:

Khách hàng:

Khách hàng Hàn Quốc tại Việt Nam: Theo tài liệu của Bộ Ngoại giao, năm 2021, có

khoảng 156.000 người Hàn Quốc sinh sống tại Việt Nam Đây là cộng đồng người nước

ngoài khá lớn, con số này chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc (KBS WORLD Vietnamese 2022) Đối tượng khách hàng này tại Việt Nam thì không quá nhạy cảm về giá

cả, tuy nhiên, vì đã quá quen thuộc với sản phẩm mì tương đen nên sẽ quan tâm nhiều đếnhương vị chuẩn Thế nên cần chú ý về chất lượng sản phẩm

Khách hàng Việt Nam: Nhắm vào 3 nhóm đối tượng Đầu tiên là nhóm khách hàng

bận rộn, chủ yếu là học sinh, sinh viên, người đi làm, không có thời gian nấu ăn tại nhà, cónhu cầu cần tìm một bữa ăn nhanh chóng tiện lợi mà vẫn đảm bảo đủ năng lượng Nhóm thứhai là nhóm khách hàng có hứng thú hoặc có niềm yêu thích đối với ẩm thực Hàn Quốc,chịu ảnh hưởng từ văn hóa Hàn Quốc, sẵn sàng đón nhận sản phẩm có hương vị nước ngoài.Nhóm cuối cùng là những khách hàng thông thường, tức là những khách hàng không thuộc

Trang 17

Nhìn chung, khách hàng có thể đặt áp lực cho Ottogi về một sản phẩm tốt, chấtlượng tốt nhưng giá thấp hơn Doanh nghiệp cần có những chiến lược cải thiện lợi nhuận  

Sản phẩm thay thế

Mì tương đen của Ottogi sẽ có lợi thế vì là sản phẩm mang đặc trưng của Hàn Quốc.Tuy nhiên đối với thị trường mì ăn liền đa dạng chủng loại và hương vị như Việt Nam, cácmặt hàng như mì cay, phở trộn…cũng sẽ khiến Ottogi cạnh tranh rất nhiều. 

 Đối thủ trực tiếp

Những ông lớn trong ngành mì ăn liền tại Việt Nam như Acecook, Masan,Asiafood…chiếm thị phần lớn tại thị trường Việt từ rất lâu, có được chỗ đứng nhất định trênthị trường và luôn nằm trong sự cân nhắc, lựa chọn của khách hàng Có lợi thế vì là doanhnghiệp trong nước, nên các chi phí của họ cũng sẽ thấp hơn các doanh nghiệp nước ngoàiđầu tư cùng ngành vào Việt Nam Bên cạnh đó, họ còn dễ dàng nắm bắt thị hiếu của kháchhàng không ngừng nghiên cứu và cho ra đời những dòng sản phẩm mới, phù hợp với nhucầu, giá cả và khẩu vị của khách hàng. 

Công ty VIFON với sản phẩm cạnh tranh là mì xào tương đen hay Công tyNongshim với sản phẩm Mì Nongshim Chapagetti, một trong những công ty thực phẩmhàng đầu tại Hàn Quốc và đã có mặt tại Việt Nam Đây sẽ là đối thủ trực tiếp của sản phẩm

Mì tương đen JIN của Ottogi

Đối thủ tiềm ẩn

Các đối thủ mới đến từ Hàn Quốc và đối với doanh nghiệp Việt Nam về ngành thựcphẩm nói chung và mì gói nói riêng, tuy chưa tung ra các sản phẩm tương tự nhưng nếu thịphần về mặt hàng này tiếp tục tăng và nhu cầu của khách hàng luôn trong tình trạng “cần”

Có thể trong tương lai họ sẽ nghiên cứu và nhảy vào để tranh giành thị trường để tìm lợinhuận

Trang 18

2.1.2 Môi trường vĩ mô :

Dựa theo mô hình PESTEL có thế phân tích như sau:

Chính trị - Political:

Việt Nam là một quốc gia có chính trị ổn định và chính sách ngoại giao khéo léo.Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1992 và từ đó, quan hệ giữahai nước đã phát triển mạnh mẽ Cả hai quốc gia thường xuyên tham gia các cuộc gặp gỡcấp cao và hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau Trong đó, Hàn Quốc là một trong nhữngđối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. 

Điển hình là việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA)vào ngày 05/05/2015, đã xóa bỏ rào cản thương mại thông qua việc xóa bỏ hoặc giảm bớt

thuế quan,mở ra cơ hội thúc đẩy thương mại hai chiều (Hiệp định Thương Mại Tự Do Giữa Việt Nam - Hàn Quốc, 2015)

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ 01 tháng 01năm 2022 do ASEAN cùng 05 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, HànQuốc, Australia và New Zealand Hiệp định này tạo thuận lợi cho thương mại, loại bỏ ítnhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia, giảm bớt các hàng rào thuế quan chẳng

Hình ảnh 5: Các yếu tố môi trường vĩ mô

Trang 19

Các hiệp định đã tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các công ty ở cảhai quốc gia, bao gồm cải cách các quy định về đầu tư, ưu đãi thuế suất, những khoản trợcấp của chính phủ và cung cấp các loại hình hỗ trợ như khu công nghiệp, khu đô thị mới vàcác khu vực đặc khu kinh tế. 

Kinh tế - Economic:

Việt Nam là quốc gia có mức thu nhập trung bình, Theo số liệu của ngân hàng thếgiới, GDP/người là 4,163 USD nhưng vẫn thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao8% Lạm phát 2022 của Việt Nam là 3.15%, trong khi các nước phương Tây lạm phát trêndưới 10% Năng suất lao động được cải thiện với mức tăng khoảng  6,3% / năm Nhìnchung, đời sống của người dân tương đối được cải thiện Sức mua của người tiêu dùng ViệtNam liên tục tăng qua các năm

Hiện Việt Nam là thành viên của các tổ chức lớn trên thế giới trong đó có WTO,APEC mà Hàn Quốc cũng là thành viên, điều đó mang lại nhiều cơ hội và điều kiện thuậnlợi rất lớn cho việc mở rộng hợp tác thương mại song phương trên nhiều lĩnh vực, doanhnghiệp Hàn Quốc lẫn Việt Nam khi có thể tiếp cận được thị trường rộng lớn của các quốcgia thành viên

Môi trường xã hội – Social:

Về nhân khẩu học, dân số hiện tại của Việt Nam là 99.734.930 người vào ngày19/07/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24%dân số thế giới Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số cácnước và vùng lãnh thổ

Việt Nam có xu hướng già hóa dân số nhanh, nhóm người từ 60 tuổi chiếm 11,9%tổng dân số nhưng cũng đang nằm trong giai đoạn dân số vàng, độ tuổi trung bình là 33,7tuổi Đây là lực lượng xã hội trẻ năng động, nhạy cảm với xu hướng mới và sẵn sàng hộinhập, đón nhận những văn hóa mới Điều đó thể hiện phần nào thói quen tiêu dùng, ngườitiêu dùng Việt Nam sẽ có sự thay đổi thói quen tiêu dùng, mua sắm của mình, Họ sẽ chủđộng hơn trong việc nắm bắt giá cả thông tin hàng hóa và lựa chọn nhiều phương thức muahàng Nhiều mặt hàng mì ăn liền Việt Nam với giá cạnh tranh và mẫu mã đa dạng và chiếm

10Hình ảnh 6: GDP/người Việt Nam ( The Worlrd Bank 2022)

Trang 20

ưu thế trong thị trường Tuy nhiên mì sốt tương đen vẫn là một sản phẩm còn khá mới vàgiá cả hợp lý nên sản phẩm cũng có lợi thế cạnh tranh.

Mặc dù là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước trên thếgiới và trong khu vực, dân số Việt Nam phân tán không đồng đều Quá trình đô thị hóa diễn

ra nhanh chóng đã tác động đến gia tăng dân số tại khu vực thành thị Với tổng diện tích đất

là 310.060 km2 38,77% dân số sống ở thành thị (năm 2021 là 36,6 triệu người) Thành phố

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước,tương ứng là 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2 (“Dân Số Việt Nam,” 2023)

Việc dân số tập trung đông tại thành thị giúp cho sản phẩm xuất khẩu có thể tiếpxúc được với nhiều người tiêu dùng do bày bán ở nhiều siêu thị, cửa hàng, mà phần lớnnhững địa điểm này nằm trong khu vực đông dân cư

Về văn hóa ẩm thực, đây là một quốc gia có nền ẩm thực vô cùng phong phú vàngười Việt Nam thì rất chú trọng giữ gìn ẩm thực nước nhà Họ cũng quan tâm đến nhữngmón ăn đáp ứng nhu cầu về vấn đề an toàn vệ sinh và sức khỏe Vậy nên khi Ottogi thâmnhập vào thị trường này phải chịu áp lực từ ẩm thực truyền thống

Công nghệ - Technological:

Các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại đã có mặt ở Việt Nam nhưng chỉ cótrong các doanh nghiệp có tài chính vững mạnh vì đòi hỏi vốn đầu tư rất cao và nhân lực cótrình độ cao Hiện nay sản phẩm mì có 2 dạng chính là chiên và không chiên Quy trinh vàcông nghệ để sản xuất mì không chiên đơn giản hơn nhưng lại không được người tiêu dùngnước ta ưa chuộng

Áp dụng công nghệ sợi mì đặc trưng của Hàn Quốc chỉ sử dụng bột mì nguyên chất, khôngtẩm ướp nhiều gia vị trong sợi mì giúp hạn chế những biến đổi chất xảy ra trong quá trìnhchiên nhằm hướng tới chất lượng sản phẩm Dầu chiên là dầu thực vật (có nguồn gốc từ dầucọ) dễ tiêu hóa và được chiên ở nhiệt độ thấp, hạn chế tối đa chất béo và cholesterol không

Ngày đăng: 06/12/2024, 12:55

w